Tất cả người dân ở xã Thổ tập họp lại theo chỉ thị của xã trưởng. Tuy chưa rõ là gì nhưng ai nấy đều ngầm đoán xã trưởng muốn nói về vấn đề hạn hán. Năm nay hạn lớn, hơn trăm ngày không có lấy giọt mưa, trồng trọt quá khó khăn dẫn đến thiếu lương thực. Không thể nộp đúng số thóc thuế cho triều đình là một chuyện, nan giải nhất là cả xã rơi vào vòng đói khát.
Mọi người tự hỏi, Tưởng sẽ tìm ra cách gì đối phó với hạn hán. Để xem xã trưởng mới nhậm chức sẽ làm sao đây. Trong số những người tại đây cũng có nhiều bá hộ, cường hào trong vùng. Trái với vẻ lo lắng trên mặt người dân, họ lại ra điều thong thả ung dung. Bởi, dù cả xã đói khát thế nào thì những người giàu có quyền thế vẫn sung sướng. Tiền, không ai nắm nhiều bằng bá hộ và cường hào. Vì tùy thuộc vào số công đất họ sở hữu. Ai có đất nhiều người ấy sẽ giàu.
Không khí ồn ào chợt tắt khi Tưởng và lão Sâm xuất hiện. Quan sát hết một lượt các gương mặt đen đúa đói khát, cậu không khỏi xót xa, chậm rãi lên tiếng:
Hẳn ai nấy đều biết lý do của buổi triệu tập hôm nay. Là về việc đối phó với hạn lớn. Việc trình đơn lên triều đình xin giảm thóc thuế dĩ nhiên phải làm. Nhưng vấn đề cấp bách nhất lúc này là làm sao có nước cho mấy trăm hộ trong xã Thổ.
Một người trong đám dân lên tiếng hỏi xã trưởng đã nghĩ ra cách gì chưa?
Để có nước, dĩ nhiên chỉ còn cách duy nhất là đào giếng. Tưởng dõng dạc. Chúng ta sẽ đào một đường giếng thật lớn, kéo dài từ đầu xuống cuối xã. Giếng này phải đào thật sâu mới có thể lấy đủ nước cho mọi người.
Xã trưởng dứt lời, hàng loạt những lời bàn tán trỗi dậy từ người dân. Lão Sâm đứng bên cạnh Tưởng, nghĩ cái việc đào giếng lẽ dĩ ngẫu là cách tốt nhất để lấy nước tuy nhiên lão thắc mắc Tưởng có nghĩ đến vấn đề quan trọng khác song song tồn tại với đào giếng hay chăng. Và trong số những bá hộ đang ngồi tại đây thì có một cường hào nổi tiếng của xã. Hắn thứ mười trong nhà, lại tên Quý nên được gọi là Thập Quý. Cũng có cùng suy nghĩ với lão Sâm, Quý hỏi:
Xã trưởng, việc đào giếng sẽ là người dân làm, vậy còn việc trả công sẽ thế nào? Họ đang đói khát, chẳng ai chịu làm không công đâu.
Tất cả mọi người đều tán thành. Đúng thế, chúng tôi sẽ nhận trả công ra sao? Tưởng giơ hai tay lên hàm ý bảo ai ấy hãy im lặng, rồi tiếp:
Dĩ nhiên mọi người sẽ được trả công. Công trả ở đây là lương thực, tức là gạo.
Nhưng thưa xã trưởng, hạn hán khiến mùa màng thất bác, đào đâu ra gạo?
Ta cũng đã nghĩ đến chuyện này, cuối cùng đi đến quyết định: trưng thu lương thực của những bá hộ trong xã.
Lần nữa, Tưởng khiến tất cả mọi người vô cùng kinh ngạc. Âm thanh bàn tán càng thêm huyên náo. Ngay cả Lão Sâm cũng khá bất ngờ trước quyết định liều lĩnh ấy. Về phía các bá hộ và cường hào, họ lập tức nhìn nhau. Chuyện quái quỷ gì đây? Trưng thu lương thực của họ ư? Tên xã trưởng này có nhầm lẫn không vậy? Thập Quý đăm chiêu, gấp chiếc quạt giấy lại, hướng ánh mắt sắc bén vào xã trưởng trẻ tuổi:
Lý do gì chúng tôi phải đưa lương thực cho ngài?
Tưởng chậm rãi quay qua tên cường hào đáng sợ nhất xã Thổ, đáp lời:
Hạn lớn ở trước mặt, mọi người phải cùng hợp sức giải quyết. Người dân bỏ công, bá hộ bỏ lương thực bù qua. Số lương thực nộp sẽ tùy vào số công đất các vị có.
Ngài không thể tùy tiện như vậy.
Vài ngày trước, ta đã trình việc này lên triều đình và được chấp thuận rồi.
Thế nếu chúng tôi không chịu trưng thu lương thực thì sao?
Nhìn gương mặt dò ý ngạo mạn của tên Quý đó, Tưởng tuyên phán rành rọt:
Vậy thì các người hãy đi đào giếng! Hoặc nộp gạo, hoặc đi đào, tùy các bá hộ lựa chọn. Ngay cả Triệu gia ta cũng phải lấy gạo phân phát cho dân đấy thôi.
Nụ cười trên môi Thập Quý biến mất trước dáng vẻ kiên quyết của Tưởng. Những bá hộ còn lại, kẻ thì đăm chiêu, kẻ lại hậm hực và có kẻ dửng dưng như thể phớt lờ trước yêu cầu từ xã trưởng.
Tưởng rời mắt khỏi Thập Quý, tuyên bố lần nữa với người dân về chuyện đào giếng vào ngày mai. Có người chợt hỏi giả như họ không nhận đủ lương thực thì thế nào? Tưởng khẳng định, bằng mọi cách sẽ trả công đầy đủ cho mọi người.
Trông cảnh ai nấy đều kháo nhau về chuyện đào giếng sắp tới thì Tưởng khẽ thở ra. Chính bản thân cậu cũng hiểu, mình vừa có một quyết định vô cùng khó khăn khi trưng thu lương thực của bá hộ, cường hào. Giống như việc, lấy tiền trong túi thiên hạ không bao giờ là dễ. Ngoài hạn hán ra, sắp tới đây Tưởng còn phải đối mặt với thế lực của những bá hộ, vì họ tuyệt đối không dễ dàng đưa số gạo quý giá được cất kỹ trong kho nhà ra phân phát cho dân.
Vài bá hộ hết liếc nhìn Tưởng rồi lại quay sang Thập Quý, xầm xì gì đó.
Ngấm ngầm quan sát biểu hiện thù địch của các bá hộ đối với Tưởng, lão Sâm nhếch môi. Sau việc bị lừa mất chức xã trưởng, lão chờ đợi thời cơ phục thù, nay đụng ngay chuyện hạn hán đúng là trời giúp lão. Lão sẽ tranh thủ mối bất hòa giữa Tưởng với các bá hộ mà mượn nước lật thuyền, hất đổ cậu khỏi cái chức xã trưởng.
Lão Sâm thấy tên xã trưởng trẻ người non dạ này thật chẳng biết trời cao đất dày là gì. Quyền lực ở xã Thổ, gần phân nửa là nằm trong tay bá hộ giàu có. Họ lập phe cánh để hòng bảo vệ quyền lợi của nhau. Tưởng dám đối đầu với thế lực bá hộ, cường hào thì không khác gì lấy trứng chọi đá. Đặc biệt là Thập Quý, kẻ có mối quan hệ thân thuộc với quan tri huyện Xuyên.
Xem ra, bài toán hạn hán này cực kỳ khó giải!
***
Ái khẽ khàng bước vào phòng Triệu xã trưởng. Sau khi ngồi xuống bên giường, cô đưa mắt nhìn cha chồng đang nằm ngủ. Hiển nhiên cô đâu có lòng tốt muốn đến thăm, chẳng qua là để xem tình hình sức khỏe ông chuyển biến thế nào. Ba hôm trước thầy lang bảo ông sắp khỏe, Ái rấm rứt trong lòng lắm, cứ cầu ông mau chết quách đi.
Già rồi mà dẻo dai quá đấy! Ái nhếch mép cười khỉnh. Đặt tay lên ngực Triệu xã trưởng, cô vuốt nhè nhẹ rồi đột ngột siết chặt lấy vải áo, kề môi lại gần thì thầm:
Ông hãy chết cho xong, cố sống làm chi khi nằm mãi trên giường như kẻ vô dụng thế này. Ông cũng giống Tằm và Tưởng, những kẻ ngáng đường khó ưa. Chỉ vì Tưởng mà Liêm không thể nắm quyền, nếu ông khỏe lại thì Liêm càng không có cơ hội trở thành chủ nhà họ Triệu. Kẻ như ông mà muốn phá hoại mọi công sức của tôi ư?
Triệu xã trưởng vẫn nhắm nghiền mắt, thở đều đều. Lồng ngực ông nằm bên dưới đôi tay đang ghì siết của Ái, có đôi chút lên xuống nhanh hơn. Ái vẫn cười mỉa:
Mà cho dù thế nào đi nữa, tôi cũng không để mình thua đâu. Kẻ nào cản trở tôi, từng người từng người một, tôi đều diệt trừ hết. Dù là ông, Tưởng hay Tằm. Chắc ông đâu biết, đứa con trong bụng Tằm đã chết. Là do tôi giết hại đấy, bằng xạ hương. Ông chỉ còn một đứa cháu duy nhất thôi, là con tôi. Tuyệt đối, tôi phải thắng!
Ái vừa dứt lời thì đột nhiên Triệu xã trưởng mở bừng mắt. Trước sự việc bất ngờ ấy, cô nàng kinh ngạc đến mức đã lập tức buông cổ áo ông ra rồi đứng bật dậy. Nhịp thở gấp gáp, cô nhìn trân trối cái cảnh ông quắc mắt sang mình còn ngón tay thì cử động run rẩy cứ như thể vừa tức giận vừa cố vượt qua sự khó nhọc của căn bệnh. Con ngươi đảo liên tục, ánh mắt vằn lên tia máu đỏ, môi ông mấy máy: Ngươi... ngươi...
Ái chỉ biết đứng bất động với vô số những ý nghĩ hoang mang. Lão ta đã mở mắt và nói được rồi! Chết tiệt! Biết đâu vài canh giờ nữa lão có thể ngồi dậy như bình thường! Lý nào, lão đã nghe hết những lời ban nãy mình nói? Về đứa con của Tằm, cả chuyện mình muốn nắm quyền trong nhà? Không được! Nếu lão khỏe lại rồi nói hết cho mọi người nghe thì mình chẳng còn con đường sống nào nữa...
Mau chóng lấy lại bình tĩnh, Ái hướng đôi mắt cay độc về phía Triệu xã trưởng đang cố nói từng chữ. Chuyện đã đến nước này thì lão không thể sống! Một cách cẩn thận, Ái cầm chiếc gối kê đầu lên, từ từ đặt xuống gương mặt cha chồng đang mang cái nhìn trừng trừng kinh hãi. Ông thở dồn dập, miệng phát ra tiếng ú ớ khi bị chiếc gối đè xuống. Ái dùng sức ấn mạnh, cắn chặt môi. Lão phải chết! Phải chết...!
Thân hình Triệu xã trưởng gồng lên căng cứng, bàn tay bàn chân cứng ngắc không ngừng run bần bật khi Ái vẫn hết sức đè chiếc gối. Mãi một lúc sau, sự kháng cự vô vọng của ông chợt ngừng lại, cơ thể xụi xuống và tay chân duỗi thẳng. Bấy giờ Ái mới ngừng lại, bờ môi bị cắn đến rỉ máu. Tay buông thỏng khi cô thấy đối phương ngừng cử động. Kéo gối ra, cô trông rõ mặt ông trắng bệch, mắt mở thao láo.
Ném chiếc gối xuống đất, Ái hít thở sâu sau đó chạy đến cửa phòng mở, hét lên:
Người đâu? Mau đến đây! Ông xảy ra chuyện rồi! Người đâu...!
Trong khi mọi người chạy đến vì nghe tiếng la hốt hoảng của Ái thì Triệu xã trưởng nằm trên giường, chết không nhắm mắt.
Mọi người tự hỏi, Tưởng sẽ tìm ra cách gì đối phó với hạn hán. Để xem xã trưởng mới nhậm chức sẽ làm sao đây. Trong số những người tại đây cũng có nhiều bá hộ, cường hào trong vùng. Trái với vẻ lo lắng trên mặt người dân, họ lại ra điều thong thả ung dung. Bởi, dù cả xã đói khát thế nào thì những người giàu có quyền thế vẫn sung sướng. Tiền, không ai nắm nhiều bằng bá hộ và cường hào. Vì tùy thuộc vào số công đất họ sở hữu. Ai có đất nhiều người ấy sẽ giàu.
Không khí ồn ào chợt tắt khi Tưởng và lão Sâm xuất hiện. Quan sát hết một lượt các gương mặt đen đúa đói khát, cậu không khỏi xót xa, chậm rãi lên tiếng:
Hẳn ai nấy đều biết lý do của buổi triệu tập hôm nay. Là về việc đối phó với hạn lớn. Việc trình đơn lên triều đình xin giảm thóc thuế dĩ nhiên phải làm. Nhưng vấn đề cấp bách nhất lúc này là làm sao có nước cho mấy trăm hộ trong xã Thổ.
Một người trong đám dân lên tiếng hỏi xã trưởng đã nghĩ ra cách gì chưa?
Để có nước, dĩ nhiên chỉ còn cách duy nhất là đào giếng. Tưởng dõng dạc. Chúng ta sẽ đào một đường giếng thật lớn, kéo dài từ đầu xuống cuối xã. Giếng này phải đào thật sâu mới có thể lấy đủ nước cho mọi người.
Xã trưởng dứt lời, hàng loạt những lời bàn tán trỗi dậy từ người dân. Lão Sâm đứng bên cạnh Tưởng, nghĩ cái việc đào giếng lẽ dĩ ngẫu là cách tốt nhất để lấy nước tuy nhiên lão thắc mắc Tưởng có nghĩ đến vấn đề quan trọng khác song song tồn tại với đào giếng hay chăng. Và trong số những bá hộ đang ngồi tại đây thì có một cường hào nổi tiếng của xã. Hắn thứ mười trong nhà, lại tên Quý nên được gọi là Thập Quý. Cũng có cùng suy nghĩ với lão Sâm, Quý hỏi:
Xã trưởng, việc đào giếng sẽ là người dân làm, vậy còn việc trả công sẽ thế nào? Họ đang đói khát, chẳng ai chịu làm không công đâu.
Tất cả mọi người đều tán thành. Đúng thế, chúng tôi sẽ nhận trả công ra sao? Tưởng giơ hai tay lên hàm ý bảo ai ấy hãy im lặng, rồi tiếp:
Dĩ nhiên mọi người sẽ được trả công. Công trả ở đây là lương thực, tức là gạo.
Nhưng thưa xã trưởng, hạn hán khiến mùa màng thất bác, đào đâu ra gạo?
Ta cũng đã nghĩ đến chuyện này, cuối cùng đi đến quyết định: trưng thu lương thực của những bá hộ trong xã.
Lần nữa, Tưởng khiến tất cả mọi người vô cùng kinh ngạc. Âm thanh bàn tán càng thêm huyên náo. Ngay cả Lão Sâm cũng khá bất ngờ trước quyết định liều lĩnh ấy. Về phía các bá hộ và cường hào, họ lập tức nhìn nhau. Chuyện quái quỷ gì đây? Trưng thu lương thực của họ ư? Tên xã trưởng này có nhầm lẫn không vậy? Thập Quý đăm chiêu, gấp chiếc quạt giấy lại, hướng ánh mắt sắc bén vào xã trưởng trẻ tuổi:
Lý do gì chúng tôi phải đưa lương thực cho ngài?
Tưởng chậm rãi quay qua tên cường hào đáng sợ nhất xã Thổ, đáp lời:
Hạn lớn ở trước mặt, mọi người phải cùng hợp sức giải quyết. Người dân bỏ công, bá hộ bỏ lương thực bù qua. Số lương thực nộp sẽ tùy vào số công đất các vị có.
Ngài không thể tùy tiện như vậy.
Vài ngày trước, ta đã trình việc này lên triều đình và được chấp thuận rồi.
Thế nếu chúng tôi không chịu trưng thu lương thực thì sao?
Nhìn gương mặt dò ý ngạo mạn của tên Quý đó, Tưởng tuyên phán rành rọt:
Vậy thì các người hãy đi đào giếng! Hoặc nộp gạo, hoặc đi đào, tùy các bá hộ lựa chọn. Ngay cả Triệu gia ta cũng phải lấy gạo phân phát cho dân đấy thôi.
Nụ cười trên môi Thập Quý biến mất trước dáng vẻ kiên quyết của Tưởng. Những bá hộ còn lại, kẻ thì đăm chiêu, kẻ lại hậm hực và có kẻ dửng dưng như thể phớt lờ trước yêu cầu từ xã trưởng.
Tưởng rời mắt khỏi Thập Quý, tuyên bố lần nữa với người dân về chuyện đào giếng vào ngày mai. Có người chợt hỏi giả như họ không nhận đủ lương thực thì thế nào? Tưởng khẳng định, bằng mọi cách sẽ trả công đầy đủ cho mọi người.
Trông cảnh ai nấy đều kháo nhau về chuyện đào giếng sắp tới thì Tưởng khẽ thở ra. Chính bản thân cậu cũng hiểu, mình vừa có một quyết định vô cùng khó khăn khi trưng thu lương thực của bá hộ, cường hào. Giống như việc, lấy tiền trong túi thiên hạ không bao giờ là dễ. Ngoài hạn hán ra, sắp tới đây Tưởng còn phải đối mặt với thế lực của những bá hộ, vì họ tuyệt đối không dễ dàng đưa số gạo quý giá được cất kỹ trong kho nhà ra phân phát cho dân.
Vài bá hộ hết liếc nhìn Tưởng rồi lại quay sang Thập Quý, xầm xì gì đó.
Ngấm ngầm quan sát biểu hiện thù địch của các bá hộ đối với Tưởng, lão Sâm nhếch môi. Sau việc bị lừa mất chức xã trưởng, lão chờ đợi thời cơ phục thù, nay đụng ngay chuyện hạn hán đúng là trời giúp lão. Lão sẽ tranh thủ mối bất hòa giữa Tưởng với các bá hộ mà mượn nước lật thuyền, hất đổ cậu khỏi cái chức xã trưởng.
Lão Sâm thấy tên xã trưởng trẻ người non dạ này thật chẳng biết trời cao đất dày là gì. Quyền lực ở xã Thổ, gần phân nửa là nằm trong tay bá hộ giàu có. Họ lập phe cánh để hòng bảo vệ quyền lợi của nhau. Tưởng dám đối đầu với thế lực bá hộ, cường hào thì không khác gì lấy trứng chọi đá. Đặc biệt là Thập Quý, kẻ có mối quan hệ thân thuộc với quan tri huyện Xuyên.
Xem ra, bài toán hạn hán này cực kỳ khó giải!
***
Ái khẽ khàng bước vào phòng Triệu xã trưởng. Sau khi ngồi xuống bên giường, cô đưa mắt nhìn cha chồng đang nằm ngủ. Hiển nhiên cô đâu có lòng tốt muốn đến thăm, chẳng qua là để xem tình hình sức khỏe ông chuyển biến thế nào. Ba hôm trước thầy lang bảo ông sắp khỏe, Ái rấm rứt trong lòng lắm, cứ cầu ông mau chết quách đi.
Già rồi mà dẻo dai quá đấy! Ái nhếch mép cười khỉnh. Đặt tay lên ngực Triệu xã trưởng, cô vuốt nhè nhẹ rồi đột ngột siết chặt lấy vải áo, kề môi lại gần thì thầm:
Ông hãy chết cho xong, cố sống làm chi khi nằm mãi trên giường như kẻ vô dụng thế này. Ông cũng giống Tằm và Tưởng, những kẻ ngáng đường khó ưa. Chỉ vì Tưởng mà Liêm không thể nắm quyền, nếu ông khỏe lại thì Liêm càng không có cơ hội trở thành chủ nhà họ Triệu. Kẻ như ông mà muốn phá hoại mọi công sức của tôi ư?
Triệu xã trưởng vẫn nhắm nghiền mắt, thở đều đều. Lồng ngực ông nằm bên dưới đôi tay đang ghì siết của Ái, có đôi chút lên xuống nhanh hơn. Ái vẫn cười mỉa:
Mà cho dù thế nào đi nữa, tôi cũng không để mình thua đâu. Kẻ nào cản trở tôi, từng người từng người một, tôi đều diệt trừ hết. Dù là ông, Tưởng hay Tằm. Chắc ông đâu biết, đứa con trong bụng Tằm đã chết. Là do tôi giết hại đấy, bằng xạ hương. Ông chỉ còn một đứa cháu duy nhất thôi, là con tôi. Tuyệt đối, tôi phải thắng!
Ái vừa dứt lời thì đột nhiên Triệu xã trưởng mở bừng mắt. Trước sự việc bất ngờ ấy, cô nàng kinh ngạc đến mức đã lập tức buông cổ áo ông ra rồi đứng bật dậy. Nhịp thở gấp gáp, cô nhìn trân trối cái cảnh ông quắc mắt sang mình còn ngón tay thì cử động run rẩy cứ như thể vừa tức giận vừa cố vượt qua sự khó nhọc của căn bệnh. Con ngươi đảo liên tục, ánh mắt vằn lên tia máu đỏ, môi ông mấy máy: Ngươi... ngươi...
Ái chỉ biết đứng bất động với vô số những ý nghĩ hoang mang. Lão ta đã mở mắt và nói được rồi! Chết tiệt! Biết đâu vài canh giờ nữa lão có thể ngồi dậy như bình thường! Lý nào, lão đã nghe hết những lời ban nãy mình nói? Về đứa con của Tằm, cả chuyện mình muốn nắm quyền trong nhà? Không được! Nếu lão khỏe lại rồi nói hết cho mọi người nghe thì mình chẳng còn con đường sống nào nữa...
Mau chóng lấy lại bình tĩnh, Ái hướng đôi mắt cay độc về phía Triệu xã trưởng đang cố nói từng chữ. Chuyện đã đến nước này thì lão không thể sống! Một cách cẩn thận, Ái cầm chiếc gối kê đầu lên, từ từ đặt xuống gương mặt cha chồng đang mang cái nhìn trừng trừng kinh hãi. Ông thở dồn dập, miệng phát ra tiếng ú ớ khi bị chiếc gối đè xuống. Ái dùng sức ấn mạnh, cắn chặt môi. Lão phải chết! Phải chết...!
Thân hình Triệu xã trưởng gồng lên căng cứng, bàn tay bàn chân cứng ngắc không ngừng run bần bật khi Ái vẫn hết sức đè chiếc gối. Mãi một lúc sau, sự kháng cự vô vọng của ông chợt ngừng lại, cơ thể xụi xuống và tay chân duỗi thẳng. Bấy giờ Ái mới ngừng lại, bờ môi bị cắn đến rỉ máu. Tay buông thỏng khi cô thấy đối phương ngừng cử động. Kéo gối ra, cô trông rõ mặt ông trắng bệch, mắt mở thao láo.
Ném chiếc gối xuống đất, Ái hít thở sâu sau đó chạy đến cửa phòng mở, hét lên:
Người đâu? Mau đến đây! Ông xảy ra chuyện rồi! Người đâu...!
Trong khi mọi người chạy đến vì nghe tiếng la hốt hoảng của Ái thì Triệu xã trưởng nằm trên giường, chết không nhắm mắt.
/65
|