Sáng sớm, Tằm bước ra khỏi phòng, trông cảnh sắc trong vườn tươi sáng hẳn. Mây đen đã trôi đi trả lại một bầu trời xanh thẫm giống như nỗi niềm đè nặng trong lòng Tằm cũng dần vơi bớt. Là nhờ có Tưởng, chỉ cần lời an ủi từ chồng là Tằm cảm giác mình vừa nhận được sự tha thứ. Đứng nhìn những cành hoa lay động trước gió, tâm trạng Tằm trở nên bình yên. Cô đưa tay hứng lấy cánh hoa rơi rụng, rồi sực tỉnh bởi một vòng tay ấm áp ôm lấy mình từ phía sau.
Vừa nãy thức dậy, Tưởng thấy người thật khỏe, vết thương cũng không còn đau nữa. Căn phòng trống, Tằm đã ra ngoài tự lúc nào. Cậu cũng thay áo và rời phòng, đúng lúc bắt gặp Tằm lặng lẽ ngắm nhìn những cánh hoa bay. Dáng vẻ bình thản của vợ khiến Tưởng thấy thân thương quá đỗi nên liền bước đến ôm lấy. Cậu nghe nhịp thở im lặng đó, và cũng lặng im theo.
Em không muốn phải đau buồn nữa. Tằm cất tiếng, Nếu em cứ khóc mãi thì Bảo Bối của chúng ta sẽ chẳng thể an lòng mà đi.
Tựa nhẹ gương mặt vào mái đầu vợ, Tưởng đưa mắt nhìn làn hoa gió, nói:
Hoa tàn rồi sẽ nở, mình hãy nhớ như thế...
Tằm mỉm cười gật đầu. Phải, dù có tàn phai bao nhiêu lần thì hoa cũng sẽ khoe sắc thêm một lần nữa. Đời người chẳng phải cũng là như vậy ư?
***
Những ngày Tưởng lên huyện, lão Sâm thay việc trông coi xã và thảo đơn của dân. Thấy cậu trở về, lão chợt mừng vì đỡ việc hơn, một mình quán xuyến không nổi vì dẫu sao cũng có tuổi. Lão ham quyền hành nhưng lại chẳng muốn lo nhiều làm chi cho khổ cái thân. Đã thế đúng lúc này lại gặp phải vấn đề nan giải, lão còn chưa biết làm thế nào thì may thay Tưởng về đúng lúc, thế là cứ giao hết lại cho xã trưởng xử lý.
Vấn đề khó khăn ở đây chính là đối phó với hạn hán. Tưởng đã cùng lão Sâm đi xem tình hình trong xã. Năm nay hạn lớn, trời đã không mưa gần trăm ngày. Chiều qua mưa to nhưng chỉ được một canh giờ là ngừng. Xem tình hình hiện tại vẻ như trời sẽ tiếp tục nắng hạn. Mất mùa là một chuyện nhưng làm sao có đủ nước cho người dân dùng, khéo sẽ dẫn đến hậu quả tồi tệ. Nhìn cánh đồng khô cằn trơ trụi, Tưởng thở dài.
Bắt gặp dáng vẻ suy tư của Tưởng, lão Sâm cũng im lặng. Thật là, Tưởng vừa lên nhận chức xã trưởng đã đụng ngay cơn hạn lớn này. Giống như trời đang thử thách! Hôm trước, lão nghe đâu Tằm bị sẩy thai. Mấy tháng trước nữa thì chuyện của Liêm với ả đào hát khiến nhà họ Triệu náo loạn cả lên. Họa phúc khó lường, xem ra cái nhà ấy cũng sắp lao đao đây. Quả đúng như lời bói của thầy mù nọ, lão thấy thật sáng suốt khi mình đã không tranh làm xã trưởng.
Lão Sâm đủng đỉnh đi trên con đường làng thi thoảng mới có người qua lại. Chợt lão thấy phía trước có người đàn ông gầy nhom, tay đeo túi vải, nom mặt quen quen đang ngồi trong quán nước. Lão đi đến gần, nhìn tới nhìn lui chốc lát rồi kinh ngạc nhận ra đây là thầy bói mù dạo nọ còn gì. Đâu rồi ông già tóc bạc phơ, cầm theo tấm bảng viết mấy chữ Nho, đâu rồi đôi mắt mù lòa? Lúc này trước mặt lão là gã đàn ông chỉ qua tứ tuần, cái nhìn sáng rõ đang ngồi ăn hì hục. Lão bặm môi, quyết tìm cho ra lẽ.
Nhác thấy có người đứng ngay trước bàn, người đàn ông nọ ngước lên. Vừa bắt gặp bộ mặt đanh lại của lão Sâm là ông ta giật mình, bật ngửa té nhào ra sau. Chưa kịp hoàn hồn thì ông ta đã bị lão túm lấy cổ áo kéo dậy, gằn giọng hỏi:
Đây chẳng phải là thầy bói mù sao? Nhìn ta trân trối thế kia xem ra mắt sáng rồi hả? Nói! Rốt cuộc ngươi là ai? Vì sao lại giả dạng thầy mù tìm đến nhà ta?
Người đàn ông run run, đôi môi mấp máy chẳng nói lên lời. Trông thế, lão Sâm rít giọng qua kẽ răng, nếu không khai thì ông ta sẽ bị bắt nhốt vào nhà lao để chết ở trong đó! Nghe xong ông ta sợ quá liền kể hết mọi chuyện.
Mặt lão Sâm tím tái sau khi biết tất cả là sự sắp xếp của Tằm. Mắt mở trừng trừng, lão nghiến răng, hóa ra là do con vợ của Triệu Tưởng. Thảo nào lão cứ thấy ngờ ngợ về chuyện xã Thổ là đất ma thiêng, người đứng đầu phải gánh tai ương. Toàn trò bịp bợm nhảm nhí! Con ả đó dựng lên vở kịch này cốt để chồng được làm xã trưởng!
Lão Sâm run bần bật vì quá giận. Tưởng và Tằm dám xem thường lão, giở trò ngay trên đầu lão. Thù này không trả thì chết cũng không yên, lão Sâm tự thề như thế!
***
Thầy lang đến xem tình hình của Triệu xã trưởng. Ông từ tốn bảo, sức khỏe của Triệu xã trưởng dạo gần đây bắt đầu tốt lên nhiều, đã có thể mở mắt nhìn và nghe người khác nói, ăn uống cũng đều đặn. Với tình hình sáng sủa này, chỉ dăm ba tháng nữa thôi là ông sẽ ngồi dậy đi đứng bình thường trở lại.
Ai nấy đều mừng rỡ trước lời của thầy lang. Vui nhất ắt hẳn là các bà. Trong không khí vui mừng ấy, có một người lại mang tâm trạng chẳng mấy dễ chịu. Dĩ nhiên đó là Ái. Cứ ngỡ Triệu xã trưởng đã hết thời, chỉ còn biết nằm một chỗ chờ chết nào ngờ sức sống bỗng dưng bùng phát, lại còn được đoán là sẽ khỏe.
Ái nhìn cha chồng đang yên giấc trên giường bằng đôi mắt căm ghét, lão thật cao số. Ngày hôm ấy, nếu Tằm không xuất hiện thì cô đã cho ông rời nhân thế rồi.
Nhân lúc mọi người không để ý, bà Hai kín đáo ra dấu cho thầy lang. Cả hai chậm rãi bước ra ngoài cửa phòng. Bà hỏi toa thuốc bổ và hai chén thuốc uống dở lần đó. Hướng ánh nhìn dè chừng vào phòng, thầy lang quay qua bà Hai với vẻ đăm chiêu:
Tôi đã xem rất kỹ, toa thuốc bổ không có vấn đề gì cả nhưng riêng chén thuốc uống thì lại xuất hiện một thứ đáng ngạc nhiên. Là xạ hương.
Xạ hương? Bà Hai hết sức kinh ngạc. Ai cũng biết, xạ hương nếu dùng đúng cách thì không sao nhưng vị thuốc này lại tuyệt nhiên cấm kỵ với người đang mang thai. Nói không ngoa, nó là độc dược đối với họ. Bà Hai nhìn chằm chằm thầy lang, hàm ý muốn hỏi tại sao trong chén thuốc lại có xạ hương. Ông đáp:
Điều này chẳng thể nhầm lẫn, tôi đã ngửi chén thuốc của mợ Tằm gần chục lần, đều thoang thoảng mùi vị thuốc ấy. Nhưng chén thuốc của mợ Ái thì không có.
Nếu có xạ hương thì lý nào Tằm lại không ngửi thấy?
Về căn bản, xạ hương có mùi hắt, dễ ngửi thấy tuy nhiên nếu dùng với lượng rất ít thì khó nhận ra. Tôi cũng phải ngửi rất kỹ và lâu mới phát hiện được.
Trong toa thuốc không hề có xạ hương, vậy vì sao...
Đột nhiên bà Hai ngưng bặt, dường như cũng vừa tìm được lời đáp cho câu hỏi mới phát ra. Ánh mắt bà chưa rời khỏi thầy lang, và hẳn họ đều có chung suy nghĩ.
Chuyện khá dễ đoán thưa bà. Thầy lang khẳng định, chỉ có một chén thuốc bị bỏ xạ hương chứng tỏ có kẻ muốn hại mợ Tằm. Việc bỏ thuốc không có gì khó khăn, hoặc trong lúc nấu hoặc trong lúc mang lên.
Bà Hai vẫn còn bất động. Nếu nói vậy thì lẽ nào thủ phạm là Ngãi hoặc Ni ư? Vì một đứa nấu thuốc, một đứa mang thuốc lên. Nhưng bà không hiểu, thằng Ngãi sống cùng Tằm gần mười năm, nguyên nhân gì lại ra tay hãm hại? Còn con bé Ni hiền lành dễ phép, chỉ mới về nhà họ Triệu, chẳng cớ gì mang thù oán với Tằm. Rốt cuộc, kẻ nào đã gây ra chuyện bất nhân này? Bà nhất định phải điều tra rõ.
Tạm thời đừng cho ai biết chuyện xạ hương trong thuốc, kể cả mợ Tằm.
Thầy lang gật đầu rồi cáo từ. Lòng bà Hai trở nên nặng nề, đầy nghi vấn.
Cuộc đối thoại to nhỏ giữa hai người đã nằm trong tầm quan sát của Ái. Cô chẳng những tò mò mà còn có chút lo lắng.
Ái trở về phòng, bắt gặp Liêm đang ngồi đọc sách chăm chú. Dạo gần đây, cô thấy chồng rất ham sách vở, tối còn chong đèn đến tận khuya. Ban đầu Ái nghĩ Liêm dùi mài kinh sử, nôn nóng muốn đến khoa thi để chờ đến lúc đỗ đạt công danh nhưng nào ngờ, Liêm lại đọc Phật pháp. Từ trước đến nay, cô có bao giờ thấy chồng xem loại sách này, đã thế còn đọc rất say sưa.
Mình xem gì mà có vẻ chăm chú quá vậy? Ái ngồi xuống hỏi.
Vừa hỏi, Ái cũng vừa nhìn vào trang giấy đầy chữ, gương mặt dần chuyển qua không vui. Lại vẫn là sách về đạo Phật. Cùng lúc Liêm quay qua.
Dạo gần đây sao tự dưng mình hứng thú với Phật pháp thế? Ái nhạt giọng.
Chính ta cũng không rõ vì sao bản thân thấy cuốn hút đến vậy. Liêm mỉm cười. Đây đều là sách của thầy lang Phiệc tặng ta. Càng xem ta càng ngộ ra được nhiều chuyện, cả những đạo lý lẽ thường ở đời, bất giác lòng cũng thanh thản.
Mình chán thơ văn rồi à? Lẽ nào mình muốn xuất gia tu hành?
Ừm, biết đâu chừng, cái duyên đâu thể nói trước.
Dứt lời, Liêm liền cười lớn. Có thể với cậu, những lời vừa rồi chỉ là bông đùa không hơn không kém nhưng với Ái lại khác. Chẳng rõ vì sao, lòng cô bất chợt dấy lên một linh cảm xấu mơ hồ.
HẾT QUYỂN V.
Vừa nãy thức dậy, Tưởng thấy người thật khỏe, vết thương cũng không còn đau nữa. Căn phòng trống, Tằm đã ra ngoài tự lúc nào. Cậu cũng thay áo và rời phòng, đúng lúc bắt gặp Tằm lặng lẽ ngắm nhìn những cánh hoa bay. Dáng vẻ bình thản của vợ khiến Tưởng thấy thân thương quá đỗi nên liền bước đến ôm lấy. Cậu nghe nhịp thở im lặng đó, và cũng lặng im theo.
Em không muốn phải đau buồn nữa. Tằm cất tiếng, Nếu em cứ khóc mãi thì Bảo Bối của chúng ta sẽ chẳng thể an lòng mà đi.
Tựa nhẹ gương mặt vào mái đầu vợ, Tưởng đưa mắt nhìn làn hoa gió, nói:
Hoa tàn rồi sẽ nở, mình hãy nhớ như thế...
Tằm mỉm cười gật đầu. Phải, dù có tàn phai bao nhiêu lần thì hoa cũng sẽ khoe sắc thêm một lần nữa. Đời người chẳng phải cũng là như vậy ư?
***
Những ngày Tưởng lên huyện, lão Sâm thay việc trông coi xã và thảo đơn của dân. Thấy cậu trở về, lão chợt mừng vì đỡ việc hơn, một mình quán xuyến không nổi vì dẫu sao cũng có tuổi. Lão ham quyền hành nhưng lại chẳng muốn lo nhiều làm chi cho khổ cái thân. Đã thế đúng lúc này lại gặp phải vấn đề nan giải, lão còn chưa biết làm thế nào thì may thay Tưởng về đúng lúc, thế là cứ giao hết lại cho xã trưởng xử lý.
Vấn đề khó khăn ở đây chính là đối phó với hạn hán. Tưởng đã cùng lão Sâm đi xem tình hình trong xã. Năm nay hạn lớn, trời đã không mưa gần trăm ngày. Chiều qua mưa to nhưng chỉ được một canh giờ là ngừng. Xem tình hình hiện tại vẻ như trời sẽ tiếp tục nắng hạn. Mất mùa là một chuyện nhưng làm sao có đủ nước cho người dân dùng, khéo sẽ dẫn đến hậu quả tồi tệ. Nhìn cánh đồng khô cằn trơ trụi, Tưởng thở dài.
Bắt gặp dáng vẻ suy tư của Tưởng, lão Sâm cũng im lặng. Thật là, Tưởng vừa lên nhận chức xã trưởng đã đụng ngay cơn hạn lớn này. Giống như trời đang thử thách! Hôm trước, lão nghe đâu Tằm bị sẩy thai. Mấy tháng trước nữa thì chuyện của Liêm với ả đào hát khiến nhà họ Triệu náo loạn cả lên. Họa phúc khó lường, xem ra cái nhà ấy cũng sắp lao đao đây. Quả đúng như lời bói của thầy mù nọ, lão thấy thật sáng suốt khi mình đã không tranh làm xã trưởng.
Lão Sâm đủng đỉnh đi trên con đường làng thi thoảng mới có người qua lại. Chợt lão thấy phía trước có người đàn ông gầy nhom, tay đeo túi vải, nom mặt quen quen đang ngồi trong quán nước. Lão đi đến gần, nhìn tới nhìn lui chốc lát rồi kinh ngạc nhận ra đây là thầy bói mù dạo nọ còn gì. Đâu rồi ông già tóc bạc phơ, cầm theo tấm bảng viết mấy chữ Nho, đâu rồi đôi mắt mù lòa? Lúc này trước mặt lão là gã đàn ông chỉ qua tứ tuần, cái nhìn sáng rõ đang ngồi ăn hì hục. Lão bặm môi, quyết tìm cho ra lẽ.
Nhác thấy có người đứng ngay trước bàn, người đàn ông nọ ngước lên. Vừa bắt gặp bộ mặt đanh lại của lão Sâm là ông ta giật mình, bật ngửa té nhào ra sau. Chưa kịp hoàn hồn thì ông ta đã bị lão túm lấy cổ áo kéo dậy, gằn giọng hỏi:
Đây chẳng phải là thầy bói mù sao? Nhìn ta trân trối thế kia xem ra mắt sáng rồi hả? Nói! Rốt cuộc ngươi là ai? Vì sao lại giả dạng thầy mù tìm đến nhà ta?
Người đàn ông run run, đôi môi mấp máy chẳng nói lên lời. Trông thế, lão Sâm rít giọng qua kẽ răng, nếu không khai thì ông ta sẽ bị bắt nhốt vào nhà lao để chết ở trong đó! Nghe xong ông ta sợ quá liền kể hết mọi chuyện.
Mặt lão Sâm tím tái sau khi biết tất cả là sự sắp xếp của Tằm. Mắt mở trừng trừng, lão nghiến răng, hóa ra là do con vợ của Triệu Tưởng. Thảo nào lão cứ thấy ngờ ngợ về chuyện xã Thổ là đất ma thiêng, người đứng đầu phải gánh tai ương. Toàn trò bịp bợm nhảm nhí! Con ả đó dựng lên vở kịch này cốt để chồng được làm xã trưởng!
Lão Sâm run bần bật vì quá giận. Tưởng và Tằm dám xem thường lão, giở trò ngay trên đầu lão. Thù này không trả thì chết cũng không yên, lão Sâm tự thề như thế!
***
Thầy lang đến xem tình hình của Triệu xã trưởng. Ông từ tốn bảo, sức khỏe của Triệu xã trưởng dạo gần đây bắt đầu tốt lên nhiều, đã có thể mở mắt nhìn và nghe người khác nói, ăn uống cũng đều đặn. Với tình hình sáng sủa này, chỉ dăm ba tháng nữa thôi là ông sẽ ngồi dậy đi đứng bình thường trở lại.
Ai nấy đều mừng rỡ trước lời của thầy lang. Vui nhất ắt hẳn là các bà. Trong không khí vui mừng ấy, có một người lại mang tâm trạng chẳng mấy dễ chịu. Dĩ nhiên đó là Ái. Cứ ngỡ Triệu xã trưởng đã hết thời, chỉ còn biết nằm một chỗ chờ chết nào ngờ sức sống bỗng dưng bùng phát, lại còn được đoán là sẽ khỏe.
Ái nhìn cha chồng đang yên giấc trên giường bằng đôi mắt căm ghét, lão thật cao số. Ngày hôm ấy, nếu Tằm không xuất hiện thì cô đã cho ông rời nhân thế rồi.
Nhân lúc mọi người không để ý, bà Hai kín đáo ra dấu cho thầy lang. Cả hai chậm rãi bước ra ngoài cửa phòng. Bà hỏi toa thuốc bổ và hai chén thuốc uống dở lần đó. Hướng ánh nhìn dè chừng vào phòng, thầy lang quay qua bà Hai với vẻ đăm chiêu:
Tôi đã xem rất kỹ, toa thuốc bổ không có vấn đề gì cả nhưng riêng chén thuốc uống thì lại xuất hiện một thứ đáng ngạc nhiên. Là xạ hương.
Xạ hương? Bà Hai hết sức kinh ngạc. Ai cũng biết, xạ hương nếu dùng đúng cách thì không sao nhưng vị thuốc này lại tuyệt nhiên cấm kỵ với người đang mang thai. Nói không ngoa, nó là độc dược đối với họ. Bà Hai nhìn chằm chằm thầy lang, hàm ý muốn hỏi tại sao trong chén thuốc lại có xạ hương. Ông đáp:
Điều này chẳng thể nhầm lẫn, tôi đã ngửi chén thuốc của mợ Tằm gần chục lần, đều thoang thoảng mùi vị thuốc ấy. Nhưng chén thuốc của mợ Ái thì không có.
Nếu có xạ hương thì lý nào Tằm lại không ngửi thấy?
Về căn bản, xạ hương có mùi hắt, dễ ngửi thấy tuy nhiên nếu dùng với lượng rất ít thì khó nhận ra. Tôi cũng phải ngửi rất kỹ và lâu mới phát hiện được.
Trong toa thuốc không hề có xạ hương, vậy vì sao...
Đột nhiên bà Hai ngưng bặt, dường như cũng vừa tìm được lời đáp cho câu hỏi mới phát ra. Ánh mắt bà chưa rời khỏi thầy lang, và hẳn họ đều có chung suy nghĩ.
Chuyện khá dễ đoán thưa bà. Thầy lang khẳng định, chỉ có một chén thuốc bị bỏ xạ hương chứng tỏ có kẻ muốn hại mợ Tằm. Việc bỏ thuốc không có gì khó khăn, hoặc trong lúc nấu hoặc trong lúc mang lên.
Bà Hai vẫn còn bất động. Nếu nói vậy thì lẽ nào thủ phạm là Ngãi hoặc Ni ư? Vì một đứa nấu thuốc, một đứa mang thuốc lên. Nhưng bà không hiểu, thằng Ngãi sống cùng Tằm gần mười năm, nguyên nhân gì lại ra tay hãm hại? Còn con bé Ni hiền lành dễ phép, chỉ mới về nhà họ Triệu, chẳng cớ gì mang thù oán với Tằm. Rốt cuộc, kẻ nào đã gây ra chuyện bất nhân này? Bà nhất định phải điều tra rõ.
Tạm thời đừng cho ai biết chuyện xạ hương trong thuốc, kể cả mợ Tằm.
Thầy lang gật đầu rồi cáo từ. Lòng bà Hai trở nên nặng nề, đầy nghi vấn.
Cuộc đối thoại to nhỏ giữa hai người đã nằm trong tầm quan sát của Ái. Cô chẳng những tò mò mà còn có chút lo lắng.
Ái trở về phòng, bắt gặp Liêm đang ngồi đọc sách chăm chú. Dạo gần đây, cô thấy chồng rất ham sách vở, tối còn chong đèn đến tận khuya. Ban đầu Ái nghĩ Liêm dùi mài kinh sử, nôn nóng muốn đến khoa thi để chờ đến lúc đỗ đạt công danh nhưng nào ngờ, Liêm lại đọc Phật pháp. Từ trước đến nay, cô có bao giờ thấy chồng xem loại sách này, đã thế còn đọc rất say sưa.
Mình xem gì mà có vẻ chăm chú quá vậy? Ái ngồi xuống hỏi.
Vừa hỏi, Ái cũng vừa nhìn vào trang giấy đầy chữ, gương mặt dần chuyển qua không vui. Lại vẫn là sách về đạo Phật. Cùng lúc Liêm quay qua.
Dạo gần đây sao tự dưng mình hứng thú với Phật pháp thế? Ái nhạt giọng.
Chính ta cũng không rõ vì sao bản thân thấy cuốn hút đến vậy. Liêm mỉm cười. Đây đều là sách của thầy lang Phiệc tặng ta. Càng xem ta càng ngộ ra được nhiều chuyện, cả những đạo lý lẽ thường ở đời, bất giác lòng cũng thanh thản.
Mình chán thơ văn rồi à? Lẽ nào mình muốn xuất gia tu hành?
Ừm, biết đâu chừng, cái duyên đâu thể nói trước.
Dứt lời, Liêm liền cười lớn. Có thể với cậu, những lời vừa rồi chỉ là bông đùa không hơn không kém nhưng với Ái lại khác. Chẳng rõ vì sao, lòng cô bất chợt dấy lên một linh cảm xấu mơ hồ.
HẾT QUYỂN V.
/65
|