Xuyên Tâm Lệnh

Chương 33 - Đêm Lạnh Băng Ngàn

/49


Triển Mộng Bạch vòng tay:

- Vượt tường mà vào, không đợi thông báo, tại hạ biết lỗi mong đại sư thứ tội.

Dừng lại một chút, chàng nghiêm giọng nói tiếp luôn:

- Tại hạ đến đây, mang theo một sư, khẩn cấp cực độ không thể chậm trễ dù là trong một phút, một giây!

Thiết Cốt đại sư, Thần Cơ đại sư cùng giật mình, cùng hỏi:

-Việc gì thế, Triển thí chủ?

Triển Mộng Bạch lắc đầu:

- Chưa tiện nói ra bỡi sự tình dài dòng lắm, bây giờ xin vị đại sư đưa tại hạ vào gấp tịnh thất của phương trượng.

Chàng không đợi họ đưa đi, chính chàng bước liền.

Thấy chàng có vẻ nghiêm trọng quá, hai đại sư không dám ngăn trở, vội đi theo chàng.

Đường lối nơi đây, Triển Mộng Bạch rất quen thuộc, không lâu lắm, chàng đến tịnh thất phương trượng.

Tấm biển có bốn chữ:

Vào phải thông báo, giờ đây đã bị triệt hạ.

Nhưng, bên trong tịnh thất, khung cảnh vẫn y nguyên như ngày nào, đồ vật ở đâu vẫn còn ở đấy, không hề thay đổi vị trí, không thiếu đủ, không thêm bớt.

Vân sàng còn, ngọc kỷ còn, bồ đoàn cũng còn luôn.

Trông thấy chiếc bồ đoàn, Triển Mộng Bạch xúc độc mãnh liệt. Chàng bước nhanh tới, chụp chiếc bồ đoàn, đồng thời lẩm nhẩm:

- Tạ Ơn trời phật! Bồ đoàn còn đây!

Thiết Cốt đại sư và Thần Cơ đại sư hết sức lấy làm lạ hỏi:

- Việc gì thế tướng công?

Chàng có nghe gì đâu, tâm tư của chàng đang chú trọng đến chiếc bồ đoàn, vũ trụ như thu hẹp lại trong chiếc bồ đoàn.

Một chiếc bồ đoàn của bậc chân tu khổ hạnh, không thể bằng ngọc, vàng, lụa, gấm, nó phải là bằng cỏ đan thanh, thì một vật bằng cỏ chịu sao nổi sức xé của Triển Mộng Bạch?

Trong phút giây bồ đoàn nát bấy, từng cọng cỏ khô rơi vãi chung quanh, cái nào nhẹ bay bay, cái nào nặng thì nằm nguyên nơi chỗ chàng quăng ra.

Nhưng, chỉ có cỏ và cỏ, ngoài ra chẳng có một vật gì khác!

Thần Cơ đại sư nổi giận, trầm giọng:

- Tại sao Triển tướng công hủy hoại di vật của tiền sư huynh bần tăng chứ?

Tâm tư khích động mãnh liệt, Triển Mộng Bạch rú lên một tiếng hãi hùng, lùi lại mất bước vấp phải vân sàng, ngã ngồi lên đó.

Chàng há hốc mồm, trợn tròn đôi mắt, nhìn đăm đăm chiếc bồ đoàn bị xé nát tan.

Lâu lắm, chàng mới thốt với giọng chán nản:

- Chiếc bồ đoàn đã bị thay đổi!

Tức uất dâng trào, chàng hét lớn:

- Có phải là chiếc bồ đoàn cũ đã được mang đi, và chiếc này thay thế chăng?

Thiết Cốt đại sư nhìn chàng, biết là có một nguyên nhân quan trọng lắm, vội đưa tay ngăn chận Thần Cơ đại sư, bỡi Thần Cơ đại sư lúc đó định sanh sự với Triển Mộng Bạch?

Thiết Cốt đại sư trầm giọng hỏi:

- Triển thí chủ nói gì, xin giải thích lại rõ hơn?

Triển Mộng Bạch buông gọn:

- Chiếc bồ đoàn này không phải là vật của phương trượng lúc sanh tiền?

Thiết Cốt đại sư lắc đầu.

Triển Mộng Bạch đứng lên, bước đến gần đại sư, nắm chéo áo, hỏi gấp:

- Thế chiếc bồ đoàn cũ ở đâu?

Thần sắc của chàng biểu hiện sự khẩn trương tột độ, giọng chàng run run, chứng tỏ mất hẳn bình tĩnh thường ngày.

Thiết Cốt đại sư đáp:

- Bần tăng không biết chắc nó ở đâu, nhưng có thể tìm lại được!

Triển Mộng Bạch giục:

- Thế thì tìm gấp đi, đại sư!

Thiết Cốt đại sư chau mày:

- Để làm gì?

Triển Mộng Bạch đã buông đại sư ra rồi, nắm chặt hai tay lại, gằn từng tiếng:

- Trong chiếc bồ đoàn cũ, có một sự bí mật cực kỳ quan trọng, sự bí mật đó liên quan đến toàn thể thiên hạ võ lâm, nó định đoạt mạng vận võ lâm.

Bỗng Thiết Cốt đại sư kêu lên:

- Thôi rồi! Nó đã tan nát mất rồi!

Triển Mộng Bạch run bắn người:

- Tan nát? Thế là không còn? Sao đại sư nói là tìm lại được?

Thiết Cốt đại sư nhếch nụ cười khổ:

- Tan nát mất rồi là cái bàn tay của bần tăng, chứ nào phải chiếc bồ đoàn!

Thì ra, chàng buông đại sư, nắm chặt hai tay, rồi chụp bàn tay của đại sư trở lại, vừa bóp mạnh vừa thốt.

Chàng thở phào!

Rồi chàng buông tay luôn.

Thiết Cốt đại sư quay mình, vừa bước ra vừa hỏi:

- Cái hôm đó ai lãnh phần kiểm điểm những di vật của đại sư bá?

Bên ngoài cữa có tiếng đáp:

- Chính sư huynh Đại Giác.

Thiết Cốt đại sư bảo:

- Gọi Đại Giác đến đây gấp.

Đoạn, đại sư quay mình trở vào, nhếc nụ cười khổ, hướng sang Triển Mộng Bạch, hỏi:

- Trong chiếc bồ đoàn có vậy gì? Triển thí chủ có thể cho bần tăng biết được chăng?

Triển Mộng Bạch thở dài:

- Tại hạ trong lúc rối loạn tâm thần, có giải thích cho đại sư nghe, cũng không làm sao giải thích cho rõ ràng được. Đại sư hãy nén lòng, chờ khi tìm được chiếc bồ đoàn rồi, tại hạ sẽ tường thuật rành rẽ cho đại sư hiểu.

Chàng hết sức bồn chồn lo lắng, đứng không yên, ngồi không lâu, rồi chàng bước tới, bước quanh gian tịnh thất.

Thần Cơ đại sư bây giờ cũng dịu thái độ đối với chàng, nhìn theo bước đi của chàng, cũng lo lắng như chàng.

Không lâu lắm, bên ngoài có tiếng báo trình:

- Đại Giác đã đến đây, cung kính chờ phương trượng phân phó!

Cả ba, một tục hai tăng cùng giật mình, quay nhanh người hướng ra cững, cả ba cùng thốt:

- Vào đi!

Một tiếng vân vang lên, y phục sột soạt, một người mặt vuông tai to bước vào.

Dĩ nhiên, người đó là một nhà sư.

Y bước đi chầm chậm, chững chạc, những bước đi cương quyết, có tính toán, chứng tỏ con người vừa xuất hiện biết là mình sẽ đến một cái đích nào, và ở cái đích đo, những gì đang chờ đợi y.

Thiết Cốt đại sư hỏi:

- Chính ngươi thu thập những di vật của sư bá?

Đại Giác hoà thượng cúi đầu:

- Chính đệ tử phụ trách phần việc đó. Từ vật lớn đến vật nhỏ, nhất nhất có kê khai, đệ tử có mang theo đây bản kê khai, xin trình nhị sư bá kiểm soát.

Thiết Cốt đại sư thở dài:

- Nào ai muốn ngươi làm một cuộc triển lãm mà bảo kiểm soát lại bản kê khai? Bần tăng chỉ muốn hỏi chiếc bồ đoàn của cố phương trượng. Chiếc bồ đoàn đó, hiện giờ ở đâu?

Đại giác còn cầm bả kê khai, đầu cúi thấp một chút, đáp:

- Đệ tử hành sự luôn cẩn thận, không bao giờ để mật một gì của đại sư bá.

- Thế nghĩa là chiếc bồ đoàn còn đó?

Triển Mộng Bạch thở phào:

- Tạ Ơn trời phật!

Nhưng, Đại Giác hoà thượng tiếp:

- Chỉ vì chiếc bồ đoàn đó ...

Triển Mộng Bạch giật bắn mình, buột miệng kêu lên:

- Chiếc bồ đoàn đó làm sao?

Đại Giác hoà thượng nhìn sang qua chàng một thoáng, rồi tiếp:

- Bồ đoàn đó với phật châu của đại sư bá, đệ tử cho thiêu hoá mất rồi!

Triển Mộng Bạch chết sững.

Phải mất mấy phút sau, chàng mới lẩm nhẩm được mấy tiếng:

- Hoà thượng ... hoà thượng ...

Chàng tức uất phi thường, khí huyết ngưong đọng, ứ đáy lòng, hộc lên một tiếng, mửa vọt mấy búng máu tươi.

Thiết Cốt đại sư kinh hãi, hấp tấp kêu lên:

- Triển thí chủ .. thí chủ .. làm sao thế?

Triển Mộng Bạch ngẩng mặt nhìn lên không thở dài:

- Xong rồi! Thế là xong! ...

Lâu lắm sau đó, Triển Mộng Bạch mới lấy lại bình tĩnh.

Tâm thần trấn định rồi, chàng từ từ tường thuật sự tao ngộ với vị đại sư có đôi mày xám.

Chàng không bỏ sót một tiếng nào của vị đại sư đó nói với chàng trong Luyện Hồn Đầm.

Thiết Cốt đại sư và Thần Cơ đại sư sững sờ mà nghe khi chàng thuật xong, cả hai cùng thở dài mãi.

Sau cùng, cả hai cùng đổ lệ bi hoài, cùng than:

- Tứ sư đệ! Khổ tâm thay cho tứ sư đệ! Từ bao lâu nay, các sư huynh đều oán trách sư đệ, thật là oan uổng cho sư đệ vô cùng! Cầu xin sư đệ được về chốn cực lạc, tiêu diêu!

Triển Mộng Bạch hết sức thất vọng.

Bây giờ thì chàng còn làm gì được nữa? Bôn ba khắp bốn phương trời tìm được manh mối, cuối cùng manh mối đó cũng vuột tay luôn!

Vào nguy ra tử mà chi? ... Để làm gì chứ? ,,, Mối phụ cừu biết ngày nào thanh toán được?

- Trình sư thúc rõ, bên dưới chân núi có người phát điên, cứ gọi tên Triển tướng công mãi.

Triển Mộng Bạch giật mình, trở về thực tại ngay, không chờ nghe tiếp cũng chẳng hỏi gì, vội chạy nhanh ra ngoài, qua khỏi hành lanh khúc khủy, qua luôn hậu viện đến đại điện, vọt thẳng ra cữa chùa.

Rồi chàng chạy nhanh xuống núi.

Bỗng, có tiếng gọi chàng đâu đó vang lên:

- Triển huynh? ... Triển đại hiệp! ...

Triển Mộng Bạch chậm chân lại, nhìn quanh quẩn, phát hiện ra một bóng người đang đứng tựa mình nơi cội cây ngô đồng, gần chân núi.

Người đó cầm cương ngựa nơi tay, con ngựa đứng cách y không xa.

Người đó, là Hoàng Hổ!

Nhưng, một Hoàng Hổ khác xa ngày nào, hiện tại thì y phục của y dơ dáy quá chừng, thần sắc lại tiều tụy, đôi má ngày nào còn phính rượu thịt giờ đây tóp rí lại như nhiều ngày tháng qua rồi y rất thiếu thốn cái ăn, cái uống.

Con ngựa bên cạnh y, chính là con tuấn mã của Triển Mộng Bạch.

Trông thấy Triển Mộng Bạch, nó hí luôn vang rền, lồng lộng.

Triển Mộng Bạch chưa biết mình mừng hay sợ trước cuộc tái ngộ này. Chàng chạy nhanh tới cội ngô đồng, vỗ tay lên đầu vai Hoàng Hổ, hỏi gấp:

- Làm sao huynh đài ra nông nỗi này?

Niềm xúc động khi gặp Triển Mộng Bạch làm y rung người lên, trong phút giâu rời thân cây, mất thăng bằng, y ngã xuống gốc cây liền.

Triển Mộng Bạch cấp tốc dìu người, dẫn ngựa, trở lên chùa.

Đang bi thảm về cảnh huống đã trải qua của vị tứ sư đệ, Thiết Cốt đại sư bắt buột phải kềm lòng, lấy bình tĩnh, xem mạch cho Hoàng Hổ.

Triển Mộng Bạch đứng một bên, nôn nóng hỏi:

- Có sao không, đại sư? Liệu chẳng việc gì đáng ngại lắm chứ?

Lâu lắm Thiết Cốt đại sư mới nở một nụ cười, thốt:

- Nhiều ngày lao lực, lại chẳng ăn uống gì, rồi lại nôn nóng, lo âu sợ hãi, thêm dầm sương dãi gió, do đó ngoại xâm, nội phát thành ra vị qúy hữu này cuối cùng phải ngã gục như vậy.

Triển Mộng Bạch thở phào.

Thiết Cốt đại sư bảo đệ tử chưng sâm, cho Hoàng Hổ uống, còn Triển Mộng Bạch thì chạy lại tàu ngựa, săn sóc con tuấn mã của chàng.

Ngày đó rồi cũng qua đi, khi hoàng hôn vừa xuống, thì ngựa đã khỏe mà người cũng tỉnh lại.

Bây giờ, Triển Mộng Bạch mới hỏi:

- Tại sao huynh đài tự làm khổ mình đến mức độ đó? Việc gì khẩn cấp bắt buộc huynh đài phải vất vả cùng cực?

Hoàng Hổ thở dài:

- Triển huynh lên xe rồi, bọn tại hạ còn say vùi, phải mất một thời gian khá dài mới tỉnh lại. Khi tỉnh ra, thấy rượu là sợ ngay, sợ Phú Trọng Bình lại bày ra một tiệc khác, cho nên ai ai cũng len lén rút đi êm.

Ngờ đâu, đến Tứ Xuyên rồi, bọn tại hạ phát giác ra trước mặt cũng như sau lưng, đều có người giám thị, chẳng rõ những người đó theo dõi bọn tại hạ từ lúc nào.

Khi bọn tại hạ tới một vùng hoang vu thì gặp bọ này chận lại.

Cuộc động thủ giữa song phương khai diễn liền.

Bọn tại hạ qua mấy chiêu đầu, nhận ra ngay mình chưa phải là đối thủ của người đó.

Triển Mộng Bạch kinh hãi, chận hỏi:

- Cả Lao Sơn Tam Nhạn, huynh đài và Kim Huynh, năm người hiệp sức lại mà cũng không địch nổi đối phương? Họ có mấy người?

Hoàng Hổ thở dài:

- Họ gồm sáu người. Sáu người đó đều có võ công rất cao, trong số có một vị sử dụng chiếc Ngân Quang là xuất sắc hơn nội bọn.

Triển Mộng Bạch cau mày:

- Các vị không nhận ra lai lịch về võ học của họ sao?

Hoàng Hổ lắc đầu:

- Cố quan sát nhưng không tài nào nhận ra nổi. Chỉ biết là sử dụng những ngón nghê ngoại môn, ít có trên giang hồ, họ lại dùng vũ khí ngoại môn, nên càng khó nhận.

Triển Mộng Bạch trầm ngâm một lúc:

- Hoàng huynh có hỏi họ chận đường như vậy, để làm gì chăng?

Hoàng Hổ đáp:

- Chỉ vì con ngựa của Triển huynh, họ bảo lưu ngựa lại.

Triển Mộng Bạch, buột miệng hỏi:

- Lưu ngựa hả?

Hoàng Hổ gật đầu:

- Đúng vậy. Phải chi họ đòi hỏi những thứ gì khác, thì không thành vấn đề. Đàng này họ quyết đòi con ngựa! Thử hỏi huynh đài, chứ bọn tại hạ có thể giao con ngựa đó cho họ được chăng? Giao như vậy thì còn chi nghĩa khí giang hồ?

Đến lúc đó, tại hạ mới thấy cái bổ sắc anh hùng của Xuyên Vân Nhạn. Y lựa lời trấn định những người đó, đồng thời ra hiệu cho vị tam đệ của y bảo vệ tại hạ, tại hạ thừa dịp lên lưng ngựa chạy đi.

Hoàng Hổ thở dài, rồi tiếp:

- Tại hạ nỡ lòng nào bỏ họ lại đó? Nhưng nếu ở lại thì trước sau gì con ngựa cũng bị đoạt mất, như vậy là phụ sự ủy thác của Triển huynh. Suy tới nghĩ lui, tại hạ đành phải tách rời nội bọn chạy đi.

Chừng như có thần linh phù hộ hay sao ấy. Hạ đại ca và Hạ nhi ca cùng vung Ngô câu kiếm đánh tới, đường kiếm của họ linh hoạt hơn trước gấp mấy lần.

Kim đại ca của tại hạ cũng vũ lộng đôi Phán quan bút xông vào vòng chiến, trợ lực anh em họ Hạ.

Riêng Hạ tam ca thì sử dụng ngón nghề đặc biệt của bộ ba mà ít khi nào họ thi thố trừ trường hợp vạn bất đắc dĩ. Ngón nghề đó là phóng Nhạn Linh Tiêu. Hạ tam ca vừa phóng vừa chạy, cốt ý ngăn chận địch đuổi theo tại hạ, tạo cho tại hạ một khoảng cách an toàn.

Hoàng Hổ dừng lại, thở một lúc, đoạn tiếp luôn:

- Sáu người đó có võ công cao thật, song trước thì họ áp đảo bọn này, khi tái chiến thì chừng như họ sút kém, có lẽ vì anh em họ Hạ phấn động oai hùng, thêm Kim đại ca giúp sức, quyết ngăn chận họ đuổi theo tại hạ. Nhưng sau đó Hạ đại ca và Hạ nhi ca đã trúng thương ...

Triển Mộng Bạch nắm chặc đôi tay, gằn từng tiếng:

- Còn Hạ tam ca đâu? Sao không theo Hoàng huynh đến đây?

Nói quá nhiều, Hoàng Hổ thấm mệt, phải thở một lúc mới tiếp được:

- Tại hạ cùng Hạ tam ca chạy trối chết, bất kể ngày đêm, nhưng vừa vượt qua biên cảnh Xuyên Trung thì phát hiện ra có địch đuổi theo. Lúc đó, Hạ tam ca đuối sức lắm rồi, nhận thấy không làm sao cùng đi với tại hạ nữa được, nên bảo tại hạ cứ đi, tại hạ thoát nạn là điều tối trọng.

Còn Hạ tam ca thì quay trở lại, sẵn sàng nghinh chiến với địch.

Trời! Trong tình huống đó, mong gì thủ thắng nổi mà Hạ tam ca định liều! Bất quá chỉ làm chậm chân địch một vài phút giây nào đó thôi.

Cuối cùng, y kết thúc:

- Hiện tại, tại hạ cũng đến được nơi đây, gặp lại Triển huynh, con ngựa còn nguyên vẹn!

Triển Mộng Bạch thừ người một lúc.

Thần Cơ đại sư có dự thính cuộc kể chuyện của Hoàng Hổ, ngồi bên cạnh đó, sắc mặt biến dần dần, song chẳng nói gì.

Mãi đến bây giờ, đại sư mới cao giọng tán:

- Hành động như vậy đáng mặt nam nhi hữu dũng! Một cái anh dũng để dùng đúng chỗ bảo vệ chánh khí, đại nghĩa trên giang hồ!

Thiết Cốt đại sư thở dài:

- Một lời hứa, ngàn vàng không lay chuyển! Bằng mọi giá kể cả giá sanh mạng quyết tâm bảo trì lời hứa! Bần tăng ước mong có duyên may gặp được Lao Sơn Tam Nhạn trong tương lai, để chiêm ngưỡng cái tác phong kiêu hùng của mẫu người sống chết vì nghĩa khí!

Hoàng Hổ cuối đầu, một vài hạt lệ rơi xuống áo.

Triển Mộng Bạch vụt đấm mạnh tay xuống chiếc bàn, mặt bàn vỡ ra làm mấy mảnh.

Chàng rít lên:

- Đáng hận cho ta! Anh em họ Hạ vì ta mà chết, đương nhiên là ta phải báo thù cho họ, nhưng đến tên của kẻ thù, ta cũng chẳng biết, thì còn mong gì ta báo phục cái mối thù này?

Thần Cơ đại sư từ từ đứng lên:

- Nếu hai vị muốn tìm kẻ thù, thì bần tăng có chủ ý như thế nầy ...

Triển Mộng Bạch hỏi gấp:

- Chủ ý của đại sư như thế nào? Đại sư mau mau cho bọn tại hạ biết!

Thần Cơ đại sư thong thả buôn từng tiếng:

- Bọn người bao mặt đó vì con ngựa mà hành động, ngưa chưa về tay, hẳn là họ chưa được thoa? mãn, và họ chưa chịu bỏ cuộc đâu. Cho nên ...

Triển Mộng Bạch lại giục:

- Cho nên làm sao? Xin đại sư cho biết.

Thần Cơ tiếp:

- Chỉ cần Triển thí chủ cưỡi con ngựa đó vào đất Xuyên, thí chủ không tìm họ, bỡi có biết họ Ở đâu mà tìm, họ cũng sẽ đến với thí chủ. Mình đem con ngựa câu nhử họ mà!

Triển Mộng Bạch ạ lên một tiếng lớn, lộ vẻ hân hoan vô cùng, kêu to:

- Có vậy mà tại hạ lại không nghĩ ra! Thật là mê muội.

Thần Cơ đại sư ngưng trọng thần sắc, tiếp luôn:

- Nhưng bọ người bao mặt đó có vũ công rất cao, hành tung lại kỳ bí, muốn vào vùng Xuyên, Triển thí chủ không nên đi một mình. Ít nhất cũng phải nhờ đến một vài bằng hữu tiếp trợ.

Triển Mộng Bạch ngẩng mặt lên không cuồng dại:

- Đại sư lo lắng, tại hạ cảm kích vô cùng, tại hạ nghĩ rằng, với hai bàn tay và một thanh kiếm này, tại hạ thừa sức lấy máu của cừu nhân!

Hoàng Hổ sáng mắt hỏi dồn:

- Chừng nào chúng ta đi, Triển huynh? Có thể đi ngay bây giờ chăng? ...

Triển Mộng Bạch cao giọng:

- Ngay bây giờ ...

Chàng ngưng câu nói, nhìn qua Hoàng Hổ một phút, đoạn thở dài tiếp:

- Tình trạng của Hoàng huynh như thế đó, thì dù sao cũng cần phải lưu lại đây ít nhất là nửa ngày cho Hoàng huynh khôi phục hoàn toàn nguyên lực.

Hoàng Hổ tỏ ra mạnh dạn, bật cười ha hả:

- Trên giang hồ, người ta truyền thuyết Triển huynh là con người đúc bằng sắt, Triển huynh đã vậy, Hoàng Hổ này kém sao?

Triển Mộng Bạch trầm tư một lúc, rồi đưa tay vỗ nhẹ lên đầu vai Hoàng Hổ mấy lượt, tán:

- Tốt! Có đầy đủ can trường, nghĩa khí, nghị lực như Hoàng huynh, thật đáng khâm phục!

Thiết Cốt đại sư hướng mắt ra phía ngoài, vừa thốt:

- Đã vậy, bần tăng xin chuẩn bị ngựa cho hai vị.

Thiết Cốt đại sư cất tiếng:

- Con Thiên Lý Tuyết trong tàu đó, gần đâh nó trở nên kiên cường hơn xưa nhiều, sư đệ hãy bảo các đệ tử đóng yên, nhượng cho Triển thí chủ dùng.

Thần Cơ đại sư vâng một tiếng, đoạn bước ra.

Khi hoàng hôn xuống, Triển Mộng Bạch và Hoàng Hổ đã đặt chân lên bờ sông đối diện.

Hoàng Hổ hỏi:

- Nghe nói quê hương của Triển huynh là đất Hàng Châu, chúng ta có nên do ngã Hàng Châu mà đi chăng?

Triển Mộng Bạch lắc đầu:

- Không cần, Hoàng huynh!

Chàng cử roi, chỉ ra xa xa, tiếp:

- Chúng ta theo hướng đó, trực chỉ Lạc Châu, theo luôn đường Tương Âm vào đất Thục.

Đó là con đường ngắn nhất, Hoàng huynh. Phải biết, chúng ta đang tranh thủ thời gian.

* * * Con đường vào đất Thục vốn gian nan, người đi ít khi cất bước đơn thân độc thế.

Trên con đường vào Thục, khách lữ hành hiệp năm, hiệp ba vây đoàn liền bước. Hôm đó, khi hoàng hôn xuống, họ nhìn xa xa thành Tín Dương đã hiện lộ với những đợt khói chiều, rồi những bóng đèn thắp sớm tiếp nối chớp lên.

Bỗng, trên con đường vào Tín Dương, một loạt tiếng lạc ngựa vang lên, nhiều tiếng kết chuỗi liên tục.

Ngựa, chỉ có hai con ngựa thuộc tuấn mã, vừa đẹp vó mà cũng vừa đẹp sắc, kiêu hình.

Tuấn mã lại được đóng yên gấm, lạc vàng, thì bảo sao người ta chẳng trầm trồ, hâm mộ?

Ngựa đã khiến cho người ta tặc lưỡi, thì người ngồi ngựa cũng phải có gì độc đáo, mới xứng đáng cưỡi loại ngựa đó.

Kỵ sĩ có phong thái phiêu phiêu, ngồi ngựa mà mường tượng cưỡi mây du hành lúc hoàng hôn xuống. Bên ngoài thành Tín Dương, có hai đại hán, đội nón cỏ, dáng cường tráng, đang banh mắt nhìn về cuối đường dài. Cả hai vận áo ngắn, màu xanh.

Họ thấy đôi kỵ sĩ, lập tức lộ niềm hân hoan, rồi họ thì thầm với nhau.

- Đến rồi! Quả nhiên là họ đến rồi!

Hai đại hán cùng đưa ánh mắt, ra hiệu cho nhau, rồi cùng lên ngựa, quay đầu ngựa, chạy bay vào thành.

Nhưng, hai kỵ sĩ không hề phát giác có người lưu ý đến sự xuất hiện của họ.

Hai người, chẳng phải ai xa lạ, họ chính là Hoàng Hổ và Triển Mộng Bạch.

Đêm đó, họ trọ tại một khách sạn lớn nhất trong thị thành. Họ gọi rượu, gọi thức ăn uống. Ăn một, họ gọi mười, họ cố vung tiền, gây sự chú ý.

Họ ăn, họ uống, họ cười nói oang oang, tuy nhiên qua cái lần say tít cung thang tại nhà Phúc Trọng Bình họ đã dè dặt đối với rượu.

Và hơn lúc nào hết, hiện tại họ chỉ uống cầm chừng. Muốn dụ địch mà lỡ say, thì có khác nào mời địch đến thịt mình?

Khi đêm xuống sâu, bên ngoài khách sạn, ba bóng người xuất hiện.

Cả ba mang trường đao, cả ba cùng có thân pháp nhanh, vóc dáng cường kiện. Xuất hiện rồi, họ không vào khách sạn.

Họ xuất hiện ở bên ngoài, ho đi tới đi lui, đi quanh khách sạn quan sát, suốt đêm như vậy chớ không vào.

Họ Ở bên ngoài, đến lúc tàn canh năm, gà trong thị trấn rộ gáy.

Trong phòng trọ, Triển Mộng Bạch thức dậy rồi. Chàng mở cữa sổ ra, đúng lúc gặp bóng đen bên ngoài chớp lên.

Nghi ngờ, chàng liền tunh mình qua cữa sổ ra ngoài, song chàng ra đến nơi thì bóng đen biến mất.

Chàng trở vào, gọi thức Hoàng Hổ, cả hai cùng bàn luận về sự tình đó.

Bỗng, có tiếng chân người vang lên phía ngoài, rồi một giọng nói cung cung kính kính vọng vào:

- Triển đại hiệp đã thức dậy chưa?

Triển Mộng Bạch cười lạnh:

- Thức dậy rồi!

Chàng thì thầm với Hoàng Hổ:

- Mãi đến bây giờ, chúng mới đến!

Hoàng Hổ tranh ra trước, trông thấy trong lớp sương đêm chưa ta, mờ hiện hai bóng người, sóng vai nhau, cả hai cùng vận áo dài.

Hoàng Hổ cao giọng hỏi:

- Ai đến tìm Triển Mộng Bạch đó?

Hai người vận áo dài bước tới, nghiêng mình vái chào.

Người bên tả, vóc cao, dưới cằm lưa thưa mấy sợi râu, tuổi độ trên dưới bốn mươi, vòng tay:

- Long Hạo Nhân tại đất Tín Dương, xin bái kiến Triển đại hiệp!

Hoàng Hổ chớp mắt:

- Huynh đài là Long đại hiệp? Thế thì vị nhân huynh kia fải là ..?

Người bên hữu vòng tay, điểm một nụ cười:

- Tại hạ là Tôn Cửu Khê!

Y ốm gầy, lại thấp, nhưng đôi mắt lại sáng vàn lạnh lạ lùng. Thấp người, y lại có đôi tay quá dài đến gối.

Hoàng Hổ ạ lên một tiếng:

- Thì ra là Cửa Quán Vân Long Tôn đại hiệp!

Tôn Cửu Khê nghiêng mình lượt nữa:

- Chính kẻ hèn này!

Rồi y tiếp:

- Không ngờ Triển đại hiệp cũng biết tiện danh của bọn tại hạ!

Hoàng Hổ bật cười ha hả:

- Tại hạ không phải là Triển Mộng Bạch!

Long Hạo Nhân sững sờ. Một phút sau, y hỏi:

- Thế thì Triển đại hiệp ở đâu?

Bỗng một bóng đen chớp lên trước mặt y, làm y hoa cả mắt, bóng đen đó là một thiếu niên vậy y phục đen, dĩ nhiên bóng đó chính là Triển Mộng Bạch.

Xuất hiện rồi, Triển Mộng Bạch vòng tay, điểm một nụ cười, thốt:

- Tại hạ là Triển Mộng Bạch đây! Các vị tìm đến đây hẳn có điều chi chỉ giáo?

Long Hạo Nhân nghiêng mình:

- Hôm qua, tại hạ tiếp được tin của Lâm nhị đệ, do chim câu mang đến, báo rằng Triển đại hiệp sắp đi qua vùng này. Do đó, tại hạ đặt người chờ đón bên ngoài thành, từ cái lúc bắt được tin ...

Hoàng Hổ hỏi:

- Như vậy là khi bọn này vào thành, các vị đã hay rồi?

Long Hạo Nhân gật đầu:

- Đáng lẽ bọn tại hạ phải xin bái kiến các vị ngay từ chiều hôm qua, song vì ngại Triển đại hiệp vất vả trên đường dài, cần phải nghỉ dưỡng sức, cho nên ẩn nhẫn đến sáng này mới mạo muội đánh tiếng.

Chưa ra mặt, Triển Mộng Bạch đã nghe cuộc đối đáp giữa Hoàng Hổ và hai người này.

Chàng biết ngay, họ là những tay có hạng trên giang hồ lắm. Bây giờ ra đây, dĩ nhiên chàng có ý mến trọng họ vô cùng.

Chàng vòng tay lượt nữa, mời tất cả vàong khách điếm.

Dĩ nhiên, cuộc rượu cũng phải được an bày, và song phương cùng vào tiệc.

Trong tiệc rượu, Triển Mộng Bạch hỏi đến mục đích của Long Hạo Nhân và Tôn Cửu Khê, cái mục đích khiến họ tìm chàng tại ngôi khách sạn hoa lệ của thị trấn Tín Dương này.

Long Hạo Nhân mỉm cười:

- Nào có mục đích gì quan trọng, chẳng qua nhân dịp biết Triển huynh đến địa phương này, tìm gặp Triển huynh, bái kiến cho thoa? lòng ngưởng mộ.

Triển Mộng Bạch hơi nghiêm giọng:

- Huynh đài hay quá lời!

Long Hạo Nhân chợt đặt chén rượu xuống:

- Nếu không nhờ Triển đại hiệp trọng nghĩa vung đao, thì anh em trong Song Nghĩa Tiêu Cục cầm như hoá kiếp từ lâu rồi, Triển đại hiệp ơi!

Triển Mộng Bạch sững sờ.

Lại một điều khó hiểu, như bao nhiêu điều mà chàng đã nghe nói đến trên con đường từ Quan Ngoại vào lục địa Trung Hoa.

Tôn Cửu Khê tiếp:

- Sự việc xảy ra bên cạnh chân Phục Ngưu Sơn, không có Triển đại hiệp giải vây thì đoàn hộ tống của Song Nghĩa Tiêu Cục phải táng mạng tất số. Rồi đại hiệp như con thần long, theo mây gió mà đi, không chờ nghe một lời cảm tạ.

Y rót rượu vào chén, tiếp nối:

- Anh phong đó, hùng khí đó, là gương sáng luôn luôn rạng ngời trước mắt bọn tại hạ, người chứng kiến ngưởng mộ đã đành, mà người nghe thuật lại cũng khâm phục vô cùng.

Tại hạ là người ngoài cuộc, trong đêm vừa qua, nghe Long đại ca cho biết hiệp giá sẽ đi ngang đây, lập tức tìm đến nơi, hiệp đoàn cùng Long đại ca, quyết bái kiến Triển đại hiệp cho kỳ được!

Triển Mộng Bạch nhếch nụ cười khổ.

Chàng thầm nghĩ:

- Ngày trước, vừa ly khai gia môn, đặt bước chân đầu tiên trên giang hồ, là vấp phải niềm oan, rồi càng bước tới càng vấp oan uổng, oan chồng chất. Tưởng chừng như bao nhiêu sự bại hoại trên đời này đều do Triển Mộng Bạch làm ra. Nhưng ngờ đâu, thời gian trôi qua, ngày nay tình thế đổi khác!

Chàng muốn giải thích lắm, song làm sao giải thích được?

Vả lại, càng giải thích, người ta càng cho là chàng khách sáo, mà phàm anh hùng, chính trực, quang minh, không ai thích khách sáo.

Chàng chuyểng sang chuyện khác:

- Thinh danh của Long huynh rất trọng, hẳn là vùng Tín Dương này dù một ngọn cỏ, một tất đất cũng không còn lạ gì đối với Long huynh. Thế chắc Long huynh thừa hiểu trong địa phương có bao nhiêu cao thủ chứ?

Long Hạo Nhân gật đầu:

- Đại khái là vậy, Triển huynh.

Triển Mộng Bạch tiếp:

- Đêm vừa qua, có mấy vị bằng hữu lục lâm đến đây định viếng tại hạ song chẳng hiểu tại sao họ chỉ đi quanh quẩn ở bên ngoài khách sạn, mãi đến sáng ngày, họ mới bỏ đi luôn.

Long Hạo Nhân đưa chén rượu lên ngang môi, nhếch một nụ cười, thốt:

- Triển huynh lầm đấy. Mấy người xuất hiện trong đêm rồi bên ngoài khách sạn, chẳng phải là bằng hữu trong lục lâm đâu. Trái lại, họ có mặt quanh đây chỉ để bảo vệ cho Triển huynh được an giấc sau những ngày vất vả trên dặm đường dài.

Triển Mộng Bạch trố mắt:

- Long huynh nói sao? Có thể giải thích rành hơn chứ?

Long Hạo Nhân gật đầu:

- Trong tiêu cục của tại hạ, có mấy vị tiêu sư thọ Ơn trọng của Triển huynh, họ nghĩ rằng Triển huynh mới đặt chân đến vùng đất này, hẵn là lạ người, lạ cảnh không làm sao phân biệt được kẻ tốt người xấu. Và thói thường thì những tay chuyên hành nghề không vốn lại nhắm vào khách viễn phương. Do đó, các vị tiêu sư sợ Triển huynh bị quấy nhiễu ban đêm trong lúc cần nghỉ ngơi để lấy sức. Họ âm thầm ẩn nấp bên ngoài khách sạn, canh phòng cho Triển huynh đó. Đáng lý ra, họ phải nán lại chờ Triển huynh ra khách sạn để đương diện ngỏ lời cảm tạ, song họ nghĩ thân thấp phận hèn, không xứng đáng quấy nhiễu Triển huynh, nên vừa sáng là họ kéo nhau về tiêu cục.

Triển Mộng Bạch hết sức cảm động, mà cũng hết sức thẹn.

Chàng có làm gì cho họ đâu, mà họ phải vất vả chu toàn cho chàng? Đúng là ngồi mát ăn bát vàng, không còn tư cách anh hùng mảy may.

Hoàng Hổ đặt mạnh chén rượu xuống mặt bàn kêu một tiếng cộp, rồi bật cười lớn:

- Cái gì mà thân phận thấp hèn? Sáo quá! Hãy mời các vị đó đến đây ngay, chứ nếu không thì tại hạ nhất định không uống thêm một giọt nhỏ!

Long Hạo Nhân sáng mắt lên:

- Nếu thế, tại hạ xin cho người gọi đến liền.

Lịnh đưa ra, có người tiếp nhận chạy đi, thì bên ngoài một âm thinh vang lên oang oang:

- Triển đại hiệp còn ở đó chăng? Lâm Thu Cốc đã đến đây rồi, chỉ sợ bái kiến không kịp!

Lâm Thu Cốc xuất hiện nơi khung cữa, đứng thẳng người, dáng dấp kiêu hùng khoáng đại.

Phong thái của y có phần nào hơn Long Hạo Nhân.

Trông thấy người, Triển Mộng Bạch sanh lòng cảm mến ngay, thật sự cảm mến chớ chẳng phải có ý chiêu đải để hiệp đảng, kết đoàn.

Không lâu lắm, ba vị tiêu sư đến.

Cuộc rượu đã vui, có thêm người càng vui hơn, khi thanh khí tương đồng thì ai cũng cởi mở tâm tình, thành thật cười cười, nói nói.

Họ uống từ thái dương lên cao ba sào mãi đến ngọ.

Triển Mộng Bạch xin ngưng cuộc rượu, sợ lại say như lúc nào uống với Phú Trọng Bình, và trong trường hợp này, say là hỏng cả mọi việc.

Bọn Long Hạo Nhân ép, chàng cương quyết tạ từ.

Tạ từ rồi, là chàng cùng Hoàng Hổ lên đường ngay, bỡi cả hai đã nán lại đây tròn đêm cọng thêm nửa ngày, họ không thể lưu lại lâu hơn.

Long Hạo Nhân và mấy người kia biết chàng có việc khẩn cấp bên mình, nên đành để cho chàng ra đi, với niềm luyến tiếc gặp nhau trễ, lại vội chia tay.

Địa chủ và khách viễn phương cùng ra khỏi thành, nơi đó họ chia tay, người lên ngựa, kẻ trở lại.

Hoàng Hổ vừa vung roi, vừa cười, thốt:

- Họ khá đó, cũng đáng mặt hảo hán chứ! Rất tiếc là họ không đưa chúng ta xa hơn!

Triển Mộng Bạch cùng cười:

- Đưa ra khỏi thành, chưa đủ sao?

Họ rong ngựa, vượt một đoạn đường.

Hoàng Hổ lại cau mày, càu nhàu:

- Kỳ quái thật! Tại sao thế này? Yên ngựa bỗng nhiên cứng và lạnh?

Triển Mộng Bạch cũng cảm thấy có cái gì khác lạ. Chàng nhìn xuống, bất giác sửng sốt, phát hiện ra yên ngựa bị tráo.

Yên ngựa trước đã bị lấy, hiện tại thì chàng đang ngồi trên một chiếc yên bằng vàng ròng, bên ngoài sơn đen.

Hoàng Hổ bật cười, rồi lắc đầu:

- Không tưởng nổi! Hẳn là Long Hạo Nhân chơi cái trò đùa này chớ chẳng còn ai khác nữa!

Triển Mộng Bạch tặc lưỡi:

- Cái lễ quá trọng thế này, chúng ta làm sao dám tiếp nhận.

Hoàng Hổ thốt:

- Cái bọn đó có tính tình kỳ quái, họ chẳng khác chúng ta bao nhiêu, nếu Triển Huynh mang yên ngựa bằng vàng này trở lại trả cho họ, thì đừng mong họ còn ăn uống nổi! Họ sẽ tức, sẽ thẹn, sẽ bối rối đến nghẹn yết hầu cho mà xem!

Triển Mộng Bạch lắc đầu, rồi bật cười:

- Bây giờ thì chúng ta không còn sợ thiếu bạc chi dụng rồi đó Hoàng huynh ạ. Hoàng huynh có tùy lúc câu nhử bọn kia!

Họ cười họ nói, ngựa cứ bon bon dặm dài.

Về hướng Tây thành Tín Dương, có dãy Đồng Bách Sơn, trải dài trăm dặm, khách lữ hành đến đó, phải do ngã Dương Tinh Quang, rồi vào đất Ngạc.

Còn cách độ dặm đường đến cữa ải, rải rác năm bảy ngôi quán cổ, loại quán nghèo nơi thôn dã, bán chút ít cái ăn, cái uống.

Triển Mộng Bạch và Hoàng Hổ không từ bỏ quán nào. Ngang qua mỗi quán họ vào, ngồi vào một lúc, uống vài ba chén rượu rồi đi.

Họ cần kéo dài thời gian để chờ hoàng hôn xuống sẽ vượt ải lúc đêm về.

Họ rong theo đường bọc quanh chân núi.

Ở những dãy núi cao, thường có sương mù bao phủ, sương từ trên xuống, sương từ đất bốc lên, sương đọng giữa lưng chừng núi dồn đến chân, ở xa xa nhìn tới, trông núi non cây cỏ như nhuộm màu ảm đạm, thê lương.

Hoàng Hổ xúc cảm sanh tình, bất giác ca mấy khúc.

Bỗng Triển Mộng Bạch quát khẻ:

- Im, Hoàng huynh!

Hoàng Hổ giật mình:

- Gì đó, Triển huynh?

Triển Mộng Bạch cau mày:

- Cứ lặng nghe thử xem!

Hoàng Hổ ngưng thần, chú ý.

Trong vầng sương đục xa xa, ẩn ước có tiếng nữ nhân gào cứu mạng.

Trong khi Triển Mộng Bạch phóng ngựa chạy về phía đó, Hoàng Hổ lắc đầu thở dài:

- Đúng là một trang hảo hán, gặp bất bình là can thiệp, cái nghĩa khí đó đáng ngợi vô cùng.

Y giục ngựa chạy theo liền.

Đường núi nào lại chẳng gồ ghề? huống hồ là ở một nơi hầu như vắng bóng người quanh năm suốt tháng?

Tiếng kêu phát xuất từ chỗ cao vọng xuống, muốn đến tận nơi, phải vượt triền.

Tiếng kêu nghe yếu ớt quá, dù chàng đã đến gần, mà tiếng kêu nghe nhỏ lại, không to bằng lúc chàng còn ở ngoài xa.

Sợ vì ngựa làm kinh động người trong cuộc, nạn nhân cũng như thủ pham, Triển Mộng Bạch xuống ngựa đi chân, lại nhón gót dè dặt từng bước đi.

Chàng nhón gót, nhưng con ngựa to và nặng hơn, đạp trên sỏi đá, mỗi cái trượt chân là nó nhích thân hình, lục lạc khua vang.

Tiếng kêu lúc đó biến thành tiếng khóc.

Đến ven rừng, cả hai không do dự, dắt ngựa đi luôn vào sân.

Tiếng khóc nghe phiêu phiêu phưởng phưởng, khó thể nhận định từ phương hướng nào vọng đến.

Cả hai cứ đi, nghĩ hướng nào, tiến về hướng đó.

Đi một lúc, bỗng Hoàng Hổ cảm thấy cái gì khác lạ, vụt trầm giọng thốt:

- Triển huynh, chừng có kẻ nào đó, dàn cảnh để đưa chúng ta vào cạm bẩy.

Triển Mộng Bạch giương đôi mày:

- Dù biết là có cạm bẩy, chúng ta cũng cứ vào, nghe tiếng khóc mà không tìm cách giải cứu nạn nhân, thì còn chi là cái dõng của khách giang hồ?

Hoàng Hổ buột miệng tán mấy tiếng, hăng hái tiến bước.

Vừa đi y vừa quát:

- Kẻ nào hành hung, tác ác, hiếp đáp người như vậy hãy ra mặt, so tài với ta vài trăm hiệp xem nào?

Triển Mộng Bạch muốn âm thầm tới cứu mà Hoàng Hổ đã cất giọng oang oang chỉ còn biết thở dài, lắc đầu kêu khổ.

Ngờ đâu, sau khi Hoàng Hổ quáng vang, tiếng khóc bi thảm vụt biến thành tiếng cười ngụy dị.

Một người cười chưa dứt tiếng, nhiều người rộ lên cười, từ bốn phía vọng đến, cũng ngụy dị như tràng cười đầu tiên.

Tiếng cười như trêu, như cợt, như khiêu khích, như thách thức, hai niên thiếu anh hùng sinh dõng, can thiệp bất bình.

Cả hai chưa biết phải phản ứng làm sao, bây giờ thì họ cầm chắc là tiếng khóc dụ dẫm họ vào lưới rập.

Lâu lắm, từ trong tiếng cười, có giọng nói phát ra:

- Để ngựa lại đó, rồi cứ đi, tha cho các ngươi khỏi chết!

Hoàng Hổ nhận định phương hướng vừa khoa đao vừa lướt tới.

Triển Mộng Bạch vội nắm y giữ lại:

- Khoan! Đợi tại hạ với!

Chàng sợ Hoàng Hổ sơ thất, lại không muốn mất ngựa, nên tay cầm Hoàng Hổ, tay nắm cương ngựa đồng thời vận lực chuyển khắp tứ chi, rồi cùng tiến về phía có tiếng nói.

Đối phương lại cười hắc hắc, vừa cười vừa nói:

- Đi đâu đó! Muốn chết phải không? Muốn thì cứ đi tới. Tốt lắm! Lại đây!.... Lại đây!

Bỗng, Hoàng Hổ và Triển Mộng Bạch cảm thấy đôi chân nhũn lại, chừng như bước vào khoảng không.

Rồi cả hai rơi xuống hầm.

Đối phương bật cười lớn:

- Rơi hầm rồi!.... Rơi hầm rồi!....

Hoàng Hổ hét vang dội, mắng oang oang:

- Bọn tiểu tử kia! Phương pháp của các ngươi hèn hạ quá, ấu trỉ quá, các ngươ cho rằng làm vậy là hảm hại được Triển đại ca của ta sao!

Triển Mộng Bạch thở dài, thầm nghĩ:

- Đành rằng là một phương pháp ấu trỉ, song trong lúc không đề phòng, còn ai lại chẳng mắc mưu?

Chàng nghe bên trên có tiếng chân người, rồi vó ngựa tiếp theo.

Chàng vừa kinh hãi vừa giận, song giận cũng chẳng ích lợi gì, tốt hơn là nên trấn định tâm thần để tìm phương thoát nạn.

Bên trên miệng hầm có người cười hắc hắc:

- Đúng là các ngươi tự tìm cái chết! Có chết đi, các ngươi cũng không oán trách anh em ta được!

Tiếng nói vừa buông dứt, một khối đá lớn rơi xuống! Đã nung nóng, gặp nước, bốc kêu xèo xèo. Nước sùi lên, nhưng những núm vú trắng.

Triển Mộng Bạch thở dài:

- Luyện đầm là chốn nguy hiểm, mà cũng không làm chết ta. Không ngờ một cái hầm tầm thường do người tạo ra là mồ chôn sống ta như thế này!

Chàng cao giọng hỏi:

- Các bằng hữu là ai?

Thay vì bên trên đối phương đáp lời, thì nhiều tiếng vút vút phát ra, chẳng rõ do đâu.

Những tiếng vút vút đó vang vọng xuống hầm làm chói màng tai chàng.

Rồi bốn tiếng rú thảm vang đi, dội vách núi, rền khắp rừng.

Sau đó, không gian trở lại trầm tịch như cảnh chết.

/49

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status