Cuối cùng Dư Kiều phải ôm cái vòi nước ngủ suốt một đêm.
Anh không hiểu sao Dư Chu Chu có thể khóc lắm đến thế, lại còn khóc không chút tiếng động, cứ rơi nước mắt như vậy. Điều này khiến anh phiền lòng hơn cả tiếng gào khóc khổ não của đám trẻ con.
“Bà cô nhỏ của tôi ơi, đời này anh sẽ không bao giờ chơi Contra nữa, anh còn chưa khóc đây này?”
Buổi tối mùa hè, quạt điện thổi vù vù. Dư Kiều cảm thấy cực kỳ tiếc nuối, hiếm lắm mới có một nhóc không bám người khác khiến anh yêu thích, tuy hơi ngốc nhưng cũng khá láu cá, quan trọng nhất, con bé cũng không được yêu quý giống mình hồi còn bé. Cái này đúng là vòng quay của số phận — mình nhìn trúng một người nối nghiệp có tiền đồ như vậy, vừa mới định lên kế hoạch đào tạo thì đã chết yểu vì nước mắt tầm thường của phụ nữ.
Phụ nữ ấy mà, tuyệt đối không thể vì tuổi tác mà xem thường phụ nữ.
Dư Kiều lên ba tuổi thì ba mẹ ly hôn. Ban đầu anh là “cháu đích tôn” được mọi người yêu thương, lại bị mẹ mang về nhà bà ngoại, cấm anh gặp họ hàng bên nội. Trong đám nhỏ đông đảo ở nhà ngoại, bởi mẹ vừa ly hôn mà anh trở thành công dân hạng hai. Đến năm mười một tuổi, vừa mới bồi dưỡng được chút tình cảm với ông bà ngoại thì mẹ lại muốn tái hôn. Người mẹ vĩ đại hồi trước sống chết cũng phải giành quyền nuôi con bây giờ đã thỏa hiệp với hiện thực — vậy nên anh lại bị đuổi về nhà ba. Lúc ấy anh mới biết, ông nội yêu thương mình nhất đã qua đời từ ba năm trước.
Anh và người cha làm chủ tịch công đoàn, luôn luôn bận rộn, luôn luôn nóng nảy, luôn luôn nghiêm mặt kia, trở thành hai người nửa quen biết nửa xa lạ.
Mười một tuổi và bốn mốt tuổi.
Thuở đầu thanh xuân gặp phải kết thúc của thời tráng niên.
Khoảng thời gian ba năm, nếu gặp phải đôi tình nhân nhanh nhẹn thẳng thắn thì có khi con trai cũng sắp rót được xì dầu rồi, nhưng anh và ba vẫn là “không quen biết lắm”.
Nhóc con nằm trong lòng đã dần hít thở ổn định. Dư Kiều nghĩ, đến lúc nhóc mười bốn tuổi, không hiểu sẽ thành cái dạng gì nữa?
Dẫu sao chắc cũng không tệ hơn mình chứ?
Nếu nói, trước lúc chìm vào giấc ngủ, trong lòng Dư Kiều còn một chút dịu dàng và hổ thẹn thì khi tỉnh dậy vào sớm hôm sau, cơn giận muốn bể phổi đã khiến anh quên sạch những bùi ngùi đêm qua — phụ nữ, thật sự rất phiền phức.
Đúng vậy, anh phải chải đầu cho Dư Chu Chu, là kiểu tóc đuôi ngựa đơn giản nhất, anh đã chải mất gần ba mươi phút rồi. Ánh mắt khinh thường của Dư Chu Chu đi qua gương phản chiếu vào đáy mắt anh, sáng ngời ngời: “Sau này mà anh có con gái,” Dư Kiều nói một cách quái đản, “Tóc nó mà dài ra là anh cấu chết nó luôn!”
Dư Chu Chu hỏi cực kỳ nghiêm túc: “Anh nghĩ sẽ có người bằng lòng sinh con với anh ư?”
…
Khi chào tạm biệt Dư Kiều, trong đầu Dư Chu Chu bỗng có một ý nghĩ không giải thích được. Hình tượng của anh họ Kiều trong lòng bé vẫn rất mờ nhạt, anh ấy lớn hơn bé nhiều như vậy, tận tám tuổi, còn lớn hơn cả Trần Án, nhưng mà cử chỉ lại không tao nhã, trầm ổn như Trần Án. Mỗi lần Dư Chu Chu gặp phải, anh sẽ hoặc là nhe răng trợn mắt, bực bội nói: “Đừng làm phiền anh”, hoặc là bị bác cả trách mắng, sau đó sẽ bày ra vẻ mặt ngang bướng, không chịu tiếp thu, đứng ngả ngớn ở góc nhà, nhìn mọi người một cách châm biếm, cứ như cuộc sống là một chuyện hết sức buồn cười vậy.
Nhưng bây giờ, anh họ Kiều đã bắt đầu trở thành người thân thứ ba của bé, ngoại trừ mẹ và Bôn Bôn.
Người thứ ba có thể khiến bé từ bỏ Lam Thủy vì mạng sống của đối phương.
Thời gian vẫn trôi, chiều hè thật oi ả. Tuy hồi đó thì nghĩ buổi chiều dài đằng đẵng thế này thật khó chịu nhưng lúc quay đầu nhìn lại, Dư Chu Chu vẫn thấy khó hiểu, rốt cuộc cô đã dùng khoảng thời gian đó vào việc gì?
Chúng cứ thế mà trôi qua mất rồi.
Khoảng thời gian còn lại, Dư Chu Chu rất hiếm khi gặp công tước, tử tước thỏ. Athena và Ma vương đại nhân của nàng đều đồng thời tàng hình trong thế giới của bé. Từ đó tới giờ, bé chưa từng nhớ Bôn Bôn đến vậy.
Tớ ước khi quay đầu sẽ lại có cậu hướng đôi mắt trong veo và rụt rè về phía tớ, gọi Chu Chu.
Vậy nên tớ không ngừng quay đầu, tận đến khi đầu óc choáng váng, cậu vẫn không xuất hiện.
Dư Chu Chu rầu rĩ nghĩ thầm, thì ra, thì ra đây chính là nhung nhớ.
Nữ hiệp Dư Chu Chu còn chưa khôi phục lại sau những đả kích của mấy người kia thì tháng tám đã kết thúc.
Sang tháng chín, trên lưng bé có thêm chiếc cặp sách màu đen mới mua, phải đi học rồi.
~*~
Dư Chu Chu vẫy tay với bà ngoại và Dư Đình Đình, sau đó bước qua cửa lớn tiến vào vườn trường, đầu không hề ngoảnh lại.
Rõ ràng lúc nãy khi được bà ngoại nắm tay dắt qua đoàn người nhốn nháo và những chiếc xe ba gác đặt san sát nhau trong chợ, bàn tay bé vẫn còn đổ mồ hôi, thế mà vừa mới chào tạm biệt, giờ chỉ còn một mình, Dư Chu Chu lại không thấy sợ nữa. Vào ngày nhập học, trường có quy định đặc biệt, phụ huynh của học sinh mới có thể tham gia nghi lễ chào cờ cùng con. Vậy nên có rất nhiều em bé được ba mẹ dắt qua cổng lớn. Nhưng khi bà ngoại hỏi bé có cần người đi cùng không, bé lại vội vã lắc đầu.
Thậm chí bà ngoại còn có thể nhận ra ánh mắt của bé đang nói: “Ngoại ơi, ngoại đi về đi, ngoại về nhanh đi.”
Bữa tiệc hôm đó đã để lại một di chứng cho Dư Chu Chu. Đó chính là, chỉ khi ở trước mặt người quen, bé mới thấy căng thẳng. “Người quen” là toàn bộ thân thích – trong đó có bà ngoại – cùng với các cô, các chú, các ông bà thoạt nhìn chẳng khác gì nhau, có liên quan tới người thân của bé.
Đương nhiên họ hàng bên nội thì không tính, mấy người đó đều được tính là người lạ, vậy nên nếu phải gặp họ lần nữa, bé cũng chẳng căng thẳng.
Điều kiện phát tác của di chứng này nói ra thì rất phức tạp. Tóm lại là, bé sợ khi đứng trước mặt người thân trong những thời khắc quan trọng, bé sẽ luống cuống, mất bình tĩnh.
Chẳng qua Dư Chu Chu cũng có cách giải thích của riêng mình.
Bé cho rằng mình chỉ quá lương thiện thôi. Nếu không phải sợ người thân thấy mất mặt, bối rối vì mình, nếu không phải bé không muốn thấy họ kỳ vọng quá cao vào mình rồi phải thất vọng thì bé đã chẳng căng thẳng như vậy.
Khi ấy bà ngoại đã thản nhiên nói rằng, cách giải thích ấy không hề mâu thuẫn. Điều con nói là nguyên nhân, còn điều bà nói là kết quả.
Dư Chu Chu ngẩn ra mấy giây, nụ cười cũng cứng lại, dù sao thì… con vẫn rất thiện lương.
Bà ngoại cau mày nhìn bé hồi lâu, sau đó như đang nhịn cười, bà nói, ừ, bà nhìn thấy rồi.
Đó là buổi tối trước hôm khai giảng ba ngày, trời đã sắp tối đen. Dư Chu Chu một mình xuống lầu, chạy ra ngoài chơi còn chưa về nhà. Bà ngoại xuống lầu tìm bé thì thấy mấy bà cụ vẫn hay đi phơi nắng cùng mình đang ngồi thành một vòng, đứng giữa chính là đứa cháu gái Dư Chu Chu của bà, đang say mê hát bài Phóng khoáng đi một chuyến cho mấy bà nghe, hưởng thụ tiếng vỗ tay vang lên không đều của các bà xung quanh, khuôn mặt hưng phấn đỏ bừng.
“Thím Dư này, đứa cháu gái của nhà bà đúng là bảo bối mà, thông minh xinh xắn lại lanh lợi hoạt bát, lại còn hát hay nữa…”
Mới tối hôm trước thôi, trong buổi họp mặt với đồng nghiệp cũ của bà, đứa cháu gái vừa thông minh, xinh xắn vừa hoạt bát này còn hát cái bài Phóng khoáng đi một chuyến nhỏ như muội kêu, vo vo ve ve, vừa hát vừa cúi đầu, cả mặt đỏ bừng, chân trái thì giẫm giẫm xuống đất, cứ như bên dưới có dầu mỏ vậy.
Bà ngoại mơ hồ phát hiện ra di chứng sợ hãi của Dư Chu Chu, con bé càng căng thẳng thì mình lại càng cần đẩy nó lên phía trước.
Dư Chu Chu theo bà ngoại lên lầu, nói cực kỳ thành khẩn, đây mới là trình độ thực của con.
Chỉ là bé không cách nào giải thích được tại sao trình độ thật và tấm lòng lương thiện không thể tồn tại cùng nhau.
Hôm nay cũng vậy, bà ngoại gật đầu cho bé tự bước vào cổng trưởng, sau đó tính toán đi cùng cô cháu Dư Đình Đình nhập học cùng năm nhưng không cùng lớp với Chu Chu.
Vừa ngẩng đầu lên bà đã thấy bóng lưng thẳng tắp của Dư Chu Chu, túm tóc đuôi ngựa nhún nhảy theo bước chân, dáng hình nhỏ gầy mang theo một khí thế “hôm nay cất bước làm lại từ đầu”.
Bà ngoại không biết rằng, tối qua trước khi đi ngủ, Dư Chu Chu bỗng hiểu ra, bé không thể tiếp tục sa sút tinh thần như thế. Bé chưa từng xem Gone with the wind nhưng vẫn nắm chặt hai tay, nhắm mắt nằm vào ổ chăn, im lặng nói với chính mình, ngày mai lại là một ngày mới.
Đến cả nhà trẻ cũng không đi nên thật ra Dư Chu Chu chẳng hề có chút khái niệm nào về trường học. Bé chỉ nghĩ, đó là nơi có rất nhiều người lạ. Nghĩ vậy, bé lại hưng phấn khó kiềm chế.
Bé sẽ không bao giờ là đứa ngốc Dư Chu Chu chỉ biết lúng túng ngồi trong góc, nhìn con gái nhà người ta vui đùa, lấy lòng người lớn nữa.
Hôm nay sẽ là một ngày mới.
Bầu nhiệt huyết sục sôi của Dư Chu Chu dần nguội lạnh trước biển người rộn ràng tấp nập ở sân trường.
Bé quên mất mình được phân tới lớp nào rồi.
Bà ngoại đã nói với bé rất nhiều lần nhưng lời nói đó cứ trôi tuột từ tai phải qua tai trái. Tim Dư Chu Chu đập bình bịch, sau lưng đã thấm mồ hôi, bé xoay người chạy vội về phía cửa lớn, bà ngoại, bà ngoại ơi, ngoại tuyệt đối đừng…
Về sau, mỗi lần Dư Chu Chu nhớ lại khoảng thời gian đó đều cảm thấy kỳ quái, không hiểu ai đã cho mình góc nhìn của Thượng đế —— cô bé như thấy chân trái của mình rơi vào hố nhỏ trên mặt đường nhựa, cả người bổ nhào về phía trước theo quán tính, túi lưới trong tay văng ra, tạo thành một đường cong thật dài trong không trung.
Bé té nhào xuống đất, bàn tay và đầu gối tiếp đất đầu tiên bị cọ rách một mảng da lớn, vết thương dính đầy bụi đất còn rỉ máu, túi lưới đựng hộp cơm bằng nhôm và bình nước in hình con vịt văng phải ai đó. Bé chỉ nghe thấy “soạt” một tiếng, hình như túi lưới bị rách rồi, bữa trưa hẳn đã tiếp đất.
Dư Chu Chu nhẫn nại chờ hồi lâu, mũi thấy cay cay, miệng vừa mếu máo, nước mắt đã rớt tí tách.
Đau quá, thực sự rất đau.
Bé không nhớ ai đã đỡ mình đứng lên, nói chung bé dồn hết sức nặng lên cánh tay đang dìu mình, hai chân nhũn ra, căn bản không thể đứng thẳng dậy.
Lúc hai mắt đẫm lệ mờ mịt ngẩng lên đã thấy một cô mặc váy, đi giầy cao gót màu đen, đang nhìn mình, vẻ mặt thật phức tạp — thoáng chút bực bội rồi lại cực kỳ khó chịu vì không thể nổi nóng với một đứa nhỏ.
Người đỡ bé đứng dậy dịu dàng hỏi: “Cô bé, cháu không sao chứ?”
Dư Chu Chu chợt cảm thấy vô cùng vô cùng sợ hãi — bấy giờ bé mới nhìn đến người mình nên sớm chú ý tới — trước mặt bé khoảng năm mét, áo sơ mi trắng của cậu bé kia đã dính đầy nước canh, toàn thân ngập mùi trứng xào cà chua, còn cô kia thì vừa dùng giấy ăn lau cho cậu vừa lạnh lùng nhìn con nhóc vội vàng đi đầu thai là bé.
Dư Chu Chu thấy mình mất hết can đảm. Ánh mắt của mọi người khiến bé vô thức cúi gằm mặt, trốn ra sau lưng chú vừa đỡ bé dậy. Chú đó vỗ lên vai bé, tỏ vẻ an ủi, sau đó nói với cô kia: “Ái Lan, Dương Dương không bị thương chứ?”
“Không, nhưng… cũng đủ nhếch nhác rồi.” Cô thở dài, cũng không truy cứu trách nhiệm của Dư Chu Chu nữa.
Sau đó chú kia mới cúi đầu, nhẹ nhàng hỏi bé: “Cháu học lớp nào, tên là gì? Thôi đừng tham gia chào cờ nữa, lát nữa tìm cô giáo đưa cháu đến phòng y tế đi, rách cả da rồi, phải rửa sạch đi.”
Dư Chu Chu rơi nước mắt, không ngừng gật đầu.
“Đứa nhỏ ngốc, cháu còn gật đầu làm gì, chú hỏi cháu học lớp nào mà?”
Nhiều năm sau khi hồi tưởng lại, Dư Chu Chu vẫn thấy mặt mình nóng lên — cô có thể nghe thấy giọng nói run rẩy của mình.
“Cháu… quên… rồi…”
Cậu bé kia vừa nghe thấy giọng bé liền quay phắt đầu lại, sau phút sững sờ, cả thân người dính đầy trứng cà chua của cậu vọt tới. Dư Chu Chu nghĩ thầm, toi rồi, toi rồi, cậu ta muốn tính sổ với mình, cậu ta…
Không ngờ đối phương chỉ túm chặt lấy cổ áo của bé, nghiến răng nghiến lợi thốt từng chữ ——
“Tại, sao, ngày, hôm, đó, bạn, không, tới??!!”
Anh không hiểu sao Dư Chu Chu có thể khóc lắm đến thế, lại còn khóc không chút tiếng động, cứ rơi nước mắt như vậy. Điều này khiến anh phiền lòng hơn cả tiếng gào khóc khổ não của đám trẻ con.
“Bà cô nhỏ của tôi ơi, đời này anh sẽ không bao giờ chơi Contra nữa, anh còn chưa khóc đây này?”
Buổi tối mùa hè, quạt điện thổi vù vù. Dư Kiều cảm thấy cực kỳ tiếc nuối, hiếm lắm mới có một nhóc không bám người khác khiến anh yêu thích, tuy hơi ngốc nhưng cũng khá láu cá, quan trọng nhất, con bé cũng không được yêu quý giống mình hồi còn bé. Cái này đúng là vòng quay của số phận — mình nhìn trúng một người nối nghiệp có tiền đồ như vậy, vừa mới định lên kế hoạch đào tạo thì đã chết yểu vì nước mắt tầm thường của phụ nữ.
Phụ nữ ấy mà, tuyệt đối không thể vì tuổi tác mà xem thường phụ nữ.
Dư Kiều lên ba tuổi thì ba mẹ ly hôn. Ban đầu anh là “cháu đích tôn” được mọi người yêu thương, lại bị mẹ mang về nhà bà ngoại, cấm anh gặp họ hàng bên nội. Trong đám nhỏ đông đảo ở nhà ngoại, bởi mẹ vừa ly hôn mà anh trở thành công dân hạng hai. Đến năm mười một tuổi, vừa mới bồi dưỡng được chút tình cảm với ông bà ngoại thì mẹ lại muốn tái hôn. Người mẹ vĩ đại hồi trước sống chết cũng phải giành quyền nuôi con bây giờ đã thỏa hiệp với hiện thực — vậy nên anh lại bị đuổi về nhà ba. Lúc ấy anh mới biết, ông nội yêu thương mình nhất đã qua đời từ ba năm trước.
Anh và người cha làm chủ tịch công đoàn, luôn luôn bận rộn, luôn luôn nóng nảy, luôn luôn nghiêm mặt kia, trở thành hai người nửa quen biết nửa xa lạ.
Mười một tuổi và bốn mốt tuổi.
Thuở đầu thanh xuân gặp phải kết thúc của thời tráng niên.
Khoảng thời gian ba năm, nếu gặp phải đôi tình nhân nhanh nhẹn thẳng thắn thì có khi con trai cũng sắp rót được xì dầu rồi, nhưng anh và ba vẫn là “không quen biết lắm”.
Nhóc con nằm trong lòng đã dần hít thở ổn định. Dư Kiều nghĩ, đến lúc nhóc mười bốn tuổi, không hiểu sẽ thành cái dạng gì nữa?
Dẫu sao chắc cũng không tệ hơn mình chứ?
Nếu nói, trước lúc chìm vào giấc ngủ, trong lòng Dư Kiều còn một chút dịu dàng và hổ thẹn thì khi tỉnh dậy vào sớm hôm sau, cơn giận muốn bể phổi đã khiến anh quên sạch những bùi ngùi đêm qua — phụ nữ, thật sự rất phiền phức.
Đúng vậy, anh phải chải đầu cho Dư Chu Chu, là kiểu tóc đuôi ngựa đơn giản nhất, anh đã chải mất gần ba mươi phút rồi. Ánh mắt khinh thường của Dư Chu Chu đi qua gương phản chiếu vào đáy mắt anh, sáng ngời ngời: “Sau này mà anh có con gái,” Dư Kiều nói một cách quái đản, “Tóc nó mà dài ra là anh cấu chết nó luôn!”
Dư Chu Chu hỏi cực kỳ nghiêm túc: “Anh nghĩ sẽ có người bằng lòng sinh con với anh ư?”
…
Khi chào tạm biệt Dư Kiều, trong đầu Dư Chu Chu bỗng có một ý nghĩ không giải thích được. Hình tượng của anh họ Kiều trong lòng bé vẫn rất mờ nhạt, anh ấy lớn hơn bé nhiều như vậy, tận tám tuổi, còn lớn hơn cả Trần Án, nhưng mà cử chỉ lại không tao nhã, trầm ổn như Trần Án. Mỗi lần Dư Chu Chu gặp phải, anh sẽ hoặc là nhe răng trợn mắt, bực bội nói: “Đừng làm phiền anh”, hoặc là bị bác cả trách mắng, sau đó sẽ bày ra vẻ mặt ngang bướng, không chịu tiếp thu, đứng ngả ngớn ở góc nhà, nhìn mọi người một cách châm biếm, cứ như cuộc sống là một chuyện hết sức buồn cười vậy.
Nhưng bây giờ, anh họ Kiều đã bắt đầu trở thành người thân thứ ba của bé, ngoại trừ mẹ và Bôn Bôn.
Người thứ ba có thể khiến bé từ bỏ Lam Thủy vì mạng sống của đối phương.
Thời gian vẫn trôi, chiều hè thật oi ả. Tuy hồi đó thì nghĩ buổi chiều dài đằng đẵng thế này thật khó chịu nhưng lúc quay đầu nhìn lại, Dư Chu Chu vẫn thấy khó hiểu, rốt cuộc cô đã dùng khoảng thời gian đó vào việc gì?
Chúng cứ thế mà trôi qua mất rồi.
Khoảng thời gian còn lại, Dư Chu Chu rất hiếm khi gặp công tước, tử tước thỏ. Athena và Ma vương đại nhân của nàng đều đồng thời tàng hình trong thế giới của bé. Từ đó tới giờ, bé chưa từng nhớ Bôn Bôn đến vậy.
Tớ ước khi quay đầu sẽ lại có cậu hướng đôi mắt trong veo và rụt rè về phía tớ, gọi Chu Chu.
Vậy nên tớ không ngừng quay đầu, tận đến khi đầu óc choáng váng, cậu vẫn không xuất hiện.
Dư Chu Chu rầu rĩ nghĩ thầm, thì ra, thì ra đây chính là nhung nhớ.
Nữ hiệp Dư Chu Chu còn chưa khôi phục lại sau những đả kích của mấy người kia thì tháng tám đã kết thúc.
Sang tháng chín, trên lưng bé có thêm chiếc cặp sách màu đen mới mua, phải đi học rồi.
~*~
Dư Chu Chu vẫy tay với bà ngoại và Dư Đình Đình, sau đó bước qua cửa lớn tiến vào vườn trường, đầu không hề ngoảnh lại.
Rõ ràng lúc nãy khi được bà ngoại nắm tay dắt qua đoàn người nhốn nháo và những chiếc xe ba gác đặt san sát nhau trong chợ, bàn tay bé vẫn còn đổ mồ hôi, thế mà vừa mới chào tạm biệt, giờ chỉ còn một mình, Dư Chu Chu lại không thấy sợ nữa. Vào ngày nhập học, trường có quy định đặc biệt, phụ huynh của học sinh mới có thể tham gia nghi lễ chào cờ cùng con. Vậy nên có rất nhiều em bé được ba mẹ dắt qua cổng lớn. Nhưng khi bà ngoại hỏi bé có cần người đi cùng không, bé lại vội vã lắc đầu.
Thậm chí bà ngoại còn có thể nhận ra ánh mắt của bé đang nói: “Ngoại ơi, ngoại đi về đi, ngoại về nhanh đi.”
Bữa tiệc hôm đó đã để lại một di chứng cho Dư Chu Chu. Đó chính là, chỉ khi ở trước mặt người quen, bé mới thấy căng thẳng. “Người quen” là toàn bộ thân thích – trong đó có bà ngoại – cùng với các cô, các chú, các ông bà thoạt nhìn chẳng khác gì nhau, có liên quan tới người thân của bé.
Đương nhiên họ hàng bên nội thì không tính, mấy người đó đều được tính là người lạ, vậy nên nếu phải gặp họ lần nữa, bé cũng chẳng căng thẳng.
Điều kiện phát tác của di chứng này nói ra thì rất phức tạp. Tóm lại là, bé sợ khi đứng trước mặt người thân trong những thời khắc quan trọng, bé sẽ luống cuống, mất bình tĩnh.
Chẳng qua Dư Chu Chu cũng có cách giải thích của riêng mình.
Bé cho rằng mình chỉ quá lương thiện thôi. Nếu không phải sợ người thân thấy mất mặt, bối rối vì mình, nếu không phải bé không muốn thấy họ kỳ vọng quá cao vào mình rồi phải thất vọng thì bé đã chẳng căng thẳng như vậy.
Khi ấy bà ngoại đã thản nhiên nói rằng, cách giải thích ấy không hề mâu thuẫn. Điều con nói là nguyên nhân, còn điều bà nói là kết quả.
Dư Chu Chu ngẩn ra mấy giây, nụ cười cũng cứng lại, dù sao thì… con vẫn rất thiện lương.
Bà ngoại cau mày nhìn bé hồi lâu, sau đó như đang nhịn cười, bà nói, ừ, bà nhìn thấy rồi.
Đó là buổi tối trước hôm khai giảng ba ngày, trời đã sắp tối đen. Dư Chu Chu một mình xuống lầu, chạy ra ngoài chơi còn chưa về nhà. Bà ngoại xuống lầu tìm bé thì thấy mấy bà cụ vẫn hay đi phơi nắng cùng mình đang ngồi thành một vòng, đứng giữa chính là đứa cháu gái Dư Chu Chu của bà, đang say mê hát bài Phóng khoáng đi một chuyến cho mấy bà nghe, hưởng thụ tiếng vỗ tay vang lên không đều của các bà xung quanh, khuôn mặt hưng phấn đỏ bừng.
“Thím Dư này, đứa cháu gái của nhà bà đúng là bảo bối mà, thông minh xinh xắn lại lanh lợi hoạt bát, lại còn hát hay nữa…”
Mới tối hôm trước thôi, trong buổi họp mặt với đồng nghiệp cũ của bà, đứa cháu gái vừa thông minh, xinh xắn vừa hoạt bát này còn hát cái bài Phóng khoáng đi một chuyến nhỏ như muội kêu, vo vo ve ve, vừa hát vừa cúi đầu, cả mặt đỏ bừng, chân trái thì giẫm giẫm xuống đất, cứ như bên dưới có dầu mỏ vậy.
Bà ngoại mơ hồ phát hiện ra di chứng sợ hãi của Dư Chu Chu, con bé càng căng thẳng thì mình lại càng cần đẩy nó lên phía trước.
Dư Chu Chu theo bà ngoại lên lầu, nói cực kỳ thành khẩn, đây mới là trình độ thực của con.
Chỉ là bé không cách nào giải thích được tại sao trình độ thật và tấm lòng lương thiện không thể tồn tại cùng nhau.
Hôm nay cũng vậy, bà ngoại gật đầu cho bé tự bước vào cổng trưởng, sau đó tính toán đi cùng cô cháu Dư Đình Đình nhập học cùng năm nhưng không cùng lớp với Chu Chu.
Vừa ngẩng đầu lên bà đã thấy bóng lưng thẳng tắp của Dư Chu Chu, túm tóc đuôi ngựa nhún nhảy theo bước chân, dáng hình nhỏ gầy mang theo một khí thế “hôm nay cất bước làm lại từ đầu”.
Bà ngoại không biết rằng, tối qua trước khi đi ngủ, Dư Chu Chu bỗng hiểu ra, bé không thể tiếp tục sa sút tinh thần như thế. Bé chưa từng xem Gone with the wind nhưng vẫn nắm chặt hai tay, nhắm mắt nằm vào ổ chăn, im lặng nói với chính mình, ngày mai lại là một ngày mới.
Đến cả nhà trẻ cũng không đi nên thật ra Dư Chu Chu chẳng hề có chút khái niệm nào về trường học. Bé chỉ nghĩ, đó là nơi có rất nhiều người lạ. Nghĩ vậy, bé lại hưng phấn khó kiềm chế.
Bé sẽ không bao giờ là đứa ngốc Dư Chu Chu chỉ biết lúng túng ngồi trong góc, nhìn con gái nhà người ta vui đùa, lấy lòng người lớn nữa.
Hôm nay sẽ là một ngày mới.
Bầu nhiệt huyết sục sôi của Dư Chu Chu dần nguội lạnh trước biển người rộn ràng tấp nập ở sân trường.
Bé quên mất mình được phân tới lớp nào rồi.
Bà ngoại đã nói với bé rất nhiều lần nhưng lời nói đó cứ trôi tuột từ tai phải qua tai trái. Tim Dư Chu Chu đập bình bịch, sau lưng đã thấm mồ hôi, bé xoay người chạy vội về phía cửa lớn, bà ngoại, bà ngoại ơi, ngoại tuyệt đối đừng…
Về sau, mỗi lần Dư Chu Chu nhớ lại khoảng thời gian đó đều cảm thấy kỳ quái, không hiểu ai đã cho mình góc nhìn của Thượng đế —— cô bé như thấy chân trái của mình rơi vào hố nhỏ trên mặt đường nhựa, cả người bổ nhào về phía trước theo quán tính, túi lưới trong tay văng ra, tạo thành một đường cong thật dài trong không trung.
Bé té nhào xuống đất, bàn tay và đầu gối tiếp đất đầu tiên bị cọ rách một mảng da lớn, vết thương dính đầy bụi đất còn rỉ máu, túi lưới đựng hộp cơm bằng nhôm và bình nước in hình con vịt văng phải ai đó. Bé chỉ nghe thấy “soạt” một tiếng, hình như túi lưới bị rách rồi, bữa trưa hẳn đã tiếp đất.
Dư Chu Chu nhẫn nại chờ hồi lâu, mũi thấy cay cay, miệng vừa mếu máo, nước mắt đã rớt tí tách.
Đau quá, thực sự rất đau.
Bé không nhớ ai đã đỡ mình đứng lên, nói chung bé dồn hết sức nặng lên cánh tay đang dìu mình, hai chân nhũn ra, căn bản không thể đứng thẳng dậy.
Lúc hai mắt đẫm lệ mờ mịt ngẩng lên đã thấy một cô mặc váy, đi giầy cao gót màu đen, đang nhìn mình, vẻ mặt thật phức tạp — thoáng chút bực bội rồi lại cực kỳ khó chịu vì không thể nổi nóng với một đứa nhỏ.
Người đỡ bé đứng dậy dịu dàng hỏi: “Cô bé, cháu không sao chứ?”
Dư Chu Chu chợt cảm thấy vô cùng vô cùng sợ hãi — bấy giờ bé mới nhìn đến người mình nên sớm chú ý tới — trước mặt bé khoảng năm mét, áo sơ mi trắng của cậu bé kia đã dính đầy nước canh, toàn thân ngập mùi trứng xào cà chua, còn cô kia thì vừa dùng giấy ăn lau cho cậu vừa lạnh lùng nhìn con nhóc vội vàng đi đầu thai là bé.
Dư Chu Chu thấy mình mất hết can đảm. Ánh mắt của mọi người khiến bé vô thức cúi gằm mặt, trốn ra sau lưng chú vừa đỡ bé dậy. Chú đó vỗ lên vai bé, tỏ vẻ an ủi, sau đó nói với cô kia: “Ái Lan, Dương Dương không bị thương chứ?”
“Không, nhưng… cũng đủ nhếch nhác rồi.” Cô thở dài, cũng không truy cứu trách nhiệm của Dư Chu Chu nữa.
Sau đó chú kia mới cúi đầu, nhẹ nhàng hỏi bé: “Cháu học lớp nào, tên là gì? Thôi đừng tham gia chào cờ nữa, lát nữa tìm cô giáo đưa cháu đến phòng y tế đi, rách cả da rồi, phải rửa sạch đi.”
Dư Chu Chu rơi nước mắt, không ngừng gật đầu.
“Đứa nhỏ ngốc, cháu còn gật đầu làm gì, chú hỏi cháu học lớp nào mà?”
Nhiều năm sau khi hồi tưởng lại, Dư Chu Chu vẫn thấy mặt mình nóng lên — cô có thể nghe thấy giọng nói run rẩy của mình.
“Cháu… quên… rồi…”
Cậu bé kia vừa nghe thấy giọng bé liền quay phắt đầu lại, sau phút sững sờ, cả thân người dính đầy trứng cà chua của cậu vọt tới. Dư Chu Chu nghĩ thầm, toi rồi, toi rồi, cậu ta muốn tính sổ với mình, cậu ta…
Không ngờ đối phương chỉ túm chặt lấy cổ áo của bé, nghiến răng nghiến lợi thốt từng chữ ——
“Tại, sao, ngày, hôm, đó, bạn, không, tới??!!”
/126
|