Funahashi Seiichi
Tiệc cưới của hai họ Sumoto và Hitotsubashi đã đến món tráng miệng. Tiến sĩ H, vị chủ hôn trong buổi tiệc cưới đứng lên đọc một bài chúc tụng khách sáo thường lệ của người chủ hôn. Tiếp theo là những lời chúc mừng cô dâu chú rể của những vị khách như ông B, ông O, ông K. Thế rồi, một người có vẻ như là người xếp trông coi đám bồi bàn của nhà hàng đến sau ghế của tôi, vỗ nhẹ vào vai tôi bảo ” Xin mời “. Tôi bèn để khăn ăn xuống ghế, đứng dậy.
Kính thưa quý vị, tôi là Higuma, vừa hân hạnh được phép đứng lên chúc mừng cô dâu chú rể. Giữa hàng quý khách đông đủ các vị thân hào nhân sĩ ngày hôm nay, một kẻ vô danh tiểu tốt như tôi mà cũng dám đứng lên thưa chuyện trước quý vị thì qủa là không biết thân phận mình. Nhưng cũng xin quý vị lượng thứ, vì tôi được người dẫn chương trình tiệc cưới hôm nay bảo lên chúc mấy câu, chẳng lẽ tiệc vui mà từ chối thì bất tiện, nên tôi mới dám vô phép thế này. Một lần nữa xin quý vị lượng tình tha thứ.
Ờ hèm (khẽ hắng giọng).
Sau khi nghe vị chủ hôn giới thiệu, tôi tin chắc rằng đây quả thực là một mối lương duyên có một không hai. Thế nhưng chẳng dấu diếm gì quý vị, tôi xin thưa rằng người biết rõ nhất về cô dâu chú rể chính là tôi, ngoài tôi chẳng còn ai khác. Tôi nói thế này có thể làm phật ý quý vị, nhưng trong quý vị ở đây, bên nhà trai thì cho dù có biết chú rể, mà chẳng biết gì về cô dâu, còn những vị nào biết cô dâu thì lại hoàn toàn chẳng biết gì về chú rể. Như vậy chẳng phải là quý vị chỉ biết có một chiều thôi sao?
Ngài chủ hôn đã giới thiệu về hai họ và cô dâu chú rể để quý vị quen biết nhau, thì phải chăng cũng nhờ biết rõ cả đằng trai lẫn đằng gái, nên tôi mới đựơc phép đứng lên thưa chuyện với quý vị trong tiệc cưới đêm nay, mới hân hạnh được có vinh dự này. Nếu không thì chuyện đã rõ như ban ngày, là đời nào mà tôi lại được lên chúc tụng cô dâu chú rể, trong một bữa tiệc cưới linh đình trọng thể như thế này.
Ờ hèm! (Lại hắng giọng)
Chú rể Sumoto Namio là bạn học cùng trường với tôi, đúng ra phải nói là chỗ thâm giao từ lâu. Như quý vị đã thấy, anh quả là một trang thanh niên khôi ngô tuấn tú, lại là người trực tính, lòng dạ thẳng băng như đốt tre, không cả nể, ghét thói nịnh bợ, nghĩ sao làm vậy. Có lẽ chính cái tính tình cương trực của chú rể đã là nguyên nhân chính giúp anh ta chiếm được cô dâu xinh đẹp mỹ miều này. Xin lỗi quý vị là tôi nói có vẻ hơi lạc đề, nhưng xin quý vị hãy chịu khó nghe thêm chút nữa.
(Ở cuối phòng tiệc, có ai đó nói vọng lên “Nói cho đàng hoàng xem nào!” )
Anh Sumoto tính tình thì như thế, nên tôi xin làm chứng, cam đoan với quý vị rằng, anh ta không hề có chuyện lăng nhăng với phụ nữ. Thậm chí, có khi phải nói rằng anh ta ghét phụ nữ nữa mới đúng. Tôi cũng xin được thưa thêm với quý vị rằng, tôi cũng ghét phụ nữ đấy ạ.
(Ở dãy cuối lại có người la lớn “Đừng có láo toét! “. Tiệc đang nồng, áng chừng đã có người say, rượu vào lời ra, có ý châm chọc…)
Thế là giữa hai đấng nam nhi cùng ghét nữ nhi đã nẩy nở một tình bằng hữu. Bấy giờ trong đám bạn học có nhiều anh hay la cà đến các chốn thanh lâu ở Shinjuku hay Susaki, hoặc lui tới xóm ca kỹ ở Gotanda hay Otsuka. Nhưng anh Sumoto thì cương quyết phản đối điều này, anh đã cùng tôi giao hẹn, thề quyết giữ mình đồng trinh trong sạch. Trong bữa tiệc cưới hôm nay, nhớ lại tình bạn trong sáng ngày nào, lòng tôi không khỏi bùi ngùi cảm khái vô hạn.
(Phòng tiệc bỗng lặng như tờ.)
Thuở ấy hai chúng tôi thường hay rủ nhau đi du ngoạn. Anh Sumoto được trời ban cho có tài vẽ, đi đến đâu cũng lấy giấy ra phác hoạ cảnh núi sông cây cỏ, nét vẽ thật tài hoa khác hẳn người thường. Còn tôi thì bình sinh là đứa tầm thường, chẳng có tài cán gì, chẳng khác nào như thằng tiểu đồng đi theo anh mà thôi. Những nơi chúng tôi thường đến nhất là vùng Shinshu, Joshu, rồi Izu, nhất là quanh vùng núi Asama, chúng tôi cứ mải mê đi mãi đến quên cả thời gian. Chúng tôi chọn cả những vùng có suối nước nóng như Yamada, Manza, Hoshi, Hoppo, Kuma no yu..Dần dà còn băng qua đường ranh Joshinetsu, phiêu du đến tận vùng Echigo. Đi lang bạt nhiều nơi như thế, nhưng anh Sumoto vẫn thuỷ chung giữ nguyên cái tính ghét nữ giới, tấm lòng thật trong sạch không chút bợn nhơ. Về phần tôi, dĩ nhiên, cũng quyết không thua bạn. Vì vậy tự nhiên tôi và anh Sumoto có cái thú muốn biết trong hai chúng tôi rồi đây ai sẽ là người phá rào trước.
Ờ hèm!
Thưa quý vị, thế còn về cô dâu Hitotsubashi Sueko, hôm nay đã chọn được ngày Hoàng đạo để cử hành hôn lễ thật long trọng ở đền thần, nên có lẽ bây giờ tôi phải gọi cô là cô Sumoto Sueko. Toàn thể quý vị ở đây chắc cũng phải nhìn nhận vẻ đẹp chim sa cá lặn của cô. Hôm nay quả là ngày hôn lễ vui mừng của một cặp giai nhân tài tử. Tôi đã quen cô Sueko nửa năm trước khi cô và anh Sumoto quen nhau. Đó là vào một lần ở Shinshu, sau khi tôi vừa chia tay với Sumoto để anh ấy về Tokyo. Trên con đường lớn sắp đến chỗ rẽ, cô Sueko phóng xe đạp từ phía sau tới, sắp đâm sầm vào tôi. Cô vừa bấm chuông vừa bẻ ghi đông tránh sang bên phải, nhưng không may là tôi cũng tránh sang cùng bên, nên bánh xe của cô đâm vào chân tôi, rồi cứ thế cả hai chúng tôi cùng ngã lăn xuống ruộng.
Dường như cô Sueko bị đụng phải chỗ hiểm nên cô ngất đi, đầu bị húc vào ruộng trồng đậu, chân thì bị xe đạp đè lên. Ống quần của tôi cũng bị rách toạc. Tôi vẫn còn nhớ mãi, lúc đó cô mặc một chiếc áo len cài khuy màu xám nhạt và chiếc váy màu đỏ thẫm, chân trần không đi vớ. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một như đang thấy trước mắt cảnh tượng lúc cô bị ngã, sợi dây đeo ở cổ tay cô tuồng như bị đứt, những hạt cườm bằng đá chạm văng ra tung toé bên đường. Tôi đứng dậy lê một chân hơi khập khiễng, dựng chiếc xe đạp đang đè trên người cô lên, lúc đó tôi mới thấy ơ kìa ống chân trắng ngần không đi vớ của cô đang chảy máu là gì… Tôi nghĩ bụng: “Nguy to”, bèn dẹp chiếc xe đạp sang bên kia đường, và đang định nâng cô Sueko dậy, thì cô còn đang bị ngất, bỗng mở bừng đôi mắt tuyệt đẹp mà nói: “ Tôi xin lỗi anh “. Tôi chưa bao giờ được trông thấy một đôi mắt nào thánh thiện và trong suốt đến thế. Người đời thường trân trọng các thứ ngọc bằng đá hay ngọc trai mà họ cho là đẹp, nhưng chẳng qua đó là những vật không hồn, làm sao có thể đem so sánh với đôi mắt của một người con gái đẹp. Chẳng qua vì họ chưa biết đến vẻ đẹp trong đôi mắt của người con gái nên họ mới đem lòng yêu thích kim cương hay ngọc trai. Trên thân thể của người đã có một thứ tuyệt đẹp đến thế, thì kim cương hay châu ngọc phỏng còn có giá trị gì để chúng ta bàn đến nữa.
(Bỗng có người tỏ vẻ sốt ruột)
Cũng vì chuyện này tôi liền viết thư lên Tokyo cho anh Sumoto. Tôi đã viết bức thư ấy trong căn nhà nghỉ mát ở Karuizawa. Nhà làm bằng gỗ, có một chiếc đèn đứng với chân đèn bằng gỗ. Ngay phía trước cửa sổ có một cây hạt dẻ thật cao. Chao đèn phản chiếu hình những bông hoa hạt dẻ trắng như màu tuyết. Tôi đã viết bức thư cho anh Sumoto bên ánh đèn, mở đầu như sau:
“ Sumoto à, tôi muốn cho anh xem cái này.
Tôi viết như vậy, có lẽ anh cũng chẳng hiểu đó là gì. Nhưng tôi rất muốn biết, một khi trông thấy rồi anh sẽ nghĩ thế nào. Anh có biết đó là cái gì không? Anh lanh trí lắm, nên tôi có cảm tưởng anh đã đi guốc vào bụng tôi. Đó là sự xuất hiện của một người con gái đẹp.. Tôi tưởng chừng như đang thấy nét mặt cau có của anh. Nhưng mà rất đáng để cho anh xem lắm, thật đấy.
Thú thật là từ khi gặp người con gái ấy, tôi đã đổi ý. Một khi đã trông thấy đôi mắt đẹp của người con gái ấy thì tôi không thể nào không thay đổi tôn chỉ của mình bấy lâu. Anh đã biết, lâu nay tôi vẫn nghĩ rằng vẻ đẹp của phụ nữ chỉ là một thứ tà đạo, thân nam nhi mà để bị loạn tâm loạn trí vì thế thì chỉ là hạng người kém hiểu biết, nên tôi vẫn cương quyết làm chủ lòng mình. Thế nhưng nào ngờ hôm nay tôi đã đắm đuối say mê người con gái tình cờ mới gặp. Tôi chưa muốn nói là tôi đã yêu nàng. Nhưng vẻ đẹp của nàng đã làm tâm hồn tôi xao xuyến mất rồi. Tôi đã sinh ra nghi ngờ tự hỏi, tại sao trên đời có đôi mắt đẹp như thế này mà người đời lại quý hoá những thứ không hồn như kim cương hay ngọc trai.
Sumoto ơi, anh hãy tha thứ cho tôi. Lúc này tôi không thể không chế nhạo mình, vì lâu nay đã ngu xuẩn tự giao cho mình cái nhiệm vụ ghét phụ nữ. Có một lần, hôm anh và tôi đi xem tuồng kabuki “Narukami “, lúc đó anh đã chỉ người con gái trên sân khấu mà nói rằng: phụ nữ ai cũng chỉ là hoá thân của loài yêu ma như nàng Kumo no Taema Hime kia. Đàn ông dù cẩn thận thế nào chăng nữa rốt cuộc rồi cũng thành ngu xuẩn. Anh đã bảo anh không muốn trở thành hoà thượng Narukami. Viết đến đây, tôi lại nhớ lại cảnh trên sân khấu lúc bấy giờ. Liệu rồi nàng có phải là nàng Kumo no Taema Hime hay không. Tôi muốn anh nhận xét thử xem sao.
Mong anh mau tới, sớm chừng nào hay chừng ấy! “
Tôi đã viết một bức thư như thế.
(Tôi vừa nói đến đó, người xếp bồi đã tiến đến đưa cho tôi mảnh giấy giục đã hết giờ, hãy kết thúc nhanh giùm bài chúc mừng cô dâu chú rể.)
Ờ hèm!
Thưa quý vị, người dẫn chương trình của buổi tiệc cưới vừa đưa cho tôi mảnh giấy giục đã hết giờ, đừng dài dòng nữa, hãy đi vào vấn đề chính. Nhưng để quý vị hiểu đích xác đầu đuôi câu chuyện mà tôi không mào đầu như thế này thì e rằng cũng khó trình bày được chân ý.
(Cũng có người la to “Cứ kể tiếp đi!”).
Tôi đã nhận được lá thư hồi âm của anh Sumoto, mà từ đầu đến cuối bức thư đầy ắp từng dòng từng chữ toàn những lời công kích gắt gao, coi việc tôi từ bỏ tôn chỉ ghét phụ nữ là một sự phản bội khó lòng tha thứ. Trong căn nhà nghỉ bằng gỗ ở Karuizawa, tôi đã đọc đi đọc lại bức thư ấy không biết bao lần trong ngấn lệ, lòng tràn ngập niềm biết ơn bạn, nhưng đồng thời không phải là tôi không biết rằng đã đến lúc phải giã từ tình bạn.
(Bấy giờ ngưòi xếp bồi lại đến, nắm lấy vai tôi toan lôi tôi đi. Phòng tiệc có vẻ đang xôn xao, nhưng tôi cứ nói tiếp)
Tôi lại viết thư trả lời Sumoto.
“ Quan niệm của anh, coi tất cả phụ nữ trên đời hết thẩy đều là yêu ma quỷ quái như nàng Kumo no Taema Hime, chẳng qua chỉ là một thành kiến lệch lạc mà thôi. Trong đôi mắt nàng tuyệt nhiên không hề gợn một chút vẩn đục nào của loài yêu quái ấy. Mà cho dù nàng có phải là nàng Kumo no Taema Hime chăng nữa, thì hoà thượng Narukami, người đã cảm thông với nàng, say đắm nàng, đến nỗi phải phá giới sa đoạ vì nàng, chẳng phải là một người đàn ông hạnh phúc trên đời này hay sao.”
(Đột nhiên có người quát gọi đem đồ nhắm tới, phòng tiệc nhốn nháo cả lên, tiến sĩ H chừng như giận đã sôi gan, bèn bỏ về, nhưng tôi lại càng cao giọng nói tiếp).
Kính thưa tất cả quý ông quý bà trong phòng tiệc, xin quý vị hãy yên lặng mà nghe tôi nói tiếp. Bài chúc của tôi bây giờ mới đến đoạn hay nhất.
(Vì sĩ diện, tôi cứ đứng quay lưng về phía khách dự tiệc cưới mà không buồn quay lại, rồi tiếp tục hùng hồn cao giọng)
Thưa quý vị!
Hoà thượng Narukami đã nhìn thấu được chân tướng của nàng Kumo no Taema Hime, đã biết nàng là yêu quái từ lâu. Nếu cho rằng hoà thượng vì không hay biết nên mới bị nàng quyến rũ mà sa bẫy, thì đó chỉ là một cách nhìn hời hợt. Lẽ nào hoà thượng lại không linh cảm đựơc rằng đó là một con yêu nữ. Tôi cho rằng ngài đã biết nhưng vẫn không tránh được. Thói thường, con nguời ta tuy biết mình sắp gặp nguy, nhưng mà lại hay cứ cắm đầu cắm cổ đâm đầu vào chỗ chết. Hoà thượng thừa biết mình đang bị bùa phép của nàng Kumo no Taema Hime, nhưng ngài vẫn không thắng nổi sức quyến rũ của nàng, cứ đến gần nàng để rồi vương luỵ vì nàng.
Trên sân khấu kabuki, có khi nàng Kumo no Taema Hime cuốn tà áo lên ngay trước mắt hoà thượng, để lộ dưới gấu áo màu đỏ ống chân trần trắng nuốt, có khi nàng lên cơn động kinh ngay trước mặt hoà thượng để ngài phải đỡ nàng, phải xoa từ nhũ hoa cho xuống đến dưới rốn cho nàng. Cho dù là một vị hoà thượng rất đạo hạnh đến đâu đi nữa, trong lúc chạm vào vú, vào rốn và cả hạ bộ của người nữ, lòng trần ắt sẽ nổi dậy, có sa ngã cũng là chuyện thường tình. Người nào vẫn có thể dửng dưng cho dù gặp phải tình huống ấy, quả là đức Phật sống trên đời này. Nếu chỉ là một người bình thường ở đời, thì cho dù đó là một vị hoà thượng hay là ai chăng nữa, nhất định là sẽ không dằn được lòng ham muốn.
Ờ hèm!
Quý vị có mặt ở đây, dù là quý ông hay quý bà, có lẽ đã biết một màn kịch kyogen cũng có tựa đề Narukami, với nhân vật Narukami là một người nữ, ni cô Narukami. Màn kịch mô tả ni cô đã vương vào tục luỵ vì một người đàn ông đẹp trai tên Kumo no Taema no Suke. Có nghĩa là, tôi xin phép thưa không chút khách sáo rằng, cho dù quý vị là hiền nhân quân tử hay thục nữ đoan trang, khó ai tránh khỏi luỵ vì tình. Riêng tôi, từ lúc đã trông thấy giòng máu đỏ trên ống chân trắng trẻo của cô Hitotsubashi Sueko, thật chẳng khác gì nàng Kumo no Taema Hime, tôi không khỏi nghĩ rằng mình đã đựơc thấy một vẻ đẹp tưởng chừng không thể có trên đời.
(Người xếp bồi lại đến, túm lấy vai tôi như muốn tống cổ tôi ra khỏi chỗ ấy. Nhưng tôi cũng gan lỳ, tôi đẩy hắn ra.)
Thư từ qua lại được vài tháng sau, tôi đã đi gặp anh Sumoto để kể cho anh nghe rõ đầu đuôi sự tình. Khác hẳn với thái độ trong thư, bấy giờ anh Sumoto lại ra chiều chăm chú nghe câu chuyện của tôi. Nghe được nửa chừng câu chuyện, tôi thấy anh đã có vẻ nao núng dần.
Ờ hèm! Ờ hèm!
- Bộ cô ta đẹp đến thế sao?
- Đẹp thật mà. Chắc anh chỉ gặp cô ta một lần là anh cũng phải lòng ngay.
- Làm gì có chuyện vớ vẩn thế! Đàn bà được khen là đẹp chẳng qua vì họ trang điểm. Cứ bỏ son phấn đi mà xem, thử hỏi trông họ có còn ra gì không?
- Thôi, chúng ta cứ lời qua tiếng lại thế này cũng chẳng đi đến đâu. Anh cứ gặp cô ta một lần thử xem. Tôi chắc chắn là anh cũng sẽ phải đồng ý với tôi rằng nàng “ đẹp thật” , anh sẽ phải trố mắt ra mà nhìn đấy. Tôi muốn anh phải thú nhận rằng anh đã đầu hàng…
- Cần gì phải gặp, tôi cũng biết đại khái là anh thích kiểu người đẹp như thế nào rồi!
- Dù thích kiểu nào cũng phải công nhận rằng cô ấy đẹp.
- Anh đã nói thế thì… tôi gặp cô ta cũng được thôi. Nhưng trước hết tôi muốn hỏi anh một điều.
- Điều gì?
- Theo như thư đầu anh viết cho tôi, thì anh vẫn chưa phải lòng cô ta. Nhưng anh có víêt rằng, anh đã phải ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của cô ta, có đúng không?
- Đúng thế.
- Nếu cô ta đã thành người yêu của anh, tôi có gặp rồi khen chê thế nào cũng là vô ích. Nhưng nếu anh cũng chỉ như tôi, và chỉ là vấn đề khách quan, muốn chúng ta cùng xem thử cô ta có đẹp hay không, thì tôi thử gặp cũng đựơc thôi.
- Như vậy cũng được.
Tôi lúng túng đáp. Thế là, anh Sumoto chịu đi gặp cô Sueko.
(Ba người đàn ông lực lưỡng toan điệu tôi ra khỏi phòng tiệc cưới. Nhưng tôi đâu có chịu thua. Đã nói đến đây, thì tôi phải kết thúc câu chuyện chứ, nếu không thì bài chúc của tôi không ra là một bài chúc có đóng mở đàng hoàng.)
Ờ hèm!
Thế là anh Sumoto đã gặp cô Sueko lần đầu vào khoảng nửa năm sau khi có vụ đụng xe đạp giữa tôi và cô ấy. Đó là vào một ngày mùa đông, nói cho chính xác thì đó là vào tối trước đêm Giáng sinh, trong một buổi hội chợ ở trường cũ của cô Sueko, trường nữ Shida. Ngày hôm ấy,mặc dù trời lạnh cô Sueko vẫn mặc phong phanh, ai lại đúng cái áo len cài khuy màu xám nhạt với chiếc váy hồng, cũng đeo dây chuyền và đeo vòng ở cổ tay, giống hệt như hôm cô phóng chiếc xe đạp bóng loáng, về chỗ có ngã rẽ trên con đường lớn, có cây thông rụng lá và hoa huệ ngày nào. Hôm ấy cô phụ trách kỹ thuật ở hậu trường sân khấu giúp vui cho ngày hội chợ.
Tôi cứ tưởng là hôm ấy cô sẽ mặc một bộ quần áo sang trọng hơn nhiều, nên vừa trông thấy cô tôi đã nghĩ bụng “Hỏng kiểu rồi!”. Thế này thì làm sao mà anh Sumoto trầm trồ khen ngợi được. Tiếng là không thèm để ý đến đàn bà con gái, nhưng thực sự anh ta lại kén chọn ra phết đấy. Không đóng bộ cho thật lộng lẫy vào, thì khó mà ăn điểm với anh chàng. Nhưng nào ngờ cô Sueko lại chỉ mặc mỗi một chiếc áo len cài khuy màu xám nhạt, giống như hôm ở Karuizawa. Cô còn đang giúp việc trong hậu trường sân khấu, có vẻ như mặt mày còn dính bụi lem luốc nữa. Tuồng như cô cũng chẳng son phấn gì, lại còn đầu bù tóc rối.
Tôi chỉ vào hậu trường nói:
-Kìa, cô ấy đấy!
Anh Sumoto chỉ nói có mỗi một câu:
-Đấy sao?.
Rồi anh chẳng nói chẳng rằng, tuy rằng cũng có vẻ như đang chăm chú nhìn thật kỹ. Đoạn anh cùng tôi ngồi xuống, ngả lưng vào thành ghế xem văn nghệ, miệng nói:
-Cũng thường thôi.
Làm tôi chẳng biết phải trả lời thế nào, trong bụng cứ hối tiếc vì đã để cho anh ta trông thấy cô Sueko không đúng lúc.
Tôi hỏi anh:
- Không chấm được sao?
Anh liền hỏi lại tôi:
- Thế anh chú ý cô ta ở điểm nào mới được chứ?
- Điểm nào thì tôi không nói được. Tôi chỉ nghĩ rằng người như cô ấy thì mình có thể yêu đựơc.
- Nếu nói yêu, thì yêu ai mà chả được. Tất cả các cô gái trong ngày hội chợ này ai cũng đáng yêu. Không có ai là không đáng yêu cả.
Sumoto nói tiếp ra vẻ ta đây:
- Tôi không nói chuyện đáng yêu hay không đáng yêu, mà chỉ muốn nói một cách khách quan về giá trị của người phụ nữ. Hầu như không có người con gái nào đáng gọi là phi phàm cả.
Ờ hèm!
Sau ngày hội chợ được ít lâu, thỉnh thoảng ba chúng tôi lại gặp nhau. Có khi hai thanh niên chúng tôi đến phòng của cô Sueko, cũng có khi cô đến chỗ tôi rồi cùng tôi đến nhà anh Sumoto, lại có những lần cả ba chúng tôi hẹn gặp nhau ngoài phố như Ginza hay Shinjuku.
(Nói tới đây, trước mắt tôi cô dâu chú rể đã biến dạng tự bao giờ. Không những thế, mà tôi còn kinh hoàng nhận thấy tất cả những bông hoa tươi thắm đẹp đẽ trang hoàng trước mặt cô dâu chú rể đều gục đầu ủ rũ. Nhìn những bông hoa héo rũ rượi mà tôi giật mình. Phải chăng bài chúc mừng của tôi đã có ám khí khiến cho cả đến những bông hoa tươi cũng phải héo úa? Không! Không đời nào như thế! Trong buổi tiệc mừng hôm nay, tôi chỉ thành thực cố tường thuật lại một cách trung thực, không dám đơm đặt điều gì về con đường tình sử mà cô dâu chú rể đã qua, để nói lên ý nghĩa của cuộc hôn nhân này).
Ờ hèm!
Mùa hè năm sau đó, ba chúng tôi lại cùng đi Karuizawa. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống chung trong một chiếc chòi gỗ nơi nghỉ mát do tôi đứng tên thuê ở giữa rừng cây xanh, cách con đường nhỏ có sân quần vợt một quãng đường. Thưa các vị quý khách trong buổi tiệc rất đông người hôm nay, quý vị nghĩ sao về cuộc sống đó? Nói vô phép các ngài, tôi chắc rằng trong các ngài không phải là không có người liền tưởng tượng rằng chúng tôi là những kẻ lập dị, đã sống theo kiểu quan hệ tay ba, hai ông một bà. Một người nữ với hai người nam, trong chữ Hán nếu viết hai chữ nam ở hai bên và một chữ nữ ở giữa, thì đó là chữ “điểu” có nghĩa là đùa bỡn, ỡm ờ. Một người con gái ỡm ờ với hai ngưòi con trai… là đồ nỡm. Mà hai nguời con trai đùa bỡn với một người con gái thì thật là tội nghiệp cho cô ta. Viết “đùa chết người”, với chữ đùa là chữ “điểu“ này, là để trỏ việc hai người con trai xúm lại mà làm hại đời một người con gái cho đến chết.
Thế nhưng xin quý vị đừng lo. Ở Karuizawa, ba chúng tôi đã không làm điều gì để quỷ thần phải quở trách. Chúng tôi theo nguyên tắc phân công, mỗi người một việc. Tầng một là phòng khách vách gỗ kiểu tây phương. Các phòng lát chiếu kiểu Nhật ở tầng hai, gồm một phòng sáu chiếu và một phòng ba chiếu. Còn có thêm một phòng làm việc có thể dùng thành phòng ngủ. Phải nói đó là một diện tích quá rộng rãi cho cuộc sống chung của ba chúng tôi. Chúng tôi ai ở phòng nấy, khi ăn xuống phòng khách, theo kiểu góp gạo thổi cơm chung. Ngoài ra đến giờ đọc sách thì tôi làm thầy giáo, còn cô dâu chú rể trong tiệc cưới hôm nay làm học trò, học với tôi các môn như tiếng Pháp chẳng hạn. Giữa tôi với anh Sumoto, nếu bảo ai là người săn sóc cô Sueko nhiều hơn, thì thật là khó nói, vì cách đối xử ân cần với phụ nữ của tôi và của anh mỗi người một khác.
Một hôm cô Sueko bị sốt nặng. Việc săn sóc cô lúc đó mới là gay go, vì hai chúng tôi chẳng phải là anh hay em trai cô. Lúc ấy giữ việc thay túi nước đá trườm cho cô là anh Sumoto, nhưng tôi lại phải lo đập nước đá cho vụn để bỏ vào túi trườm. Ra phố mua nước đá cũng là bổn phận của tôi. Vì không có bình trườm nước nóng, nên hai chúng tôi phải thay phiên nhau hơ tay trên than hồng cho ấm, rồi ấp tay vào hai gót chân nhỏ bé của cô Sueko. Suốt đời tôi không bao giờ quên đựơc cái cảm giác khi ôm gót chân và cổ chân mềm mại của cô lúc đó.
Tối hôm đó, sau khi uống thuốc át xpi rin, cô Sueko bỗng ra mồ hôi ướt đầm khắp người. Tất nhiên là không thể để mặc như thế, mà phải lau mồ hôi và thay áo ngủ cho cô. Một trong hai chúng tôi sẽ nhận nhiệm vụ này, thật là một vấn đề tế nhị và có tính cách quyết định, mà cô Sueko thì lại không chịu để cho cả hai chúng tôi cùng làm. Mà cũng dĩ nhiên là thế.
Ờ hèm!
Tôi và anh Sumoto bèn lấy bộ bài ra để bốc thăm. Ai rút được con ách cơ sẽ được phép lau người cho cô Sueko. Chồng cỗ bài được đặt trên bàn. Trước hết phải định xem ai là người được giở bài trước. Tôi được đi trước. Tôi giở trúng con bích số 6. Đi trước mà lại rủi ro. Đến lượt anh Sumoto giở bài. Anh được con rô số 9. Tiếp đó là tôi được con cơ số 2. Tim tôi đập thình thịch. Rồi anh Sumoto được con cơ số 5. Rồi đến lượt tôi được con đầm chuồn. Anh Sumoto đựơc con rô già, tôi con chuồn 8… Rút mãi mà chưa thấy mặt con ách cơ.. Mãi đến lượt thứ 42, khi vừa thấy mặt con ách cơ, thì bấy giờ mồ hôi đã vã ra khắp người tôi, còn anh Sumoto cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại. 42 là số chẵn, vì thế đương nhiên thắng lợi về phía Sumoto. Hai mắt anh như đang bốc lửa và long lên, anh nhìn tôi mà hét lớn:
-Đi ra ngoài!
Tôi thất thểu bước ra ngoài. Tôi đã khóc, khóc vật vã. Làm sao mà không khóc được. Cánh cửa phòng đã khép chặt. Sau đó tất cả đều im phăng phắc, chẳng còn nghe thấy động tĩnh gì cả.
Có lẽ bây giờ cô Sueko đã cởi trần, được cởi bộ áo ngủ ướt đẫm mồ hôi, và anh Sumoto đang được cầm chiếc khăn khô lau tấm lưng và bộ ngực đẹp đẽ của cô. Đã cởi áo rồi thì chắc là cũng phải cởi luôn cả quần, cởi quần lót, cởi cóc xê…Cô đổ mồ hôi là vì uống thuốc át xpi rin chứ có phải là làm điều gì để thần thánh phải quở phạt đâu. Cô bị trần truồng, cho dù có bị lộ những chỗ kín đáo, cũng không phải là điều bậy bạ. Thế nhưng liệu lúc đó anh Sumoto có đủ bình tĩnh mà cầm lòng được không nhỉ? Hay là anh cũng động lòng như hoà thượng Narukami mà rơi từ trên bệ thờ xuống đất. Phải chăng đúng như điều tiên đoán ngày nào, cô Sueko quả là một nàng Kumo no Taema no Hime.
Trời! Phải chi mà tôi đổi được vị trí của con ách cơ ấy, thì cái trọng trách tuyệt vời ấy đã về phần tôi, và sự thể sẽ khác hẳn như sáng với tối. Nếu là tôi, tôi sẽ chỉ cởi quần áo để lau mồ hôi cho cô mà không có một ý nghĩ vẩn đục nào. Tôi sẽ rất tỉnh táo. Trước hết là cởi áo để lau bán thân trên, không thể không lau đôi nhũ hoa và dưới nách cho cô. Rồi sẽ từ từ lau xuống dưới, từ ngực xuống dưới bụng và quanh rốn. Rồi cởi quần, lau thật kỹ hạ bộ. Lòng tôi không gợn một mảy may nào ham muốn xác thịt, mà chỉ nghĩ đến chuyện lo lau sạch mồ hôi cho cô mà thôi. Như thế đã đủ để tôi mãn nguyện, không còn gì phải hối tiếc trên đời này nữa. Càng nghĩ tôi càng oán hận con ách cơ. Phải chăng, cũng vì ngày hôm ấy mà viên ngọc quý đang ở trong tay, đã tuột ra khỏi lòng bàn tay tôi mà lăn sang tay anh Sumoto.
Thế nhưng, một lát sau cánh cửa mở, anh Sumoto bước ra, nét mặt hiền hoà hơn cả mọi ngày. Thực tình, giữa hai người dường như không có chuyện gì xảy ra cả, họ đã mời tôi vào phòng, rồi bấy giờ đến lượt giở bài để xem ai sẽ phải đem quần áo dính mồ hôi đi giặt.
Lần này anh Sumoto lại ra hẹn là lá bài J- thằng diễu. Tôi thận trọng giở từng lá bài, bụng bảo dạ, lần này thì nhất định không để bị thua. Tôi đã nhường cho bạn Sumoto được lau mồ hôi cho cô Sueko, không lẽ lại chịu thua luôn cả cái khoản giặt quần áo cho cô sao. May mắn là đến lá bài thứ 15 thì tôi được. Thế là tôi liền vơ bộ quần áo ướt mèm của cô cho vào giỏ, vội đem ra vò ở sân sau nhà. Đúng lúc ấy, gió thổi lùa vào tàng cây hạt dẻ làm con chim lạ giật mình kêu lên một tiếng và bay vụt đi. Tôi xăn tay áo lên, bắt đầu giặt. Thật là mới thảm thiết, não nùng ai oán làm sao! Tôi thấy rõ nước mắt mình đang rỏ xuống bộ quần áo ngủ màu trắng của cô Sueko. Tôi đoán là từ hôm hội chợ, anh Sumoto đã đem lòng yêu cô Sueko, và dần dần cô cũng đã phải lòng anh. Tấm tình của hai người đã sâu đậm từ lâu, đến độ không thể dứt ra được nữa, thế nhưng vì tình nghĩa với tôi nên họ vẫn phải dối lòng.
Ô hô… (khóc)
Thế nhưng làm sao người ta có thể dối lòng chỉ vì tình nghĩa. Cũng như hoà thượng Narukami dù có phép thần thông đến đâu, cũng không dứt bỏ được tấm tình của ngài với nàng Kumo no Taema Hime. Cái sự nể nang vì tôi đã quen cô Sueko trước, gặp phải ngọn lửa tình nóng bỏng của họ, đã bị thiêu rụi thành tro và bay đi mất giữa khoảng trời cao rộng.
Trời ơi, vẻ đẹp trong đôi mắt của người con gái còn hơn cả thần thánh nữa đấy trời ạ.
Ờ hèm!
Đến đây tôi xin được kết thúc bài chúc vụng về và dài dòng trong buổi tiệc cưới hôm nay, để mừng cho cô dâu chú rể đã tìm được một tình yêu thiêng liêng cao quý. Và tình yêu của họ đã may mắn thành tựu, để có được ngày hôm nay, ngày giao ước sẽ trọn đời bên nhau đến bách niên giai lão, đồng tịch đồng sàng đồng quan đồng quách. Thành thật xin tất cả quý vị trong tiệc cưới hôm nay tha lỗi cho tôi, đã bắt quý vị phải bận tai lắng nghe một bài chúc dài dòng văn tự.
(Tôi nói đến đây, không kịp lau mồ hôi đang vã ra, và ngồi xuống. Nhưng nhìn quanh phòng tiệc tối om chẳng thấy một ai. Còn chùm đèn sáng choang như đèn hoa chúc trong ngày cưới lúc nãy, thì đã tắt ngấm tự bao giờ).
Tiệc cưới của hai họ Sumoto và Hitotsubashi đã đến món tráng miệng. Tiến sĩ H, vị chủ hôn trong buổi tiệc cưới đứng lên đọc một bài chúc tụng khách sáo thường lệ của người chủ hôn. Tiếp theo là những lời chúc mừng cô dâu chú rể của những vị khách như ông B, ông O, ông K. Thế rồi, một người có vẻ như là người xếp trông coi đám bồi bàn của nhà hàng đến sau ghế của tôi, vỗ nhẹ vào vai tôi bảo ” Xin mời “. Tôi bèn để khăn ăn xuống ghế, đứng dậy.
Kính thưa quý vị, tôi là Higuma, vừa hân hạnh được phép đứng lên chúc mừng cô dâu chú rể. Giữa hàng quý khách đông đủ các vị thân hào nhân sĩ ngày hôm nay, một kẻ vô danh tiểu tốt như tôi mà cũng dám đứng lên thưa chuyện trước quý vị thì qủa là không biết thân phận mình. Nhưng cũng xin quý vị lượng thứ, vì tôi được người dẫn chương trình tiệc cưới hôm nay bảo lên chúc mấy câu, chẳng lẽ tiệc vui mà từ chối thì bất tiện, nên tôi mới dám vô phép thế này. Một lần nữa xin quý vị lượng tình tha thứ.
Ờ hèm (khẽ hắng giọng).
Sau khi nghe vị chủ hôn giới thiệu, tôi tin chắc rằng đây quả thực là một mối lương duyên có một không hai. Thế nhưng chẳng dấu diếm gì quý vị, tôi xin thưa rằng người biết rõ nhất về cô dâu chú rể chính là tôi, ngoài tôi chẳng còn ai khác. Tôi nói thế này có thể làm phật ý quý vị, nhưng trong quý vị ở đây, bên nhà trai thì cho dù có biết chú rể, mà chẳng biết gì về cô dâu, còn những vị nào biết cô dâu thì lại hoàn toàn chẳng biết gì về chú rể. Như vậy chẳng phải là quý vị chỉ biết có một chiều thôi sao?
Ngài chủ hôn đã giới thiệu về hai họ và cô dâu chú rể để quý vị quen biết nhau, thì phải chăng cũng nhờ biết rõ cả đằng trai lẫn đằng gái, nên tôi mới đựơc phép đứng lên thưa chuyện với quý vị trong tiệc cưới đêm nay, mới hân hạnh được có vinh dự này. Nếu không thì chuyện đã rõ như ban ngày, là đời nào mà tôi lại được lên chúc tụng cô dâu chú rể, trong một bữa tiệc cưới linh đình trọng thể như thế này.
Ờ hèm! (Lại hắng giọng)
Chú rể Sumoto Namio là bạn học cùng trường với tôi, đúng ra phải nói là chỗ thâm giao từ lâu. Như quý vị đã thấy, anh quả là một trang thanh niên khôi ngô tuấn tú, lại là người trực tính, lòng dạ thẳng băng như đốt tre, không cả nể, ghét thói nịnh bợ, nghĩ sao làm vậy. Có lẽ chính cái tính tình cương trực của chú rể đã là nguyên nhân chính giúp anh ta chiếm được cô dâu xinh đẹp mỹ miều này. Xin lỗi quý vị là tôi nói có vẻ hơi lạc đề, nhưng xin quý vị hãy chịu khó nghe thêm chút nữa.
(Ở cuối phòng tiệc, có ai đó nói vọng lên “Nói cho đàng hoàng xem nào!” )
Anh Sumoto tính tình thì như thế, nên tôi xin làm chứng, cam đoan với quý vị rằng, anh ta không hề có chuyện lăng nhăng với phụ nữ. Thậm chí, có khi phải nói rằng anh ta ghét phụ nữ nữa mới đúng. Tôi cũng xin được thưa thêm với quý vị rằng, tôi cũng ghét phụ nữ đấy ạ.
(Ở dãy cuối lại có người la lớn “Đừng có láo toét! “. Tiệc đang nồng, áng chừng đã có người say, rượu vào lời ra, có ý châm chọc…)
Thế là giữa hai đấng nam nhi cùng ghét nữ nhi đã nẩy nở một tình bằng hữu. Bấy giờ trong đám bạn học có nhiều anh hay la cà đến các chốn thanh lâu ở Shinjuku hay Susaki, hoặc lui tới xóm ca kỹ ở Gotanda hay Otsuka. Nhưng anh Sumoto thì cương quyết phản đối điều này, anh đã cùng tôi giao hẹn, thề quyết giữ mình đồng trinh trong sạch. Trong bữa tiệc cưới hôm nay, nhớ lại tình bạn trong sáng ngày nào, lòng tôi không khỏi bùi ngùi cảm khái vô hạn.
(Phòng tiệc bỗng lặng như tờ.)
Thuở ấy hai chúng tôi thường hay rủ nhau đi du ngoạn. Anh Sumoto được trời ban cho có tài vẽ, đi đến đâu cũng lấy giấy ra phác hoạ cảnh núi sông cây cỏ, nét vẽ thật tài hoa khác hẳn người thường. Còn tôi thì bình sinh là đứa tầm thường, chẳng có tài cán gì, chẳng khác nào như thằng tiểu đồng đi theo anh mà thôi. Những nơi chúng tôi thường đến nhất là vùng Shinshu, Joshu, rồi Izu, nhất là quanh vùng núi Asama, chúng tôi cứ mải mê đi mãi đến quên cả thời gian. Chúng tôi chọn cả những vùng có suối nước nóng như Yamada, Manza, Hoshi, Hoppo, Kuma no yu..Dần dà còn băng qua đường ranh Joshinetsu, phiêu du đến tận vùng Echigo. Đi lang bạt nhiều nơi như thế, nhưng anh Sumoto vẫn thuỷ chung giữ nguyên cái tính ghét nữ giới, tấm lòng thật trong sạch không chút bợn nhơ. Về phần tôi, dĩ nhiên, cũng quyết không thua bạn. Vì vậy tự nhiên tôi và anh Sumoto có cái thú muốn biết trong hai chúng tôi rồi đây ai sẽ là người phá rào trước.
Ờ hèm!
Thưa quý vị, thế còn về cô dâu Hitotsubashi Sueko, hôm nay đã chọn được ngày Hoàng đạo để cử hành hôn lễ thật long trọng ở đền thần, nên có lẽ bây giờ tôi phải gọi cô là cô Sumoto Sueko. Toàn thể quý vị ở đây chắc cũng phải nhìn nhận vẻ đẹp chim sa cá lặn của cô. Hôm nay quả là ngày hôn lễ vui mừng của một cặp giai nhân tài tử. Tôi đã quen cô Sueko nửa năm trước khi cô và anh Sumoto quen nhau. Đó là vào một lần ở Shinshu, sau khi tôi vừa chia tay với Sumoto để anh ấy về Tokyo. Trên con đường lớn sắp đến chỗ rẽ, cô Sueko phóng xe đạp từ phía sau tới, sắp đâm sầm vào tôi. Cô vừa bấm chuông vừa bẻ ghi đông tránh sang bên phải, nhưng không may là tôi cũng tránh sang cùng bên, nên bánh xe của cô đâm vào chân tôi, rồi cứ thế cả hai chúng tôi cùng ngã lăn xuống ruộng.
Dường như cô Sueko bị đụng phải chỗ hiểm nên cô ngất đi, đầu bị húc vào ruộng trồng đậu, chân thì bị xe đạp đè lên. Ống quần của tôi cũng bị rách toạc. Tôi vẫn còn nhớ mãi, lúc đó cô mặc một chiếc áo len cài khuy màu xám nhạt và chiếc váy màu đỏ thẫm, chân trần không đi vớ. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một như đang thấy trước mắt cảnh tượng lúc cô bị ngã, sợi dây đeo ở cổ tay cô tuồng như bị đứt, những hạt cườm bằng đá chạm văng ra tung toé bên đường. Tôi đứng dậy lê một chân hơi khập khiễng, dựng chiếc xe đạp đang đè trên người cô lên, lúc đó tôi mới thấy ơ kìa ống chân trắng ngần không đi vớ của cô đang chảy máu là gì… Tôi nghĩ bụng: “Nguy to”, bèn dẹp chiếc xe đạp sang bên kia đường, và đang định nâng cô Sueko dậy, thì cô còn đang bị ngất, bỗng mở bừng đôi mắt tuyệt đẹp mà nói: “ Tôi xin lỗi anh “. Tôi chưa bao giờ được trông thấy một đôi mắt nào thánh thiện và trong suốt đến thế. Người đời thường trân trọng các thứ ngọc bằng đá hay ngọc trai mà họ cho là đẹp, nhưng chẳng qua đó là những vật không hồn, làm sao có thể đem so sánh với đôi mắt của một người con gái đẹp. Chẳng qua vì họ chưa biết đến vẻ đẹp trong đôi mắt của người con gái nên họ mới đem lòng yêu thích kim cương hay ngọc trai. Trên thân thể của người đã có một thứ tuyệt đẹp đến thế, thì kim cương hay châu ngọc phỏng còn có giá trị gì để chúng ta bàn đến nữa.
(Bỗng có người tỏ vẻ sốt ruột)
Cũng vì chuyện này tôi liền viết thư lên Tokyo cho anh Sumoto. Tôi đã viết bức thư ấy trong căn nhà nghỉ mát ở Karuizawa. Nhà làm bằng gỗ, có một chiếc đèn đứng với chân đèn bằng gỗ. Ngay phía trước cửa sổ có một cây hạt dẻ thật cao. Chao đèn phản chiếu hình những bông hoa hạt dẻ trắng như màu tuyết. Tôi đã viết bức thư cho anh Sumoto bên ánh đèn, mở đầu như sau:
“ Sumoto à, tôi muốn cho anh xem cái này.
Tôi viết như vậy, có lẽ anh cũng chẳng hiểu đó là gì. Nhưng tôi rất muốn biết, một khi trông thấy rồi anh sẽ nghĩ thế nào. Anh có biết đó là cái gì không? Anh lanh trí lắm, nên tôi có cảm tưởng anh đã đi guốc vào bụng tôi. Đó là sự xuất hiện của một người con gái đẹp.. Tôi tưởng chừng như đang thấy nét mặt cau có của anh. Nhưng mà rất đáng để cho anh xem lắm, thật đấy.
Thú thật là từ khi gặp người con gái ấy, tôi đã đổi ý. Một khi đã trông thấy đôi mắt đẹp của người con gái ấy thì tôi không thể nào không thay đổi tôn chỉ của mình bấy lâu. Anh đã biết, lâu nay tôi vẫn nghĩ rằng vẻ đẹp của phụ nữ chỉ là một thứ tà đạo, thân nam nhi mà để bị loạn tâm loạn trí vì thế thì chỉ là hạng người kém hiểu biết, nên tôi vẫn cương quyết làm chủ lòng mình. Thế nhưng nào ngờ hôm nay tôi đã đắm đuối say mê người con gái tình cờ mới gặp. Tôi chưa muốn nói là tôi đã yêu nàng. Nhưng vẻ đẹp của nàng đã làm tâm hồn tôi xao xuyến mất rồi. Tôi đã sinh ra nghi ngờ tự hỏi, tại sao trên đời có đôi mắt đẹp như thế này mà người đời lại quý hoá những thứ không hồn như kim cương hay ngọc trai.
Sumoto ơi, anh hãy tha thứ cho tôi. Lúc này tôi không thể không chế nhạo mình, vì lâu nay đã ngu xuẩn tự giao cho mình cái nhiệm vụ ghét phụ nữ. Có một lần, hôm anh và tôi đi xem tuồng kabuki “Narukami “, lúc đó anh đã chỉ người con gái trên sân khấu mà nói rằng: phụ nữ ai cũng chỉ là hoá thân của loài yêu ma như nàng Kumo no Taema Hime kia. Đàn ông dù cẩn thận thế nào chăng nữa rốt cuộc rồi cũng thành ngu xuẩn. Anh đã bảo anh không muốn trở thành hoà thượng Narukami. Viết đến đây, tôi lại nhớ lại cảnh trên sân khấu lúc bấy giờ. Liệu rồi nàng có phải là nàng Kumo no Taema Hime hay không. Tôi muốn anh nhận xét thử xem sao.
Mong anh mau tới, sớm chừng nào hay chừng ấy! “
Tôi đã viết một bức thư như thế.
(Tôi vừa nói đến đó, người xếp bồi đã tiến đến đưa cho tôi mảnh giấy giục đã hết giờ, hãy kết thúc nhanh giùm bài chúc mừng cô dâu chú rể.)
Ờ hèm!
Thưa quý vị, người dẫn chương trình của buổi tiệc cưới vừa đưa cho tôi mảnh giấy giục đã hết giờ, đừng dài dòng nữa, hãy đi vào vấn đề chính. Nhưng để quý vị hiểu đích xác đầu đuôi câu chuyện mà tôi không mào đầu như thế này thì e rằng cũng khó trình bày được chân ý.
(Cũng có người la to “Cứ kể tiếp đi!”).
Tôi đã nhận được lá thư hồi âm của anh Sumoto, mà từ đầu đến cuối bức thư đầy ắp từng dòng từng chữ toàn những lời công kích gắt gao, coi việc tôi từ bỏ tôn chỉ ghét phụ nữ là một sự phản bội khó lòng tha thứ. Trong căn nhà nghỉ bằng gỗ ở Karuizawa, tôi đã đọc đi đọc lại bức thư ấy không biết bao lần trong ngấn lệ, lòng tràn ngập niềm biết ơn bạn, nhưng đồng thời không phải là tôi không biết rằng đã đến lúc phải giã từ tình bạn.
(Bấy giờ ngưòi xếp bồi lại đến, nắm lấy vai tôi toan lôi tôi đi. Phòng tiệc có vẻ đang xôn xao, nhưng tôi cứ nói tiếp)
Tôi lại viết thư trả lời Sumoto.
“ Quan niệm của anh, coi tất cả phụ nữ trên đời hết thẩy đều là yêu ma quỷ quái như nàng Kumo no Taema Hime, chẳng qua chỉ là một thành kiến lệch lạc mà thôi. Trong đôi mắt nàng tuyệt nhiên không hề gợn một chút vẩn đục nào của loài yêu quái ấy. Mà cho dù nàng có phải là nàng Kumo no Taema Hime chăng nữa, thì hoà thượng Narukami, người đã cảm thông với nàng, say đắm nàng, đến nỗi phải phá giới sa đoạ vì nàng, chẳng phải là một người đàn ông hạnh phúc trên đời này hay sao.”
(Đột nhiên có người quát gọi đem đồ nhắm tới, phòng tiệc nhốn nháo cả lên, tiến sĩ H chừng như giận đã sôi gan, bèn bỏ về, nhưng tôi lại càng cao giọng nói tiếp).
Kính thưa tất cả quý ông quý bà trong phòng tiệc, xin quý vị hãy yên lặng mà nghe tôi nói tiếp. Bài chúc của tôi bây giờ mới đến đoạn hay nhất.
(Vì sĩ diện, tôi cứ đứng quay lưng về phía khách dự tiệc cưới mà không buồn quay lại, rồi tiếp tục hùng hồn cao giọng)
Thưa quý vị!
Hoà thượng Narukami đã nhìn thấu được chân tướng của nàng Kumo no Taema Hime, đã biết nàng là yêu quái từ lâu. Nếu cho rằng hoà thượng vì không hay biết nên mới bị nàng quyến rũ mà sa bẫy, thì đó chỉ là một cách nhìn hời hợt. Lẽ nào hoà thượng lại không linh cảm đựơc rằng đó là một con yêu nữ. Tôi cho rằng ngài đã biết nhưng vẫn không tránh được. Thói thường, con nguời ta tuy biết mình sắp gặp nguy, nhưng mà lại hay cứ cắm đầu cắm cổ đâm đầu vào chỗ chết. Hoà thượng thừa biết mình đang bị bùa phép của nàng Kumo no Taema Hime, nhưng ngài vẫn không thắng nổi sức quyến rũ của nàng, cứ đến gần nàng để rồi vương luỵ vì nàng.
Trên sân khấu kabuki, có khi nàng Kumo no Taema Hime cuốn tà áo lên ngay trước mắt hoà thượng, để lộ dưới gấu áo màu đỏ ống chân trần trắng nuốt, có khi nàng lên cơn động kinh ngay trước mặt hoà thượng để ngài phải đỡ nàng, phải xoa từ nhũ hoa cho xuống đến dưới rốn cho nàng. Cho dù là một vị hoà thượng rất đạo hạnh đến đâu đi nữa, trong lúc chạm vào vú, vào rốn và cả hạ bộ của người nữ, lòng trần ắt sẽ nổi dậy, có sa ngã cũng là chuyện thường tình. Người nào vẫn có thể dửng dưng cho dù gặp phải tình huống ấy, quả là đức Phật sống trên đời này. Nếu chỉ là một người bình thường ở đời, thì cho dù đó là một vị hoà thượng hay là ai chăng nữa, nhất định là sẽ không dằn được lòng ham muốn.
Ờ hèm!
Quý vị có mặt ở đây, dù là quý ông hay quý bà, có lẽ đã biết một màn kịch kyogen cũng có tựa đề Narukami, với nhân vật Narukami là một người nữ, ni cô Narukami. Màn kịch mô tả ni cô đã vương vào tục luỵ vì một người đàn ông đẹp trai tên Kumo no Taema no Suke. Có nghĩa là, tôi xin phép thưa không chút khách sáo rằng, cho dù quý vị là hiền nhân quân tử hay thục nữ đoan trang, khó ai tránh khỏi luỵ vì tình. Riêng tôi, từ lúc đã trông thấy giòng máu đỏ trên ống chân trắng trẻo của cô Hitotsubashi Sueko, thật chẳng khác gì nàng Kumo no Taema Hime, tôi không khỏi nghĩ rằng mình đã đựơc thấy một vẻ đẹp tưởng chừng không thể có trên đời.
(Người xếp bồi lại đến, túm lấy vai tôi như muốn tống cổ tôi ra khỏi chỗ ấy. Nhưng tôi cũng gan lỳ, tôi đẩy hắn ra.)
Thư từ qua lại được vài tháng sau, tôi đã đi gặp anh Sumoto để kể cho anh nghe rõ đầu đuôi sự tình. Khác hẳn với thái độ trong thư, bấy giờ anh Sumoto lại ra chiều chăm chú nghe câu chuyện của tôi. Nghe được nửa chừng câu chuyện, tôi thấy anh đã có vẻ nao núng dần.
Ờ hèm! Ờ hèm!
- Bộ cô ta đẹp đến thế sao?
- Đẹp thật mà. Chắc anh chỉ gặp cô ta một lần là anh cũng phải lòng ngay.
- Làm gì có chuyện vớ vẩn thế! Đàn bà được khen là đẹp chẳng qua vì họ trang điểm. Cứ bỏ son phấn đi mà xem, thử hỏi trông họ có còn ra gì không?
- Thôi, chúng ta cứ lời qua tiếng lại thế này cũng chẳng đi đến đâu. Anh cứ gặp cô ta một lần thử xem. Tôi chắc chắn là anh cũng sẽ phải đồng ý với tôi rằng nàng “ đẹp thật” , anh sẽ phải trố mắt ra mà nhìn đấy. Tôi muốn anh phải thú nhận rằng anh đã đầu hàng…
- Cần gì phải gặp, tôi cũng biết đại khái là anh thích kiểu người đẹp như thế nào rồi!
- Dù thích kiểu nào cũng phải công nhận rằng cô ấy đẹp.
- Anh đã nói thế thì… tôi gặp cô ta cũng được thôi. Nhưng trước hết tôi muốn hỏi anh một điều.
- Điều gì?
- Theo như thư đầu anh viết cho tôi, thì anh vẫn chưa phải lòng cô ta. Nhưng anh có víêt rằng, anh đã phải ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của cô ta, có đúng không?
- Đúng thế.
- Nếu cô ta đã thành người yêu của anh, tôi có gặp rồi khen chê thế nào cũng là vô ích. Nhưng nếu anh cũng chỉ như tôi, và chỉ là vấn đề khách quan, muốn chúng ta cùng xem thử cô ta có đẹp hay không, thì tôi thử gặp cũng đựơc thôi.
- Như vậy cũng được.
Tôi lúng túng đáp. Thế là, anh Sumoto chịu đi gặp cô Sueko.
(Ba người đàn ông lực lưỡng toan điệu tôi ra khỏi phòng tiệc cưới. Nhưng tôi đâu có chịu thua. Đã nói đến đây, thì tôi phải kết thúc câu chuyện chứ, nếu không thì bài chúc của tôi không ra là một bài chúc có đóng mở đàng hoàng.)
Ờ hèm!
Thế là anh Sumoto đã gặp cô Sueko lần đầu vào khoảng nửa năm sau khi có vụ đụng xe đạp giữa tôi và cô ấy. Đó là vào một ngày mùa đông, nói cho chính xác thì đó là vào tối trước đêm Giáng sinh, trong một buổi hội chợ ở trường cũ của cô Sueko, trường nữ Shida. Ngày hôm ấy,mặc dù trời lạnh cô Sueko vẫn mặc phong phanh, ai lại đúng cái áo len cài khuy màu xám nhạt với chiếc váy hồng, cũng đeo dây chuyền và đeo vòng ở cổ tay, giống hệt như hôm cô phóng chiếc xe đạp bóng loáng, về chỗ có ngã rẽ trên con đường lớn, có cây thông rụng lá và hoa huệ ngày nào. Hôm ấy cô phụ trách kỹ thuật ở hậu trường sân khấu giúp vui cho ngày hội chợ.
Tôi cứ tưởng là hôm ấy cô sẽ mặc một bộ quần áo sang trọng hơn nhiều, nên vừa trông thấy cô tôi đã nghĩ bụng “Hỏng kiểu rồi!”. Thế này thì làm sao mà anh Sumoto trầm trồ khen ngợi được. Tiếng là không thèm để ý đến đàn bà con gái, nhưng thực sự anh ta lại kén chọn ra phết đấy. Không đóng bộ cho thật lộng lẫy vào, thì khó mà ăn điểm với anh chàng. Nhưng nào ngờ cô Sueko lại chỉ mặc mỗi một chiếc áo len cài khuy màu xám nhạt, giống như hôm ở Karuizawa. Cô còn đang giúp việc trong hậu trường sân khấu, có vẻ như mặt mày còn dính bụi lem luốc nữa. Tuồng như cô cũng chẳng son phấn gì, lại còn đầu bù tóc rối.
Tôi chỉ vào hậu trường nói:
-Kìa, cô ấy đấy!
Anh Sumoto chỉ nói có mỗi một câu:
-Đấy sao?.
Rồi anh chẳng nói chẳng rằng, tuy rằng cũng có vẻ như đang chăm chú nhìn thật kỹ. Đoạn anh cùng tôi ngồi xuống, ngả lưng vào thành ghế xem văn nghệ, miệng nói:
-Cũng thường thôi.
Làm tôi chẳng biết phải trả lời thế nào, trong bụng cứ hối tiếc vì đã để cho anh ta trông thấy cô Sueko không đúng lúc.
Tôi hỏi anh:
- Không chấm được sao?
Anh liền hỏi lại tôi:
- Thế anh chú ý cô ta ở điểm nào mới được chứ?
- Điểm nào thì tôi không nói được. Tôi chỉ nghĩ rằng người như cô ấy thì mình có thể yêu đựơc.
- Nếu nói yêu, thì yêu ai mà chả được. Tất cả các cô gái trong ngày hội chợ này ai cũng đáng yêu. Không có ai là không đáng yêu cả.
Sumoto nói tiếp ra vẻ ta đây:
- Tôi không nói chuyện đáng yêu hay không đáng yêu, mà chỉ muốn nói một cách khách quan về giá trị của người phụ nữ. Hầu như không có người con gái nào đáng gọi là phi phàm cả.
Ờ hèm!
Sau ngày hội chợ được ít lâu, thỉnh thoảng ba chúng tôi lại gặp nhau. Có khi hai thanh niên chúng tôi đến phòng của cô Sueko, cũng có khi cô đến chỗ tôi rồi cùng tôi đến nhà anh Sumoto, lại có những lần cả ba chúng tôi hẹn gặp nhau ngoài phố như Ginza hay Shinjuku.
(Nói tới đây, trước mắt tôi cô dâu chú rể đã biến dạng tự bao giờ. Không những thế, mà tôi còn kinh hoàng nhận thấy tất cả những bông hoa tươi thắm đẹp đẽ trang hoàng trước mặt cô dâu chú rể đều gục đầu ủ rũ. Nhìn những bông hoa héo rũ rượi mà tôi giật mình. Phải chăng bài chúc mừng của tôi đã có ám khí khiến cho cả đến những bông hoa tươi cũng phải héo úa? Không! Không đời nào như thế! Trong buổi tiệc mừng hôm nay, tôi chỉ thành thực cố tường thuật lại một cách trung thực, không dám đơm đặt điều gì về con đường tình sử mà cô dâu chú rể đã qua, để nói lên ý nghĩa của cuộc hôn nhân này).
Ờ hèm!
Mùa hè năm sau đó, ba chúng tôi lại cùng đi Karuizawa. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống chung trong một chiếc chòi gỗ nơi nghỉ mát do tôi đứng tên thuê ở giữa rừng cây xanh, cách con đường nhỏ có sân quần vợt một quãng đường. Thưa các vị quý khách trong buổi tiệc rất đông người hôm nay, quý vị nghĩ sao về cuộc sống đó? Nói vô phép các ngài, tôi chắc rằng trong các ngài không phải là không có người liền tưởng tượng rằng chúng tôi là những kẻ lập dị, đã sống theo kiểu quan hệ tay ba, hai ông một bà. Một người nữ với hai người nam, trong chữ Hán nếu viết hai chữ nam ở hai bên và một chữ nữ ở giữa, thì đó là chữ “điểu” có nghĩa là đùa bỡn, ỡm ờ. Một người con gái ỡm ờ với hai ngưòi con trai… là đồ nỡm. Mà hai nguời con trai đùa bỡn với một người con gái thì thật là tội nghiệp cho cô ta. Viết “đùa chết người”, với chữ đùa là chữ “điểu“ này, là để trỏ việc hai người con trai xúm lại mà làm hại đời một người con gái cho đến chết.
Thế nhưng xin quý vị đừng lo. Ở Karuizawa, ba chúng tôi đã không làm điều gì để quỷ thần phải quở trách. Chúng tôi theo nguyên tắc phân công, mỗi người một việc. Tầng một là phòng khách vách gỗ kiểu tây phương. Các phòng lát chiếu kiểu Nhật ở tầng hai, gồm một phòng sáu chiếu và một phòng ba chiếu. Còn có thêm một phòng làm việc có thể dùng thành phòng ngủ. Phải nói đó là một diện tích quá rộng rãi cho cuộc sống chung của ba chúng tôi. Chúng tôi ai ở phòng nấy, khi ăn xuống phòng khách, theo kiểu góp gạo thổi cơm chung. Ngoài ra đến giờ đọc sách thì tôi làm thầy giáo, còn cô dâu chú rể trong tiệc cưới hôm nay làm học trò, học với tôi các môn như tiếng Pháp chẳng hạn. Giữa tôi với anh Sumoto, nếu bảo ai là người săn sóc cô Sueko nhiều hơn, thì thật là khó nói, vì cách đối xử ân cần với phụ nữ của tôi và của anh mỗi người một khác.
Một hôm cô Sueko bị sốt nặng. Việc săn sóc cô lúc đó mới là gay go, vì hai chúng tôi chẳng phải là anh hay em trai cô. Lúc ấy giữ việc thay túi nước đá trườm cho cô là anh Sumoto, nhưng tôi lại phải lo đập nước đá cho vụn để bỏ vào túi trườm. Ra phố mua nước đá cũng là bổn phận của tôi. Vì không có bình trườm nước nóng, nên hai chúng tôi phải thay phiên nhau hơ tay trên than hồng cho ấm, rồi ấp tay vào hai gót chân nhỏ bé của cô Sueko. Suốt đời tôi không bao giờ quên đựơc cái cảm giác khi ôm gót chân và cổ chân mềm mại của cô lúc đó.
Tối hôm đó, sau khi uống thuốc át xpi rin, cô Sueko bỗng ra mồ hôi ướt đầm khắp người. Tất nhiên là không thể để mặc như thế, mà phải lau mồ hôi và thay áo ngủ cho cô. Một trong hai chúng tôi sẽ nhận nhiệm vụ này, thật là một vấn đề tế nhị và có tính cách quyết định, mà cô Sueko thì lại không chịu để cho cả hai chúng tôi cùng làm. Mà cũng dĩ nhiên là thế.
Ờ hèm!
Tôi và anh Sumoto bèn lấy bộ bài ra để bốc thăm. Ai rút được con ách cơ sẽ được phép lau người cho cô Sueko. Chồng cỗ bài được đặt trên bàn. Trước hết phải định xem ai là người được giở bài trước. Tôi được đi trước. Tôi giở trúng con bích số 6. Đi trước mà lại rủi ro. Đến lượt anh Sumoto giở bài. Anh được con rô số 9. Tiếp đó là tôi được con cơ số 2. Tim tôi đập thình thịch. Rồi anh Sumoto được con cơ số 5. Rồi đến lượt tôi được con đầm chuồn. Anh Sumoto đựơc con rô già, tôi con chuồn 8… Rút mãi mà chưa thấy mặt con ách cơ.. Mãi đến lượt thứ 42, khi vừa thấy mặt con ách cơ, thì bấy giờ mồ hôi đã vã ra khắp người tôi, còn anh Sumoto cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại. 42 là số chẵn, vì thế đương nhiên thắng lợi về phía Sumoto. Hai mắt anh như đang bốc lửa và long lên, anh nhìn tôi mà hét lớn:
-Đi ra ngoài!
Tôi thất thểu bước ra ngoài. Tôi đã khóc, khóc vật vã. Làm sao mà không khóc được. Cánh cửa phòng đã khép chặt. Sau đó tất cả đều im phăng phắc, chẳng còn nghe thấy động tĩnh gì cả.
Có lẽ bây giờ cô Sueko đã cởi trần, được cởi bộ áo ngủ ướt đẫm mồ hôi, và anh Sumoto đang được cầm chiếc khăn khô lau tấm lưng và bộ ngực đẹp đẽ của cô. Đã cởi áo rồi thì chắc là cũng phải cởi luôn cả quần, cởi quần lót, cởi cóc xê…Cô đổ mồ hôi là vì uống thuốc át xpi rin chứ có phải là làm điều gì để thần thánh phải quở phạt đâu. Cô bị trần truồng, cho dù có bị lộ những chỗ kín đáo, cũng không phải là điều bậy bạ. Thế nhưng liệu lúc đó anh Sumoto có đủ bình tĩnh mà cầm lòng được không nhỉ? Hay là anh cũng động lòng như hoà thượng Narukami mà rơi từ trên bệ thờ xuống đất. Phải chăng đúng như điều tiên đoán ngày nào, cô Sueko quả là một nàng Kumo no Taema no Hime.
Trời! Phải chi mà tôi đổi được vị trí của con ách cơ ấy, thì cái trọng trách tuyệt vời ấy đã về phần tôi, và sự thể sẽ khác hẳn như sáng với tối. Nếu là tôi, tôi sẽ chỉ cởi quần áo để lau mồ hôi cho cô mà không có một ý nghĩ vẩn đục nào. Tôi sẽ rất tỉnh táo. Trước hết là cởi áo để lau bán thân trên, không thể không lau đôi nhũ hoa và dưới nách cho cô. Rồi sẽ từ từ lau xuống dưới, từ ngực xuống dưới bụng và quanh rốn. Rồi cởi quần, lau thật kỹ hạ bộ. Lòng tôi không gợn một mảy may nào ham muốn xác thịt, mà chỉ nghĩ đến chuyện lo lau sạch mồ hôi cho cô mà thôi. Như thế đã đủ để tôi mãn nguyện, không còn gì phải hối tiếc trên đời này nữa. Càng nghĩ tôi càng oán hận con ách cơ. Phải chăng, cũng vì ngày hôm ấy mà viên ngọc quý đang ở trong tay, đã tuột ra khỏi lòng bàn tay tôi mà lăn sang tay anh Sumoto.
Thế nhưng, một lát sau cánh cửa mở, anh Sumoto bước ra, nét mặt hiền hoà hơn cả mọi ngày. Thực tình, giữa hai người dường như không có chuyện gì xảy ra cả, họ đã mời tôi vào phòng, rồi bấy giờ đến lượt giở bài để xem ai sẽ phải đem quần áo dính mồ hôi đi giặt.
Lần này anh Sumoto lại ra hẹn là lá bài J- thằng diễu. Tôi thận trọng giở từng lá bài, bụng bảo dạ, lần này thì nhất định không để bị thua. Tôi đã nhường cho bạn Sumoto được lau mồ hôi cho cô Sueko, không lẽ lại chịu thua luôn cả cái khoản giặt quần áo cho cô sao. May mắn là đến lá bài thứ 15 thì tôi được. Thế là tôi liền vơ bộ quần áo ướt mèm của cô cho vào giỏ, vội đem ra vò ở sân sau nhà. Đúng lúc ấy, gió thổi lùa vào tàng cây hạt dẻ làm con chim lạ giật mình kêu lên một tiếng và bay vụt đi. Tôi xăn tay áo lên, bắt đầu giặt. Thật là mới thảm thiết, não nùng ai oán làm sao! Tôi thấy rõ nước mắt mình đang rỏ xuống bộ quần áo ngủ màu trắng của cô Sueko. Tôi đoán là từ hôm hội chợ, anh Sumoto đã đem lòng yêu cô Sueko, và dần dần cô cũng đã phải lòng anh. Tấm tình của hai người đã sâu đậm từ lâu, đến độ không thể dứt ra được nữa, thế nhưng vì tình nghĩa với tôi nên họ vẫn phải dối lòng.
Ô hô… (khóc)
Thế nhưng làm sao người ta có thể dối lòng chỉ vì tình nghĩa. Cũng như hoà thượng Narukami dù có phép thần thông đến đâu, cũng không dứt bỏ được tấm tình của ngài với nàng Kumo no Taema Hime. Cái sự nể nang vì tôi đã quen cô Sueko trước, gặp phải ngọn lửa tình nóng bỏng của họ, đã bị thiêu rụi thành tro và bay đi mất giữa khoảng trời cao rộng.
Trời ơi, vẻ đẹp trong đôi mắt của người con gái còn hơn cả thần thánh nữa đấy trời ạ.
Ờ hèm!
Đến đây tôi xin được kết thúc bài chúc vụng về và dài dòng trong buổi tiệc cưới hôm nay, để mừng cho cô dâu chú rể đã tìm được một tình yêu thiêng liêng cao quý. Và tình yêu của họ đã may mắn thành tựu, để có được ngày hôm nay, ngày giao ước sẽ trọn đời bên nhau đến bách niên giai lão, đồng tịch đồng sàng đồng quan đồng quách. Thành thật xin tất cả quý vị trong tiệc cưới hôm nay tha lỗi cho tôi, đã bắt quý vị phải bận tai lắng nghe một bài chúc dài dòng văn tự.
(Tôi nói đến đây, không kịp lau mồ hôi đang vã ra, và ngồi xuống. Nhưng nhìn quanh phòng tiệc tối om chẳng thấy một ai. Còn chùm đèn sáng choang như đèn hoa chúc trong ngày cưới lúc nãy, thì đã tắt ngấm tự bao giờ).
/21
|