Thời gian như nước trôi, thoáng cái Dận Chân đã sống trong Cung Uyển được bốn lần xuân qua thu lại, lớn lên phấn trang ngọc trác làm người khác rất yêu thích. Đông Quý phi thực sự xem hắn như con của mình đẻ ra, ngậm trong miệng còn sợ rơi.
Thái Tử mặc dù được nàng nuôi dưỡng ở đó nhưng dù sao cũng e ngại thân phận. Thái Tử chỉ tám tuổi nhưng hiểu biết không ít, hiện giờ đã có chút phong thái cha anh, dáng vẻ gây cho người ta cảm giác điềm tĩnh từ sâu bên trong giống như một nhân vật làm cho người ta không dễ thân cận.
Lộ Kiệt cũng dần dần thích ứng với những phép tắc quy củ bên trong Cung Uyển, vì thế bắt đầu cuộc sống thoải mái, từng cử chỉ đều bộc lộ uy nghiêm của một Hoàng tử. Ở trước mặt những nô bộc trong cung, hắn cố hết sức che giấu sự tùy ý không câu nệ của một người hiện đại là bản thân mình. Vậy đã đành, không được tự nhiên nhất chính là đôi khi còn phải giả bộ nai tơ, dù sao cũng phải đóng vai một nhân vật chỉ mới bốn tuổi, trong khi tâm thái đã là người trưởng thành từ lâu. Ngụy trang vất vả như thế, hiệu quả vẫn là có hạn. Thế cho nên đám cung nữ, thái giám kia thấy vị a ca này, cũng hiểu được chủ tử này tuy nhỏ tuổi lại không dễ lừa gạt chút nào. Nhưng, khi ở trước mặt Đông Quý phi, Dận Chân vẫn là cố gắng hết sức bày ra bộ dạng ngây thơ, khờ khạo.
Mặc dù hắn biết mẹ ruột của mình đã được phong tần vào năm Khang Hi thứ mười tám ( lúc Dận Chân hai tuổi), nhưng so với thân phận của Hoàng Quý phi Đông thị, chung quy cũng không thể đánh đồng. Huống hồ từ một cung nữ mà được phong tần cũng chủ yếu là nhờ sinh hạ được Dận Chân. Lộ Kiệt hiểu rõ một đạo lý quan trọng từ kinh nghiệm thực tiễn đời trước là phải có người chống lưng tốt thì thắt lưng mới thẳng được. Đông quý phi không có con ruột, cộng thêm nỗi đau mất nữ nhi, nên đối với việc hầu hạ dưới gối (BD: nguyên văn: Thừa hoan tất hạ "承欢膝下 chỉ việc con cái phụng dưỡng cha mẹ) lại càng lưu tâm, Lộ Kiệt càng giả vờ là một đứa trẻ ngây thơ, khờ khạo, nàng lại càng sủng ái đứa con nuôi này. Người trong cung đình cũng như nước lên thì thuyền lên mà càng xem trọng vị a ca này.
Từ năm ngoái, chiếu theo quy định thì ngày hôm nay Hoàng Đế phải phong ấn tế tổ, muốn Hoàng Thái Tử đi theo. Sau đó bữa trưa lại cùng Đông Phi và Tứ a ca dự gia yến.
Tảng sáng, Dận Chân đã đến thỉnh an cả hai vị ngạch nương, bị hai người hỏi thăm linh tinh đến cả chuyện điểm tâm ăn cái gì. Kỳ thật họ cũng không hỏi hắn mà là hỏi thái giám Tần Thuận luôn bên cạnh hắn, Dận Chân gọi y là biết tuốt, chỉ là y suốt ngày kè kè bên người nên Dận Chân cảm thấy rất nhàm chán.
Từ khi người Mãn vào Trung nguyên luôn rêu rao rùm beng là dùng nhân hiếu trị thiên hạ, vì thế con em hoàng thất ít nhiều đều được dạy bảo từ nhỏ. Dù là bé trai nhỏ xíu chưa được học vỡ lòng đã được dạy cho hàng ngày phải sớm thỉnh an, muộn báo cáo như làm bài tập. Lễ vấn an hàng ngày là làm giống như Dận Chân chỉ dập đầu lễ rồi thưa: "Nhi thần thỉnh an hoàng ngạch nương", sau đó quý phi dặn dò vài câu, sau đó lấy câu "Tiểu a ca đi chơi đi" làm kết thúc.
Nhưng hôm nay, sau khi đã kết thúc thỉnh an theo thông lệ, Đông quý phi bảo Tần Thuận đưa Dận Chân tiến tới gần, nàng nắm chặt bàn tay nhỏ bé của Dận Chân mà bảo: "Tiểu a ca, hôm nay là ngày 26 rồi, sắp bước sang năm mới nên không cần câu nệ như vậy. Lại đây ngồi gần Ngạch nương. Lát nữa ta bảo Lý Tam nhà bếp làm cho ngươi một vài món ăn ngon. Hoàng a ma của ngươi và Thái Tử tế tổ xong sẽ về đây. Chúng ta sẽ lại giống bá tánh bình dân vui vẻ cùng nhau dùng bữa cơm đoàn viên."
Dận Chân đương nhiên mừng rỡ mặt mày hớn hở. Hắn đã chán cái cảnh ăn một mình ở Ngự thiện phòng rồi. Ở đó lúc nào cũng là đồ chiên và hầm cách thuỷ, ngày nào cũng hai mươi mấy món mà hương vị thì không khác nhau bao nhiêu. Hiện tại hắn xem như đã hiểu rồi, hoá ra người của Hoàng gia vẫn bị lừa, những thứ này chỉ là những thực phẩm bỏ đi làm sao so sánh được với những món ăn đủ loại mà hắn đã quen dùng ở thời hiện đại. Có đôi khi, hắn quả thực đã muốn tự mình xuống bếp làm mấy món ăn phù hợp khẩu vị của mình. Nhưng dù gì thì cái này cũng chỉ có thể nghĩ thôi chứ không có khả năng thực hiện.
Đông quý phi có một trù phòng nhỏ, đầu bếp là Lí Tam. Y làm món ăn cũng rất khéo léo, có phong vị Giang Nam, không nói chuyện mùi vị, thực phẩm cũng tươi mới, không như ở đại trù phòng, rau cũng héo ngắt héo ngơ. Mấy thằng nhãi ở Nội Vụ Phủ không biết là đã nhân cơ hội hốt được bao nhiêu bạc rồi.
Dận Chân chui vào trong lòng Đông quý phi mượn làm nũng mà ăn đậu hũ một cách khoái chí. (^^)
Vào giữa trưa, thái giám Thượng Thiện Phòng dâng lên mấy loại điểm tâm như Hạnh nhân tô, Nam qua tử tô (làm từ bí đỏ), Trư du cao, cùng bốn loại bánh nướng nhân thịt băm. Đông quý phi đặt trước mặt Dận Chân cười bảo : "Tiểu a ca, đây đều là những thứ hàng ngày ngươi thích ăn nhất, ăn trước mấy miếng đi, Hoàng A ma và Thái Tử còn phải một lúc nữa mới về, đừng để đói bụng."
Nếu như ngày thường, Dận Chân sẽ không khách khí, nhưng là hiện giờ thật ra hắn lại có chút nhớ nhung. Xuyên qua đến nay là ba năm, tuy rằng hắn thường xuyên có thể nhìn thấy Hoàng A ma Khang Hi Hoàng Đế. Nhưng vì Mãn tộc chú ý đến phụ đạo tôn nghiêm, còn có tập quán ôm cháu chứ không bế con chứ chưa nói đến những cử chỉ thân mật khác.
Ba năm sau khi Dận Chân ra đời, Khang Hi bận rộn chu toàn kế sách bình định tam phiên, hơn nữa còn chú tâm bồi dưỡng Thái Tử nên không quan tâm nhiều tới Dận Chân. Hơn nữa Dận Chân còn nhỏ, bản thân hắn cũng không muốn bị chú ý quá sớm. Một mặt sợ vô ý mở miệng làm Hoàng Đế Lão Tử hoảng sợ, một mặt nếu mình bộc lộ tài năng quá mức thì khẳng định sẽ thành cành cao đón gió [DG: nguyên văn là: bị súng bắn chim đầu đàn]. Thế nhưng, bây giờ cũng đúng thời điểm gây ấn tượng với Khang Hi rồi.
Đại a ca lúc này đã trưởng thành, tuổi thiếu niên bừng bừng khí thế, thêm đó lại có Minh Châu ở phía sau chèo chống lại thường xuyên có cơ hội đúc rút kinh nghiệm. Khang Hi đi thu thú cũng mấy lần mang theo Đại a ca. Có lẽ Đại a ca cũng được Hoàng Đế yêu thích vài phần. Tam a ca nhiều hơn Dận Chân ba tuổi, vừa mới bắt đầu học vỡ lòng nhưng đã rất thông minh, các sư phụ đều khen y có trí nhớ tuyệt vời đã nhìn qua cái gì là nhớ như in, hơn nữa tuổi còn nhỏ mà văn chương đã như nước chảy mây trôi. . . . Khang Hi bình sinh rất coi trọng Hán học, bởi vậy cũng chú ý tới y. Tính đi tính lại, bây giờ chỉ có Dận Chân còn chưa bộc lộ tài năng. Dận Chân không biết tương lai mình sẽ như thế nào, bánh xe lịch sử liệu có thay đổi gì không, nhưng ít nhất hắn muốn thử nghiệm để xem tiền đồ của mình có do tay mình nắm giữ hay không.
Đông quý phi nhìn hắn một hồi lâu, nàng chỉ thấy Dận Chân ngẩn người chìm trong suy tư mà không thấy có phản ứng gì thì sốt ruột. Nàng sợ đứa nhỏ này không biết có mắc phải bệnh gì không bèn gọi hắn vài tiếng. Lúc này Dận Chân mới phản ứng được. Đông phi nói: "Tiểu a ca vì sao không ăn một chút?"
Câu này đúng câu mà Dận Chân mong muốn bèn đáp, "Hồi bẩm Ngạch nương, nhi thần nghĩ hoàng A ma, ngạch nương và Thái Tử còn chưa dùng, nhi thần sao dám ăn trước?" Dận Chân đáp lại. Nói xong câu đó chính hắn cũng nổi da gà. Đông phi lại rất cảm động, vẫy tay ý bảo Dận Chân đi qua rồi ôm vào lòng.
Đông quý phi trìu mến nhìn đứa bé này thầm nghĩ: đứa nhỏ này tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã có lòng hiếu thảo, tuy bảo là không phải mình sinh ra nó nhưng là thật lòng yêu thương.
Đông Quý phi chậm rãi nói: "Chân nhi, quả là Ngạch nương đã không uổng công thương yêu con, tuổi con còn nhỏ mà biết được thế nào là hiếu thuận, nếu Hoàng A Mã của con mà biết được việc này, không biết người sẽ vui mừng đến mức nào đây." Dận Chân cần nhất chính là cái hiệu quả này đây. Là con của đế vương, bề ngoài thì có vẻ rất vẻ vang, nhưng kỳ thực lại vô cùng nguy hiểm. Nhất là khi đối diện với một vị vua có thể xưng là bậc thánh hiền như Khang Hi, nếu như bất tài thì tất sẽ bị vứt bỏ, nếu đa tài thì lại bị người khác đố kỵ. Bởi vậy, từ xưa đến giờ, các vị đế vương thường dựa nhiều vào chiêu bài hiếu đạo, tôn sùng chủ trương lấy hiếu trị thiên hạ. Theo đó mà suy thì, là con của Hoàng đế, chỉ cần làm tròn được hai chữ hiếu đạo thì nhất định có thể khiến Khang Hi có được ấn tượng tốt về mình.
Đông quý phi định nói thêm vài lời thì chợt nghe quản sự thái giám hô to từ ngoài cửa: "Hoàng Thượng giá lâm, Hoàng Thái Tử giá lâm."
Đông Quý phi đứng lên chỉnh trang lại y phục, Dận Chân vội vàng quy quy củ củ mà đứng sau lưng Đông Quý phi.
Tiếng hô vừa dứt đã nghe thấy ở gian ngoài có tiếng bước chân của hai người. Đây là lần đầu tiên Dận Chân đứng gần Hoàng A ma của mình như vậy. Ra đời đã ba năm, ngoại trừ ngẫu nhiên nhìn thấy phụ thân ở chỗ Đông quý phi nhưng lúc nào cũng nhanh chóng bị ma ma bế ra ngoài. Rốt cuộc phụ tử chưa từng thực sự gặp gỡ được lần nào.
Khang Hi đang khoác trên người bộ cát phục được thêu chín sợi hoàng kim tuyến, cổ áo bằng da cáo đen, đỉnh mũ miện được đính ba tầng kim long có gắn lông đuôi chim, bốn phía xung quanh được khảm bằng mười lăm viên ngọc trai phương Đông, bốn vòng kim phật, trên cặp môi mỏng có một hàng râu hình chữ nhất lại càng hiện lên vẻ kiên nghị của chủ nhân, sự uy nghiêm hiển lộ qua từng bước chân.
Hình dáng Thái Tử không khác Khang Hi, điệu bộ cũng như vậy. Y mặc lễ phục gấm vóc bốn con rồng, cổ áo bằng lông cáo đen, mũ bằng lông cáo màu xanh, đỉnh có thêu chỉ nhung màu hồng, mười hai viên đông châu chỉ rõ địa vị Thái tử.
Dận Chân nhìn vị Đại a ca làm Thái tử suốt bốn mươi năm trong lịch sử này, trong lòng ngũ vị tạp trần (BD: cảm xúc lẫn lộn). Nhớ tới Thái Tử Dận Nhưng, Hoàng Hậu Hách Xá Lý cưỡi hạc quy tây (quy tiên, chết), y còn trong tã lót đã trở thành Thái tử, năm tháng dần trôi vận mệnh chìm nổi, hai lần lên hai lần xuống, sau đó bị giam lỏng ở Trịnh gia trang, đến năm mươi tuổi thì do buồn bực sầu não quá độ mà chết, cuối cùng được phong danh hào "Lý Mật thân vương", đúng là tạo hóa trêu ngươi.
Đợi cho Đông quý phi thi lễ với Khang Hi xong, Dận Chân nhanh nhẹn chạy đến chỗ Khang Hi sau đó vuốt tay áo chống tay xuống phía trước, sau đó từ từ quỵ gối xuống quỳ thỉnh an: "Nhi thần Dận Chân cung thỉnh Hoàng a ma thánh an." Miệng lưỡi lanh lợi lạ thường làm Khang Hi thoáng kinh ngạc, hơi gật đầu nói: "Đứng lên nói đi." Dận Chân tạ ơn rồi quay sang thi lễ và thỉnh an với Thái Tử. Trong lòng Dận Nhưng có chút đắc ý nhận lễ của vị đệ đệ này, y chỉ đưa tay đỡ một cách hờ hững, Khang Hi nhìn rõ hành vi của con cả nhưng không nói cái gì mà chỉ quan sát đứa con nhỏ này của mình.
Sau khi Dận Chân thỉnh an xong liền quay về đứng nép bên người Đông quý phi mắt nhìn thẳng. Hắn mặc áo xanh vẽ rồng theo lệ hoàng tử phải mặc, đội mũ có tua hồng trên đỉnh, mộc mạc lại vẫn toát lên vẻ phóng khoáng tự nhiên. Khang Hi nhìn thấy không khỏi sinh lòng yêu mến, bèn nói: "Tuổi còn nhỏ đã biết đạo quân thần phụ tử, cũng thật hiếm có."
Đông quý phi nghe thấy lời khen lại thêm mắm dặm muối không ngừng kể những biểu hiện tốt của Dân Chân khen nức nở một hồi lâu. Ngoài mặt Dận Chân càng thêm nhu thuận nhưng trong lòng thì đã mừng thầm: "Cuối cùng không uổng công lần này, tuy rằng trong bụng rỗng không nhưng cũng coi như đáng giá."
Khang Hi hơi kinh ngạc, ngày thường đúng là không chú ý đến đứa con thứ tư này, thế nhưng để ý cẩn thận một chút thì cảm thấy hắn có khí độ ung dung, thần định khí nhàn, so với Thái Tử cũng không kém cỏi chút nào. Khang Hi càng thêm tò mò liền vẫy tay gọi Dận Chân đến bên cạnh bèn nói: "Thái Tổ Cao Hoàng Đế của chúng ta khởi nghiệp từ mười ba tấm khôi giáp, phàm là con cháu của họ Ái Tân Giác La thì đều là trời ban xuống, ngươi niên kỷ tuy nhỏ nhưng chắc cũng có chí hướng." Lúc này, Khang Hi quay đầu nhìn về phía Dận Nhưng: "Ngươi là Thái Tử, ngươi nói trước đi, chí hướng của ngươi là gì?"
Thái Tử hơi khẽ khom người đáp: "Nhi thần trời sinh tính ngu dốt, nguyện cố gắng noi theo Hoàng a ma, bảo vệ cơ nghiệp mà Hoàng Mã Pháp cùng với Hoàng A mã đã gây dựng nên."[DG: hoàng mã pháp để chỉ cha của vua, ông nội của thái tử]
Khang Hi chỉ khẽ gật đầu mà không nói gì. Dận Chân biết rõ Khang Hi rất không vừa ý với đáp án này. Theo cá tính của Khang Hi thì chắc hẳn không phải là người chỉ cần giữ gìn cái đã có, mà phải là người mạnh dạn khuyếch trương.
Khang Hi lại quay đầu sang phía Dận Chân rồi hỏi: "Tứ a ca, ngươi thì sao? Cũng nói thử xem."
Dận Chân đã tính trước vấn đề này. Hắn biết rõ sớm muộn gì Hoàng Đế nhất định sẽ hỏi, cho nên đã tự hỏi từ thật lâu rồi, bởi vậy không chút hoang mang bèn nói: "Hồi bẩm Hoàng A ma, hiện tại tuổi nhi thần còn nhỏ chỉ nên chăm chỉ mà đọc sách tập võ. Đợi khi nhi thần lớn lên, sẽ đủ sức theo Hoàng a ma và Thái Tử làm Ba Đồ Lỗ của dòng họ Ái Tân Giác La chúng ta."
(BD: Ba Đồ Lỗ - 巴图鲁 là một danh hiệu vinh dự của người Mãn Châu trong triều đại nhà Thanh, trong tiếng Mãn Châu, Ba Đồ Lỗ có nghĩa là " dũng sĩ", vì vậy danh hiệu này được ban cho những tướng lính và binh sĩ chiến đấu dũng cảm, thiện chiến trên chiến trường hay những võ sĩ trong các cuộc thi đấu. )
Dận Chân biết rõ vì thân phận Thái Tử đã được định đoạt, nếu hắn sớm biểu lộ ra dã tâm thì không chỉ có Thái Tử không dung, lại còn khiến Khang Hi ngờ vực vô căn cứ. Cho nên trước mắt nên xác định cho mình một vị trí thích hợp nhất là một thần tử có khả năng và một lòng trung thành. Còn nữa, Hoàng thất đời Thanh xưa nay chú trọng võ công. Đương nhiên, Dận Chân trong sách sử có tài trị quốc không có tài lãnh binh, lúc này hắn cũng chẳng ngại mà khoác lác một hồi. Mình vẫn chỉ là tiểu hài tử, dù có nói sai cũng không phải là một tội lỗi lớn gì, có thể khiến Hoàng Thượng hài lòng một lần cũng không sao. Chỉ cần tỏ rõ tấm lòng trung thành của mình mới là quan trọng.
Nghe Dận Chân nói thế, Khang Hi thật sự kinh hãi. Đứa nhỏ này chưa tới bốn tuổi nhưng chí hướng của hắn, ngôn ngữ của hắn không kém hơn ba đứa anh lớn tuổi. Khang Hi hơi nghi ngờ Đông quý phi đã dạy hắn liền nhìn về phía Đông thị thì thấy gương mặt của Đông thị hiện rõ vẻ kinh ngạc bèn hỏi: "Tứ a ca, những lời này là học của ai?"
Dận Chân đối với câu này cũng đã có chuẩn bị. Hắn giả bộ mặt ngây ngô khờ khạo ứng đối: "Hoàng a ma, nhi thần nói sai rồi sao?"
Khang Hi lúng túng mất tự nhiên rồi cười cười: "Ngươi còn chưa tới tuổi đi học lại có chí hướng như vậy. Hay lắm, trẫm muốn biết, Tứ a ca học được những câu này từ đâu?"
Dận Chân thầm nghĩ, người thông minh thường thường đa nghi. Nỗi nghi ngờ của Khang Hi Hoàng Đế không phải chỉ là một phần hay nửa phần, giọng nói đã dùng kiểu hỏi khi thiết triều gặp tấu chương, phụ thân bắt đầu để ý đứa con này rồi. Suy nghĩ một chút hắn lại đáp: "Nhi thần thường nghe chuyện kể việc Hoàng a mã bắt Ngao Bái nên nhi thần nhớ rõ, bọn thị vệ nói Hoàng a mã là một Ba Đồ Lỗ, tất nhiên nhi thần cũng muốn làm Ba Đồ Lỗ."
Khang Hi vui vẻ lắm. Trong lòng Dận Chân không khỏi oán oán thầm, ai cũng thích nghe nịnh nọt, xem ra ngay cả người coi là "Thánh quân" như Khang Hi cũng không là ngoại lệ.
Khang Hi thoải mái cười nói với Dận Chân: "Tốt, Tứ a ca có lòng muốn làm Ba Đồ Lỗ, bảo vệ thiên hạ Đại Thanh, bảo vệ trẫm và Thái Tử, chí khí đáng khen, nên thưởng! Dận Chân, hãy nói cho Hoàng a ma biết ngươi muốn cái gì?"
Dận Chân do dự một chút rồi ngượng nghịu trả lời: "Hoàng a mã, nhi thần có thể "lên cây" hay không?"
Khang Hi ngạc nhiên hỏi lại: "Ngươi muốn cái gì?"
Dận Chân nói: "Nhi thần muốn "lên cây", vài ngày trước nhi thần gặp Tam ca, Tam ca nói huynh ấy đã hiểu lên cây, nhi thần cũng muốn lên cây, Tam ca bảo nhi thần phải đi Vô Dật trai mới có thể hiểu, nhi thần muốn đi Vô Dật trai."
Khang Hi đã hiểu rõ, nguyên lai Dận Chân đang vào thời thay răng, giữa các răng có khoảng hở, Khang Hi nghe thấy hiểu nhầm từ "thượng thư" – đọc sách thành "thượng thụ" - lên cây nên lập tức vui vẻ, Thái Tử cũng không thể nén cười, Đông quý phi đang bụm miệng, mặt đỏ ửng. Khang Hi cười to nói: "Lão Tứ chúng ta muốn lên cây. Thượng Thư, lên cây! Hay lắm, cái nào cũng tốt cả."
Cố lắm mới nín được cười, Khang Hi nói: "Tứ a ca tuy chưa đến tuổi đi học nhưng thông minh vượt bậc. Trẫm đã nói rồi, trẫm đồng ý với ngươi, ngày mai tìm cho ngươi sư phụ dạy vỡ lòng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đọc sách khổ sở thì cũng đừng đi tìm hoàng a mã, đây chính là phần thưởng ngươi muốn."
Dận Chân vui mừng quá đỗi, nhanh nhảu đáp lại: "Nhi thần khấu tạ hoàng a ma."
Sau đó bốn người cùng yến tiệc, việc này không nhắc tới. Lần biểu hiện này, Khang Hi thật sự thay đổi cách nhìn đối với Dận Chân. Ngày thứ hai, Dận Chân biết, thị giảng Học sĩ Cố Bát Đại theo lệnh Khang Hi làm sư phụ của mình thì thực rất vui vẻ.
Cố Bát Đại là con cháu Mãn Châu tương hoàng kỳ có văn tài vũ lược, hơn nữa nhân phẩm chính trực được Khang Hi Hoàng Đế rất mực coi trọng. Cho Dận Chân theo Cố Bát Đại học vỡ lòng cũng phản ánh sự yêu thích của Hoàng Đế đối với Dận Chân. Hơn nữa quan trọng nhất là lúc này Dận Chân vào nam thư phòng Vô Dật trai sớm hơn hai năm so với trong lịch sử.
Thái Tử mặc dù được nàng nuôi dưỡng ở đó nhưng dù sao cũng e ngại thân phận. Thái Tử chỉ tám tuổi nhưng hiểu biết không ít, hiện giờ đã có chút phong thái cha anh, dáng vẻ gây cho người ta cảm giác điềm tĩnh từ sâu bên trong giống như một nhân vật làm cho người ta không dễ thân cận.
Lộ Kiệt cũng dần dần thích ứng với những phép tắc quy củ bên trong Cung Uyển, vì thế bắt đầu cuộc sống thoải mái, từng cử chỉ đều bộc lộ uy nghiêm của một Hoàng tử. Ở trước mặt những nô bộc trong cung, hắn cố hết sức che giấu sự tùy ý không câu nệ của một người hiện đại là bản thân mình. Vậy đã đành, không được tự nhiên nhất chính là đôi khi còn phải giả bộ nai tơ, dù sao cũng phải đóng vai một nhân vật chỉ mới bốn tuổi, trong khi tâm thái đã là người trưởng thành từ lâu. Ngụy trang vất vả như thế, hiệu quả vẫn là có hạn. Thế cho nên đám cung nữ, thái giám kia thấy vị a ca này, cũng hiểu được chủ tử này tuy nhỏ tuổi lại không dễ lừa gạt chút nào. Nhưng, khi ở trước mặt Đông Quý phi, Dận Chân vẫn là cố gắng hết sức bày ra bộ dạng ngây thơ, khờ khạo.
Mặc dù hắn biết mẹ ruột của mình đã được phong tần vào năm Khang Hi thứ mười tám ( lúc Dận Chân hai tuổi), nhưng so với thân phận của Hoàng Quý phi Đông thị, chung quy cũng không thể đánh đồng. Huống hồ từ một cung nữ mà được phong tần cũng chủ yếu là nhờ sinh hạ được Dận Chân. Lộ Kiệt hiểu rõ một đạo lý quan trọng từ kinh nghiệm thực tiễn đời trước là phải có người chống lưng tốt thì thắt lưng mới thẳng được. Đông quý phi không có con ruột, cộng thêm nỗi đau mất nữ nhi, nên đối với việc hầu hạ dưới gối (BD: nguyên văn: Thừa hoan tất hạ "承欢膝下 chỉ việc con cái phụng dưỡng cha mẹ) lại càng lưu tâm, Lộ Kiệt càng giả vờ là một đứa trẻ ngây thơ, khờ khạo, nàng lại càng sủng ái đứa con nuôi này. Người trong cung đình cũng như nước lên thì thuyền lên mà càng xem trọng vị a ca này.
Từ năm ngoái, chiếu theo quy định thì ngày hôm nay Hoàng Đế phải phong ấn tế tổ, muốn Hoàng Thái Tử đi theo. Sau đó bữa trưa lại cùng Đông Phi và Tứ a ca dự gia yến.
Tảng sáng, Dận Chân đã đến thỉnh an cả hai vị ngạch nương, bị hai người hỏi thăm linh tinh đến cả chuyện điểm tâm ăn cái gì. Kỳ thật họ cũng không hỏi hắn mà là hỏi thái giám Tần Thuận luôn bên cạnh hắn, Dận Chân gọi y là biết tuốt, chỉ là y suốt ngày kè kè bên người nên Dận Chân cảm thấy rất nhàm chán.
Từ khi người Mãn vào Trung nguyên luôn rêu rao rùm beng là dùng nhân hiếu trị thiên hạ, vì thế con em hoàng thất ít nhiều đều được dạy bảo từ nhỏ. Dù là bé trai nhỏ xíu chưa được học vỡ lòng đã được dạy cho hàng ngày phải sớm thỉnh an, muộn báo cáo như làm bài tập. Lễ vấn an hàng ngày là làm giống như Dận Chân chỉ dập đầu lễ rồi thưa: "Nhi thần thỉnh an hoàng ngạch nương", sau đó quý phi dặn dò vài câu, sau đó lấy câu "Tiểu a ca đi chơi đi" làm kết thúc.
Nhưng hôm nay, sau khi đã kết thúc thỉnh an theo thông lệ, Đông quý phi bảo Tần Thuận đưa Dận Chân tiến tới gần, nàng nắm chặt bàn tay nhỏ bé của Dận Chân mà bảo: "Tiểu a ca, hôm nay là ngày 26 rồi, sắp bước sang năm mới nên không cần câu nệ như vậy. Lại đây ngồi gần Ngạch nương. Lát nữa ta bảo Lý Tam nhà bếp làm cho ngươi một vài món ăn ngon. Hoàng a ma của ngươi và Thái Tử tế tổ xong sẽ về đây. Chúng ta sẽ lại giống bá tánh bình dân vui vẻ cùng nhau dùng bữa cơm đoàn viên."
Dận Chân đương nhiên mừng rỡ mặt mày hớn hở. Hắn đã chán cái cảnh ăn một mình ở Ngự thiện phòng rồi. Ở đó lúc nào cũng là đồ chiên và hầm cách thuỷ, ngày nào cũng hai mươi mấy món mà hương vị thì không khác nhau bao nhiêu. Hiện tại hắn xem như đã hiểu rồi, hoá ra người của Hoàng gia vẫn bị lừa, những thứ này chỉ là những thực phẩm bỏ đi làm sao so sánh được với những món ăn đủ loại mà hắn đã quen dùng ở thời hiện đại. Có đôi khi, hắn quả thực đã muốn tự mình xuống bếp làm mấy món ăn phù hợp khẩu vị của mình. Nhưng dù gì thì cái này cũng chỉ có thể nghĩ thôi chứ không có khả năng thực hiện.
Đông quý phi có một trù phòng nhỏ, đầu bếp là Lí Tam. Y làm món ăn cũng rất khéo léo, có phong vị Giang Nam, không nói chuyện mùi vị, thực phẩm cũng tươi mới, không như ở đại trù phòng, rau cũng héo ngắt héo ngơ. Mấy thằng nhãi ở Nội Vụ Phủ không biết là đã nhân cơ hội hốt được bao nhiêu bạc rồi.
Dận Chân chui vào trong lòng Đông quý phi mượn làm nũng mà ăn đậu hũ một cách khoái chí. (^^)
Vào giữa trưa, thái giám Thượng Thiện Phòng dâng lên mấy loại điểm tâm như Hạnh nhân tô, Nam qua tử tô (làm từ bí đỏ), Trư du cao, cùng bốn loại bánh nướng nhân thịt băm. Đông quý phi đặt trước mặt Dận Chân cười bảo : "Tiểu a ca, đây đều là những thứ hàng ngày ngươi thích ăn nhất, ăn trước mấy miếng đi, Hoàng A ma và Thái Tử còn phải một lúc nữa mới về, đừng để đói bụng."
Nếu như ngày thường, Dận Chân sẽ không khách khí, nhưng là hiện giờ thật ra hắn lại có chút nhớ nhung. Xuyên qua đến nay là ba năm, tuy rằng hắn thường xuyên có thể nhìn thấy Hoàng A ma Khang Hi Hoàng Đế. Nhưng vì Mãn tộc chú ý đến phụ đạo tôn nghiêm, còn có tập quán ôm cháu chứ không bế con chứ chưa nói đến những cử chỉ thân mật khác.
Ba năm sau khi Dận Chân ra đời, Khang Hi bận rộn chu toàn kế sách bình định tam phiên, hơn nữa còn chú tâm bồi dưỡng Thái Tử nên không quan tâm nhiều tới Dận Chân. Hơn nữa Dận Chân còn nhỏ, bản thân hắn cũng không muốn bị chú ý quá sớm. Một mặt sợ vô ý mở miệng làm Hoàng Đế Lão Tử hoảng sợ, một mặt nếu mình bộc lộ tài năng quá mức thì khẳng định sẽ thành cành cao đón gió [DG: nguyên văn là: bị súng bắn chim đầu đàn]. Thế nhưng, bây giờ cũng đúng thời điểm gây ấn tượng với Khang Hi rồi.
Đại a ca lúc này đã trưởng thành, tuổi thiếu niên bừng bừng khí thế, thêm đó lại có Minh Châu ở phía sau chèo chống lại thường xuyên có cơ hội đúc rút kinh nghiệm. Khang Hi đi thu thú cũng mấy lần mang theo Đại a ca. Có lẽ Đại a ca cũng được Hoàng Đế yêu thích vài phần. Tam a ca nhiều hơn Dận Chân ba tuổi, vừa mới bắt đầu học vỡ lòng nhưng đã rất thông minh, các sư phụ đều khen y có trí nhớ tuyệt vời đã nhìn qua cái gì là nhớ như in, hơn nữa tuổi còn nhỏ mà văn chương đã như nước chảy mây trôi. . . . Khang Hi bình sinh rất coi trọng Hán học, bởi vậy cũng chú ý tới y. Tính đi tính lại, bây giờ chỉ có Dận Chân còn chưa bộc lộ tài năng. Dận Chân không biết tương lai mình sẽ như thế nào, bánh xe lịch sử liệu có thay đổi gì không, nhưng ít nhất hắn muốn thử nghiệm để xem tiền đồ của mình có do tay mình nắm giữ hay không.
Đông quý phi nhìn hắn một hồi lâu, nàng chỉ thấy Dận Chân ngẩn người chìm trong suy tư mà không thấy có phản ứng gì thì sốt ruột. Nàng sợ đứa nhỏ này không biết có mắc phải bệnh gì không bèn gọi hắn vài tiếng. Lúc này Dận Chân mới phản ứng được. Đông phi nói: "Tiểu a ca vì sao không ăn một chút?"
Câu này đúng câu mà Dận Chân mong muốn bèn đáp, "Hồi bẩm Ngạch nương, nhi thần nghĩ hoàng A ma, ngạch nương và Thái Tử còn chưa dùng, nhi thần sao dám ăn trước?" Dận Chân đáp lại. Nói xong câu đó chính hắn cũng nổi da gà. Đông phi lại rất cảm động, vẫy tay ý bảo Dận Chân đi qua rồi ôm vào lòng.
Đông quý phi trìu mến nhìn đứa bé này thầm nghĩ: đứa nhỏ này tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã có lòng hiếu thảo, tuy bảo là không phải mình sinh ra nó nhưng là thật lòng yêu thương.
Đông Quý phi chậm rãi nói: "Chân nhi, quả là Ngạch nương đã không uổng công thương yêu con, tuổi con còn nhỏ mà biết được thế nào là hiếu thuận, nếu Hoàng A Mã của con mà biết được việc này, không biết người sẽ vui mừng đến mức nào đây." Dận Chân cần nhất chính là cái hiệu quả này đây. Là con của đế vương, bề ngoài thì có vẻ rất vẻ vang, nhưng kỳ thực lại vô cùng nguy hiểm. Nhất là khi đối diện với một vị vua có thể xưng là bậc thánh hiền như Khang Hi, nếu như bất tài thì tất sẽ bị vứt bỏ, nếu đa tài thì lại bị người khác đố kỵ. Bởi vậy, từ xưa đến giờ, các vị đế vương thường dựa nhiều vào chiêu bài hiếu đạo, tôn sùng chủ trương lấy hiếu trị thiên hạ. Theo đó mà suy thì, là con của Hoàng đế, chỉ cần làm tròn được hai chữ hiếu đạo thì nhất định có thể khiến Khang Hi có được ấn tượng tốt về mình.
Đông quý phi định nói thêm vài lời thì chợt nghe quản sự thái giám hô to từ ngoài cửa: "Hoàng Thượng giá lâm, Hoàng Thái Tử giá lâm."
Đông Quý phi đứng lên chỉnh trang lại y phục, Dận Chân vội vàng quy quy củ củ mà đứng sau lưng Đông Quý phi.
Tiếng hô vừa dứt đã nghe thấy ở gian ngoài có tiếng bước chân của hai người. Đây là lần đầu tiên Dận Chân đứng gần Hoàng A ma của mình như vậy. Ra đời đã ba năm, ngoại trừ ngẫu nhiên nhìn thấy phụ thân ở chỗ Đông quý phi nhưng lúc nào cũng nhanh chóng bị ma ma bế ra ngoài. Rốt cuộc phụ tử chưa từng thực sự gặp gỡ được lần nào.
Khang Hi đang khoác trên người bộ cát phục được thêu chín sợi hoàng kim tuyến, cổ áo bằng da cáo đen, đỉnh mũ miện được đính ba tầng kim long có gắn lông đuôi chim, bốn phía xung quanh được khảm bằng mười lăm viên ngọc trai phương Đông, bốn vòng kim phật, trên cặp môi mỏng có một hàng râu hình chữ nhất lại càng hiện lên vẻ kiên nghị của chủ nhân, sự uy nghiêm hiển lộ qua từng bước chân.
Hình dáng Thái Tử không khác Khang Hi, điệu bộ cũng như vậy. Y mặc lễ phục gấm vóc bốn con rồng, cổ áo bằng lông cáo đen, mũ bằng lông cáo màu xanh, đỉnh có thêu chỉ nhung màu hồng, mười hai viên đông châu chỉ rõ địa vị Thái tử.
Dận Chân nhìn vị Đại a ca làm Thái tử suốt bốn mươi năm trong lịch sử này, trong lòng ngũ vị tạp trần (BD: cảm xúc lẫn lộn). Nhớ tới Thái Tử Dận Nhưng, Hoàng Hậu Hách Xá Lý cưỡi hạc quy tây (quy tiên, chết), y còn trong tã lót đã trở thành Thái tử, năm tháng dần trôi vận mệnh chìm nổi, hai lần lên hai lần xuống, sau đó bị giam lỏng ở Trịnh gia trang, đến năm mươi tuổi thì do buồn bực sầu não quá độ mà chết, cuối cùng được phong danh hào "Lý Mật thân vương", đúng là tạo hóa trêu ngươi.
Đợi cho Đông quý phi thi lễ với Khang Hi xong, Dận Chân nhanh nhẹn chạy đến chỗ Khang Hi sau đó vuốt tay áo chống tay xuống phía trước, sau đó từ từ quỵ gối xuống quỳ thỉnh an: "Nhi thần Dận Chân cung thỉnh Hoàng a ma thánh an." Miệng lưỡi lanh lợi lạ thường làm Khang Hi thoáng kinh ngạc, hơi gật đầu nói: "Đứng lên nói đi." Dận Chân tạ ơn rồi quay sang thi lễ và thỉnh an với Thái Tử. Trong lòng Dận Nhưng có chút đắc ý nhận lễ của vị đệ đệ này, y chỉ đưa tay đỡ một cách hờ hững, Khang Hi nhìn rõ hành vi của con cả nhưng không nói cái gì mà chỉ quan sát đứa con nhỏ này của mình.
Sau khi Dận Chân thỉnh an xong liền quay về đứng nép bên người Đông quý phi mắt nhìn thẳng. Hắn mặc áo xanh vẽ rồng theo lệ hoàng tử phải mặc, đội mũ có tua hồng trên đỉnh, mộc mạc lại vẫn toát lên vẻ phóng khoáng tự nhiên. Khang Hi nhìn thấy không khỏi sinh lòng yêu mến, bèn nói: "Tuổi còn nhỏ đã biết đạo quân thần phụ tử, cũng thật hiếm có."
Đông quý phi nghe thấy lời khen lại thêm mắm dặm muối không ngừng kể những biểu hiện tốt của Dân Chân khen nức nở một hồi lâu. Ngoài mặt Dận Chân càng thêm nhu thuận nhưng trong lòng thì đã mừng thầm: "Cuối cùng không uổng công lần này, tuy rằng trong bụng rỗng không nhưng cũng coi như đáng giá."
Khang Hi hơi kinh ngạc, ngày thường đúng là không chú ý đến đứa con thứ tư này, thế nhưng để ý cẩn thận một chút thì cảm thấy hắn có khí độ ung dung, thần định khí nhàn, so với Thái Tử cũng không kém cỏi chút nào. Khang Hi càng thêm tò mò liền vẫy tay gọi Dận Chân đến bên cạnh bèn nói: "Thái Tổ Cao Hoàng Đế của chúng ta khởi nghiệp từ mười ba tấm khôi giáp, phàm là con cháu của họ Ái Tân Giác La thì đều là trời ban xuống, ngươi niên kỷ tuy nhỏ nhưng chắc cũng có chí hướng." Lúc này, Khang Hi quay đầu nhìn về phía Dận Nhưng: "Ngươi là Thái Tử, ngươi nói trước đi, chí hướng của ngươi là gì?"
Thái Tử hơi khẽ khom người đáp: "Nhi thần trời sinh tính ngu dốt, nguyện cố gắng noi theo Hoàng a ma, bảo vệ cơ nghiệp mà Hoàng Mã Pháp cùng với Hoàng A mã đã gây dựng nên."[DG: hoàng mã pháp để chỉ cha của vua, ông nội của thái tử]
Khang Hi chỉ khẽ gật đầu mà không nói gì. Dận Chân biết rõ Khang Hi rất không vừa ý với đáp án này. Theo cá tính của Khang Hi thì chắc hẳn không phải là người chỉ cần giữ gìn cái đã có, mà phải là người mạnh dạn khuyếch trương.
Khang Hi lại quay đầu sang phía Dận Chân rồi hỏi: "Tứ a ca, ngươi thì sao? Cũng nói thử xem."
Dận Chân đã tính trước vấn đề này. Hắn biết rõ sớm muộn gì Hoàng Đế nhất định sẽ hỏi, cho nên đã tự hỏi từ thật lâu rồi, bởi vậy không chút hoang mang bèn nói: "Hồi bẩm Hoàng A ma, hiện tại tuổi nhi thần còn nhỏ chỉ nên chăm chỉ mà đọc sách tập võ. Đợi khi nhi thần lớn lên, sẽ đủ sức theo Hoàng a ma và Thái Tử làm Ba Đồ Lỗ của dòng họ Ái Tân Giác La chúng ta."
(BD: Ba Đồ Lỗ - 巴图鲁 là một danh hiệu vinh dự của người Mãn Châu trong triều đại nhà Thanh, trong tiếng Mãn Châu, Ba Đồ Lỗ có nghĩa là " dũng sĩ", vì vậy danh hiệu này được ban cho những tướng lính và binh sĩ chiến đấu dũng cảm, thiện chiến trên chiến trường hay những võ sĩ trong các cuộc thi đấu. )
Dận Chân biết rõ vì thân phận Thái Tử đã được định đoạt, nếu hắn sớm biểu lộ ra dã tâm thì không chỉ có Thái Tử không dung, lại còn khiến Khang Hi ngờ vực vô căn cứ. Cho nên trước mắt nên xác định cho mình một vị trí thích hợp nhất là một thần tử có khả năng và một lòng trung thành. Còn nữa, Hoàng thất đời Thanh xưa nay chú trọng võ công. Đương nhiên, Dận Chân trong sách sử có tài trị quốc không có tài lãnh binh, lúc này hắn cũng chẳng ngại mà khoác lác một hồi. Mình vẫn chỉ là tiểu hài tử, dù có nói sai cũng không phải là một tội lỗi lớn gì, có thể khiến Hoàng Thượng hài lòng một lần cũng không sao. Chỉ cần tỏ rõ tấm lòng trung thành của mình mới là quan trọng.
Nghe Dận Chân nói thế, Khang Hi thật sự kinh hãi. Đứa nhỏ này chưa tới bốn tuổi nhưng chí hướng của hắn, ngôn ngữ của hắn không kém hơn ba đứa anh lớn tuổi. Khang Hi hơi nghi ngờ Đông quý phi đã dạy hắn liền nhìn về phía Đông thị thì thấy gương mặt của Đông thị hiện rõ vẻ kinh ngạc bèn hỏi: "Tứ a ca, những lời này là học của ai?"
Dận Chân đối với câu này cũng đã có chuẩn bị. Hắn giả bộ mặt ngây ngô khờ khạo ứng đối: "Hoàng a ma, nhi thần nói sai rồi sao?"
Khang Hi lúng túng mất tự nhiên rồi cười cười: "Ngươi còn chưa tới tuổi đi học lại có chí hướng như vậy. Hay lắm, trẫm muốn biết, Tứ a ca học được những câu này từ đâu?"
Dận Chân thầm nghĩ, người thông minh thường thường đa nghi. Nỗi nghi ngờ của Khang Hi Hoàng Đế không phải chỉ là một phần hay nửa phần, giọng nói đã dùng kiểu hỏi khi thiết triều gặp tấu chương, phụ thân bắt đầu để ý đứa con này rồi. Suy nghĩ một chút hắn lại đáp: "Nhi thần thường nghe chuyện kể việc Hoàng a mã bắt Ngao Bái nên nhi thần nhớ rõ, bọn thị vệ nói Hoàng a mã là một Ba Đồ Lỗ, tất nhiên nhi thần cũng muốn làm Ba Đồ Lỗ."
Khang Hi vui vẻ lắm. Trong lòng Dận Chân không khỏi oán oán thầm, ai cũng thích nghe nịnh nọt, xem ra ngay cả người coi là "Thánh quân" như Khang Hi cũng không là ngoại lệ.
Khang Hi thoải mái cười nói với Dận Chân: "Tốt, Tứ a ca có lòng muốn làm Ba Đồ Lỗ, bảo vệ thiên hạ Đại Thanh, bảo vệ trẫm và Thái Tử, chí khí đáng khen, nên thưởng! Dận Chân, hãy nói cho Hoàng a ma biết ngươi muốn cái gì?"
Dận Chân do dự một chút rồi ngượng nghịu trả lời: "Hoàng a mã, nhi thần có thể "lên cây" hay không?"
Khang Hi ngạc nhiên hỏi lại: "Ngươi muốn cái gì?"
Dận Chân nói: "Nhi thần muốn "lên cây", vài ngày trước nhi thần gặp Tam ca, Tam ca nói huynh ấy đã hiểu lên cây, nhi thần cũng muốn lên cây, Tam ca bảo nhi thần phải đi Vô Dật trai mới có thể hiểu, nhi thần muốn đi Vô Dật trai."
Khang Hi đã hiểu rõ, nguyên lai Dận Chân đang vào thời thay răng, giữa các răng có khoảng hở, Khang Hi nghe thấy hiểu nhầm từ "thượng thư" – đọc sách thành "thượng thụ" - lên cây nên lập tức vui vẻ, Thái Tử cũng không thể nén cười, Đông quý phi đang bụm miệng, mặt đỏ ửng. Khang Hi cười to nói: "Lão Tứ chúng ta muốn lên cây. Thượng Thư, lên cây! Hay lắm, cái nào cũng tốt cả."
Cố lắm mới nín được cười, Khang Hi nói: "Tứ a ca tuy chưa đến tuổi đi học nhưng thông minh vượt bậc. Trẫm đã nói rồi, trẫm đồng ý với ngươi, ngày mai tìm cho ngươi sư phụ dạy vỡ lòng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đọc sách khổ sở thì cũng đừng đi tìm hoàng a mã, đây chính là phần thưởng ngươi muốn."
Dận Chân vui mừng quá đỗi, nhanh nhảu đáp lại: "Nhi thần khấu tạ hoàng a ma."
Sau đó bốn người cùng yến tiệc, việc này không nhắc tới. Lần biểu hiện này, Khang Hi thật sự thay đổi cách nhìn đối với Dận Chân. Ngày thứ hai, Dận Chân biết, thị giảng Học sĩ Cố Bát Đại theo lệnh Khang Hi làm sư phụ của mình thì thực rất vui vẻ.
Cố Bát Đại là con cháu Mãn Châu tương hoàng kỳ có văn tài vũ lược, hơn nữa nhân phẩm chính trực được Khang Hi Hoàng Đế rất mực coi trọng. Cho Dận Chân theo Cố Bát Đại học vỡ lòng cũng phản ánh sự yêu thích của Hoàng Đế đối với Dận Chân. Hơn nữa quan trọng nhất là lúc này Dận Chân vào nam thư phòng Vô Dật trai sớm hơn hai năm so với trong lịch sử.
/50
|