Trao Hơi Ấm Cho Em Nhẹ Nhàng Chiếm Lấy

Chương 21

/66




Vài ngày sau, Nhược Hy nhận được một cuộc điện thoại từ cô giáo chủ nhiệm của em trai, tuy trong điện thoại cô giáo không nói quá rõ nhưng cô có thể ít nhiều đoán ra được đây không phải chuyện tốt gì.
Vì từ hồi cấp hai em trai của cô đã là học sinh cá biệt, thầy cô gọi mắng vốn hằng ngày, lúc thì bỏ học, lúc thì đánh nhau.

Ngay cả mẹ cô cũng không nói nổi thì cô cũng không biết dùng cách nào để dạy dỗ.
Có lẽ vì được cưng chiều từ nhỏ nên tính cách của đứa em này vô cùng ương bướng, luôn muốn hơn thua và đua đòi.

Thật ra có nhiều lúc cô thật sự rất ghét em trai, em ấy có những thứ mà cô có nằm mơ cũng không dám nghĩ nhưng lại chưa bao giờ biết trân trọng.

Hiện tại mẹ đã mất, em ấy cũng không thay đổi là bao.

...
Nhược Hy tự đi đến trường, không để cho tài xế đưa đi.

Cô ăn mặc giản dị và bình thường vì không muốn bị gây chú ý.
Khi cô bước vào phòng giáo viên, bầu không khí vô cùng ăn thẳng và nghẹt thở.

Bên trong có hai giáo viên chủ nhiệm của hai lớp, có hai phụ huynh và hai cậu học sinh mặt mày bầm tím, em của cô cũng bị trầy xước, đứng khoanh tay ở đó.
"Chào cô, em là chị của Cao Vĩnh An, không biết cô gọi em đến đây là..."
Cô chủ nhiệm còn chưa kịp lên tiếng thì hai vị phụ huynh kia đã thi nhau tranh lời.
"Em trai của cô đánh con trai tôi ra nông nỗi như vậy đây nè, cô nhìn xem, phải tốn bao nhiêu là tiền thuốc men.

Không kẻ, lỡ như gương mặt của con trai tôi để lại sẹo thì phải làm sao đây?"
"Đúng đấy, cô lo mà dạy lại em mình đi! Sao lại có thể giở thói côn đồ như vậy? Đúng là không có ba mẹ dạy dỗ nên không ra gì cả."
Cô nhìn sang Cao Vĩnh An nhưng em ấy né tránh không nhìn cô, vẫn ngẩng cao đầu, rõ ràng không biết hối lỗi là gì.
Cô giáo chủ nhiệm của em ấy vội lên tiếng giải toả bầu không khí: "Các vị phụ huynh bớt giận, dù sao mọi chuyện cũng đã xảy ra, chúng ta vẫn nên ngồi xuống nói chuyện, tìm cách giải quyết, khuyên nhủ con em."
Một vị phụ huynh nóng tính, lớn giọng như muốn quát người: "Khuyên nhủ gì chứ? Con của tôi là người bị hại, nếu muốn khuyên thì phải khuyên cái thằng mất dạy này đây.

Chỉ mới mười lăm, mười sáu, chưa làm gì được cho xã hội đã đánh nhau.


Trong trường sao có thể chứa cái thể loại bạo lực này? Tôi đề nghị nhà trường nên đuổi học, không thể phạt qua loa."
Cao Vĩnh An nghiến răng nghiến lợi nhưng không dám nói lớn: "Đuổi thì đuổi."
Nhược Hy véo vào tay eo ấy bảo em ấy im lặng, sau đó khép nép, cúi đầu xin lỗi hai vị phụ huynh kia: "Em tôi làm sai, tôi thành thật xin lỗi, nhưng mà bạn bè thỉnh thoảng có xích mích không phải là chuyện bình thường sao? Đuổi học có phải là hơi quá rồi không? Hay là vầy, tôi đền bù tiền cho hai người có được không? Đền gấp đôi, được không?"
Một vị phụ huynh bĩu môi lên tiếng: "Gấp ba tôi còn không cần, gấp đôi? Ở đây không chỉ là thiệt hại về thể xác mà còn là về tinh thần, bạo lực học đường đó cô biết không?"
Nhược Hy không có thời gian suy nghĩ nhiều, cô không thể nào để em cô bị đuổi học: "Vậy...!gấp năm? Được không?"
Vị phụ huynh đó không trả lời chỉ ừm nhẹ một tiếng, xem như là đồng ý.
Nhưng người kia có vẻ còn chưa hài lòng: "Cô nghĩ có tiền thôi là đủ à?"
Nhược Hy vội vàng kéo Cao Vĩnh An lại: "Xin lỗi đi! Em mau xin lỗi hai bạn đi."
Trong lòng Cao Vĩnh An hậm hực buông hai câu, không hề có chút thành ý nào: "Xin lỗi!!!"
"Xin lỗi kiểu gì vậy?" Vị phụ huynh đó nhăn nhó, khó chịu ra mặt.
"Cao Vĩnh An!" Cô đè mạnh đầu em ấy xuống, ép em ấy phải xin lỗi đàng hoàng, cuối cùng thì em ấy cũng chịu nghe lời.
"Xin lỗi hai bạn, mình sai rồi, sau này mình sẽ không vậy nữa."
...
Sau khi hai vị phụ huynh kia dẫn con mình rời đi, giáo viên của lớp bên cũng rời đi, khi này giáo viên chủ nhiệm của em ấy mới trao đổi với cô về vấn đề học tập của em ấy.
"Chị của Vĩnh An, tôi cảm thấy gia đình mình nên quan tâm đ ến việc học tập của Vĩnh An một chút, đốc thúc em ấy.

Thật ra giữa nhà trường và phụ huynh phải có sự phối hợp với nhau thì con em mình mới tiến bộ được, không thể bỏ mặc không lo mà cứ giao hết cho nhà trường.


Tôi cũng biết là hoàn cảnh của em ấy đặc biệt, nhưng nếu em ấy cứ với cá đà này, không tiến bộ thì..."
"Cô cứ ạ." Nhược Hy rửa tai lắng nghe.
"Ở trong lớp em ấy thường không tập trung, không làm bài tập, không những hay ngủ gục mà còn cùng bạn bè nói chuyện, ảnh hưởng đến cả lớp, ảnh hưởng đến thi đua.

Mà chắc chị của Vĩnh An cũng hiểu, nhà trường không thể nào để một con sâu làm sầu nồi canh được, nếu ngay cả gia đình cũng không quản được con em, thì nhà trường rất có thể sẽ phải đưa ra quyết định mà cả phụ huynh và nhà trường đều không mong muốn."
...
Sau khi nghe cô chủ nhiệm trao đổi xong, hai chị em cùng đi ra khỏi phòng giáo viên, suốt cả quãng đường, Cao Vĩnh An không nói một câu, chỉ nhìn xuống mũi giày.
"Còn đau không?" Nhược Hy đỏ mắt ờ vào má của Vĩnh An.

Cho dù thế nào thì em ấy cũng là em trai của cô, muốn bỏ mặc, muốn không bận tâm, cô cũng không làm được.
"Không đau." Cao Vĩnh An lắc đầu.
"Nói cho chị biết, tại sao lại đánh nhau?"
Em ấy chợt im lặng, dường như cảm thấy vô cùng tức giận, vô cùng phẫn nộ và có một chút gì đó mà cô không nhìn ra.
Đây dường như là lần đầu tiên cô cảm nhận được sự uất ức không nói nên lời của em ấy.



/66

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status