Thần Điêu Đại Hiệp

Chương 38: TRÊN ĐƯỜNG VỀ GẶP LẠI KIM LUÂN PHÁP VƯƠNG

/104


Quách Tỉnh lúc nào cũng xem Dương Qua như con cháu trong nhà. Khi thấy chàng trổ tài trước mặt quần hùng vì nghĩa lớn thì oong thương yêu chàng như con ruột của mình.

Cũng do tình thương ấy mà ông không ngần ngại tỏ ý định gả Quách Phù cho chàng để thực hiện theo phương châm "Dâu hiền hơn gái, rể thảo hơn trai " . Không ngờ Dương Qua lại gạt đi và nguyên nhân sự từ chối này lại xuất phát từ một hành động loạn luân giữa hai thầy trò nam nữ. Vì vậy ,ông nhắc lại chuyện cũ, nghiêm giọng quở trách :

- Sở dĩ trước khi mẹ con từ trần, người có nói lại cho ta chuyện này nên ta mới hiểu chữ "Qua" tức là "Quá" như ta đã nói.

Dương Qua nhớ lại lờ mờ trong ký ức, ngày mình còn thơ ấu, thỉnh thoảng mẫu thân cũng có nêu lại câu chuyện này nhưng khi ấy còn nhỏ tuổi quá, ngây thơ, chỉ nghe thoáng qua rồi quên mất chứ không hiểu được rành mạch

Nghĩ vậy, chàng ngước mắt lên nhìn Quách Tỉnh nói :

- Thưa Quách bá phụ, hay là bây giờ gọi bằng cách khác được không ?

Quách Tỉnh nói :

- Qua con, tên của con là do mẹ con đích thân đặt cho, không thể gọi khác được. Hơn nữa, nó cũng sẽ thường xuyên nhắc nhở con không nên gặp phải những sai lầm đáng tiếc trong cuộc đời đó !

Dương Qua nổi tức không dằn được nữa, cãi lại :

- Như thế thì Quách bá bá cho rằng một khi người ta có lỗi thì không bao giờ có thể sửa chữa được hay sao ?

Quách Tỉnh đổi giọng ôn tồn, hoà nhã nói :

- Qua con, con người ta trong đời ai tránh được mắc phải lỗi lầm. Khi có lỗi mà biết sửa đồi thì còn gì quý hoá bằng. Xưa nay thánh hiền vẫn khuyên chúng ta có từng ấy mà thôi. Con đã hiểu như vậy, tạo sao đối với sư phụ lại không tôn trọng, còn giở những trò hèn hạ như thế ?

Dương Qua cãi lại :

- Con có lỗi, con tự khắc sẽ sửa, có chuyện gì liên quan tới y ?

Chàng trỏ tay vào Triệu Chí Kính và nói tiếp :

- Chính hắn đã đánh đập hành hạ tôi đủ điều, làm sao tôi có thể nhận hắn làm thầy được ? Còn đối với cô nương tôi, trên biết thương dưới, chúng tôi đối xử với nhau quang minh chính đại, không điều gì trái với lương tâm, có Trời cao soi xét. Tôi hết lòng kính mến yêu thương cô nương tôi, như thế có gì gọi là lỗi lầm đâu ?

Dương Qua biện luận từ lời nói sang sảng rành mạch, nghe qua rất có lý. Quách Tỉnh không biết nói gì hơn để bắt bẻ nữa. Hơn nữa, ông vốn là người chất phác, không ưa mồm mép thì làm sao cãi lại được với Dương Qua. Huống chi việc bất chính của chàng và Tiểu Long Nữ cũng chưa có gì chứng minh rành mạch để đưa ra buộc tội chàng được.

Hoàng Dung bước lại gần nhẹ nhàng nói dỗ dành :

- Qua con, hai bác vì thương yêu cháu nên mới có lời khuyên can, con nên hiểu rõ điều đó nhé !

Nghe Hoàng Dung nói lời lẽ dịu dàng, mềm mỏng, đối xử với mình, Dương Qua thấy cõi lòng xao xuyến, cảm động, thấp giọng nói :

- Quách bá bá rất tốt đối với cháu, cháu biết rõ điều này chứ !

Nói tới đây, chàng xúc động quá, nước mắt trào ra dàn giụa.

Hoàng Dung lại ôn tồn an ủi thêm :

- Bác thương cháu nên muốn đưa điều hơn thiệt, lẽ phải trái để bày tỏ cùng cháu. Cháu không nên hiểu lầm bác, tội nghiệp nghe !

Thấy Dương Qua lặng thinh không nói gì, bà ôn tồn nói thêm :

- Thế ra cháu vẫn không nhận thấy lỗi lầm của mình hay sao. Chẳng lẽ bác lại đi vu khống cho cháu à ?

Nghe tới đây, Dương Qua thấy bực trong lòng, suy nghĩ :

- Ông bà có lòng tốt với tôi, lẽ dĩ nhiên là tôi phải đáp lại bằng hành động biết ơn, nhưng ép tôi làm một chuyện khác thì không khi nào tôi cam chịu đâu !

Nghĩ vậy, chàng căm tức đứng mím môi lặng thinh không nói nữa.

Hoàng Dung bèn nói thẳng ra :

- Được lắm, cháu đã muốn nói thẳng thì bác cũng nói luôn ra đây. Nghe xong, cháu đừng có loanh quanh chối cãi nữa nhé ! Long cô nương đây là bậc tôn sư của cháu, cháu phải xem người như bậc cha mẹ, tại sao lại có tư tình nam nữ, như vậy xem sao được ?

Thật ra trong khuôn khổ lễ nghi thì Tiểu Long Nữ chưa hiểu rõ ràng về quy tắc "thầy, trò" cho lắm, chỉ biết một cách mờ mịt mà thôi. Còn Dương Qua thì đâu phải ngu đần gì mà không hiểu được vấn đề này. Tuy nhiên, chàng thường nghĩ rằng :

- Cô nương dạy ta võ công, ta cần phải kính trọng người như dạy chữ nghĩa văn chương, vì dù sao một chữ cũng là thầy, một đường võ cũng là thầy, đời nào ta có mơ ước đi lấy nàng làm vợ. Ta tự xét lại hành động của mình xưa nay chưa bao giờ có điều chi vượt ngoài vòng lễ giáo, quá nghĩa thầy trò cả. Không hiểu tại sao những người này cứ nằng nặc buộc cho ta cái tội loạn luân đến như vậy ? Ta không làm bậy mà họ cũng không tin, cứ gán cho ta là kẻ phạm lỗi, biết tính sao đây. Thôi, họ đã gán như vậy thì ta cứ nhận bừa cho xong, khỏi phải tranh luận lôi thôi. Lòng ta tự biết việc của ta làm, và có trời đất soi xét lòng ta là đủ lắm rồi !

Nghĩ xong, chàng quả quyết đáp :

- Long cô nương chỉ dạy võ công chứ không dạy sách vở văn chương, có luật lệ nào cấm tôi lấy nàng làm vợ ? Hai bác có kề gươm vào cổ thì tôi vẫn công nhận Long cô nương là vợ của tôi mà thôi !

Câu trả lời đột ngột của Dương Qua khiến cho bao nhiêu người nghe thảy đều kinh ngạc, ai ai cũng nhìn nhau, chép miệng lắc đầu, không nói gì hết.

Cũng có những người lớn tuổi đạo mạo than rằng :

- Nước nhà đã đến hồi suy nhược, bị quân Mông Cổ xâm lăng gần hết, vỏn vẹn chỉ còn một giải đất miền Nam này, nay lai thêm chuyện gái trai bậy bạ,thầy trò loạn luân như thế này thì còn mong gì cất đầu lên được, khôi phục lại mảnh đất thân yêu miền Bắc đang nằm trong tay địch. Có thể rồi đây miếng đất nhỏ phương Nam này cũng sẽ lọt vào tay chúng. Thế hệ thanh niên chỉ mải mê câu chuyện tửu sắc vô luân thì còn ai chịu hy sinh tính toán điều đại sự cho nước nhà . Trai như thế, gái như thế, hễ quân Mông Cổ đem chút vàng bạc, vinh hoa ra nhử, thì dù cho có quật mồ ông cha lên để nộp cho chúng, họ cũng chẳng từ nan!

Xưa nay Quách Tỉnh vốn trọng chữ luân lý, kính mến sư phụ như cha mình . Nay thấy Dương Qua mở miệng thốt lên những lời nói vô luân, đồi phong bại tục, thì máu giận nổi lên đùng đùng. Ông muốn nắm cổ Dương Qua và Tiểu Long Nữ quăng phứt ra ngoài cửa sổ như một con vật đáng kinh tởm để khỏi làm bẩn mắt mọi ngừoi.

Tiểu Long Nữ hoảng sợ, muốn phi thân lánh trốn nhưng không kịp nữa, Quách Tỉnh đã túm được tóc nàng quăng luôn ra cách đó mấy trượng . Đoạn ông quay lại phía Dương Qua điểm ngay vào huyệt "Thiên Đột" rồi mắng rằng :

- Thằng súc sinh, thật ta không ngờ mày lại mở miệng thốt ra những lời vô luân thối tha như vậy !

Dương Qua bị điểm huyệt, hơi sức không còn nữa , nhưng vẫn cố cãi :

- Cô ấy yêu tôi, tôi yêu lại là chuyện thường , có hại tới ai đâu. Quách bá phụ muốn giết thì cứ giết chứ cháu không thể nào thay đổi ý kiến được đâu !

Quách Tỉnh trợn mắt hét lớn :

- Nếu mày mà là con đẻ của ta thì ta đã bóp cổ chết từ lâu rồi chứ không để nói tới giờ này nữa đâu !

Dương Qua vẫn gượng nói cố :

- Tôi cũng xét là không có lỗi gì hết. Vì tôi không hại ai, cũng không can hệ đến công việc của một người nào khác thì chuyện gì lại bắt tội tôi.

Những lời này thốt ra từ miệng Dương Qua nghe rang rảng, tất cả anh hùng đều nghe rõ mồn một. Có lắm người xúm lại bàn tán riêng :

- Cặp trai gái này yêu thương nhau như vậy, tại sao lại không tìm một nơi hoang vu xa lạ, non nước xa xôi để cùng nhau kết tóc hưởng trọn hạnh phúc , lại dẫn thân chi đến những chốn này để cho thiên hạ cười chê, đạo lý buộc tội ?

Nghe Dương Qua nói như vậy, Quách Tỉnh đưa chưởng lên cao thét lớn :

- Dương Qua , mày cũng đã biết thừa tính ta rồi. Thà ta giết mày còn hơn là để mày nói và làm những điều tồi bại như vậy. Mày nghĩ sao ?

Dương Qua thầm nghĩ, nếu không thận trọng lời nói trong lúc này thì mất mạng như chơi. Thường nhật, chàng là một người giảo hoạt tráo trở vô cùng, nhưng không hiểu sao lúc này lại nảy sinh gàn bướng. Mặc dù biết như vậy nhưng vẫn nói càn :

- Tôi tự xét lương tâm không làm diều chi có lỗi. Còn bá bá muốn giết hay muốn tha thì tuỳ lượng bá bá !

Quách Tỉnh không dằn được nữa, đưa tay phải lên cao , vận chưởng lực định đập vào thiên linh cái Dương Qua cho rồi .

Quần hùng đứng xung quanh thảy đều thất kinh, ai ai cũng đinh ninh là thế nào Dương Qua cũng bị đập vỡ sọ mà chết. Lắm người không nỡ nhìn, nhắm tịt mắt lại.

Khi đinh đánh xuống, Quách Tỉnh nhìn vào mặt Dương Qua, thấy chàng mím môi nhắm mắt cam tâm chịu đòn, giống hệt nghĩa đệ mình Dương Khang ngày nào như tạc thì ông bỗng thở dài không đành dạ, rút tay lại ,thở dài bảo :

- Dương Qua con hãy suy xét hành động như vậy có đáng mặt nam nhi hay không ?

Nói xong, ông buồn buồn bước về bàn tiệc , ngồi lặng thinh không nói gì nữa.

Tiểu Long Nữ đứng ngoài vẫy tay gọi Dương Qua :

- Qua nhi, thôi chúng ta đi cho rồi . Không hơi đâu lý luận mãi với mấy ông già ngang như cua ấy được .

Dương Qua nghe nàng bảo, thấy chữ ngang như cua của Tiểu Long Nữ diễn tả rất hợp ý mình , bèn lồm cồm bò dậy, nắm tay nàng cũng đi về phía trang viện, tìm con ngựa ốm đang ăn cỏ gần đâu đó rồi cả hai cũng nhảy lên cưỡi.

Toàn thể anh hùng cùng đưa mắt nhìn theo , kẻ phục tài, người khinh bỉ, có kẻ thì xuýt xoa thương hại, mỗi người suy nghĩ và nhận xét theo một cách khác nhau.

Ngựa chạy gập ghềnh được một quãng xa thì trời vừa tối. Dương Qua, Tiểu Long Nữ cùng bước xuống đi bộ dắt ngựa theo sau vì đường xá vừa đen tối, vừa gập ghềnh khó đi. Nhờ công phu luyện tập nhiều,cả hai đều có cặp mắt nhìn trong đêm tối rõ như ban ngày cho nên bước đi cũng không có khó khắn vất vả mấy. Cả hai sánh vai nhau cùng nhẹ bước trên con đường đá sạn, không nói một lời, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Kể từ khi gặp được nhau, chưa chuyện trò được mấy chốc đã phải đánh nhau, có khi gần mất mạng. Hết đánh nhau thì lại tới hổi tranh luận gay go, ai cũng đè ép mình làm nên tội lỗi. Trong thời gian rất ngắn mà đã tiếp xúc không biết bao nhiêu là hạng người, vương tôn công tử có, cao tăng đạo sĩ có, anh hùng hào kiệt có, chúa ăn mày và bọn hành khất ,... thành phần nào cũng có. Thế nhưng không có kẻ nào thành thực và trung tín cho đúng cái ý nghĩa của nó. Họ chỉ bám lấy cái hư danh bên ngoài để vơ lấy danh lợi, và rốt cuộc ai ai cũng dối mình, khách sáo để dối cả đời. Trong xã hội không thấy gì tinh tuý mà chỉ toàn là cảnh trái tai gai mắt, quả đúng với hai chữ "tục luỵ" không sai !

Suy nghĩ miên man, không bao lâu hai người đã đi tới một gốc cây tùng khá lớn . Cả hai cùng ngồi lại nghỉ chân, thả cho con ngựa đi lại tự do gặm cỏ .

Gió đêm thổi nhè nhẹ xung quanh tĩnh mịch không một bóng người , chẳng một tiếng động . Vì mỏi mệt,cả hai cùng tựa vào gốc tùng ngủ quên lúc nào không biết.

Bỗng tiếng ngựa hý vang rân, hai người chợt tỉnh giấc thì vầng thái dương đã lên cao lắm rồi.

Hai người cũng nhìn nhau mỉm cười. Qua một đêm ngủ ngon giữa chốn núi rừng hoang vu thanh tịnh, không vướng mùi tục luỵ, không mảy may lo chuyện đời, cả hai cùng cảm thấy trong tâm hồn thư thái , chẳng còn tý buồn lo .

Dương Qua hỏi :

- Cô nương, bây giờ chúng ta nên đi về đâu ?

Tiểu Long Nữ trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi ngước mắt lên đáp :

- Thôi , chúng ta hãy về Cổ Mộ trước đã.

Sở dĩ nàng bảo thế là vì nàng đã đắn đo suy nghĩ kỹ.

Kể từ lúc hạ sơn , đặt gót chân qua không biết bao nhiêu làng mạc thị trấn mà người ta gọi là chốn phồn hoa đô hội, nhưng đâu đâu cũng chỉ gặp những chuyện bận tâm buồn phiền, không chỗ nào thanh cao như như Cổ Mộ.

Nàng tự nghĩ :

- Gọi là chốn phồn hoa đô hội nhưng tại sao có những người quá giàu sang phú quý, món ngon vật lạ bỏ đi không hết, nhưng trái lại có những người đầu tắt mặt tối mà vẫn không có bữa cháo no lòng. Có kẻ mập mập như trâu trương, một bước ra đường là võng kiệu, kẻ hầu người hạ, có người thì ốm tong chỉ còn bộ xương bọc da, không đủ miếng cơm manh áo.Cùng sinh ra con người, xã hội lại đặt ra những điều quy định trói buộc người hèn hạ ngu dại, suốt đời chỉ đóng vai trò nô bộc nuôi thân. CHi bằng hãy trở lại Cổ Mộ, tháng ngày tiêu dao với rừng núi , ung dung tự tại, khỏi phải đụng chạm với những gì rắc rối phiền toái ở đời !

Nghĩ lại nhà Tống,từ khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn sáng nghiệp, được đức Thế Tông nhà Chu truyền ngôi, đã trải qua cả thảy chín đời nối nghiệp,tính đến nay đã được đến một trăm sáu mười lăm năm, suốt thời gian ấy, biết bao nhiêu là kẻ hưởng ơn vua, lộc nước , mũ cao áo dài, thế mà từ khi Mông Cổ xâm chiếm hết một nửa giang sơn gấm vóc , nào có kẻ nào đứng lên dựng cờ kháng Mông đương nhiên chống lại giặc ? Nếu có chăng, chỉ có một vài môn phái mượn danh Tống chống Mông, thống nhất san hà, để lập nên môn nọ phái kia, ăn trên ngồi trước. Ngay như Quách Tỉnh xưng là đại hiệp, Hoàng Dung là chúa ăn mày, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có công nghiệp thực tế gì với núi sông.

Dương Qua thấy Tiểu Long Nữ trầm ngâm lo lắng thì đoán rằng :

- Có lẽ cô nương mình muốn trở về sống lại với cảnh đời thiên nhiên trong sạch, lánh xa thế tục con người, để khỏi trông thấy những chuyện trái tai gai mắt cười gượng khóc thầm của nhân thế.

Nghĩ thế rồi, chàng tự nhủ :

- Còn riêng ta, cũng không mong gì hơn là được sống mãn đời trong Cổ Mộ với con người thực dạ yêu ta. Từ khi ta rời Cổ Mộ dấn thân vào cuộc đời chỉ gặp toàn những chuyện giả dối và ngán nhất là những lý thuyết cổ điển về những luân lý lỗi thời và câu chấp, luôn ràng buộc con người một cách vô lý và bất công.

Lòng nghĩ mông lung, nhưng chân vẫn bước đi đều đều. Cả hai đi bộ một chặp rồi cùng lên ngựa cho sải nước kiệu chạy về hướng Bắc.

Trên đường đi xa, hai người mải chuyện trò, nhắc lại những chuyện vui trong dĩ vãng hoặc kể lại những mẩu chuyện trong lúc xa nhau, nhớ nhung và gặp lại nhau.

Trong hành trình chỉ có hai người và con ngựa, trên có trời, dưới có đất, nhưng hai người vẫn xưng hô theo đúng lễ phép, nghĩa là lúc nào Dương Qua cũng gọi Tiểu Long Nữ là cô nương, mà Tiểu Long Nữ vẫn gọi Dương Qua là Qua nhi hay anh Qua chứ không bao giờ dùng danh từ nào khác nữa.

Đi mãi, mặt trời đã đứng bóng. Hai người bắt đầu bàn lại về võ công của thầy trò Kim Luân Pháp Vương.

Khi bàn tới thầy trò Kim Luân Pháp Vương, cả hai người trầm trồ khen ngợi ông ta đã đạt tới cảnh giới "siêu quần tuyệt luân" , trên thiên hạ không ai sánh kịp.

Trong khi đang chuyện trò, Tiểu Long Nữ bỗng nhớ lại một chuyện rồi vội kêu với Dương Qua :

- Qua này, chương cuối cùng của Ngọc Nữ Tâm Kinh còn một đoạn cuối cùng đã lâu quá chúng mình không luyện tập rồi, bây giờ Qua còn nhớ không ?

Dương Qua đáp :

- Cũng còn nhớ, nhưng mấy lúc nay tôi tập chỗ ấy có vẻ hững hờ sao ấy, không thấy hứng thú tí nào cả. Hay là vì chỉ tập một mình nên buồn tẻ như vậy chăng ?

Tiểu Long Nữ nói :

- Chính ta cũng không nhớ hết được. Nhưng hôm qua khi chiến đấu cùng lão đạo cô đó mấy đường, thấy kiếm pháp của bà ta , đối chiếu lại mới thấy phần luyện tập của mình có chỗ không đúng lắm !

Dương Qua sốt sắng hỏi :

- A, phải rồi, hôm qua thấy lão bà Tôn Bất Nhị múa mấy đường kiếm pháp giống như đoạn cuối trong Ngọc Nữ Tâm Kinh.Họ là ngưòi của Toàn Chân giáo mà còn thạo biết mấy ngón này, huống chi là mình lại không lo luyện cho chu đáo .

Nguyên trước kia sư tổ của phái Cổ Mộ là Lâm Triều Anh đối với Vương Trùng Dương giáo chủ Toàn Chân giáo có một mối tình rất tha thiết. Trong khi sống trong Cổ Mộ, soạn ra Ngọc Nữ Tâm Kinh , Lâm Triều Anh luôn luôn tưởng nhớ tới Vương Trùng Dương, vì vậy cho nên trong đoạn chót của thiên võ công này, bà có sáng chế ra một đoạn "song vũ", nghĩa là một trai một gái cùng nhau song đấu. Trong khi ấy, bà vẫn nuôi hy vọng sau này hai ngưòi kết hợp thành vợ chồng sẽ cùng tập pho võ công này để sát cánh cùng nhau chống lại bao nhiêu tay võ công kỳ tài trong thiên hạ . Vì vậy nên chương này gồm có tất cả các thế võ cao siêu nhất của Trùng Dương Cung , pha trộn với những đường gươm bí truyền trong Ngọc Nữ Tâm Kinh. Cứ hai người cùng nhau sát vai chiến đấu thì một người đánh một người đỡ, phối hợp cả thế thủ lẫn thế công , khiến cho địch thủ dù tài ba đến đâu cũng không tài nào chống lại nổi.

Ngay sau đó, Dương Qua và Tiểu Long Nữ mỗi ngưòi bẻ một nhánh đào cùng nhau luyện lối đánh "song vũ" . Tiểu Long Nữ đánh theo Ngọc Nữ Tâm Kinh, còn Dương Qua đánh theo kiếm pháp Toàn Chân giáo.

Nhưng lạ một điều là hai người đánh võ có vẻ quá rời rạc, không ăn khớp vào đâu hết.

Tiểu Long Nữ nói :

- Có lẽ chúng ta đã quên lý thuyết nên tập không thấy hào hứng chút nào cả. Để lúc trở về Cổ Mộ xem lại các bài khắc trên vách đá để học cho thật thuần rồi mới cùng múa xem sao!

Dương Qua chưa kịp đáp, bỗng nghe có tiếng vó ngựa dồn dập. Một con ngựa phi vút tới nơi rồi thoáng một cái đã bay vút qua rất lẹ ....

Đó là một con ngựa màu lông đỏ như máu, trên lưng, một nữ lang cỡi mặc y phục cũng màu hồng. Vừa trông thoáng qua cả người và ngựa đã biến dạng trong đám cát bụi mù mịt đàng xa như một ánh lửa đỏ đang tắt dần trên không.

Dương-Qua nghĩ bụng:

- Con thần mã này chính là Tiểu-Hồng mã của Hoàng-Dung đây rồi.

Vì không muốn gặp lại vợ chồng Quách-Tỉnh và những người trong gia đình của ông ta nên Dương-Qua bèn bàn cùng Tiểu-Long-Nữ:

- Con ngựa hồng vừa rồi chính là bảo câu tiểu hồng mã của Hoàng-Dung. Không hiểu tại sao có người cỡi tới chốn này, hay là để tìm kiếm bọn mình chăng? Tốt hơn là chúng mình tìm cách lánh mặt để khỏi phải gặp họ. Cô nương có bằng lòng chăng?

Lúc bấy giờ Tiểu-Long-Nữ chỉ đóng vai thầy dạy võ nghệ còn bao nhiêu việc khác đều do theo ý kiến của Dương-Qua cả. Vì vậy nên đề nghị này được nàng tán thành ngay. Cả hai dẹp ngay chuyện luyện kiếm đi xuyên vào rừng rậm để tránh mặt những người trong gia đình Quách, Hoàng có thể đuổi theo tìm kiếm.

Hai người đang vẩn vơ giữa rừng xanh, bỗng nghe văng vẳng có tiếng chuông thu không của một ngôi chùa nào gần đây.

Tiểu-Long-Nữ mừng rỡ nói:

- May quá, phía đàng kia có tiếng chuông chùa, chắc đêm nay chúng ta khỏi nằm rừng rồi đấy. Vậy nên tìm lẹ lên kẻo trời sắp tối rồi.

Dương-Qua cười nói:

- Cô chán cảnh phồn hoa rộn rịp, muốn ẩn thân vào chốn cô tịch hoang vu, há lại ngại chuyện ngủ rừng nằm núi hay sao?

Tiểu-Long-Nữ nói:

- Rừng núi là chốn dung thân của cọp beo rắn rết. chúng mình không nên tranh chỗ với chúng làm gì. Ngoài ra chúng ta cũng không nên khiến cho chúng nghi kỵ rằng mình là bọn thợ rừng săn bắn phá hại bọn chúng.

Dương-Qua lại cười dòn hơn:

- Nếu vậy thì chùa là nơi trú ngụ của các nhà sư, chúng mình cũng không nên làm bận rộn làm gì. Mình không nên làm mất cảnh thanh tịch của Phật đường, huống chi sự hiện diện của Cô nương có thể khiến cho một vài vị sư kém đường tu nghĩ tới chuyện phá giới, hoặc biết đâu cũng có vài vị ni cô, vì Dương-Qua này mà để tóc trở về trần tục.

Tiểu-Long-Nữ thấy ý kiến này cũng ngồ ngộ nên cười xòa rồi hỏi:

- Thế ra cậu muốn ngủ rừng hay sao? Ngủ rừng có thú vị chi mà ao ước. Mà hễ ao ước thì có ngay chứ có khó chi đâu. Bọn chúng ta đang đứng tại trung tâm rừng già đây mà. Hèn chi mấy ông sư Tây-Tạng thảy đều ngán cậu là tay láu cá thật quả không sai.

Cô nương quả thật Mán rừng về thành thị, nên chả hiểu gì hết thảy. Đố cô nương có đoán được vì sao tôi đề nghị ngủ rừng đêm nay không?

Tiểu-Long-Nữ nói:

- Có lẽ cậu muốn tìm một vài cặp nhung nai hay phô trương tài bắn cọp chứ gì?

Dương-Qua cười nói:

- Không đúng rồi. Nếu Cô nương đáp được, em nguyện cõng Cô nương từ đây về tận Cổ mộ, dù phải đi hàng tháng hay hàng tuần cũng không bao giờ than thở.

Tiểu-Long-Nữ nói:

- Chịu thôi ai mà đoán được thâm tâm của anh chàng láu cá!

Dương-Qua cũng cười lớn nói đùa lại;

- Người ta láu cá còn hơn những kẻ hay hờn mát và nhõng nhẽo.

Tiểu-Long-Nữ nói:

- Người ta hay hờn mát là bản chất của người ta. Còn nhõng nhẽo cũng là quyền tự do của con người, biết vậy sao còn đi tìm người ta làm gì? Này, hãy coi chừng đàng này vẫn còn uy quyền của một vị sư phụ, nghĩa là lúc cần có thể dùng roi để dạy chú học trò vô lễ đây nhé.

Dương-Qua nói:

- Làm thầy cũng sướng thiệt, đối với học trò có thể sử dụng được hai quyền.

Tiểu-Long-Nữ đỏ mặt hỏi:

- Quyền chi vậy, kể ta nghe thử xem chú láu cá?

Dương-Qua cười cười đáp:

- Cô nương chịu nhận tôi là Sư phụ thì tôi mới giải thích.

Tiểu-Long-Nữ nói:

- Sao lại đòi làm sư-phụ? Người bắt bẻ những cái sai của mình mà lại đòi làm sư phụ.

Dương-Qua đáp:

- Cô nương há quên câu "nhất tự vi sự" rồi sao? Thánh nhân còn công nhận nguyên tắc một chức cũng thầy, nửa chữ cũng thầy, huống chi tôi dạy cho Cô nương thêm được một lẽ khôn ngoan ở đời, lại không đáng gọi là thầy hay sao?

Tiểu-Long-Nữ gật đầu nói:

- ừ, thôi giảng đi, nếu xuôi nghĩa ta nhận là sư phụ, nếu không xuôi sẽ bị phạt đấy nhé. Làm thầy có hai quyền gì mà vinh hạnh lắm vậy?

Dương-Qua nói:

- Này nhé: người đời thường nói "yêu thương thì cho roi cho vọt" khi cô nương yêu thương tôi Cô nương mới đánh. Nhưng lòng tôi tin rằng một người đẹp như cô nương thì dù đánh mạnh cũng không thấy đau.

Tiểu-Long-Nữ hỏi:

- Còn chuyện thứ hai ra sao?

Dương-Qua giải thích tiếp:

- Quyền thứ hai thì trái lại. Phàm ghét thì cứ để mặc. Khi cô nương ghét tôi thì cô nương cho tôi được chơi. Chơi thích thật, nhưng cũng hại lắm, nếu quá say mê thì có thể hỏng cả cuộc đời phải như vậy không? Chịu chưa?

Tiểu-Long-Nữ lắc đầu nói:

- Trước kia, khi còn sống trong Cổ-mộ, cậu chỉ xảo quyệt một phần, nhưng từ khi lìa khỏi Cổ-mộ, mức xảo quyệt và láu cá của cậu đã tăng lên gấp trăm phần. Thế mới biết trường đời là chỗ dạy khôn dạy láu cá và dạy ba xạo cả.

Dương-Qua thừa biết Tiểu-Long-Nữ bản chất rất ghét tánh láu cá và dối trá như ghét của dơ, nên vội vàng bào chữa bằng cách pha trò:

- Thôi trăm chuyện xin Cô nương đại xá cho để vui vẻ cùng nhau. Nếu Cô nương nổi nóng lại tách bước ra đi phen nữa thì chim trời cá nước biết đâu em tìm. Chung quy cũng khổ cái thân em mà thôi.

Tiểu-Long-Nữ nghiêm giọng hỏi:

- Nếu cậu không nói nguyên nhân vì sao cậu thích ngủ rừng thì trời sập ta cũng không cho cậu đi theo hay là cùng đi với cậu nữa đâu.

Dương-Qua thích chí cười hề hà và nói cù lần:

- Có khó chi đâu mà không tìm ra nguyên nhân. Chẳng qua... là vì... như thế cả...

Tiểu-Long-Nữ gay gắt hỏi:

- Là gì nữa? Trời đã tối rồi còn đứng đó mà kê với cà. Mau mau giải thích để rồi còn tìm nơi trú ngụ chứ, chẳng lẽ cứ đứng đóng trò giữa rừng già như thế mãi sao?

Dương-Qua nín cười chậm rãi đáp:

- Em muốn sống trong cảnh thiên nhiên của núi rừng để tìm chân lý của tình yêu. Có chi mà Cô nương lại nóng nảy lắm vậy.

Tiểu-Long-Nữ nói gằn lại gay gắt hơn:

- Chân lý tình yêu đâu cần phải tìm kiếm trong rừng già này. Cậu đã tiếp xúc với cuộc đời giả dối quá nhiều, nên ý nghĩ có nhiều chuyện rắc rối phức tạp, lúc nào cũng bao hàm những chuyện xa xôi xảo quyệt. Biết như thế này ta cứ sống yên thân trong Cổ mộ, đâu có hoại công đi tìm những cái bực mình vào thân nữa.

Nói xong, nàng quay mình định chạy.

Nhưng Dương-Qua đã nắn lấy tay nàng kéo lại năn nỉ:

- Xin Cô nương đừng bỏ em bơ vơ một mình lẻ bóng nơi góc biển chân trời như xưa nữa, tội nghiệp mà.

Tiểu-Long-Nữ giật tay ra nói:

- Thôi, cứ buông tôi ra cho yên thân. Tôi đi đâu mặc kệ thân tôi. Chỉ có cái lý do vì sao thích ngủ rừng mà không nói. Như vậy làm sao gọi là tình thày trò bè bạn nữa chứ?

Tuy giật ta, nhưng nàng không kéo về hẳn lại đặt trên vai Dương-Qua. Chợt để ý đến cử chỉ ấy, nàng tự trách mình:

- Chính ta cũng lẩn thẩn thật. Đã giật tay rồi còn đặt trên vai hắn, thì làm sao hắn không lớn mình được?

Trong khi ấy cả hai cùng đứng lặng yên trong rừng thẳm, không nói năng một lời nào, mỗi người đeo đuổi một cảm nghĩ khác nhau.

Tiểu-Long-Nữ băn khoăn suy nghĩ tự trách mình không dứt khoát thái độ để cho Dương-Qua đùa cợt, xem như người cùng vai vế chứ không còn thái độ trọng vọng của một người đệ tử đối với Sư phụ như những ngày trước nữa.

Phần Dương-Qua cũng tự trách mình sao không có đủ can đảm và nghị lực để bày tỏ tình yêu mà cứ bày chuyện viển vông như vấn đề ngủ trong rừng để giằng co cãi lẫy nữa. Dù sao nơi đây cũng chỉ có hai người có ai xen vào đâu mà hòng e lệ nữa.

Suy nghĩ tới đó, chàng quả quyết, vỗ nhẹ vai Tiểu-Long-Nữ nói:

- Bây giờ xin cô nương vui lòng cho phép tôi trình bày lý do vì sao muốn ngủ lại trong rừng nhé.

Tiểu-Long-Nữ đáp:

- Thì cứ nói ra đi xem nào. Ta cũng đang chờ nghe có chừng ấy thôi. Việc gì mà phải xin phép tắc lắm chuyện thế?

Dương-Qua nghiêm giọng nói tiếp:

- Tuy ngày còn nhỏ tôi có học và nghe được nhiều câu ca dao bóng bẩy. Nhưng khi còn sống trong Cổ mộ tôi chẳng hề quan tâm hay hiểu tý gì về ý nghĩa của các câu ấy. Nhưng kể từ ngày xa cách Cô nương vì lòng mong tưởng nhớ thương, và sau khi trải qua nhiều gian nan nguy hiểm cùng nhau tôi mới thấm thía đến ý nghĩa xa xôi bóng bẩy nhưng rất thâm thúy của các câu ấy, đại khái như hai câu này:

"Yêu nhau chẳng nại chiếu giường,

Chỉ cần mảnh lá che sương cũng tình".

Vì vậy tôi mong muốn sao đêm nay thực hiện thử, giữa chốn rừng hoang thâm u này, chúng ta hãy ngủ thử một đêm để xem kẻ đặt ra câu ca trên có sành về tâm lý Nam Nữ hay không?

Nói tới đây, Dương-Qua hứng chí cất tiếng cười rang rảng, âm thanh vang vội trong rừng vắng khiến mấy con chim đang ngủ trên cành cây gần bên giật mình thức dậy dập dình kêu quang quác như tỏ lời oán trách hai người đi phá đám cảnh yên tĩnh của chúng.

Tiểu-Long-Nữ nói:

- Đó, cũng vì mình muốn tìm chân lý mà làm động chạm đến cuộc sống êm đềm của bao con chim rừng trong tổ ấm. Chúng ta không nên vì thú riêng của mình mà phạm tới tự do của bao sinh vật khác mà đắc tội. Thôi, hãy cố đi về phía trước xem có nhà ai xin tạm nghỉ đỡ một đêm vậy.

Hai người mò mẫm giắt nhau đi trong đêm tối. Một chập sau thấy phía trước xa thấp thoáng ánh đèn le lói. Cả hai mừng rỡ và chắc rằng có ánh lửa tất nhiên phải có nhà người ở.

Khi tới nơi thì thấy rằng nơi đây là một xóm nhỏ, rải rác có đôi nóc nhà của những người thợ rừng hay thợ săn. Dương-Qua bước vào một nhà nhỏ ở đầu thôn xin tá túc. Khi được chủ nhà nhận lời rồi, chàng chạy ra sau rửa mặt mày sạch sẽ rồi trèo lên một chõng nhỏ nơi nhà cầu. Còn Tiểu-Long-Nữ tạm nằm trên chiếc võng mắc ngoài mái hiên.

Mặc dù cả hai đinh ninh sau này sẽ cùng nhau kết nghĩa vợ chồng nhưng trong khi còn trôi nổi đó đây, vẫn giữ theo nếp sống như ngày nào còn trong Cổ mộ. Dù sao cả hai cũng đã vui mừng và yên tâm về câu chuyện trăm năm, và từ đây chỉ chuyên lo trau dồi về võ nghệ mà thôi, khỏi bận lòng điều chi nữa.

Ngủ qua đêm ấy hai người sáng sớm thức dậy trả tiền trọ cho chủ nhà. Trước khi đi chủ nhà đem dọn mấy củ khoai cho hai người lót dạ. Trong khi đang ăn, Tiểu-Long-Nữ bảo Dương-Qua:

- Phen này chúng ta cứ theo đại lộ màđi, khỏi cần đi theo đường mòn làm chi cho vất vả nhé.

Hai người sánh vai nhau đi mãi tới trưa vừa gặp một thị trấn khá náo nhiệt đông đúc.

Dương-Qua đem Tiểu-Long-Nữ vào một khách trọ lớn để ăn cơm.

Khi vừa bước khỏi thang lầu, cả hai đều giật mình trông thấy Hoàng-Dung cùng hai anh em họ Võ đang ngồi ăn uống nơi một chiếc bàn phía trong.

Dương-Qua nghĩ rằng, chẳng lẽ quen nhau mà lại đi lánh mặt.

Vì vậy nên chàng tự nhiên bước lại trước mặt Hoàng-Dung chào hỏi:

- Chẳng hay Quách Bá Mẫu sang đây có chuyện chi cần thiết?

Hoàng-Dung rầu rầu đáp:

- Con có thấy Quách-Phù đi ngang qua đây không?

Dương-Qua ngạc nhiên đáp:

- Thưa không ạ. Con tưởng Quách tiểu thư lúc nào cũng ở cạnh Quách Bá-Mẫu chứ tại sao lại mất tích như vậy?

Hoàng-Dung chưa kịp trả lời, bỗng nghe từ phía dưới có tiếng chân người bước đi rầm rập, tiếp tới có mấy người cao lớn đi vào. Nhìn kỹ người đi đầu chính là Kim-Luân Pháp-Vương chứ không ai xa lạ.

Dương-Qua lẹ làng ra hiệu cho Hoàng-Dung đừng nói và bước mau lại phía Tiểu-Long-Nữ khẽ bảo:

- Cô nương hãy quay mặt vào phía kia cho bọn chúng đừng trông thấy phiền phức.

Nhưng đã muộn rồi, Kim-Luân Pháp-Vương, mắt sáng như điện, ngay từ lúc mới bước vào quan sát quanh một vòng đã nhận diện ra tất cả mọi người không sót một ai.

Vừa trông thấy xong, ông ta cười hề hề rồi kéo ghế ngồi lại một bàn cách đó không xa.

Dương-Qua giả bộ không trông thấy, ngồi ngay mặt đi hướng khác.

Nhưng bỗng nhiên Hoàng-Dung nghẹn ngào cất tiếng gọi:

- Phù nhi, con đi đâu khiến mẹ tìm mãi không ra.

Chàng quay đầu nhìn lại thì thấy quả nhiên Quách-Phù đang ngồi cùng bàn với bọn Kim-Luân. Nàng sửng sốt nhìn mẹ nhưng không dám bỏ chỗ chạy lại.

Nguyên từ khi bị thảm bại Kim-Luân Pháp-Vương bực tức bỏ ra đi, trong bụng đinh ninh thế nào cũng tìm cơ hội chuyển bại thành thắng.

Không ngờ Hoắc-Đô Vương-Tử bị trúng ngọc phong châm vết thương càng sưng nhẩy lên, hành hạ mãi không thuốc nào chữa được. Vì vậy nên qua mấy hôm sau các thầy trò vẫn còn quanh quẩn mãi gần Lục-gia-trang.

Rủi thay hôm ấy Quách-Phù cỡi con Tiểu hồng mã đi dạo bỗng tình cờ gặp lại Kim-Luân Pháp-Vương, không khác nào gà tìm tới miệng chồn.

Kim-Luân đời nào bỏ qua một dịp may hiếm có nên thừa cơ hội Quách-Phù đi một mình, ông bắt ngay để làm con tin. Công con Tiểu hồng mã vốn loại ngựa thần, khôn ngoan đúng mức, nên khi tiểu chủ bị bắt rồi, nó phi ngay về trang trại đứng ngay cổng hý vang để báo tin bất thường.

Quách-Tỉnh biết con mình lâm nạn nên vội phân bổ người đi khắp tứ phương tìm kiếm.

Mặc dù đang có mang gần ngày, nhưng vì tình mẹ thương con quá nặng Hoàng-Dung không thể ở nhà, vội cỡi con Tiểu-Hồng-mã đi tìm con. Giữa đường bà gặp hai anh em nhà họ Võ, đưa nhau vào khách sạn ăn cơm kể gặp Dương-Qua và Tiểu-Long-Nữ rồi tình cờ run rủi gặp Kim-Luân Pháp-Vương cũng dẫn Quách-Phù đi vào luôn.

Vừa thấy mặt con gái yêu, Hoàng-Dung mừng mừng tủi tủi vội cất tiếng kêu. Nhưng khi thấy Quách-Phù chỉ nhìn lên chứ không đáp và không chạy lại, bà đã biết rõ con mình đang bị địch quản thúc. Vốn người nhiều mưu trí, nên Hoàng-Dung điềm tĩnh ngồi chống tay trên bàn cố tìm cách giải thoát cho con gái, khỏi tay bọn ác tăng Mông-cổ.

Trong lúc bà đang phân vân đắn đo tìm kế, hai tay gõ chiếc đũa trên mặt bàn thì Kim-Luân bỗng cất tiếng gọi lớn:

- Hoàng bang-chúa, nàng này có phải là lệnh ái hay không. Hôm nào đấu võ nơi Lục gia trang, tôi để ý tháy nàng đứng bên cạnh Hoàng Bang-chúa, mặt mày vô cùng xinh đẹp.

Hoàng-Dung làm thinh thở dài không đáp lại.

Võ-tu-Văn đứng lên đáp lời:

- Tôi không ngờ một người như ông, dù sao cũng một vị Pháp vương Tây-Tạng, lại đi ra tay bắt cóc con gái người ta, thật không biết thẹn.

Hình như không cần đếm xỉa tới những lời trách móc của Võ-tu-Văn Kim-Luân lớn tiếng nói cùng Hoàng-Dung:

- Thưa bang chúa, xin người vui lòng cho người giải độc hộ cho Hoắc-Đô Vương-Tử để chúng có dịp thử lại tài nghệ xem bên nào cao thấp. Chừng ấy mới sáng tỏ kẻ nào xứng đáng giữ ngôi Minh chủ Võ-Lâm.

Nghe lão nói xong, Hoàng-Dung chỉ "hừ" một tiếng chứ không trả lời.

Võ-tu-Văn lại nói:

Trước hết xin ông hãy giao trả Quách Cô nương lại cho chúng tôi. Sau đó chúng tôi sẽ xin giao thuốc giải độc cứu Vương-Tử, còn chuyện tỷ thí tranh tài cao thấp sau này sẽ bàn lại cũng không muộn, Hoàng-Dung liếc mặt nhìn Dương-Qua và Tiểu-Long-Nữ trong dạ băn khoăn suy nghĩ:

- Thuốc giải độc chỉ có hai người kia mới có. Nhưng kông biết họ có bằng lòng cho giúp nếu Kim-Luân nhận lời đề nghị của Tu-Văn hay không.

Nhưng Kim-Luân cười khà khà đáp lại:

- Thuốc độc thì ai lại không có. Nếu đàng ấy không giao ra thì ta cũng có thuốc độc để khiến cho gái cưng của người cũng nếm thử cho biết mùi. Nếu bên ấy giao thuốc thì ta sẽ chữa cho cô bé này khỏi đau khổ. Còn câu chuyện trao trả người đâu có thể đơn giản như thế được.

Hoàng-Dung nhìn qua sắc diện con gái biết Quách-Phù chưa bị thuốc độc, tuy nhiên tình mẫu tử vô cùng sâu đậm, bà không thể nào ngồi yên trong khi con gái mình còn đang ở trong tay quân địch. Bà cố tìm mưu kế nhưng nghĩ mãi chưa ra.

Vừa lúc đó nhà hàng bưng đồ ăn ra dọn không biết bao nhiêu là món ngon vật lạ. Bọn Kim-Luân ung dung đánh chén, riêng Quách-Phù không ăn chỉ ngồi lặng yên nhìn mẹ mà rưng rưng hai hàng nước mắt.

Trước cảnh tượng đau lòng ấy, Hoàng-Dung cũng nước mắt chạy quanh, lòng đau như cắt. Và cũng trong lúc ấy bà cảm thấy trong bụng quặn đau từng cơn dữ dội. Thật là phước bất trùng lai họa vô đơn chí! Có lẽ vì đi ngựa nhiều nên bị động thai.

Ăn uống xong, Kim-Luân chạy lại gần Hoàng-Dung nói:

- Kính mời Hoàng Bang chúa hãy đi theo chúng tôi.

Hoàng-Dung nghe nói hoảng kinh nghĩ bụng:

- Tại sao hắn mời ta đi? Đã bắt cóc con gái ta, nay hắn còn muốn bắt ta đi nữa sao? Một mình ta, lại lên cơn đau bụng làm sao chống cự bây giờ. Còn hai anh em họ Võ thì võ nghệ còn non kém đối với Kim-Luân đâu có nghĩa lý gì.

Nghĩ tới đây Hoàng-Dung hoảng sợ lộ ra nét mặt tái xanh.

Kim-Luân nhìn bà nói tiếp:

- Xin Hoàng-Bang chúa đừng lo sợ, Hoàng-Bang chúa là người có địa vị quan trọng trong Võ lâm Trung nguyên, không bao giờ chúng tôi dám bạc đãi cùng Bang chúa đâu. Miễn sau khi chúng ta bàn cãi xong câu chuyện Minh-chủ Võ-Lâm rồi, thì có xin đưa Bang-chúa trở về Nam ngay.

Nguyên từ khi bước vào trong tiệm, trông thấy Hoàng-Dung ngồi đó Kim-Luân lòng mừng vô hạn nghĩ thầm rằng:

- Thật rõ ràng là may mắn hết sức. Mụ này có một địa vị quá ư quan trọng trong võ lâm Trung-nguyên. Chỉ cần bắt cóc được mụ thì bao nhiêu anh hùng Trung quốc thảy đầu khoanh tay không dám bạo động chừng ấy ta muốn chi không được. Được mụ này còn quan trọng gấp mấy mươi lần cô Quách-Phù.

Hai anh em họ Võ thấy Kim-Luân bức sách và nhục mạ sư phụ mình thì trong lòng căm tức vô hồi, nhưng xét lại bọn mình chưa phải là đối thủ của hắn. Hơn nữa trước mặt hai người ý trung nhân là Quách Phù đang ngồi nét hoa ủ đột, khiến cho hai anh em càng thêm bối rối.

Tuy nhiên vì sĩ diện hai anh em cũng phải đứng lên tuốt kiếm định xông ra liều mạng.

Nhưng Hoàng-Dung vội bảo nhỏ:

- Không được đâu, hãy vượt qua cửa sổ, chạy gấp về báo tin cho sư phụ biết. Các con không đánh lại hắn đâu.

Hai anh em họ Võ lấm lét nhìn sau không ai dám nhảy ra trước, sau lại lén nhìn Quách-Phù, mãi hồi lâu mới chạy ra khỏi quán.

Hoàng-Dung bực mình lẩm bẩm:

- Thứ gì mà hèn nhát và chậm chạp quá rùa, cứ như thế thì biết chừng nào đi về tới nơi để báo tin cho kịp.

Không ngờ hai người vừa bước ra khỏi cửa, Kim-Luân chỉ phóng ra một cái đưa tay tóm ngay lại cặp hai bên hông như diều hâu cặp đôi gà giò.

Hai anh em hoảng kinh vội buông gươm để khỏi đâm trúng vào người nhau.

Kim-Luân nhấc bổng hai người lên ném tung ra ngoài xa hơn mấy trượng miệng quát:

- Thứ vô dụng này, đừng hòng làm vướng chân bản Sư.

Quăng hai anh em họ Võ xong, Kim Luân quay sang phía Dương-Qua và Tiểu-Long-Nữ bảo lớn:

- Chúng bây không phải bà con giòng họ chỉ với Hoằng-Bang chủ và Quách-Tỉnh, hãy đi cho rồi, không nên chen tay vào công việc của ta.

Thật ra không phải Kim-Luân có thiện ý gì với bọn Tiểu-Long-Nữ nhưng y muốn dùng thủ đoạn ly gián để phân tán lực lượng của đối phương. Ông cũng khôn ranh mà biết rằng:

- Trong ba người Hoàng-Dung, Dương-Qua, và Tiểu-Long-Nữ, nếu đấu một sáp một thì không thể bằng mình, nhưng nếu cả ba cùng hợp sức chống lại thì e mình khó thoát tay bọn chúng chứ không mong gì bắt cóc Hoàng-Dung.

Kim-Luân muốn dùng mưu cơ này mở lối thoát cho Dương-Qua và Tiểu-Long-Nữ thoát đi cho rồi. Còn Hoàng-Dung hiện nay có mang gần ngày, chỉ trong mấy hiệp ông cũng có thể áp đảo được ngay không khó.

Tiểu-Long-Nữ lúc này chỉ mong sao sớm về tới Cổ-mộ để cùng Dương-Qua sống cuộc đời bình thản vô tư và tránh hết những cái gì trái tai gai mắt của xã hội loài người cho nên nàng quay sang bảo Dương-Qua:

- Lão Trọc này cũng vô cùng lợi hại, không hơi đâu mình trêu tay cho mất công. Thôi chúng ta đi đi cho rồi.

Thấy Dương-Qua do dự, nàng thúc thêm:

- Hơi đâu ách giữa đàng đem mang vào cổ. Chúng mình về Cổ-mộ càng sớm càng hay.

Dương-Qua đáp:

- Xin Cô-nương chờ em tính tiền ăn rồi sẽ hay.

Trả tiền xong, Dương-Qua đứng lên cùng đi ra.

Bước chân xuống thang lầu chàng nghĩ bụng:

- Chuyến nầy về tới Cổ-mộ, chắc không bao giờ ta gặp lại Quách Bá-mẫu.

Nghĩ xong, chàng lấm lét đưa mắt nhìn Hoàng-Dung.

Chàng trông thấy Hoàng-Dung một tay ôm bụng dưới, một tay vỗ ngực, mặt mày nhăn nhó, mồ hôi hột chảy ròng ròng, có lẽ đang lên cơn đau lắm.

Xưa nay Dương-Qua có tánh thích làm theo ý mình hơn nữa trong quyết quản có sẵn giòng máu hiệp nghĩa, nay trông thấy tình cảnh Hoàng-Dung như vậy chàng bỗng nghĩ:

- Tuy Quách Bá-mẫu không bằng lòng cho ta yêu Long Cô-Nương là vì theo đạo lý cổ hủ của Trung-nguyên, điều đó ta không thể trách bà được. Ngày nay thấy Quách Bá-mẫu đang bị nạn mà ta nỡ nào làm ngơ bỏ đi sao đành. Xem bản lãnh lão này ta không đấu lại, nhưng ta cũng có thể đi báo tin cùng Quách bá bá tới để giải cứu kịp thời. Như vậy có lẽ đắc sách hơn.

Nghĩ xong chàng đưa mắt láy Hoàng-Dung tỏ ý kiến ấy. Hoàng-Dung gật đầu tỏ vẻ ưng ý.

Chàng liền giắt Tiểu-Long-Nữ khoan thai đi xuống thang lầu.

Bỗng một tên Võ sĩ Mông-Cổ nhảy xổ tới trước mặt Hoàng-Dung trợn mắt thét lớn:

- Này, hãy đứng dậy đi ngay.

Nói xong hắn chộp vai bà lôi đi như một tên tử tội.

Suốt mười năm nay giữ ngôi vị Bang-Chúa Cái-Bang, Hoàng-Dung dù có bị sa cơ cũng không khi nào chịu để cho một tên vũ phu man rợn làm nhục như thế được. Cho nên khi tên Mông-Cổ vừa đưa cánh tay thô lỗ đầu lộng ra chộp lấy vai, bà né sang một bên, dùng vạt áo lót tay rồi nắm cánh tay hắn vặn trái một cái xách bổng lên ném tuốt qua cửa sổ như một gói giẻ rách. Tên võ sĩ Mông-Cổ bị ném té dài trên mặt đất, mặt mày đầy máu, nửa chết nửa sống không còn cục cựa nữa.

Bao nhiêu quan khách trên lầu theo dõi sự việc thấy hai bên lúc đầu đấu khẩu kết tới tên Võ sĩ Mông-Cổ bị tóm cổ quăng tuốt khỏi lầu thì ai nấy đều hốt hoảng đứng lên nhốn nháo cả lên.

Kim-Luân Pháp-Vương trông thấy cười nhạt nói:

- Hoàng Bang-chúa quả là tay võ nghệ tuyệt luân.

Nói xong lão vận nội công trầm trầm bước tới. Hoàng-Dung biết trước thế nào hắn cũng dùng đòn độc hạ mình nên bước lùi sau thủ thế chống cự lại.

Dương-Qua đang bước xuống lầu, bỗng thấy tiếng khách hàng xôn xao nhốn nháo thì biết rằng bọn Mông-Cổ đang làm nhục Hoàng-Dung. Máu anh hùng trong tim chàng sôi lên sùng sục không chịu được nữa, chàng bèn quay lại, quên cả hiểm nguy chết sống, rút thanh gươm trong lưng Võ-Đôn-Nho đâm thẳng vào lưng Kim-Luân, miệng mắng lớn:

- Quân mọi rợ, thừa lúc người ta đau bệnh cô thế mà bức sát thì đâu phải anh hùng. Sao mi không biết nhục?

Kim-Luân quả là tay võ nghệ tuyệt luân; mặc dù không quay đầu nhìn lại nhưng cũng đoán biết được làn gươm, chỉ cần kim chặt mạnh nghe "choang" một tiếng lớn, thanh gươm Dương-Qua gãy hai rơi xuống đất.

Dương-Qua cảm thấy cả cánh tay tê buốt do sự đụng chạm này, vội vàng phóng mình ra sau mấy bước để tránh đòn thủ thế.

Kim-Luân nhìn chàng mắng lớn:

- Súc sinh, tài nghệ của mi còn non kém lắm chưa đủ tranh đấu cùng ta đâu. Hãy chịu khó về tập luyện thêm một vài năm nữa rồi sẽ tính tới chuyện ăn thua. Nếu bây giờ liều mạng vào đây sẽ bỏ mạng dưới chiếc vòng vàng của ta, chừng ấy trách ta sao không nói trước.

Thật ra, trong thâm tâm Kim-Luân Pháp-Vương ghét Tiểu-Long-Nữ và Dương-Qua như điếu đổ vì Dương-Qua đã đánh chiếc vòng vàng và làm mất ngôi Minh-chủ của ông trước hàng ngàn anh hùng Trung-nguyên. Tuy nhiên lúc này Kim-Luân Pháp-Vương phải giả ơn giả nghĩa dùng đủ mọi lẽ phải chăng để Dương-Qua đi cho rồi vì chính ông không muốn đâú với hai địch thủ trong khi chưa bắt được Hoàng-Dung chắc chắn. Cứ một việc này cũng đủ chứng tỏ Kim-Luân Pháp-Vương là một lợi hại, ngoài bản lĩnh kinh người, cũng có mọi thủ đoạn của người mưu sĩ, chứ không phải là loại vũ phu chỉ chuyên dùng sức mạnh hiếp người.

Câu nói của Kim-Luân vừa có vẻ bề trên ngạo mạn, lại có vẻ khuyên răn nữa. Dương-Qua nghe nói tươi cười bảo:

- Pháp-Vương cũng không nên quá khách khí và lưu tâm tới tiểu sinh lắm như vậy. Học được thành tài như Pháp-Vương đâu phải chuyện dễ, mà cũng không phải vấn đề một vài năm mà được. Tuy nhiên, Hoàng Bang-chúa đối với tiểu sinh có công lao dưỡng nuôi từ tấm bé, hôm nay mà bị tai nạn, không thể nào tiểu sinh lại đành lòng bỏ đi cho được. Nếu lúc này Bà không đau bụng thì võ công của Pháp-Vương chưa chắc đã thắng được bà đâu. Nếu Pháp-Vương không tin xin cứ chờ một vài ngày, Bà khỏe mạnh rồi sẽ biết.

Trong khi thốt ra câu này, Dương-Qua muốn khích khí Kim-Luân Pháp-Vương. Nếu ông ta có tinh thần thượng võ chắc không mặt mũi nào đi bức sách Hoàng-Dung nữa.

Nhưng trong thâm tâm Kim-Luân thì nghĩ khác. Ông ta sợ cả ba người Hoàng-Dung, Tiểu-Long-Nữ

và Dương-Qua cùng tấn công mình thì không thể nào chống lại nổi, vì vậy nên cố tình tìm cách nói cho cặp trẻ đi cho rồi. Không ngờ nghe Dương-Qua nói vậy, lão chú ý xem lại Hoàng-Dung thấy quả thật sắc khí bà bơ phờ, mặt mày tái xanh đang đứng nhăn nhó thì biết là bà đang đau thật, nên nghĩ thầm:

- Nếu con người đầu não đã mang bệnh thì hai đứa kia đâu có nghĩa gì mà phải sợ.

Nghĩ xong, ông bĩu môi bảo:

- Thế ra bọn bay cũng muốn ở lại đây chiến đấu phải không?

Ngay lúc đó, Tiểu-Long-Nữ đang đứng tại cầu thang chờ Dương-Qua, thấy Kim-Luân Pháp-Vương đang ngăn trở chàng thì nói với lên:

- Này lão Hòa-thượng, hãy tránh đường cho người ta đi, sao gây khó dễ như vậy?

Kim-Luân nhìn xuống hai mặt lộ xung quanh, vung tay đánh xuống một chưởng mạnh như trời giáng. Với lợi thế từ trên đánh xuống lão chắc chắn thế nào Tiểu-Long-Nữ cũng bị bể đầu ngay, hoặc có giỏi nó cũng phải nhào lăng xuống tầng dưới gãy tay hay cụt cẳng. Thấy đối phương từ trên cao giáng xuống một đòn lén, nàng vận dụng khinh công thượng thặng của phái Cổ-mộ tung người bay vọt lên trên, lòn qua đường chưởng lực, đứng ngay cạnh Kim-Luân. Trong khi thân hình nàng đang bay lơ lửng qua đầu: Kim-Luân thừa dịp đánh theo một đòn quét mạnh vào chân, nhưng cũng trật luôn. Kim-Luân phải buộc miệng khen thầm:

- Con Bé này khinh công tuyệt diệu, ta cũng không sánh kịp tài lanh lẹ của hắn.

Dương-Qua trao lưỡi gươm của Võ-Tu-Văn bỏ rơi trên sàn lầu và nói khẽ:

- Lão Hòa-thượng này vô lễ và khinh thường thiên hạ quá chúng ta hãy cùng nhau cho nó một trận nên thân.

Bỗng nghe tiếng leng keng vang lên. Kim-Luân rút trong bọc một chiếc vòng khác, kích tấc y như cái vòng vàng hôm trước, chỉ khác một điều là chiếc vòng này đen nhánh như huyền.

Nguyên Kim-Luân Pháp-Vương xử dụng cả thảy năm chiếc vòng làm bằng đủ loại kim khí vàng, bạc, đồng, sắc và chì. Khi nào gặp tay lợi hại ông tung hết năm chiếc một lần, nhưng gặp tay tầm thường thì chỉ cần dùng một hay hai chiếc mà thôi.

Xưa nay chỉ một chiếc vòng vàng, Kim-Luân đã hạ sát không biết bao nhiêu là anh hùng cao thủ võ lâm. Do đó, ông được thiên hạ suy tôn biệt danh là Kim-Luân Pháp-Vương cũng vì lẽ đó (nghĩa là ông vua có biệt tài dùng vòng vàng), bốn chiếc vòng khác bằng bạc, đồng, chì và sắt, chưa thấy ông đem ra sử dụng khi nào.

Trong khi tranh tài tại Lục-Trang-Viện, chiếc vòng vàng đã bị Dương-Qua dùng chày kim cương đánh rơi và méo mó chưa thể chữa lại được nên hôm nay Kim-Luân mới mang chiếc vòng sắt ra giao chiến.

Trong tay nắm sẵn chiếc vòng đen, Kim-Luân hướng về hai người rồi nhìn Hoàng-Dung hỏi lớn:

- Thưa Hoàng Bang-chủ, ngài có bằng lòng chiến đấu hay không?

Kim-Luân biết Hoàng-Dung tuy bị bệnh nhưng ngại bà cũng còn đủ sức chống đỡ và gây rắc rối cho mình nên mới dùng lời nói khích Lão muốn trịnh trọng nêu chữ "Hoàng Bang-chủ" ra để nhắc khéo Hoàng-Dung nhớ rằng: nếu không đầy đủ sức khỏe, đừng đánh gượng làm gì, rủi bị thất bại mang tiếng xấu với đời và làm ô danh Chúa tể của Cái-Bang. Nếu Hoàng-Dung hội ý không đánh, thì còn hai người Dương-Qua Tiểu-Long-Nữ sẽ dễ thủ thắng hơn.

Nhưng Dương-Qua đã cướp lời nói:

- Hoàng Bang-chúa đâu thèm đánh cùng ngươi mà hòng hỏi lại.

Nói xong chàng quay sang phía Hoàng-Dung thưa lớn:

- Xin Quách bá-mẫu cứ tự ý đưa em Phù về nhà đi, cho thằng Trọc ngã mặn này, cứ để cho con xử trí.

Thật ra Dương-Qua cũng thừa hiểu dù cả hai người, mình và Tiểu-Long-Nữ cũng không đấu lại Kim-Luân, cho nên chàng muốn Hoàng-Dung đem Quách-Phù để báo tin cho Quách-Tỉnh biết, còn mình và Tiểu-Long-Nữ ở lại cầm cự trong thời gian rồi cũng tìm cách chuồn luôn cho tiện.

Nói xong, chàng vung tròn cây trường kiếm như một vòng bạch quang lóe lên, xong vào tấn công Kim-Luân. Tiểu-Long-Nữ cũng múa gươm tiếp sức.

Kim-Luân Pháp-Vương tung chiếc vòng đen ra chống cự lại với hai đường gươm lợi hại. Vì thân hình to lớn dềnh dàng, dụng võ trong nhà có nhiều bàn ghế đồ đạc vướng víu tay chân nên Kim-Luân xoay trở có phần khó khăn. Ông vừa múa móc đánh đỡ, vừa tung cước đá bay các bàn ghế dồn dập vào một xó cho rộng chỗ để hoạt động hơn.

Dương-Qua vừa đánh vừa suy nghĩ:

- Kể về dòng lực thì mi thắng ta, nhưng tính theo mưu mô thì ta có thể hơn mi lắm. Phen này ta thử cho mi nếm mùi thủ đoạn của tuổi trẻ và ngã mặn một chuyến cho đã đời.

Trong khi hai bên quyết đấu, Dương-Qua và Tiểu-Long-Nữ nhờ thân hình bé nhỏ, nhẹ nhàng lẩn tránh lanh như cặp sóc khi bay sang Đông lúc phóng sang Tây, cùng tấn công tới tấp, Kim-Luân thân hình to lớn thêm chỗ đấu chật hẹp xoay trở có phần khó khăn nên chống đỡ cũng chật vật.

Dương-Qua vừa né vừa đâm vừa nhảy nhót xung quanh, vớ được thứ gì trên bàn, bất cứ bình mắm, xì dầu, lọ tương, bình rượu hoặc bát thị cũng đem ném tưới vào người Kim-Luân. Mặc dù giỏi tránh né, nhưng các thức ăn, mắm muói văng tung tóe không tài nào tránh cho xuể. Thành thử không bao lâu, từ đầu tới chân Kim-Luân chỗ nào cũng bê bết cả tương, mắm, dầu mỡ các thứ. Dương-Qua luôn mồm nói thêm:

- Xin thành tâm cung phụng cho Hòa-thượng những món ăn mặn của thế gian để ra sức giúp quân Mông-Cổ xâm lược giết dân vô tội của chúng tôi.

Kim-Luân giận không thể tả, trợn mắt bậm môi cố bám theo Dương-Qua để đánh.

Nhưng khi hắn quay sang Dương-Qua thì làn gươm của Tiểu-Long-Nữ loang loáng tấn công liền, buộc lòng phải xoay lại chống đỡ.

Dương-Qua rảnh tay liếng thoắng chế nhạo:

- à, nhà sư này có lẽ lâu ngày không gần phụ nữ nên dẻo dai và bền sức lắm. Từ trước tới nay tôi cũng gặp nhiều nhà Sư, miệng thì niệm Phật nhưng sức lực lại đem vung phí khắp nơi, vì vậy nên đấu chỉ vài hiệp mà đã thở dốc như bò rống. Những bọn nhà Sư ấy, dầu giết chết cũng đáng đời lắm lắm. Trong thời buổi loạn ly này, biết bao nhiêu người khoác áo nhà Sư nhưng lúc thử thách mới rõ chỉ là bề ngoài mà thôi.

Tiểu-Long-Nữ cũng góp ý thêm:

- Sư chính hay tà, việc ấy ta không biết, ta chỉ tìm bọn nhà Sư chuyên đánh giặc mướn cho bọn Mông-cổ xâm-lược mà thôi.

Lúc ấy Hoàng-Dung đã lại bên bàn đưa tay giắt Quách-Phù trở lại chốn cũ. Trong khi ấy thì bên Mông-Cổ cũng có mấy tên cao thủ như Hoắc-Đô đang bị độc ngọc phong châm, nằm rên la trăn trở, Đạt-nhĩ-Ma bị thuật di hồn chưa hóa giải còn ngơ ngác như kẻ mất trí ngoài ra một số võ sĩ hầu cận thì bản lãnh không bao nhiêu nên Bà đưa Quách-Phù đi không bị trở ngại. Nhìn tháy xương một tên bị bà nắm quăng qua cửa lầu lúc nãy, không còn tên nào dám hó hé cản ngăn.

Dương-Qua trông thấy Hoàng-Dung đã giắt được Quách-Phù về ngồi chỗ cũ bèn lên tiếng nói:

- Quách bá-mẫu nên về ngay đi, tại sao còn chần chờ mãi như vậy?

Hoàng-Dung liếc mắt thấy hai người tuy nhờ sức lanh lẹ nhảy tránh được tuy nhiên lực lượng giữa đôi bên còn chênh lệch quá nhiều, nếu trận đấu kéo dài mà Kim-Luân dùng độc thủ, đôi trai gái sẽ thất bại ngay. Vì vậy nên bà nghĩ thầm:

- Họ còn trẻ tuổi nhưng không ngại gian nguy xả thân cứu mẹ con ta, thì ta là người lớn lẽ nào bỏ họ mà đi sao đành.

Vì vậy nên bà đứng ngoài hiên nhìn cuộc đấu, không bỏ đi.

Anh em họ Võ thấy vậy giục:

- Xin bá-mẫu hãy trọng lấy quý thể mau mau đem Cô Phù lánh khỏi chốn này sớm chừng nào hay chừng ấy. Nếu lỡ ra có...

Hoàng-Dung bực mình gắt:

- Làm người phải hiểu chữ nghĩa. Đã học võ phải có tánh khí nghĩa hiệp, nếu không thì biết võ làm chi? Như thế không còn xứng đáng sống trên cõi đời nữa. Các con hãy xem anh Dương-Qua còn trẻ tuổi mà hào khí phi thường, gan liều nghĩa lớn, sao không theo đó mà bắt chước, chỉ bo bo giữ lấy phần lợi cho mình. Các con còn kém xa quá.

Thấy Hoàng-Dung chỉnh khéo và xem thường bọn mình, hai anh em họ Võ hổ thẹn nín thinh.

Quách-Phù bẻ một chân bàn khá lớn rồi đưa mắt bảo hai anh em họ Võ:

- Chúng ta nên xông vào tiếp chiến đánh cho hắn một trận.

Hoàng-Dung đưa tay cản lại nói:

- Tài cán con còn thấp kém lắm, xông vào sẽ mất mạng mà thôi.

Quách-Phù tuy tuân lời mẹ nhưng trong bụng vẫn không tin vì nàng nhìn xem Tiểu-Long-Nữ và Dương-Qua đánh đỡ cũng không có ngọn đòn nào kỳ diệu lắm. Nhưng Quách-Phù đâu biết Tiểu-Long-Nữ và Dương-Qua tài nghệ hơn nàng có mười lần, trong lúc này cả hai đang vận dụng hết những ngón tuyệt kỷ trong Ngọc-nữ Tâm-kinh ra chống đỡ lại những đòn ác liệt của Kim-Luân.

Kim-Luân Pháp-Vương bị bao nhiêu bàn ghế do Dương-Qua đẩy ra ngổn ngang khắp phòng trở ngại, thấy hai người nhảy nhót thoăn thoắt né tránh như đôi chim cắt thì căm tức vô cùng. Ông bèn vận dụng công lực vào cặp chân xuống tấn như đôi chày sắt dẫm mạnh trên số bàn ghế gãy nghe răng rắc. Bước chân ông bước tới đâu, bàn ghế bị đạp nhẹp xuống thành những mảnh gỗ vụn. Không bao lâu tất cả số bàn ghế chỉ còn là đống gỗ vụn, lẫn lộn với số ly chén văng khắp nơi thành thử trong phòng không còn bừa bãi như trước, đấu trường trở nên dễ xoay trở hơn.

Kim-Luân Pháp-Vương bắt đầu trổ tài tấn công mãnh liệt. Tiểu-Long-Nữ và Dương-Qua buộc lòng phải đâu lưng vào nhau để chống đỡ vừa bảo vệ lẫn nhau.

Hai người bèn áp dụng phương pháp "song-vũ" ra đánh. Hễ Dương-Qua chém trên thì Tiểu-Long-Nữ tấn công phía dưới, hễ người này thủ thì người nọ tấn công ngay, theo đúng phương thức đã dạy trong đoạn chót của Ngọc-nữ Tâm-kinh mà hai người vừa luyện xong trong thời gian gần đây.

Kim-Luân Pháp-Vương thấy hai người bỗng nhiên đổi thế đánh bình tĩnh chiến đấu có quy củ không còn hấp tấp như trước mà những đòn đưa ra ngón nào cũng vô cùng ác liệt, nếu không khéo tránh né sẽ bị mất mạng như không. Xung quanh ông lúc nào cũng có một màn gươm vô cùng chặt chẽ phủ vây từ trên xuống dưới. Ông bèn nhảy sang bên trái tung cước đạp Tiểu-Long-Nữ một đòn rồi tung vòng đen định tròng vào cổ Dương-Qua giật tới.

Dương-Qua sụp đầu xuống phía trước, cầm gươm chĩa thẳng ra rồi lao mạnh về phía trước ngay vào bụng đối thủ.

Lưỡi gươm ghim ngay vào giữa ngực Kim-Luân, nhưng lạ quá hình bên trong có mang sẵn giáp sắt nên lưỡi gươm vừa chạm vào bị trượt qua một bên.

Thấy đâm không thủng được bụng địch thủ, Dương-Qua vội nhảy lùi ra phía sau để né đòn. Nhưng Kim-Luân đã hự lên một tiếng, tung cái vòng tròn ra xoay tít trên đầu chàng rồi từ từ ép xuống nặng như tảng đá ngàn cân, còn hai tay rảnh không thì Kim-Luân vung ra túm lấy Tiểu-Long-Nữ lẹ như chớp giật.

Cùng một lúc vừa tung vòng đè người, vừa phóng tay chộp đối phương đây là một thế đánh vô cùng thần diệu xưa nay chưa hề thấy.

Thấy cả hai đang lâm nguy, Hoàng-Dung thất kinh định nhảy xông vào tiếp chiến để giải thoát, nhưng Dương-Qua đã lẹ làng tránh sang một bên rồi quay ngược lưỡi gươm đâm thẳng vào lưng Kim Luân, khiến lão phải quay mình nhảy vọt qua một bên, không chộp được Tiểu-Long-Nữ. Đây là một thế kỳ áo "Vây Tề cứu Triệu" trong Ngọc-nữ Tâm-kinh, giúp Dương-Qua vừa tránh được đến mình, vừa giải thoát cho đồng bọn. Thế này phối hợp với thế "én hồng đớp mồi", lao mình là trên mặt đất để đâm địch, là một thế lợi hại của Toàn-Chân phái.

Bị đòn bất ngờ, Kim-Luân kêu "à" một tiếng, nhảy qua một bên, đưa mắt nhìn theo chiếc vòng đen đang xoay tít còn đang lơ lửng trên không trung.

Thấy chiếc vòng đen quay tít phát ra những tiếng vu vu ghê rợn ập ngay đầu mình, Dương-Qua không chút ngán sợ, đưa thế "bạch hồng kình thiên" (nghĩa là cầu vòng trắng vắt ngang trời) của Toàn-Chân phái ra phá.

Bị đánh bất ngờ, chiếc vòng sắc vẫn xoay tít đảo lại về hướng Kim-Luân, luôn luôn phát ra gió vù vù nhắm ngay đầu chủ chộp xuống.

Quách-Phù đứng ngoài nhìn thấy thích chí quá vỗ tay hoan hô om sòm.

Sở dĩ Kim-Luân Pháp-Vương quá chủ quan, tin tưởng vào tài nghệ của mình, đinh ninh một đòn này có thể hạ sát được cả hai địch thủ nên mới mạo hiểm quăng vũ khí ra đánh, chỉ còn hai tay không mà thôi. Không ngờ bị Dương-Qua đập lại quá mạnh, chiếc vòng phản chủ quay lại tấn công ông suýt nữa bị nguy biến tới thân.

Kim-Luân điên tiết, vận dụng công lực vào cách tay nắm chiếc vòng sắc ném mạnh một cái. Cái ném nào quá ư mãnh liệt, sức nặng ngót ngàn cân, khiến chiếc vòng quay tít mau quá, các viên đạn bên trong không, kịp phát ra tiếng kêu leng keng mà chỉ nghe rít "vút" một cái như chiếc đĩa bay.

Dương-Qua vội vàng đưa gươm đỡ bật lại một cái, nghe choeng thật lớn, cây gươm cong vòng như một cánh cung rơi ngay xuống đất.

Thấy đối phương đã mất vũ khí, Kim-Luân xông tới vung hai tay định bắt sống. Tiểu-Long-Nữ thấy Dương-Qua bị nguy, bèn xoay người lại vung ra một đường gươm. Nhát gươm bay không có vẻ hấp tấp, chỉ tà tà như chiếc hoa rơi, tư thái của nàng vô cùng khoáng đạt, đứng xa nhìn vào không khác nào một nàng tiên. Đây là một trong những tuyệt thế trong đời của Ngọc-nữ Tâm-kinh.

Hoàng-Dung cũng như Quách-Phù trông thấy phải cùng luôn miệng khen lớn:

- Tuyệt quá, đẹp quá, đường gươm kỳ ảo này thật tuyệt vời có một không hai.

Kim-Luân Pháp-Vương buộc lòng phải nắm thật chặt chiếc vòng sắc để chống đỡ lại đường gươm kỳ ảo lợi hại của Tiểu-Long-Nữ.

Dương-Qua nhân cơ hội này, cúi xuống lượm thanh gươm lên và thoát qua tai nạn.

Tuy thoát chết rồi, nhưng Dương-Qua vẫn không mất bình tĩnh chút nào. Chàng đứng yên suy nghĩ:

- Vừa rồi chúng ta chỉ đánh theo Ngọc-Nữ Tâm-Kinh kiếm pháp thành thử không thắng nổi nó. Bây giờ cần phải thay đổi chiến thuật bằng cách phối hợp giữa hai lối kiếm pháp. Ta thì đánh theo Toàn chân phái còn Cô-nương thì theo các thuật trong Ngọc-Nữ Tâm-Kinh, may ra mới áp đảo được lão Hòa-thượng này.

Suy nghĩ xong tự cho là hữu lý nên chàng gọi lớn:

- Cô nương, chúng mình mãi lo luyện tập mà quên hết việc quan trọng. Bây giờ tôi đã trực nhớ lại rồi. Từ lúc này cô tấn công theo thuật "lãng tích thiên nhai" đi nhé?

Tiểu-Long-Nữ đang băn khoăn chưa biết nên đối phó bằng cách nào, bỗng nghe Dương-Qua nhắc tới bốn chữ "lãng tích yên nhai" thì sực nhớ lại như ánh chớp trong đêm đông, nàng yên chí vung rộng đường kiếm đánh đúng theo phương thức đã dạy trong đoạn chót của Ngọc-Nữ Tâm-Kinh.

Còn Dương-Qua thì bình tĩnh áp dụng theo đúng kiếm pháp của Toàn-chân phái.

Lúc bấy giờ hai người mới bắt đầu thực hiện đúng đắn phép "song kiếm hợp bích". Hai đường gươm thi đua nhau múa loang loáng như điện nháng, lanh lẹ và nguy hiểm phi thường, khiến cho Kim-Luân Pháp-Vương phải đem hết sức lực đỡ gạt mà cũng không xuể, phải nhảy lùi ra sau mấy bước.

/104

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status