Tắt Đèn Kể Chuyện Ma

Chương 36: Chết nhầm người là chuyện thường thấy

/40


Có một câu nói thếnày: “Chết người là chuyện thường thấy.” Nhưng cũng còn một câu nóikhông chính thức nữa là: “Chết nhầm người là chuyện thường thấy.” Chếtnhầm ở đây không phải là những vụ án oan án sai trên dương thế, nhữngcái đó không được ghi là “chết nhầm” trong sổ sách dưới âm phủ, giốngnhư bác sĩ giết người, đều là do quỷ thần dưới âm phủ tác oai tác quái,nhìn thì tưởng “chết nhầm” nhưng thực ra rất đúng “ý trời”. Chết nhầm ởđây có nghĩa là thời hạn trong sổ sinh tử chưa đến, bị bắt trước, hoặcvốn quỷ sai phải bắt Mã Ngũ thì lại dắt về Ngưu Lục.

Việc nha môn bắt nhầm người vốn là chuyện có thể tránh, nhưng lại thường xuyên xảyra. Đám sai nha chỉ chăm chăm lo việc bắt người, những lời giải thíchbiện hộ của người bị bắt chúng không thèm nghe, câu cửa miệng là: “Đếngặp lão gia rồi nói”, nhưng khi đã đến trước mặt lão gia rồi thì lạicàng hỗn loạn, đầu tiên là chịu một trận đòn, khi mông đít nở hoa, hỏilại chẳng thấy ai dám kêu oan nữa. Những việc bắt nhầm, phán nhầm, thẩmnhầm, thậm chí là giết nhầm trên nhân gian thường xuyên xảy ra, nghĩ tới đây, đôi lúc cũng không thể đưa ra yêu cầu cầu toàn cho âm giới. Nhưngsự bắt nhầm dưới âm phủ đồng nghĩa với việc giết nhầm trên nhân gian,nếu như những kẻ dưới âm phủ hồ đồ thì người trên nhân gian có thể mộtđi không trở về. Cũng may, âm phủ trong những câu chuyện ma đều rất rõràng, sinh hồn áp giải đến đó, có thể nhanh chóng phân biệt được đúngsai, phân biệt rõ rồi thì sẽ được thả về, rất ít để lại hậu quả. Tácphong biết sai là sửa này khác hoàn toàn với quan trường trên nhân gian, dường như khiến người ta phải ngưỡng mộ, nhưng nếu như làm sai ít đihoặc đừng làm sai thì có phải tốt hơn không? Điểm này thật khó mà làmđược, giống như trong chuyện Cổ Văn Hợp trong Sưu thần ký do Can Bảoviết, khi ông ta đuổi kịp đám linh hồn bị bắt thì những người trùng tênvới ông ta, tính cả nam cả nữ là hơn mười người, cũng chính là một lầnbắt nhầm tới hơn mười người.

Suy đoán để tìm nguyên nhân, có lẽlà vì minh phủ cũng giống như quản sử trên dương gian, cần được đánhgiá, sự đánh giá này cần những người bị bắt nhầm giúp họ làm quảng cáo.Những sinh hồn được hoàn dương này, sau khi quay về dương gian nhất định khen ngợi sự công chính nghiêm minh dưới âm phủ, không tha cho kẻ xấumà cũng không hàm oan người tốt, bởi vì đồng thời lúc này cũng có thểchứng minh cho mọi người biết mình là người tốt, vì vậy kể chuyện càngthêm thắt, hào hứng hơn. Sau đó lại được viết báo, thêm mắm thêm muối,truyền từ người này qua người khác, đến tai Ngọc Hoàng đại đế, đánh giácuối năm sẽ được thêm vài điểm, khiến cho danh tiếng của Diêm Vương cóthể xếp ngang hàng với Bao Thanh Thiên ngàn năm có một trên dương gian.

Bắt nhầm người là một việc vui như thế, hà tất gì mà lại không bắt nhầmchứ? Diêm Vương nghĩ thế, đám quỷ tốt cũng vui vẻ phối hợp, mặc dù DiêmVương cũng làm bộ làm tịch mắng mỏ, giáo huấn vài câu, nhưng sau đó lạinhận được tiền cảm ơn của cái tên từng chết một lần còn muốn tạ long ânkia. Đặc biệt không thể xem thường là, đám hòa thượng cũng rất nhiệttình với việc này, đừng nói gì đến Diêm Vương, tiểu quỷ. Bởi vì bọn họcó thể nhân lúc những sinh hồn này chuẩn bị hoàn dương, đưa họ đi thămđịa ngục, thế là tuyên truyền Phật pháp, giáo hóa ngu mị. Trong quyểnnăm cuốn Hữu đài tiên quán bút ký của Du Việt có một câu chuyện, hoàinghi trước việc bắt nhầm người dưới địa phủ, cho rằng trong đó ít nhiềulà do cố ý.

Phạt ác khuyên thiện, công đức vô lượng, tiếp theo đó đi khất thực cũng là vô lượng, bởi vì “hòa thượng cũng phải ăn cơm” mà! Những lời này, mặc dù khó tránh khỏi mấy kẻ làm ở những ngành nghềkhông rõ ràng lấy ra làm cớ, nhưng cũng còn hơn là khuyên người khác hít gió uống sương như mấy tên giả đạo học nhiều.

2

Mặcdù việc chết nhầm nhiều như cơm bữa, nhưng những cách chết nhầm lạikhông nhiều, hàng nghìn năm nay, gần như chỉ có một hình thức duy nhất:Bắt nhầm xuống địa ngục – tra sổ biết là nhầm – thăm quan địa ngục – thả về dương gian, thậm chí trước khi được thả về còn đặc biệt dặn dò, saukhi quay về dương gian đừng quên tuyên truyền cho địa ngục và minh phủ.Chuyện này ở thời Ngụy – Tấn – Lục triều cũng có chút mới mẻ, nếu nhưhàng nghìn năm nay cách thức đó vẫn lặp đi lặp lại, điều đó chẳng khácgì muốn nói những người khỏe mạnh đi thổi nhựa thành dép lê.

Chúng ta đừng nghĩ những vị hòa thượng xây dựng chuyện thiếu sức sáng tạo,bởi vì hàng nghìn năm nay vẫn cứ kể như vậy, vĩnh viễn là một loạt cáccâu chuyện như Pháp uyển châu lâm, các tín nam tín nữ đều nghe với vẻmặt háo hức như thế, say mê như thế thì hòa thượng thuyết pháp chỉ cầnluyện cho cách nói của mình điêu luyện, trơn tru hơn là đủ rồi.

Nếu suy nghĩ kỹ thì tình tiết bắt nhầm người đó thật ra rất khó để sáng tạo thêm những chi tiết mới mẻ, so đi tính lại, quanh quẩn vẫn là vì nhầmtên. Một đất nước Trung Quốc rộng lớn thế này, dân số hơn tỷ người,những người cùng họ cùng tên thật ra không ít, lấy ngay những ví dụ gầnđây cho dễ, những tên như “Viện Triều”, “Quốc Khánh”, “Văn Cách” thì cóhàng vạn người cùng đặt, lại thêm một khoản nữa đó là họ tên không giống nhưng âm đọc lại tương đồng, lại có người lúc lơ mơ, nhìn poster quảngcáo mua vé “Lưu Đức Hoa”, vào rồi mới biết là “Lưu Đức Hải”, lại còn cónhững trường hợp họ và tên đệm thì giống nhưng tên không giống, chán cái là họ đều làm quan, thế là chuyện xưa mới kể rằng có người mang quà đến nhà Lý sở trưởng nhưng lại mang nhầm vào nhà bảo vệ Lý sở trưởng… Những kiểu như thế bình thường bị nhầm lẫn cũng không phải chuyện gì ghê gớm, đặc biệt là vụ quà cáp biếu xén, đúng là một việc tốt “hiếm khi mà hồđồ” đến vậy, nhưng nếu hồ đồ tới mức liên quan đến tính mạng, pháp luậtthì tuyệt đối không phải chuyện đơn giản.

Nếu cùng tên cùng họ,thậm chí cùng nơi ở, cùng làng, cùng xã thì việc bắt nhầm có thể hiểuđược, ai bảo bọn họ khi đặt tên cứ thích chạy theo thời thượng cơ! Vấnđề là nhiều người tên họ rất khác nhau, thế mà vẫn bị bắt nhầm. Giốngnhư câu chuyện được nhắc tới ở trước, Đường Cao Tông ở dưới âm phủ hưởng thanh phúc muốn tìm phán quan Tịnh Châu – Bối Tử Nghị xuống làm bạn,kết quả người bị bắt xuống địa ngục là quan địa phương Chu Tử Cung. Mặcdù chức quan thì giống nhau, trong họ tên có một chữ Tử, nhưng chỗ nàysai cũng hơi thái quá. Trên đây là hai hiện tượng cực đoan. Ngoài ra,còn có trường hợp nhầm giữa tên và tự của người ta, như trong Kê thầnlục do Từ Huyễn thời Ngũ Đại viết, quan coi kho người Nam Đường là HữuTạng, tên Trần Cư, tự Đức Ngộ, tối đó trực ban tại kho, vợ ở nhà, độtnhiên mộng thấy hai ngự sử, tay cầm văn thư, hỏi: “Đây là nhà của TrầnĐức Ngộ phải không?” Vợ ông ta trả lời, đúng, nhưng thấy tình hình có vẻ không ổn, không giống tới để tặng quà hoặc tạo quan hệ, liền vội vàngnói: “Chồng tôi tự là Đức Ngộ, nếu quý quan muốn tìm một người có tênĐức Ngộ, vậy thì là quan chủ nông kho Trần Đức Ngộ rồi. Nhà ông ấy ởphía đông.” Hai sử nhìn nhau cười, nói: “Suýt nữa thì nhầm.”

Còncó những người giống tên không giống họ, chỉ lý do đó thôi mà cũng trởthành người bị bắt nhầm. Trong quyển năm Lục dị ký của Đỗ Quang Đìnhthời Ngũ Đại có ghi lại một chuyện, Tây Thục có hòa thượng Huệ Tiến, tên tục Vương Thị. Một hôm, sáng sớm ra khỏi nhà, gặp một người rất cao,màu xanh, đi sát theo sau. Anh ta cảm thấy hơi bất thường, liền đi nhanh hơn, rồi lẻn vào nhà một hộ dân. Không ngờ người đó cũng vào theo, tómchặt lấy tay, bám riết không tha. Hòa thượng cầu xin tha mạng, lúc nàyngười ấy mới hỏi một câu: “Ngươi họ gì?” Hòa thượng nói họ Vương. Ngườiđó liền buông tay: “Cùng tên khác họ”, sau đó đến một câu xin lỗi cũngkhông có, quay đầu bỏ đi.

Có trường hợp thì lại trùng họ, trùngchức quan, rất dễ bị quỷ sai nhầm lẫn. Trong quyển bảy Di kiên tam kỷ do Hồng Mại viết có truyện Trai trưởng[1] Tiết Tính Du, kể về chuyện xảyra ở thời Tống Quang Tông, trai trưởng của thái học tiết tính trai DuSâm, tự Đức Mậu, bệnh tim bộc phát, bất tỉnh nhân sự, thấy một tên línháo vàng cầm lệnh bài đi đến, trên lệnh bài viết: “Du trai trưởng – Phong Châu…” Còn chưa đọc xong, tên tốt áo vàng liền nói: “Nhầm rồi”, cướplại lệnh bài rồi bỏ đi. Ngày hôm sau, Học dụ tiền lang Du Lương, tự QuýLương đột nhiên bị bệnh nặng, chết ngay. Thì ra Du Lương là trai trưởngtiền nhiệm của Tiết Tính, tiếp nhận học dụ xong, Du Sâm mới nhậm chứctrai trưởng. Cũng may trên lệnh bài không chỉ ghi chức vụ mà còn ghi cảdanh tính. Sự thay đổi về chức vụ và đổi tên đổi tự cũng rất dễ gây ranhững phiền phức trong quá trình đi bắt hồn của âm phủ, nhưng dưới âmphủ có nhiều đặc vụ, mật thám chuyên kiêm chức như thế, về lý mà nói thì phải nắm bắt được tình hình tùy thời chứ. Trong Khâu giản phản hồn ởquyển bốn Di kiên tam nhâm có kể về một sĩ nhân tên Khâu Giản, bị âm sai đuổi bắt, giải về âm phủ. m sai bẩm báo với cấp trên: “Bắt được KhâuGiản rồi ạ!” Người bên cạnh liền nói: “Bảo người bắt Khâu Viên, sao lạibắt Khâu Giản? Mau trả về dương gian!” m sai đưa Khâu Giản ra ngoài,lạnh lùng đẩy xuống một cái hố sâu, Khâu Giải giật mình tỉnh khỏi giấcmơ. Không ngờ người này vốn tên là Khâu Viên, Khâu Giản là tên mới anhta vừa đổi. Thế là anh ta rất đắc ý, nghĩ rằng mình đã thoát khỏi kiếpnạn này. Không ngờ ngày hôm sau tên âm sai đó lại lên bắt anh ta, thì ra người ta đã tra được tên gốc của Khâu Giản, nạn này khó thoát.

[1] Trai trưởng: là một chức vụ trong các trường học thời Tống.

Còn một kiểu bắt nhầm nữa, đó là cùng tên khác họ, nhưng lại cùng hàng.Điều này càng khiến người ta thấy khó hiểu, lẽ nào trên lệnh bắt hồn của âm phủ chỉ ghi “Trương lão tam”, “Vương lão ngũ” sao? Và khi thẩm vấncũng hỏi: “Ta hỏi ngươi, Trương lão tam” sao? Trong truyện Tiết Nhị ởquyển hai Bắc Đông Viên bút ký lục tư biên do Lương Cung Thần viết rấthay, viết đúng cách hỏi như thế.

Huyện lệnh thực tập Tiết ĐịnhVân, một hôm đang ăn mỳ trong phủ, đột nhiên một tên âm sai tới hỏi:“Người họ Tiết phải không?” “Phải.” “Người xếp hàng thứ hai đúng không?” “Không sai.” “Lão gia của bọn ta sai tới bắt ngươi.” Tên âm sai nàycũng không để Tiết huyện lệnh ăn hết bát mỳ, lập tức bắt đi ngay. Vàotrong quan đường, thấy phía trên có một vị quan đang ngồi, mũ quan manghàm cấp một, nghiêng đầu hỏi: “Ngươi là Tiết lão nhị phải không?” Tiếthuyện lệnh trong lòng bực bội, chúng ta là cán bộ cùng cấp, sao lại chào hỏi nhau kiểu như thế được! Vị quan ngồi trên kia lại nói: “Tại sao gặp ta không quỳ?” Cũng không đợi Tiết lão gia giải thích, lệnh cho línhtát hai mươi cái vào miệng. Tiết lão gia bị đánh vào miệng xong, tronglòng thầm nghĩ, vị đại nhân này dám trách phạt ta, chắc chắn chức quanphải to hơn ta, liền lớn tiếng kêu thảm thiết: “Xin đại lão gia điều tra rõ bị chức mắc phải tội gì.” Vị quan ngồi trên đáp: “Ngươi là cái thágì, mà dám xưng bị chức?” Lúc này Tiết lão gia mới có thời gian để nóirõ thân phận của mình. Vị quan ngồi trên hoảng hốt, vội vàng đứng dậy tạ lỗi, rồi trách mắng tên khốn kiếp nào dám bắt Tiết huyện lệnh đến đây.Sau đó phạt tên âm sai đó ba mươi trượng vào mông, hai mươi trượng là để đền cho hai mươi cái tát vào miệng Tiết huyện lệnh, mười trượng là trịtội tên âm sai làm ăn linh tinh, sau đó lệnh cho hắn đưa Tiết huyện lệnh quay lại nhân gian. Ra khỏi quan phủ, Tiết Định Vân quay đầu lại nhìn,thì ra là miếu Thành Hoàng của bản huyện. Mặt ông ta bị đánh đau rát như xát ớt, cổ họng nghẹn ứ như vừa bị ai nhét vào màn thầu vào, xin nghỉliền mười ngày phép, mới dám ra ngoài gặp người khác. Miếu Thành Hoàngđó làm ăn quá vớ vẩn, tắc trách, kết quả một mồi lửa trời thiêu rụikhông để lại dấu vết.

m sai đó bắt nhầm người, nguyên nhân làlệnh bắt của Thành Hoàng đại lão gia viết không rõ ràng, nhưng đại lãogia sẽ không bao giờ thừa nhận mình sai, đành mang tên âm sai ra gánhgiúp tội. “Thông minh, chính trực ở đâu!” Vì vậy, miếu Thành Hoàng làmăn vớ vẩn đó mới bị đốt cháy rụi.

Mà kiểu làm ăn vớ vẩn nhất làđến nam hay nữ cũng không phân biệt được, vốn phải bắt chồng thì lại bắt nhầm vợ. Đấy là chuyện xảy ra vào cuối triều Thanh, vì muốn tăng cônghưởng lộc, âm dương từ trên xuống dưới đều rặt một lũ làm ăn chẳng rasao.

Chuyện ghi lại trong quyển tám cuốn Động linh tiểu chí, kểvề huyện lệnh Lý Gia Trác, con dâu của ông ta Bành Thị bị ốm nặng vàmất. Theo phong tục của địa phương, những người đi đưa tang phải dùnggiấy cuộn thành kiệu giấy, người giấy, coi như lễ bắt buộc để xuống địaphủ, mà sau lưng mấy kiệu phu đó đều phải ghi tên, và đó là tên củanhững nha dịch đã chết trong nha huyện. Sau khi đốt kiệu giấy và ngườigiấy xong, Bành Thị chưa được đưa vào quan tài, vẫn nằm trên giường, cómấy người đứng quanh để giữ xác qua đêm, trong số đó có một người là anh trai của Bành Thị. Không ngờ, đến nửa đêm, Bành Thị đột nhiên ngồi dậy, mọi người sợ hãi bỏ chạy, chỉ có anh trai thị là không sợ, hỏi thăm dò: “Em gái, em không sao chứ?” Bành thị nói: “Không sao rồi. Mấy kiệu phuđó đều biết em, gọi em là thiếu phu nhân, sau đó rước em vào âm phủ. Lão gia trong âm phủ vừa nhìn, biết là bắt sai người, vội vàng đưa về. Thếlà em được sống lại.” Nhưng khi mọi người còn đang vui mừng vì thiếu phu nhân đã sống lại, thiếu gia chồng của Bành Thị đang yên đang lành,không bệnh không tật chết đột ngột, thì ra người mà âm phủ muốn bắt làngười chồng, nhưng lại bắt nhầm vợ. Ngày đầu tiên chồng khóc vợ, ngàythứ hai vợ lại khóc chồng, đây có lẽ là trường hợp duy nhất trong lịchsử từ trước tới nay.

3

Trong quyển ba Tập dị tân saodo Lý Hạc Lâm người đời Thanh viết có truyện Chu Đại, kể về một ngườiđang bị bệnh sốt rét là Chu Đại, ban ngày ban mặt bị một tên quỷ sai túm cổ lôi đi. Cũng may một tên quỷ sai khác phát hiện ra vấn đề vội xuatay nói: “Nhầm rồi, chúng ta phải bắt Châu Đại chứ không phải Chu Đại.”Hai tên quỷ sai tranh cãi một hồi, rốt cuộc thì cũng tìm được cách giảiquyết cho hai chữ Châu và Chu, sau đó lao người ra ngoài bằng đường cửasổ. Một lúc sau, hai quỷ sai lại bắt về một người, có chiều cao tươngđương Chu Đại, đó đương nhiên là linh hồn của Châu Đại, một tên quỷ saivòng tay nói với Chu Đại: “Xin lỗi vì đã mạo phạm, thật đáng xấu hổ. Giờ ngươi còn đang bệnh nặng, nhưng cũng nhanh chóng qua khỏi thôi.” Báchtính của chúng ta thời đấy thật đáng yêu, Chu Đại quên mất là mình đangbị sốt rét, ra sức giữ hai quỷ tốt lại đãi cơm, hai vị vất vả quá, lạiquan tâm đến sự thống khổ của bách tính như thế, sao có thể không ăn cơm mà đã đi! Hai tên quỷ tốt này cũng còn chút lương tâm, đỏ mặt rồi từchối.

Bình thường mà nói, minh sai bắt nhầm người sẽ không dễdàng nhận sai như thế. Bởi vì khi truy xét để sửa sai, vàng đã dát lênmặt những tên quan to đó, đối với những việc nhầm lẫn, sai trái vẫn phải trừng phạt, không trừng phạt cấp dưới sao thể hiện được sự anh minh của người cấp trên đây? Vì vậy, khi những âm sai quỷ tốt xảy ra chuyện, đặc biệt là bắt nhầm linh hồn đưa tới m sơn đạo rồi thì thà để cho saithành sai luôn. Trong quyển mười ba cuốn Di kiên giáp chí có truyệnHoàng thập nhất nương kể về Hoàng thập nhất nương bị bắt nhầm, chết vìbệnh tim, linh hồn bị áp giải đi khoảng mười dặm, sắp đến nha môn âm phủ thì mấy tên âm sai vô lại mới phát hiện ra mình nhầm, liền hốt hoảngnói: “Chết rồi, Diêm Vương sai chúng ta bắt Vương thập nhất nương, thếmà lại bắt nhầm ngươi tới đây. Lát nữa gặp Diêm Vương, ngươi chỉ cần nói mình là Vương thị, nếu như ngươi định nói thật, ta sẽ đập chết ngươi!”Hoàng thập nhất nương đành phải đồng ý, cũng may là chị ta gặp đượcngười cha đã mất của mình đang làm quan dưới âm phủ, nếu không, có lẽcũng vì bị bắt nhầm mà thành ma thật mất.

Gặp phải những chuyệnthế này mới có thể nhìn ra được trình độ của các đại quan. Trong quyểnbốn Di kiên giáp chí có truyện Trịnh Lân tái sinh, viết về sự cao minhcủa Diêm Vương khi xử lý những trường hợp nhầm lẫn thế này, rất xứngđáng để cho toàn bộ quan lại hai giới âm dương phải noi gương học tập.Vốn người bị bắt sẽ là Trịnh Lâm, kết quả lại bắt nhầm Trịnh Lân vẫn còn mười tám năm dương thọ nữa xuống. Sau khi phát hiện ra là bị nhầm, mọingười nhìn sắc mặt Diêm Vương, một là mặt không biến sắc, không thể đểngười ta nhìn thấy sự lo lắng trong lòng mình, hai là rất hòa nhã, làmra vẻ thân thiện hỏi: “Nhìn ngươi có vẻ là người lương thiện, trên nhângian có thường xuyên đọc kinh Phật không?” Chỉ một câu nói thôi cũngkhiến lòng Trịnh Lân dịu lại, liền nói: “Vân, tôi thường đọc thầm CaoVương kinh, và nhìn sách đọc Quan Thế m kinh.” Diêm Vương nói: “Quảnhiên không sai, người tốt sẽ gặp được việc tốt, ta sẽ cho người đưangươi quay về, cho sống thêm vài năm nữa.” Sau đó là bước thứ ba, nhằmngăn chặn việc Trịnh Lân trở về dương gian nói năng linh tinh mà ảnhhưởng tới danh tiếng của âm phủ, liền cho chị ta đi thăm quan âm phủ một lúc. Thấy bộ dạng đám linh hồn, ma quỷ dưới âm phủ khi phải chịu phạt,Trịnh Lân sợ hãi tột độ, Diêm Vương lúc này mới nói với bộ mặt hết sứcôn hòa: “Nhìn thấy chưa, những người này không chịu học điều hay, nênphải chịu cảnh này, sau khi ngươi trở về dương gian nên khiêm nhường,cẩn trọng, tự xem xét lại bản thân đi.” Trịnh Lân cũng tự hiểu, mười tám năm sau, ngoài nơi này ra không có nơi nào khác để đi nữa.

Cònmột kiểu nữa, tức là khi âm phủ bắt nhầm người, cho dù đã phát hiện ra,nhưng cũng không thể để linh hồn bị bắt nhầm đó trở về, mà bắt người đóphải làm một vài việc cho âm phủ. Quy tắc kỳ lạ này đương nhiên cũng cóđạo lý của nó. Vốn bắt những linh hồn chưa phải chết này xuống âm phủ là để làm giúp âm phủ một vài việc, làm xong sẽ thả cho về, chứ không phải là bắt nhầm. Nhưng thỉnh thoảng lại bắt nhầm xuống một đứa trẻ, một đứa trẻ thì có thể làm gì cho âm phủ chứ? Nhưng đã là quy tắc thì không thể không theo. Trong truyện Vương Kỳ ở quyển Quảng dị ký do Đới Phu viếtcó kể về một đứa trẻ chín tuổi tên Vương Kỳ bị bắt nhầm, nhưng trước khi thả về phải sai đứa trẻ đó đi làm một việc. Làm hoạt vô thường đi bắthồn một lần? Không thể làm được, đành phải nhờ phán quan tra trong sổsinh tử, vừa hay có một con chó chuẩn bị đến ngày tận số, thế là: “m sai đưa ra một viên đan cho Kỳ, lệnh cho Kỳ gọi chó ra khỏi cửa. Con chóra, ném viên đan về phía nó, chó nuốt vào lập tức chết ngay”, sau đóminh quan khen ngợi vài câu, nói: “Đứa trẻ này thật lanh lợi, lần sau sẽ có âm sai đến gọi ngươi”, đại loại những lời như thế rồi thả về, thiênhạ thái bình. Linh hồn của súc sinh cũng phải dùng đến sức người để bắt, những trường hợp như thế gặp không ít trong các câu chuyện về âm giới,có lẽ vì muốn thay đổi nên phá lệ thôi.

Đứa trẻ này vẫn được xemlà may mắn, có những âm sai sau khi biết mình đã bắt nhầm người, liềntìm đủ mọi lý do để chỉnh đốn người đó một trận, chúng ta có thể dùngchuyện xảy ra trong ngành tư pháp trên dương thế để làm ví dụ: quan phủđánh một người rất tàn nhẫn với tội danh giết người, nhưng trước khi xửán lại phát hiện ra người tưởng đã bị giết kia đột nhiên quay về từ nơikhác, lúc này phải đổi tội danh giết người thành tội phạm đánh bài, lưumanh… Dù sao không phải bắt sai là được. m phủ cũng dùng chính thủ đoạnnhư thế để chứng minh rằng mình không bắt sai người, cũng coi như cáchđể đỡ mất mặt. Trong Minh báo thập di có một truyện viết về chuyện này:“Hàm Dương có một người phụ nữ tên Lương Thị, sau khi chết bảy ngày thìsống lại, kể lại rằng khi xuống âm phủ, điều tra rõ ràng chị ta chỉ làtrùng tên, trùng họ nên bị bắt nhầm. Vốn là được trả về sớm, nhưng âmphủ còn muốn kiểm tra xem trước kia chị ta đã từng mắc tội gì, bắt chịta phải chịu hình rồi mới tha. Kết quả chỉ điều tra ra chị ta “hai lầnmắng người khác với những lời lẽ tàn độc”, “lệnh cho một người kéo lưỡi, một người cầm rìu chặt, mỗi ngày đủ bốn lần, sau bảy ngày thì thả”.”

Sau khi quay về dương gian, lưỡi Lương Thị bị sưng phồng, từ đó về saukhông dám chửi mắng người khác nữa. Cái kết của câu chuyện có thể cho ta thấy dụng ý của người viết, muốn khen ngợi quan lại dưới âm phủ khôngchịu từ bỏ bất kỳ cơ hội nào có thể giáo hóa ngu dân, nếu không phảithấy thân thể chị ta sắp thối rữa, có lẽ vẫn còn nhẫn nại giáo hóa tiếp.

Việc âm phủ bắt nhầm người và kinh khủng nhất, chính là khi phát hiện ra sựnhầm lẫn thì thi thể của sinh hồn đã thối rữa, không có nhà để về, màngười này nhất định phải hoàn hồn, bởi vì trên nhân gian còn có số làmquan, đấy là sự sắp xếp của thượng thiên, không thể không chấp hành. Thế là mới có chuyện kỳ lạ xảy ra, chết mười tám năm rồi đột ngột sống lại. Trong Quảng dị ký có ghi lại chuyện Thôi Mẫn Xác người Bác Lăng, xuấtthân con nhà gia giáo, năm mười tuổi bị âm phủ bắt nhầm, phải hơn mộtnăm dưới đó mới phát hiện ra sự nhầm lẫn này, mà người này vừa sinh rađã có số làm quan, không thể ỡm ờ cho qua được. Diêm Vương liền thươnglượng với anh ta: “Theo lý thì phải trả ngươi về dương gian, nhưng xácngươi đã hỏng, ngươi xem nên làm thế nào? Hay là ngươi hóa kiếp nhânthế, ta tăng gấp đôi số lần làm quan cho ngươi, thế nào?” Thôi Mẫn Xáckhông đồng ý, nói rằng: “Ta không cần biết xác ta hỏng hay không hỏng,ta cần phải quay về.” Diêm Vương không còn cách nào khác, đành sai người đến Tây Thiên xin thuốc tái sinh, việc này còn khó khăn hơn cả việcĐường Tam Tạng đi thỉnh kinh, mất mười năm mới quay về được, sau đó dùng thuốc sát lên xác của Thôi Mẫn Xác, từ xương trắng da thịt bắt đầu xuất hiện. Sau khi Mẫn Xác hồi sinh, một lòng muốn gây chuyện với DiêmVương. Ở âm phủ, anh ta đã biết mình được làm mười nhiệm kỳ thích sứ,sau khi làm quan, anh ta cố ý chuyên đi tìm “hung khuyết”, cũng chính là những vị quan khuyết thiếu nhậm chức chưa được bao lâu thì chết. Chuyện này khiến Diêm Vương rất đau đầu, bởi vì âm phủ đã bố trí lịch rất kíncho những hung khuyết này rồi, cần phải đợi đến khi người đương nhiệmchết, nhưng giờ lại xuất hiện một kẻ không thể nào khiến hắn chết được,âm phủ nhất định phải tốn công tốn sức, ít nhất thì rất nhiều những vụán dưới âm phủ phải sửa đổi. Vị Thôi tiên sinh không dễ chơi này giày vò âm phủ phải mười lần, sau khi đạt được mục đích cũng đã dạy cho nhữngquan lại dưới âm phủ một bài học.

Trong quyển năm Du Thọ Quắctrong Lý Thừa do Hứa Thúc Bình người đời Thanh viết, ghi lại chuyện DuThọ Quắc, người đầu đời Thanh bị quỷ tốt bắt nhầm, áp giải tới âm phủnếm mùi của hình phạt bào cách[1], lúc đó dưới âm phủ mới biết là bắtnhầm người. Minh quan đánh cho tên quỷ tốt kia một trận, lệnh tên đó lập tức phải đưa Du về dương gian, nhưng trời quá nóng, chỉ một ngày mà thi thể đã thối rữa rồi. Quỷ tốt không cách nào hoàn thành nhiệm vụ, liềndạy Du một phép thuật để anh ta trộm viên đơn, khiến anh ta trở thànhđịa tiên, coi như trong họa có phúc. Câu chuyện này được lấy trộm ra từtruyện Vương Lan trong Liêu trai.

[1] Bào cách: một loại hình phạt dã man thời cổ, bắt đi trên ống đồng nóng, không chịu được, ngã xuống đống than hồng mà chết.

Có những tên quan dưới âm phủ càng đáng ghét hơn, trong Bắt nhầm ở quyểnba cuốn Ảnh Đàm do Quản Thế Hạo người đời Thanh viết, kể về một minhvương uống say lướt khướt rồi thăng đường, rõ ràng là bắt nhầm người,nhưng lại trách người đó không chịu nhận tội, dùng trăm loại nhục hìnhcho người đó vào cối xay để xay, thịt nát xương tan, rồi lại bốc bộtthịt vào trong nước máu, giống như nhào nặn thành hình người, sau đó lại dùng cưa hình, cứ như ép dầu phải chảy trong đá ra vậy. Cuối cùng, saukhi làm rõ là bị bắt nhầm, vẫn còn rất hung hăng hỏi: “Ngươi rõ ràng làVương Thức, sao lại mạo nhận là Vương Vực?” Cũng may minh vương không xử tội mạo nhận là Vương Vực, cũng không bắt anh ta phải trả phí nhữngnhục hình đã dùng, coi như đã gia ân rồi.

4

Người chưa đến số chết thì đã chết rồi, dù là chết thật hay chết giả cũng hoàntoàn là do lỗi “bắt nhầm” của âm phủ. Bởi vì có một vài việc thật sự làkhông liên quan đến sự bất cẩn và bắt nhầm, chỉ là dưới âm phủ cần nênđã cố ý bắt những người chưa đến số chết về âm phủ. Như ở phần trướccũng có nói qua, chuyện hậu điện phía sau của Diêm Vương hơi nghiêng,cần tìm thợ mộc trên nhân gian xuống sửa, nên đã đi bắt Sái Vinh vô tộixuống đó, không phải là chỉ bắt xuống để dùng tạm thời, mà bắt xuống sẽkhông thả về nữa.

Đáng chán hơn nữa là, dây xe của minh quan đứt, cũng phải dùng gân lớn của sinh hồn để thay. Trong Tây dương tạp Trở do Đoạn Thành Thức viết có ghi lại chuyện Lư Châu nhà sử học Vương Dữu điđêm ra ngoại thành, đột nhiên nghe thấy phía trước có người gọi, liềnnhanh chóng nấp vào sau gốc cây to để tránh. Kỵ sĩ dẫn đường đi qua rồi, có người thân mặc áo tím, phía sau đoàn tùy tùng hùng dũng đi theo, rõràng là quan lớn. Theo phía sau có một chiếc xe, đang định qua sông,người đánh xe đi lên báo cáo: “Dây cương bị đứt rồi, không thể đi tiếpđược nữa.” Người mặc áo tím nói: “Tra sổ đi.” Đám người đi theo sau lậtsổ sách ra tìm, một tên lên nói: “Có thể dùng gân trên lưng của vợTrương Đạo ở Lư Châu để thay thế.” Nhà sử học nghe thấy thế, vợ củaTrương Đạo này chẳng phải là cô mình hay sao? Một lúc sau, thấy một tênquay lại, trên tay cầm hai sợi dây màu trắng lắc lắc, đo độ dài xong,thay vào xe, tiếp tục qua sông. Nhà sử học đến nhà cô, cô anh ta từtrước tới nay không bệnh tật gì, chỉ qua một đêm đã mắc bệnh đau lưng,nửa ngày sau thì chết.

Sổ sách này cũng giống như loại sổ sinhtử, bất luận nó ghi chép số mệnh của mọi người trong cả nước hay chỉ làcủa địa phương thì số lượng cũng không nhỏ, ngay cả đi công cán cũngphải mang theo, thật khiến người ta thấy nghi ngờ. Nhưng không nên quantâm tới nó nữa, câu chuyện đã được viết như thế, chỉ là muốn chứng minhbọn họ làm quan nên có cả quyền rút gân róc da người khác mà thôi. Chỉđứt dây cương xe mà giết một mạng người, cho dù số người này cũng sắpchết đi nữa thì cũng không có lý gì mà rút gân người ta. Mà gân chúngdùng không phải “vật thật” lấy ra từ trên lưng người, chỉ là một thứ hưvô của linh hồn người đó, thứ đó dưới âm phủ tất phải có, sao còn cầnlấy mạng người ta? Với kinh nghiệm trên nhân thế thì có thể thấy, cái gì nhiều cũng không còn đáng giá nữa, trong tay bọn quan lại dưới âm phủlà mạng người, nếu có cái mới, hà tất phải dùng đồ cũ? Huống hồ ngườisống lại ở ngay bên cạnh thế kia.

Còn về việc tha cho kẻ đáng raphải chết, rồi bắt linh hồn của người vô tội thế vào, những màn kịchkiểu này dưới âm thế, chính Diêm Vương cũng dùng. Vốn quyết định là mờingười bạn nào đó của mình xuống âm phủ làm quan, nhưng nhà người này còn có mẹ già, không thể bổ nhiệm, đành phải tìm người khác thay thế.Chuyện này nói ra thì nghe có vẻ thuận tình hợp lý, nhưng vẫn là một vởkịch đùa giỡn với tính mạng con người mà thôi, bởi vì “người khác” kiasẽ chết trước khi tới số mà không được thương lượng, bàn bạc.

Mặc dù như thế, chúng ta cũng phải nói một tiếng công bằng cho quan lạidưới âm phủ, có thể tùy ý bắt linh hồn người sống đi như thế, hoàn toànkhông phải những hành động chỉ của âm phủ, mà còn rất nhiều những thầntiên lớn nhỏ trên trời dưới đất, những người này từ công hầu đến thổphỉ, khi cần cũng không nghĩ gì đến việc phải được sự phê chuẩn của quan phủ. Trong những câu chuyện về âm phủ thời Ngụy – Tấn, có không ít câuchuyện về những thần tiên, thổ thần bắt nạt đàn ông, ức hiếp đàn bà,thấy con gái nhà ai diện mạo xinh đẹp, chẳng nói chẳng rằng cưới vềluôn, mà cái “cưới” kia đồng nghĩa với việc con gái nhà người ta độtngột qua đời. Những câu chuyện kiểu này xuất hiện ở thời Đường rấtnhiều, giống như Tây Bân Hoa Sơn đại thần được hoàng đế phong là KimThiên Vương (tức là Hoa Bân Tam Lang, xem trong Dật sử do Đường Dật Minh viết, Kỷ vấn do Ngưu Tiêu viết), cái gì mà Đông Bân chi tử Thái Sơn Tam Lang (xem trong Quảng dị ký do Đới Phu viết, Ngọc Đường nhàn thoại doVương Nhân Dụ thời Ngũ Đại viết), đại sứ ngũ đạo đại thần dưới âm phủ(tức là ngũ đạo tướng quân, xem trong Kỷ vấn do Ngưu Tiêu viết), cũngvới những tiểu yêu thần ở địa phương, đều là những kẻ có những hành vibỉ ổi như xông vào phòng con gái nhà người ta ở nhân gian. Đương nhiênnói đi thì cũng phải nói lại, thê thiếp của những vị đại thần này khôngthể chịu được sự cô đơn, cũng phải nghĩ cách để bắt hồn những thiếu niên trên nhân gian, kết quả không đến nỗi linh hồn của những thiếu niên đóbị bắt mất, nhưng hồn đột nhiên biến mất một thời gian là điều khôngtránh khỏi. Giống như vị Hoan Bân tam phu nhân đa tình trong Quảng dịký, nhân lúc từ ngày Bảy đến ngày Mười hai tháng Bảy hằng năm, Bân thầnlên trời báo cáo, ả liền gọi tình nhân Lý Thì xuống để vui vẻ. Những thứ gặp tiên hội chân trong tiểu thuyết tài tử nói đều là thứ mà tâm hướngvề, nhưng để Lý Thì nói thì sẽ là một loạt những lời than thở: “Từ sángtới tối, ngày nào cũng mệt hết hơi. Người ta giữ rịt cả ngày, bộ dạngtơi tả, hơn mười ngày mới tha.”

Ngoài ra, có một vài phiền phứclà do bách tính trăm dân tự gây ra. Ví dụ có một vài người đã làm ma,nhưng lại không rõ “người ma phân định”, mà vẫn muốn qua lại thân mậtvới họ hàng, anh em, bạn bè như khi còn sống, thậm chí còn căn cứ vàoquy tắc không biết là của Thiên Đế nào đặt ra, những lời mời đến từ âmgian không được từ chối, thế là bạn bè, họ hàng thân thích của anh tađành phải vất vả đi một chuyến.

Huyện lệnh huyện Sàn Lăng ChâuĐạo Chân và Thị tào Kinh Châu Lưu Khoác đều ở Giang Lăng, hai người làbạn cờ của nhau, có thể chơi không kể ngày đêm, rất hứng thú. Nhưng Châu Đạo Chân không may chết trước, Lưu Khoác mặc dù cảm thấy rất cô đơn,nhưng cũng không có ý định xuống âm gian tìm bạn để chơi cờ. Không ngờmấy tháng sau, Lưu Khoác đang ngồi trong thư phòng, đột nhiên có ngườiđến đưa thư, trên phong thư đề là: “Châu Sàn Lăng thư”, mở ra xem, bêntrong viết: “Mỗi lần muốn đánh cờ lại nhớ, không biết tìm ai, Nếu chúngta có duyên, có thể lại được gặp.” Vừa đọc xong, lá thư biến mất, cònLưu Khoác ngay sau đó bệnh mà chết, là do bị bạn cờ triệu xuống.

Chuyện này có thể đọc được ở Chử cung cự sự do Dư Tri Cố người đời Đường viết, nhưng lại ghi về chuyện Lưu Tống thời Nam Triều. Có lẽ cho rằng cáchthời cổ chưa xa nên việc khống chế giữa tối và sáng dưới âm phủ khôngđược nghiêm ngặt lắm, nhưng cũng chưa chắc, bởi những câu chuyện kiểunày về sau thỉnh thoảng vẫn gặp. Dị vấn ký do Trần Hàn người đời Đườngviết, có kể câu chuyện hai anh em nhà này cậy thế nhà có tiền, khi bố mẹ chết, việc tang sự làm rất khoa trương, gỗ quan tài mua loại thườngkhông dám dùng. Sau khi người em trai mất, vì tội này mà phải làm phụcdịch dưới âm phủ, khổ không kể xiết, liền lên dương thế kéo anh trai đitheo. Người em trai cũng có lý của mình, lỗi là do hai người cũng gây ra thì tội cũng phải do hai người cũng gánh chịu, dù người anh có muốn hay không cũng bị bắt đi.

Kê thần lục do Từ Huyễn thời Ngũ Đại viết: “Bố mẹ chồng chết đã nhiều năm rồi. Năm nay con dâu cũng chết, nhưngsau khi chết được nửa tháng thì sống lại, thì ra bố mẹ chồng ở dưới âmphủ thiếu người hầu hạ, nên đòi chị ta xuống lo cơm nước. Nơi ở của lãophu nhân rất gọn gàng, sạch sẽ, đầy đủ, chỉ thiếu nước, con dâu thấynước ở kênh rất trong, liền múc để nấu cơm, không ngờ bị mẹ chồng pháthiện, liền tức giận nói: “Không ngờ nhà ngươi lại bẩn thỉu đến thế, cầnngươi làm gì nữa!” rồi đuổi chị ta về.”

Người bây giờ thật khôngsao hiểu được, âm phủ Trung Quốc lại có thể hòa nhã, thân thiện đến thế, đi về rất tự do. Nếu như một nhà có bảy người con trai, vậy thì con dâu chỉ cần phân công nhau mỗi người phục vụ từ thứ Hai đến thứ Bảy làxong, vừa tận hiếu lại thuận lòng cha mẹ. Nhưng nếu bảy người con trainày cũng già và chết theo cha mẹ mình thì sao? Đời này kiếp khác, âmgian trở thành xã hội lão hóa không nói làm gì, giao thông đi lại giữaâm gian và dương thế cũng là vấn đề lớn. Để tránh gây loạn cho âm phủ,đến sau đời Tống – Nguyên, những câu chuyện kiểu này rất ít gặp, ngườivừa chết linh hồn sẽ vào vạc dầu, chăm lo cho bản thân còn không xong,ai còn nghĩ đến việc thăm hỏi người thân.

/40

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status