Tắt Đèn Kể Chuyện Ma

Chương 25: Mất hồn

/40


Mất hồn, tục ngữ còngọi là rơi mất hồn, việc này chỉ xảy ra sau khi gặp chuyện gì quá kinhhãi. Cũng chính là muốn nói, con người sau khi gặp phải chuyện kinh sợ,hoặc hồn lìa khỏi xác, hoặc ngẩn ngơ, hoặc hôn mê,… về mặt y học thì cho rằng họ bị bệnh động kinh, còn dân gian thì lại cho rằng có nguyên dokhác, những người này bị như vậy là kết quả của việc mất hồn. Trong mắthọ, linh hồn của con người giống như con ngựa bị động kinh, tuột dâycương nên giằng chạy khỏi thể xác, và nhất thời không thể nào khôi phụcđược sự bình tĩnh, chạy nhảy khắp nơi, không tìm được nơi về, thế là chỉ còn lại thể xác không có linh hồn “đang ngờ nghệch” vì sợ hãi.

Nhưng đây chỉ là tình trạng hết sức bình thường, còn trong những câu chuyệnvề thế giới u minh có rất nhiều những tình tiết không bình thường, thậmchí là bất thường. Có câu chuyện kể rằng, con người mất linh hồn, thểxác vẫn hoạt động bình thường, như trong U minh lục của Lưu Nghĩa Khánhđời Nam Triều có ghi lại việc linh hồn của Thạch Thị Nữ bỏ nhà đến nhàtình nhân ở, còn thể xác vẫn ở lại nhà cùng mẹ làm việc như mọi ngày,không có gì khác thường. Cho đến khi hai người gặp nhau, linh hồn độtnhiên biến mất. Ghi chép trong Linh quái Lục của Trương Tiến đời Đường,nội dung tương tự, thậm chí có phần sinh động hơn.

Cuối năm Thiên Bảo, Trịnh Sinh ứng cử vào kinh, đi đến ngoại ô phía tây của TrịnhChâu, ở trọ nhà một người, không ngờ người này lại chính là bà cô họ của Trịnh Sinh. Hỏi ra mới biết Trịnh Sinh chưa lấy vợ, lão thái thái nói:“Vừa hay cháu ngoại ta cũng ở đây, nó họ Liễu, cha hiện đang làm huyệnlệnh ở Hoài Dương. Ta thấy gia cảnh hai người rất môn đăng hộ đối.”Trịnh Sinh không dám từ chối, tối hôm đó liền thành thân với Liễu Thị.Phu thê ân ái qua mấy tháng, bà cô họ nói với Trịnh Sinh: “Cháu hãy đưacô dâu mới của mình đến Hoài Dương, nhận cha mẹ vợ đi.” Đến nhà họ Liễu ở Hoài Dương, Trịnh Sinh vừa thông báo, cả nhà họ Liễu thất kinh, bởi con gái họ vẫn đang ở trong thâm khuê, sao lại có thể đưa một chàng rể từngoài về được? Hai vợ chồng họ Liễu vội vàng chạy ra cửa xem sự tình,chỉ thấy cô nương ngồi trên xe giống hệt con gái mình. Cô nương đó xuống xe, từ từ bước đến giữa đình, còn cô gái trong đình nghe tin, chỉ cườihi hi đi ra gặp mặt, hai cô gái gặp nhau giữa đình, liền hợp lại thànhmột. Thì ra, lão thái thái là vong hồn ở dưới đất, ngôi nhà ở ngoại ôphía tây Trịnh Châu là mộ của bà lão, người mà bà lão gả cho Trịnh Sinhchính là linh hồn của cô cháu ngoại. Nhưng vị tiểu thư đang ngày đêmgiam mình ở thâm khuê, cũng vẫn sống bình thường, thiếu hồn nhưng cũngkhông có bộ dạng kỳ quái, ngốc nghếch.

Nó giống như truyện Độc dị ký trong Vi Ẩn (quyển 358) Thái bình quảng ký (ngay sau Độc dị chí củaLý Cang)… Cũng là sau khi hồn rời khỏi xác, mạnh ai nấy sống, cứ như cóđược thuật phân thân của thần tiên vậy. Nhưng những câu chuyện này bỏqua những kiến thức về việc hồn và xác không thể tách rời, chỉ cần haibên đều vui vẻ, lạ thì có lạ, nhưng thiếu đi rất nhiều những tình tiếtthú vị của các câu chuyện mất hồn, sau đời Đường cũng không còn bắt gặpnhững câu chuyện kiểu này nữa.

Nguyên nhân cụ thể của việc mấthồn thì rất nhiều, cách thể hiện cũng rất khác nhau, còn việc linh hồnthoát ra khỏi thể xác, chạy đi đâu, làm những gì thì cũng có nhiều cáchnói khác nhau, đồng thời cũng sản sinh ra rất nhiều tình tiết kỳ quáilàm đề tài bàn tán.

Chuyện thì kể rằng, có người sau khi ngã, cốgắng đứng dậy được thì hồn đã rời khỏi xác. Trong Tử bất ngữ của ViênMai, truyện Trang Sinh, quyển mười lăm nói, Trang Sinh sau khi rời khỏinhà Trần Thị, lúc đi qua cầu trượt chân ngã, sau đó liền “vội vàng đứngdậy về nhà, gõ cửa thấy không có ai trả lời, bèn quay lại nhà Trần Thị.Anh em Trần Thị vẫn đang vui vẻ, thả bộ ở đình viện”. Những hành vi lúcnày là của linh hồn rồi, còn thế giới mà anh ta đang ngao du không còngiống ở nhân thế nữa. Anh ta nhìn thấy một vườn hoa lớn, thì ra là vườnrau nhà chủ nhân. “Thấy một thai phụ đang ở cữ trong đình nghỉ chân,gương mặt xinh đẹp, thì ra đấy là lợn mẹ đang sinh con trong chuồng. Anh ta lại qua thư phòng, anh em Trần Thị đang đánh cờ, không để ý tới anhta, tự thấy buồn chán, liền tiến tới chêm vào vài câu, thấy mọi người lờ đi như không nghe thấy, anh ta lại dùng tay vẽ lên bàn cờ, sắc mặt chủnhân đột nhiên hoảng hốt tột độ, như vừa nhìn thấy ma, vội vàng chạy vào phòng. Trang Sinh cảm thấy buồn chán vô cùng, bèn quay về nhà. Đi đếnđầu cầu, anh ta lại trượt chân ngã. Đứng dậy, đi về nhà gõ cửa, ngườitrong nhà nghe thấy ra mở cửa cho anh ta. Thì ra, cú ngã sau là linh hồn anh ta ngã, cú ngã đó đã khiến linh hồn quay về với thể xác, thể xáccủa anh ta khi ấy đang nằm hôn mê, bất tỉnh ở đầu cầu. Khi Trang Sinhnhìn thấy thai phụ đang ở cữ, cũng may biết giữ lễ mà rút lui, nếu anhta lại gần nhìn trộm, có thể sẽ vô tình phải đầu thai thành lợn, “rơivào kiếp súc sinh”. Nhưng điều khiến người ta không hiểu là, anh ta đãkhông quên lời thánh dạy “ nam nữ thụ thụ bất thân”, cho thấy anh ta vẫn rất tỉnh táo, nhưng sao có thể nhìn con lợn nái thành người đẹp đượcnhỉ?

Nhưng có người sau khi trượt chân, thân thể không những trởthành thây ma mà linh hồn cũng rơi vào trạng thái hôn mê, không tìm được đường về nhà.

Trong truyện Đa tiền phong, quyển bốn, Dạ đàm tuỳlục do Nhàn Trai Thị người đời Thanh viết, kể về Đa Nhị Gia, học cưỡingựa, bắn cung ở bên ngoài thành Đông Trực Môn, do bất cẩn nên ngã ngựa, bị hôn mê bất tỉnh, may có bạn dìu đỡ về nhà. “Về nhà ngay lập ức,không thấy bị thương chỗ nào, nhưng mắc chứng tâm thần, không cười nóinhư bình thường được.” Thì ra linh hồn của anh ta ở lại bên ngoài thành, không những bị mất phương hướng, thậm chí còn không biết nhà mình ởđâu, đành đi đi lại lại ở nơi bị ngã, đợi người nhà ra đón. Nhưng ngườinhà chỉ nghĩ rằng anh ta mắc một căn bệnh kỳ quái, vội vàng hỏi thầy hỏi thuốc, chứ không nghĩ đến chuyện anh ta bị mất hồn. Cũng may, con ma vì treo cổ mà chết là Vương Lão Tây, giờ nắm trong tay quyền cai quản trịan vành đai thế giới u minh thấy Đa Nhị Gia đi vòng vòng ở đó, biết làkhông về được nhà, con ma này kiếp trước chịu ơn huệ của Đa Nhị Gia, vội vàng chạy về nhà họ Đa Lão, nhập vào người một bà lão trong nhà để báotin. Thế là người nhà mang theo thân thể của Đa Nhị Gia, đến nơi anh tangã ngựa, gọi tên thật để chiêu hồn, cuối cùng, cũng giúp anh ta tỉnhlại, nhưng linh hồn này loanh quanh bên ngoài thành cũng phải hơn nửatháng.

Từ đó có thể thấy, thể xác không có linh hồn rõ ràng không ổn lắm, linh hồn rời khỏi thể xác cũng chưa chắc giữ được sự sáng suốt. Thế là đột nhiên nghĩ đến câu nói: “Suy nghĩ là linh hồn”, đột nhiênhốt hoảng. Sự lầm đường lạc lối của linh hồn này là bởi nó không thể“suy nghĩ”, nếu suy nghĩ, chẳng phải sẽ tìm được đường về nhà sao, cũngcó thể sẽ không đi mất hoặc lạc mất. Giáo viên môn chính trị năm đó nếukể mấy câu chuyện mất hồn này thì chẳng phải mọi người sẽ đều hiểu cảhay sao?

Còn một loại nữa, đó là câu nói mà chúng ta thường haynghe thấy: “Sợ tới mức hồn bay phách lạc.” Nhưng câu chuyện loại này rất nhiều, tìm một câu chuyện cực đoan nhất, là người bị áp giải đến pháptrường, đao phủ tay cầm cây đao lớn, chuẩn bị chặt đầu anh ta, nỗi kinhsợ đó bất giác khiến linh hồn con người phải thoát khỏi xác. Trong bútký của những người đời Minh bàn đến một “chuyện bị lãng quên” ở thờiThái tổ cao hoàng đế của họ, có thể thấy trước mặt chủ nhân uy nghiêm,linh hồn của những kẻ tôi tớ thật yếu đuối biết bao.

Một viênthái giám bị thái tổ gia giáng chỉ, lôi ra ngoài chặt đầu, tội danh là“quét nước rượu không theo phương pháp”, quét nước rượu dưới đất lẽ nàocòn có phương pháp này kia hay sao?

Có lẽ chắc vì thái tổ giađang ngồi sau long án suy tính việc quốc gia đại sự, nhất thời xuấtthần, bị thái giám xuất hiện trước mắt làm cho giật mình. Vị thái giámnày đến “quần áo thái giám” cũng không kịp thay, đã bị lôi ra giữa chợKim Lăng Thành, chuẩn bị chặt đầu. Người thành Nam Kinh thích náo nhiệt, đặc biệt là khi nghe nói hoàng đế muốn giết chính nô tài của mình, thìthấy trước mắt vị thái giám đang quỳ chờ chết còn có một người nữa đangđứng, cách ăn mặc và hình dáng giống hệt vị thái giám đang quỳ, ai nấyđều thấy lạ. Đúng lúc đó, thái tổ gia lại đột ngột ra thánh chỉ, khônggiết nữa. Mọi người mới hiểu, vị đó chính là hồn của người thái giám nọ, do sợ quá mà xuất ra ngoài! Đôi lúc thái tổ gia cũng hài hước nói đùa:“Ngươi doạ ta một lần, ta cũng doạ ngươi một lần.”

Chuyện này cóthể đọc được ở Đô công đàm toản của Đô Mục và Canh dĩ biên của Lục Sán,cái được mô tả là đại thể tương đồng, phiên bản này có hơi khác khi đọcDã ký của Chúc Sung Minh, trong đó nói rằng thái giám thụ hình sợ tớimức hồn bay lên nóc nhà, từ trên nhìn xuống thấy chính mình đang bịquàng qua cổ trói giật khuỷu tay. Từ đó có thể biết, đến pháp trường xem người ta thụ hình cũng là một trong những thú vui của cư dân thành thịngày đó, không những đứng tràn khắp đường khắp chợ, trần nhà cũng trởthành khán đài quan sát. Còn về việc người bị giết là người nào, có phải đồng loại, đồng đảng của mình không hình như không ảnh hưởng gì tới họ, chỉ cần hay là được, cho dù người bị giết là mình có khi vẫn xem mộtcách rất thích thú. Sự vô cảm và vô tâm của “khán khách” luôn luôn nhưvậy.

Lục Dung người đời Đường có ghi chép lại chuyện một ngườilúc chuẩn bị thụ hình thì được tha bổng trong quyển ba Thục viên tạp ký, trong đó, một vị tiên sinh rất có tố chất của một ký giả cho mục giảitrí đã đặt câu hỏi với người đàn ông may mắn còn chưa kịp hoàn hồn kia:“Khi chờ đao chém xuống, giây phút ấy anh có suy nghĩ gì? Tình cảm gì và nguyện vọng gì? Nói ra cho chúng tôi nghe xem.” Người đàn ông đó trảlời: “Lúc ấy sợ hãi tới muốn xỉu, làm gì có cảm nghĩ với nguyện vọng!Chỉ là sau đó, đang lúc hoảng hốt, ngồi trên nóc nhà bên cạnh pháptrường, nhìn thấy giữa pháp trường một người đang bị trói, đó chắc chắnlà người sẽ bị chém, tôi thấy rất buồn, vợ con tôi, họ hàng thân thích,bạn bè của tôi vây quanh anh ta để làm gì?”

Số linh hồn vì sợ hãi mà xuất ra khỏi thể xác ở pháp trường là bao nhiêu thì không rõ, nhưngcó một điều không cần phải nghi ngờ, đó là đại đa số những linh hồn đókhông thể quay lại với thể xác. Khi họ xuống ghế khán giả, cuối cùngcũng hiểu ra người sắp bị rơi đầu kia có liên quan tới mình, có lẽ trong đầu có rất nhiều cảm nghĩ, đáng tiếc là không có phóng viên nào kịp tới đó để phỏng vấn. Nhưng vẫn còn một vài chuyện kỳ quái có thể làm tưliệu, một vài linh hồn cá biệt sau khi rời khỏi thể xác lại không nghiêm túc đứng bên theo dõi, trong lòng biết mình may mắn, phải chạy khỏikiếp nạn này ngay.

Quyển mười lăm Đồng kỳ giác trong Tử bất ngữcủa Viên Mai ghi chép về nhân vật Lý Tư, một tên chuyên đào trộm mộ, cầm xẻng chống lại người thi hành công vụ, liên tiếp đả thương hai người,phải ra pháp trường chịu án chém đầu. Khi bị trói đưa đến cửa chợ, hắnta ra sức giằng co và chạy thoát. Có một người tên là Phó Cửu, ra khỏiChính Dương Môn đi về phía tây, vừa đi qua một cầu cảng nhỏ, nhìn thấycó người chạy thục mạng từ phía trước lại, không kịp tránh nên đã tôngvào nhau, và hợp thành một. Thì ra, người chạy tới chính là linh hồn của Lý Tư, nhưng lại nhập vào thể xác của Phó Cửu. Còn về thể xác của anhta, sớm đã bị chém rồi. Phó Cửu đáng thương rơi vào cảnh chim khách bịtu hú chiếm tổ, linh hồn của mình vất vưởng, lang thang không có chỗ trú chân tạm thời không nói, mà thể xác của anh ta cũng phải chịu sự giàyvò. Đầu tiên là “đột nhiên có cảm giác cơ thể như bị giội nước, liên tục rùng mình”, rồi chạy đến một cửa hàng bán lụa, ngồi xuống, đột nhiênhét lớn: “Ngươi cản đường ta, đáng ghét, đáng ghét!”, thế là ra sức tátvào miệng mình, giật râu mình… Rõ ràng là do linh hồn của Lý Tư tácquái, nhưng nhìn thấy thể xác của mình bị linh hồn kẻ khác thao túng làmột điều bất hạnh biết bao!

Quyển năm, Sinh hồn vong tử trong Dực quynh bại biên của Thanh Dụng, gần như cải biên lại từ quyển hai, Quỷhồn tụ phụ trong Vọng vọng lục, nhưng địa điểm thì từ Phúc Kiến chuyểnđến Bắc Kinh: “Có một kẻ vì thuê người giết người khác mà bị xử tội chém đầu. Kẻ này lại quen biết đao phủ, dùng tiền để đút lót, nói: “Xuốngđao nhanh một chút để ta không phải chịu nhiều đau đớn.” Đao phủ nhậnlời. Khi hành hình, đao phủ lên tiếng nhắc khẽ: “Sắp xuống đao rồi, mauđi đi!” Kẻ này ra sức vùng vẫy, linh hồn liền rời khỏi thể xác, thoátkhỏi pháp trường, một hơi chạy xa trăm dặm, đến đất huyện Hà Bắc Hùng,tìm một quán ăn xin hùn vốn làm chung. Trước kia anh ta vốn mở quánrượu, chỉ cần thể hiện tay nghề của người thành phố, chủ tiệm đã vuimừng như bắt được vàng, cuối cùng lại nhận anh ta làm con rể và cho ởrể. Năm sau nhạc phụ qua đời, anh ta liền trở thành chưởng quỹ. Hơn mộtnăm sau, tên đao phủ đó đến huyện Hùng thăm họ hàng, vừa hay vào quáncủa kẻ mình đã chém đầu năm xưa. Kẻ này vừa gặp lại tên đao phủ liền dập đầu tạ ơn. Tên đao phủ nhất thời chưa nhận ra, hỏi: “Ngươi là ai?” Anhta nói: “Tôi là xxx, chẳng phải ngài đã tha cho tôi ở pháp trường đósao?” Đao phủ liền nói: “Chắc ngươi lầm rồi, kẻ đó đã chịu hình ở pháptrường.” Anh ta nghe thấy vậy, lập tức trợn mắt, lè lưỡi, ngã vật xuốngđất, rồi biến mất, trên đất chỉ còn lại bộ quần áo.”

Nhân vậtchính trong hai câu chuyện này đều bị mất hồn trước, sau đó làm ma,không được coi là chuyện “mất hồn” chính thống, chỉ là một kiểu tươngtự, bàn đến để tư liệu thêm phong phú mà thôi.

Ngoài ra, trêngiang hồ còn có một loại tà thuật gọi là “gọi hồn”, hoặc gọi là thuậtbắt hồn, ngoài ra còn có những cách gọi khác như quan hồn, chí phách…cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một vài người bị mất hồn.

Việc “gọi hồn”, hiểu trên mặt chữ nghĩa thì là gọi hồn của người sống rangoài. Người đang đi trên đường, đột nhiên nghe thấy có ai đó gọi tênmình từ đằng sau, nếu như buột miệng trả lời hoặc quay đầu lại nhìn thìcó khả năng sẽ bị trúng tà thuật, hồn bị gọi đi mất. Mà có hai mục đíchkhi gọi hồn người khác, một là khiến người đó mất hồn, mơ mơ hồ hồ, chỉcó thể nhìn được hai bờ, hoặc là sóng lớn cuồn cuộn, đáy sâu không nhìnthấu của vách núi cheo leo, chỉ có thể đi trên con đường nhỏ trước mặt,nhưng theo sự “dẫn dắt” của yêu nhân, bị đưa đến nơi hoang vắng, nhẹ thì “bị khám khắp người” lấy sạch đồ trong túi, nặng thì đến quần áo cũngbị lột sạch rồi ném xuống nước. (Xem quyển hai, Yêu nhân trong Tam cương thước lược của Đổng Hàm người đời Thanh.) Kiểu này giống như trò dùnggậy đánh người khác ngất rồi cướp tiền bạc trong đêm tết Nguyên tiêuvậy. Còn mục đích thứ hai lại giống như bắt cóc nhưng người họ muốn bắtkhông phải là cái xác mất hồn kia mà là linh hồn vừa bị gọi ra của người đó. Họ dụ linh hồn đó đi theo, nhốt ở một nơi nào đó, sau đó đến gặpngười nhà đòi tiền chuộc. Nếu ngoan ngoãn trả cho thầy cúng một món tiền thì họ sẽ thả hồn ra, người đó sẽ từ từ tỉnh lại như sau khi bị hôn mê. Nếu người nhà không chịu bỏ tiền chuộc thì sự sống chết của người đórất khó nói, nặng thì trở thành vật để tế thần, nhẹ thì bị bỏ mặc khôngai thèm nhòm ngó đến, ít nhất cũng sẽ ngẩn ngơ cả đời.

Kiểu “gọihồn” này ngoài gọi tên họ của người đó ra, còn có cách khác là cắt tóccủa người đó hoặc lén xé một mảnh quần áo, cũng có thể bắt hồn của đốiphương đi. (Học giả Kuhn người Mỹ có tác phẩm Gọi hồn – 1976, năm khủnghoảng của nền yêu thuật Trung Quốc, một quyển sách chuyên điều tra những vụ án gọi hồn lớn chấn động cả nước, có thể tham khảo). Tệ hơn nữa làsử dụng thuật phù thuỷ, dùng kim châm vào hình nhân thế mạng, xua đuổità ma bắt sinh hồn, như thế không chỉ là bắt hồn nữa mà là lấy mạng rồi. Giống như yêu nhân Trương Kỳ Thần trong quyển tám của Tử bất ngữ cónói: “Có thể dùng thuật để bắt hồn người”, nhưng thuật này dùng cách làcắt hình nhân bằng giấy, gửi hồn mình hoặc hồn con trai vào hình nhânđó, người giấy này sẽ hoá thành hung thần ác quỷ, đến nhà kẻ thù tác oai tác quái, tóm bắt hồn của kẻ ấy. Nhưng yêu thuật này vẫn luôn “khôngứng với người khác mà ứng vào chính mình”.

Trương Kỳ Thần gặpphải một tiên sinh họ Ngô không tin vào tà thuật, dùng Dịch Kinh để giải tà thuật khiến hung thần ác quỷ kia biến thành người giấy, nếu để người giấy này ở trong nhà tới hôm sau thì chính yêu nhân sử dụng tà thuật đó sẽ mất mạng. Trong quyển tám, Đạo sĩ mất mạng vì sử dụng tà thuật vàquyển mười, Đánh thi thể của một đầu sách cùng loại đều kể về yêu đạogửi hồn vào búp bê hoặc thậm chí là cương thi, nguyền rủa để lấy hồnngười khác, mưu đoạt tài sản, cuối cùng lại khiến chính mình thiệt thân. Kỳ lạ là, loại yêu nhân yêu đạo này lại có thể thịnh hành suốt một thời gian dài, dùng yêu thuật giữa ban ngày ban mặt, lại thu hút được rấtnhiều kẻ si mê, sùng bái!

Thế là trong số những linh hồn bị loạiyêu nhân này bắt đi, có một nhóm là những tín đồ tự nguyện tìm đến nộpmình. Nguyên nhân là những người đó tư chất bình thường nhưng chí hướnglại cao, cũng may được làm danh công danh mẫu nên mặc định mục tiêu tiếp theo là trở thành thần tiên thật sự. Bởi vì trong các loại hình thầntương ly có một loại gọi là “xuất thần”, đó là một trò mà chỉ thần tiênmới làm được, giống như trường hợp của đại pháp sư La Công Viễn mang hồn thần của Đường Minh Hoàng đến nguyệt cung nghe Nghê thường vũ y khúc.Còn ưu điểm lớn nhất của kiểu “xuất thần” đó không chỉ là thần du bátbiểu, có thể uống nước cây Phù Tang[1], ăn bít tết Anh trong mộ mà làđợi đến thời khắc vô thường, thần xuất khỏi xác, tìm một nơi nào đó đểtrốn, khiến quỷ sứ không tìm thấy, phải quay về chịu đòn. Mấy lần nhưthế, Diêm Vương cũng hết cách, liền tích một dấu lên tên kẻ đó trong sổ, thế là người tu hành ít nhất cũng có thể thành địa tiên, vừa không chìm đắm trong tửu sắc, lại có thể trường sinh bất tử. Nhưng muốn được nhưthế phải tu luyện tiên đạo tới một mức độ nào đó mới có thể khống chếđược sự xuất nhập của hồn thần, nếu không hồn ra khỏi xác rồi sẽ khôngtìm được đường về, rớt vào cống thoát nước, hoặc vào nhầm hang chuột,người xui xẻo nhất sẽ quên đường về, hoá thành sương khói tản mạn khắpnơi, thật đáng thương[2]. Vì vậy, nếu muốn thành tiên, ít nhất cũng nêntìm một thần tiên sống để bái làm sư phụ, tu luyện thêm bảy, tám năm.Nhưng buồn một nỗi tất cả những “thần tiên sống” tự xưng trên đời nàyđều là giả, giống như một trò lừa gạt, thay đổi, biến hoá những quy luật mấu chốt trong đạo xuất thân cũ, chỉ có thể biến những “tài tử tài nữ”đang bình thường thành bệnh nhân tâm thần cấp hai, mắt sáng quắc khácthường, nói năng linh tinh, nói cho cùng, linh hồn đó trúng “tư tưởng”giả mạo đạo thuật rồi.

[1] Phù Tang: một loại cây dâu và còn dùng để chỉ nước Nhật.

[2] Quyển bốn trong ‘Động linh tụ chí’ của Quách Tắc có viết về một viênquan về hưu, ẩn cư tại gia, tu học đạo thuật, ngày ngày ngồi thiền. Saumột thời gian dài, chốt cửa của nguyên khí dần nới lỏng, một đứa bé chui ra nhưng chỉ có thể bay lượn trong phòng. Một ngày nọ, bị tiếng mèo kêu bắt chuột làm cho thất kinh, không thể quay lại thể xác, rồi dần tanbiến. Lại có một người tên Uông Sinh, cuối đời rồi vẫn chưa lấy vợ, chỉchuyên tâm luyện đạo. Trong lúc ngồi thiền, một đứa bé đẩy cửa bước ra,ngồi trên cửa sổ, chỉ lởn vởn trên nóc nhà, đến trưa xuống khỏi mái nhà, theo đường cửa sổ lần vào cửa, nhà người đó có người hầu mới, truyềngọi cơm trưa, tiếng hơi to một chút, đứa bé thất kinh, quay lại mái nhàquên đường về, một thời gian sau hoá thành làn khói bay khắp nơi, vàUông Sinh chết.

/40

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status