Tắt Đèn Kể Chuyện Ma

Chương 17: Xác chết sống lại - đọc thuyết cương

/40


Trong tác phẩm Thuyếtcương, tôi đã từng dẫn chứng Kỳ Quân và Chu Tác Nhân, nói xác chết diđộng có hai loại. Trong chương trước mới chỉ nói về loại thứ hai, chưanói loại thứ nhất, tức “người mới chết chưa liệm, bỗng nhiên bật dậy tóm lấy người”, Liêu trai chí dị gọi đó là “xác chết sống lại”.

Xácchết sống lại trong Liêu trai chí dị thực ra chính là “sạ thi” mà ngườimiền Bắc Trung Quốc thường nói. Nói một cách chung chung, xác chết diđộng chính là một thể dị biến của thi thể người vừa mới chết, nó vốn làtên gọi chung của mấy loại “hiện tượng”, “sạ thi” chỉ là một loại trongsố đó. Nói cụ thể hơn, xác chết di động nên chia làm hai loại, một loạihung (xấu), xác chết đi lại, nhảy múa… một loại cát (tốt), thi thể người chết bỗng tỏa ra một mùi thơm kỳ lạ hoặc cơ thể mềm ra chứ không cứngđơ. Những xác chết di động “cát - tốt”, tức khi sống sắc mặt vàng vọt,lúc này bỗng trở nên hồng hào lạ thường, nhưng cũng không thể đặt ở đócho mọi người tới tham quan được, cuối cùng vẫn phải đưa đi mai táng.Quả thật loại xác chết này cũng không hấp dẫn. Vì thế, ở đây tôi chỉ nói về loại xác chết di động mà mọi người hứng thú hơn, đó tất nhiên làloại xác hung rồi.

1

Miền Bắc trong giai đoạn gần đây, nói là gần đây nhưng thực chất cũng đã cách thời điểm hiện tại đến bốn, năm chục năm rồi, mỗi lần có việc tang, thế hệ người già, đặc biệt là những cụ già đã làm nghề “khiêng đòn” trong đám tang, họ ngồi lại với nhaubàn về những quy định trong tang lễ, và ở đó không thể không nhắc tới“xác chết sống lại”, ý để chỉ phải đề phòng nếu xảy ra, nhưng lũ trẻ con chúng tôi lại đón nghe chúng như những câu chuyện ma. Đại khái nói làcó người chết nhưng chưa liệm, thi thể được đặt trên linh sàng (đối vớicác gia đình bình thường thì linh sàng cũng chỉ là một tấm gỗ được muavới giá hai tệ hoặc đôi khi chỉ là tấm cưa gỗ), thi thoảng vì một nguyên nhân nào đó mà xác chết bỗng nhiên đứng bật dậy, hơn nữa có trường hợpcòn lao về phía người sống. Thế là cần có một số điều cấm kỵ, liên quanđến nguyên nhân mà xác chết sống lại được. Có người nói đó là do lôichấn, tia điện tử sấm sét truyền qua xác chết, có người lại nói đó là sự cảm ứng của chó và mèo, cụ thể là nếu có chó nằm dưới xác chết, mà phía trên lại có con mèo nhảy qua xác chết, gây ra hiện tượng hai luồng khíâm dương giao nhau qua xác chết. Có lẽ còn có những nguyên nhân khác,đáng tiếc các cụ không còn nhớ rõ được. Tóm lại, đó là sự phát huy “củahai luồng năng lượng giữa thần và quỷ”, kết quả dẫn tới xác chết xảy rasự biến dị, bỗng nhiên có thể hoạt động, thậm chí ngồi dậy, nhảy xuống,thậm chí còn đuổi theo người sống. Người sống không nên sỡ hãi khi thấyxác chết cử động, bởi phần đầu của xác chết đã bị cương cứng, không thểhoạt động được nữa, vì thế, nếu gặp phải trường hợp này bạn chỉ cần đivòng, như vậy xác chết sẽ bị mất mục tiêu, hoặc bạn cũng có thể tránhvào phía sau những đồ dùng gia đình như bàn ghế, như vậy xác chết sẽ bịkẹt ở một bên, chỉ có thể ở một chỗ cử động mà thôi. Nhưng trò chơi đuổi bắt hay đứng đối diện với xác chết mà nhìn nhau như vậy cũng không cógì thú vị, vì thế cách tốt nhất là “xử lý” nó. Nếu gan bạn lớn, có thểdùng một chiếc gậy, linh nghiệm nhất là dùng một cán chổi hạ gục nó, khi đã bị ngã gục xuống thì nó không thể đứng dậy được nữa, lúc đó nó cứngđờ trên mặt đất, sự việc coi như đã được xử lý xong[1].

[1] Khiđối phó với xác chết di động, cái khiến người ta khâm phục nhất chính là sự dũng cảm, to gan của người đó, nghe nói đó là sự việc xảy ra tạitrường đại học Sơn Đông vào thời Dân Quốc. Một sinh viên bị bệnh rồichết đột ngột, do người nhà chưa tới, nên xác của cậu sinh viên đó chưađược liệm, bốn người bạn học thay nhau trông chừng linh cữu của cậu. Nửa đêm, bốn người bạn chơi mạt chược để giết thời gian, người ngồi quaylưng lại với xác chết muốn hút thuốc mà không có diêm. Một sinh viênnói, trên linh sàng (giường đặt xác chết) có diêm. Cậu sinh viên kia đilấy diêm châm thuốc, rồi lại ngồi về vị trí cũ. Bỗng xác chết kia ngồidậy, đứng ngay phía sau cậu sinh viên đang hút thuốc. Cậu sinh viên ngồi đối diện nhìn thấy, vội hô lớn: “Xác chết sống lại rồi, cậu đừng độngđậy!” Nói rồi cậu ta bảo hai người bạn ngồi bên trái và bên phải nhấcchiếc bàn lên để người kia chui xuống gầm bàn sang phía bên này, rồi lại đặt bàn xuống, còn xác chết kia đã ngã rạp trên mặt bàn.

Các cụgià truyền lại cho chúng tôi những câu chuyện ma này, đó cũng là nhữngkinh nghiệm cuộc đời của họ, làm chúng tôi chú ý khi trông coi linh cữungười ta không được cho chó mèo đi vào linh đường, nhỡ đâu không cẩnthận, khi xuất hiện xác chết sống lại cũng còn có kế sách ứng phó. Nhưng việc này giống như thuật bắt rồng vậy, ngàn năm mới có một cơ hội đểthực hiện, mà nếu gặp phải rồi, thì lại không biết có linh nghiệm haykhông. Khi các bậc đại sư huynh Nghĩa Hòa Đoàn phò Thanh phản Dương (Tây phương), đã từng đem thủ thuật đó truyền lại cho nhân dân, dùng nó đểđối phó với liên quân tám nước, nào ngờ, cái không thể cử động được chỉlà viên đạn của súng tây, còn đám quỷ tây dương kia vẫn biết quay ngườidi chuyển.

Trong dân gian truyền lại, những xác chết sống lại đaphần đều đã mất ý thức, còn trong các câu chuyện ma, chúng lại trở thành những con quỷ đi quấy nhiễu cuộc sống của con người. Trong đó đáng sợnhất phải thuộc về chương Xác chết sống lại trong Liêu trai. Nhưngchương này hình như không phải của Bồ Tùng Linh, mà nó là câu chuyệntrong dân gian, bởi những câu chuyện với các tình tiết tương tự đã xuấthiện không ít trong những tác phẩm bút ký khác, ví như chương Xác chếtbật dậy trong Đàm thị bút thừa - U minh của Đàm Thiên, người đời Minh:“Huyện Lạc Xuyên có một người nọ qua đời, họ hàng trông coi linh cữu qua đêm, từng người luân phiên ngủ. Bỗng nhiên xác chết bật dậy, hít dươngkhí từ miệng người đang canh. Người này sợ hãi chạy vào nhà trong, xácchết chạy theo, xác chết và người kia cách nhau một cánh cửa. Sáng sớmtất cả mọi người tập trung lại, tạt máu chó vào xác chết, xác chết ngãrạp xuống, chưa đầy một tháng sau, người bị xác chết hít dương khí từmiệng cũng qua đời.” Đây có thể là phiên bản gốc mà Bồ Tùng Linh dựatheo, tuy ông chuyển việc hít dương khí thành thổi âm khí cho ngườisống, nhưng đạo lý âm khắc dương là như nhau. Muộn hơn so với Bồ TùngLinh là Dung Nột, cư sĩ với tác phẩm Chỉ văn lục, trong đó, ở quyển bacó chương u Dương Giả lại một lần nữa mang đến cho người đọc những nộidung cũ rích, chỉ là ngoài thổi âm khí vào người sống, người đó sẽ chết, mà còn bị xác chết cắn vào đầu, sau đó hút mất não. Chi tiết này đượcpha trộn từ tình tiết “la sát mỵ” trong những câu chuyện bút ký thờiĐường. Rồi cuối cùng là chi tiết xác chết đuổi người cũng có chút khácbiệt, trong Liêu trai, xác chết sau khi nghe thấy tiếng gà kêu sẽ tự ômgỗ mà chết thực sự, còn trong Chỉ văn lục nó được sửa thành khi xác chết gặp một ông lão râu tóc bạc phơ đưa tay chỉ vào xác chết, xác chết lậptức quay đầu chạy trở về. Tự nhiên lại xuất hiện một lão thần tiên cứumạng, không những không sợ hãi như trong Liêu trai mà cách chiến đấugiữa thần tiên và xác chết sống lại cũng thật buồn cười.

Rất rõràng, nguyên nhân tâm lý khi sáng tác những câu chuyện ma quỷ chính làsự kinh hãi của bản than đối với xác chết. Một xác chết chắn ngang đường đi, dù anh ta có là Nhiếp Chính hay Đậu Nga cũng đều khiến người thường cảm thấy kinh hãi, đặc biệt là lúc đêm hôm vắng vẻ. Nhưng xác chết sống lại cũng không hoàn toàn là những điều bịa đặt vô căn cứ. Người sau khi chết, xác được đặt trên giường, do cơ thịt và các dây thần kinh xuấthiện sự co giật, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện những động tác nhỏnhư “cử động ngón chân ngón tay”, những chuyện này là có thực.

Tôi đã từng hỏi một cụ già làm nghề “khiêng đòn” đã mấy chục năm, rốt cuộcông đã gặp trường hợp xác chết sống lại nào chưa. Ông nói chưa, nhưng có một lần, khi ông và người nhà của người chết đang trông linh cữu, thấycánh tay của người chết bỗng nhiên co giật một cái, vị người nhà kia lập tức sợ hãi, chuẩn bị sẵn tư thế để chạy thật nhanh bất cứ lúc nào. Ôngvội thì thầm: “Các anh đừng vội chạy, ai chạy càng nhanh thì nó càngđuổi theo người đó.” Một hiện tượng khác tương tự được ghi trên sách cổ, gần nhất là Quân lang ngẫu bút, quyển hạ của Tống Lạc, người đời Thanh, viết: “Giả Tĩnh Tử tiên sinh chết trên giường, rất nhiều người đến khóc ông, thấy tay tiên sinh khẽ động đậy vài lần, như muốn nói lời cảm ơnhọ.” Càng thực tế hơn là trường hợp “xác chết sống lại” của hoàng đếTống Anh Tông, Cường Chí, người Bắc Tống có viết Hàn trung hiến công disự, trong đó từng ghi lại sự việc này:

Tống Anh Tông vừa mới băng hà, người ta vội vã triệu Thái tử tới (Tống Thần Tông là Thái tử lúcbấy giờ). Người chưa kịp tới, tay Anh Tông khẽ động đậy. Thầy tu (TăngCông Lượng) thấy kinh ngạc, vội vàng bảo Hàn Kỳ ngăn việc triệu Thái tửđến. Hàn Kỳ không đồng ý mà rằng: “Tiên đế sống lại, thì vẫn là Tháithượng hoàng.” Sau đó giục người cho gọi Thái tử tới.

Cường Chítừng vào thăm phủ mộ của Hàn Kỳ, việc này là việc lớn, không ai dám bịađặt linh tinh, vì thế sự việc này đã được Từ Can Học, người đời Thanhghi chép vào Tư trị thông giám hậu biên. Xem ra xác chết sống lại cũngchỉ có vậy, xin nói một câu xin lỗi tới Lão Thao, nó na ná với món “cásống chua ngọt”, chạm vào mang thì đuôi động đậy mà thôi, chứ nó khôngthể ngoe nguẩy bơi trong nước được nữa rồi. Ví von như vậy cũng không có gì là bất kính đối với những xác chết tác oai tác quái, nhưng lại không thể để các bậc Vạn tuế gia biết được. Nếu những nhân vật đế vương cóhứng thú “làm thực nghiệm” thì đó mới là đáng sợ nhất, có người từngchặt cẳng chân của con người để nghiên cứu tủy xương như thế nào, cóngười mổ bụng phụ nữ mang thai để nghiên cứu về phôi thai, nếu các bậcđế vương muốn cảm nhận sự giãy giụa của con cá sốt chua ngọt, từ đó liên tưởng đến việc người sống chưa thử thì chưa thể sốt chua ngọt đoýc, vậy chẳng phải là hỏng bét sao? Cái hỏng ở đây không chỉ là ở nỗi đau vàcái chết của người bị đem ra làm thí nghiệm, mà nó còn hỏng hơn nữa nếuthí nghiệm thành công, sau khi thử nghiệm ông ta có thể lại nhảy ra từtrong quan tài. Hàn Ngụy Công nói rất nhẹ nhàng: “Dù có sống lại thìcũng chỉ có thể để ngài làm Thái thượng hoàng”. Chỉ dựa vào câu nói nàyông ta có thể bị chu di cửu tộc, nếu hoàng thượng nhảy ra từ trong quantài, anh chỉ cho ông ta làm Thái thượng hoàng liệu ông ta có chịu không? Vì thế kết quả chỉ có thể là, nếu không muốn xác chết này sống lại, hãy lấy một cán chổi cán ông ta trở lại vị trí cũ.

2

Nhữngghi chép nói về xác chết sống lại ta đã bắt gặp rất nhiều. Có người chorằng xác chết sống lại được ghi lại sớm nhất là trong Sử ký - khốc lạiliệt truyện: “Y Tề là người tàn tác nhưng thanh liêm, khi còn sống ôngđảm nhiệm chức Đô úy Hoắc Dương, ra tay rất nặng với bọn cường hào địaphương, đã từng giết không ít người trong số chúng. Ông qua đời tại nơimình nhậm chức, tất cả những kẻ thù của ông đều muốn thiêu cháy xác ông, nhưng xác ông đã chạy trốn khỏi nơi an táng.” Một cách nói khác, saukhi Y Tề chết, ông biết rõ kẻ thù sẽ không bỏ qua cho mình, nên “sợ kẻthù tới đốt, nên xác ông đã bay đi.” Từ Hoắc Dương, An Huy đến quê nhàTrang Bình, Sơn Đông cách nhau mấy trăm dặm, dù là bay hay đi thì xácchết cũng đều khiến người khác thấy sợ. Nhưng tôi đoán rằng, chân tướngsự việc chẳng qua chỉ là Y Tề đoán được sau khi mình chết sẽ bị báo thù, nên ông đã căn dặn người than của mình trước, kẻ thù chưa kịp ra taythì xác ông đã được nhanh chóng chuyển về quê nhà. Nhưng sự việc một khi đã bị lan truyền thì nó đã trở thành câu chuyện đầu tiên ghi chép vềxác chết di động. Nếu xác chết của Y Tề thực sự có thể nhảy ra từ trongquan tài, vậy chẳng phải “Gia Cát đã chết vẫn đánh đuổi được Trọng Đạtđang sống” sao? Kẻ thù có dọa thì bản thân cũng đã chết rồi, hà tất phải chạy trốn về quê làm gì?[2]

[2] Tác phẩm Nhật tri lục của CốĐình Lâm tiên sinh là một trong số những tác phẩm kinh điển được nhiềungười yêu thích, nhưng những đoạn cãi bừa của ông cũng rất gây cười.Trong truyện Hỏa táng, để chứng minh quan điểm cho rằng hỏa táng là vônhân đạo của mình, ông một mực cho rằng Y Tề tuy chết rồi nhưng vẫn rấtlinh, khi nghe kẻ thù nói muốn đốt xác ông, đã khiến ông sợ hãi mà bayđi mất.

Nhưng ngoài chính sử ra, những câu chuyện ghi chép về xác chết sống lại thực sự không nhiều, hơn nữa, nếu có cũng thường đượcviết với những tình tiết khác nhau. Dưới đây tôi xin giới thiệu vài loại dựa theo mức độ nghiêm trọng khác nhau của chúng.

Một loại làxác chết bỗng nhiên bật dậy trên linh sàng, ngồi đơ ở đó, không có cửđộng nào khác. Trong Di Kiên chi đinh của Hồng Mại, quyển hai có chươngAn thiếp Nhu nô, viết: “Nhu nô mắc bệnh phù thũng, người ta mời hòathượng tới làm pháp sự. Pháp sự vừa mới bắt đầu, xác chết bỗng nhiênngồi dậy. Mọi người thấy vậy, sợ hãi chạy toán loạn, chỉ riêng lão hòathượng vẫn một mình đứng đó. Hòa thượng nói: “Đây là xác chết sống lại,sao phải sợ hãi như vậy?” Hòa thượng đưa chân đạp đổ xác chết xuống, rồi nhanh chóng khiêng xác bà cho vào trong quan tài, mọi chuyện thế làxong.” Vai xác chết được hoán đổi rất nhanh, lúc nằm trên giường thì vẫn được mọi người thương cảm, khóc thương, nhưng khi ngồi dậy lại khiếnngười ta sợ hãi, chịu một đòn nặng tay là lập tức ngoan ngoãn trở lại.Nhưng trên thực tế chưa chắc đã có chuyện như vậy. Theo chương Thi quệtrong Đàm thị bút thừa - U minh đã nói ở phía trước, “thi quệ” chỉ làmột cách gọi khác của “sạ thi”. Thông thường, sau khi ngồi ậy, xác chếtsẽ nhảy xuống đất. Nhưng bà Di không hề làm tất cả những động tác đó,tưởng tượng thần thái lúc đó, hình như xác chết vừa bừng tỉnh sau mộtgiấc mộng dài, đang băn khoăn không hiểu tại sao mình lại nằm đây. Nếuta bạo gan có thể suy luận rằng, đó là một dạng tỉnh lại sau cái “chếtgiả”. Không ngờ bà ta tỉnh dậy không đúng lúc, bị lão hòa thượng mắcbệnh chủ nghĩa kinh nghiệm nhận nhầm là xác chết sống lại, một cước đạpthẳng xuống, khiến bà Di chết thật.

Một loại là “xác trương”, tức thi thể trương phềnh không bình thường. Di Kiên chi đinh, quyển một cóchương Vương đại khanh, nói tri phủ huyện Bình Giang Vương Quý Đức, vàocung mới được một tháng thì đột tử. “Các quan trong cung hợp sức lo tang lễ, lúc sắp nhập liệm, thi thể bỗng nhiên trương phềnh, không thể nhétvừa quan tài.” Mãi đến khi chiếc quan tài mà bị tri huyện này đã chuẩnbị từ trước được đưa tới, thi thể mới hồi phục lại nguyên dạng. Hóa rangười chết cũng giống như một số người ngủ phải kén chọn giường, quantài của người khác khiến ông ta không thoải mái. Đương nhiên cũng có thể bổ sung khi đọc lời truy điệu, xem ra vị quan tri huyện này không muốnnhân thể chiếm lợi bất chính từ công quỹ, vì thế mới xảy ra trường hợpđặc biệt này, từ đó tạo tấm gương lớn cho tất cả các cán bộ của chúngta. Nhưng theo chương Tiết lục sự ngư phục chứng tiên, quyển hai mươisáu, cuốn Tỉnh thế tuyên ngôn, loại xác trương phềnh này dường như không phải hiện tượng gì đặc biệt:

Chỉ thấy người ta thường nói: “Thời tiết tháng Bảy nắng nóng, nếu nghe thấy một tiếng sấm, xác chết lập tức trương phềnh, như thế làm sao mà nhét vào quan tài được?

Quyển một, cuốn Ngũ tạp trợ của Tạ Triệu Chế, người thời Minh nói:

“Phong tục thông” có ghi: “Nổi sấm thì không đậy hũ tương”, tiếng sấm phát ratừ vùng âm khí, các vật đang trong trạng thái co rút, nếu chạm vào nó,vật sẽ xuất hiện sự biến đổi. Ngày nay người mới chết nếu chưa đượcliệm, nghe thấy tiếng sấm, thi thể lập tức trương phềnh.

“Nổi sấm thì không đậy hũ tương” hay còn nói “có sấm thì không làm tương”, córất nhiều cách giải thích, nhưng tôi cho rằng, cách giải thích của TạTriệu Chế khá hợp lý, tiếng sấm vừa nổi, tương trong hũ sẽ trương lên(chính là lúc tương lên men), phải bỏ nắp đậy hũ tương ra. Nhưng nếu nói xác chết và hũ tương giống nhau trong trường hợp này lâu dần cũng khiến người ta không phục, hơn nữa không sợ rằng nếu sấm nổ liên hồi thì xácchết kia sẽ trương đến mức vỡ quan tài ra sao? Thôi kệ, tóm lại, trongdân gian vốn đã quen với cách nói nghe tiếng sấm, xác trương phềnh, nóthuộc vào loại hiện tượng tự nhiên, nên cũng không cần bới móc nhiều.

Một loại xác khác là “xác nhảy múa”, xác chết nhảy múa, uốn lượn theo tiếng nhạc. Sự việc này chỉ thấy trong quyển mười ba, cuốn Dậu dương tạp trởcủa Đoạn Thành Thức, người thời Đường:

Ở Hà Bắc, vợ của mộttrưởng thôn vừa mất, chưa liệm. Cuối ngày, con cái bà ta bỗng có cảmgiác có tiếng nhạc càng lúc càng gần, khi tiếng nhạc đi đến phía giannhà chính, xác chết bỗng cử động. Tiếng nhạc đi vào trong phòng, chỗgiữa hai chiếc cột nhà, xác chết liền đứng lên nhảy múa. Tiếng nhạc lặplại rồi đi ra ngoài, xác chết cũng múa lượn theo ra cửa, cứ thế, tiếngnhạc đi tới đâu, xác chết đi tới đó. Người nhà thấy vậy vô cùng kinh sợ. Đến khi đêm khuya, trăng đã lên, họ không dám đi tìm xác người chếtnữa. Canh một, trưởng thôn trở về, sau khi biết chuyện, ông chặt mộtcành dâu to bằng cánh tay, mang theo chai rượu đi tìm, vừa tìm ông vừaquát mắng. Khi đến một khu nghĩa địa cách nhà khoảng năm, sáu dặm, ôngnghe thấy tiếng nhạc ở phía một cây bách. Trưởng thôn tiến gần đến chỗcây đó, dưới cây lửa cháy bập bùng, ông giơ gậy dâu lên tấn công, xácchết ngã xuống, tiếng nhạc cũng tắt theo. Trưởng thôn vác xác vợ trở vềnhà.

Tôi thấy câu chuyện này khá thú vị. Rất nhiều câu chuyệntương truyền về thần tiên đều có nhắc đến một người tu đạo nào đó. Khingười này chết, người khác nghe thấy tiếng nhạc, gọi đó là nhạc tiên,người ta nói tiếng nhạc đó do thần tiên trên trời phái đội danh dự đếnđón người chết về trời. Nhưng vợ của trưởng thôn ở đây chưa từng đọctruyện tiên, không hiểu trình tự của việc “áp giải xác chết”, vừa nghethấy tiếng nhạc liền hưng phấn quá mức, linh hồn chưa được giải thoát đã nhảy múa tưng bừng, kết quả là trong nháy mắt từ tiên nhân biến thànhyêu nghiệt, cuối cùng phải chịu một gậy trời giáng mới ngoan ngoãn đểngười chồng vác về nhà. Nhưng từ câu chuyện này ta có thể thấy, vịtrưởng thôn kia rất thật thà, rất tốt bụng. Nếu khéo léo một chút, chỉcần kể nửa trước (khi đội nhạc tiên đến đón), thì đó sẽ là cái lộc trờiban, cả phủ huyện, thậm chí cả triều đình sẽ phong vợ ông trưởng thônlàm nhân vật làm cả Đại Đường phải cảm kích, và trong Thần tiên thônggiám, tỉnh Hà Bắc sẽ có thêm một vị tiên cô.

Một loại xác chếtsống lại khác, đương nhiên bản thân nó không có hại cho ai, nó là loạixác chết không tuân theo quy tắc, nó không báo cáo với ai mà đã rời khỏi nơi mà nó nên ngoan ngoãn ở đó. Điều này đương nhiên là không đúng, bởi nó thật đáng sợ. Mộng xưởng tạp trứ của Du Giao, người Thanh, quyển tám có phần Xác chết sống lại kể rằng:

Tôn Bích Cửu giữ chức phóquận. Một đêm thu, ông xách đèn lồng chơi trò ú tìm ở chân núi NgọaLong. Bỗng nhiên một luồng gió lạnh thổi tắt ngọn nến trong đèn, ôngnhìn phía xa xa bên bìa rừng có ánh lửa như hình con đom đóm, liền tớiđó. Thấy một ngôi nhà đất có hai cột chống, cánh cửa gỗ khép hờ, thấythế ông giả vờ là người đi đường vào xin lửa, nhưng gọi mấy câu mà không thấy ai đáp lời, ông liền bước vào nhà. Bên trong không có ai, ông nhóm xin ít lửa rồi bước ra. Khi ra đến ngoài, ông nhìn thấy một người đànông đứng thẳng sau cánh cửa, ông Tôn bèn cười nói: “Huynh ở nhà, sao tahỏi không thấy huynh lên tiếng?” Ông Tôn đưa nến lên soi, đầu tóc ngườinày rối bù, mắt hơi nhắm, miệng mở hoác, mặt trắng bệch, đây chắc chắnlà một xác người vừa chết. Ông Tôn sợ dựng tóc gáy, cuống cuồng chạy như bay về nhà. Ngày hôm sau, ông thăm dò về ngôi nhà đó thì được biết đólà nhà của một người bán rau, chỉ có vợ, không con cái, sau khi ông tachết, vợ ra ngoài mua đồ về liệm. Xác chết làm thế nào lại đứng nấp sauvửa, đó là điều chưa ai giải thích được.

Thực ra chẳng có gì là“không giải thích được”. Tôn Bích Cửu thích chơi trò ú tim, đã làm cánbộ cỡ trung ở phủ nha rồi mà nửa đêm vẫn xách đèn lồng đi chơi, vừa khéo gặp người đàn ông vừa chết cũng có nhã hứng với trò chơi này, mượn câunói của Triệu Bản Sơn thì đây cũng chỉ là là “thực ra tôi cũng thíchgiấu mèo” mà thôi.

Đáng sợ hơn tất cả đó là “xác chết đi lại”hoặc “xác chết lao chạy”. Một cách nói tế nhị hơn là “tẩu ảnh”, hậu quảcủa nó vô cùng nghiêm trọng, bởi cái “chạy” của nó lại lấy người sốnglàm mục tiêu. Trong Liêu trai có chương Xác chết sống lại chính là mộtví dụ điển hình.

3

Xác chết xuất hiện hiện tượng dị biến,một thân sĩ, một cô gái tốt bụng bỗng chốc có thể trở thành một con quỷchuyên đi gây hại, thậm chí nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, vậy trách nhiệm này nên thuộc về ai? Tuy thường ngày mọi người đều tinthần tin quỷ, nhưng đến lúc này lại nhận định “người chết vô tri”, không thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vậy thì sẽ giống như đối xửvới những kẻ mắc bệnh thần kinh, người ta sẽ chỉ trích người nhà củangười chết lơ là trông coi, như vậy quả không hợp tình hợp lý, vốn dĩngười chết phải ngoan ngoãn nằm ở nhà, và chắc chắn không thể dùng dâythừng cột người ta lại được. (Cách này không phải không thể thực hiện,nghe nói ngày xưa người phương Bắc cũng có tập tục “dùng dây thừng buộcchân” người chết khi mai táng, đó là khi người chết được đặt lên linhsàng thì dùng thừng buộc hai chân lại.) Vì thế, khi không mong muốn mộtviệc xảy ra, người ta cần tìm một số nguyên do, vừa phải giúp người chết thoát khỏi trách nhiệm, vừa phải bảo vệ danh dự của người chết, TrungQuốc từ trước tới nay không thiếu những nhân tài như vậy, và thế là họsáng tạo ra vô số những quan điểm, trong đó có ảnh hưởng lớn nhất làcách nói “quỷ mượn xác người”.

Loại xác chết di động thông thường sẽ đuổi theo người sống một cách vô thức, nhưng cũng có những trườnghợp ngoại lệ, chúng còn gây ra những việc khác nữa, ví như những việctrai gái trăng hoa chẳng hạn. Trong Phong tục thông nghĩa của Niên ỨngThiệu, cuối thời Đông Hán có ghi lại một loại xác chết di động như sau:“Trạm dịch ở cửa Tây huyện Nhữ Dương, quận Nhữ Nam thường xuyên có ma,khách phương xa đi ngang qua ghé vào ở lại đa phần đều tử vong, hoặc nếu không chết cũng bị cắt mất tóc, sau đó trở thành kẻ tâm thần. Trongquận có một viên quan nhỏ tên là Trịnh Kỳ Hưu, hôm đó đánh xe ra ngoàilàm công vụ. Đi đến đoạn cách trạm dịch khoảng sáu bảy dặm, anh ta gặpmột người phụ nữ xin đi nhờ xe. Trình Kỳ Hưu giả vờ suy nghĩ trong giâylát rồi để người phụ nữ lên xe. Đi đến trạm dịch, anh ta định dắt ngườiphụ nữ lên gác qua đêm ở đó. Tên lính canh nói trên gác rất độc, khôngthể lên. Nhưng Trịnh Kỳ Hưu không nghe, khăng khăng đòi lên đó. Đêm hômđó, Trịnh Kỳ Hưu đã có một đêm mây mưa vui vẻ với người phụ nữ xinh đẹp. Trời chưa sáng, Trịnh Kỳ Hưu lại phải lên đường, đến khi người của trạm dịch lên gác quét dọn, chỉ thấy xác một người phụ nữ đang nằm ở đó,người này bèn vội vã báo cáo trạm trưởng. Trạm trưởng triệu tập thuộc hạ đến điều tra, hóa ra cách trạm dịch tám dặm về phía tây bắc có gia đình họ Ngô, bà vợ vừa chết, nửa đêm khi chuẩn bị chon, thì đèn đuốc bỗngnhiên tắt hết, khi đèn được thắp lại thì xác chết đã không còn ở đó nữa. Việc nhà họ Ngô đến lãnh xác về không nói nữa, mà nói về Trịnh tiênsinh, khi đi được khoảng vài dặm, anh ta bỗng thấy đau bụng, khi đếntrạm dịch Lợi Dương ở Nam Đôn, cơn đau trở nên dữ dội, vài giây sauTrịnh Kỳ Hưu tắt thở.

Câu chuyện này khác với những câu chuyệngiao cấu giữa người và ma khác, người phụ nữ này không phải là hồn ma,mà là một xác chết, sau khi người ta mang xác bà về nhà, ngoài sự buồnbã vì mất mặt ra, có lẽ cũng chẳng có hành động thương xót nào dành chobà nữa. Cái chết của Trịnh Kỳ Hưu chắc chắn có quan hệ với xác chết củangười phụ nữ này, nhưng gác trên của trạm dịch vốn cũng không phải nơithanh tịnh, có người nói trên đó có hồn mà luôn thừa cơ hại người có lẽcũng không phải vô lý, thậm chí có thể căn cứ vào những ám thị trong từngữ để suy luận, một loạt những hành vi rời khỏi chỗ nằm, xin đi nhờ xe, giao cấu với người sống của xác chết này đều là do sự thao túng của con ma trên gác trạm dịch.

Sự việc này đã cung cấp cho con người một “ví dụ thực” trong việc tìm hiểu nguyên nhân các xác chết di động,không phải bản thân xác chết tác oai tác quái, mà là một con quỷ kháclợi dụng xác chết để làm trò ám muội, cũng có nghĩa là “quỷ mượn xácngười” đi quấy phá. Đây thực sự là lý do tuyệt hảo để giải thích vềtrường hợp các xác chết sống lại, sau này nó được áp dụng khá phổ biến,và người tiết lộ sớm nhất có lẽ là Hồng Mại thời Nam Tống.

Dikiên đinh chí, quyển năm có chương Người Cú Dung, một sai nha phủ KiếnKhang đi làm công vụ bên ngoài, anh ta phải trở về gấp nên nửa đêm vẫnphải dong duổi trên đường. Lúc đó đang vào mùa đông lạnh giá, anh ra điđến đất Cú Dung, nhìn thấy dưới chân núi có một ngôi nhà nhỏ vẫn sángánh lửa, bèn ghé qua xin sưởi ấm. Sau khi vào nhà, anh nhìn thấy bảy,tám người dân trong thôn đang trông coi một xác chết nằm trên đất, hóara người đó thắt cổ chết trong căn nhà này, người dân trong thôn hạngười đó xuống, đang đợi quan phủ tới nghiệm xác. Viên nha dịch thấy mấy người dân làng người thì ngủ, người thì ngồi, bèn ngồi ở đó một lát rồi lại tiếp tục lên đường. Nhưng vừa ra đến cửa, anh có cảm giác như cóngười trong nhà đi theo mình. Anh nha sai đi nhanh, người phía sau cũngđi nhanh theo. Cứ như vậy, người trước người sau đi được hơn hai dặm.Nhìn thấy phía trước là một con rạch, anh nha sai nhảy phắt qua bờ bênkia, còn người phía sau thì “òm” một tiếng cả đầu và người rơi xuống con rạch. Anh nha sai nhảy xuống vớt anh ta lên thì người này đã chết. Hóara, đi theo anh chính là xác chết treo cổ kia! Và Hồng Mại có giải thích rằng: “Đó là “cưỡng hồn”, mượn xác người để đi gây hại.” “Cưỡng hồn”chỉ một hồn ma khác, chứ không phải hồn của xác chết.

Ý kiến nàycủa Hồng Mại về xác chết di động cũng được khẳng định lại trong một câuchuyện khác, đó là chương Chứng quả tự tập nghiệp, quyển sáu, cuốn Dikiên chi đinh. Một người họ Vương là người có học tại đất Minh Châu.Vương mỗ thuê một căn phòng yên tĩnh tại chùa Chứng Quả để đọc sáchchuẩn bị ứng thì kỳ thi năm nay, trong chùa chỉ có ba, bốn vị hòathượng. Đêm hôm đó, tại một ngôi làng cách chùa khoảng mười dặm, ngườita làm pháp sự siêu độ cho một vong hồn. Đến nửa đêm, Vương mỗ tắt đènđi ngủ. Bỗng nhiên có người gõ cửa, Vương mỗ hỏi ai, hóa ra là một người bạn cũ, bèn vội vàng mời người đó vào phòng. Người bạn cũ nói: “Vì điđường vội quá nên không kịp thuê phòng trọ, muốn qua đây ngủ nhờ mộtđêm.” Vương mỗ vui vẻ giữ người đó ở lại, còn bảo người đó lên giườngcùng nằm với mình. Nói chuyện một lúc, người bạn mới vừa cười vừa nói:“Có một việc tôi không thể không nói thật với huynh, xin huynh đừng sợ.Tôi đã chết được hơn một năm rồi, hôm nay đến đây là vì thực sự có việccần nhờ huynh giúp.” Lúc đó Vương mỗ thực sự sợ đến toát mồ hôi lạnh,nhưng không còn cách nào khác, anh đành phải tiếp tục nghe người bạnnói. Người bạn tiếp: “Sau khi tôi chết, vợ tôi đã cải giá, quẳng lại đứa con thơ không biết sống ra sao. Lúc tôi còn sống có tích cóp được haitrăm lạng tiền dạy học, chôn ở một chỗ, xin huynh hãy nói cho con traitôi biết.” Nói xong, người đó liền đứng dậy, giơ tay chào biệt. Vươngthấy vui mừng vì người bạn đã ra đi, nhưng trong bóng tối anh vẫn có cảm giác như bên cạnh mình vẫn có người nằm đó. Tâm trạng lo lắng, khiến cả đêm anh không sao ngủ được, khó khăn lắm mới trải qua được đêm hôm đó.Sáng hôm sau, anh vội mở cửa chạy ra ngoài. Đúng lúc các hòa thượng cũng trở về, họ đang nói về chuyện lạ xảy ra hôm qua, kinh đã đọc đến mườilần, đến lúc khiêng xác nhập liệm, nhưng đưa tay sờ, dưới tấm chăn hoàntoàn trống không, xác chết không biết đã chạy đi đâu mất. Nghe vậy,Vương mỗ dẫn mấy vị hòa thượng đến căn phòng của mình, thấy một ngườiđang nằm thẳng cẳng trên giường, người này chính là ông cụ vừa mới chết.

Có bạn từ phương xa tới, thì dù người đó có mượn xác để tới, ta vẫn phảivui mừng như khi người đó còn sống, đó chính là “tử hữu”. Nhưng sau khicăn dặn xong, bạn từ biệt ra đi, để lại cái xác mượn ở đó, hậu quả củaviệc không gánh trách nhiệm này vô cùng nghiêm trọng. Câu chuyện này còn có một phiên bản khác, đó là Thặng huyện sơn am trong Di kiên chí bổ,quyển mười sáu, người bạn căn dặn xong, không chào hỏi một câu mà lặnglẽ rời đi. Ai ngờ, xác chết bị bỏ lại vẫn còn chút linh khí, gây ranhững phiền phức lớn, chủ nhân ngủ ngáy, xác chết cũng ngáy theo, chủnhân mệt mỏi nghiêng người tựa vào tường, xác chết cũng làm thế nửa ngồi nửa nằm, chủ nhân kéo màn ra ngoài khạc nhổ, xác chết cũng bắt chướckhạc nhổ theo… Chủ nhân làm gì, xác chết làm nấy, như hình với bóng. Lúc này người chủ mới thấy có gì đó không ổn, bèn nhẹ nhàng xuống giườngchạy ra ngoài, xác chết kia cũng chạy theo sau. May mà vị này biết xácchết di đông không thể quặt hay chuyển hướng được, bèn chạy vòng mộtđoạn, xác chết cứ chạy thẳng, đâm sầm vào cột nhà rồi không động đậynữa. Kết luận là: “Ma cũ muốn tìm chỗ nhờ vả, nên mượn xác người mớichết để tới. Tóm lại, hồn ma có thể trở lại chỗ cũ, nhưng xác ma mới lại không có nơi dựa giẫm, nên mới dẫn đến chuyện lạ như vậy.”

Quanđiểm này của Hồng Mai nhận được không ít sự đồng thuận của các thế hệ về sau, điển hình nhất là Đông Hiên, người đời Thanh. Tác phẩm Thuật dị ký của ông có kể câu chuyện về “xác chết di động”, câu chuyện đã thuật lại rất hình tượng và rõ ràng về chuyện ma mượn xác người. Câu chuyện nhưđược ghép từ những “cảnh lừa bịp” trong dân gian, nó có nhiều trắc trởhơn so với các câu chuyện về xác chết sống lại:

Trong một ngôinhà ở một huyện thuộc tỉnh Sơn Đông có một xác ma di động, ngày ngày đều đi hại người. Thời Khang Hy có hai viên nha dịch cùng giải một phạmnhân đi qua nơi đó, đúng lúc trời mưa to, xung quanh không nơi nào cóthể dừng lại trú tạm. Đến nửa đêm, phía xa thấp thoáng có ánh lửa yếu ớt như ánh đèn, ba người vội vàng qua đó. Đó là một ngôi nhà rách nát,trước sau hai gian, bên trong không một tiếng người. Ba người đi vàotrong nhìn ngó, một người phụ nữ đang ngồi quay lưng lại phía đèn khócrưng rức. Một người cất tiếng xin ngủ nhờ ở đây một đêm. Người phụ nữnói: “Chồng tôi vừa mới qua đời, xác vẫn đang ở đây, chỉ sợ các người ởlại không yên tâm.” Ba người vẫn đồng ý trú lại, ngồ nghỉ bên cạnh xácchết. Hai viên sai dịch đã ngủ say, còn tên phạm nhân thấy lo lắng, trăn trở không sao ngủ được. Lúc này xác chết bỗng nhiên đứng dậy, phẩy taythổi tắt cây đèn, tất cả trở nên tối đen. Xác chết đưa tay huơ huơ trước mặt hai tên sai dịch, hai tên này không có động tĩnh gì. Rồi xác chếtđưa bàn tay về phía tên phạm nhân, tên này sợ quá thét lớn rồi chạy rangoài cửa, xác chết chạy đuổi theo. Cả hai chạy qua hai cây cầu, xácchết vẫn chưa chịu buông tha. Tên phạm nhân chạy vào một ngôi chùa bị bỏ hoang, rồi nhảy qua một bức tường thấp ra bên ngoài, còn xác chết kiachạy đâm nhào vào tường ngã xoài trên mặt đất, tên phạm nhân cũng ngấtlịm ở phía ngoài tường. Trời sáng, những người đi đường nhìn thấy vậy,bèn làm nước gừng cho tên phạm nhân uống, sau khi tỉnh lại tên phạm nhân cùng những người đi đường lần đường quay trở lại ngôi nhà kia. Nhưngkhi đến đó, hai tên nha dịch đã chết ở chỗ đất bên cạnh ngôi nhà hoang.

Rất rõ ràng, ác quỷ giết người thực sự không phải là xác chết, mà là ngườiphụ nữ ngồi khóc phía sau chiếc đèn. Ả được gọi là “xác chết di động”,nhưng ả lại không phải là xác chết di động, mà là con quỷ chuyên mượnxác người mới chết để giết người.

Nữu Tú sống vào đầu triều Thanh cũng cho rằng xác chết di động là do một thứ khác nhập vào, nhưng ôngkhông cho rằng thứ đó là ma quỷ, mà là “loại khí bất chính của trờiđất”, đó chính là tà khí. Chương Xác chết di động trong quyển năm, cuốnCô Thặng kể, một người nhà quê chết những chưa liệm, nửa đêm bỗng nhiênbật dậy, chạy đuổi theo người trong linh cữu đến nỗi người đó sợ tè cảra quần. Nhưng người này bỗng nhanh trí, nhảy lên bức tường, nhưng aingờ tay chân lại không nhanh bằng bộ óc, một chân người đó bị xác chếtôm được. Người và ma giằng co nhau mãi đến khi trời sáng mới kết thúc.Người kể câu chuyện này nói: “Đó chắc chắn là loại khí bất chính trongtrời đất, nhập vào người, người sẽ biến thành yêu. Như chuyện con lơnbiết đứng ở nước Tề, viên đá biết nói ở nước Tấn, vậy thì những thứkhông phải lợn, khong phải đá cũng có thể bị như vậy.” Ở đây đã dẫn ranhững ví dụ kinh điển, như lợn biết đứng, viên đá biết nói, tất cả đềulà những thứ bị ám, vì thế trong trường hợp này xác người cũng khôngphải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

Viên Mai cũng cho rằng, xácchết di động là do “khí” ám vào, nhưng không giống với Nữu Tú, thứ khíđó không phải là “loại khí bất chính của trời đất”, mà là “dương khí”.Dương khí vốn là nguồn của sự sống, có thể chuyển yếu thành mạnh, cũngcó thể chuyển chết thành sống. Nhưng nếu đi nhầm cửa, người chết đã trởnên cương cứng, lúc đó nó chỉ có thể trở thành một xác chết biết nhảy.Quyển năm, cuốn Tử bất ngữ có chương Thạch môn thi quái được tác giảviết rất hay, rất ghê rợn, nhưng cũng khiến người ta phải suy ngẫm:“Huyện nha Thạch Môn tỉnh Chiết Giang có vị tên Lý Niệm Tiên xuống dướithôn thúc thuế. Đêm đến, ông vào một ngôi làng hoang sơ. Thấy một ngườiđi qua, ông bèn đánh đá lửa lên soi. Người này đầu tóc rồi bù, thân hình gầy nhẳng, mặt dài chừng mười centimét, mắt nhắm tịt và đang chảy máu,nhìn như xác chết di động. Lý Niệm Tiên sợ dựng tóc gáy. Sau đó Lý lùimột bước, xác chết tiến một bước, Lý bèn bỏ chạy, xác chết lập tức chạyđuổi theo không thôi.” Hóa ra, ngôi làng này từng mắc bệnh ôn dịch, chết rất nhiều người, xác chết này trước đó chưa được liệm, “bị ám dương khí nên mới đi lại được”. Ngàn thôn xơ xác, vạn hộ tiêu điều, các ông cònđi đòi thuế lương thực, bây giờ thì ngược lại, để cho lũ các ông biếtthế nào là cảm giác khi bị kẻ khác đánh đuổi.

Chương Xác chếtquắp người, hạt táo có thể chữa trị, quyển tám, cuốn Viết tiếp tử bấtngữ cũng lặp lại thứ “dương khí” này: “Nếu xác mới chết chạy lung tung,người ta gọi đó là ‘xác chết di động’, nguyên nhân là do chịu sự tiếpxúc của dương khí mà thành như vậy.” Nhưng đến quyển năm, chương Xácchết di động, Viên Mai lại không còn kiên trì cách nói đó nữa, ông sửalại rằng xác chết di động có hai loại, một loại là xác chết di độngkhông thể nói chuyện, đó là do bị “dương khí ám”, nếu có thể nói chuyệnđược thì đó là do “ma quỷ nhập vào”. Xem ra, một phần nào đó ông vẫntiếp nhận ý kiến của Hồng Mại.

Ngoài những loại trên, còn có cách nói về tiếng sấm, cách nói liên quan đến chó mèo. Như ở trên đã nói, từ khoảng năm mươi năm về trước đến thời điểm hiện tại, ở nông thôn vẫngiữ cách nói đó, nhưng nếu truy cứu về nguồn gốc của nó, có lẽ nó đãxuất hiện sớm hơn nhiều so với những “tri thức được tổng kết” của cácnhà văn hóa từ thời Bắc Tống đến nay. Tác phẩm Thông u ký của TrầnThiệu, người thời Đường có ghi lại sự việc về xác chết di động: “Buổitối khi đang liệm, một tiếng sấm vang lên, xác chết đứng dậy bước ra,nhưng không biết đi về hướng nào.” Nhưng xác chết di động này lại có thể nhảy qua tường để vào nhà người khác, chỉ có điều không biết nói chuyện mà thôi. Qua một đêm, người này trở lại là một xác chết cứng đờ. Mộtkết cục tốt hơn là trong tác phẩm Nguyên hóa ký của Hoàng Phủ Thị, người thời Đường: “Con gái nhà Vương thị đột ngột chết khi chuẩn bị lên kiệuhoa, lúc đó xác chưa được liệm. Đêm đến bỗng có tiếng sấm, xác chết đãbỏ đi mất.” Xác chết chạy đến nghĩa địa thì lại trở về trạng thái cứngđờ. Cũng may khi đó có mấy thư sinh đi qua, họ thách nhau xem ai to ganhơn để vào khiêng xác chết, một người trong số đó đã vác xéc chết vềnhà. Xác chết được anh ra ôm trong lòng, không ngờ lại sống trở lại, rồi sau đó họ thực sự thành vợ chồng. Từ đó có thể suy luận rằng “xác chếtdi động” trong truyền thuyết chưa chắc tất cả đều không có thật, mànhững trường hợp có thật chính là sự sống lại của những người chết giả,nếu biết cứu chữa kịp thời, thì người có thể sẽ sống trở lại, còn nếu đã có thành kiến về “xác chết sống lại” thì chỉ cần một đòn là có thể đưaxác chết về vị trí ban đầu của nó.

Còn việc khi đặt quan tài ởnhà kiêng kỵ chó và mèo, quyền Huyệt chôn xác chết trong Dậu Dương tạptrở của Đoạn Thành Thức, người thời Đường ghi “kỵ chó gần xác chết,tránh bị trùng tang”. Cái gọi là trùng tang, tức trong nhà lại có ngườisắp chết, những không nói rõ nguyên nhân vì sao lại chết. Còn trong Ỷlầu trùng mộng của Lan Cao có viết:

Chỉ thấy bà mẹ chạy tới nói:“Thằng Tư nhà bà bị dọa cho sợ đến mức mặt mày nhợt nhạt như quỷ ấy, nóbảo con bé ngồi dậy được, bảo bà mau mau về xem sao.” Vương phu nhânnói: “Chắc là có con mèo vừa nhảy qua rồi, xác chết đi được rồi, mau lấy cán chổi đánh ngã nó.”

Cô gái thật may mắn đã sống lại được (côgái đã chết là con gái của Hương Lăng, lúc đó là do Tình Văn mượn xáctrả hồn), người ta cũng không đi xem thế nào đã coi đó là xác chết diđộng, thực sự khiến người ta liên tưởng tới những người chết giả ở nơihỏa táng, nghĩ đến mà dựng tóc gáy. Nhưng một số người chết giả tỉnh lại chưa chắc đã là vì chó hay mèo, nếu quả là như thế, cho dù chỉ chiếm tỉ lệ một phần vạn thôi thì khi nhà có tang sự, sống chết thế nào cũng sẽcho các loại chó mèo tới nhảy qua xác chết.

4

Thôngthường, xác chết di động tuy có hung hãn, không phân biệt được tốt xấu,không nhận họ hàng thân thích nhưng chúng cũng có mấy điểm yếu chí mạngsau: một là chúng chỉ biết đi thẳng, không thể đi vòng đi quặt, hai làgặp phải rãnh nước, chúng không thể nhảy qua, gặp phải vật cản chúng sẽbị đánh đổ, ba là tuy đối tượng chúng đuổi là người, những nếu chạm vàobất cứ vật gì là chúng ôm chặt không buông, bốn là cho dù chúng chạyđuổi hung hãn như vậy, những chỉ cần nghe thấy một tiếng gà gáy, chúnglập tức “đứng im”. Tóm lại nó là một kẻ chết cứng không bị tan chảy,quan cố nhưng không linh hoạt, và chỉ có thể hoạt động trong bóng đêm.Nhưng xác chết di động không phải kết quả của việc “ma mượn xác người”sao? Con ma kia rất linh hoạt, nó có đầu óc, có động cơ, thậm chí có cảgánh nặng, có dã tâm, nhưng tất cả những thứ này khi nhập vào xác chếtthì chỉ biết thở dài, bởi cái mà nó nhập vào là một xác chết cứng đơ,huyết mạch không thông, tứ chi như gỗ đá. Nhưng, nếu là một cơ thể sốngthì ai sẽ đồng ý để cho con quỷ ác độc này chỉ huy? Ngoài ra còn có mộtnguyên nhân nữa, thi thể đó không thuộc về linh hồn kia, cũng giống nhưviệc bạn mượn tay người khác để gãi ngứa vậy, dù có cố gắng dùng sức như thế nào vẫn không đạt được kết quả mong muốn.

Nhưng vẫn còn mộtloại xác chết di động nữa, chúng rất tinh nhanh, biết tốt biết ác, cửchỉ như người bình thường, chỉ có điều nó là xác chết.

TrongTị sát chi mê, tôi đã từng nhắc tới câu chuyện Kỷ văn của Ngưu Túc,người thời Đường. Có một vị quan trong triều qua đời, người ta mời NghiQuang thiền sư của chùa Trương An Thanh Long đến làm pháp sự. Đến ngàylinh hồn trở về, cả gia đình chủ nhà đều lẻn đi tránh hết, chỉ còn mộtmình lão thiền sư ngồi trước ban thờ nhẩm kinh. Đến nửa đêm, bỗng nghetrong phòng có tiếng người đứng dậy, mặc quần áo, mở cửa, vừa lúc đóthấy một phụ nữ đi ra khỏi phòng thờ, rồi đi vào bếp, người này dùngnước dập lửa, một lúc sau, bà ta mang đến cho thiền sư một bát cháonóng. Đương nhiên người phụ nữ này là vợ vừa chết của vị quan triều,vong linh quay trở về nhập vào xác chết đang nằm trên linh sàng mà“sống” trở lại. Bây giờ nghĩ lại, nếu nói người vợ này “linh hồn trởvề”, không bằng coi đó là một loại “xác chết di động” khác.

Lại như Trương Tấn trong Linh quán tập có kể câu chuyện tương tự như vậy:

Vương Giám, người Duyện Châu, tính tình hung hãn, xưa này không biết sợ hãiđiều gì, thường xuyên lăng mạ quỷ thần. Trong dịp năm mới, ông ta trở về điền xá trong trạng thái say khướt. Nửa đêm, về đến điền xá thì cửa đãđóng, ông đập cửa nhiều lần nhưng vẫn không có người ra mở, tức giận ông lớn tiếng mắng chửi. Đúng lúc đó một gia nhân đi ra mở cửa, Vương Giámhỏi: “Đám nô tỳ các ngươi hôm nay đi đâu cả rồi hả?” Người gia nhân vẫngiữ chiếc đèn, mặt mày đen xám. Ông ta thấy thế càng tức giân, định xông tới đánh người kia. Nô tài nói: “Mười ngày nay, một trận dịch bệnh đãcướp đi gần hết mạng sống của gia nhân chúng tôi.” Ông Giám hỏi: “Thếngươi thì sao?” Đáp: “Cũng đã chết. Ông có thể nghe thấy những tiếng hôgọi đằng kia không, xác của họ đang tới đấy.” Lúc này xác chết bỗngnhiên ngã sụp xuống, tắt thở.

Xác chết di động này cũng là do hồn mình tự nhập vào xác mình, nếu như vậy thì tại sao họ không dứt khoátsống trở lại đi? Vấn đề này chỉ có quỷ mới biết được, nếu chúng ta suyđoán, có lẽ nó cũng giống như cục pin bị hết điện, tuy để một lúc có thể sáng lại thêm một chút, nhưng cuối cùng vẫn phải bỏ nó đi. Nhưng họ trở về dương gian trong một khoảng thời gian ngắn đó, trông họ hoàn toànnhư người bình thường, thậm chí vẫn nghiêm chỉnh tuân thủ theo chuẩn tắc đạo đức trước kia của mình, bảo vệ sự tôn nghiêm của mình sau khi chết, chứ không như những xác chết di động khác, chúng luôn đi gây chuyện một cách vô trách nhiệm. Như trong quyển tám, Viết tiếp tử bất ngữ của Viên Mai có câu chuyện về Xác chết di động: “Ở Phong Đô có một người tên làThang A Đạt, nhà hàng xóm của anh ta có một cô gái vừa chết. Ban đêm, AĐạt và anh trai cùng sang giúp nhà hàng xóm trông thi thể cô gái. Anhtrai A Đạt xuống lầu đi lấy nước, A Đạt một mình trông xác chết nữ, càng nhìn càng thấy cô gái đó đáng yêu, không kiềm nổi mình mà nghĩ đếnchuyện này kia. Bỗng nhiên xác chết nhảy dựng lên, lao thẳng về phía AĐạt. A Đạt chạy vòng quanh phòng, xác chết cũng chạy theo không chịutha, A Đạt định lao qua cửa để thoát ra ngoài, nhưng không ngờ cửa lạibị chốt từ bên ngoài. Hóa ra khi anh trai A Đạt đi lấy nước về, nghethấy bên trong có xác chết sống lại, sợ xác chết chạy ra ngoài sẽ liênlụy đến mình, bèn quyết định khóa cửa nhốt cả em trai mình trong đó. AĐạt đành phải nhảy từ trên lầu xuống, xác chết không thể nhảy xuốngđược, đành đứng trơ ở trên lầu. Ba ngày sau, vào ban ngày, A Đạt vẫnnhìn thấy hồn ma của người con gái đó trên đường, chỉ tay vào A Đạt chửi mắng tâm địa hắn không tốt. A Đạt không biết làm thế nào, sợ hãi trốnkhỏi quê nhà, hai mươi năm sau vẫn không dám trở về.”

Rõ ràng, sở dĩ người con gái này biến thành xác chết di động là vì vong hồn của côta phát hiện ra tà niệm của người trông xác, cô tự thấy vừa xấu hổ vừatức giận mà bật dậy. Nếu ngày thường gặp phải chuyện này, cô ta có phẫnnộ đến mấy cũng không bắt đối phương phải chết, nhưng giờ cô đã mangtrên mình bản tính của một con quỷ gây rối, động tác của cô ta hoàn toàn là “hình dáng di động”, vì thế cái xác chỉ có thể chạy, đi, chứ khôngthể nhảy qua cửa sổ. Còn chuyện vong hồn của cô ta một lần nữa nhìn thấy A Đạt, lại còn mắng chửi anh ta tâm địa bất lương, có thể thấy cô tavẫn rất để tâm đến sự tôn nghiêm về xác thể của mình, nhưng lúc đó, côchỉ là một vong hồn, không thể có những hành động kịch liệt như trướcnữa. Ngoài ra, Viên Mai đã biểu thị quan niệm đạo đức bên trong câuchuyện này, đó là sự tôn trọng người chết, đặc biệt không được nảy sinhtà niệm đối với thi thể của người con gái trẻ tuổi. Điều này xem ra cóphần cố chấp và cổ hủ, nhưng nó lại không hề chứa chất đạo học trong đó.

Lại có Du Việt, trong quyển mười hai, cuốn Hữu đài tiên quán bút ký ghi lại câu chuyện về xác chết di động của một phụ nữ Nhật Bản, câu chuyệngiống như trong mơ, xác chết di động của cô ta không nhìn thấy nhữngngười có mặt tại đó, và tất nhiên nó sẽ không gây phiền nhiễu đến ai. Cô ta chỉ đi thẳng đến phòng ngủ của mình, tìm một chiếc hòm nhỏ, vừa ômnó lên thì ngã sụp xuống. Mọi người ở đó biết là xác chết sống dậy, nênmở chiếc hòm nhỏ ra xem bên trong có vật gì quý giá, chỉ có một bức thưcủa người tình giử trước ngày kết hôn. “Người phụ nữ này tuy đã chếtnhưng linh hồn vẫn còn rất tỉnh táo, sợ rằng lá thư đó sẽ bị người khácđọc được nên muốn tự mình hủy nó, nhưng sức lực không cho phép bà ta che giấu nó.”

Linh hồn tỉnh táo đến mức có thể di chuyển được thểxác, nhưng chỉ có thể di chuyển được phần nào thôi, hơn nữa cô ta cũngchịu sự hạn chế về nguồn năng lượng, nếu như mục tiêu quá cao thì dù có“hạ quyết tâm” cũng không thể hoàn thành được, không biết chừng cònkhiến mình bị bẽ mặt. Nhưng nếu biết lượng sức mình, tận dụng cơ hộingắn ngủi đó một cách hợp lý thì có lẽ cô ta đã có thể hoàn thành một số việc nào đó. Thế là có một loại xác chết di động mà không phải sống dậy để báo thù, khiến người ta cảm thấy xác chết sống lại chưa chắc đã làbị “khí bất chính của trời đất” ám vào.

Trong Nam cao bút ký,quyển bốn của Dương Phượng Huy, người đời Thanh có chương Xác chết quáidị, đó là trường hợp xác chết ống lại để trình báo oan thù. Vị hôn thêcủa Dư Thị tử và anh họ Viên Mỗ có gian tình với nhau. Dưới sự ủng hộcủa bà mẹ là Trương Thị, vị hôn thê của Dư Mỗ đã ám hại chồng, việc đóđược thực hiện gọn gàng, không để lại dấu vết gì. Đêm ngày hôm sau, hồnma của Dư Mỗ tìm về nhà, sắc mặt vẫn như lúc còn sống, duy có máu tanhvẫy khắp người, nhuốm đỏ cả chiếc áo đang mặc. Hồn ma nói với mẹ rằng:“Cái chết của con thực sự là do nhà gái gây ra. Khi quan phủ xét nghiệmxác, hãy mời mẹ con nhà họ tới hiện trường, đến lúc đó trắng đen sẽ rõràng.” Khi quan phủ tới nghiệm xác, cũng đã cách thời điểm chết nửangày. Như lời con trai nói, mẹ Du Mỗ mời mẹ con bà Trương đến hiệntrường đặt xac chết. Bên nhà gái sợ gian tình bại lộ, nên không dám từchối, liền bảo Viên Mỗ đánh xe đưa mẹ con Trương thị đến nơi đặt xác.Hai người vừa đến bên xác chết:

Bỗng nhiên xác chết đứng dậy, một tay túm lấy tên họ Viên, một tay chỉ vào vị hôn thê của mình. Bọn chúng sợ hãi định bỏ chạy. Quan phủ lệnh cho đám tùy tùng đi tới gỡ tay Du Mỗ ra, nhưng không gỡ được. Quan phủ liền biết ở đây có gì không bìnhthường, bèn ra lệnh bắt tên họ Viên và hai mẹ con Trương Thị, xác chếtnghe thế liền trở lại vị trí ban đầu. Mấy kẻ kia cúi đầu nhận tội. Tênhọ Viên nhận án chém đầu…

Câu chuyện xác chết sống lại phục thìtrong Liêu trai chí dị, chương Điền thất lang là câu chuyện quen thuộc,được nhiều người biết đến, nên ở đây tôi chỉ xin trích dẫn một câu đầytính tráng liệt:

Viên tể tướng thấy kinh hãi, bắt đầu cho nghiệmxác chết, thấy Thất Lang đang nằm chết cứng trong vũng máu, tay như đang cầm đao. Đang định dừng không kiểm tra kỹ nữa thì xác chết bỗng nhiênđứng bật dậy, cắt cổ viên tể tướng, rồi lại nằm phịch xuống.

Linh hồn chưa bị tiêu tan, trong khoảnh khắc giữa hành động đứng lên và nằmphịch xuống, đầu tên cẩu quan đã lìa khỏi cổ, so với việc Nhiếp Chínhđâm Hàn Vương, Kinh Kha đâm Tần Vương, sự việc này khiến người ra dễnhận ra chân tướng vấn đề hơn.

/40

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status