Mặt trận còn chưa ổn định thành một con rắn dài hàng bao nhiêu vec- xta không xê dịch. Trên biên giới thỉnh thoảng lại nổ ra những cuộc đụng độ và những trận chiến đấu kỵ binh. Những ngày đầu sau khi tuyên chiến, bộ tư lệnh Đức cố vươn ra những cái vòi mò mẫm, tức là những đội trinh sát kỵ binh mạnh, quấy rối các đơn vị quân ta, luồn qua các đồn tiền tiêu, dò xét cách bố trí và quân số của các đơn vị Sư đoàn kỵ binh số 12 dưới quyền chỉ huy của tướng Kaledin hoạt động ở phía trước trận địa của Tập đoàn quân Brusilov. Ở bên trái sư đoàn 12, sư đoàn kỵ binh số 11 đã vượt biên giới nước Áo và đang tiếp tục tiến thêm. Những phân đội của sư đoàn nầy đã chiến đấu chiếm được Lesnhiup và Brody, rồi lại phải dẫm chân tại chỗ vì quân Áo vừa nhận được tiếp viện và kỵ binh Hungari đã có những trận tập kích vào kỵ binh của chúng ta, làm cho kỵ binh ta phải đề phòng và lui về Brody.
Sau trận chiến đấu ở gần thành phố Lesnhiup, trong lòng Grigori Melekhov, một nỗi đau khổ nhức nhối luôn luôn tàn nhẫn làm tình làm tội chàng. Chàng gầy đi trông thấy, sút cân nhiều. Dù là hành quân hay nghỉ ngơi, ngủ say hay chỉ thiu thiu mơ màng, chàng thường thấy hiện ra hình ảnh người lính Áo mà chàng đã chém chết bên dãy hàng rào. Trong giấc ngủ, chàng rất hay sống lại trận chiến đấu đầu tiên và ngay trong khi ngủ, trong khi bị dằn vặt bởi những hồi ức nặng tựa đá đeo, chàng vẫn có cái cảm giác bị chuột rút ở bàn tay phải nắm cán giáo quá chặt. Lần nào tỉnh dậy, chàng cũng phải đưa tay lên che cặp mắt nhắm nghiền đến đau nhức, cố xua tan cơn ác mộng.
Kỵ binh dẫm nát lúa má đã chín vàng. Các cánh đồng in đầy những vết móng ngựa với những lỗ đinh nhọn hoắt, cứ như vừa có một trận mưa tàn phá khắp xứ Galixi, ủng bộ binh đầm rắn các con đường đất dẫm vụn nát đá trải đường, đạp nát nhừ những đám bùn tháng tám.
Ở các nơi diễn ra những trận chiến đấu, bộ mặt sầu thảm của đất cũng bị trái phá khoét lỗ chỗ như mặt người rỗ hoa. Dưới những cái lỗ ấy đang hoen rỉ những mảnh gang và thép thèm khát máu người.
Đêm đêm những vừng lửa đỏ ối sau đường chân trời vươn những cánh tay lên trời, chếu rực những thôn xóm, những thị trấn, những thành phố như những ánh chớp. Tháng tám là tháng mùa hoa quả chín, thóc lúa đang chờ được gặt về, trời luôn luôn đăm chiêu xám xịt, hoạ hoằn được ngày nắng ráo thì hơi nước lại xông lên oi bức ngột ngạt.
Tháng tám đã sắp qua. Lá trong các khu vườn chuyển sang màu vàng với một ánh mỡ màng. Các cuống lá bắt đầu có cái màu đỏ lúc hấp hối. Đứng xa mà nhìn thì cứ có cảm giác như cây cối bị những vết thương xé rách thân hình đang tuôn ra những dòng máu đỏ:
Grigori để ý theo dõi những điều biến đổi trong các bạn cùng đại đội. Prokho Zykov vừa ở trạm quân y về, hai má hằn rõ vết sẹo hình móng ngựa, trên hai bên mép ẩn hiện một nét vừa đau khổ vừa băn khoăn, cặp mắt dịu dàng như mắt một con bò non luôn nháy lia lịa.
Egor Zarkov thì bất cứ lúc nào cũng có thể văng những lời tục tĩu tồi tệ nhất, hắn làm những việc đê tiện nhiều hơn cả trước kia và chửi không tha một cái gì trên đời. Anh chàng cùng thôn với Grigori là Emelian Grosov, một gã Cô- dắc chín chắn, tháo vát, thì không hiểu sao người tự nhiên đen đi như hòn than, và thỉnh thoảng vô duyên vô cớ cười khà khà một trận, tiếng cười không có ý thức, chẳng có gì vui. Mặt mũi ai cũng mang những nét khác trước. Ở mỗi người, các hạt giống mà chiến tranh gieo rắc đều được ấp ủ theo cách riêng và cũng nảy nở theo một cách riêng.
Trung đoàn rút ở tuyến lửa về, đóng lại để nghỉ ngơi ba ngày, nhận số quân bổ sung từ vùng sông Đông chuyển đến. Đại đội vừa sắp ra tắm ở cái đầm của một tên địa chủ thì thấy một đoàn kỵ binh rất đông kéo tới từ nhà ga ở cách trang trại ba vec- xta.
Trong khi binh lính Cô- dắc đại đội bốn ra tới con đê, đội kỵ binh ở nhà ga tới đang từ trên cái dốc núi dài kéo xuống, và bây giờ bắt đầu thấy rõ đây là kỵ binh Cô- dắc. Prokho Zykov đứng trên con đê, cúi xuống để cởi áo quân phục. Gã chui đầu ra khỏi áo, nhìn kỹ.
- Anh em mình đấy, dân sông Đông đấy.
Grigori cau mày nhìn đội hình hành quân hàng dọc trườn về phía trang trại.
- Người ta điều quân bổ sung tới.
- Có lẽ bổ sung cho chúng ta đấy.
- Chắc hẳn đã phải gọi đến kỳ hai rồi.
- Kìa có nhìn thấy không các cậu? Kia là Stepan Astakhov có phải không? Chỗ kia kìa, hàng thứ ba ấy! - Grosov kêu lên rồi cười một tiếng ngắn ngủn, the thé.
- Cả thằng em nhà chúng nó cũng bị gọi ra rồi.
- Còn Anikey thì chỗ kia kìa!
- Griska! Melekhov! Anh cậu kia kìa. Đã nhận ra chưa?
- Nhận ra rồi.
- Cậu phải thết mình một chầu đấy, đồ thổ tả, mình đã nhận ra trước cậu.
Grigori giương mắt nhìn chằm chằm, làm những vết nhăn trên hai gò má sâu xuống, chàng cố nhận ra con ngựa của Petro. "Ở nhà mới mua đấy", - chàng bụng bảo dạ rồi đưa mắt lên nhìn mặt anh, khuôn mặt biến đổi một cách kỳ lạ vì lần cuối cùng hai anh em gặp nhau đã quá lâu. Hàng ria màu lúa chín xén bớt bên dưới và cặp lông mày bị nắng thui trắng phếch như bạc. Grigori bỏ chiếc mũ cát- két xuống rồi vẫy vẫy tay như trong khi diễn tập, chạy ra đón anh. Theo sau Grigori, một đám Cô- dắc đang cởi dở quần áo cũng chạy xuống, dẫm nát cả những đám bạch chỉ thân rỗng rất dễ gãy và những bụi ngưu bàng già cỗi.
Đại đội bổ sung cho ngựa đi vòng khu vườn, tiến vào trang trại, nơi trung đoàn đóng quân. Dẫn đầu đại đội là một viên đại uý có tuổi vạm vỡ, đầu mới cạo nhẵn, không râu ria, cái miệng hách dịch với hai bên mép cong xuống đờ ra như gỗ.
Grigori nghĩ bụng: "Thằng cha nầy có lẽ giọng khàn khàn, hắc hắc lắm đây?" Chàng mỉm cười với anh rồi lại đưa nhanh mắt lên nhìn thân hình viên đại uý ngồi rất vững trên lưng con ngựa có cái mũi khum khum chắc hẳn giống Kalmys.
- Đại đội! - Viên đại uý cất tiếng hô, giọng trong sang sảng. - Các trung đội thành hàng dọc, vai trái đưa lên trước… bước!
- Có khỏe không anh? Grigori sung sướng và cảm động mỉm cười, gọi to chào Petro.
- Ơn Chúa. Bọn chúng anh đến với chúng mày đây. Thế nào, dạo nầy ra sao?
- Cũng bình thường.
- Còn sống cơ à?
- Tạm thời còn sống.
- Ở nhà gửi lời hỏi thăm đấy.
- Ở nhà ra sao hả anh?
- Vẫn khỏe mạnh cả.
Petro tì tay lên mông con ngựa lực lưỡng màu hồng nhạt, quay hẳn lại, đưa cặp mắt tươi cười nhìn khắp người Grigori, trong khi con ngựa đi xa dần. Đám đi sau Petro, người thì Grigori quen, người thì không. Lưng họ lên lên xuống xuống che không cho chàng nhìn thấy anh nữa.
- Có khỏe không, Griska! Gửi cậu lời hỏi thăm của bà con trong thôn.
- Cậu cũng đến chỗ bọn mình đấy à? - Grigori nhìn thấy cái bờm tóc dầy vàng óng, nhận ra Misa Kosevoi bèn nhe răng cười.
- Đến với các cậu đây. Chúng mình cứ như những con gà thấy kê là đến mổ.
- Đi cho người ta mổ thì có! Rồi cậu cũng sắp bị mổ thôi.
- Được, rồi xem?
Egor Zarkov nhảy lò cò trên đê xuống, trên mình hắn chỉ độc chiếc sơ- mi. Hắn nghiêng nghiêng người giơ tay lấy thăng bằng, cố thọc chân vào cái ống quần lũng lẵng.
- Chào anh em cùng trấn!
- Chà- à- à! Té ra là Zarkov Egor.
- Nầy, con ngựa non, cậu bị buộc chân sau đấy à?
- Bà cụ nhà mình ở nhà thế nào?
- Vẫn còn sống.
- Bà cụ có lời hỏi thăm cậu đấy, nhưng mình không nhận mang hộ quà vì quá nặng.
Egor lắng nghe câu trả lời với vẻ mặt nghiêm trang khác thường, rồi cứ tồng ngồng như thế ngồi xuống cỏ. Hắn đưa tay lên che bộ mặt xúc động đầy buồn phiền, chân run bắn lên chẳng làm thế nào lồng vào ống quần được nữa.
Một đám Cô- dắc đã cởi gần hết quần áo bên ngoài dãy hàng rào sơn xanh da trời. Từ bên kia con đường trồng toàn những cây dẻ, đám lính bổ sung từ vùng sông Đông tiến vào sân.
- Chào anh em đồng hương!
- Nầy, hình như bác Alexandr, thông gia với tôi có phải không?
- Chính Alexandr đây.
- Andreyan! Andreyan! Cái con quỷ dữ cụp tai nầy, không nhận được ra tao à?
- Nầy thầy quyền, vợ cậu có lời hỏi thăm đấy?
- Ơn Chúa!
- Thế Boris Belov đâu?
- Cậu ấy ở đại đội nào thế?
- Có lẽ đại đội bốn.
- Cậu ấy người đâu ta?
- Người Zaton trấn Vosenskaia.
- Cậu tìm cậu ấy có việc gì thế? - Một gã thứ ba thoáng nghe thấy câu chuyện hỏi xen vào.
- Có việc cần. Mình chuyển hộ bức thư.
- Người anh em ạ, cậu ấy đã bị giết hôm kia ở gần Raybrody rồi.
- Có thật không?
- Thật đấy! Chính mắt mình trông thấy mà. Viên đạn trúng ngay dưới đầu vú bên trái.
- Các cậu ở đây có ai vùng sông Chernaia không?
- Không, thôi đi đi.
Đuôi đại đội đã vào hết, toàn đại đội tập hợp giữa sân. Trên mặt đê lại đông nghịt những gã Cô- dắc lại quay ra tắm.
Chỉ lát sau, những gã thuộc đại đội bổ sung cũng lũ lượt kéo ra.
Grigori ngồi cạnh anh. Mùi ẩm ướt của đất sét trên con đê xông lên nồng nặc. Ở chỗ sát mép bờ cỏ xanh rờn, nước đặc sánh nhấp nhoáng ngũ sắc như nở hoa. Grigori vừa giết những con rận trong các đường viền và nếp nhăn trên áo sơ- mi vừa kể lể:
- Anh Petro ạ, bây giờ trong lòng em đau khổ chết đi được. Lúc nầy em sống chẳng ra sống, chết chẳng ra chết. Cứ như bị đưa vào dưới hòn đá cối xay, bị nghiền nát nhừ rồi lại được nhả ra. - Giọng Grigori rè rè, than vãn. Một vết nhăn sâu đen đen nằm chếch ngang trán (đến lúc nầy Petro mới nhận thấy vết nhăn đó và nó đã làm anh ta bất giác sờ sợ), vết nhăn hoàn toàn mới có ấy làm Petro kinh ngạc với tính chất biến đổi, xa lạ chứa đựng trong đó.
- Đau khổ như thế nào? - Petro vừa hỏi vừa kéo cái áo sơ- mi qua đầu, để lộ một thân hình trắng hếu với một cái ngấn rất đều chung quanh cổ ngăn với phần bị rám nắng.
- Rồi anh sẽ thấy thế nào, - Grigori nói vội vã, giọng chàng trở nên cứng rắn trong cơn bực bội, con người đang bị xua đến chỗ đánh giết nhau, anh chớ dính dáng vào làm gì? - Con người đã trở nên tồi tệ hơn cả loài sói độc. Bốn bề toàn một không khí hằn thù. Có lẽ bây giờ em mà cắn ai thì người ấy sẽ hoá dại ngay tức khắc.
- Thế mày đã có lần phải… giết người rồi à?
- Đã có! - Grigori gần như kêu lên rồi vo tròn cái áo sơ- mi ném xuống chân. Chàng đưa mắt nhìn sang chỗ khác và cứ lấy những ngón tay nắn bóp mãi chỗ cổ họng, tựa như muốn ấn cho bật ra những lời bị tắc trong cổ.
- Kể tao nghe đi, - Petro bảo Grigori nhưng lại tránh và sợ bắt gặp con mắt thằng em.
- Lương tâm giày vò em. Ở gần Lesnhiup em đã dừng giáo đâm chết một thằng. Trong lúc đang hăng… Mà không đâm cũng không được Nhưng vì sao em lại chém chết một thằng khác cơ chứ?
- Như thế nào?
- Còn thế nào nữa? Em đã vô cớ chém chết một con người để rồi vì nó, vì cái thằng chó đẻ ấy mà tâm hồn em bị ốm đau quặt quẹo. Thằng khốn nạn, đêm nào em cũng nằm mơ thấy nó. Không biết có phải lỗi ở em không?
- Mày chưa quen đấy thôi. Chờ đấy mà xem, rồi sẽ thấy như cơm bữa.
- Đại đội anh là đại đội bổ sung phải không? - Grigori hỏi.
- Sao lại bổ sung? Không đâu, chúng tao tới trung đoàn Hai mươi bảy.
- Thế mà em cứ tưởng đến tiếp viện chúng em.
- Đại đội chúng tao bị ghép vào một sư đoàn bộ binh nào đó. Bây giờ chúng tao đang đuổi theo trung đoàn ấy đây. Nhưng cùng đi với chúng tao cũng có một bộ phận bổ sung, người ta cắt đến chỗ chúng mày những thằng trẻ.
- À ra vậy. Thôi, chúng ta tắm cái đã.
Grigori vội vã tụt quần, rồi leo lên mặt đê, người rám nâu hơi gù nhưng cân đối. Petro thấy từ dạo hai anh em chia tay nhau đến giờ, thằng em anh ta đã già hẳn đi. Grigori duỗi thẳng hai tay, bổ nhào xuống nước. Làn nước đặc sánh màu xanh lá cây ập tới kín chỗ sau hai bàn chân Grigori rồi lại tản ra. Grigori bơi ra chỗ đám lính Cô- dắc đang cười khà khà ở giữa đầm, hai bàn tay vỗ xuống nước như âu yếm vuốt ve, vai di động lười nhác.
Petro hì hục mãi mới tháo xong cây thánh giá đeo sát người và bài kinh cầu nguyện khâu trong cái túi đựngười chúc phúc của mẹ. Anh ta nhét cái dây đeo vào trong chiếc áo sơ- mi rồi lần xuống nước, vẻ mặt vừa sợ vừa khó chịu. Đầu tiên Petro té nước lên cho ướt ngực ướt vai, sau đó ái chà một tiếng và ngụp xuống, bơi đuổi theo Grigori. Hai anh em bơi cách nhau một quãng, cùng sang tới khoảng bờ cát mọc đầy những bụi rậm ở bên kia đầm.
Thân thể được cử động nên Grigori cũng khuây khoả chút ít. Chàng vừa vươn tay bơi, vừa nói bằng một giọng cân nhắc, không còn sôi nổi như lúc nãy nữa:
- Rận cắn khắp người em. Lại thêm cái nhớ nhà. Bây giờ em chỉ mong được qua nhà một cái: nếu có cánh em sẽ bay đi ngay. Dù chỉ được nhìn qua một cái. Thế nào anh, ở nhà ra sao?
- Natalia nó về nhà ta rồi?
- Sao?
- Vẫn khỏe mạnh.
- Cha mẹ thế nào?
- Vẫn bình thường. Còn con Natalia thì nó vẫn đợi mày đấy. Nó cứ nhất định cho rằng mày sẽ lại về với nó.
Grigori bị sặc, chàng lặng lẽ nhổ chỗ nước vừa ộc vào miệng.
Petro quay đầu lại, cố nhìn vào mắt Grigori.
- Mày viết thư về nhà cũng nên có một câu hỏi thăm nó chứ. Có mày nó mới sống được.
- Sao Natalia lại thế nhỉ… Đã xé đôi còn muốn chắp vá lại hay sao?
- Người ta nói cũng đúng… Con người chỉ sống bằng hy vọng. Con bé ngoan lắm. Tính nết thì đứng đắn. Biết giữ gìn. Các chuyện lẳng lơ đĩ thoã, nó hoàn toàn không có chút gì.
- Natalia lấy chồng đi thì tốt hơn.
- Mày nói gì mà lạ!
- Chẳng có gì lạ cả. Chỉ có một con đường như thế thôi.
- Chuyện giữa hai đứa chúng mày với nhau, tao cũng chẳng can thiệp.
- Thế còn Dunhiaska?
- Nó có thể là một cô dâu được rồi đấy em ạ! Có một năm mà nó nhớn nhớn là, mày chẳng còn nhận ra được nữa đâu.
- Thật à - Grigori ngạc nhiên, vui hẳn lên.
- Thật thế đấy. Ở nhà sẽ cho nó về nhà chồng mà chúng mình chẳng được nhúng ria vào rượu cưới của nó đâu. Lũ khốn kiếp, có lẽ chúng nó đã giết chúng mình từ bao giờ rồi.
- Chuyện ấy thì cũng dễ thôi?
Hai anh em leo lên bãi cát rồi chống khuỷu tay nằm song song bên nhau, cùng phơi mình dưới nắng lúc nầy đã gay gắt. Miska Kosevoi bơi qua, nhô gần nửa người lên khỏi mặt nước.
- Xuống nước đi, Griska!
- Hượm đã, để mình nằm một lát.
Grigori vừa chôn một con bọ hung vào lớp cát xốp tơi vừa hỏi:
- Anh có nghe tin gì về Acxinhia không?
- Hồi chưa tuyên chiến, anh có gặp nó trong thôn.
- Còn về đấy làm gì nữa?
- Nó về nhà chồng lấy đồ đạc.
Grigori húng hắng ho rồi lấy sống bàn tay gạt cát vùi kín hẳn con bọ hung.
- Anh có nói chuyện với Acxinhia không?
- Chỉ chào hỏi qua loa. Coi bộ béo tốt phởn phơ lắm. Có lẽ ăn cơm nhà địa chủ cũng dễ chịu.
- Còn Stepan?
- Đến mẩu nến nó cũng để cho Acxinhia lấy. Không xảy ra một chuyện gì cả. Nhưng mày phải liệu liệu đấy. Phải để ý giữ mình. Anh em kể lại cho tao biết rằng một lần thằng Stepan say rượu, nó đã doạ: hễ cùng chiến đấu là ngay trận đầu nó sẽ cho mày ăn kẹo đạn ngay.
- À hà!
- Nó không tha thứ cho mày đâu.
- Em cũng biết.
- Con ngựa tao mua lấy đấy, - Petro nói sang chuyện khác.
- Ở nhà phải bán bò à?
- Bán mấy con hói. Được một trăm tám mươi rúp. Mua con ngựa mất một trăm năm mươi rúp. Tốt hơn con của mày. Mua ở Chutkan đấy.
- Thế lúa má như thế nào?
- Được mùa. Nhưng lại không được gặt đem về. Chưa kịp gặt đã bị xách cổ đi rồi.
Câu chuyện đã chuyền sang vấn đề cày cấy làm ăn nên không còn căng thẳng như lúc nãy. Grigori thèm khát nuốt lấy từng tin nhà. Giờ phút nầy, chàng hoàn toàn sống với những mẩu tin đó, và đã gần như chàng trai ngang bướng và chất phác trước kia.
- Thôi lạnh rồi, chúng mình mặc quần áo thôi, - Petro bảo em rồi phủi cát trên cái bụng ướt đẫm, người run run. Da lưng, da tay đã nổi gai ốc.
Bọn lính Cô- dắc kéo đàn kéo lũ ở đầm về. Stepan Astakhov đuổi kịp hai anh em ở dãy hàng rào ngăn khu vườn với sân trang trại.
Anh chàng vừa đi vừa chải bờm tóc xoã trước trán bằng một cái lược xương nhỏ, rồi nhét lại bờm tóc vào dưới lưỡi trai. Stepan tới ngang Grigori.
- Chào anh bạn!
- Chào anh, - Grigori dừng lại, nhìn Stepan bằng cặp mắt có phần ngượng nghịu, như hối lỗi.
- Còn chưa quên mình chứ?
- Gần như quên mất rồi.
- Mình thì không quên cậu đâu, - Stepan mỉm một nụ cười chế nhạo, rồi không dừng lại, vượt luôn lên trước bá vai một gã Cô- dắc đeo lon hạ sĩ đi phía trước.
Trời vừa tối thì trung đoàn nhận được của sư đoàn bộ mệnh lệnh truyền qua điện thoại, bảo phải tới ngay vị trí. Chỉ mười lăm phút, trung đoàn đã sửa soạn xong xuôi. Được bổ sung thêm quân số, đơn vị vừa đi vừa hát tiến ra lấp lỗ hổng mới bị kỵ binh Hungary chọc thủng.
Lúc chia tay, Petro dúi vào tay em một tờ giấy gấp tư:
- Cái gì thế nầy? - Grigori hỏi.
Anh chép cho mày một bài kinh cầu nguyện. Giữ lấy nhé…
- Nó có giúp được gì không chứ?
- Đừng có báng bổ, Griska!
- Em có báng bổ gì đâu.
- Thôi tạm biệt em. Mong em khỏe mạnh. Mà mày đừng có xông xáo lên trước những thằng khác làm gì. Thần chết nó vốn hay chọn những đứa quá hăng đấy? Ra đến đấy thì liệu mà giữ lấy mình? - Petro kêu to.
- Nhưng đã có bài kinh cầu nguyện rồi cơ mà?
Petro khoát tay.
Mọi người đi đến mười một giờ mà chẳng có biện pháp đề phòng gì cả Mãi sau bọn quản mới truyền cho các đại đội mệnh lệnh hành quân hết sức yên lặng, cấm hút thuốc.
Trên cánh rừng xa xa thấy bay vụt lên những viên đạn tín hiệu kèm theo những đám khói tím.
Sau trận chiến đấu ở gần thành phố Lesnhiup, trong lòng Grigori Melekhov, một nỗi đau khổ nhức nhối luôn luôn tàn nhẫn làm tình làm tội chàng. Chàng gầy đi trông thấy, sút cân nhiều. Dù là hành quân hay nghỉ ngơi, ngủ say hay chỉ thiu thiu mơ màng, chàng thường thấy hiện ra hình ảnh người lính Áo mà chàng đã chém chết bên dãy hàng rào. Trong giấc ngủ, chàng rất hay sống lại trận chiến đấu đầu tiên và ngay trong khi ngủ, trong khi bị dằn vặt bởi những hồi ức nặng tựa đá đeo, chàng vẫn có cái cảm giác bị chuột rút ở bàn tay phải nắm cán giáo quá chặt. Lần nào tỉnh dậy, chàng cũng phải đưa tay lên che cặp mắt nhắm nghiền đến đau nhức, cố xua tan cơn ác mộng.
Kỵ binh dẫm nát lúa má đã chín vàng. Các cánh đồng in đầy những vết móng ngựa với những lỗ đinh nhọn hoắt, cứ như vừa có một trận mưa tàn phá khắp xứ Galixi, ủng bộ binh đầm rắn các con đường đất dẫm vụn nát đá trải đường, đạp nát nhừ những đám bùn tháng tám.
Ở các nơi diễn ra những trận chiến đấu, bộ mặt sầu thảm của đất cũng bị trái phá khoét lỗ chỗ như mặt người rỗ hoa. Dưới những cái lỗ ấy đang hoen rỉ những mảnh gang và thép thèm khát máu người.
Đêm đêm những vừng lửa đỏ ối sau đường chân trời vươn những cánh tay lên trời, chếu rực những thôn xóm, những thị trấn, những thành phố như những ánh chớp. Tháng tám là tháng mùa hoa quả chín, thóc lúa đang chờ được gặt về, trời luôn luôn đăm chiêu xám xịt, hoạ hoằn được ngày nắng ráo thì hơi nước lại xông lên oi bức ngột ngạt.
Tháng tám đã sắp qua. Lá trong các khu vườn chuyển sang màu vàng với một ánh mỡ màng. Các cuống lá bắt đầu có cái màu đỏ lúc hấp hối. Đứng xa mà nhìn thì cứ có cảm giác như cây cối bị những vết thương xé rách thân hình đang tuôn ra những dòng máu đỏ:
Grigori để ý theo dõi những điều biến đổi trong các bạn cùng đại đội. Prokho Zykov vừa ở trạm quân y về, hai má hằn rõ vết sẹo hình móng ngựa, trên hai bên mép ẩn hiện một nét vừa đau khổ vừa băn khoăn, cặp mắt dịu dàng như mắt một con bò non luôn nháy lia lịa.
Egor Zarkov thì bất cứ lúc nào cũng có thể văng những lời tục tĩu tồi tệ nhất, hắn làm những việc đê tiện nhiều hơn cả trước kia và chửi không tha một cái gì trên đời. Anh chàng cùng thôn với Grigori là Emelian Grosov, một gã Cô- dắc chín chắn, tháo vát, thì không hiểu sao người tự nhiên đen đi như hòn than, và thỉnh thoảng vô duyên vô cớ cười khà khà một trận, tiếng cười không có ý thức, chẳng có gì vui. Mặt mũi ai cũng mang những nét khác trước. Ở mỗi người, các hạt giống mà chiến tranh gieo rắc đều được ấp ủ theo cách riêng và cũng nảy nở theo một cách riêng.
Trung đoàn rút ở tuyến lửa về, đóng lại để nghỉ ngơi ba ngày, nhận số quân bổ sung từ vùng sông Đông chuyển đến. Đại đội vừa sắp ra tắm ở cái đầm của một tên địa chủ thì thấy một đoàn kỵ binh rất đông kéo tới từ nhà ga ở cách trang trại ba vec- xta.
Trong khi binh lính Cô- dắc đại đội bốn ra tới con đê, đội kỵ binh ở nhà ga tới đang từ trên cái dốc núi dài kéo xuống, và bây giờ bắt đầu thấy rõ đây là kỵ binh Cô- dắc. Prokho Zykov đứng trên con đê, cúi xuống để cởi áo quân phục. Gã chui đầu ra khỏi áo, nhìn kỹ.
- Anh em mình đấy, dân sông Đông đấy.
Grigori cau mày nhìn đội hình hành quân hàng dọc trườn về phía trang trại.
- Người ta điều quân bổ sung tới.
- Có lẽ bổ sung cho chúng ta đấy.
- Chắc hẳn đã phải gọi đến kỳ hai rồi.
- Kìa có nhìn thấy không các cậu? Kia là Stepan Astakhov có phải không? Chỗ kia kìa, hàng thứ ba ấy! - Grosov kêu lên rồi cười một tiếng ngắn ngủn, the thé.
- Cả thằng em nhà chúng nó cũng bị gọi ra rồi.
- Còn Anikey thì chỗ kia kìa!
- Griska! Melekhov! Anh cậu kia kìa. Đã nhận ra chưa?
- Nhận ra rồi.
- Cậu phải thết mình một chầu đấy, đồ thổ tả, mình đã nhận ra trước cậu.
Grigori giương mắt nhìn chằm chằm, làm những vết nhăn trên hai gò má sâu xuống, chàng cố nhận ra con ngựa của Petro. "Ở nhà mới mua đấy", - chàng bụng bảo dạ rồi đưa mắt lên nhìn mặt anh, khuôn mặt biến đổi một cách kỳ lạ vì lần cuối cùng hai anh em gặp nhau đã quá lâu. Hàng ria màu lúa chín xén bớt bên dưới và cặp lông mày bị nắng thui trắng phếch như bạc. Grigori bỏ chiếc mũ cát- két xuống rồi vẫy vẫy tay như trong khi diễn tập, chạy ra đón anh. Theo sau Grigori, một đám Cô- dắc đang cởi dở quần áo cũng chạy xuống, dẫm nát cả những đám bạch chỉ thân rỗng rất dễ gãy và những bụi ngưu bàng già cỗi.
Đại đội bổ sung cho ngựa đi vòng khu vườn, tiến vào trang trại, nơi trung đoàn đóng quân. Dẫn đầu đại đội là một viên đại uý có tuổi vạm vỡ, đầu mới cạo nhẵn, không râu ria, cái miệng hách dịch với hai bên mép cong xuống đờ ra như gỗ.
Grigori nghĩ bụng: "Thằng cha nầy có lẽ giọng khàn khàn, hắc hắc lắm đây?" Chàng mỉm cười với anh rồi lại đưa nhanh mắt lên nhìn thân hình viên đại uý ngồi rất vững trên lưng con ngựa có cái mũi khum khum chắc hẳn giống Kalmys.
- Đại đội! - Viên đại uý cất tiếng hô, giọng trong sang sảng. - Các trung đội thành hàng dọc, vai trái đưa lên trước… bước!
- Có khỏe không anh? Grigori sung sướng và cảm động mỉm cười, gọi to chào Petro.
- Ơn Chúa. Bọn chúng anh đến với chúng mày đây. Thế nào, dạo nầy ra sao?
- Cũng bình thường.
- Còn sống cơ à?
- Tạm thời còn sống.
- Ở nhà gửi lời hỏi thăm đấy.
- Ở nhà ra sao hả anh?
- Vẫn khỏe mạnh cả.
Petro tì tay lên mông con ngựa lực lưỡng màu hồng nhạt, quay hẳn lại, đưa cặp mắt tươi cười nhìn khắp người Grigori, trong khi con ngựa đi xa dần. Đám đi sau Petro, người thì Grigori quen, người thì không. Lưng họ lên lên xuống xuống che không cho chàng nhìn thấy anh nữa.
- Có khỏe không, Griska! Gửi cậu lời hỏi thăm của bà con trong thôn.
- Cậu cũng đến chỗ bọn mình đấy à? - Grigori nhìn thấy cái bờm tóc dầy vàng óng, nhận ra Misa Kosevoi bèn nhe răng cười.
- Đến với các cậu đây. Chúng mình cứ như những con gà thấy kê là đến mổ.
- Đi cho người ta mổ thì có! Rồi cậu cũng sắp bị mổ thôi.
- Được, rồi xem?
Egor Zarkov nhảy lò cò trên đê xuống, trên mình hắn chỉ độc chiếc sơ- mi. Hắn nghiêng nghiêng người giơ tay lấy thăng bằng, cố thọc chân vào cái ống quần lũng lẵng.
- Chào anh em cùng trấn!
- Chà- à- à! Té ra là Zarkov Egor.
- Nầy, con ngựa non, cậu bị buộc chân sau đấy à?
- Bà cụ nhà mình ở nhà thế nào?
- Vẫn còn sống.
- Bà cụ có lời hỏi thăm cậu đấy, nhưng mình không nhận mang hộ quà vì quá nặng.
Egor lắng nghe câu trả lời với vẻ mặt nghiêm trang khác thường, rồi cứ tồng ngồng như thế ngồi xuống cỏ. Hắn đưa tay lên che bộ mặt xúc động đầy buồn phiền, chân run bắn lên chẳng làm thế nào lồng vào ống quần được nữa.
Một đám Cô- dắc đã cởi gần hết quần áo bên ngoài dãy hàng rào sơn xanh da trời. Từ bên kia con đường trồng toàn những cây dẻ, đám lính bổ sung từ vùng sông Đông tiến vào sân.
- Chào anh em đồng hương!
- Nầy, hình như bác Alexandr, thông gia với tôi có phải không?
- Chính Alexandr đây.
- Andreyan! Andreyan! Cái con quỷ dữ cụp tai nầy, không nhận được ra tao à?
- Nầy thầy quyền, vợ cậu có lời hỏi thăm đấy?
- Ơn Chúa!
- Thế Boris Belov đâu?
- Cậu ấy ở đại đội nào thế?
- Có lẽ đại đội bốn.
- Cậu ấy người đâu ta?
- Người Zaton trấn Vosenskaia.
- Cậu tìm cậu ấy có việc gì thế? - Một gã thứ ba thoáng nghe thấy câu chuyện hỏi xen vào.
- Có việc cần. Mình chuyển hộ bức thư.
- Người anh em ạ, cậu ấy đã bị giết hôm kia ở gần Raybrody rồi.
- Có thật không?
- Thật đấy! Chính mắt mình trông thấy mà. Viên đạn trúng ngay dưới đầu vú bên trái.
- Các cậu ở đây có ai vùng sông Chernaia không?
- Không, thôi đi đi.
Đuôi đại đội đã vào hết, toàn đại đội tập hợp giữa sân. Trên mặt đê lại đông nghịt những gã Cô- dắc lại quay ra tắm.
Chỉ lát sau, những gã thuộc đại đội bổ sung cũng lũ lượt kéo ra.
Grigori ngồi cạnh anh. Mùi ẩm ướt của đất sét trên con đê xông lên nồng nặc. Ở chỗ sát mép bờ cỏ xanh rờn, nước đặc sánh nhấp nhoáng ngũ sắc như nở hoa. Grigori vừa giết những con rận trong các đường viền và nếp nhăn trên áo sơ- mi vừa kể lể:
- Anh Petro ạ, bây giờ trong lòng em đau khổ chết đi được. Lúc nầy em sống chẳng ra sống, chết chẳng ra chết. Cứ như bị đưa vào dưới hòn đá cối xay, bị nghiền nát nhừ rồi lại được nhả ra. - Giọng Grigori rè rè, than vãn. Một vết nhăn sâu đen đen nằm chếch ngang trán (đến lúc nầy Petro mới nhận thấy vết nhăn đó và nó đã làm anh ta bất giác sờ sợ), vết nhăn hoàn toàn mới có ấy làm Petro kinh ngạc với tính chất biến đổi, xa lạ chứa đựng trong đó.
- Đau khổ như thế nào? - Petro vừa hỏi vừa kéo cái áo sơ- mi qua đầu, để lộ một thân hình trắng hếu với một cái ngấn rất đều chung quanh cổ ngăn với phần bị rám nắng.
- Rồi anh sẽ thấy thế nào, - Grigori nói vội vã, giọng chàng trở nên cứng rắn trong cơn bực bội, con người đang bị xua đến chỗ đánh giết nhau, anh chớ dính dáng vào làm gì? - Con người đã trở nên tồi tệ hơn cả loài sói độc. Bốn bề toàn một không khí hằn thù. Có lẽ bây giờ em mà cắn ai thì người ấy sẽ hoá dại ngay tức khắc.
- Thế mày đã có lần phải… giết người rồi à?
- Đã có! - Grigori gần như kêu lên rồi vo tròn cái áo sơ- mi ném xuống chân. Chàng đưa mắt nhìn sang chỗ khác và cứ lấy những ngón tay nắn bóp mãi chỗ cổ họng, tựa như muốn ấn cho bật ra những lời bị tắc trong cổ.
- Kể tao nghe đi, - Petro bảo Grigori nhưng lại tránh và sợ bắt gặp con mắt thằng em.
- Lương tâm giày vò em. Ở gần Lesnhiup em đã dừng giáo đâm chết một thằng. Trong lúc đang hăng… Mà không đâm cũng không được Nhưng vì sao em lại chém chết một thằng khác cơ chứ?
- Như thế nào?
- Còn thế nào nữa? Em đã vô cớ chém chết một con người để rồi vì nó, vì cái thằng chó đẻ ấy mà tâm hồn em bị ốm đau quặt quẹo. Thằng khốn nạn, đêm nào em cũng nằm mơ thấy nó. Không biết có phải lỗi ở em không?
- Mày chưa quen đấy thôi. Chờ đấy mà xem, rồi sẽ thấy như cơm bữa.
- Đại đội anh là đại đội bổ sung phải không? - Grigori hỏi.
- Sao lại bổ sung? Không đâu, chúng tao tới trung đoàn Hai mươi bảy.
- Thế mà em cứ tưởng đến tiếp viện chúng em.
- Đại đội chúng tao bị ghép vào một sư đoàn bộ binh nào đó. Bây giờ chúng tao đang đuổi theo trung đoàn ấy đây. Nhưng cùng đi với chúng tao cũng có một bộ phận bổ sung, người ta cắt đến chỗ chúng mày những thằng trẻ.
- À ra vậy. Thôi, chúng ta tắm cái đã.
Grigori vội vã tụt quần, rồi leo lên mặt đê, người rám nâu hơi gù nhưng cân đối. Petro thấy từ dạo hai anh em chia tay nhau đến giờ, thằng em anh ta đã già hẳn đi. Grigori duỗi thẳng hai tay, bổ nhào xuống nước. Làn nước đặc sánh màu xanh lá cây ập tới kín chỗ sau hai bàn chân Grigori rồi lại tản ra. Grigori bơi ra chỗ đám lính Cô- dắc đang cười khà khà ở giữa đầm, hai bàn tay vỗ xuống nước như âu yếm vuốt ve, vai di động lười nhác.
Petro hì hục mãi mới tháo xong cây thánh giá đeo sát người và bài kinh cầu nguyện khâu trong cái túi đựngười chúc phúc của mẹ. Anh ta nhét cái dây đeo vào trong chiếc áo sơ- mi rồi lần xuống nước, vẻ mặt vừa sợ vừa khó chịu. Đầu tiên Petro té nước lên cho ướt ngực ướt vai, sau đó ái chà một tiếng và ngụp xuống, bơi đuổi theo Grigori. Hai anh em bơi cách nhau một quãng, cùng sang tới khoảng bờ cát mọc đầy những bụi rậm ở bên kia đầm.
Thân thể được cử động nên Grigori cũng khuây khoả chút ít. Chàng vừa vươn tay bơi, vừa nói bằng một giọng cân nhắc, không còn sôi nổi như lúc nãy nữa:
- Rận cắn khắp người em. Lại thêm cái nhớ nhà. Bây giờ em chỉ mong được qua nhà một cái: nếu có cánh em sẽ bay đi ngay. Dù chỉ được nhìn qua một cái. Thế nào anh, ở nhà ra sao?
- Natalia nó về nhà ta rồi?
- Sao?
- Vẫn khỏe mạnh.
- Cha mẹ thế nào?
- Vẫn bình thường. Còn con Natalia thì nó vẫn đợi mày đấy. Nó cứ nhất định cho rằng mày sẽ lại về với nó.
Grigori bị sặc, chàng lặng lẽ nhổ chỗ nước vừa ộc vào miệng.
Petro quay đầu lại, cố nhìn vào mắt Grigori.
- Mày viết thư về nhà cũng nên có một câu hỏi thăm nó chứ. Có mày nó mới sống được.
- Sao Natalia lại thế nhỉ… Đã xé đôi còn muốn chắp vá lại hay sao?
- Người ta nói cũng đúng… Con người chỉ sống bằng hy vọng. Con bé ngoan lắm. Tính nết thì đứng đắn. Biết giữ gìn. Các chuyện lẳng lơ đĩ thoã, nó hoàn toàn không có chút gì.
- Natalia lấy chồng đi thì tốt hơn.
- Mày nói gì mà lạ!
- Chẳng có gì lạ cả. Chỉ có một con đường như thế thôi.
- Chuyện giữa hai đứa chúng mày với nhau, tao cũng chẳng can thiệp.
- Thế còn Dunhiaska?
- Nó có thể là một cô dâu được rồi đấy em ạ! Có một năm mà nó nhớn nhớn là, mày chẳng còn nhận ra được nữa đâu.
- Thật à - Grigori ngạc nhiên, vui hẳn lên.
- Thật thế đấy. Ở nhà sẽ cho nó về nhà chồng mà chúng mình chẳng được nhúng ria vào rượu cưới của nó đâu. Lũ khốn kiếp, có lẽ chúng nó đã giết chúng mình từ bao giờ rồi.
- Chuyện ấy thì cũng dễ thôi?
Hai anh em leo lên bãi cát rồi chống khuỷu tay nằm song song bên nhau, cùng phơi mình dưới nắng lúc nầy đã gay gắt. Miska Kosevoi bơi qua, nhô gần nửa người lên khỏi mặt nước.
- Xuống nước đi, Griska!
- Hượm đã, để mình nằm một lát.
Grigori vừa chôn một con bọ hung vào lớp cát xốp tơi vừa hỏi:
- Anh có nghe tin gì về Acxinhia không?
- Hồi chưa tuyên chiến, anh có gặp nó trong thôn.
- Còn về đấy làm gì nữa?
- Nó về nhà chồng lấy đồ đạc.
Grigori húng hắng ho rồi lấy sống bàn tay gạt cát vùi kín hẳn con bọ hung.
- Anh có nói chuyện với Acxinhia không?
- Chỉ chào hỏi qua loa. Coi bộ béo tốt phởn phơ lắm. Có lẽ ăn cơm nhà địa chủ cũng dễ chịu.
- Còn Stepan?
- Đến mẩu nến nó cũng để cho Acxinhia lấy. Không xảy ra một chuyện gì cả. Nhưng mày phải liệu liệu đấy. Phải để ý giữ mình. Anh em kể lại cho tao biết rằng một lần thằng Stepan say rượu, nó đã doạ: hễ cùng chiến đấu là ngay trận đầu nó sẽ cho mày ăn kẹo đạn ngay.
- À hà!
- Nó không tha thứ cho mày đâu.
- Em cũng biết.
- Con ngựa tao mua lấy đấy, - Petro nói sang chuyện khác.
- Ở nhà phải bán bò à?
- Bán mấy con hói. Được một trăm tám mươi rúp. Mua con ngựa mất một trăm năm mươi rúp. Tốt hơn con của mày. Mua ở Chutkan đấy.
- Thế lúa má như thế nào?
- Được mùa. Nhưng lại không được gặt đem về. Chưa kịp gặt đã bị xách cổ đi rồi.
Câu chuyện đã chuyền sang vấn đề cày cấy làm ăn nên không còn căng thẳng như lúc nãy. Grigori thèm khát nuốt lấy từng tin nhà. Giờ phút nầy, chàng hoàn toàn sống với những mẩu tin đó, và đã gần như chàng trai ngang bướng và chất phác trước kia.
- Thôi lạnh rồi, chúng mình mặc quần áo thôi, - Petro bảo em rồi phủi cát trên cái bụng ướt đẫm, người run run. Da lưng, da tay đã nổi gai ốc.
Bọn lính Cô- dắc kéo đàn kéo lũ ở đầm về. Stepan Astakhov đuổi kịp hai anh em ở dãy hàng rào ngăn khu vườn với sân trang trại.
Anh chàng vừa đi vừa chải bờm tóc xoã trước trán bằng một cái lược xương nhỏ, rồi nhét lại bờm tóc vào dưới lưỡi trai. Stepan tới ngang Grigori.
- Chào anh bạn!
- Chào anh, - Grigori dừng lại, nhìn Stepan bằng cặp mắt có phần ngượng nghịu, như hối lỗi.
- Còn chưa quên mình chứ?
- Gần như quên mất rồi.
- Mình thì không quên cậu đâu, - Stepan mỉm một nụ cười chế nhạo, rồi không dừng lại, vượt luôn lên trước bá vai một gã Cô- dắc đeo lon hạ sĩ đi phía trước.
Trời vừa tối thì trung đoàn nhận được của sư đoàn bộ mệnh lệnh truyền qua điện thoại, bảo phải tới ngay vị trí. Chỉ mười lăm phút, trung đoàn đã sửa soạn xong xuôi. Được bổ sung thêm quân số, đơn vị vừa đi vừa hát tiến ra lấp lỗ hổng mới bị kỵ binh Hungary chọc thủng.
Lúc chia tay, Petro dúi vào tay em một tờ giấy gấp tư:
- Cái gì thế nầy? - Grigori hỏi.
Anh chép cho mày một bài kinh cầu nguyện. Giữ lấy nhé…
- Nó có giúp được gì không chứ?
- Đừng có báng bổ, Griska!
- Em có báng bổ gì đâu.
- Thôi tạm biệt em. Mong em khỏe mạnh. Mà mày đừng có xông xáo lên trước những thằng khác làm gì. Thần chết nó vốn hay chọn những đứa quá hăng đấy? Ra đến đấy thì liệu mà giữ lấy mình? - Petro kêu to.
- Nhưng đã có bài kinh cầu nguyện rồi cơ mà?
Petro khoát tay.
Mọi người đi đến mười một giờ mà chẳng có biện pháp đề phòng gì cả Mãi sau bọn quản mới truyền cho các đại đội mệnh lệnh hành quân hết sức yên lặng, cấm hút thuốc.
Trên cánh rừng xa xa thấy bay vụt lên những viên đạn tín hiệu kèm theo những đám khói tím.
/232
|