Sáp Huyết

Chương 353: Lựa chọn (3)

/485


Mã Đạt Ba năm đó tất cung tất kính triều Tống. Nhưng chiếm cứ Quảng Tây nhiều năm, Mã Đạt Ba dựa vào địa lợi, khai thác mỏ vàng, giàu mạnh một thời. Mã Đạt Ba thế lực lớn mạnh, đối với triều Tống dần dần kêu căng lên. Lúc Lưu thái hậu đương quyền, triều Tống có Khiết Đan uy hiếp, sau có cha con Lý gia làm họa, trong nhất thời không quản được cha con Mã gia. Mặc cho Mã gia phát triển vững chắc, nhưng triều Tống và Mã thị bởi vậy trở mặt.

Triều Tống tuy vô lực xuất binh. Nhưng Mã Đạt Ba tự phong làm vương, chọc giận Ấp La phía nam.

Vốn Mã thị ở Quảng Tây, kẹp giữa Đại Tống và Ấp La, vẫn xưng thần đối với hai bên Đại Tống và Ấp La, tiến cống tài vật. Nhưng sau khi Mã Đạt Ba xưng làm vương, đối với triều Tống cũng ngạo mạn như đối với Ấp La.

Ấp La Vương tức giận, hưng binh đối với Mã Đạt Ba. Mấy năm trước bắt được Mã Đạt Ba. Mã Chí Thư tuy nghĩ nhiều cách cứu, nhưng Ấp La Vương vẫn chém Mã Đạt Ba. Mã Chí Thư con trai của Mã Đạt Ba tức giận, mấy lần dụng binh với Ấp La, nhưng không thành công. Bây giờ cầu xin triều Tống giúp, chỉ muốn mượn binh của triều Tống để báo thù cho cha.

Lúc Triệu Trinh nói tới chuyện này, nói rõ Mã Chí Thư, lại cũng là thầm cảnh cáo Địch Thanh chớ học theo Mã Chí Thư thân ở biên thùy, kiêu căng tự đại.

Địch Thanh trải qua nhiều năm sương gió, làm sao nghe không ra ý của Triệu Trinh, nhất thời trong lòng mờ mịt mất mát.

Triệu Trinh thấy Địch Thanh không nói, chỉ cho rằng hắn chịu thua, trong lòng thầm mừng, giọng chậm rãi nói:

- Địch Thanh, thật ra trẫm tin ngươi, nhưng chỉ có trẫm tin ngươi, bá quan không tin, trẫm cũng không nên khư khư cố chấp. Lần này Tây Hạ sai sứ thần Một Tàng Ngoa Bàng đến nghị hòa, thoạt nhìn có thành ý. Tống Hạ giao binh nhiều năm, bá tính ngao ngán chịu khổ, chuyện nghị hòa, vốn là thuận theo hành sự. Nếu ngươi thích, ta có thể bảo ngươi trao đổi chuyện nghị hòa.

Địch Thanh biết Triệu Trinh tạo lối thoát cho hắn, ý chính là, đem công lao nghị hòa tặng không cho Địch Thanh. Nhưng nghĩ tới chuyện cũ như khói, nghĩ tới những người Quách Tuân, Vương Khuê, Võ Anh, cắn răng nói:

- Thánh Thượng, thần vẫn không đồng ý nghị hòa với nước Hạ.

Triệu Trinh trong lòng tức giận, đứng lên nói:

- Địch Thanh, ngươi nói cái gì?

Địch Thanh trong lòng không thẹn, cũng không sợ hãi nói:

- Thánh Thượng, xin cho thần nói hết.

Thấy Triệu Trinh mặt trầm như nước, cũng không biểu lộ tâm ý, Địch Thanh nói:

- Thánh Thượng, thần chinh chiến tây bắc, cũng từng tự mình ám sát Nguyên Hạo, đã được gặp Nguyên Hạo. Nguyên Hạo người này có dã tâm, vẫn muốn lấy hết Quan Trung, thống nhất thiên hạ, tuyệt không hài lòng với thành quả trước mắt. Bây giờ Nguyên Hạo cầu hòa, theo thần thấy, có ba nguyên nhân....

Triệu Trinh lạnh băng băng nói:

- Có ba nguyên nhân nào?

Địch Thanh để ý tới không hài lòng của Triệu Trinh vẫn kiên trì nói:

- Nguyên nhân thứ nhất chính là Nguyên Hạo lấy lui làm tiến. Lúc này tây bắc Đại Tống đã thành Chúng Chí Thành, khó có cơ hội thừa cơ. Y đương nhiên biết hệ phòng thủ Đại Tống khiếm khuyết, đợi sau khi các tướng lĩnh Đại Tống này rời đi, lại chờ cơ hội xuất chiến.

Địch Thanh biết nói như vậy, không thể nghi ngờ là nghi ngờ gia pháp tổ tông, nhưng buộc lòng phải nói, lại nói:

- Nguyên nhân thứ hai chính là, liên tiếp mấy năm chinh chiến, không rời xa biên thùy, quân Tống dần mạnh, quân Hạ mất nhiều hơn được, lại không thể đánh thông tuyến Quan Trung. Lúc này tạm hoãn thế công, lấy nghị hòa để điều chỉnh sách lược, chỉ cần thời cơ tới, nhất định chính là lúc của bọn họ. Còn nguyên nhân thứ ba chính là, thần đã nhận được tin, Khiết Đan không biết tại sao, trở mặt với Nguyên Hạo, đã có tư thế dời binh tiến về phía tây. Nguyên Hạo chỉ sợ hai hướng bị địch, khó có thể chống đỡ, lúc này mới nghị hòa với Thánh Thượng. Đối phó Nguyên Hạo lòng muông dạ thú, chỉ có đuổi cùng giết tận, toàn lực tiêu diệt một đường, không thể chờ nuôi dưỡng sinh sôi, lại lớn mạnh. Thần đã thuyết phục Tán Phổ Thổ Phiên, ông ta đã nhận lời xuất binh. Cho dù Khiết Đan không xuất binh, chỉ cần Thổ Phiên dụng binh với nước Hạ, ta lại xuất binh tấn công. Cho dù không thể tiêu diệt nước Hạ, ít nhất cũng có thể lấy hết dãy Hoành Sơn. Hoành Sơn uốn lượn ngàn dặm, địa thế nói đơn giản không thua gì mười sáu châu U Vân. Chỉ cần có thể lấy Hoành Sơn, triều đình ta tiến công lui thủ, tây bắc có thể mất đi mối họa.

Thấy Triệu Trinh vẫn không nói, Địch Thanh tự đề nghị:

- Thánh Thượng, thần chỗ có hiềm nghi, nhưng không có thẹn với lòng, chờ lệnh tiếp tục được chiến đấu nơitây bắc...

Sắc mặt Triệu Trinh đột nhiên trầm xuống, quát:

- Đủ rồi, Địch Thanh. Bây giờ dân chúng chịu khổ, cả triều văn võ đồng ý nghị hòa, ngươi dám công kích tổ tông gia pháp, một mình làm ngược lại? Chẳng lẽ thật sự cho rằng văn võ bá quan, cũng không bằng một Địch Thanh ngươi? Ngươi nói ngươi hiểu Nguyên Hạo người này, có phải chính là châm chọc trẫm và bá quan có mắt như mù, không phân biệt thị phi?

Địch Thanh không ngờ mình luận bàn dài như vậy mà Triệu Trinh lại nghe ra ngược lại. Không khỏi kinh ngạc, cứng cỏi nói:

- Thánh Thượng, ngài nghe thần giải thích...

- Không cần nhiều lời, lui xuống!

Trong giọng Triệu Trinh tràn đầy uy nghiêm.

Địch Thanh còn định nói thêm, chợt thấy Tào hoàng hậu nháy mắt ra hiệu với hắn, lại thấy Triệu Trinh đang tức giận, thầm thở dài, thi lễ nói:

- Thần cáo lui.

Hắn xoay người ra ngự hoa viên, trong lòng tràn đây phiền muộn. Thầm nghĩ Triệu Trinh không hiểu khổ của biên thùy, không biết lòng của Nguyên Hạo, quyết ý nghị hòa, vậy Địch Thanh hắn nên làm thế nào mới phải?

Triệu Trinh thấy Địch Thanh bỏ đi, vẫn tức giận không thôi, đánh mạnh xuống bàn, oán hận nói:

- Trẫm nếu không phải nhớ tới giao tình với Địch Thanh. Hôm nay chỉ dựa vào chuyện hắn làm nhục gia pháp tổ tông, thì đã trị tội hắn rồi!

Tào hoàng hậu bên cạnh đứng lên, tự mình bưng chén trà cho Triệu Trinh, thấp giọng nói:

- Thật ra mấy năm trước, chẳng phải Quan gia đã từng nói, gia pháp tổ tông cũng không hẳn vậy, hơn nữa hệ thống pháp luật đầy khiếm khuyết nặng nề. Điểm này Quan gia sớm đã biết, Quan gia từng có ý biến pháp, chẳng phải là muốn nhằm vào những thiếu sót trước kia đấy sao? Địch Thanh nói ra ý của Thánh Thượng, vậy rất tốt. Vậy tại sao khi Địch Thanh nhắc tới chuyện này, Quan gia lại phản ứng mạnh như vậy?

Mũi Triệu Trinh thở ra khí lạnh, nói:

- Trẫm nói có thể, hắn nói không được! Những ngày này, đã có không ít thần tử nói Địch Thanh là phản, càng có người nói Địch Thanh thăng chức quá nhanh, khoe khoang quân công, nếu không hạn chế, chỉ sợ có ý phản.

Tào hoàng hậu thấy Triệu Trinh buồn bực như vậy, cười “khì” một tiếng:

- Quan gia, không ai rõ Địch Thanh hơn ngài, ngài nhất định biết hắn sẽ không phản, phải không? Mấy năm nay, thiếp vẫn chưa bao giờ quên chuyện cũ...

Lúc nói tới đây, sắc mặt Tào hoàng hậu có chút khác thường, nhưng rất nhanh ôn hòa như thường:

- Hôm nay thiếp gặp Địch Thanh, xem tướng mạo của hắn, nhìn làm việc, lại thấy đầy vườn sắc xanh, hắn lại nhìn như không thấy. Theo thiếp thấy, Địch Thanh rõ ràng là người đàn ông chung tình, chất phác và hiền lành. Loại người này, tuy có hùng tâm nghị lực, nhưng không có dã tâm khí ngạo, sẽ không phản.

- Nếu hắn không phản, vì sao cứ muốn tới tây bắc? Nếu không có ý phản, tại sao có người nói hắn là phản?

- Nhớ người xưa có câu, “cây cao đón gió lớn, đi nhanh hơn người dễ bị chê bai”. Địch tướng quân không qua khoa cử, từ thân nghiệp binh mà được vinh quang ngày nay, khó tránh khỏi có người không thuận mắt, vả lại hơn nữa gần đây có liên quan đến việc Quan gia muốn biến pháp...

Tào hoàng hậu từ tốn nói.

Triệu Trinh nhíu mày, hỏi lại:

- Địch Thanh chính là Địch Thanh, liên quan gì đến việc biến pháp?

Đôi mắt đẹp Tào hoàng hậu ngóng nhìn Triệu Trinh, ôn hòa nói:

- Thật ra có rất nhiều chuyện Quan gia đều biết. Quan gia có quyết tâm muốn biến pháp, không muốn dùng Lã tướng nữa. Nghĩ Lã tướng tuy ổn, nhưng đã tới cực vị, quyết tâm không muốn biến pháp. Quan gia muốn dùng Phạm Trọng Yêm, có người không hài lòng. Nhưng biết Phạm Trọng Yêm là người công chính, có tiếng thiên hạ, lòng vì nước, vua và dân điều biết. Nếu chửi bới Phạm Trọng Yêm, chỉ sợ rất nhiều người đều không tin. Bọn họ động không được Phạm Trọng Yêm, nhưng biết Địch Thanh và Phạm Trọng Yêm ở tây bắc, hợp nhau lại càng tăng thêm sức mạnh, giao tình không cạn. Nếu có thể xuống tay từ Địch Thanh , gièm pha thành công, chỉ sợ Phạm Trọng Yêm cũng liên can. Quan gia, lúc nãy nói, Địch Thanh người này tuyệt không có lòng phản, nếu hắn không có lòng phản, lúc nãy nói, cho dù kịch liệt, cũng chỉ là vì bá tính Đại Tống, vì giang sơn của Quan gia, không phải bất kính với Quan gia. Quan gia rất hiểu người này, kỳ thực những lời nói này, thiếp vốn nghe nhiều rồi. Nếu đã như vậy, chẳng lẽ Quan gia thật sự nhẫn tâm để một trung thần như thế bị hủy hoại bởi trong tranh đấu triều đình hay sao?

Triệu Trinh trầm tư thật lâu, thở dài nói:

- Ta chỉ giận hắn luôn làm nghịch ý ta mà thôi. Đúng rồi, Hoàng hậu, trẫm muốn biến pháp loại bỏ chỗ tệ nạn của triều đình, đã triệu đám người Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ, Phú Bật hồi kinh. Nhưng biến pháp là chuyện lớn, thời gian trước, Phạm Trọng Yêm dâng thư “mười chuyện điều trần” kiến nghị biến pháp bao gồm mười điều “ minh truất trắc, kìm nén kiêu hãnh, tinh tiến cử, lựa chọn quan chức, cùng công điền, nhiều dân nuôi tằm, dạy võ chuẩn bị, giảm lao dịch, thúc đẩy ân tính, trọng mệnh lệnh.”. Trẫm thấy nội dung nhắm vào chỉnh sửa cũng không tệ, rất là trọng tâm. Nhưng gần đây ngoại loạn chưa bình, lưu dân các nơi luôn gây chuyện, trẫm chỉ sợ đột nhiên biến pháp, làm thiên hạ rung chuyển, không biết Hoàng hậu có cách gì không?

Tào hoàng hậu xuất thân gia thế nhà tướng, kiến thức tinh thông, Triệu Trinh vẫn thường thương nghị việc triều chính với nàng.

/485

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status