Sao Đen

Chương 3: CUỘC HÀNH QUÂN TRONG HÒA BÌNH

/72


Sáng mồng 3 tháng 8 năm 1954, người ta thấy một đôi trai gái đứng chờ xe khách ở cây me còng gần đầu cầu Phủ Lỗ. Anh con trai mặc chiếc áo sơ mi màu be, quần tơ-rô màu gạch sẫm, chân đi săng đan da. Người con gái mặc áo cánh trắng, quần láng đen, cạp tóc dài. Hành lý của họ mang theo vẻn vẹn chỉ có chiếc làn xách tay, trong đựng mấy thứ lặt vặt cùng nải chuối tiêu cắt rời. Cách ăn mặc của họ có vẻ dân "phố huyện" hơn là người thành thị. Nghe cách xưng hô và những cái nhìn âu yếm xoắn xuýt của đôi trai gái, những người khách chờ xe biết ngay họ là một cặp vợ chồng.

Bên kia cầu là đồn Phủ Lỗ. Nghe nói cách đấy không xa còn có trụ sở của Uỷ ban giám sát đình chiến, và Phái đoàn Quân sự hai bên. Không khí vui tươi của những ngày hòa bình đầu tiên đã tràn ngập thị trấn này có thể đã làm cho việc gác sách của đám binh lính trong đồn trễ tràng hơn. Người ta nói chỉ có mấy ngày thôi mà đã có tới mấy chục bảo chính quân, nghĩa dũng quân trốn trại về nhà. Họ lo ở lại sẽ phải theo quân Pháp vào Nam Kỳ.

Mấy tên lính đen trắng lẫn lộn, không mang vũ khí từ bên kia cầu đi sang. Theo thói quen, mọi người chờ xe vội vàng mở túi lấy "tịt" ra cầm sán ở tay. Cặp vợ chồng trẻ cũng làng theo. Họ còn có thêm cả tờ giấy phép của lý trưởng xã Vân Lại cho đi án giỗ ở Hà Nội. Toán lính tới nơi, mọi người vội chìa giấy ra, nhưng bọn này vui vẻ xua tay:

- Tốt, tốt! Không phải xem. Hết chiến tranh rồi.

Chúng kéo nhau tới một tiệm ăn ở đầu phố.

Thế là chín năm trời rồi tôi mới lại trở về Hà Nội. Chiếc xe hàng lăn nhanh trên con đường nhựa láng bóng. Hai bên những cánh đồng hoang đầy cỏ dại trải ra ngút tầm mắt. Vùng trắng cứ gợi lại cho tôi cảm giác về một hành tinh chết khi đọc cuốn truyện cho trẻ con từ hồi nhỏ. Cứ vài trăm mét lại có một chiếc lô cốt cao lênh khênh với hàng lỗ châu mai như những con mắt đen ngòm nhìn chằm chằm ra xung quanh. Càng gần Hà Nội, đồn bốt càng dày, xe pháo càng lắm và đã có nhưng làng mạc xanh tươi. Xa xa đã thấy ống khói của nhà máy gạch Hương Ký dựng lên bầu trời. Tim tôi đập rộn khi cầu Long Biên hiện ra. Nhận ra vẻ lạ lùng và xúc động của tôi, chị Dung vội ấn khẽ vào lưng tôi và nói với tôi về chuyện may sắm!

Xuống Bến Nứa tôi cảm thấy thành phố nhỏ lại so với hồi tôi còn thơ ấu. Chị Dung gọi xích lô. Hai chúng tôi tới luộc gia đình cơ sớ ở ngõ Chân Cầm.

Một bà cụ gần bảy mươi tuổi ra mở cửa.

Nhận ra Dung, cụ vui vẻ đon đả:

- Các cháu đã ra đấy à. Bà mong mãi!

Chúng tôi vào nhà rất nhanh. Tôi còn bỡ ngỡ nhưng Dung thì đã quen thuộc lắm. Chị giới thiệu với với bà cụ.

- Lần này con mới đưa nhà con ra chào bà?

- Thế cháu rể của bà tên là gì?

- Con tên là Nghĩa ạ. - Biết thế để bảo cho trẻ nó biết nó gọi - Cụ quay vào nhà gọi đứa cháu nhỏ - Nguyệt à, đây là anh Nghĩa, chồng chị Dung cháu nhớ chưa?

Dung đưa tôi vào nhà trong để rửa chân tay thì cũng đến giờ hai vợ chồng bác Bách (con trai lớn của bà cụ) đi làm về. Thấy chúng tôi, bác trai reo lên vui vẻ:

- Cả nhà mong các cháu ra. Hòa bình rồi! Sắp giải phóng rồi, sung sướng quá? Theo báo đăng thì mồng mười tháng mười này quân Pháp sẽ rút hết mà.

- Vâng ạ. Chúng cháu về trước để chuẩn bị cho ngày ấy đấy ạ.

- Tôi biết, việc to lớn như thế không chuẩn bị sao được. Đã có chỉ thị cho các công đoàn và anh em công nhân viên chức trong các công sở phải đoàn kết đấu tranh giữ lại tài sản, thiết bị máy móc không cho chúng mang đi.

- Thằng Hai nhà tôi nếu còn sống chắc chuyến này được đoàn tụ gia đình đây!

Bà cụ hân hoan bộc lộ niềm mong đợi. Kẻ địch sắp cuốn gói nên mọi niềm vui sâu kín đều muốn bung ra hết. Ngoài đường người ta đã nói đến độc lập, đến giải phóng, đến cụ Hồ một cách công khai bất chấp lính kín hay cảnh sát, huống chi trong nhà, cơ sở của cách mạng suốt những năm kháng chiến.

Bữa cơm hôm đó rất thịnh soạn. Bác Cả còn mở rượu ra ép chúng tôi nâng cốc chúc mừng chiến thắng. Chúng tôi cũng uống một chút tượng trưng rồi xin cáo lỗi vì tối nay còn phải đi có chút việc. Mọi người thông cảm và khuyên chúng tôi nên về sớm. Lúc này không sợ mật thám bằng binh lính. Sắp rút đi nên chúng hay tranh thủ cướp bóc, bắt cóc đòi chuộc tiền, cưỡng bức phụ nữ, v.v...

Tối hôm ấy chúng tôi tìm đến nhà anh Ân tôi. Tôi vẫn còn nhớ ngôi nhà ở cuối phố Duvigneau anh chị tôi ở hồi năm 1949. Đáp tàu điện đến Chợ Hôm, chúng tôi xuống đi bộ tiếp. Không khí Hà Nội thật khác thường. Nhiều hiệu buôn lớn đã đóng cửa. Binh lính Pháp đổ ra đường phố, tụ tập đầy ở các "ba", các tiệm giải khát. Có thể chúng vui mừng được thoát chết vì cuộc chiến đã kết thúc. Cũng có thể chúng đi tìm những nguồn vui xả láng ở mảnh đất xinh đẹp mà chúng buộc lòng phải ra đi.

Cổng ngôi nhà 263 đóng kín. Cửa sổ trên các tầng lầu tối om không có ánh đèn. Tôi nhìn qua khe cổng thấy gian nhà phụ gần ga-ra có ánh điện. Sau một phút phân vân tôi bấm chuông. Bấm đến lần thứ ba lưới có tiếng của một người đàn bà nhiễn tuổi hỏi vọng ra:

- Ai hỏi gì đấy?

- Xin làm ơn cho tôi hỏi thăm một chút.

Đèn ga-ra bật sáng. Bóng người đàn bà chậm chạp bước ra:

- Ông hỏi ai? - Giọng bà ta hơi sẵng chứng tỏ bà không muốn tiếp chuyện. Ánh đèn chiếu từ đằng sau nên tôi không thấy rõ mặt.

- Bà làm ơn cho tôi hỏi thăm ông Phan Quang Ân còn ở đây không?

- Ông ta không có đây - Nói xong bà ta quay ngoắt vào không thèm mở cổng.

- Bà làm ơn... - Bà ta đã khuất vào khuôn cửa bên trong.

- Bỏ cuộc chăng? - Chị Dung hỏi nhỏ tôi.

- Không, tôi sẽ bấm chuông nữa, buộc bà ta phải tiếp chuyện.

Biện pháp quyết liệt của tôi quả là có hiệu lực. Người đàn bà quay ra với dáng điệu bực dọc thực sự.

- Đã bảo ông Ân không có ở đây mà còn bấm chuông mãi.

- Bà không mở cửa cũng được, nhưng xin cứ đứng lại cho tôi hỏi vài câu thôi. Nếu ông Ân vắng nhà thì cho tôi hỏi bà Ân hoặc con cái họ cũng được.

- Cả hai ông bà đều không còn ở đây nữa. Họ làm gì có con cái mà hỏi.

- Thế bà có thể chỉ giúp tôi địa chỉ mới của họ.

- Tôi không biết. Ông bà vắng nhà hơn một tuần nay và không cho tôi biết là đi đâu. Xin ông đừng hỏi gì thêm nữa.

Lần này bà ta quay vào một cách kiên quyết và tàn nhẫn.

Chúng tôi rất buồn. Mở màn chiến dịch đã có trắc trở.

- Mai chúng ta sẽ đến thẳng nhà ông Cự Phách để hỏi.

Tôi và chị Dung đành quay về Chân Cầm. Gia đình bác Bách vẫn ngồi chờ chúng tôi. Cả nhà lại quây quần trong phòng khám nói chuyện đến mlrời một giờ đêm.

- Bây giờ đã khuya, anh chị đi nghỉ kẻo mệt. Tôi đã thớt xếp căn buồng trên gác - Bác Bách tươi cười nhắc chúng tôi - Cứ tự nhiên như ở nhà, không kiêng kỵ gì đâu.

- Thôi đê cho nhà con ngủ trên ấy, con nghỉ dưới này với bà và em Nguyệt.

Bà cụ cười tủm tỉm:

- Tùy đấy. Chị Dung muốn nằm dưới này với bà cũng được.

Thế là chúng tôi thoát được một tình thế khó xử.

Hồi năm 1944 tôi nghe nói ông Cự Phách có hàng chục ngôi nhà ở Hà Nội, nhưng tôi chưa đến nơi nào ngoài ngôi nhà ông dành cho anh chị tôi. Nhà in Á Đông chỉ còn lơ mơ trong trí nhớ. Tôi đã đi dọc phố Hàng Bông để tìm và tôi đã nhận ra nó một cách dễ dàng. Một ngôi nhà không lớn lắm, có cửa sắt di động, có lối cho xe tải chạy thẳng vào xưởng. Tường chắn nóc còn hàng chữ nổi, lâu ngày mưa nắng làm hoen ố: Asie Orientale-Imprimerie1 (Nhà in Á Đông). Ngôi nhà cũng đóng của im ỉm.

Tôi bấm chuông. Một phút sau có tiếng chân bước và tiếng khóa cửa lách cách. Cánh cửa sắt hé mở. Một người đàn ông đầu hói, đeo kính lão xuất hiện.

- Chào ông. Xin ông làm ơn chỉ giúp tôi, đây có phải nhà ông Cự Phách không ạ? - Tôi lễ phép hỏi.

Người đàn ông nhìn tôi từ đầu đến chân.

- Anh quen ông ta à?

- Dạ không quen lắm, nhưng tôi có chút việc.

- Đây là xưởng in của ông nhưng ông ở chỗ khác và ít khi lại đây. Không phải ai muốn

gặp là ông ta tiếp đâu. Tôi không phải người tò mò. Tôi hỏi là để bày cách cho anh thôi.

- Xin cảm ơn ông. Tôi muốn gạp Luật sư Phan Quang Ân là con rể ông Cự Phách. Nếu ông biết địa chỉ nhà riêng, xin ông làm ơn chỉ giúp.

- Anh là thế nào với luật sư - Tôi là người bà con... là em ạ.

- Họ đi Sài Gòn cả rồi, thật đáng tiếc. Xử lý thường vụ của họ hiện nay là ông Lê Hàm ở 34B Hàng Đẫy.

- Vừa mới ký tên tên gọi thành lập Trung đoàn tử thủ cố đô xong mà đã đi nhanh thế. - Tôi cười làm cho ông già cũng cười theo.

- Họ xui người khác thôi còn họ có dám tử đâu mà thủ.

- Thưa ông, ông có biết địa chị của họ trong Sài Gòn không ạ?

- Buồng 115 Khách sạn Europe đường Ca-ti-na. Điện thoại 45276. - Ông già nhắc lại một lần nữa cho tôi ghi đầy đủ.

Tôi cảm ơn và chào ông.

Để xác minh lại tin tức trên, tôi tìm đến ông Lê Hàm và ông này cũng cho biết tương tự. Tôi còn hỏi ông thêm:

- Ngoài ra họ còn địa chỉ nào khác nữa không, thưa ông? Tôi nghĩ là địa chỉ này vẫn chưa phải là cố định.

- Đúng như vậy. Chắc là họ đang chọn mua hoặc thuê nhà riêng. Ngay từ hôm nay anh có thể điện cho họ biết và yêu cầu họ điện trả lời anh hàng ngày hoặc khi nào họ đổi chỗ. Ôi những người đó tìm họ có khó gì đâu. Vào sài Gòn anh có thể đến Tòa án tối cao. Đến trụ sở của Mặt trận Liên minh chống cộng, có thể tìm địa chỉ trong tập danh bạ các chủ tài khoản 9A42, 6B50, 3C16 ở nhà băng Đông Dương, cùng lắm thì anh đăng báo...

- Vâng. Tôi cứ hỏi phòng xa thôi chứ chắc là sẽ tìm thấy.

Tôi chào ông Lê Hàm và trở về báo cáo lại toàn bộ tình hình với chị Dung. Sự việc tuy không xảy ra đúng như điều mong muốn, nhưng cũng không phải là thất bại hoàn toàn.

- Công việc tìm anh Ân ở Hà Nội đã kết thúc. Chúng ta chuẩn bị bước thứ hai. Anh ở lại Hà Nội một mình chờ em ba ngày nhé. Cậu Đức cho phép em về thăm con một lần nữa. Em cũng muốn cả anh cùng đi, nhưng xét cho cùng thì sợ phía gia đình nhà chồng lại có chuyện này chuyện khác. Em mong anh thông cảm cho em nhé.

Đôi mắt dịu hiền của Dung nhìn thẳng vào mắt tôi và chị đã dễ dàng nhận được ở tôi một sự đồng tình hoàn toàn.

- Nghĩa hiểu ý Dung - Tôi nói nhỏ - Nghĩa muốn hỏi; anh ấy có hay ghen không?

- Ồ không, không đâu - Dung cười - Anh cứ yên trí.

Chỉ vắng chị có ba ngày mà tôi cảm thấy mình cô đơn trơ trọi quá. Mặc dù gia đình bác Bách rất nhiệt tình với tôi nhưng cũng không sao bù đắp được sự thiếu hụt này. Mặt khác, tôi cũng bồn chồn mong mỏi đến ngày về thăm mẹ và thăm chị tôi nữa. Lòng tôi cứ như lửa đốt. Tôi cố luyện tập giữ vẻ bình thản. Đôi lúc tôi cũng hòa vào dòng người ngoài đường phố để làm quen trở lại với cái dáng điệu thời học sinh và cố trút đi những cử chỉ thiếu tự nhiên của người mới ở rừng về. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy mình lúng túng vụng về quá.

Hôm cuối cùng tôi cứ ngồi ngong ngóng, thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa đến nỗi bé Nguyệt cũng phát hiện ra.

- Anh nhớ chị Dung quá hay sao mà trông anh thẫn thờ ra thế?

Tôi ngượng chín mặt nhưng vẫn chối:

- Đâu nào... anh cũng có mong thôi chứ không phải nhớ?

Bà cụ nghe hai anh em chuyện trò cũng phải bật cười.

Dung đã lên đúng hẹn. Nỗi vui mừng của tôi cũng làm cho chị đỏ mặt và cảm động. Tối hôm đó hai chúng tôi ra ngồi với nhau bên hồ Hoàn Kiếm, tôi mới thăm hỏi tình hình của gia đình Dung.

- Bố mẹ và các em vẫn được bình yên. Em cũng chưa dám nói là em phải đi nhưng hình như mẹ em cũng cảm thấy điều đó. Có lẽ em đã dặn đi dặn lại là ông bà, các cậu, các dì phải trông cháu ra sao, phải chú ý đến sự học hành của nó như thế nào mạc dù con bé mới một tuổi! Ôi em thương con quá anh ạ. Con mới xinh làm sao, ngoan làm sao. Nếu như anh gạp được con, em tin rằng anh cũng sẽ rất thương yêu nó. Con còn thơ dại quá, nó chưa biết mẹ đi xa, đi lâu, cử toét miệng ra cười trong lúc mrởc mắt em tràn ra. Hòa bình rồi, sắp giải phóng rồi, bố mẹ em cứ mong mỏi mẹ con bà cháu xum họp. Nhưng biết nói với người thân yêu của mình như thế nào để tất cả cùng hiểu như mình, cùng chia sẻ với mình. Anh ạ, ngay cái điều đó em cũng chưa thể làm được.

Qua ánh đèn mặt Dung đẫm nước. Tôi thấy quý chị vô cùng. Tôi thầm phục, trong con người mảnh dẻ dịu dàng đó đã chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm cao quý, bao nhiêu sức mạnh của lý trí, bao nhiêu sự tận tụy trưởng thành với Tổ Quốc. Tôi muốn cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của chị với một tấm lòng trong trắng của một người đồng chí, một người bạn để được cùng chung với chị nỗi riêng tư nhưng tôi không dám. Có thể do tính nhút nhát mà tôi đã chàng làm đlrợc một chút gì. Ngay một lời an ủi tôi cũng kllông tìm ra . Tôi thấy rằng tất cả những ngôn ngữ tốt đẹp nhất mà tôi có thể diễn đạt được cũng trở thành tầm thường, tllành vô nghĩa trước nỗi buồn của chị. Lâu lắm tôi mới nói được một câu:

- Dung ạ, nhất định một ngày nào đó chúng ta sẽ được gặp con. Nghĩa linh cảm thấy điều đó. Con vắng mẹ nhưng đã có bố. Thỉnh thoảng bố sẽ về thăm cũng bù đắp lại được một phần.

Không ngờ lời an ủi của tôi ở điểm này nó lại gợi nhớ đến một nỗi buồn khác. Dung ngước mắt nhìn tôi và như cố giấu một tình cảm chua xót:

- Nhưng bố mẹ luôn luôn ở bên nhau, có ai được về thăm con nữa đâu?

Câu nói của chị như nhắc nhở tôi về "nguyên tắc quy định" nhưng sự lẫn lộn giữa "thực và ảo" giữa "sân khấu và cuộc đời" làm cho tội thêm lúng túng. Hai đứa ngồi mãi đến lúc sương thu làm ẩm đôi vai áo mới trở về nhà.

Ngày 10 tháng 8 theo đúng lời hẹn của cậu Đức, hai chúng tôi lên đường về thăm quê. Xe ô tô khách chạy theo quốc lộ chừng bốn mươi ki-lô-mét thì chúng tôi xuống để đi bộ tiếp độ nửa giờ nửa. Đây đã là vùng mới giải phóng. Chúng tôi không gặp một sự cản trở nào. Không khí hòa bình lan tỏa vùng đồng bằng. Sau năm năm xa cách, hình ảnh quê hương tràn ngập tâm hồn tôi một niềm vui rạo rực. Tôi đã gặp những người làng đầu tiên. Họ đều ngỡ ngàng khi nhận ra tôi. Tôi đã trở thành một chàng trai vạm vỡ khác xa cái tầm vóc lêu đêu của một cậu học trò thuở trước. Chúng tôi bước vào sân, gọi mẹ mà mẹ tôi vẫn sửng sốt thẫn thờ chưa biết chắc là tôi.

- Mẹ ơi, con đây mà, Nghĩa đây mà.

- Trời ơi con tôi? Huệ ơi, Nghĩa nó về, Huệ ơi, em con về!

Mẹ tôi ôm lấy tôi và òa lên khóc. Mẹ quên cả hỏi đến người bạn đường của tôi.

- Mẹ ơi, đây là Dung, bạn của con mẹ ạ!

Mẹ tôi quay lại phía chị. Dung chào mẹ tôi:

- Con chào bác ạ.

- Chào con. Bác mừng quá, tha lỗi cho bác nhé. Vào nhà đi các con.

Mẹ dắt tay chúng tôi vào nhà. Cùng lúc ấy chị Huệ từ vườn sau chạy về.

- Chị Huệ!

- Nghĩa!

Dung đứng chứng kiến cảnh ba mẹ con tôi đều trào nước mắt trong niềm vui sum họp.

- Bây giờ con ở đâu hả Nghĩa? Mấy năm rồi mẹ bạt tin con. Năm ngoái mẹ nhận được thư cậu Đức nói con đã đi bộ đội. Cậu ghi cho cái địa chỉ. Chị con viết liền ba lá thư nhờ người ra vùng tự do gửi hộ mà chẳng thấy con trả lời.

- Con đi chiến dịch mẹ ạ. Vả lại địa chỉ của con cũng luôn luôn thay đổi. Chúng con mới ở chỗ cậu Đức con về đây. Cậu hẹn mại sẽ xuống thăm gia đình nhà ta đấy. Nhưng mẹ đừng nói chuyện này với ai mẹ nhé.

Mẹ tôi hơi ngạc nhiên:

- Có chuyện gì mà phải giấu mọi người hả con?

- Cậu Đức bây giờ "to" rồi. Gia đình nhà ta lại thuộc "tầng lớp trên", mình nói ra e không tiện cho cậu, thế thôi. Còn chuyện tình cảm riêng tư trong nhà thì chẳng có gì là bí mật đâu mẹ ạ.

- Thế bao giờ con lại đi, hay hoà bình rồi con ở nhà hẳn với mẹ.

- Con chỉ được ở nhà ba ngày thôi mẹ ạ.

Nét mặt mẹ tôi hơi buồn, nhưng bà vẫn nói:

- Nhìn thấy con được như thế này là mẹ mừng rồi. Con ở nhà với mẹ càng lâu càng vui, nhưng nếu có công việc mà con phải đi thì mẹ cũng yên tâm.

Có chị Huệ tíu tít thăm hỏi nên Dung cũng đỡ lúng túng trong cái không khí hội ngộ của mẹ con tôi.

Bấy giờ tôi nhìn kỹ lại mẹ tôi. Tóc mẹ đã bạc nhiều tuy nước da vẫn còn đẹp. Hàm răng đen nhưng nhức nhất còn nguyên vẹn. Ở tuổi đó mẹ tôi là người khỏe. Sau này tôi biết rằng mẹ tôi vẫn đi làm đồng ruộng như những bà nông dân đứng tuổi khác.

Chỉ có chị tôi là thay đổi nhiều. Từ một cô học sinh thành thị, quần trắng áo dài, qua mấy năm kháng chiến đã trở thành cô gái nông thôn thực sự. Chị búi tóc, mặc áo nâu gụ, quần láng đen. Đôi bàn tay chị chai ráp. Chị tôi cũng cày cấy lao động và chiến đấu trong đội du kích xã như nhiều cô gái vùng quê tôi. Đã có lúc mẹ tôi thương chị bảo chị vào Hà Nội tìm anh Ân tôi thế nào anh chẳng cưu mang cho học hành tiếp tục, nhưng chị tôi nhất quyết không đi. Tính chị tôi giản dị và rất khí khái. Ngoài tấm lòng yêu nước, yêu quê chị tôi rất thương mẹ nên không muốn sung sướng lấy một mình. Bây giờ chị đã ở tuổi hai lăm. Giá như những cô gái nông dân khác có lẽ đã chồng con từ lâu rồi. Chiến tranh đã làm lỡ dở nhiều số phận. Chị không phải là một cô gái xinh đẹp, nhưng khỏe mạnh, nước da bánh mật, khuôn mặt gọn gàng dễ coi. Chị ăn nói đậm đà có duyên và đã được lọc hành qua bậc trung học. Tôi cũng lo lắng nếu sau này cải cách ruộng đất, gia đình tôi trong diện địa chủ quan lại thì chuyện chồng con của chị sẽ ra sao? Tôi bỗng thương chị tôi quá. Chờ lúc chỉ có hai chị em, chị hỏi nhỏ:

- Em với Dung là thế nào với nhau đấy?

- Là bạn chị ạ! - Tôi cười - Bạn rất thân đấy!

- Chị cũng nghĩ là rất thân... Có thể còn hơn thế nữa kia! Chị thấy đẹp đôi lắm. Nếu có gì em nói cho mẹ và chị cùng vui với.

- Chị thấy đẹp đôi lắm à?

- Ừ đẹp lắm... Chị còn muốn nói Dung cũng làm cho chị mê rồi đấy!

- Dung hơn em một tuổi đấy chị ạ, với lại chị còn chưa có gì nữa là em!

- Một tuổi có đáng gì. Còn chuyện của chị thì em đừng lo, đừng bận tâm. Chị không lấy chồng đâu. Chị đi thì mẹ ở nhà một mình à?

- Em cứ mong chị lấy được một người chồng tốt để mẹ có chỗ nương tựa. Còn em thì ở xa, nay đây mai đó, em chưa biết là sẽ làm gì để đỡ đần mẹ khi đau ốm.

- Em cứ yên tâm. Những năm kháng chiến gian khổ thế là chúng mình vẫn qua được thì nay hoà bình rồi, có gì đáng ngại đâu. Chị sẽ thay em đảm nhiệm tất cả để em phục vụ Tổ Quốc.

Không biết chị Huệ có nói với mẹ tôi điều gì không mà nét mặt của mẹ tôi rạng rỡ hẳn lên. Mẹ tôi săn sóc chị Dung chu đáo thân tình và đôi lúc bà còn xưng mẹ nữa. Còn Dung thì như đã hoàn toàn chiếm được mối thiện cảm của gia đình tôi. Với bản tính dịu dàng tự nhiên, chị đã nhanh chóng tự chủ trong mọi lúc chuyện trò và tham gia rất khéo vào nhưng việc nội trợ.

Hôm sau cậu Đức đã về đúng hẹn. Cậu cũng chỉ đi một hình như kín đến giao nhiệm vụ cho chúng tôi trước đây. Mẹ tôi vui mừng đón tiếp cậu. Tôi cũng kín đáo báo cáo lại toàn bộ tình hình công việc của hai chúng tôi. Cật nghe chăm chú rồi vỗ vai tôi:

- Không có gì đáng thất vọng. Cháu sẽ tới đích.

Mẹ tôi trách cậu sao không đưa mợ và cháu về chơi cậu chỉ cười. Chờ lúc vắng cật mới nói nhỏ với mẹ tôi:

- Tôi về thăm chị và cháu nhưng là có việc đây. Chưa phải là lúc có thì giờ đi chơi đâu mà chị vội trách không đưa vợ con về.

- Việc gì thế cậu?

- Quan trọng làm. Nghĩa đã nói chuyện gì với chị chưa? Chưa à?... Thế thì để tôi nói với chị vậy.

- Cậu nói ngay đi có gì mà cứ úp úp, mở mở vậy. Có phải chuyện vợ con của cháu không?

- Còn to lớn hơn nhiều... Bây giờ nó là quân của tôi, chị rõ chưa? Tôi sẽ giao cho nó một công việc rất quan trọng. Nhưng chuyện này chỉ có chị và tôi biết thôi nhé.

- Vâng! - Mẹ tôi nhìn đam đăm vào đôi mắt của cậu.

- Chị cũng chẳng cần biết công việc gì, nhưng nó sẽ phải đi xa và đi lâu. Tôi biết chị chỉ có nó là con trai. Chị đã chờ đợi nó đến mỏi mắt sau bao năm chiến tranh. Mới hòa bình có vài ngày nó vừa về thăm nhà, tôi lại đẩy nó đi, tôi sợ chị buồn...

Cậu dừng lại nhìn mẹ tôi như để thăm dò. Nhưng mẹ tôi đã trả lời rắn rỏi:

- Người mẹ nào mà chẳng thương nhớ con. Cháu lớn rồi chứ còn là đứa trẻ nữa đâu mà tôi phải buộc nó vào thắt lưng của mình!

- Công việc này là hoàn toàn tự nguyện chị ạ. Cháu nó tự nguyện rồi, nhưng tôi lại muốn cả chị cũng tự nguyện nữa. Nếu chị không bằng lòng thì tôi sẽ hủy bỏ ngay kế hoạch, tất nhiên kế hoạch này là rất hay và rất quan trọng, ít người làm được.

- Nếu là điều rất hay, là điều rất quan trọng ít người làm được thì tại sao tôi lại phản đối?

- Tôi nghĩ cái điều chị quan tâm nhất là công việc này có nguy hiểm không mà chị chưa muốn hỏi tôi. Nhưng tôi có thể trả lời ngay là: có nguy hiểm. Trong chiến tranh, cháu nó đã vượt qua nhột trận đánh năm mươi nhăm ngày đêm ở Điện Biên Phủ, một trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến, thì tôi thấy nó đã đi một chặng đường nguy hiểm hơn nhiều đoạn đường chán sắp vượt qua. Chỉ có điều là cháu sẽ không thể thư từ gì về cho chị, nhưng tôi, tôi là người chỉ huy nó, tôi hứa thỉnh thoảng đến nói riêng cho chị yên tâm. Chị thấy thế nào?

- Cậu là em tôi, cậu coi nó như con, tôi tin là cậu chỉ dạy nó làm những điều tốt đẹp. Tôi rất yêu thương con tôi. Nó đi chiến đấu, tôi và chị nó ở nhà cũng hầm hố che giấu cán bộ, bộ đội, cũng nhiều lần vào sinh ra tử chống càn phá tề chứ có sợ gì hy sinh, gian khổ. Nếu nay con tôi được Tổ Quốc giao cho nhiệm vụ phải bước tiếp mà nó chẳng từ nan, thì tôi không bao giờ để nó nhụt chí. Tôi nói thế chắc cậu hiểu ý tôi chứ?

- Vâng. Tôi hiểu chị. Không phải bây giờ mà ngay từ thời thơ ấu tôi cũng đã hiểu tấm lòng của chị đối với mọi người, với cái chung và cái riêng. Chỉ xin chị giữ kín việc này vì nó ảnh hưởng tới thành bại của công việc. Có ai hỏi chị cứ nói cháu đi bộ đội. Nó ở đâu, làm gì, chị không biết. Chị giao người cho chính phủ, ai muốn biết cứ đi mà hỏi chính phủ.

- Cậu cứ yên tâm. Có bao giờ người mẹ lại muốn làm gì có hại cho con mình.

Cậu nhìn ra sân thấy tôi và chị Dung ngồi nhặt rau với nhan, cậu chỉ cho mẹ tôi:

- Chị thấy chưa , chúng nó dắt tay nhau vào nhiệm vụ, chị xem trên khuôn mặt chúng có một nét gì gọi là ưu tư ngần ngại không?

Mẹ tôi kéo sát cậu lại gần và lỏi nhỏ:

- Tôi thấy nó xoắn xuýt với nhau lắm. Không biết có nên cơm cháo gì không?

- Bây giờ thì chưa, nhưng biết đâu được sau này...

Câu hỏi của mẹ tôi lửng lơ và câu trả lời của cật Đức cũng lơ lửng khiến cho cả hai cùng bật cười vui ve.

Tối hôm đó cậll Đức trao nhiệm vụ tiếp cho chúng tôi. Mục tiêu tiếp cận của chúng tôi là không thay đổi. Cậu trao cho chúng tôi một bức thư về Hà Nội lĩnh tiền, giấy tờ và hành trang để bay đi Sài gòn. Sớm hôm sau cật Đức tạm biệt gia đình chúng tôi.

Khi bắt tay Dung và tôi, cậu dặn thêm:

- Cậu chúc các cháu lên đường tới đích và có nhiều chiến công. Là người chỉ huy, cậu hy vọng có lúc được gặp mặt các cháu giữa trận tiền. Lời khuyên đầu tiên của cậu là: "Dũng cảm và cảnh giác". Lần chia tay tạm biệt này cậu cũng nhắc lại: "Cảnh giác và dũng cảm".

Chúng tôi đứng nhìn theo bóng cậu dần khuất trên con đường quê. Ba ngày trôi đi nhanh chóng, tôi mới kịp đi thăm viếng vài người thân trong họ. Hai chị em tôi, hai mẹ con tôi lại phải chia tay nhau rồi.

Chính lúc này mẹ tôi lại không khóc, vẻ mặt xúc động nhưng vui vẻ:

- Mẹ sung sướng lắm, hạnh phúc lắm nếu như hai con cứ sóng đôi với nhau trên con đường công tác và cả trên đường đời nữa. Mẹ mong các con thành công và đừng bao giờ để mẹ phải mất đi niềm hy vọng lớn lao đó.

Dung ôm chặt lấy mẹ, nước mắt giàn giụa:

- Mẹ ơi, mẹ cứ tin rằng chúng con sẽ luôn luôn bên nhau như hôm nay đứng trước mặt mẹ và chị Huệ con.

Chị Huệ tôi cũng ôm ghì lấy chúng tôi.

- Không phải như hôm nay mà phải hơn nữa. Chị và mẹ đều mong thế đấy.

Tôi quay lại bắt gặp cái nhìn của Dung và hai đứa đều đỏ mặt.

Ôi tôi đã phải đóng một vai kịch thật khó khăn và đau khổ cho tôi biết nhường nào. Cả mẹ tôi và chị tôi đều chúng với tôi một ảo ảnh lộng lẫy Có ai biết là Dung đã có chồng có con đâu. Thật tội nghiệp cho nỗi mong đợi của mẹ tôi.

/72

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status