Sẵn đang ở bệnh viện, tôi kéo bằng được bố đi khám sức khoẻ tổng quát. Với điều kiện là tôi cũng phải khám chung. Tôi đã từng rất sợ khám bệnh, sợ bản thân sẽ phải nhận một kết quả không khả quan nào đó. Nhưng với việc đã phải trải qua cái chết một lần rồi, đôi khi cảm thấy cũng không còn đáng sợ đến thế.
Cầm phiếu kết quả trên tay, tôi thở phào. Cả tôi và bố đều không có vấn đề gì. Chỉ có điều, bác sĩ đã hỏi tôi một câu hỏi kỳ lạ: "Dạo gần đây cháu có bị ảo giác không?"
Tôi lắc đầu. Tôi không gặp ảo giác lần nào cả. Bác sĩ cũng không nói gì thêm. Chỉ bảo tôi bổ sung chất vì cảm thấy cơ thể tôi yếu ớt như không có sức sống.
Mẹ nằm viện một tuần nữa là được về, bà cũng đi lại nhẹ nhàng được nên đã đuổi tôi về nhà và bắt tôi quay trở lại trường học. Tôi cũng nghỉ học được một tuần rồi.
Trận chung kết sắp sửa diễn ra sau một ngày tôi đi học lại. Không khí quanh trường như lễ hội vậy. Thứ mọi người quan tâm nhất lúc này là bảng khảo sát bỏ phiếu xem đội nào thắng. Vì hai đội thuộc cả hai trường nên quy mô khảo sát lớn hơn nhiều. Người lập bảng là chủ tịch câu lạc bộ truyền thông trường bên, đăng lên gây ra cuộc thảo luận sôi nổi trên Confession của họ.
Học sinh bên đó đông hơn trường tôi nhiều, nên tỷ lệ thắng gây tranh cãi kịch liệt trong phần bình luận. Tôi nheo mắt lướt qua lướt lại. Linh vẫn thao thao bất tuyệt bên cạnh, trong khi Hoa thì chẳng nói lời nào.
Giang ngồi cạnh tôi, đăm chiêu. Tôi cảm nhận được sự thăm dò từ ánh mắt cô bạn, nhưng không dám mở lời.
"Gì thế hả?" Tôi lên tiếng trước.
"Mày với nó yêu nhau lúc nào mà tao ngồi cạnh chả biết cái gì thế?" Giang bày ra bộ mặt khó hiểu, như kiểu bị che mắt cái gì cũng không rõ.
"Nó che đậy kinh đến mức ngày nào cũng đi chung mà tao còn chẳng biết gì mà." Linh ấm ức.
"Tao còn ngày nào cũng ngồi cạnh nó đây này." Giang cãi lại.
Tôi biết thế nào cũng thế này mà. Bị tra khảo qua tin nhắn rồi mà giờ còn phải giải thích lại một lần nữa. Ngoài kia có vài tốp người, thỉnh thoảng đi qua liền dừng lại một lúc. Họ giả vờ như đang đứng bừa một hành lang để nói chuyện, nhưng làm sao giấu được ánh mắt cứ lấm lét nhìn tôi.
Tôi cảm giác như mặt mình sắp bị nhìn thủng đến nơi.
"Bọn họ không phải đến giờ mới qua đâu. Từ hôm thằng Đăng công khai, hôm sau bu kín đến lớp mình. Cũng may là mày không đi học nên đám người đó mất tinh thần hóng hớt, rút bớt đi rồi đấy." Linh xoay người trên ghế, tựa lưng vào mép bàn tôi.
Quân vừa từ ngoài bước vào, câu đầu tiên là đuổi Linh ra khỏi chỗ ngồi của cậu ta.
"Trả chỗ đi, vào lớp rồi."
Linh và Hoa ngúng nguẩy rời khỏi đó mà đi lên đầu lớp về đúng chỗ của họ. Quân hôm nay biểu hiện hơi lạ, đúng là có tránh mặt tôi. Không sao đâu, dù sao thì cũng mới bắt đầu, sẽ nhanh hết thôi.
Hôm nay lớp náo nhiệt quá mà Đăng lại chẳng đi học. Thầy Beo cho lớp nghỉ từ giữa giờ để bàn chiến thuật ngày mai, cổ vũ thế nào, nên chơi làm sao cho cháy...
Tôi nhắn cho Đăng một tin: "Anh đã được về nhà chưa?" Đăng phải ở ký túc xá trong suốt thời gian luyện tập. Dù nhà gần đó nhưng cũng không được về. Chỉ khi được nghỉ trong khoảng thời gian đó thì sẽ được về nhà trước một hôm.
Chúng tôi thoạt nhìn như cặp đôi yêu xa vậy. Không thể lúc nào gọi là có mặt lúc đấy được. Một tiếng sau Đăng mới trả lời. Anh vừa về nhà, con bé Hải Anh học cấp hai nội trú nên cũng chẳng có nhà, không khéo ở ký túc xá còn vui hơn. Anh than vãn là thế, tôi mới nói đùa: "Để em đến chơi cho đỡ buồn nhé?"
Không biết phản ứng bên kia thế nào, vừa đọc tin nhắn đó, Đăng liền gọi cho tôi. Giật nảy mình vì điện thoại rung, tôi vội tắt máy. Vẫn đang trong giờ học của ca sau, không phải thầy Beo dạy nên không được thoải mái như ca trước. Tôi đang dùng lén điện thoại trong giờ. Chứ trường có cho đem điện thoại đi học đâu...
"Tan học anh qua đón."
Tôi đứng hình, liền nhắn lại: "Ê ê, đùa mà."
Đăng không thèm trả lời lại luôn. Tôi tắt điện thoại. Còn 30 phút nữa là tan học rồi, làm sao mà đến kịp.
...
Đang soạn sách vở để về thì tin nhắn hiện lên: "Ra cổng luôn nhé. Anh nghe thấy tiếng trống rồi."
Khoé miệng tôi không tự chủ được mà tự động cong lên. Cơ mặt tôi hạnh phúc đến mức không thể giãn ra một cách bình thường. Để lại cho Hoa một câu: "Tao về với Đăng nên là không cần đợi nha." Cũng may hôm nay không đi xe của mình. Tôi chắc là đứa con gái duy nhất xách cặp ra cùng tốp với bọn con trai tốc độ nhất của lớp này.
Chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên xe, dưới bóng cây cổ thụ ngoài cổng trường. Thỉnh thoảng lại ngáp một cái, nhưng ánh mắt vẫn chăm chăm nhìn vào sân trường. Vừa thấy tôi, ánh mắt anh híp lại. Dù cách một lớp khẩu trang nhưng chắc chắn là anh đang cười. Đây là chàng trai ánh dương rạng ngời mà tôi bỏ lỡ ở kiếp trước, cũng là người mà đám con gái kia đã bỏ lỡ ở kiếp này, bây giờ là người của tôi!
Cũng chỉ là con người thôi, nhưng người làm chúng ta cười mỗi khi thấy họ chỉ có một.
Vì đã công khai nên chúng tôi không còn e dè ánh mắt của người khác. Đăng thành thục đội mũ, cài quai cho tôi. Không ngờ là mọi thứ sau khi công khai lại không hề khó khăn như tôi vẫn nghĩ. Có thể là tôi ám ảnh đa nghi quá nhiều thứ. Quỳnh không thèm đếm xỉa gì đến tôi. Nhưng cậu ta cũng chẳng nói chuyện với mọi người xung quanh như trước, bỗng dưng trầm tính đến kỳ lạ. Nhưng đôi lúc lại nhìn tôi, chỉ là nhìn thôi.
Đăng kể rằng sau khi nhận được tin nhắn kia của tôi, anh đã đi luôn lúc đó. Chỉ 25 phút sau đã có mặt ở đây. Gần hai chục cây số mà anh ta đi như điên vậy...
"Lần sau không được đi như thế đâu." Tôi bám lấy áo anh.
"Vâng, anh biết rồi."
Nắng chiều, tôi cùng Đăng đã đi qua con đường thị trấn này biết bao nhiêu lần. Mỗi lần lại một cảm giác khác nhau, hôm thì xao xuyến, hôm thì bồi hồi, hôm chất chứa bao niềm vui, hôm dồn nén bao tâm sự. Hôm nay lại là hạnh phúc, một sự bình yên trong tâm trí dường như đã quá xa xỉ rất lâu rồi tôi mới cảm nhận được.
Đứng trước cửa nhà Đăng, tôi tròn mắt nhìn anh dí tay tôi vào ô mật khẩu trên cánh cửa để lấy vân tay. Đăng xoa đầu tôi, nghịch ngợm làm phần tóc mái rối tung lên, cười hớn hở: "Nhà anh, nhà em. Sau này để anh bảo bố chuyển sang tên em nhé."
"Vớ vẩn." Tôi đá anh một cái cho chừa thói trêu đùa.
Tối nay tôi ở đây là sự thật. Thừa nhận rằng đã sống suốt mấy chục năm trước đó nhưng chưa từng ở qua đêm nhà con trai lấy một lần. Đây là lần thứ hai tôi qua nhà anh. Căn hộ tầng 8 của toà chung cư mới toanh ngay rìa thành phố, bố trí bày biện đơn giản không có quá nhiều đồ đạc. Chắc cũng do Đăng chẳng mấy khi ở nhà. Hải Anh thì chỉ kỳ nghỉ dài hơn một tuần mới về.
Vừa mở cửa nhà ra, sộc vào mũi một mùi gỗ mới, hắc hắc làm tôi suýt chảy nước mắt.
Đăng phẩy phẩy tay trước mặt tôi, hành động tưởng chừng là nhỏ nhưng lại tinh tế vô cùng.
"Đợt trước bố mới kêu người đến lắp vài nội thất mới. Có vẻ như ông sắp chuyển về đây thì phải. Anh vẫn còn chưa bóc nilon ở mấy cái bàn với tủ này ra nữa."
Sắp chuyển về đây sao? Bố của Đăng là người như thế nào nhỉ? Trước đó tôi chưa từng gặp. Đại khái trong đầu chỉ có ấn tượng về một người bố độc đoán không chịu ủng hộ con trai mình, đam mê kiếm tiền mà bỏ mặc Đăng ở đây suốt mấy năm.
Đêm tối mà chỉ có đôi nam nữ trẻ cô quạnh trong phòng, xin bạn đừng nghĩ linh tinh. Chúng tôi trong sáng vô cùng. Tôi đã đàm phán trước là sẽ ở hai phòng riêng, Đăng cũng rất thoải mái về điều đó.
Thực đơn tối nay là thịt chiên xù, đậu sốt cà chua và cà rốt luộc. Cà rốt luộc là tôi đòi. Đăng phải nhăn mặt vì anh nghĩ rằng không ai ăn cà rốt kiểu đó ngoài tôi.
Tôi đã xắn tay áo, chuẩn bị bắt tay vào nấu chính. Với tay nghề bao nhiêu năm tự nấu tự ăn, tôi tự tin là sẽ nấu bữa này nhanh gọn lẹ. Nhưng tên người yêu cố chấp này lại không để tôi động vào một thứ gì. Cứ đòi tự làm hết trong khi cách nhúng thịt vào bột còn không biết.
"Em ơi sao nó không dính?" Tôi nheo mắt nhìn.
Mở tủ lạnh, lấy ra hai quả trứng đập vào tô. Đăng khó hiểu trước hành động của tôi.
"Phải nhúng qua một lớp trứng trước thì mới lăn bột được. Đần."
"Ai lại bảo anh yêu của mình đần?" Đăng mở to mắt nhìn tôi thao tác. Nhưng vẫn không quên bắt bẻ.
"Eo, sến súa." Tôi chẹp miệng. Lúc chưa yêu nhau toàn nói chuyện kiểu như thế. Nghĩ lại cũng thấy vui vì đôi khi không có chuyện gì để nói thì chúng tôi có thể chửi nhau qua lại hết cả một buổi.
Tính tình của Đăng hoà nhã hơn hẳn, câu từ lúc nói chuyện cũng cẩn thận và dịu dàng hơn. Linh từng nói với tôi rằng con bé không thích cách nói chuyện của Đăng cho lắm, cảm giác hơi chảnh và thỉnh thoảng hơi khó nghe.
Có lẽ là như thế thật vì mới quen tôi cũng cảm thấy vậy... Nhưng giờ thì khác rồi.
Người con trai của gia đình, đang cố gắng nấu một bữa cơm hoàn chỉnh cho tôi. Dù hình ảnh yếu đuối cố né mấy giọt mỡ bắn làm tôi bật cười.
Đăng vừa né vừa đẩy tôi đứng cách xa ra, kẻo bị bắn.
"Đứng ra kia coi, bắn vào khuôn mặt xinh đẹp bây giờ."
Khiếp, ngày càng xu nịnh.
"Học đâu ra kiểu nịnh nọt thế hả?" Tôi tỏ vẻ chê bai.
"Mấy thằng bạn trong câu lạc bộ bảo phải thường xuyên khen bạn gái để hâm nóng tình cảm." Nhìn ánh mắt thật thà kia là biết được người khác bày cho rồi. Tuy từng có vài mối tình nhưng đều chóng vánh nên chắc hẳn chưa học được gì nhiều từ các giáo viên người yêu cũ.
"Noooo, nghe ghê lắm..." Tôi mạnh mẽ xua tay.
Tôi tiến tới, bấm nút giảm nhiệt độ, chiếc chảo dầu đỡ bắn hơn hẳn. Đăng theo đà bị tôi kéo áo đứng ngược ra đằng sau.
"Đi ra kia gọt cà rốt để luộc đi. Này để người ta làm cho."
Đăng tỏ vẻ không chịu.
"Nhanh lên, không đến đêm mới được ăn mất." Tôi nghiêm mặt. Anh đành tiu nghỉu đứng sang bên cạnh rửa cà rốt.
Chiếc ti vi khổ lớn lần đầu được bật. Căn nhà lâu lắm mới phát ra âm thanh của gia đình, thứ âm thanh vui vẻ những ngày sống một mình ở Hà Nội mà tôi luôn nhớ đến.
Cơm nhà và Conan... Tuy đã xem hết các tập nhưng bữa cơm là phải bật lên để tạo không khí, thỉnh thoảng mới đảo mắt lên nhìn.
Ăn xong, anh rủ tôi chơi trò chơi để quyết định xem ai là người rửa bát. Tôi ngạc nhiên vì nghĩ rằng anh sẽ tranh rửa như dự tính, ai dè...
"Trò gì?"
"Bây giờ anh hỏi em một câu, em phải trả lời linh tinh không đúng trọng tâm của câu hỏi. Biết trò đó không?"
À, hay thấy trò này trong mấy show của Hàn lắm nè.
"Được thôi." Ánh mắt tôi rực lên phần quyết thắng.
Câu đầu tiên, tôi qua ải. Trò này dễ ợt ấy mà.
"Đi biển không?"
"Anh yêu em." Đăng tủm tỉm cười tít mắt. Tôi đơ lấy vài giây. Tên này biết cách chơi quá.
...
"Ngày mai định đi mấy giờ?"
"Anh yêu em."
Tôi mím môi, hít một hơi xua tan vẻ ngại ngùng.
"Anh có yêu em không?"
"Anh yêu em."
Đăng cười tươi rói, dường như người bị troll là tôi mới đúng. Anh nhổm dậy, nâng hai má tôi lên mà hôn chụt một cái. Rồi tí tởn tự giác bê bát đi rửa.
Tôi sững sờ, cơ mặt giãn hết cỡ. Không hiểu sao khoảnh khắc lúc này lại nhẹ lòng đến thế.
Lịch trình buổi tối chỉ đơn giản là xem phim và đi ngủ. Nhưng chưa hết timeline xem phim, tôi đã ngủ gục trên vai Đăng từ lúc nào.
Sáng sớm, tiếng chuông báo thức kinh dị của iphone vang inh ỏi. Tôi trở mình, lăn một vòng trên giường mới dậy được. Rèm cửa được kéo kín, không một tia nắng nào lọt vào.
Tôi lờ đờ dụi mắt bước xuống giường. Sau khoảng 15 phút ở trong nhà vệ sinh, tôi uể oải bước ra ngoài, đưa tay lên ngáp một cái dài đến chảy cả nước mắt để chào ngày mới đầy năng lượng. Đăng đang hí hoáy làm gì đó ở bếp. Tôi chậm rãi lại gần. Thì ra là đang làm trứng ốp với bánh mì cho bữa sáng. Không ngờ anh lại là người chu đáo đến vậy.
"Ồ, trông ngon đó nha." Tôi mở cửa tủ bếp, lấy cốc rót nước.
Đăng để hai đĩa đồ ăn lên bàn cẩn thận rồi kéo tôi ngồi xuống ghế.
"Ăn hết nhé, hôm nay trời hơi nắng đấy, cẩn thận kẻo tụt huyết áp lăn ra thì khổ." Chưa gì mà anh đã doạ nạt tôi. Quả thật thời tiết hôm nay có chút nóng nực. Mới hơn 6 giờ sáng mà nắng đã chói lọi như treo trên đỉnh đầu.
Từ đây đến trường phải mất ít nhất 30 đến 40 phút đi xe máy. Nhưng để tiết kiệm năng lượng thì anh trai này không chịu đi xe máy. Sau 30 phút chuẩn bị, một lát đã có con xế hộp đứng trước sảnh nhà chờ chúng tôi. Tuy tiện ích taxi này vẫn chưa thực sự phát triển ở đây, vì người ta nghĩ rằng đi taxi sẽ phải tốn nhiều tiền lắm, nhưng thực tế là đi đoạn ngắn thì rẻ bèo ấy mà.
"Của anh chị 300 nghìn nhé." Tôi sững sờ. Ăn cắp hả cha nội? Đi ở Hà Nội còn không đắt như thế. Tuy là cũng hơi xa thật, nhưng mà đi có mỗi cung đường thẳng tắp.
Đăng cầm điện thoại quẹt mã một cách tỉnh bơ. Đúng là người vừa có gia thế tốt, vừa tự kinh doanh ra tiền. Ô mà cái quán kia anh ném cho ai quản lý rồi nhỉ? Chứ làm gì có thời gian.
Hôm nay là ngày quan trọng của Đăng. Tôi cũng sẽ cố gắng cổ vũ hết mình.
"Nhìn nè, hôm nay em đã đeo chiếc vòng anh tặng hôm Valentine đấy." Tôi giơ lên mặt dây chuyền hình giọt nước lấp lánh dưới ánh nắng vàng, bên trong có một chữ Đ được thiết kế tinh xảo, sống động như được nước thật bao quanh.
"Đáng lẽ phải đeo nó từ lâu rồi mới đúng." Đăng nói bằng giọng có đôi chút hờn dỗi.
"Muộn còn hơn là không bao giờ mà, đúng không?" Tôi toe toét.
"Nhìn người ta đeo từ bao đời rồi đây này." Đăng kéo sợi dây chuyền mảnh có chữ H trong cổ áo ra. Tôi quả thật không để ý đến điều đấy.
Tôi xụ mặt, cảm thấy có lỗi, chẳng nói chẳng rằng mà cúi xuống kéo kéo lấy vạt áo anh.
***
Hôm nay cả trường được nghỉ. Tất cả sự chú ý đều dồn về trận chung kết có một không hai này. Khu vực sân bóng được trang hoàng với cờ, biểu ngữ và bóng bay đủ màu sắc. Hai bên khán đài, học sinh ngồi chật kín, ai nấy đều mặc áo đồng phục của trường, vì nhà trường yêu cầu là như thế.
Một nhóm cổ động viên cầm những tấm biển lớn ghi tên hai trường hoặc những khẩu hiệu cổ vũ, liên tục nhảy múa, hò hét. Sân cỏ trường tôi vô cùng rộng lớn, gộp cả ba khu vực A, B, C vào thì vẫn đủ chỗ vô tư cho cổ động viên của hai trường. Trên sân, người người nô nức tiến về khu vực khán đài, trên tay đều buộc dây giống như nhận diện mình là người nhà của đội nào. Tôi lại gần quầy phát dây, đứng xếp hàng chờ đến lượt.
"Anh đâu có phải buộc dây, vào xếp hàng làm gì?" Tôi ngoái lại nhìn Đăng.
Không biết vừa lấy đâu ra, Đăng cẩn thận đội lên đầu tôi một chiếc mũ vải rộng vành.
"Nắng lắm, để anh dắt vô chỗ hậu cần ngồi, vừa có ô che, vừa nhìn rõ hơn nữa."
"Đã đi chôm được cái mũ ở gian hàng kế bên rồi. Không sao đâu, em còn phải ngồi với mấy đứa cùng lớp nữa mà."
Vừa lấy xong dây, của trường tôi là màu xanh lam đậm, cùng màu với áo của đội bóng, tôi nhẹ nhàng đặt lên cổ tay, rồi đưa ra trước mặt Đăng.
Anh hiểu ý, liền nâng nhẹ tay tôi, buộc lấy một chiếc nơ xinh xinh đậu ngay trên cổ tay nhỏ nhắn.
Như đã hẹn trước, mấy đứa lớp tôi đứng trước cổng vào. Bình thường không có cổng, nhưng trường đã tự dựng thêm cho tăng phần trịnh trọng, bên trên còn đặc biệt treo thêm tấm banner ghi dòng chữ: "Chung kết giải bóng đá nam Yên Hải lần thứ 20."
Trường năm nay làm màu ghê gớm. Nhìn xung quanh nào là cờ, nào là kèn, nào là hoa,... Chắc do tổ chức với trường bên nên phải thể hiện ưu thế cạnh tranh chăng?
Linh đang cười nói hô hô ha ha với mấy đứa khác, bị Hoa nhéo tay, ám chỉ về phía tôi. Linh liền quay ra, mặt mũi méo xẹo, lời nói có phần khoa trương:
"Đôi tình nhân này hú hí ở đâu mà giờ mới đến. Kể cả mày có ngủ nướng đến muộn thì cũng phải để cho siêu sao của bọn tao đến sớm chuẩn bị chứ." Linh chọc chọc vào má tôi.
Hoa thì nhẹ nhàng hơn, nói nhỏ vào tai tôi: "Hôm qua chúng mày ở chung đúng không?"
Tôi như bị bắt gian tại trận, tưởng chừng có khói nóng vừa xì ra khỏi hai lỗ tai. Xấu hổ không biết trốn đi đâu, tôi lắp bắp: "Sao... sao mày biết?"
"Tối qua mẹ tao có bảo tao chạy qua nhà mày, rủ mày sang ăn tối." Hoa thủ thỉ, giọng nhỏ vẫn đều đều.
Tôi ồ nhẹ một tiếng hiểu ra vấn đề. Linh và Hoa đúng là hai thái cực bù trừ, một âm một dương cân bằng lại cuộc sống của tôi. Một đứa thì thoải mái, vui vẻ, vô tư, đôi lúc có phần trẻ con. Một đứa như già trước tuổi, nhiều lúc còn suy nghĩ người lớn hơn cả đứa có tâm hồn thực sự trưởng thành như tôi, luôn dịu dàng, nói chuyện dễ nghe, tính cách có phần hơi nhạt nhẽo.
Nãy giờ nói chuyện với Hoa, tôi không để ý rằng Đăng đã phản bác lại Linh thế nào. Chỉ biết tình thế bây giờ là Lâm đang đối chất với Đăng để bảo vệ con bé kia thôi. Tôi bất ngờ, không biết từ khi nào mà hai đứa nó tiến triển nhanh đến thế. Có phải việc công khai của Đăng là cú hích khiến cho đôi này có thêm phần câu chuyện để tán gẫu với nhau không?
Tiếng loa thông báo tập trung đội bóng để chuẩn bị. Đăng nhẹ chạm vào đỉnh đầu tôi, đá lông nheo ý chào tạm biệt. Đám cổ động viên chúng tôi cũng lần lượt đi vào sau, được đặc cách đội nhà nên ngồi hai hàng đầu của dãy ghế. Linh hớn hở, kéo tôi và Hoa ngồi ngay ghế chính giữa, nhìn thẳng trung tâm sân bóng. Dãy ghế trung tâm là của các thầy cô ban giám hiệu hai trường, còn đối diện là cổ động viên Yên Hải II.
Tôi đảo mắt sang khu vực hậu cần. Đăng ngồi trên băng ghế, vẫn làm động tác quen thuộc, quấn băng một cách thành thục. Làm xong của mình liền giúp đỡ những người khác. Sau đó đứng dậy, chạy bước nhỏ tại chỗ một lúc để làm nóng người. Tôi tựa người vào ghế, thoải mái nhìn thiếu niên tràn đầy nhiệt huyết kia.
Tuổi trẻ là để gào thét đến khản cổ, là để rực cháy cho những giây phút thế này. Trận chung kết đã bắt đầu trong sức nóng của thời tiết lẫn không khí hội thao. Đại hội thể thao đã đi đến ngày cuối cùng rồi.
Trên đỉnh đầu tôi phát ra tiếng nói, tôi ngơ ngác quay lại.
Quỳnh ngồi chung với đám của Hiểu Vy, lâu rồi mới nghe thấy giọng điệu cười nói của cậu ta. Bình thường ngồi trong lớp là cậu ta im thin thít. Lần này người ta cũng chưa động gì đến mình, tôi thầm tự nhủ không được mãi mang ác cảm với người ta như vậy.
Cầm phiếu kết quả trên tay, tôi thở phào. Cả tôi và bố đều không có vấn đề gì. Chỉ có điều, bác sĩ đã hỏi tôi một câu hỏi kỳ lạ: "Dạo gần đây cháu có bị ảo giác không?"
Tôi lắc đầu. Tôi không gặp ảo giác lần nào cả. Bác sĩ cũng không nói gì thêm. Chỉ bảo tôi bổ sung chất vì cảm thấy cơ thể tôi yếu ớt như không có sức sống.
Mẹ nằm viện một tuần nữa là được về, bà cũng đi lại nhẹ nhàng được nên đã đuổi tôi về nhà và bắt tôi quay trở lại trường học. Tôi cũng nghỉ học được một tuần rồi.
Trận chung kết sắp sửa diễn ra sau một ngày tôi đi học lại. Không khí quanh trường như lễ hội vậy. Thứ mọi người quan tâm nhất lúc này là bảng khảo sát bỏ phiếu xem đội nào thắng. Vì hai đội thuộc cả hai trường nên quy mô khảo sát lớn hơn nhiều. Người lập bảng là chủ tịch câu lạc bộ truyền thông trường bên, đăng lên gây ra cuộc thảo luận sôi nổi trên Confession của họ.
Học sinh bên đó đông hơn trường tôi nhiều, nên tỷ lệ thắng gây tranh cãi kịch liệt trong phần bình luận. Tôi nheo mắt lướt qua lướt lại. Linh vẫn thao thao bất tuyệt bên cạnh, trong khi Hoa thì chẳng nói lời nào.
Giang ngồi cạnh tôi, đăm chiêu. Tôi cảm nhận được sự thăm dò từ ánh mắt cô bạn, nhưng không dám mở lời.
"Gì thế hả?" Tôi lên tiếng trước.
"Mày với nó yêu nhau lúc nào mà tao ngồi cạnh chả biết cái gì thế?" Giang bày ra bộ mặt khó hiểu, như kiểu bị che mắt cái gì cũng không rõ.
"Nó che đậy kinh đến mức ngày nào cũng đi chung mà tao còn chẳng biết gì mà." Linh ấm ức.
"Tao còn ngày nào cũng ngồi cạnh nó đây này." Giang cãi lại.
Tôi biết thế nào cũng thế này mà. Bị tra khảo qua tin nhắn rồi mà giờ còn phải giải thích lại một lần nữa. Ngoài kia có vài tốp người, thỉnh thoảng đi qua liền dừng lại một lúc. Họ giả vờ như đang đứng bừa một hành lang để nói chuyện, nhưng làm sao giấu được ánh mắt cứ lấm lét nhìn tôi.
Tôi cảm giác như mặt mình sắp bị nhìn thủng đến nơi.
"Bọn họ không phải đến giờ mới qua đâu. Từ hôm thằng Đăng công khai, hôm sau bu kín đến lớp mình. Cũng may là mày không đi học nên đám người đó mất tinh thần hóng hớt, rút bớt đi rồi đấy." Linh xoay người trên ghế, tựa lưng vào mép bàn tôi.
Quân vừa từ ngoài bước vào, câu đầu tiên là đuổi Linh ra khỏi chỗ ngồi của cậu ta.
"Trả chỗ đi, vào lớp rồi."
Linh và Hoa ngúng nguẩy rời khỏi đó mà đi lên đầu lớp về đúng chỗ của họ. Quân hôm nay biểu hiện hơi lạ, đúng là có tránh mặt tôi. Không sao đâu, dù sao thì cũng mới bắt đầu, sẽ nhanh hết thôi.
Hôm nay lớp náo nhiệt quá mà Đăng lại chẳng đi học. Thầy Beo cho lớp nghỉ từ giữa giờ để bàn chiến thuật ngày mai, cổ vũ thế nào, nên chơi làm sao cho cháy...
Tôi nhắn cho Đăng một tin: "Anh đã được về nhà chưa?" Đăng phải ở ký túc xá trong suốt thời gian luyện tập. Dù nhà gần đó nhưng cũng không được về. Chỉ khi được nghỉ trong khoảng thời gian đó thì sẽ được về nhà trước một hôm.
Chúng tôi thoạt nhìn như cặp đôi yêu xa vậy. Không thể lúc nào gọi là có mặt lúc đấy được. Một tiếng sau Đăng mới trả lời. Anh vừa về nhà, con bé Hải Anh học cấp hai nội trú nên cũng chẳng có nhà, không khéo ở ký túc xá còn vui hơn. Anh than vãn là thế, tôi mới nói đùa: "Để em đến chơi cho đỡ buồn nhé?"
Không biết phản ứng bên kia thế nào, vừa đọc tin nhắn đó, Đăng liền gọi cho tôi. Giật nảy mình vì điện thoại rung, tôi vội tắt máy. Vẫn đang trong giờ học của ca sau, không phải thầy Beo dạy nên không được thoải mái như ca trước. Tôi đang dùng lén điện thoại trong giờ. Chứ trường có cho đem điện thoại đi học đâu...
"Tan học anh qua đón."
Tôi đứng hình, liền nhắn lại: "Ê ê, đùa mà."
Đăng không thèm trả lời lại luôn. Tôi tắt điện thoại. Còn 30 phút nữa là tan học rồi, làm sao mà đến kịp.
...
Đang soạn sách vở để về thì tin nhắn hiện lên: "Ra cổng luôn nhé. Anh nghe thấy tiếng trống rồi."
Khoé miệng tôi không tự chủ được mà tự động cong lên. Cơ mặt tôi hạnh phúc đến mức không thể giãn ra một cách bình thường. Để lại cho Hoa một câu: "Tao về với Đăng nên là không cần đợi nha." Cũng may hôm nay không đi xe của mình. Tôi chắc là đứa con gái duy nhất xách cặp ra cùng tốp với bọn con trai tốc độ nhất của lớp này.
Chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên xe, dưới bóng cây cổ thụ ngoài cổng trường. Thỉnh thoảng lại ngáp một cái, nhưng ánh mắt vẫn chăm chăm nhìn vào sân trường. Vừa thấy tôi, ánh mắt anh híp lại. Dù cách một lớp khẩu trang nhưng chắc chắn là anh đang cười. Đây là chàng trai ánh dương rạng ngời mà tôi bỏ lỡ ở kiếp trước, cũng là người mà đám con gái kia đã bỏ lỡ ở kiếp này, bây giờ là người của tôi!
Cũng chỉ là con người thôi, nhưng người làm chúng ta cười mỗi khi thấy họ chỉ có một.
Vì đã công khai nên chúng tôi không còn e dè ánh mắt của người khác. Đăng thành thục đội mũ, cài quai cho tôi. Không ngờ là mọi thứ sau khi công khai lại không hề khó khăn như tôi vẫn nghĩ. Có thể là tôi ám ảnh đa nghi quá nhiều thứ. Quỳnh không thèm đếm xỉa gì đến tôi. Nhưng cậu ta cũng chẳng nói chuyện với mọi người xung quanh như trước, bỗng dưng trầm tính đến kỳ lạ. Nhưng đôi lúc lại nhìn tôi, chỉ là nhìn thôi.
Đăng kể rằng sau khi nhận được tin nhắn kia của tôi, anh đã đi luôn lúc đó. Chỉ 25 phút sau đã có mặt ở đây. Gần hai chục cây số mà anh ta đi như điên vậy...
"Lần sau không được đi như thế đâu." Tôi bám lấy áo anh.
"Vâng, anh biết rồi."
Nắng chiều, tôi cùng Đăng đã đi qua con đường thị trấn này biết bao nhiêu lần. Mỗi lần lại một cảm giác khác nhau, hôm thì xao xuyến, hôm thì bồi hồi, hôm chất chứa bao niềm vui, hôm dồn nén bao tâm sự. Hôm nay lại là hạnh phúc, một sự bình yên trong tâm trí dường như đã quá xa xỉ rất lâu rồi tôi mới cảm nhận được.
Đứng trước cửa nhà Đăng, tôi tròn mắt nhìn anh dí tay tôi vào ô mật khẩu trên cánh cửa để lấy vân tay. Đăng xoa đầu tôi, nghịch ngợm làm phần tóc mái rối tung lên, cười hớn hở: "Nhà anh, nhà em. Sau này để anh bảo bố chuyển sang tên em nhé."
"Vớ vẩn." Tôi đá anh một cái cho chừa thói trêu đùa.
Tối nay tôi ở đây là sự thật. Thừa nhận rằng đã sống suốt mấy chục năm trước đó nhưng chưa từng ở qua đêm nhà con trai lấy một lần. Đây là lần thứ hai tôi qua nhà anh. Căn hộ tầng 8 của toà chung cư mới toanh ngay rìa thành phố, bố trí bày biện đơn giản không có quá nhiều đồ đạc. Chắc cũng do Đăng chẳng mấy khi ở nhà. Hải Anh thì chỉ kỳ nghỉ dài hơn một tuần mới về.
Vừa mở cửa nhà ra, sộc vào mũi một mùi gỗ mới, hắc hắc làm tôi suýt chảy nước mắt.
Đăng phẩy phẩy tay trước mặt tôi, hành động tưởng chừng là nhỏ nhưng lại tinh tế vô cùng.
"Đợt trước bố mới kêu người đến lắp vài nội thất mới. Có vẻ như ông sắp chuyển về đây thì phải. Anh vẫn còn chưa bóc nilon ở mấy cái bàn với tủ này ra nữa."
Sắp chuyển về đây sao? Bố của Đăng là người như thế nào nhỉ? Trước đó tôi chưa từng gặp. Đại khái trong đầu chỉ có ấn tượng về một người bố độc đoán không chịu ủng hộ con trai mình, đam mê kiếm tiền mà bỏ mặc Đăng ở đây suốt mấy năm.
Đêm tối mà chỉ có đôi nam nữ trẻ cô quạnh trong phòng, xin bạn đừng nghĩ linh tinh. Chúng tôi trong sáng vô cùng. Tôi đã đàm phán trước là sẽ ở hai phòng riêng, Đăng cũng rất thoải mái về điều đó.
Thực đơn tối nay là thịt chiên xù, đậu sốt cà chua và cà rốt luộc. Cà rốt luộc là tôi đòi. Đăng phải nhăn mặt vì anh nghĩ rằng không ai ăn cà rốt kiểu đó ngoài tôi.
Tôi đã xắn tay áo, chuẩn bị bắt tay vào nấu chính. Với tay nghề bao nhiêu năm tự nấu tự ăn, tôi tự tin là sẽ nấu bữa này nhanh gọn lẹ. Nhưng tên người yêu cố chấp này lại không để tôi động vào một thứ gì. Cứ đòi tự làm hết trong khi cách nhúng thịt vào bột còn không biết.
"Em ơi sao nó không dính?" Tôi nheo mắt nhìn.
Mở tủ lạnh, lấy ra hai quả trứng đập vào tô. Đăng khó hiểu trước hành động của tôi.
"Phải nhúng qua một lớp trứng trước thì mới lăn bột được. Đần."
"Ai lại bảo anh yêu của mình đần?" Đăng mở to mắt nhìn tôi thao tác. Nhưng vẫn không quên bắt bẻ.
"Eo, sến súa." Tôi chẹp miệng. Lúc chưa yêu nhau toàn nói chuyện kiểu như thế. Nghĩ lại cũng thấy vui vì đôi khi không có chuyện gì để nói thì chúng tôi có thể chửi nhau qua lại hết cả một buổi.
Tính tình của Đăng hoà nhã hơn hẳn, câu từ lúc nói chuyện cũng cẩn thận và dịu dàng hơn. Linh từng nói với tôi rằng con bé không thích cách nói chuyện của Đăng cho lắm, cảm giác hơi chảnh và thỉnh thoảng hơi khó nghe.
Có lẽ là như thế thật vì mới quen tôi cũng cảm thấy vậy... Nhưng giờ thì khác rồi.
Người con trai của gia đình, đang cố gắng nấu một bữa cơm hoàn chỉnh cho tôi. Dù hình ảnh yếu đuối cố né mấy giọt mỡ bắn làm tôi bật cười.
Đăng vừa né vừa đẩy tôi đứng cách xa ra, kẻo bị bắn.
"Đứng ra kia coi, bắn vào khuôn mặt xinh đẹp bây giờ."
Khiếp, ngày càng xu nịnh.
"Học đâu ra kiểu nịnh nọt thế hả?" Tôi tỏ vẻ chê bai.
"Mấy thằng bạn trong câu lạc bộ bảo phải thường xuyên khen bạn gái để hâm nóng tình cảm." Nhìn ánh mắt thật thà kia là biết được người khác bày cho rồi. Tuy từng có vài mối tình nhưng đều chóng vánh nên chắc hẳn chưa học được gì nhiều từ các giáo viên người yêu cũ.
"Noooo, nghe ghê lắm..." Tôi mạnh mẽ xua tay.
Tôi tiến tới, bấm nút giảm nhiệt độ, chiếc chảo dầu đỡ bắn hơn hẳn. Đăng theo đà bị tôi kéo áo đứng ngược ra đằng sau.
"Đi ra kia gọt cà rốt để luộc đi. Này để người ta làm cho."
Đăng tỏ vẻ không chịu.
"Nhanh lên, không đến đêm mới được ăn mất." Tôi nghiêm mặt. Anh đành tiu nghỉu đứng sang bên cạnh rửa cà rốt.
Chiếc ti vi khổ lớn lần đầu được bật. Căn nhà lâu lắm mới phát ra âm thanh của gia đình, thứ âm thanh vui vẻ những ngày sống một mình ở Hà Nội mà tôi luôn nhớ đến.
Cơm nhà và Conan... Tuy đã xem hết các tập nhưng bữa cơm là phải bật lên để tạo không khí, thỉnh thoảng mới đảo mắt lên nhìn.
Ăn xong, anh rủ tôi chơi trò chơi để quyết định xem ai là người rửa bát. Tôi ngạc nhiên vì nghĩ rằng anh sẽ tranh rửa như dự tính, ai dè...
"Trò gì?"
"Bây giờ anh hỏi em một câu, em phải trả lời linh tinh không đúng trọng tâm của câu hỏi. Biết trò đó không?"
À, hay thấy trò này trong mấy show của Hàn lắm nè.
"Được thôi." Ánh mắt tôi rực lên phần quyết thắng.
Câu đầu tiên, tôi qua ải. Trò này dễ ợt ấy mà.
"Đi biển không?"
"Anh yêu em." Đăng tủm tỉm cười tít mắt. Tôi đơ lấy vài giây. Tên này biết cách chơi quá.
...
"Ngày mai định đi mấy giờ?"
"Anh yêu em."
Tôi mím môi, hít một hơi xua tan vẻ ngại ngùng.
"Anh có yêu em không?"
"Anh yêu em."
Đăng cười tươi rói, dường như người bị troll là tôi mới đúng. Anh nhổm dậy, nâng hai má tôi lên mà hôn chụt một cái. Rồi tí tởn tự giác bê bát đi rửa.
Tôi sững sờ, cơ mặt giãn hết cỡ. Không hiểu sao khoảnh khắc lúc này lại nhẹ lòng đến thế.
Lịch trình buổi tối chỉ đơn giản là xem phim và đi ngủ. Nhưng chưa hết timeline xem phim, tôi đã ngủ gục trên vai Đăng từ lúc nào.
Sáng sớm, tiếng chuông báo thức kinh dị của iphone vang inh ỏi. Tôi trở mình, lăn một vòng trên giường mới dậy được. Rèm cửa được kéo kín, không một tia nắng nào lọt vào.
Tôi lờ đờ dụi mắt bước xuống giường. Sau khoảng 15 phút ở trong nhà vệ sinh, tôi uể oải bước ra ngoài, đưa tay lên ngáp một cái dài đến chảy cả nước mắt để chào ngày mới đầy năng lượng. Đăng đang hí hoáy làm gì đó ở bếp. Tôi chậm rãi lại gần. Thì ra là đang làm trứng ốp với bánh mì cho bữa sáng. Không ngờ anh lại là người chu đáo đến vậy.
"Ồ, trông ngon đó nha." Tôi mở cửa tủ bếp, lấy cốc rót nước.
Đăng để hai đĩa đồ ăn lên bàn cẩn thận rồi kéo tôi ngồi xuống ghế.
"Ăn hết nhé, hôm nay trời hơi nắng đấy, cẩn thận kẻo tụt huyết áp lăn ra thì khổ." Chưa gì mà anh đã doạ nạt tôi. Quả thật thời tiết hôm nay có chút nóng nực. Mới hơn 6 giờ sáng mà nắng đã chói lọi như treo trên đỉnh đầu.
Từ đây đến trường phải mất ít nhất 30 đến 40 phút đi xe máy. Nhưng để tiết kiệm năng lượng thì anh trai này không chịu đi xe máy. Sau 30 phút chuẩn bị, một lát đã có con xế hộp đứng trước sảnh nhà chờ chúng tôi. Tuy tiện ích taxi này vẫn chưa thực sự phát triển ở đây, vì người ta nghĩ rằng đi taxi sẽ phải tốn nhiều tiền lắm, nhưng thực tế là đi đoạn ngắn thì rẻ bèo ấy mà.
"Của anh chị 300 nghìn nhé." Tôi sững sờ. Ăn cắp hả cha nội? Đi ở Hà Nội còn không đắt như thế. Tuy là cũng hơi xa thật, nhưng mà đi có mỗi cung đường thẳng tắp.
Đăng cầm điện thoại quẹt mã một cách tỉnh bơ. Đúng là người vừa có gia thế tốt, vừa tự kinh doanh ra tiền. Ô mà cái quán kia anh ném cho ai quản lý rồi nhỉ? Chứ làm gì có thời gian.
Hôm nay là ngày quan trọng của Đăng. Tôi cũng sẽ cố gắng cổ vũ hết mình.
"Nhìn nè, hôm nay em đã đeo chiếc vòng anh tặng hôm Valentine đấy." Tôi giơ lên mặt dây chuyền hình giọt nước lấp lánh dưới ánh nắng vàng, bên trong có một chữ Đ được thiết kế tinh xảo, sống động như được nước thật bao quanh.
"Đáng lẽ phải đeo nó từ lâu rồi mới đúng." Đăng nói bằng giọng có đôi chút hờn dỗi.
"Muộn còn hơn là không bao giờ mà, đúng không?" Tôi toe toét.
"Nhìn người ta đeo từ bao đời rồi đây này." Đăng kéo sợi dây chuyền mảnh có chữ H trong cổ áo ra. Tôi quả thật không để ý đến điều đấy.
Tôi xụ mặt, cảm thấy có lỗi, chẳng nói chẳng rằng mà cúi xuống kéo kéo lấy vạt áo anh.
***
Hôm nay cả trường được nghỉ. Tất cả sự chú ý đều dồn về trận chung kết có một không hai này. Khu vực sân bóng được trang hoàng với cờ, biểu ngữ và bóng bay đủ màu sắc. Hai bên khán đài, học sinh ngồi chật kín, ai nấy đều mặc áo đồng phục của trường, vì nhà trường yêu cầu là như thế.
Một nhóm cổ động viên cầm những tấm biển lớn ghi tên hai trường hoặc những khẩu hiệu cổ vũ, liên tục nhảy múa, hò hét. Sân cỏ trường tôi vô cùng rộng lớn, gộp cả ba khu vực A, B, C vào thì vẫn đủ chỗ vô tư cho cổ động viên của hai trường. Trên sân, người người nô nức tiến về khu vực khán đài, trên tay đều buộc dây giống như nhận diện mình là người nhà của đội nào. Tôi lại gần quầy phát dây, đứng xếp hàng chờ đến lượt.
"Anh đâu có phải buộc dây, vào xếp hàng làm gì?" Tôi ngoái lại nhìn Đăng.
Không biết vừa lấy đâu ra, Đăng cẩn thận đội lên đầu tôi một chiếc mũ vải rộng vành.
"Nắng lắm, để anh dắt vô chỗ hậu cần ngồi, vừa có ô che, vừa nhìn rõ hơn nữa."
"Đã đi chôm được cái mũ ở gian hàng kế bên rồi. Không sao đâu, em còn phải ngồi với mấy đứa cùng lớp nữa mà."
Vừa lấy xong dây, của trường tôi là màu xanh lam đậm, cùng màu với áo của đội bóng, tôi nhẹ nhàng đặt lên cổ tay, rồi đưa ra trước mặt Đăng.
Anh hiểu ý, liền nâng nhẹ tay tôi, buộc lấy một chiếc nơ xinh xinh đậu ngay trên cổ tay nhỏ nhắn.
Như đã hẹn trước, mấy đứa lớp tôi đứng trước cổng vào. Bình thường không có cổng, nhưng trường đã tự dựng thêm cho tăng phần trịnh trọng, bên trên còn đặc biệt treo thêm tấm banner ghi dòng chữ: "Chung kết giải bóng đá nam Yên Hải lần thứ 20."
Trường năm nay làm màu ghê gớm. Nhìn xung quanh nào là cờ, nào là kèn, nào là hoa,... Chắc do tổ chức với trường bên nên phải thể hiện ưu thế cạnh tranh chăng?
Linh đang cười nói hô hô ha ha với mấy đứa khác, bị Hoa nhéo tay, ám chỉ về phía tôi. Linh liền quay ra, mặt mũi méo xẹo, lời nói có phần khoa trương:
"Đôi tình nhân này hú hí ở đâu mà giờ mới đến. Kể cả mày có ngủ nướng đến muộn thì cũng phải để cho siêu sao của bọn tao đến sớm chuẩn bị chứ." Linh chọc chọc vào má tôi.
Hoa thì nhẹ nhàng hơn, nói nhỏ vào tai tôi: "Hôm qua chúng mày ở chung đúng không?"
Tôi như bị bắt gian tại trận, tưởng chừng có khói nóng vừa xì ra khỏi hai lỗ tai. Xấu hổ không biết trốn đi đâu, tôi lắp bắp: "Sao... sao mày biết?"
"Tối qua mẹ tao có bảo tao chạy qua nhà mày, rủ mày sang ăn tối." Hoa thủ thỉ, giọng nhỏ vẫn đều đều.
Tôi ồ nhẹ một tiếng hiểu ra vấn đề. Linh và Hoa đúng là hai thái cực bù trừ, một âm một dương cân bằng lại cuộc sống của tôi. Một đứa thì thoải mái, vui vẻ, vô tư, đôi lúc có phần trẻ con. Một đứa như già trước tuổi, nhiều lúc còn suy nghĩ người lớn hơn cả đứa có tâm hồn thực sự trưởng thành như tôi, luôn dịu dàng, nói chuyện dễ nghe, tính cách có phần hơi nhạt nhẽo.
Nãy giờ nói chuyện với Hoa, tôi không để ý rằng Đăng đã phản bác lại Linh thế nào. Chỉ biết tình thế bây giờ là Lâm đang đối chất với Đăng để bảo vệ con bé kia thôi. Tôi bất ngờ, không biết từ khi nào mà hai đứa nó tiến triển nhanh đến thế. Có phải việc công khai của Đăng là cú hích khiến cho đôi này có thêm phần câu chuyện để tán gẫu với nhau không?
Tiếng loa thông báo tập trung đội bóng để chuẩn bị. Đăng nhẹ chạm vào đỉnh đầu tôi, đá lông nheo ý chào tạm biệt. Đám cổ động viên chúng tôi cũng lần lượt đi vào sau, được đặc cách đội nhà nên ngồi hai hàng đầu của dãy ghế. Linh hớn hở, kéo tôi và Hoa ngồi ngay ghế chính giữa, nhìn thẳng trung tâm sân bóng. Dãy ghế trung tâm là của các thầy cô ban giám hiệu hai trường, còn đối diện là cổ động viên Yên Hải II.
Tôi đảo mắt sang khu vực hậu cần. Đăng ngồi trên băng ghế, vẫn làm động tác quen thuộc, quấn băng một cách thành thục. Làm xong của mình liền giúp đỡ những người khác. Sau đó đứng dậy, chạy bước nhỏ tại chỗ một lúc để làm nóng người. Tôi tựa người vào ghế, thoải mái nhìn thiếu niên tràn đầy nhiệt huyết kia.
Tuổi trẻ là để gào thét đến khản cổ, là để rực cháy cho những giây phút thế này. Trận chung kết đã bắt đầu trong sức nóng của thời tiết lẫn không khí hội thao. Đại hội thể thao đã đi đến ngày cuối cùng rồi.
Trên đỉnh đầu tôi phát ra tiếng nói, tôi ngơ ngác quay lại.
Quỳnh ngồi chung với đám của Hiểu Vy, lâu rồi mới nghe thấy giọng điệu cười nói của cậu ta. Bình thường ngồi trong lớp là cậu ta im thin thít. Lần này người ta cũng chưa động gì đến mình, tôi thầm tự nhủ không được mãi mang ác cảm với người ta như vậy.
/65
|