Quân Túy Trần Hương

Chương 1

/17


Đêm càng về khuya càng náo nhiệt. Trên đời này chỉ có một loại nghề như thế.

Kỹ viện.

Từ cổ chí kim, thứ nghề xác thịt bán rẻ tiếng cười này đã bị xem là trơ trẽn. Có không ít tiên sinh đạo học ngoài mặt thì châm biếm trong lòng lại mỉa mai. Bao đời quân vương băng hà đã mấy lần ban bố lệnh cấm kỹ phường chèo, nghiêm lệnh cho tất cả quan viên không được đi kỹ viện, nhưng nào biết càng cấm thì kỹ viện lại càng đông. Khắp đại giang nam bắc kỹ viện mọc lên nhan nhản, hễ chỗ nào có người ắt sẽ có kẻ mại dâm, không ngoài sáng cũng trong tối. Triều đình chứng kiến kỹ viện liên miên bùng phát bất chấp lệnh cấm thì cũng mắt nhắm mắt mở làm ngơ, ngẫu nhiên hạ chiếu lệnh cấm kỹ viện hòng trấn an những vị tiên sinh Nho giáo kia.

Cũng không biết từ khi nào, kỹ nam đã lặng lẽ ra đời. Thoạt đầu vẫn còn dựa vào kỹ nữ, nhưng tới khi thói nam sắc bắt đầu thịnh hành hệt ngựa đêm ăn cỏ thì bỗng chốc kỹ nam lan tràn đầy dẫy, cuối cùng tách khỏi kỹ viện và thành lập nam xướng quán. Tuy ra sao cũng không thoát khỏi một tiếng mại dâm, nhưng hiềm vì chữ “xướng” kia nghe không êm tai, âm lại vay mượn nên bên ngoài chỉ đề vỏn vẹn là nam quán. Phải nói nam quán đương thời nổi danh nhất là nằm trong thành Thượng Hòa.

Thành Thượng Hòa là chốn phồn hoa sầm uất, xưa nay vốn là nơi tụ họp trọng yếu của thương nhân, được mệnh danh là vàng rải khắp chốn. Còn có nhặt thường xuyên hay không thì không thiếu chi thương nhân có chút ít đầu óc bon chen xô bồ.

Mà ở đời, hễ chỗ nào tấp nập người đi kẻ lại thì hẳn nhiên bầu không khí cũng cởi mở hơn. Các thương nhân từ mọi miền nam bắc đến thành Thượng Hòa để buôn bán, bàn bạc chuyện làm ăn thường không ngoài ba chỗ là trà lâu, tửu quán và kỹ viện.

Trà lâu là chỗ cho ngày đầu hai bên diện kiến không biết nhau mấy, ít nhiều cũng phải giữ thể diện. Cần biết trong phương thức làm ăn buôn bán, ba phần là ở hàng hóa còn bảy phần là dựa vào danh dự. Mà cái danh dự này ngoại trừ người khác truyền miệng ra thì hình tượng bản thân cũng rất quan trọng. Cho dù là thương nhân đầy mùi tiền đi nữa, hễ được xông trong hương trà thoang thoảng cũng sẽ bớt vài phần tục khí rồi. Khi gặp nhau thì ấn tượng đầu tiên của đôi bên chính là bước đầu thành công trong giao thương.

Sau lần gặp mặt thứ nhất thì hai bên trở lại mặc cả. Đều quen biết nhau hết rồi, mà trên đời ít có nam nhân nào lại không hảo rượu háo sắc, vậy đối với đối tác chú trọng rượu ngon thì sẽ dời tới tửu quán vừa uống vừa đàm đạo. Hạnh Hoa tửu của thành Thượng Hòa nổi danh là loại rượu tinh chất thơm nồng. Còn như gặp đối tác không cần biết rượu ngon dở ra sao thì trực tiếp dẫn tới kỹ viện, đi tìm kỹ nữ quen biết giúp một tay, vậy thì chuyện buôn bán nhỏ nhặt tới đâu cũng hiếm khi nào không thành.

Cho nên mới nói, nếu có một ngàn việc giao thương thành công trong thành Thượng Hòa thì đã hết chín trăm khế ước là ký trên bàn rượu kỹ viện.

Chỉ có điều, sự tồn tại của kỹ viện dù quan trọng cỡ nào thì cũng không phải là loại nghề được ưa phô bày. Để thuận tiện cho việc trông coi, quan phủ đã dựng ra một nơi gọi là Giám phường. Chỉ cần các kỹ viện nộp thuế đúng hạn thì dù thường xuyên có chuyện kỹ nữ bị bức bách, quan lại cũng ngó lơ.

Vì vậy cứ sau nửa đêm, Giám phường lại trở thành chốn náo nhiệt nhất trong thành Thượng Hòa. Ở Giám phường hiện nay thì những nơi tấp nập nhất đang thuộc về ba kỹ viện — Mị Oa viện, Đông Đại viện và nam quán duy nhất trong thành Thượng Hòa. Vì thân phận kỹ nam còn ti tiện hơn cả kỹ nữ nên nam quán ngay cả danh xưng cũng không có, chỉ gọi theo địa danh là Thượng Hòa nam quán.

Tuy Thượng Hòa nam quán chỉ là một kỹ quán nhưng luận về quy mô thì hơn hẳn cả Mị Oa viện và Đông Đại viện hợp lại. Nhờ vào thói nam sắc đang thịnh hành nên nam quán cũng dần hưng thịnh lên.

Hôm đó lại tới lúc thắp đèn, hai đôi đèn lồng đỏ rực của Thượng Hòa nam quán được đem ra treo. Một bên ghi chữ “Thượng” và bên kia ghi chữ “Hòa,” ở giữa là phần trống hoác để biểu thị địa vị thấp hèn của kỹ nam.

Lý Mộ Tinh đi đến trước cửa, có hơi ngập ngừng đôi chút, y áp chế cơn gượng gạo xuống mới bước vào.

Đi vào cổng, tiếp đón y chỉ là tiểu sảnh vắng lặng, khắp gian quét tước gọn gàng ngăn nắp, không bài trí cầu kỳ gì, chỉ có vỏn vẹn bốn tiểu đồng mi thanh mắt tú đứng đợi. Thấy khách vừa bước vào, một tiểu đồng liền bước lên chắp tay thi lễ với Lý Mộ Tinh: “Vị đại gia này rất lạ mặt, xin hỏi lần đầu ngài đến đây phải không ạ?” Đừng tưởng tiểu đồng giữ cửa tuổi tác còn nhỏ vậy chứ đã sớm luyện thành nhãn lực già dặn rồi.

Thật sự Lý Mộ Tinh là lần đầu tiên đặt chân đến nam quán, vốn cứ tưởng vào cửa rồi sảnh đường sẽ lan tràn lời lẽ phóng đãng nhưng không ngờ chỉ có bốn tiểu đồng, y không khỏi ngơ ngẩn làm cho tiểu đồng kia nhận biết được. Lý Mộ Tinh thầm nghĩ nhãn lực tiểu đồng này quả thật lợi hại nhưng trên mặt không mảy may lộ ý gì, chỉ hơi lên giọng: “Bổn gia có hẹn với người ở Phương Tụy hiên, phiền tiểu ca nhi dẫn đường cho.”

Tiểu đồng kia khúc khích cười: “Đại gia khách khí rồi, bọn tiểu đồng chúng tôi đứng đây cốt là dẫn đường cho các vị đại gia đến đây mua vui. Nếu lần đầu đại gia đến chơi thì chắc không có ái nhân nào rồi, ngài có cần tiểu nhân đề cử không vậy?”

“Xin tiểu ca nhi dẫn đường cho.”

Lý Mộ Tinh không hảo nam sắc, vì sợ rầy rà nên y thuận tay dúi một lượng bạc vào tay tiểu đồng kia, mua cái yên ổn cho lỗ tai.

Tiểu đồng hiểu ý ngay, nhận bạc rồi xoay người dẫn đường, đoạn thầm thì: “Ra không có thị hiếu này sao? Tướng mạo tốt thế thật tiếc quá. Nếu chịu cười chút đỉnh thì không chừng mấy tiểu quan trong quán còn sẵn lòng dâng tiền túi chứ chẳng chơi.”

Y làm như không nghe thấy gì, đi theo tiểu đồng qua một cửa hông. Sau cửa hông là một hành lang rất trang nhã, ngoài hiên trồng vô số cây cảnh hoa lá, cành lá xum xuê lay động bao bọc khắp nơi. Dù không thấy người nhưng lại nghe lẫn trong dư âm đàn sáo ngân nga tiếng lả lơi, phía sau bụi hoa tỏa ra mùi hương phảng phất, ngay cả người quen thói trăng gió đã lâu cũng khó tránh sinh ra cảm giác khao khát động lòng.

Lý Mộ Tinh là một thương nhân, lúc nhỏ nhà rất nghèo nên y cũng không đọc sách nhiều lắm, miễn cưỡng có thể viết và làm tính chút đỉnh. Khi trưởng thành đến mười sáu tuổi, văn không thành mà võ cũng chẳng xong, y lại không chịu được việc cày cấy trồng trọt cực khổ nên nhận một chân trướng phòng ở chỗ làm ăn của người họ hàng xa. Có điều người bà con xa đó lại khắc nghiệt thậm tệ, chẳng những ghét bỏ Lý Mộ Tinh mà còn thích chửi mắng đánh đập y, tiền công cũng thường xuyên bị hắn khấu trừ.

Khi đó Lý Mộ Tinh vẫn còn niên thiếu niên sùng sục khí thế, đã mấy lần muốn phủi tay bỏ xó, nhưng tới lúc then chốt y lại dằn lòng làm sổ sách cẩn thận, kỹ càng tới độ dần dà tên họ hàng kia không còn chỗ nào đâm chọc bơi móc nữa. Qua hai năm, Lý Mộ Tinh đã học lóm được cách thức làm ăn của tên bà con xa. Y lén xoay vòng đồng vốn của hắn, rốt cuộc tự buôn bán lời được năm mươi lượng bạc.

Lý Mộ Tinh liền từ biệt tên họ hàng xa. Tên bà con đó thấy y rất có năng khiếu ghi sổ nên đã ăn chẹn trước hai tháng tiền công, mục đích là không muốn thả người đi, nhưng Lý Mộ Tinh không màng hai tháng tiền công đó mà đi thẳng một nước. Cho tới chết tên họ hàng đó cũng không biết Lý Mộ Tinh đã từng lén rút ngân lượng trong sổ sách của hắn, lần đầu tiên trong đời kiếm được đồng lời cho bản thân.

Dùng năm mươi lượng bạc này mà làm vốn quả thật thiếu nhiều lắm. Có điều chắc trời phú Lý Mộ Tinh có bản năng buôn bán cũng nên. Sau khi từ biệt tên họ hàng xa, Lý Mộ Tinh dùng hết năm mươi lượng bạc đi mua đặc sản của địa phương là lá trà. Y vác bao lá trà đi, dọc đường khất thực tới chỗ cách năm trăm dặm ngoài kia, giá trà mắc gấp bảy lần chỗ cũ, nhưng mấy trà lâu ấy đâu chịu mua lá trà từ một tên khất cái bình thường như y. Lý Mộ Tinh đời nào lại lặn lội tới đây chỉ nếm mùi thất bại? Vả lại y cũng tự nhủ, mình cũng chỉ mua loại trà thứ phẩm thôi, trà lâu cao cấp không chịu mua cũng là hợp lý.

Trong lòng Lý Mộ Tinh đã tính toán sẵn, y không sợ cực khổ lại một đường khất thực đi tiếp, cơ may sao gặp một quán trà đơn sơ bên đường liền bán một ít trà trong tay. Vì y hạ giá rất thấp nên tự nhiên có quán trà bằng lòng mua, cứ vậy đi tiếp, tới khi Lý Mộ Tinh đến nơi thì cũng bán gần hết bọc trà. Năm mươi lượng bạc kia đã tăng gấp bội thành một trăm lượng.

Dùng một trăm lượng này làm vốn thì vẫn còn quá ít. Lý Mộ Tinh xuất ra ba mươi lượng, trước hết mua một bộ áo thượng đẳng rồi mướn hai người hầu, trưng diện bộ dáng thiếu đông gia của hiệu buôn nào đó rồi tới gặp vị thương nhân về trà lớn nhất ở địa phương này. Y tỏ ra hiệu buôn của mình có một số trà hảo hạng, sẵn lòng nhượng lại chỉ với tám phần mười giá chợ. Vị thương nhân kia thấy Lý Mộ Tinh tuổi tác còn trẻ nên có chút coi thường. Nào ngờ hắn trò chuyện một hồi thì thấy cách ăn nói của y rất đỗi già dặn, lại hiểu biết cách làm ăn, thầm nghĩ giá cả số trà kia quả là hời nên trong lòng cũng có chút dao động. Hiềm nỗi tuy vị trà thương này có nghe qua tên hiệu buôn Lý Mộ Tinh nói, nhưng vì trước giờ không có làm ăn qua lại nên khó trách có chút đắn đo. Đương nhiên Lý Mộ Tinh đoán được suy nghĩ của đối phương, bèn ngỏ ý đưa trà tới trước, thấy hàng mới trả tiền sau, kẹt nỗi là nhân lực vận chuyển thì cần vị trà thương trả cho. Thương nhân nghe vậy thì cẩn thận tính toán trong bụng, dù hắn có xuất tiền chuyên chở đi nữa thì vẫn còn lời chán so với mua trà ở đây. Hơn nữa thấy hàng rồi mới trả tiền, rủi ro cũng ít hơn nên thương nhân vui vẻ nhận lời ngay.

Lý Mộ Tinh dẫn người của vị trà thương đó quay về quê nhà, an bài bọn họ nghỉ ngơi qua đêm, bản thân mình lại chạy đến hộ nhà nông quen biết trồng trà. Nhà nông này vốn là chỗ bán trà cho tên bà con xa của Lý Mộ Tinh, từ trước tới nay y luôn có giao hảo tốt với họ. Trước khi ra đi Lý Mộ Tinh đã giao kết với họ dành lại một lượng trà lớn, trong vòng một tháng y nhất định sẽ quay lại mua với giá cao hơn. Dù nói nhà nông kia đã ưng thuận nhưng trong lòng vẫn thấy thấp thỏm. Lần lựa không thấy Lý Mộ Tinh đâu, họ còn đang chuẩn bị đem bán nốt số trà này thì đúng lúc thấy y tới, chẳng những vậy mà giá cả nêu ra còn cao hơn nhiều so với bán cho tên bà con xa của Lý Mộ Tinh. Nhà nông trồng trà khấp khởi vô cùng vì đã gắng đợi thêm mấy ngày nữa, mau mắn mang số trà đã hứa ra. Lý Mộ Tinh viết khế ước rồi đem tới thôn bảo xác nhận, nói rõ là đưa trước năm mươi lượng, một tháng sau quay lại sẽ thanh toán hết chỗ còn lại. Sau khi chở hàng tới nơi, vị thương nhân kia thấy đúng là loại trà thượng thừa liền trả đúng số tiền, Lý Mộ Tinh quay lại thanh toán hết khoản còn nợ cho nhà nông kia.

Trong bao nhiêu khoản như vậy, ba mươi lượng bạc mua quần áo và thuê người, năm mươi lượng tiền đặt cọc, hai mươi lượng dùng cho lộ phí là hết thảy một trăm lượng tiền vốn, Lý Mộ Tinh lời được một ngàn ba trăm sáu mươi bốn lượng bạc.

Cả y cũng không ngờ tiền lời lại tới dễ dàng thế này. Thật ra là do mấy tên thương nhân bản địa đã đôn giá trà lên cao chót vót, ngầm quy định giá với nhau, hành động của Lý Mộ Tinh thật sự đã mích lòng tất cả hiệu trà nơi đây. Ngay sau đó y không dám nán lại lâu, tức tốc rời xa chỗ đất khách quê người này. Có đủ vốn trong tay rồi, y mở một cửa hiệu tạp hóa, không dám làm chuyện giao thương mạo hiểm kia nữa. Dần dà gầy dựng trong mười năm trời, cửa hiệu tạp phô nho nhỏ ngày ấy giờ được xưng là hiệu buôn danh tiếng của vùng Điền Tây

/17

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status