Quan Thần

Chương 2172: Tích tiểu thành đại

/2185


Bí thư quận ủy và Chủ tịch quận quận Hạ Mã giờ đây cũng đâu phải người của Hạ Tưởng.

Sau khi Giang Thiên rời khỏi Hạ Mã – Giang Thiên giờ là Ủy viên thường vụ thành ủy thành phố Yến kiêm Phó thị trưởng thường vụ - thì Bí thư và Chủ tịch quận đều do người khác đảm nhiệm.

Nha môn bằng sắt quan viên là dòng nước chảy, thay đổi nhân sự là thường tình nhưng hơi bất bình thường ở chỗ, sau khi Vu Phồn Nhiên rời khỏi thành phố Yến, sức ảnh hưởng của Hạ Tưởng có phần sụt giảm mà hậu quả trực tiếp chính là Bí thư và Chủ tịch quận quận Hạ Mã mới lại là người của phe bảo thủ.

May mà ở thành phố Yến vẫn còn một người là thân tín của Hạ Tưởng – đó là Chương Quốc Vĩ.

Chương Quốc Vĩ hiện là Thị trưởng thành phố Yến, kinh doanh mấy năm ở thành phố Yến cuối cùng cũng tháo gỡ cục diện nhưng vẫn chịu sự chi phối của Bí thư thành ủy Lục Nho - người của phe bảo thủ, may mà trong bộ máy thành ủy thành phố Yến vẫn còn người và sự móc nối của Giang Thiên nên phe bảo thủ chưa thể chi phối hoàn toàn đại cục.

Trong bộ máy thành ủy thành phố Yến, Giang Thiên hiện là Phó Thị trưởng thường trực và theo như suy đoán, nếu vài năm sau Chương Vĩ Quốc là Bí thư thành ủy thì Giang Thiên sẽ dễ dàng là Thị trưởng. Là thư ký của Trần Phong nhưng Trần Phong rời khỏi thành phố Yến bao năm mà Giang Thiên vẫn có thể duy trì được thế lực mạnh mẽ không ngừng vươn xa, ngoài năng lực bản thân không phải không có quan hệ, đồng thời không ai được biết chính là, Giang Thiên hiểu rõ, phần lớn vẫn là nhờ vào sự trợ sức của Hạ Tưởng.

Không có chỉ dẫn sáng suốt của Hạ Tưởng thì con đường thăng tiến của Giang Thiên ở thành phố Yến chỉ dừng ở Phó giám đốc sở, làm sao mà mở mày mở mặt với cái chức Phó thị trưởng thành phố Yến như bây giờ? Sức ảnh hưởng của Trần Phong tại thành phố Yến đã mất rồi chỉ dựa vào cái uy sót lại của Trần Phong, Giang Thiên chỉ sợ sau khóa ở Hạ Mã sẽ lùi về tuyến thứ hai.

Giang Thiên… cũng là một trong những thành viên trong tổ chức chính trị bí mật của Hạ Tưởng, đương nhiên, Chương Quốc Vĩ cũng không ngoại lệ.

Hạ Mã kể từ sau khi Giang Thiên đi rồi, lại trải qua mười mấy năm quản lý tiếp nối Hạ Tưởng, cuối cùng lại chuyển vào tay kẻ khác mà kẻ nắm giữ lại là phe bảo thủ.

Bí thư quận Từ Chí Cường và Chủ tịch quận Ngụy Kỳ Tài đều là người thân tín của Lục Nho.

Lục Nho thuộc phe bảo thủ lâu dài nhất ở thành phố Yến, sau mười mấy năm ở TP Yến cuối cùng cũng ngồi vào cái ghế Bí thư thành ủy, tự nhiên đưa thân tín của mình lên. Trong việc bổ nhiệm quận ủy quận Hạ Mã, khi mà hội nghị thường vụ thành ủy thảo luận đã từng xảy ra tranh cãi kịch liệt, cuối cùng Lục Nho vẫn là người thắng cuộc đẩy được người của mình vào những vị trí cốt cán với cách làm cứng rắn và độc tài khiến rất nhiều người bất mãn.

Trong đó có cả Chương Quốc Vĩ.

Nhưng Chương Quốc Vĩ đâu dễ nhượng bộ, trong bộ máy chính quyền cũng liên tiếp đề cử mấy người của mình, Lịch Phi cũng nằm trong số đó.

Lịch Phi vẫn luẩn quẩn trong cơ quan công an lần này được Chương Quốc Vĩ dốc sức giúp đỡ, cuối cùng có thể rời khỏi cơ quan công an làm ủy viên Thường vụ quận ủy kiêm Phó chủ tịch thường trực quận, xem ra rảo bước trên con đường thênh thang rồi.

Trên chính trường luôn luôn chú ý cân bằng nhưng trong cân bằng cũng phải thiên lệch để luôn có một bên ưu thế hơn chiếm thế chủ đạo. Và cơ cấu quận Hạ Mã bây giờ rõ ràng là Lục Nho chiếm ưu thế còn Chương Quốc Vĩ lại lép vế.

Nhưng Chương Quốc Vĩ cũng không cam tâm, mặc dù Lục Nho là cấp trên còn ông ta chỉ là cấp phó, hơn nữa kinh nghiệm đấu tranh chính trị phong phú nên cũng không sợ đối đầu với Lục Nho, ngược lại còn rất vui vẻ tranh đấu với Lục Nho.

Tính Lục Nho ưa mềm mỏng, nóng nảy thì có thừa mà mưu mô thì chưa đủ, mà cứ đấu với Chương Quốc Vĩ mánh khóe vô kể; sách lược và chiến thuật cũng không sâu sắc bằng Hạ Tưởng, thậm chí có lúc y để đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn nào. Lục Nho tuy là Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, lại là Bí thư, rõ ràng là cấp trên của Chương Quốc Vĩ nhưng trên thực tế rất mỏi mệt vì phải chịu sức ép từ Chương Quốc Vĩ.

Chương Quốc Vĩ không nuốt trôi được cục giận ở Hạ Mã, theo ông ta thì Hạ Mã là chốn Chủ tịch Hạ thăng tiến mà khi tới tay ông ta lại để rơi vào phe bảo thủ chứng tỏ ông ta bất tài, có nói gì thì cũng phải giành lại bằng được Hạ Mã không thì sẽ bị Chủ tịch Hạ coi thường.

Trong lòng Chương Quốc Vĩ, một trận chiến bảo vệ quận Hạ Mã vừa mới hình thành thì nghe đâu Hạ Mã sắp sửa triệu tập một cuộc họp quan trọng và ông ta biết cơ hội đã tới.

Hơn nữa còn là cơ hội trời ban.

Nhưng Chương Quốc Vĩ không ngờ kế hoạch của ông ta còn chưa được thực thi thì Hạ Tưởng tình cờ gặp cụ già ngoài bảy mươi nhảy sông tự vẫn, rồi sau đó các chuyện khác liên tiếp xảy ra.

Hạ Tưởng lúc này cũng chưa rõ việc cụ già nhảy sông tự vẫn sẽ dẫn tới hậu quả gì tiếp theo, hắn chỉ ngờ ngợ, quận Hạ Mã chắc chắn đã ra một loạt các biện pháp đề phòng, đề phòng quần chúng phản ánh lên cấp trên, hộ bị cưỡng chế di dời, nhân viên ba không (Không kế sinh nhai, không khả năng làm việc, không có người giám hộ hợp pháp) và những "phần tử mù" (kém hiểu biết, phần tử kích động) chạy loạn nói lung tung; không chỉ là vì Hạ Mã sắp triệu tập một cuộc họp quan trọng mà là vì đại hội mười tám sắp tới, thành phố Yến lại là cửa ngõ phía nam của Bắc Kinh nên từ lâu đã sợ bóng sợ gió mà trông gà hóa cuốc

Từ tháng năm tháng sáu, thành phố Yến bắt đầu cấm bắn pháo hoa trong toàn thành phố - triệu tập cuộc họp mang tính chất lịch sử quốc gia vốn là việc tốt nhưng lại không dám để dân chúng bắn pháo hoa chào mừng sự kiện trọng đại này thì buồn cười thật – đồng thời còn thu cả súng lục mô hình trên phạm vi toàn bộ thành phố, cài những trinh sát hoàn toàn mới kín đáo kết hợp cùng lực lượng bảo vệ thành phố Yến nhằm ngăn chặn mọi phát sinh cho đại hội mười tám.

Nên Hạ Tưởng mới hỏi người cảnh sát trẻ này như thế.

Phòng Chu Tự - tên người cảnh sát trẻ, cái tên rất nho nhã nhưng lại là người không có đầu óc, ỷ mình có gia có thế mà tự cao tự đại ở Hạ Mã, thậm chí còn coi thường ngay cả anh công an hàm nhất Lịch Phi năm nào, cũng là do dượng y là Chủ tịch Ngụy Kỳ Tài.

Hạ Tưởng vừa hỏi, Phòng Chu Tự liền trừng mắt:

- Ông làm gì ở đâu? Trình giấy tờ tùy thân.

Lời Phòng Chu Tự nói có lẽ do bệnh nghề nghiệp hoặc do quen thói ỷ thế ở Hạ Mã này, bước lên trước một bước, chìa tay ra… Mà Hạ Tưởng đường đường là Chủ tịch tỉnh chứ không phải là cán bộ cấp sở bình thường nên không phải ai cũng có thể lại gần được.

Phòng Chu Tự vừa chìa tay ra Tống Lập loáng cái đã giơ tay ngăn lại, vừa nắm lấy tay Phòng Chu Tự vừa lạnh lùng nói:

- Đừng lại gần!

Phòng Chu Tự mới làm nhiệm vụ chưa lâu, khả năng còn hạn chế nên chưa thể nhận ra tài nghệ của Tống Lập, tay bị giữ lại rất đau, chỉ ú ớ kêu lên mấy tiếng:

- Buông ra, mau lên! Đau quá!

Chưa dứt lời, Tống Lập vừa kéo lại rồi đẩy nhanh ra xa khiến Phòng Chu Tự té nhào ra ngoài.

Phòng Chu Tự còn đi cùng mấy người nữa, vừa thấy Phòng Chu Tự bị đánh bèn nổi giận, bước lên trước định ra tay. Lư Nghĩa thấy thế bèn bước lên một bước cùng Tống Lập chuẩn bị ra tay trừng trị bọn tép riu nhưng chưa kịp ra tay thì bất ngờ lại phát sinh.

Mọi người chứng kiến đều nổi giận.

Một ai đó đã hét một câu:

- Dám vô lễ với Bí thư Hạ, cho nó một trận.

- Đánh nó!

- Đánh cái thằng cặn bã Phòng Chu Tự này đi!

Đám đông vô cùng phẫn nộ, chắc là bình thường đã chẳng ưa gì Phòng Chu Tự, giờ có người chỉ đích danh phải đánh nó, vừa dứt lời, đám đông đã xông lên, có người đã tung cú đá vào mặt Phòng Chu Tự. Nguồn truyện:

Có người cầm đầu thì người phía sau còn biết sợ hãi là gì nữa, cứ đánh đấm Phòng Chu Tự tới tấp, đánh cho nó kêu cha khóc mẹ, cho nó phải tìm đường mà thoát thân. Nhưng có chạy cũng chẳng thoát được, những việc nó gây ra hẳn ắt có ngày bị báo ứng

Trong khi Phòng Chu Tự kêu gào thảm thiết thì Hạ Tưởng lặng lẽ đưa bà cụ nhảy sông rời khỏi đó. Hạ Tưởng đi rồi, áng chừng được vài phút, Đường Thiên Vân mới lặng lẽ rời hiện trường. Lúc đi anh ta vẫn cố ý nhìn di động, gật đầu hài lòng.

Trên đường đưa bà cụ đến bệnh viện, Hạ Tưởng đã biết được vì sao bà cụ tự sát. Nếu không phải chính tai hắn nghe thì hắn vẫn không dám tin lại có chuyện thảm thương tới thế xảy ra ở Hạ Mã này.

Bà cụ họ Vương là cụ già neo đơn, năm xưa chồng bà qua đời vì một trận ốm, tiền tích cóp cả đời cũng tiêu tán sạch mà lại còn nợ tới một trăm ngàn. Bà cụ lại là người nghỉ hưu với hơn một ngàn tệ hưu trí, có chi tiêu tiết kiệm một năm cũng không thể dư được năm ngàn, mà khoản nợ một trăm ngàn bà có chết cũng không thể trả dứt.

Bà cụ cũng là người can trường, ngày ngày chỉ ăn màn thầu và dưa muối, họa hoằn lắm thì tới chợ nhặt nhạnh lá rau, phòng thuê cũng là một gian tầng trệt gió lùa tứ phía – căn nhà trước đã bán để có tiền chữa bệnh – sinh hoạt hàng tháng giảm tới mức tối thiểu, nhiều lắm cũng chỉ tiêu hơn hai trăm tệ, mỗi tháng có thể trả tám trăm, hi vọng ngày nào bà lão còn sống được ngày nào thì trả thêm ngày đó.

Nhưng dinh dưỡng không đủ, bệnh lại quật trở lại, bây giờ thì không thể chống đỡ được mới tìm tới bệnh viện. Bác sĩ yêu cầu bà làm xét nghiệm, chụp phim, thậm chí còn muốn bà chụp NMR toàn thân khiến bà suýt nữa thì ngất xỉu, theo như những gì bác sỹ nói thì ít nhất cũng phải dăm ba ngàn mà trên người bà cụ chỉ có vẻn vẹn mười mấy tệ!

Cuối cùng bà cụ khổ sở van nài bác sỹ, bà chỉ là cảm cúm thông thường thôi chỉ muốn mua mấy viên thuốc rẻ nhất. Bác sỹ bực mình kê đơn đưa cho bà cụ, bà cụ chống hông bước từng từng bước đến hiệu thuốc, chìa đơn thuốc ra, người bên trong lạnh lùng nói một câu vẻn vẹn một con số:

- Năm chục tệ.

Bà cụ tuyệt vọng, tới ngay cả một trận cảm còn không gượng nổi, ngay cả một cơn sốt còn không thể phát, nhớ lại trước đây chỉ với vài xu một viên thuốc là trị được cảm cúm rồi, sao tới bây giờ một cái hắt hơi cũng phải năm chục tệ?

Lúc trẻ, tuổi trẻ hiến dâng cho bản làng, khi có tuổi vì một đời cống hiến cho quốc gia mà ngay một trận cảm cũng không dậy nổi thì sống phỏng có ích gì? Người già không có thuốc, tuyệt vọng, sống mà dày vò như thế không bằng chết quách cho xong.

Một đời khổ cực, nửa đời bệnh tật đến nhà cũng chẳng còn, tiền dưỡng lão cũng không có, hi vọng sống hoàn toàn mất rồi.

Bà cụ liền chọn lúc hoàng hôn đẹp nhất trên sông Hạ Mã để quyên sinh còn thi thể sau đó muốn xử lý thế nào thì xử lý, dù sao bà cũng chẳng trả nổi tiền hỏa táng, cũng chẳng mua được hũ đựng tro cốt chứ nói gì tới một khoanh đất vùi thây.

Bà cụ chưa dứt, Hạ Tưởng đã rơm rớm nước mắt, là những giọt nước mắt đông cảm, cũng là giọt lệ của Chủ tịch tỉnh yêu dân yêu nước.

Hạ Tưởng khóc và nước mắt của Phó Tiên Tiên cũng rơi lã chã đó là những giọt nước mắt thấu hiểu cho nỗi đau của nhân gian. Nếu trước đây muốn lập bệnh viện công ích vì xót xa cho bệnh tình của Vệ Tân và vì tình bạn thì giờ đây trải qua bi thương của bà cụ đã khiến cô xúc động, lần đầu tiên thực sự nhận thức được khó khăn của nhân gian.

- Sếp, Thị trưởng Chương tới rồi.

Đường Thiên Vân gõ cửa báo cáo:

- Còn có Bí thư Từ Chí Cường và Chủ tịch quận Hạ Mã Ngụy Kỳ Tài.

Được, đều đến cả, Hạ Tưởng khẽ gật đầu:

- Để Chương Quốc Vĩ vào trước, Từ Chí Cường và Ngụy Kỳ Tài đợi lát nữa.

Hội họp còn chưa triệu tập nhưng đã tụ tập lại cả rồi.

/2185

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status