Phấn Diện Độc Lang

Chương 31: Kình sa ốc đảo

/57


Thấy Khâu Ngọc Anh cuống lên như vậy Lãnh Diện bà bà thản nhiên nói:

- Hắn có rơi cũng không chết can gì phải cứu?

Bà ta nói không sai, Lâm Đoàn Nghĩa sau khi bay ra khỏi mõm đá đã đề một hơi chân khí đáp nhẹ xuống một bãi nham Thạch ngay sát bờ biển.

Đó là một bãi đá tai mèo sắc nhọn như gươm, sát đó là một bờ tuôn trào sóng trắng xung quanh đều là vách đá cao thẳm rất hiểm trở, phải những người có khinh công cao thượng thặng mới tới được nơi này.

Trên bãi nham Thạch có mấy tử thi và nhiều vết máu vung vãi khắp nơi, xem kỹ thì không phải là những tên vừa bị Lãnh Diện bà bà giết chết, chứng tỏ ở đây vừa xảy ra một cuộc kịch chiến chưa lâu ...

Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu Lâm Đoàn Nghĩa:

- Bọn ác ma kia từng nói đã giết chết Thừa Sai Khách Hà Thiên Kiện chẳng lẽ cuộc chiến diễn ra ở đây?

Chàng để ý xem kỹ các tử thi nhưng không thấy ai có dáng một lão ngư ông cả.

Có một người bị phân thây bêu trên cọc đá, Lâm Đoàn Nghĩa chợt nhớ bọn Long Tự Thập Tam Tôn nói lão ngư ông đã bị chúng giết bêu thây, nhưng thi thể bị bêu ở đây là đạo sĩ.

Nhưng đã là ngư phủ nhất thân thủ thì chỉ có một người làm sao ở đây có nhiều nạn nhân đến thế?

Đột nhiên chàng nghe tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền oàm oạp.

Tiếng sóng vỗ vào bờ đá nghe khác hẳn tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền nên mới nghe liền nhận ra ngay.

Lâm Đoàn Nghĩa men theo bờ đá đi một quãng, chợt trông thấy một con thuyền đậu trong vịnh nhỏ, trên thuyền có một lão ngư ông.

Lâm Đoàn Nghĩa mừng rơn tụ nhủ:

- Đây chính là người mình định tìm.

Nhưng nhìn lại thấy lão nhân này chừng bảy mươi tuổi, mặt nhăn nheo đầy vẻ phong trần, đôi mắt lờ đờ trông chẳng ra vẻ gì là người có võ công lại càng không thể là nhân vật được coi là đệ nhị võ lâm.

Chẳng lẽ sư phụ ký thác tuyệt học của sư môn cho một lão ngư phủ bình thường?

Cho dù vậy chàng vẫn bước lại gần thuyền chắp tay nói:

- Xin hỏi lão trượng, nơi đây có một lão ngư ông chuyên canh giữ trên chiếc thuyền không?

Lão ngư ông cười đáp:

- Đương nhiên là thuyền nào cũng có người giữ, nếu không sẽ bị trộm lấy mất.

Lão đưa mắt nhìn Lâm Đoàn Nghĩa từ đầu tới chân rồi nói:

- Tiểu khách nhân hỏi làm gì? Chẳng lẽ ...

Lâm Đoàn Nghĩa bối rối nói:

- Tiểu khả không có ý gì đâu, chỉ muốn hỏi một người ...

Lão ngư ông à một tiếng hỏi:

- Tiểu khách nhân muốn hỏi ai?

- Một vị lão nhân gia chuyên ngồi một mình giữ trên chiếc thuyền ...

Lão ngư ông trầm ngâm một chút lại hỏi:

- Người đó tên gì?

Lâm Đoàn Nghĩa không biết trả lời sao.

Trong di ngôn của sư phụ chỉ viết rằng Đông hành Hải Thâm Tân, tầm ngư phủ nhất thân thủ, ngay cả ý nghĩa của nó cũng rất khó hiểu, làm gì có tính danh?

Đột nhiên chàng nghĩ đến Ngũ Hành Kim Kiếm và Minh Phủ Kim Tiền.

Tại sao mình không đưa ra làm tín vật? Nếu vị ngư ông này đúng là người mình cần định tìm tất sẽ nhận ra tín vật.

Nghĩ thế chàng liền đưa ra một mũi kim kiếm và một đồng kim tiền nói:

- Nói thật tiểu khả không biết người đó là ai nhưng với hai tín vật này có thể tìm được vị đó.

Lão ngư ông cười nói:

- Hay quá, xem ra hai thứ tín vật đó cũng có chút giá trị, nếu không tìm được lão ngư phủ nhất thân thủ đó tiểu khách nhân hãy cho lão chài ta đổi rượu uống chơi.

Nghe đối phương nói mấy tiếng ngư phủ nhất thân thủ, Lâm Đoàn Nghĩa vội chắp tay hành một lễ nói:

- Lão tiền bối đừng thử nữa, tiểu khả là Lâm Đoàn Nghĩa thành ý đến đây ...

Lão ngư ông chợt cười vang một tràng rồi nói:

- Thôi được, thô được mấy chục năm nay lão phu chuyên ngồi trên chiếc thuyền câu ở đây, như thế là không uổng phí. Nào hãy lên thuyền đi. Ta sẽ đưa tiểu ca đến một nơi thử vận khí xem sao.

Lâm Đoàn Nghĩa dạ một tiếng nhảy lên thuyền cười nói:

- Lão trượng định đưa tiểu khả đến đâu?

- Cái đó ngươi đừng vội hỏi, chỉ biết rằng chúng ta đi mất ba ngày.

Lâm Đoàn Nghĩa tuy có chút băn khoăn nhưng vẫn vui lòng nghe theo.

Lao ngư ông quay thuyền ra biển xuôi gió theo hướng nam.

Từ khi rời bờ đá lão không nói một câu trên khuôn mặt đầy nếp nhăn không lộ ra một chút biểu cảm nào.

Với hai mái chéo nhỏ, lão chỉ cần quấy nước nhẹ nhưng chiếc thuyền rẽ sóng lướt băng băng.

Bến bãi xa dần chỉ còn một vệt xanh mờ sau đó thì mất hút.

Một đêm trôi qua bình minh trên biển thật là diễm lệ, lão ngư ông vẫn chèo thuyền như không biết mệt mỏi.

Nhìn lên thuyền chẳng thấy bất kỳ một dụng cụ nấu ăn nào, chàng thất vọng nghĩ thầm:

- Kiểu này chắc lão ta bắt mình nhịn đói cả ba ngày mất thôi.

Nghe bụng chàng sôi ùng ục lão ngư ông cười nói:

- Nếu tiểu ca thấy đói thì cứ dỡ tấm ván dưới chỗ ngồi lên, có thứ ăn được đấy.

Lâm Đoàn Nghĩa định nó mình không đói nhưng do tính hiếu kỳ đứng dậy giở mảng ván lên xem, thấy trong đó chất rất nhiều quả lớn bằng đầu người mà chàng không biết tên gọi là gì.

Đang ngơ ngác vì chưa biết ăn quả đó thế nào lão ngư ông cười nói:

- Tiểu ca là người phương bắc nên không biết thứ quả này, điều đó không có gì lạ. Lão phu đã từng thấy có người ăn chuối tiêu cả vỏ ...

Lâm Đoàn Nghĩa đỏ mặt ngượng nghịu.

Lão ngư ông nói tiếp:

- Quả này chỉ mọc ở miền nam gọi là quả dừa, trong đó có đủ cơm và nước ...

Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ thầm:

- Kỳ quái, nếu có đủ cả cơm và nước chỉ cần trồng cho thật nhiều vào thì người ta còn lo gì đói khát nữa?

Lão ngư ông nói:

- Tiểu ca cứ bổ ra xem.

Lâm Đoàn Nghĩa nhặt lên một quả thấy rắn như đá, liền dùng sống bàn tay cách không chém xuống.

Quả dừa giống như bị đao chém dứt làm hai nửa.

Lão ngư ông nói không sai trong quả dừa kỳ lạ có cả cơm và nước hơn nữa cơm dừa rất béo và nước thơm ngon.

Chàng còn đang thưởng thức mùi vị trái dừa thì lão ngư ông chợt quát lên:

- Mau nằm xuống bám vào thuyền cho chặt.

Lâm Đoàn Nghĩa kinh dị hỏi:

- Chuyện gì vậy?

- Thuỷ quái.

Lâm Đoàn Nghĩa thất kinh vội vàng nằm thụp xuống bám chặt lấy mạn thuyền.

Cùng lúc đó chiếc thuyền chao động dữ dội rồi bắn lên cao.

Cách chiếc thuyền chỉ hai trượng nổi lên một đợt sóng cao như núi rồi một con quái vật nổi lên há miệng đen ngòm.

Lão ngư ông vung mái chéo nhằm giữa miệng đỏ như cái chậu đầy răng lởm chởm của nó phóng vút tới.

Con quái vật đau quá gầm lên như sấm quẫy mình quất cái đuôi lớn suýt nữa thì trúng con thuyền.

Với chiếc đuôi khổng lồ đó chỉ cần trúng chiếc thuyền sẽ làm nó vỡ tan thành muôn mảng.

Có lẽ con quái vật bị thương không nhẹ sau một lúc lồng lộn nó lặn sâu xuống biển.

Chiếc thuyền tung cao lên mấy trượng rơi xuống nhờ hai cao thủ giữ được thăng bằng nên không lật úp, nhưng nước biển tràn vào hơn nửa thuyền.

Lão ngư ông thở phào một hơi nói:

- Còn may, chỉ gặp quái vật đó nếu là bạch bối công thì chắc chắn hai ta đá làm mồi cho cá rồi.

Lâm Đoàn Nghĩa ngồi thẳng lên hỏi:

- Đó là quái vật gì vậy?

- Đó là một con cá nhám cỡ bự có thể nuốt bất cứ người nào, loại này rất háu ăn, khi đói mồi thường nhấn chìm thuyền để ăn người.

Lâm Đoàn Nghĩa nói:

- Nếu biết rằng đó là con cá nhám ...

Chàng định nói thêm \'thì tiểu khả đã cho nó một mũi kim kiếm rồí nhưng nghĩ rằng vừa rồi lão ngư ông xuất thủ rất hiệu quả, hơn nữa trong làng chài có nhiều cao thủ võ công cao cường nên nén lại.

Lão ngư ông chừng như hiểu ý chàng cười nói:

- Loại cá này da dày vảy cứng, nếu không nhằm đúng yếu huyệt ngay cả búa khai sơn cũng không đả thương được nó, đừng nói gì đao kiếm.

Nói xong tát cạn nước rồi tiếp tục hành trình.

Vì mất một mái chéo nên lão ngư ông phải dùng một tay phát khí công xuống nước để thay chéo nhưng thuyền vẫn lướt đi như tên.

Lâm Đoàn Nghĩa thấy vậy rất thán phục.

Thuyền đi được ba bốn trăm dặm nữa chợt lão ngư ông dừng chèo lắng tai nghe một lúc rồi kêu lên.

- Nguy rồi.

Thấy thần tình lão hốt hoảng như vậy Lâm Đoàn Nghĩa vội nói:

- Tiền bối lại có cá nhám nữa hay sao?

Lão ngư nói:

- Ngươi lắng tai nghe thử xem.

Lâm Đoàn Nghĩa tập trung thính lực nghe quả nhiên ngoài tiếng sóng ì ầm có tiếng gì rền vang như sấm.

Chàng kinh dị hỏi:

- Tiền bối đó là tiếng gì vậy?

Lão ngư ông mặt biến sắc đáp:

- Lốc biển, chuyền này chắc tiêu rồi.

Cơn bão ập đến rất nhanh, chỉ chốc lát những cơn sóng cao như ngọn núi đã ầm ầm cuốn tới.

Lão ngư thét to trong tiếng sóng gào:

- Hãy ôm chặt lấy tấm phản dưới đáy thuyền.

Lâm Đoàn Nghĩa chỉ kịp làm theo thì một cơn sóng ập tới đánh chiếc thuyền tan thành muôn mảng.

Chàng bị hất xuống biển khơi tuy vẫn ôm chặt tấm ván, những cơn sóng đánh xuống tối sầm mặt mũi không sao mở mắt ra được.

Lợi dụng mảng ván Lâm Đoàn Nghĩa bị chìm xuống biển nhưng vẫn cố ngoi lên, ra sức chống chọi với bão dông sóng dữ.

Chừng nửa canh giờ sau thì cơn bão qua đi sóng lặn dần.

Đưa mắt nhìn quanh nhưng không thấy lão ngư ông đâu cả, Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ thầm:

- Vị đó đã từng quen với những trường hợp thế này mình đã không chết tất lão cũng không chết được.

Tấm phản khá lớn vì sóng đã lặng chàng nằm lên tương đối thoải mái để mặc sóng cuốn đi.

Không biết qua bao lâu chàng được sóng cuốn vào một tiểu đảo.

Tuy biết rằng phía trước vẫn còn nhiều thử thách nhưng dù sao cũng vừa thoát khỏi đại nạn chàng tung mình nhảy lên đảo, thở phào một hơi nhẹ nhõm.

Tiểu đảo mọc nhiều cây xanh um tùm rất lạ mắt, không khí trong lành trông rất kỳ thú.

Đưa mắt nhìn quanh Lâm Đoàn Nghĩa chợt thấy trên một phiến đá có khắc chữ liền tới đọc xem thấy chỉ có ba chữ lớn \'Kình Sa Đảó.

Đang đọc chợt nghe vang lên một chuỗi cười khanh khách nhưng lướt mắt nhìn không thấy người nào.

Giọng cười trong trẻo thánh thót rõ ràng của một nữ nhân còn trẻ.

Lâm Đoàn Nghĩa cao giọng hỏi:

- Không biết trên đảo là vị thư thư nào? Có thể hiện thân nói chuyện chăng?

Tiếng người trên đảo hỏi vọng xuống:

- Ngươi là ai?

Chàng nhìn lên vẫn không phát hiện người nào nhảy mấy bước hướng vào rừng trả lời:

- Tại hạ là Lâm Đoàn Nghĩa.

Giọng nói người kia phát ra từ một ngọn cây:

- Khách khách khách khách ... ta là Anh ca.

Trên đảo mọc rất nhiều cây có tàu lá rất rậm không có cành trên ngọn treo lủng lẳng thứ quả to tròn như đầu người mà chàng vừa được lão ngư ông cho ăn thử khi đi trên thuyền mà chàng mới biết tên là cây dừa.

Tiếng nói từ trên ngọn dừa phát ra nhưng Lâm Đoàn Nghĩa nhìn mãi mà vẫn không phát hiện được người.

Chàng kinh dị hỏi:

- Ngươi là người hay sao?

- Khách khách khách khách ... ta là Anh ca.

Lâm Đoàn Nghĩa nhìn kỹ lại chợt cười thầm nghĩ:

- Nguyên là một con chim Anh vũ.

Trên ngọn cây dừa trĩu quả có một con chim lông xanh mỏ đỏ hướng đôi mắt tròn xoe nhìn chàng.

Lâm Đoàn Nghĩa thấy làm thích thú nói với con chim như nói với người.

- Cứ cho ngươi là Anh ca đi, nhưng ở đây có người không?

- Có.

- Hãy đưa ta tới đó.

Nào ngờ con chim đáp:

- Không đưa không đưa.

Chợt thấy một con chim nữa bay tới, con chim này sắc lông màu vàng.

Nó cũng hót lên bằng tiếng người:

- Anh ca đang nói chuyện với ai thế?

Con chim xanh đáp:

- Một người mới đến.

- Hắn nói gì?

- Đòi ta đưa tới gặp chủ nhân.

Lâm Đoàn Nghĩa vội nói:

- Này chim nhỏ, hãy đưa ta tới gặp chủ nhân mi đi.

- Không đưa không đưa.

Lâm Đoàn Nghĩa cười nói:

- Hãy biết điều một chút, nếu không ta sẽ vặt mấy sợi lông xinh đẹp đấy.

Con chim cười khanh khách đáp:

- Không tin không tin.

- Ngươi không tin ta có thể làm hỏng bộ lông của ngươi?

Con chim màu xanh thách thức:

- Cứ thử xem.

Lâm Đoàn Nghĩa bị thách cúi nhặt một hòn sỏi nhỏ bằng hạt đậu bắn về phía chim Anh vũ.

Chàng không muốn làm bị thương con chim đáng yêu đó nên chỉ bắn sượt qua mình nó.

Nào ngờ Anh ca chẳng những không tránh mà khi viên sỏi bay tới gần liền nghiên đầu sang dùng mỏ cắp lấy.

Lâm Đoàn Nghĩa thấy vậy trong lòng rúng động.

Chàng tuy không muốn làm hại con chim chỉ bắn sượt qua mình để doạ nó nhưng bắn đi với lực rất lớn, nhanh như một mũi tên mà con chim dễ dàng cắp được, chứng tỏ nó còn hơn một cao thủ võ lâm thượng thặng.

Đang ngơ ngác chợt con chim vẫy mỏ bắn viên sỏi ngược tới giữa ngực chàng.

Hòn sỏi rất nhỏ còn Lâm Đoàn Nghĩa thì đang đứng thất thần nên không cảnh giác đến khi nghe tiếng xé gió thì viên sỏi đã bắn tới nơi, vôi giật mình nhảy lên ba trượng tránh đi, mặt đỏ bừng quát:

- Súc sinh sao vô lễ thế?

- Khách khách khách, dã thua còn quạu.

Lâm Đoàn Nghĩa bổng phì cười nói:

- Được. Ngươi giỏi, dẫn ta đến gặp chủ nhân ngươi đi.

Anh ca vẫn ngoan cố:

- Không đưa.

Lâm Đoàn Nghĩa lấy ra thanh kim kiếm và kim tiền cầm tay nói:

- Ta còn giữ thứ đồ chơi này nữa, hãy ngoan ngoãn dẫn đường nếu không sẽ mất tới mười sợ lông đấy.

Anh ca đáp:

- Không sợ.

Lâm Đoàn Nghĩa vung tay ném hai thứ bảo bối ra.

Ai ngờ Ngũ Hành Kim Kiếm và Minh Phủ Kim Tiền là binh khí độc môn của Phương Bất Bình giang hồ nghe danh đều kinh hồn táng đởm nhưng khi lướt qua hai con chim anh vũ chúng chao cánh tránh đi rồi chờ cho kiếm tiền bay qua liền bay theo đưa mỏ quắp lấy.

Lâm Đoàn Nghĩa kinh hãi kêu lên:

- Trả vật cho ta.

Dứt lời phóng mình truy theo.

Nhưng mới lướt đi mấy trượng thì chợt một nhân ảnh lao ra chặn đường quát:

- Sao ngươi dám đuổi theo Anh ca của ta.

Lâm Đoàn Nghĩa dừng lại nhìn lên thấy người chặn đường là một thiếu niên chừng mười bảy mười tám tuổi mình bận bạch y diện mạo rất anh tuấn.

Nhìn thoáng qua đối phương xong chàng mới trả lời:

- Vì chúng lấy mất Ngũ Hành Kim Kiếm của tại hạ.

Bạch y thiếu niên nhíu mày hỏi:

Ngũ Hành Kim Kiếm ư? Nhưng nếu huynh đài không mưu hại chúng thì làm sao chúng lấy được?

Lâm Đoàn Nghĩa đỏ mặt nói:

- Không phải thế, chỉ là ... mấy con tiểu súc sinh đó ...

Chàng chưa dứt lời thì chợt bang tới giọng một nữ nhân:

- Ngươi mới là súc sinh.

Ngay sau đó xuất hiện một thiếu nữ mười lăm mười sáu tuổi rất xinh đẹp bận lục y từ trong rừng chạy ào ra. Lâm Đoàn Nghĩa nhận ra hai con chim anh vũ vừa trêu mình đậu trên hai vai lục y thiếu nữ.

Cô ta nhìn Lâm Đoàn Nghĩa nói:

- Ai bảo ngươi cậy mình có bảo bối ức hiếp chim của ta? Còn chưa mau khấu đầu tạ tội nữa?

Dứt lời phất tay phát ra hai vệt vàng óng ánh. Hai vật đó không phát ra tiếng gió nhưng lại bắn rất nhanh thế rất đáng sợ.

Đó chính là Ngũ Hành Kim Kiếm và Minh Phủ Kim Tiền vừa bị hai con anh vũ đoạt mất.

Lâm Đoàn Nghĩa không ngờ lục y thiếu nữ bết sử dụng bằng hữu độc môn của mình mà thủ pháp còn cao cường hơn cả mình nữa, trong lòng vô cùng sửng sốt.


/57

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status