Kể từ khi thành công làm ra gương thủy tinh Quang Toản miệng cười không ngớt, trung bình mỗi ngày đám thợ thủ công giúp hắn làm ra khoảng trên dưới hai trăm tấm gương lớn mỗi tấm khoảng một mét vuông, hắn bán ra hai trăm lượng một tấm chủ yếu là thông qua thương hội dưới danh nghĩa của Phạm Hải Yến cho thương nhân nhà Thanh và các nước khác. Sau khi tính toán liền nhận được một con số khiến Phạm Hải Yến phải trợn mắt, mỗi ngày hắn có thể thu về khoảng bốn vạn lượng. Nếu trừ đi tất cả chi phí hắn một tháng hắn kiếm được trên dưới một triệu lượng bằng tổng thu nhập của ngân khố trong nửa năm.
Trong khi đó hắn có một thị trường viễn đông vô cùng rộng lớn không thiếu tầng lớp người giàu, nhà Thanh, Nhật, Mã Lai, Xiêm và cả chính người Châu Âu nữa, cái giá mà hắn đưa ra vô cùng rẻ so với giá hiện tại của Châu Âu đối với mỗi mét vuông gương soi. Hắn nhớ phải đến gần giữa thế kỷ 19 mới có người phá vỡ thế độc quyền về gương soi của người Viên ở nước Áo. Tức là hắn còn có thể tiếp tục duy trì tình trạng như vậy ít nhất khoảng mười đến mười lăm năm nữa thị trường mới có xu hướng bão hòa, với điều kiện hắn giữa tốt bí mật trên.
Như vậy cũng đồng nghĩa với việc trong những năm tới mỗi năm riêng từ gương soi hắn có thể thu nhập vào túi trên mười triệu lượng bạc và vài năm sau đó cũng vậy, chỉ nghĩ như vậy thôi cũng khiến người ta khiếp sợ, nhưng khoảng thu nhập này khá bí mật chỉ có một số ít biết đến mà thôi.
Từ nghèo mạt bỗng chốc giàu có khiến Quang Toản càng tự tin hơn vào tương lai của mình, hắn tiếp tục bơm thêm tiền cho Nguyễn Phượng Hiền, giúp nàng xây dựng trường Quốc Học mở rộng quy mô dịch giả tăng số lượng in ấn và tiếp tục xây dựng toà soạn.
Đang khi Quang Toản vui mừng mơ tưởng đến tiền vào đầy nhà, sự nghiệp cứ thế mà phất thì nhận được tin tình báo từ Trần Đình Tâm khiến hắn vô cùng e ngại, đó là vấn đề dân tâm.
Nếu nói trong việc điều hành đất nước chuyện gì đáng được chú trọng nhất thì đó chính là chỉ số hạnh phúc của người dân một nước gọi môn na bằng hai chữ dân tâm, trong thời loạn lạc ai được dân tâm người đó có cả thiên hạ đó chẳng phải là câu nói đùa, dân tâm là cái có thể biết nhưng chẳng thể nói rõ ràng, cũng như dân tâm là cái tồn tại nhưng lại chẳng thể dùng mắt để quan sát, dùng tay để bắt lấy, lại càng không thể cưỡng ép có được, nhưng thực tế nó luôn tồn tại theo xu thế hưng vong của một triều đại, dân tâm còn triều đại vững, dân tâm mất triều đại vong, chính lịch sử đã chứng minh điều này không cần phải tranh cãi.
Phong trào Tây Sơn nổi lên trong bối cảnh đât nước điêu tàn, triều đại nhà Lê tồn tại suốt bốn trăm năm ăn sâu vào tiềm thức của tầng lớp sĩ phu Đại Việt, nhà Tây Sơn nổi đậy nói tiếng tốt là lật đổ phong kiến thối nát còn không ưa cũng có thể nói là tạo phản.
Chiến tranh chia cắt liên miên hai trăm năm khiến nhân dân lâm vào cảnh chiến loạn không thể chịu nổi, nhà Tây Sơn nổi dậy đến lúc này hơn hai mươi năm đưa cuộc chiến lên tầm cao mới ác liệt hơn, tầng suất cao hơn, lượng người và của cải hao phí trong đó cũng nhiều hơn hai trăm năm trước cộng lại, nhiều năm mất mùa, đàn ông thì mỗi ba người bắt đi lính một người, bắt lần một lần hai rồi lần ba cho đến khi làng mạc đồng ruộng chỉ còn đàn bà người già và trẻ nhỏ.
Người bị bắt lính chẳng có lương bổng gì đáng nói, đủ no để đánh trận đã rất may, khiến cho làng mạc tiêu điều, dân cư thưa thớt thiếu sức lao động trầm trọng. Nếu tính đơn giản theo mỗi lần động binh đao, có thể thấy được. Trong hai mươi năm Quân Tây Sơn vào nam ra bắc bảy lần, đánh đuổi hơn chục vạn quân chúa Nguyễn bảy đến tám vạn quân chúa Trịnh, năm vạn quân Xiêm, Hai mươi chín vạn quân Thanh, cộng với các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổi dậy ủng hộ Vua Lê ở các trấn phía Bắc, tộc người thiểu số ở Nghệ An hay nước Ai Lao. Nếu cộng tất cả lại tất cả cũng phải có đến sáu bảy mươi vạn người cần phải đánh đuổi, một con số thiên văn, tính toán theo kiểu diệt địch một ngàn tổn thất tám trăm liền ra số binh lượng người chết trận. Chỉ cần nói đến đây cũng hiểu nhà Tây Sơn sau mỗi trận đánh đều phải chiêu mộ thêm để bổ sung binh lực cho mình như thế nào rồi.
Kết quả thì sao? Tuy là chiến thắng đấy, tuy là vẻ vang đấy nhưng để lại hậu quả là người dân chẳng còn gì, tài sản không còn, sức lao động cũng chẳng còn, bị tầng lớp cai trị trước đó áp bức bóc lột, bị giặc giã cướp bóc giày đi xéo lại và cuối cùng nhà Tây Sơn trưng thu tất cả những gì còn lại trả cho họ một mảnh đất trơ trọi, tuy không còn bóng quân thù nhưng hạt giống không còn, sức lao động chẳng có, hằng năm vẫn nộp thuế má như thường, thiên tai chẳng năm nào không đi qua.
Cuộc sống của người dân cả nước sau khi có nhà Tây Sơn còn cơ cực hơn trước khi nó được thành lập năm 1771. Thậm chí đến lúc này chiến tranh vẫn còn chưa kết thúc, mà liệu kéo dài đến khi nào, chẳng ai biết được. Triều đình Phú Xuân chẳng giỏi trong việc quản lý nhà nước, tầng lớp sĩ phu luôn ẩn nấp trong dân xúi dục, một số tìm cách bí mật liên lạc với nhau hoạt động chống phá, số thì ẩn mình chờ thời, một ít vượt biển đầu quân cho chúa Nguyễn hoặc đồng ý ở lại làm nội ứng cho giặc.
Trước khi xuyên việt đến thế giới này hắn cứ nghĩ nguyên nhân thất bại của nhà Tây Sơn là do nội đấu nhưng bây giờ khi đã là người trong cuộc mới ngỡ ngàng nhận ra không hoàn toàn như vậy. Nội đấu chỉ là ngòi nổ chậm cho sự bùng nổ của việc Triều Đại không thu được đầy đủ nhân tâm. Tại sao lại không đầy đủ mà không phải mất hết. Đó là do sự tồn tại của Quang Trung trong Tây Sơn, một thường thắng thủ lĩnh, mang trên người một vầng hào quang chói lóa, chính vầng hào quang ấy đã che lấp đi cái mặt sau mỗi cuộc chiến, nhưng nay vầng hào quang đó mất đi, mặt sau dần hiện rõ.
Khi xem báo cáo của Trần Đình Tâm về vấn đề nhân tâm, Quang Toản mới té ngửa ra rằng mọi việc không đơn giản như hắn nghĩ. Nó còn đi xa hơn thế, sự trở lại của Nguyễn Ánh ở Gia Định khiến không ít người hướng về trông mong, từ tầng lớp sĩ phu cho đến người dân bần cùng, ngoài ra còn có các tù trưởng và giáo dân, người dân trong nước chủ yếu là hai vùng Thuận Quảng trông ngóng quân của Nguyễn Ánh từ Gia Định kéo ra bắc đến nỗi tụng ca dao:
“Lạy trời cho cả gió nồm, để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra.”
Quang Toản cũng được hay tin người thư sinh trẻ tuổi mà hắn gặp ở thành Phú Xuân vào hồi tết thanh minh khi bàn về đồ gốm chính là Nguyễn Du, Trần Đình Tâm điều tra được y và rất nhiều sỹ phu khác trước sau trốn vào Gia Định. Không chỉ có sỹ phu mà cả người dân đang ở vùng chiến loạn cũng bỏ xứ mà vào nam
Những dấu hiệu không hay này khiến Quang Toản vô cùng lo lắng, hắn quyết định đi thị sát hai vùng Thuận Quảng nhưng triều thần nhất quyết không chịu, thái hậu Bùi Thị Nhạn khóc lóc nhất quyết không cho hắn đi bằng cách tuyệt thực.
“Lỡ Hoàng Thượng có mệnh hệ gì, ai gia cũng không muốn sống, chi bằng để ai gia như thế này mà chết để khỏi tránh nhìn kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh” thái hậu nói.
Cuối cùng hắn chỉ còn cách chọn thỏa hiệp, theo đó hằng năm hắn sẽ lấy tiền túi bỏ vào quốc khố hai triệu lượng, trong vòng năm năm, đổi lại các thứ thuế như thuế đinh, thuế muối thuế thân và thuế nông nghiệp và một số thứ thuế khác đều sẽ hủy bỏ, riêng thuế đánh vào thợ thủ công và thương nhân buôn bán nhỏ lẻ ở các chợ sẽ được giảm chỉ còn một nửa.
Riêng về nguồn lao động, cả nước có gần hai mươi vạn binh sỹ, Quang Toản cho giữ lại tám vạn lính chính quy tinh nhuệ nhất, giữa lại thêm mười lăm ngàn người giỏi thủy tính, lính chính quy vẫn ở lại tại chỗ đóng quân, riêng những người giỏi thủy tính chia ra làm ba đưa đến tiếp nhận huấn luyện tại doanh trại của Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc, và Đặng Văn Bảo.
Những binh sỹ được giữ lại đang ở địa phương đồn trú, được tăng lương gấp ba ngoài thời gian huấn luyện còn phải tự mở đồn điền trồng trọt, tự cung tự cấp lương thực thực phẩm ngay tại chỗ. Mỗi năm được mười lăm đến hai mươi lăm ngày phép tùy theo cấp bậc. Những binh lính đang trong quá trình tăng cường huấn luyện cũng được tăng lương gấp ba, nhưng không có phép. Những binh sĩ đang tham chiến đấu ở tiền tuyến sẽ được hưởng lương gấp năm so với hiện tại, tăng gấp rưỡi suất ăn nhưng không được về phép.
Số còn lại và những người chưa đủ mười tám và trên bốn mươi tuổi ở cả quân chính quy hay địa phương chức vụ dưới cơ trưởng đều được cấp phát mười lượng bạc cho về quê cũ, những người từng phục vụ trên mười năm thì được phát một trăm lượng để tỏ lòng cảm tạ, những người đã từng phục vụ trên năm năm thì được phát thêm ba mươi lượng bạc.
Quang Toản cho chia rải rác từ Bắc Hà đến Bình Thuận thành hai mươi Trạm, những binh sĩ phục vụ trên năm năm được phát thêm một thẻ bài khắc chữ đội, hễ người đó tụ tập đủ mười hộ gia đình hoặc có hai mươi trai tráng dẫn đến báo danh tại một trong hai mươi Trạm, sẽ được cấp phát đầy đủ nông cụ, có người dẫn đường đi khai hoang, khai hoang được bao nhiêu thì của đội đó bấy nhiêu chia đều cho từng hộ, nhưng mỗi hộ không được quá ba ha. Nhiều hơn ba ha, sẽ bắt đầu tính thuế đất đai theo cấp số cộng, dưới ba ha được miễn thuế. Quang Toản làm như vậy để tránh tình trạng họ đầu cơ đất đai.
Từ bốn đến mười đội gần nhau sẽ được lập thành một làng, từ bốn đến sáu làng gần nhau được gom thành một thị trấn, trấn trưởng và trưởng làng do người dân tự bầu lấy, việc mộ người để bảo vệ làng trấn do các trưởng làng và trưởng trấn tự chỉ định, kinh phí để làm đường sá, trường học, xây chợ, dựng cầu, tạo đền, thì do những người trong làng trấn tự đóng góp, trưởng làng hay trưởng trấn cứ mỗi năm năm bầu lại một lần và không ai được làm quá hai lần liên tiếp, những người không kể gái trai chỉ cần trên mười tám tuổi đều được quyền bầu chọn, số phiếu là tương đương nhau. Trụ sở trấn sẽ được triều đình hỗ trợ xây dựng ban đầu.
Từ bốn đến năm thị trấn gần nhau tạo thành một huyện, triều đình sẽ cử quan viên xuống trông coi. Nhằm tránh việc một số đội và làng phản đối kết hợp lại với nhau, hoặc có một số ít kẻ muốn chiếm núi làm vương, Quang Toản còn bổ sung, các đội sau khi hợp với nhau thành làng, bầu xong trưởng làng sẽ được cấp đầy đủ hạt giống mà trưởng làng yêu cầu cộng thêm bốn bộ quần áo chức sắc, các làng hợp đủ một thị trấn, sau khi bầu được thị trưởng, trấn ấy sẽ được cấp phát nghìn trâu bò năm trăm chiếc xe kéo, hai mươi con ngựa cộng thêm mười bộ vũ khí và năm phần áo quần nón mũ chức sắc, con dấu sắc phong.
Quang Toản buộc mỗi thị trấn phải tự mình xây dựng dịch trạm, hệ thống thủy lợi, chợ thuyền, trường học, trạm y tế, đường sá cầu cống, nối liền các làng với nhau, tổ chức đội an ninh bảo vệ trật tự xử lý kiện tụng. Để khích lệ, Quang Toản cho dụ, Có thể hoàn thành tất cả các tiêu chí trên dưới nhiệm kỳ của vị thị trưởng nào, thì người đó được cắt đất phong tước, hưởng bổng lộc một làng, con cháu đời đời thế tập. Hoặc ra triều làm quan đứng đầu một huyện.
Tạm thời lấy ở kinh thành một vạn quân chia đều đến hai mươi trạm mỗi trạm năm trăm người, chọn từ các nơi ra hai mươi tướng quân tương ướng hai mươi trạm, binh tướng dẫn đầu dọc theo thượng lưu các con sông mà tiến lên phía trước mở đường, làm tiền trạm bảo vệ dân đi khai hoang, hoặc tùy theo tình thế địa hình mà chia quân ra xung quanh sao cho mọi việc suôn sẻ, khi hoàn thành cứ dựa vào diện tích được khai phá, số hộ dân định cư, số thị trấn được lập mà khen thưởng phong cho tước vị thế tập ăn bổng lộc một làng con cháu đời đời được hưởng. Nếu có lười biếng, sai phạm hay quấy nhiễu, tất sẽ bị nghiêm trị không tha.
Riêng quan lại quận huyện các nơi phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để việc được hoàn thành suôn sẻ, nếu nghe thấy nơi nào có phản ánh hay tiêu cực, sẽ lập tức cách chức nghiêm trị.
Quang Toản đưa ra chiếu chỉ đột ngột, trước chưa từng thấy sau không ai dám nghĩ, khiến triều thần đứng chết điếng tại chỗ, khi thánh chỉ tuyên đọc xong thượng thư bộ hộ Nguyễn Thế Lịch ngất xỉu ngay tại chỗ, lũ quan viên bộ hộ khóc lóc um sùm như cha chết, các quan lại khác lại chẳng biết phải làm như thế nào, tiến thoái lưỡng nan, đồng ý hay phản đối, có người vẫn chưa tiêu hóa hoàn toàn nội dung của chiếu thư.
Đến khi Quang Toản nói sẽ tự mình bỏ tiền ra duy trì việc này trong năm năm đầu tiên, lão hồ ly Nguyễn Thế Lịch mới đứng vững trước triều tung hô vạn tuế sợ hắn đổi ý.
Chiếu thư được ban ra khắp cả nước khiến thiên hạ sôi sục, nông dân vui mừng, tướng sĩ hân hoan, chợ búa đi lại như trẩy hội, đám nho gia sĩ phu tỏ ra khiếp sợ, đình thần chẳng hiểu Hoàng Thượng móc đâu ra số tiền lớn như vậy để tiêu xài, tính sơ thôi cũng phải mất đến gần chục triệu lượng, nhưng dù vậy vẫn tỏ ra cực kỳ vui mừng, cả nước ai ai cũng vui mừng chỉ trừ một người đó chính là Quang Toản hắn. Cười sao nổi khi tiền mới vào cửa trước đã tuồn hết ra cửa sau.
Trong khi đó hắn có một thị trường viễn đông vô cùng rộng lớn không thiếu tầng lớp người giàu, nhà Thanh, Nhật, Mã Lai, Xiêm và cả chính người Châu Âu nữa, cái giá mà hắn đưa ra vô cùng rẻ so với giá hiện tại của Châu Âu đối với mỗi mét vuông gương soi. Hắn nhớ phải đến gần giữa thế kỷ 19 mới có người phá vỡ thế độc quyền về gương soi của người Viên ở nước Áo. Tức là hắn còn có thể tiếp tục duy trì tình trạng như vậy ít nhất khoảng mười đến mười lăm năm nữa thị trường mới có xu hướng bão hòa, với điều kiện hắn giữa tốt bí mật trên.
Như vậy cũng đồng nghĩa với việc trong những năm tới mỗi năm riêng từ gương soi hắn có thể thu nhập vào túi trên mười triệu lượng bạc và vài năm sau đó cũng vậy, chỉ nghĩ như vậy thôi cũng khiến người ta khiếp sợ, nhưng khoảng thu nhập này khá bí mật chỉ có một số ít biết đến mà thôi.
Từ nghèo mạt bỗng chốc giàu có khiến Quang Toản càng tự tin hơn vào tương lai của mình, hắn tiếp tục bơm thêm tiền cho Nguyễn Phượng Hiền, giúp nàng xây dựng trường Quốc Học mở rộng quy mô dịch giả tăng số lượng in ấn và tiếp tục xây dựng toà soạn.
Đang khi Quang Toản vui mừng mơ tưởng đến tiền vào đầy nhà, sự nghiệp cứ thế mà phất thì nhận được tin tình báo từ Trần Đình Tâm khiến hắn vô cùng e ngại, đó là vấn đề dân tâm.
Nếu nói trong việc điều hành đất nước chuyện gì đáng được chú trọng nhất thì đó chính là chỉ số hạnh phúc của người dân một nước gọi môn na bằng hai chữ dân tâm, trong thời loạn lạc ai được dân tâm người đó có cả thiên hạ đó chẳng phải là câu nói đùa, dân tâm là cái có thể biết nhưng chẳng thể nói rõ ràng, cũng như dân tâm là cái tồn tại nhưng lại chẳng thể dùng mắt để quan sát, dùng tay để bắt lấy, lại càng không thể cưỡng ép có được, nhưng thực tế nó luôn tồn tại theo xu thế hưng vong của một triều đại, dân tâm còn triều đại vững, dân tâm mất triều đại vong, chính lịch sử đã chứng minh điều này không cần phải tranh cãi.
Phong trào Tây Sơn nổi lên trong bối cảnh đât nước điêu tàn, triều đại nhà Lê tồn tại suốt bốn trăm năm ăn sâu vào tiềm thức của tầng lớp sĩ phu Đại Việt, nhà Tây Sơn nổi đậy nói tiếng tốt là lật đổ phong kiến thối nát còn không ưa cũng có thể nói là tạo phản.
Chiến tranh chia cắt liên miên hai trăm năm khiến nhân dân lâm vào cảnh chiến loạn không thể chịu nổi, nhà Tây Sơn nổi dậy đến lúc này hơn hai mươi năm đưa cuộc chiến lên tầm cao mới ác liệt hơn, tầng suất cao hơn, lượng người và của cải hao phí trong đó cũng nhiều hơn hai trăm năm trước cộng lại, nhiều năm mất mùa, đàn ông thì mỗi ba người bắt đi lính một người, bắt lần một lần hai rồi lần ba cho đến khi làng mạc đồng ruộng chỉ còn đàn bà người già và trẻ nhỏ.
Người bị bắt lính chẳng có lương bổng gì đáng nói, đủ no để đánh trận đã rất may, khiến cho làng mạc tiêu điều, dân cư thưa thớt thiếu sức lao động trầm trọng. Nếu tính đơn giản theo mỗi lần động binh đao, có thể thấy được. Trong hai mươi năm Quân Tây Sơn vào nam ra bắc bảy lần, đánh đuổi hơn chục vạn quân chúa Nguyễn bảy đến tám vạn quân chúa Trịnh, năm vạn quân Xiêm, Hai mươi chín vạn quân Thanh, cộng với các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổi dậy ủng hộ Vua Lê ở các trấn phía Bắc, tộc người thiểu số ở Nghệ An hay nước Ai Lao. Nếu cộng tất cả lại tất cả cũng phải có đến sáu bảy mươi vạn người cần phải đánh đuổi, một con số thiên văn, tính toán theo kiểu diệt địch một ngàn tổn thất tám trăm liền ra số binh lượng người chết trận. Chỉ cần nói đến đây cũng hiểu nhà Tây Sơn sau mỗi trận đánh đều phải chiêu mộ thêm để bổ sung binh lực cho mình như thế nào rồi.
Kết quả thì sao? Tuy là chiến thắng đấy, tuy là vẻ vang đấy nhưng để lại hậu quả là người dân chẳng còn gì, tài sản không còn, sức lao động cũng chẳng còn, bị tầng lớp cai trị trước đó áp bức bóc lột, bị giặc giã cướp bóc giày đi xéo lại và cuối cùng nhà Tây Sơn trưng thu tất cả những gì còn lại trả cho họ một mảnh đất trơ trọi, tuy không còn bóng quân thù nhưng hạt giống không còn, sức lao động chẳng có, hằng năm vẫn nộp thuế má như thường, thiên tai chẳng năm nào không đi qua.
Cuộc sống của người dân cả nước sau khi có nhà Tây Sơn còn cơ cực hơn trước khi nó được thành lập năm 1771. Thậm chí đến lúc này chiến tranh vẫn còn chưa kết thúc, mà liệu kéo dài đến khi nào, chẳng ai biết được. Triều đình Phú Xuân chẳng giỏi trong việc quản lý nhà nước, tầng lớp sĩ phu luôn ẩn nấp trong dân xúi dục, một số tìm cách bí mật liên lạc với nhau hoạt động chống phá, số thì ẩn mình chờ thời, một ít vượt biển đầu quân cho chúa Nguyễn hoặc đồng ý ở lại làm nội ứng cho giặc.
Trước khi xuyên việt đến thế giới này hắn cứ nghĩ nguyên nhân thất bại của nhà Tây Sơn là do nội đấu nhưng bây giờ khi đã là người trong cuộc mới ngỡ ngàng nhận ra không hoàn toàn như vậy. Nội đấu chỉ là ngòi nổ chậm cho sự bùng nổ của việc Triều Đại không thu được đầy đủ nhân tâm. Tại sao lại không đầy đủ mà không phải mất hết. Đó là do sự tồn tại của Quang Trung trong Tây Sơn, một thường thắng thủ lĩnh, mang trên người một vầng hào quang chói lóa, chính vầng hào quang ấy đã che lấp đi cái mặt sau mỗi cuộc chiến, nhưng nay vầng hào quang đó mất đi, mặt sau dần hiện rõ.
Khi xem báo cáo của Trần Đình Tâm về vấn đề nhân tâm, Quang Toản mới té ngửa ra rằng mọi việc không đơn giản như hắn nghĩ. Nó còn đi xa hơn thế, sự trở lại của Nguyễn Ánh ở Gia Định khiến không ít người hướng về trông mong, từ tầng lớp sĩ phu cho đến người dân bần cùng, ngoài ra còn có các tù trưởng và giáo dân, người dân trong nước chủ yếu là hai vùng Thuận Quảng trông ngóng quân của Nguyễn Ánh từ Gia Định kéo ra bắc đến nỗi tụng ca dao:
“Lạy trời cho cả gió nồm, để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra.”
Quang Toản cũng được hay tin người thư sinh trẻ tuổi mà hắn gặp ở thành Phú Xuân vào hồi tết thanh minh khi bàn về đồ gốm chính là Nguyễn Du, Trần Đình Tâm điều tra được y và rất nhiều sỹ phu khác trước sau trốn vào Gia Định. Không chỉ có sỹ phu mà cả người dân đang ở vùng chiến loạn cũng bỏ xứ mà vào nam
Những dấu hiệu không hay này khiến Quang Toản vô cùng lo lắng, hắn quyết định đi thị sát hai vùng Thuận Quảng nhưng triều thần nhất quyết không chịu, thái hậu Bùi Thị Nhạn khóc lóc nhất quyết không cho hắn đi bằng cách tuyệt thực.
“Lỡ Hoàng Thượng có mệnh hệ gì, ai gia cũng không muốn sống, chi bằng để ai gia như thế này mà chết để khỏi tránh nhìn kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh” thái hậu nói.
Cuối cùng hắn chỉ còn cách chọn thỏa hiệp, theo đó hằng năm hắn sẽ lấy tiền túi bỏ vào quốc khố hai triệu lượng, trong vòng năm năm, đổi lại các thứ thuế như thuế đinh, thuế muối thuế thân và thuế nông nghiệp và một số thứ thuế khác đều sẽ hủy bỏ, riêng thuế đánh vào thợ thủ công và thương nhân buôn bán nhỏ lẻ ở các chợ sẽ được giảm chỉ còn một nửa.
Riêng về nguồn lao động, cả nước có gần hai mươi vạn binh sỹ, Quang Toản cho giữ lại tám vạn lính chính quy tinh nhuệ nhất, giữa lại thêm mười lăm ngàn người giỏi thủy tính, lính chính quy vẫn ở lại tại chỗ đóng quân, riêng những người giỏi thủy tính chia ra làm ba đưa đến tiếp nhận huấn luyện tại doanh trại của Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc, và Đặng Văn Bảo.
Những binh sỹ được giữ lại đang ở địa phương đồn trú, được tăng lương gấp ba ngoài thời gian huấn luyện còn phải tự mở đồn điền trồng trọt, tự cung tự cấp lương thực thực phẩm ngay tại chỗ. Mỗi năm được mười lăm đến hai mươi lăm ngày phép tùy theo cấp bậc. Những binh lính đang trong quá trình tăng cường huấn luyện cũng được tăng lương gấp ba, nhưng không có phép. Những binh sĩ đang tham chiến đấu ở tiền tuyến sẽ được hưởng lương gấp năm so với hiện tại, tăng gấp rưỡi suất ăn nhưng không được về phép.
Số còn lại và những người chưa đủ mười tám và trên bốn mươi tuổi ở cả quân chính quy hay địa phương chức vụ dưới cơ trưởng đều được cấp phát mười lượng bạc cho về quê cũ, những người từng phục vụ trên mười năm thì được phát một trăm lượng để tỏ lòng cảm tạ, những người đã từng phục vụ trên năm năm thì được phát thêm ba mươi lượng bạc.
Quang Toản cho chia rải rác từ Bắc Hà đến Bình Thuận thành hai mươi Trạm, những binh sĩ phục vụ trên năm năm được phát thêm một thẻ bài khắc chữ đội, hễ người đó tụ tập đủ mười hộ gia đình hoặc có hai mươi trai tráng dẫn đến báo danh tại một trong hai mươi Trạm, sẽ được cấp phát đầy đủ nông cụ, có người dẫn đường đi khai hoang, khai hoang được bao nhiêu thì của đội đó bấy nhiêu chia đều cho từng hộ, nhưng mỗi hộ không được quá ba ha. Nhiều hơn ba ha, sẽ bắt đầu tính thuế đất đai theo cấp số cộng, dưới ba ha được miễn thuế. Quang Toản làm như vậy để tránh tình trạng họ đầu cơ đất đai.
Từ bốn đến mười đội gần nhau sẽ được lập thành một làng, từ bốn đến sáu làng gần nhau được gom thành một thị trấn, trấn trưởng và trưởng làng do người dân tự bầu lấy, việc mộ người để bảo vệ làng trấn do các trưởng làng và trưởng trấn tự chỉ định, kinh phí để làm đường sá, trường học, xây chợ, dựng cầu, tạo đền, thì do những người trong làng trấn tự đóng góp, trưởng làng hay trưởng trấn cứ mỗi năm năm bầu lại một lần và không ai được làm quá hai lần liên tiếp, những người không kể gái trai chỉ cần trên mười tám tuổi đều được quyền bầu chọn, số phiếu là tương đương nhau. Trụ sở trấn sẽ được triều đình hỗ trợ xây dựng ban đầu.
Từ bốn đến năm thị trấn gần nhau tạo thành một huyện, triều đình sẽ cử quan viên xuống trông coi. Nhằm tránh việc một số đội và làng phản đối kết hợp lại với nhau, hoặc có một số ít kẻ muốn chiếm núi làm vương, Quang Toản còn bổ sung, các đội sau khi hợp với nhau thành làng, bầu xong trưởng làng sẽ được cấp đầy đủ hạt giống mà trưởng làng yêu cầu cộng thêm bốn bộ quần áo chức sắc, các làng hợp đủ một thị trấn, sau khi bầu được thị trưởng, trấn ấy sẽ được cấp phát nghìn trâu bò năm trăm chiếc xe kéo, hai mươi con ngựa cộng thêm mười bộ vũ khí và năm phần áo quần nón mũ chức sắc, con dấu sắc phong.
Quang Toản buộc mỗi thị trấn phải tự mình xây dựng dịch trạm, hệ thống thủy lợi, chợ thuyền, trường học, trạm y tế, đường sá cầu cống, nối liền các làng với nhau, tổ chức đội an ninh bảo vệ trật tự xử lý kiện tụng. Để khích lệ, Quang Toản cho dụ, Có thể hoàn thành tất cả các tiêu chí trên dưới nhiệm kỳ của vị thị trưởng nào, thì người đó được cắt đất phong tước, hưởng bổng lộc một làng, con cháu đời đời thế tập. Hoặc ra triều làm quan đứng đầu một huyện.
Tạm thời lấy ở kinh thành một vạn quân chia đều đến hai mươi trạm mỗi trạm năm trăm người, chọn từ các nơi ra hai mươi tướng quân tương ướng hai mươi trạm, binh tướng dẫn đầu dọc theo thượng lưu các con sông mà tiến lên phía trước mở đường, làm tiền trạm bảo vệ dân đi khai hoang, hoặc tùy theo tình thế địa hình mà chia quân ra xung quanh sao cho mọi việc suôn sẻ, khi hoàn thành cứ dựa vào diện tích được khai phá, số hộ dân định cư, số thị trấn được lập mà khen thưởng phong cho tước vị thế tập ăn bổng lộc một làng con cháu đời đời được hưởng. Nếu có lười biếng, sai phạm hay quấy nhiễu, tất sẽ bị nghiêm trị không tha.
Riêng quan lại quận huyện các nơi phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để việc được hoàn thành suôn sẻ, nếu nghe thấy nơi nào có phản ánh hay tiêu cực, sẽ lập tức cách chức nghiêm trị.
Quang Toản đưa ra chiếu chỉ đột ngột, trước chưa từng thấy sau không ai dám nghĩ, khiến triều thần đứng chết điếng tại chỗ, khi thánh chỉ tuyên đọc xong thượng thư bộ hộ Nguyễn Thế Lịch ngất xỉu ngay tại chỗ, lũ quan viên bộ hộ khóc lóc um sùm như cha chết, các quan lại khác lại chẳng biết phải làm như thế nào, tiến thoái lưỡng nan, đồng ý hay phản đối, có người vẫn chưa tiêu hóa hoàn toàn nội dung của chiếu thư.
Đến khi Quang Toản nói sẽ tự mình bỏ tiền ra duy trì việc này trong năm năm đầu tiên, lão hồ ly Nguyễn Thế Lịch mới đứng vững trước triều tung hô vạn tuế sợ hắn đổi ý.
Chiếu thư được ban ra khắp cả nước khiến thiên hạ sôi sục, nông dân vui mừng, tướng sĩ hân hoan, chợ búa đi lại như trẩy hội, đám nho gia sĩ phu tỏ ra khiếp sợ, đình thần chẳng hiểu Hoàng Thượng móc đâu ra số tiền lớn như vậy để tiêu xài, tính sơ thôi cũng phải mất đến gần chục triệu lượng, nhưng dù vậy vẫn tỏ ra cực kỳ vui mừng, cả nước ai ai cũng vui mừng chỉ trừ một người đó chính là Quang Toản hắn. Cười sao nổi khi tiền mới vào cửa trước đã tuồn hết ra cửa sau.
/55
|