Như Những Giọt Nắng

Chương 1

/46


Thúy Văn thở dài buông rèm xuống, đứng tựa đầu vào tường. Cô nhớ lại buổi nói chuyện tối qua với ông Nhị mà rùng mình. Cô sợ sự khắc nghiệt của ba đến nỗi nghĩ rằng, thà nhắm mắt buông xuôi về sống với người lạ, còn hơn ở lại nhà mình với nỗi sợ hãi phập phồng.

Cô không hiểu tại sao ba cô ghét cô đến thế, trong khi với Thúy Lan thì luôn luôn chiều chuộng. Chẳng lẽ cô không phải là con của ba sao?

Thúy Văn chậm chạp bước đến mở tủ. Cô đưa mắt tìm một bộ đồ thích hợp với mình. Cuối cùng cô cũng chọn được chiếc áo màu xám. Nó hoàn tòan không có vẻ gì phù hợp cho một ngày được coi mắt. Nhưng cô đang quá buồn nản, cô thích màu áo ảm đạm này.

Thúy Văn đứng ở lan can đợi ông Nhị. Ông đang nói chuyện qua điện thoại và khoát tay bảo cô chờ. Một lát sau ông đi ra, nói khô khan:

- Ba hy vọng con đừng làm gì cho người ta phật ý. Nếu họ vì con mà hủy bỏ quan hệ với ba, con sẽ không được yên ổn đâu. Nhớ đấy!

Thúy Văn “dạ” nhỏ một tiếng và lầm lũi đi sau ông. Xuống đến phòng khách, ông niềm nở bắt tay với khách, rồi quay lại vỗ nhẹ vào đầu Thúy Văn:

- Con ngồi xuống đây, để ba giới thiệu con làm quen với mấy anh mà con sẽ làm bạn.

Thúy Văn lần lượt chào từng người mà không hề nhìn mặt họ. Cô chỉ hơi ngước mặt lên khi ông Nhị bảo cô chào Hiệu Nghiêm. Trong lòng cô là nỗi thất vọng mênh mông. Giá không phải anh ta, mà là người thanh niên bên cạnh. Anh ta gần như vượt quá tên của mình. Khi nghe giới thiệu, anh ta cũng không buồn ngước lên nhìn cô. Khuôn mặt nghiêm nghị và đôi môi hơi mím lại, vừa kiêu ngạo vừa khinh thường, vừa khắc nghiệt chán ghét. Anh ta lập tức gây cho cô cảm giác bị xúc phạm. Và cô buồn rầu nhìn xuống tay mình với ý nghĩ rồi đây mình sẽ sống trong địa ngục mới.

Trái hẳn với Hiệu Nghiêm, ông bác của anh ta tỏ ra ân cần lịch thiệp với Thúy Văn, như để đền bù cho cô về thái độ lạnh lùng của cháu. Ông điềm đạm nói chuyện với ông Nhị, thỉnh thoảng quay về phía Thúy Văn, ân cần:

- Bác nghe nói cháu tốt nghiêp ngoại thương, thế cháu đã đi làm ở đâu chưa?

- Dạ chưa.

Ông quay lại ông Nhị:

- Chắc ông còn kén chỗ cho cháu, chứ ở công ty anh cũng có chỗ cho cháu vậy.

ông Nhị khoát tay:

- Con gái tôi đứa nào tôi cũng cho ra ngoài tìm chỗ làm, tôi không muốn chúng nó có tính ỷ lại vào cha mẹ anh ạ. Tự tụi nó phải quyết định tương lai nó thôi.

Ông Thịnh gật gù:

- Anh dạy con hay lắm

Ông quay qua Thúy Văn:

- Vậy cháu có tìm được nơi nào vừa ý chưa?

- Dạ chưa bác ạ

Rồi cô làm thinh. Những người làm chủ này cứ tưởng công việc là dễ tìm lắm. Có lẽ vì họ chỉ ngoắc tay một cái là có được tất cả những gì họ muốn. Ai cũng tưởng tiểu thư gia đình này muốn gì được nấy. Họ làm sao hiểu được là điều đó không hề xảy ra cho cô mà chỉ với Thúy Lan.

Thúy Văn còn đang nghĩ ngợi thì ông Thịnh nói với vẻ sốt sắng:

- Nếu cháu chưa tìm được việc làm thì hãy tới công ty của Hiệu Nghiêm làm. Như thế sẽ tiện cho cháu, và cả cho con nữa phải không Hiệu Nghiêm?

Ông vừa nói vừa quay lại nhìn Hiệu Nghiêm, nhưng anh ta chỉ lắc đầu thờ ơ:

- Con không chắc công việc ở công ty con xứng đáng với cổ. Ðể cổ tự tìm chỗ thích hợp thì hay hơn.

Ông Thịnh có vẻ hụt hẫng, nhưng lập tức lại cười như không hề phật ý:

- Thúy Văn mới ra trường, dù sao có người quen nâng đỡ cũng dễ hơn. Ðó là bổn phận của con mà.

Hiệu Nghiêm quay mặt chỗ khác, không trả lời. Anh ta như bất cần tất cả, cũng không hề sợ ông Nhị. Thậm chí Thúy Văn có cảm tưởng anh ta muốn khiêu chiến với cô. Hình như trong chuyện này, anh ta cũng bị áp lực như cô.

Tự nhiên cô cảm thấy một chút coi thường Hiệu Nghiêm. Anh ta là con trai, tại sao lại chịu để mình bị khống chế trong hôn nhân? Rõ ràng là anh ta không thích cuộc hôn nhân tính toán này nhưng vẫn thực hiện nó. Nếu không, tối nay anh ta chẳng theo gia đình đếnd dây coi mắt cô.

Thúy Văn rất lơ mơ về chuyện làm ăn của ba cô. Chỉ khi muốn gả cô cho Hiệu Nghiêm, ba cô mới nói cho cô biết anh ta là giám đốc của một công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra ông không nói gì thêm về anh ta. Ðây là lần đầu tiên cô gặp một người mà mình đã từng hình dung một cách ác cảm. VÀ đúng như trong tưởng tượgn của cô, anh ta thậm chí còn đáng ghét hơn nhiều.

Mọi người ngồi nói chuyện quanh những chuyện mua bán và về những biến đổi của thị trường. Thúy Văn hiểu tất cả những điều đó nhưng không tham gia. Cô ngồi im nhìn xuống tấm thảm. Mà không chỉ riêng cô, cả Hiệu Nghiêm và người thanh niên tên Hữu Tri cũng không nói gì. Hiệu Nghiêm ngồi nhìn thẳng vào góc phòng, nhưng Thúy Văn biết Hữu Tri ngấm ngầm quan sát cô. Cô biết điều đó khi bất chợt ngước lên, cô thấy ánh mắt anh ta bối rối chuyển sang nơi khác.

Khi họ ra về, Thúy Văn nói một cách rụt rè:

- Ba, con thấy anh ấy rất ác cảm với con, nếu mà …

Nhưng ông Nhị gạt phắt đi:

- Ba biết nó không ưa ba, nhưng chuyện đó không quan trọng. Ba mặc kệ nó nghĩ gì, điều chủ yếu là ba cần những mối quan hệ của công ty nọ Còn nó thì cần tiền của ba. Nó ghét hay thích con không quan trọng. Ba chỉ cần hai công ty kết hợp làm ăn, con hiểu không?

Thúy Văn ngân ngấn nước mắt:

- Nhưng anh ta không thích con, con cũng không thích anh ta, sống chung như thế con buồn lắm ba ạ.

- Vớ vẩn. Ba không thích nghe mấy chuyện đó, đừng nói nữa. Công ba nuôi con mười mấy năm, bây giờ con làm gì để trả, con tự suy nghĩ đi.

O6ng bỏ đi lên lầu, Thúy Văn ngồi xuống salon, tay mân mê mặt nệm một cách vô thức. Cô bỗng bật khóc. Với cô ba luôn bất công như thế. Trong khi với Thúy Lan thì chiều chuộng từng ý thích. Thúy Lan yêu người nào ba cũng dễ dãi và nâng đỡ người đó. Còn cô thì gần như bị xem là công cụ để ba trao đổi làm ăn. Cô không chịu nổi sự cư xử nghiệt ngã đó.

Vài hôm sau, buổi sáng Thúy Văn đi ra ngoài về thì ông Nhị gọi điện về bảo cô đến công ty ngay. Thúy Văn không cãi lời nhưng cô ngạc nhiên kinh khủng. Lần đầu tiên ba cô gọi điện cho cô, mà lại là đến công ty. Không biết đây là chuyện vui hay buồn.

Khi cô đến, ông Nhị đang ngồi dưới phòng khách như đợi ai. Thấy cô, ông đứng dậy:

- Ði với ba

Thúy Văn không dám hỏi gì, chỉ yên lặng theo ông ra xe. Ông Nhị cũng không giải thích là đi đâu. Mãi khi xe dừng trước một công ty xuất nhập khẩu, ông mới quay lại cô:

- Ba muốn con làm quen với công ty của chồng con sau này. Con hãy tỏ ra thông minh một chút.

Rồi ông mở cửa bước xuống. Thúy Văn ngơ ngác nhìn vào trong. Ðó là một tòa nhà ba tầng, nhìn qua có vẻ là nhà ở hơn. Lúc trưóc cô hay đi ngang con đường này và có vào đây một lần vơ’i nhỏ bạn. Cô không ngờ đây là chô ~làm việc của Hiệu Nghiêm và cảm thấy lúng túng khi biét lát nữa sẽ gặp nhỏ bạn. Cô không biết mình phải giải thích thế nào.

Cô theo ông Nhị vào phòng. Một nhân viên mời ông ngồi chơ` rồi định lên báo với Hiệu Nghiêm nhưng ông khóat tay ra dấu không cần và tự mình đi lên lầu. Vừa lúc đó ông Thịnh cũng vê` đến. Ông bắt tay ông Nhị một cách niềm nở:

- Anh đến sao không báo trước để tôi ở lại đón, rất may là tôi đi công việc mới về.

Ông ta quay qua nói với một nhân viên ngồi bên bàn:

- Cậu đi lên báo giám đốc xuống tiếp khách.

Ông Nhị cản lại:

- Thôi khỏi anh ạ, để cậu ấy làm việc. Tôi tiện đường ghé chơi thôi. Ðể tôi lên trên đó cũng được.

Ông Thịnh rất chiều ý đưa cha con ông Nhị lên tầng trên. Thúy Văn vừa đi vừa đưa mắt tìm Ngọc Thân. Qua khung cửa kiếng của phòng bên trái, cô thấy cô nàng đang ngồi bên máy tính. Ngọc Thân cũng vừa thấy cô, cô nàng tròn mắt ngạc nhiên nhìn. Thúy Văn định vào phòng đó thì ông Nhị quay lại:

- Ði theo ba.

Cô đành quay lại đi phía sau ông và không quên ra dấu bảo Ngọc Thân chờ cô.

Khi mọi người bưuóc vào phòng, Hiệu Nghiêm như rất ngạc nhiên nhưng không hề có vẻ nồng nhiệt khi đón hai vị khách bất ngờ này. Anh đứng lên chào ông Nhị, rồi bước qua salon. Thúy Văn định chào anh ta nhưng thấy cử chỉ khô lạnh của anh ta khi nhin minh`, cô lại thôi và lặng lẽ ngồi xuống cạnh ông Nhị, mắt nhìn xuống bàn như mọi việc xung quanh đều không liên quan đến mình.

Thúy Văn không tin ba cô tiện đường ghé chơi như ông đã nói với ông Thịnh. Cô biết rất rõ ba cô làm bất cứ điều gì cũng có mục đích riêng. Không biết lần này là gì.

Tự nhiên Thúy Văn cảm thấy đâm ra ngại với ông Thịnh và Hiệu Nghiêm. Cô muốn mình là người ngoài cuộc hơn là làm cái đuôi của ba mình. Nghĩ vậy cô đứng lên nói nhỏ:

- Dạ, con xin phép ra ngoài một chút.

Không nghe ông phản ứng, Thúy Văn nhẹ nhàng đi ra ngoài. Cô xuống cầu thang đi vào phòng Ngọc Thân. Vừa thấy cô, cô nàng quay lại hỏi ngay:

- Ði đâu vậy, bộ tính xin vào đây hả?

Thúy Văn lắc đầu:

- Không có, mình theo ba mình đi chơi.

- À, chắc bác quen với giám đốc, chỗ làm ăn hay là bạn vậy?

Thúy Văn không biết giải thích thế nào, cô lại lắc đầu:

- Mình không biết, ba bảo đi thì đi, không biết gì cả.

- Sao? Tìm được chỗ làm chưa?

- Chưa, ở đâu cũng là chỗ quen của ba, mình ngán quá.

Ngọc Thân cười khì:

- Ông già có công ty, sướng gần chết mà không chịu làm, lại chạy long nhong kiếm việc, chưa thấy ai ngông như Văn.

Thúy Văn không trả lời, cô hỏi như thăm dò:

- Làm ở đây thế nào, sếp có khó lắm không?

- Cũng không khó lắm, mà cũng không biết được, mình đâu có làm gì bậy mà sợ sếp khó.

- Nhưng tính anh ta có dễ chịu không, đối với nhân viên ra sao, không lẽ Thân không nhận biết được?

- Ờ, nhiều lúc cũng có khó, với lại mặt sếp lúc nào cũng đăm đăm, mình ngán lắm.

Cô quay lại đối diện với Thúy Văn:

- Này, nếu Văn không tìm được chỗ làm thì xin vào đây đi, ở đây đang tuyển hai người đấy. Một tiếp thị, một thư ký văn phòng, xin đi Văn, làm chung cho vui.

Thúy Văn chưa kịp trả lời thì thấy ông Nhị, ông Thịnh và Hiệu Nghiêm đang đi xuống. Cô đứng dậy:

- Ba mình xuống kìa, mình về nghe.

- Ê, nhưng mà có muốn xin vào đây không?

- Cũng không biết nữa, rảnh gọi điện cho mình nghe.

- Ừ

Thúy Văn đi ra hành lang. Ông Thịnh và Hiệu Nghiêm tiễn ba cô ra cửa. Cô rụt rè chào ông Thịnh và gật đầu với anh ta. Anh ta cũng gật đầu đáp lại nhưng khuôn mặt vẫn lạnh băng. Thúy Văn lập tức đi đến cạnh ba cô để giữ khoảng cách xa xa với anh ta.

Ngồi trong xe, cô rất muốn hỏi ông Nhị chuyện lúc nãy nhưng không dám. Còn ông thì im lặng nhìn ra bên đường. Thỉnh thoảng cười thoáng như hài lòng. Cô có cảm tưởng cuộc nói chuyện vừa rồi phía bên Hiệu Nghiêm đã làm ông vừa ý.

Buổi trưa Thúy Văn đang dọn dẹp thì có điện của Ngọc Thân. Cô ngồi xuống giường, dấu hiệu của một cuộc nói chuyện khá dài. Ngọc Thân nói chuyện đông tây một lúc rồi than thở:

- Lúc sáng Văn về rồi, sếp gọi mình lên phòng quạt cho một trận, tức muốn chết đưọc.

Thúy Văn ngạc nhiên:

- Nhưng mà la chuyện gì?

- Sếp bảo trong giờ làm không được tiếp bạn, không được nói chuyện riêng. Thật ra mình có vi pham gì nhiều đâu, nếu căng ra thì Văn là khách của sếp, mình có dám không tiếp chuyện không, tự nhiên hôm nay ông ta khó chịu dễ sợ.

- Ngoài ra, anh ta còn nói gì nữa không?

- Sếp hỏi mình quan hệ ra sao với Văn, mình bảo là bạn, thế là ông tabảo không thích nhân viên công ty kể với người ngoài chuyện nội bộ, vô lý dễ sợ, mà mình đã nói gì đâu.

- Có lẽ anh ta bực mình chuyện gì đó, rồi trút vào nhân viên, gặp Thân xui nên lãnh đủ, chư ‘không phải anh ta có thành kiến với Thân đâu.

- Cũng mong như vậy, chứ nãy giờ mình tức muốn chết, ngủ không đuợc luôn.

- Thôi mà, đi làm bị la là chuyện thường, để bụng làm chi.

- Nhưng mà la như thế thì oan quá, lại vô lý nữa, không tức sao đuợc. Xí, ai mà làm vợ ông ta là vô phúc bảy đời, đàn ông gì lúc nào cũng quạu quọ, thấy ớn.

Thúy Văn thóang lặng người. Ngọc Thân không biết câu nói vô tình đó động chạm tới nỗi buồn của cô, cô cắn môi im lặng. Bên kia Ngọc Thân vẫn liếng thoắng một tràng rồi dặn dò:

- Nhưng Văn đừng kể chuyện này với sếp nghe, mình sợ bị sếp quạt thêm một trận về tội mách lẻo, phiền lắm đấy.

- Yên tâm đi, mình không điên thế đâu.

- Thôi, mình cúp nha. Ðến giờ đi làm rồi. Chiều nay mà vô trễ không chừng sếp biết, lôi vào phòng quạt thêm một trận vê` tội đi trễ nữa, ngán lắm.

Thúy Văn bỏ máy xuống, ngồi bó gối suy nghĩ. Cô có cảm tưởng Hiệu Nghiêm làm thế để cảnh cáo cô. Anh ta muốn qua Ngọc Thân để nói với cô rằng anh ta không hề có ý thân thiện và nể nang cô dù cô sắp là người thân với anh ta.

Thúy Văn không biết mình có thành kiến không. Nhưng cách cư xử của Hiệu Nghiêm làm cô thấy nản vô cùng.

Hôm sau cô đdang trong phòng tắm thì dì Tám lên thông báo có Hiệu Nghiêm đến và ông Nhị bảo cô xuống tiếp khách. Thúy Văn đứng thừ người, chán chường và mệt mỏi. Nếu được phép, cô sẽ thẳng thừng từ chối tiếp anh ta ngay.

Ðang chải tóc, Thúy Văn chợt giật bắn người vi tiếng hét của Thúy Lan:

- Tại sao cái áo nhăn nhúm thế này? Dì tám đâu, dì Tám.

Thúy Văn mở cửa, ló đầu ra xem. Dì Tám đang hớt hải chạy lên hành lang, Thúy Lan cầm chiếc áo, căng ra:

- Dì ủi đồ như vậy đó hả? Hư hết rồi, thấy chưa?

- Dạ, dạ.. tại tui lỡ để bàn ủi nóng quá, cô mặc đỡ giùm/

Tiếng dì im bặt khi Thúy Lan quát lên:

- Lỡ với chả lỡ, làm ăn không nên thân vậy đó, dì có biết cái áo này tui mặc mới có một lần không? Ðấy, có giỏi thì mặc đi.

Cô hung hăng ném chiếc áo xuống gạch rồi vào phòng đóng sầm cửa lại. Thúy Văn bưóc đến cầm chiếc áo lên, nói như an ủi:

- Ðể con mua cái khác đền chị ấy, không sao đâu, dì đừng ngại.

Cô bảo bà đi xuống rồi cầm áo vào phòng mình, treo lên tường. Chợt nhớ Hiệu Nghiêm đang ở dưới phòng khách, cô vội chải sơ tóc rồi xuống tiếp anh ta.

Hiệu Nghiêm đang ngồi ở salon. Anh ta ngước lên khi thấy Thúy Văn. Qua cái nhìn của anh ta, Thúy Văn hiểu lúc nãy anh ta đã nghe hết và tưởng tiếng quát tháo lúc nãy là của cô. Cô thấy rất rõ nụ cười châm biếm của anh ta.

_

/46

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status