Ánh sáng mất đi, Giang Chỉ Vi khôi phục cảm giác, cô vẫn đang ở chỗ cũ, nhưng xung quanh cô đã chẳng còn ai, không thấy Mạnh Kỳ, Nguyễn Ngọc Thư và Triệu Hằng, cũng không thấy Già Diệp tôn giả Đại La Hán Kim Thân.
Chuyện này không liên quan gì tới quang mang vô lượng do nắm tay Già Diệp thả ra, vì cái đó là ảnh hưởng tới cảm ứng, chứ không liên quan gì tới na di hư không chi đạo, hẳn là có người khác cố ý làm. Mà kẻ có thể khiến Mạnh Kỳ và mình đều không hề nhận ra, trực tiếp câu động thiên địa quy tắc nơi này, khiến chúng tạm thời thay đổi, thì có thể là ai? Giang Chỉ Vi bước nhanh, định vào trong chùa để tìm dấu vết.
Cô vừa đi tới vài bước, mái ngói lưu ly và gạch hoàng kim đều vỡ vụn, ngôi chùa sụp xuống hoàn toàn.
Giang Chỉ Vi giương mắt nhìn lên, thấy chỗ từ khe rách không gian ở trên sơn đạo có một con sư tử màu xanh đang thong thả đi xuống, lông nó đầy dấu vết hư hại, hư thối, hắc khí chui vào chui ra, nó bước qua những khe rách không gian như giẫm trên đất bằng.
Trên lưng nó có một bồ tát, mặt và thân thể đều thuần một màu trắng, đầu đội Thiên Quan, cột năm búi tóc, tượng trưng cho năm loại trí tuệ của Phật môn, như đại viên kính trí, pháp giới thể tính trí vân vân, đối ứng với năm thức đầu, thức thứ sáu ý thức, thức thứ bảy Mạt Na thức, thức thứ tám A Lại Da thức và thức thứ chín tổng thể, tay phải cầm trí tuệ chi kiếm, tay trái nâng một đóa sen xanh tinh thuần không tì vết, trên hoa đặt một quyển Bàn Nhược kinh, khác với con sư tử dưới chân, người này không hề có tử khí lây dính, tràn ngập đại thanh tịnh đại từ bi chi ý.
Thế nhưng, đôi mắt vốn nên tràn đầy trí tuệ lại trống rỗng vô thần.
Giang Chỉ Vi thầm than một tiếng, lập tức tiến vào trạng thái Thái Thượng Vong Tình, dẹp sạch mọi cảm xúc, trạng thái, lo lắng, căng thẳng của mình.
Vị bồ tát trước mặt này là rất mạnh, tượng trưng cho trí tuệ Bồ Tát của phật môn, là một trong tứ đại bồ tát mạnh nhất được chư tịnh thổ [Văn Thù vi trí tuệ, Phổ Hiền vi hành, Quan Âm vi từ bi, Địa Tạng vi đại nguyện], hơn các Đại Bồ Tát khác.
Y chính là Văn Thù Bồ Tát!
Một trong hai người hầu cận của Phật Tổ!
Văn Thù đi tới đâu, những khe rách không gian đều lành lại tới đó, thực là thanh tịnh chi ý.
Trong mắt Thái Thượng Vong Tình, thanh tịnh và ô uế không khác gì nhau, Giang Chỉ Vi hiện ra Pháp Tướng, kiếm ý hội tụ, giơ kiếm lên, Văn Thù cũng giơ trí tuệ chi kiếm lên cao.
............
Triệu Hằng thấy mình xuất hiện trước một thác nước khô cằn, xa xa lôi quang Thanh Liên sinh diệt, Kim Cô Bổng đứng ngạo nghễ trong thiên địa, bốn phía toàn là khe rách không gian tối tăm.
Triệu Hằng không nhúc nhích, vì trên đỉnh thác nước có một con Kim Sí Đại Bằng rất to, trên đầu có “mũ miện”, cái mỏ nhọn dính máu màu vàng tỏa ra uy lực cường đại!
Đây thật sự là chim đại bàng, giống chim có khả năng bay thẳng một mạch chín vạn dặm, không biết có phải là con đại bằng ‘con’ của Yêu Thánh, được Phật Tổ thu phục, có danh hiệu Bằng Ma vương Đại Thánh hay không?
Khí tức của nó làm y không rét mà run, nhất là cái mỏ nhọn hoắt kia, làm y vô cùng sợ hãi, cứ như gặp phải khắc tinh.
Máu vàng óng kia hẳn là Thiên Long chi huyết...... Đại Bằng khắc chế Chân Long, cho nên kẻ được coi là Chân Long Thiên Tử như y đương nhiên cũng bị nó áp chế!
Kim Sí Đại Bằng may là chưa hiện ra chân thân, bằng không nơi này không thể nào chứa nổi. Đôi mắt nó đỏ rực, không có sinh cơ, chỉ có lãnh khốc, bàn chân chìm trong hư không, trên lông có màu xám trắng.
“Không ngờ gặp phải một kẻ địch thế này......” Triệu Hằng cười khổ, trong tay xuất hiện một thanh kiếm.
Kim Sí Đại Bằng cúi đầu, đôi mắt đỏ nhìn Triệu Hằng chằm chằm.
............
Nguyễn Ngọc Thư ôm Tê Phượng cầm, trước mắt là một con quái vật!
Nếu Đãng sơn quân quấn lên giống toà núi nhỏ, thì con vật trước mặt chính là một dãy núi nguy nga. Kỳ quái ở chỗ nó rõ ràng lớn như vậy, thế mà lại chèn thân được vào lối vào sơn đạo, chứ không phải lơ lửng giữa không trung.
Con quái vật này đầu ngựa, mắt rùa, cổ rắn, sừng hươu, toàn thân thuần trắng, vảy to như ván cửa, lóe ra quang mang Lưu Ly nhàn nhạt, là một con Thiên Long!
Đôi mắt nó to như cái ao, bên trong trống rỗng, chỉ có sự không cam tâm.
Không biết vì sao, trong đầu Nguyễn Ngọc Thư đột nhiên nhớ tới một bài hát Mạnh Kỳ từng ngâm nga khi thảo luận chuyện Tây Du:
“Bạch Long mã, vó về phía tây.”
............
Phong Thần thế giới.
Công tử Vũ đánh xe qua nhiều nước, thấy nhiều cảnh tan hoang, thấy yêu ma phủ chiếc áo thần linh hoành hành, thấy tu sĩ tự mình hành tẩu thế gian, can thiệp nhân đạo, không chút kiêng kị.
Thế nên mới có những nơi chìm trong hỗn loạn, đánh nhau không dứt, có nơi lại bình tĩnh yên ổn, nhưng đọa lạc dâm ô, nhân nghĩa không còn, nguy cơ càng thêm sâu nặng.
“Có mấy chư hầu biết hết, nhưng bỏ mặc không quản.” Khổng Chiêu nhìn thấy những cảnh này, thở dài cảm thán.
Mạnh Kỳ bỗng nhiên mở mắt: “Làm sao trí?”
“Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, có thể nói trí.” Khổng Chiêu buột miệng, ý tứ là tận sức làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy kính trọng quỷ thần nhưng không cầu cạnh, ở gần với nó, mà tránh xa nó, đó là trí.
Nói xong, Khổng Chiêu vô cùng chờ đợi Mạnh Kỳ chỉ điểm.
Nhưng mà Mạnh Kỳ lại nhắm mắt lại, không nói gì, chỉ thầm than:
“Trị nước lớn như nấu cá nhỏ, lấy đạo trị thiên hạ thì quỷ không linh, sẽ không còn đất cho quỷ thần tồn tại, chúng sẽ không còn có nơi dụng võ, thương tổn sinh linh!”
Thái độ thì giống với Khổng Chiêu nhưng nội dung bên trong thì hoàn toàn khác biệt!
............
Vị ở sâu trong Linh sơn kia muốn ta tái nhi suy, tam nhi kiệt, để bảo đảm vạn vô nhất thất?
Thân hình Mạnh Kỳ đột nhiên biến mất, như hòa vào hư không.
Hắn quyết định lấy Hư Không ấn và Vô Cực ấn để làm hỗn loạn phương vị, né tránh Già Diệp.
Già Diệp xòe bàn tay phải, chụp về phía Mạnh Kỳ, chiêu thức giống như “Trong tay tịnh thổ” của Như Lai thần chưởng, nhưng lại có Thiền tông ý nhị, có một phong cách riêng.
Trên dưới trái phải hỗn loạn, Mạnh Kỳ lặng yên bỏ chạy.
Thế nhưng trên đầu hắn lại xuất hiện một bàn tay ám kim, to cả trăm trượng, từ trên cao chụp xuống.
Cước bộ xê dịch, Mạnh Kỳ xuyên qua hư không, thừa dịp xung quanh không có khe rách không gian, độn một hơi đi hơn mười dặm, nhưng mà, trước mặt hắn lại xuất hiện một bàn tay ám kim to tướng xòe ra đón sẵn!
Lúc này, thượng hạ điên đảo, tả hữu hỗn loạn, vị trí của Mạnh Kỳ và bàn tay ám kim quỷ dị đổi chỗ cho nhau!
Dưới tình huống bình thường, Mạnh Kỳ đã có thể thong dong đi xa, nhưng bây giờ trước mặt hắn vẫn có một ám kim phật chưởng!
Không chỗ không ở, bao dung tất cả, năm ngón tay như năm ngọn núi khóa chặt cả hư không!
Chẳng lẽ phải xuất đao để mở một con đường?
Mạnh Kỳ thở dài, ném ra một thứ.
Hắn vốn không muốn dùng tới nó sớm như vậy.
Đó là một bộ xương rất to, trong màu tối đen có ánh sáng màu trắng di chuyển, có mối liên kết gì đó với hư không các nơi.
Giữa không trung, đột hiện ra những thân ảnh, người mặc đế bào, kẻ mặc khôi giáp, rất là phong phú, cùng nhau chống đỡ lên một đoạn nước sông hư ảo màu huyết hoàng, nó không biết bắt nguồn từ phương nào, không biết chảy đi đâu, Ám Kim phật chưởng không thể nào bao quát nổi!
Hoàng Tuyền hài cốt đấu với thi thể Già Diệp!
Người thao túng chúng là Mạnh Kỳ và vị ở sâu trong Linh sơn kia!
---o0o---
**Trị đại quốc nếu phanh tiểu tiên: Trị nước lớn như nấu nướng cá nhỏ (nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá, nó sẽ nát; trị nước lớn mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá nguỵ, chống đối).
Chuyện này không liên quan gì tới quang mang vô lượng do nắm tay Già Diệp thả ra, vì cái đó là ảnh hưởng tới cảm ứng, chứ không liên quan gì tới na di hư không chi đạo, hẳn là có người khác cố ý làm. Mà kẻ có thể khiến Mạnh Kỳ và mình đều không hề nhận ra, trực tiếp câu động thiên địa quy tắc nơi này, khiến chúng tạm thời thay đổi, thì có thể là ai? Giang Chỉ Vi bước nhanh, định vào trong chùa để tìm dấu vết.
Cô vừa đi tới vài bước, mái ngói lưu ly và gạch hoàng kim đều vỡ vụn, ngôi chùa sụp xuống hoàn toàn.
Giang Chỉ Vi giương mắt nhìn lên, thấy chỗ từ khe rách không gian ở trên sơn đạo có một con sư tử màu xanh đang thong thả đi xuống, lông nó đầy dấu vết hư hại, hư thối, hắc khí chui vào chui ra, nó bước qua những khe rách không gian như giẫm trên đất bằng.
Trên lưng nó có một bồ tát, mặt và thân thể đều thuần một màu trắng, đầu đội Thiên Quan, cột năm búi tóc, tượng trưng cho năm loại trí tuệ của Phật môn, như đại viên kính trí, pháp giới thể tính trí vân vân, đối ứng với năm thức đầu, thức thứ sáu ý thức, thức thứ bảy Mạt Na thức, thức thứ tám A Lại Da thức và thức thứ chín tổng thể, tay phải cầm trí tuệ chi kiếm, tay trái nâng một đóa sen xanh tinh thuần không tì vết, trên hoa đặt một quyển Bàn Nhược kinh, khác với con sư tử dưới chân, người này không hề có tử khí lây dính, tràn ngập đại thanh tịnh đại từ bi chi ý.
Thế nhưng, đôi mắt vốn nên tràn đầy trí tuệ lại trống rỗng vô thần.
Giang Chỉ Vi thầm than một tiếng, lập tức tiến vào trạng thái Thái Thượng Vong Tình, dẹp sạch mọi cảm xúc, trạng thái, lo lắng, căng thẳng của mình.
Vị bồ tát trước mặt này là rất mạnh, tượng trưng cho trí tuệ Bồ Tát của phật môn, là một trong tứ đại bồ tát mạnh nhất được chư tịnh thổ [Văn Thù vi trí tuệ, Phổ Hiền vi hành, Quan Âm vi từ bi, Địa Tạng vi đại nguyện], hơn các Đại Bồ Tát khác.
Y chính là Văn Thù Bồ Tát!
Một trong hai người hầu cận của Phật Tổ!
Văn Thù đi tới đâu, những khe rách không gian đều lành lại tới đó, thực là thanh tịnh chi ý.
Trong mắt Thái Thượng Vong Tình, thanh tịnh và ô uế không khác gì nhau, Giang Chỉ Vi hiện ra Pháp Tướng, kiếm ý hội tụ, giơ kiếm lên, Văn Thù cũng giơ trí tuệ chi kiếm lên cao.
............
Triệu Hằng thấy mình xuất hiện trước một thác nước khô cằn, xa xa lôi quang Thanh Liên sinh diệt, Kim Cô Bổng đứng ngạo nghễ trong thiên địa, bốn phía toàn là khe rách không gian tối tăm.
Triệu Hằng không nhúc nhích, vì trên đỉnh thác nước có một con Kim Sí Đại Bằng rất to, trên đầu có “mũ miện”, cái mỏ nhọn dính máu màu vàng tỏa ra uy lực cường đại!
Đây thật sự là chim đại bàng, giống chim có khả năng bay thẳng một mạch chín vạn dặm, không biết có phải là con đại bằng ‘con’ của Yêu Thánh, được Phật Tổ thu phục, có danh hiệu Bằng Ma vương Đại Thánh hay không?
Khí tức của nó làm y không rét mà run, nhất là cái mỏ nhọn hoắt kia, làm y vô cùng sợ hãi, cứ như gặp phải khắc tinh.
Máu vàng óng kia hẳn là Thiên Long chi huyết...... Đại Bằng khắc chế Chân Long, cho nên kẻ được coi là Chân Long Thiên Tử như y đương nhiên cũng bị nó áp chế!
Kim Sí Đại Bằng may là chưa hiện ra chân thân, bằng không nơi này không thể nào chứa nổi. Đôi mắt nó đỏ rực, không có sinh cơ, chỉ có lãnh khốc, bàn chân chìm trong hư không, trên lông có màu xám trắng.
“Không ngờ gặp phải một kẻ địch thế này......” Triệu Hằng cười khổ, trong tay xuất hiện một thanh kiếm.
Kim Sí Đại Bằng cúi đầu, đôi mắt đỏ nhìn Triệu Hằng chằm chằm.
............
Nguyễn Ngọc Thư ôm Tê Phượng cầm, trước mắt là một con quái vật!
Nếu Đãng sơn quân quấn lên giống toà núi nhỏ, thì con vật trước mặt chính là một dãy núi nguy nga. Kỳ quái ở chỗ nó rõ ràng lớn như vậy, thế mà lại chèn thân được vào lối vào sơn đạo, chứ không phải lơ lửng giữa không trung.
Con quái vật này đầu ngựa, mắt rùa, cổ rắn, sừng hươu, toàn thân thuần trắng, vảy to như ván cửa, lóe ra quang mang Lưu Ly nhàn nhạt, là một con Thiên Long!
Đôi mắt nó to như cái ao, bên trong trống rỗng, chỉ có sự không cam tâm.
Không biết vì sao, trong đầu Nguyễn Ngọc Thư đột nhiên nhớ tới một bài hát Mạnh Kỳ từng ngâm nga khi thảo luận chuyện Tây Du:
“Bạch Long mã, vó về phía tây.”
............
Phong Thần thế giới.
Công tử Vũ đánh xe qua nhiều nước, thấy nhiều cảnh tan hoang, thấy yêu ma phủ chiếc áo thần linh hoành hành, thấy tu sĩ tự mình hành tẩu thế gian, can thiệp nhân đạo, không chút kiêng kị.
Thế nên mới có những nơi chìm trong hỗn loạn, đánh nhau không dứt, có nơi lại bình tĩnh yên ổn, nhưng đọa lạc dâm ô, nhân nghĩa không còn, nguy cơ càng thêm sâu nặng.
“Có mấy chư hầu biết hết, nhưng bỏ mặc không quản.” Khổng Chiêu nhìn thấy những cảnh này, thở dài cảm thán.
Mạnh Kỳ bỗng nhiên mở mắt: “Làm sao trí?”
“Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, có thể nói trí.” Khổng Chiêu buột miệng, ý tứ là tận sức làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy kính trọng quỷ thần nhưng không cầu cạnh, ở gần với nó, mà tránh xa nó, đó là trí.
Nói xong, Khổng Chiêu vô cùng chờ đợi Mạnh Kỳ chỉ điểm.
Nhưng mà Mạnh Kỳ lại nhắm mắt lại, không nói gì, chỉ thầm than:
“Trị nước lớn như nấu cá nhỏ, lấy đạo trị thiên hạ thì quỷ không linh, sẽ không còn đất cho quỷ thần tồn tại, chúng sẽ không còn có nơi dụng võ, thương tổn sinh linh!”
Thái độ thì giống với Khổng Chiêu nhưng nội dung bên trong thì hoàn toàn khác biệt!
............
Vị ở sâu trong Linh sơn kia muốn ta tái nhi suy, tam nhi kiệt, để bảo đảm vạn vô nhất thất?
Thân hình Mạnh Kỳ đột nhiên biến mất, như hòa vào hư không.
Hắn quyết định lấy Hư Không ấn và Vô Cực ấn để làm hỗn loạn phương vị, né tránh Già Diệp.
Già Diệp xòe bàn tay phải, chụp về phía Mạnh Kỳ, chiêu thức giống như “Trong tay tịnh thổ” của Như Lai thần chưởng, nhưng lại có Thiền tông ý nhị, có một phong cách riêng.
Trên dưới trái phải hỗn loạn, Mạnh Kỳ lặng yên bỏ chạy.
Thế nhưng trên đầu hắn lại xuất hiện một bàn tay ám kim, to cả trăm trượng, từ trên cao chụp xuống.
Cước bộ xê dịch, Mạnh Kỳ xuyên qua hư không, thừa dịp xung quanh không có khe rách không gian, độn một hơi đi hơn mười dặm, nhưng mà, trước mặt hắn lại xuất hiện một bàn tay ám kim to tướng xòe ra đón sẵn!
Lúc này, thượng hạ điên đảo, tả hữu hỗn loạn, vị trí của Mạnh Kỳ và bàn tay ám kim quỷ dị đổi chỗ cho nhau!
Dưới tình huống bình thường, Mạnh Kỳ đã có thể thong dong đi xa, nhưng bây giờ trước mặt hắn vẫn có một ám kim phật chưởng!
Không chỗ không ở, bao dung tất cả, năm ngón tay như năm ngọn núi khóa chặt cả hư không!
Chẳng lẽ phải xuất đao để mở một con đường?
Mạnh Kỳ thở dài, ném ra một thứ.
Hắn vốn không muốn dùng tới nó sớm như vậy.
Đó là một bộ xương rất to, trong màu tối đen có ánh sáng màu trắng di chuyển, có mối liên kết gì đó với hư không các nơi.
Giữa không trung, đột hiện ra những thân ảnh, người mặc đế bào, kẻ mặc khôi giáp, rất là phong phú, cùng nhau chống đỡ lên một đoạn nước sông hư ảo màu huyết hoàng, nó không biết bắt nguồn từ phương nào, không biết chảy đi đâu, Ám Kim phật chưởng không thể nào bao quát nổi!
Hoàng Tuyền hài cốt đấu với thi thể Già Diệp!
Người thao túng chúng là Mạnh Kỳ và vị ở sâu trong Linh sơn kia!
---o0o---
**Trị đại quốc nếu phanh tiểu tiên: Trị nước lớn như nấu nướng cá nhỏ (nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá, nó sẽ nát; trị nước lớn mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá nguỵ, chống đối).
/1400
|