Mẹ Hải về rồi, lòng tôi bắt đầu rối loạn, tôi không ghét bà ấy nhưng con trai bà ấy thì có chết tôi cũng không thể nhượng bộ. Vấn đề là nếu Hải một mực muốn đem chuyện này ra tòa thì liệu tôi có thể thắng được không? Tôi chỉ có một mình, còn anh ta có quyền và có tiền. Tôi từng nghe nói có kẻ cưỡng bức phụ nữ mà còn có thể chạy thành trắng án thì có lẽ quyền giành nuôi một đứa bé, còn là con đẻ của mình thì hoàn toàn không khó chút nào.
Bo bỗng từ bên nhà hàng xóm chạy ào về ôm chặt lấy chân tôi, cười tươi rói: “Mẹ ơi, Bo đây!”
Tôi cúi xuống nhìn thằng bé, véo cái mũi nhỏ rồi bế nó lên: “Bo của mẹ không chơi với bạn Tý nữa à?”
“Không ạ! Bạn Tý không ngoan nên bị chú Minh đánh rồi mẹ ạ!”
Tôi quay sang chú ý nghe thì đúng là có tiếng trẻ con đang khóc, chuyện này tôi cũng đã quen, thằng bé nhà hàng xóm khá nghịch ngợm nên thỉnh thoảng lại bị bố hoặc mẹ quất mấy roi.
Tôi thơm lên cái má non mịn của Bo cẩn thận hỏi: “Bo, con có thích có bố không?”
Thằng bé không chú tâm đến câu hỏi của tôi lắm, nó vừa nghịch tóc tôi vừa trả lời: “Bố làm gì hả mẹ?”
Tôi ngẩn ra, không biết phải trả lời thằng bé như thế nào, nói vòng vo: “Có bố giống như bạn Tý, có thể cõng con đi chơi, mua đồ chơi cho con, dạy con đọc số.”
Bo chớp chớp đôi mắt to tròn nhìn tôi, ngây thơ hỏi: “Bố sẽ đánh Bo như bạn Tý hả mẹ? Bo không thích bị đánh đâu.”
“Nếu Bo ngoan thì bố sẽ không đánh con.”
Thằng bé không trả lời, rúc mặt và cổ tôi, tôi cũng không biết giải thích sao nữa. Có lẽ Bo còn quá nhỏ để hiểu được sự cần thiết của người bố, chỉ thêm vài tuổi nữa thôi nó sẽ hiểu mẹ chưa phải là tất cả, mọi đứa trẻ đều rất cần có bố. Tôi không thể chờ thằng bé hiểu ra và hỏi tôi: “Bố con đâu hả mẹ?” Tôi sẽ phải trả lời nó thế nào đây? Nói rằng con không có bố hay bố con đã không thừa nhận con? Thế nào thì cũng sẽ làm tổn thương đến tâm hồn bé bỏng của thằng bé. Con trai, mẹ phải làm gì? Làm gì là tốt nhất cho con? Trả con lại cho bố đẻ, còn mẹ quay về với cuộc sống độc thân như trước hay bằng mọi cách giữ lấy con? Ước gì con có thể trả lời cho mẹ biết con muốn gì.
Khoảng một tháng sau kể từ ngày mẹ Hải đến gặp mẹ con tôi, Hải cũng tìm đến. Khi đó, mẹ con tôi đang ăn trưa, thằng nhóc hiếu động của tôi còn đang tìm mọi cách để nghịch bát canh. Hải không e ngại, bước thẳng đôi chân đi giày da bóng loáng đắt tiền vào căn nhà nhỏ cũ kỹ của hai mẹ con tôi. Tôi cảnh giác ngẩng lên nhìn, anh ta cười nhạt và dở giọng chào đến là đểu giả: “Chào hai mẹ con.”
Tôi lập tức ôm Bo vào lòng như một phản xạ tự nhiên: “Anh tới đây làm gì?”
Tôi không ngạc nhiên việc anh ta tìm đến chỉ là không ngờ lại nhanh như vậy.
“Tôi đến đây thăm con trai tôi và mua quà cho nó.” Hải ngồi xuống ghế, thong thả trả lời, đặt một cái túi màu xanh lên bàn.
Bo ngước lên nhìn tôi, thấy tôi không nói gì, nó lay lay tay tôi: “Mẹ!”
Chuyện anh ta mua quà cho Bo tôi không có quyền can thiệp hay cấm đoán, dù gì anh ta cũng là bố đẻ của Bo. Tôi đẩy gói quà sang một bên coi như đã nhận: “Được, con tôi nhận quà của anh rồi. Anh có thể về.”
“Về? Tôi còn muốn chơi cùng con trai tôi. Con trai, lại đây để bố ôm con một cái nào.” Hải dang tay đưa về phía Bo, nở nụ cười dụ dỗ.
Tôi đem hai tay bịt tai Bo lại: “Anh không phải là bố nó, đừng có nói bừa.”
Bo bị tôi bịt tai, rất khó chịu, cứ lắc lư cái đầu nhỏ: “Mẹ đừng bịt tai Bo.”
Tôi không muốn thằng bé nghe được những gì tôi sắp nói: “Chẳng phải anh đã gạt phắt nó đi khi nó còn trong bụng mẹ sao? Anh hại Trinh đến mức ấy còn chưa đủ, còn muốn cướp luôn giọt máu cuối cùng Trinh để lại à? Anh là đồ độc ác! Anh đừng hòng có được con trai của chúng tôi.”
“Tôi đã nói là xin lỗi rồi mà. Tôi thừa nhận là khi đó tôi còn quá trẻ và nông nổi. Bỗng dưng có một đứa con, ai mà không lo sợ cơ chứ. Tôi nói thế không có nghĩa là tôi không thừa nhận con tôi mà là tôi chưa tìm ra phương thức giải quyết.”
Những lời lẽ không hề có thành ý, cũng chẳng có gì gọi là hối cải, quá vô cảm. Tôi không tin một người đàn ông như thế này lại có khả năng trở thành một người cha tốt.
Tôi cười lạnh: “Xin lỗi? Anh không cần phải nói những lời đó với tôi. Tôi và anh vốn chẳng liên quan gì đến nhau. Anh nghĩ hai từ xin lỗi đơn giản của anh thì cứu vãn được gì? Có thể cải tử hoàn sinh không? Nói cho anh biết, trừ khi anh làm Trinh sống lại, còn không thì đừng hòng mong tôi thỏa hiệp. Cùng lắm là ra tòa, tôi không sợ đâu, giấy tờ nhận nuôi Bo, tôi có đủ.”
Hải nhìn tôi, đôi mắt nheo lại thành hai đường hẹp dài sắc xảo: “Cô nghĩ tòa sẽ giúp cô giữ lại thằng bé sao? Dù cô có làm gì thì tôi vẫn là bố đẻ của nó, một đứa trẻ có cả bố lẫn mẹ mới có thể phát triển toàn diện.”
Tôi trừng mắt nhìn anh ta, không thể áp chế trái tim đập nhanh vì sợ hãi. Tôi nghiến răng chỉ tay về phía cửa: “Mời anh rời khỏi nhà tôi. Tôi sẽ cùng anh hầu tòa.”
“Vậy hẹn gặp lại ở tòa.”
Hải chỉ nhếch môi cười rồi nghênh ngang bước ra khỏi cửa. Tôi còn chưa kịp thở phào thì mẹ tôi ôm một cái âu đậy kín nắp bước vào với vẻ mặt vô cùng kinh ngạc, còn có vẻ như đã biến sắc phần nào, tái nhợt, không rõ cảm xúc lúc đó của mẹ là gì nhưng chắc chắn mẹ đã nghe được mọi chuyện. Bo tụt xuống ghế, chạy đến chỗ bà ngoại của nó: “Bà ngoại, bà ngoại ơi!”
Mẹ vẫn đứng yên nhìn tôi, tôi cắn môi nhìn xuống đất, không biết phải làm gì. Chỉ thấy mẹ cúi xuống xoa đầu Bo: “Bà ngoại mang xúc xích sang cho Bo. Con lên giường ngồi ăn ngoan để bà nói chuyện với mẹ.”
Bo nhanh nhẹn ôm cái âu trèo lên giường ăn ngon lành. Tôi thì vẫn ngồi im không dám nhúc nhích cho đến khi mẹ tôi ngồi xuống bên cạnh: “Nói thật cho mẹ nghe, Bo là con của ai?”
Tôi vẫn cứng đầu đáp: “Là con trai của con mà mẹ.”
“Đến bây giờ mà con vẫn còn tìm cách nói dối mẹ. Nó là con của Trinh và người đàn ông kia phải không?” Mẹ tôi có phần kích động mà lớn tiếng nói.
“Mẹ, Bo là con của con, là con của con.” Tôi cố nhấn mạnh, giọng bắt đầu nghèn nghẹn.
“Vân, vì sao con phải làm thế? Vì sao con giấu mẹ?”
Giọng mẹ không chút nặng nề gay gắt, chỉ đơn giản giống như là hỏi lí do đứa con nhỏ của mình vấp ngã. Nhưng mẹ đã biết rõ chuyện này thì liệu mẹ có cho tôi tiếp tục nuôi Bo hay không? Nếu mẹ không cho tôi tiếp tục nuôi Bo, nếu mẹ ghét thằng bé? Vậy con trai tôi phải làm sao đây?
“Nói cho mẹ biết, Vân!” Mẹ nắm chặt lấy bàn tay tôi, nói như cầu xin: “Nói thật mọi chuyện cho mẹ biết. Mẹ là mẹ của con, con không tin mẹ hay sao?”
Tôi vẫn một mực cúi đầu, không biết đã phải hạ quyết tâm bao nhiêu lần thì mới dám ngẩng lên đối diện với đôi mắt đau xót của mẹ. “Mẹ ơi, con biết lỗi rồi. Nhưng con sẽ không bỏ rơi Bo đâu. Nó là con trai của con.” Tôi bắt đầu khóc, không nhịn được mà khóc thành tiếng và nhào vào lòng mẹ. Có cái gì đó như vỡ òa trong tôi, dường như tôi đã phải một mình gồng lên chống đỡ quá lâu, đôi vai đã nặng trĩu mệt mỏi, nay bên cạnh có mẹ, tôi liền muốn trút bỏ tất cả và dựa dẫm vào mẹ như một loại bản năng bẩm sinh.
Mẹ vuốt mái tóc tôi, nói dịu dàng: “Vì sao con phải nuôi con của người khác mà nhận là con mình để hủy hoại danh dự cả đời con gái như thế?”
Tôi úp mặt trong lồng ngực ấm áp của mẹ, ngửi mùi hương của riêng mẹ. Đó là mùi mồ hôi, nước mắt, mùi của sự tần tảo nắng mưa, cái mùi mà chỉ mẹ mới có. Mùi hương ấy khiến tôi nhẹ nhõm và yên bình đến lạ, cảm giác như mình trở về là một đứa bé gái vẫn còn thích rúc trong lòng mẹ, kể lể và thắc mắc mọi chuyện trên đời.
“Mẹ ơi, con không biết, con không biết tại sao mình lại muốn làm như thế. Con chỉ không muốn Trinh chết rồi mà vẫn phải mang tiếng xấu, nhưng mà Trinh không có lỗi gì đâu mẹ, nó tội nghiệp lắm. Con không muốn bố mẹ nó phải thất vọng vì nó nên con tình nguyện gánh cho nó tội này.”
“Rồi làm đau khổ bố mẹ hay sao? Con có nghĩ cho bố mẹ hay không?”
“Trinh khổ lắm, Trinh khổ lắm mẹ ạ!”
Đợi đến khi cho Bo đi ngủ trưa, tôi mới ngồi kể lại đầu đuôi mọi chuyện cho mẹ nghe, tất cả, tất cả mọi chuyện, từng thứ một, mọi ấm ức đau khổ mà chúng tôi đã trải qua. Tôi tựa trên vai mẹ khóc, mẹ cũng khóc, mẹ thương Trinh bạc mệnh, mẹ bảo: “Số phận của phụ nữ là như thế, mỗi người một phận, chẳng ai giống ai. Hai đứa con cùng tuổi, cùng sinh ra trên một mảnh đất, gia cảnh như nhau, cùng lên thành phố học, thế mà bây giờ kẻ còn người mất, mỗi đứa một nơi.”
“Mẹ có nghĩ con làm thế là sai không mẹ? Con đã giấu tất cả mọi người.”
Mẹ ôm chặt lấy tôi: “Không, con gái mẹ dũng cảm lắm. Mẹ không trách con chút nào. Mấy năm qua con đã chịu bao nhiêu khổ cực, đáng ra con phải nói cho mẹ biết sớm mới phải.”
“Nhưng, con sợ…” Tôi ấp úng.
“Sợ mẹ không cho con nuôi Bo chứ gì? Bo ngoan ngoãn đáng yêu như vậy, tự dưng có thằng cháu ngoại, sao mẹ lại không đồng ý chứ? Con cần gì phải một mình chịu đựng?”
Tôi bỗng nghĩ ra một chuyện, liền hỏi mẹ: “Mẹ ơi, vậy con có cần phải nói cho bố mẹ Trinh biết không ạ?”
Mẹ gật đầu: “Có, phải nói chứ. Bo là cháu ngoại của người ta cơ mà. Nhưng bây giờ thì chưa phải lúc để nói. Chuyện kiện tụng còn nhiều vấn đề, không nên để hai ông bà ấy nhận cháu vào lúc này, sẽ rất đau lòng. Hãy đợi mọi biến cố qua đi.”
Tôi nghe lời mẹ, trong tiềm thức của tôi thì mẹ vẫn luôn là người sáng suốt nhất. Chỉ có điều là tôi luôn cảm thấy một nỗi bất an vô hình, một nỗi sợ không tên, có khi nào tôi sẽ thua kiện không? Tôi hoang mang với con đường phía trước và tôi cần lắm một người cầm đuốc dẫn đường mở lối. Tôi cứ cố gắng tưởng tượng ra chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nhưng có tưởng tượng thế nào chăng nữa cũng không tưởng tượng được một cuộc sống không có đứa con trai bé bỏng của tôi.
Ngày xưa, mỗi lần hai chị em tôi không nghe lời thì mẹ đều bảo rằng sau này lớn, có con cái rồi sẽ hiểu được nỗi lòng của bố mẹ, lúc ấy hai chị em chỉ nhìn nhau cười hì hì, cứ thế sống vô tư trong sự đùm bọc của bố mẹ. Cho đến khi cũng có một đứa trẻ gọi tôi là mẹ mặc dù tôi không sinh ra nó, tôi đã thực sự làm mẹ và tôi tin mẹ nói không sai chút nào. Những lần Bo bị ốm, tôi đều thức trắng đêm để chăm sóc thằng bé như mẹ đã từng làm với hai chị em tôi, chẳng màng đến bản thân, ăn uống cũng không thiết, chỉ mong con mau khỏi, chỉ mong bệnh tật của con có thể chuyển hết sang cho mình. Giờ thì tôi đã biết vì sao công ơn cha mẹ lại như trời biển và dù ta có làm bao nhiêu điều đi nữa cũng sẽ chẳng đền đáp hết công ơn ấy.
Không lâu sau tôi được Hải mời đến gặp anh ta một cách nghiêm túc để nói chuyện lại một lần nữa về việc của Bo trước khi anh ta quyết định có đem chuyện này ra tòa hay không, có lẽ anh ta muốn thuyết phục tôi lần cuối cùng chăng? Tôi không từ chối, chấp nhận cùng anh ta dứt khoát một lần nữa. Tôi mang theo Bo lên Hà Nội gặp Hải và tay luật sư của anh ta trong một quán coffee vắng. Tôi đến sớm nửa tiếng để tiện cho Bo ăn chút gì đó, và sau khi Bo uống hết một cốc sữa với ăn nửa cái bánh ngọt thì người cần gặp đã đến. Hai người đàn ông dáng dấp cao to, một người mặc áo sơ mi trắng, một người mặc áo vest đen đạo mạo bước vào khiến những người khách khác cũng phải chú ý. Còn tôi, tôi chết cứng ngay tại chỗ, mắt nhìn chằm chằm vào người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, anh ta cũng nhìn tôi với vẻ kinh ngạc không kém. Tôi không hề nhận ra hơi thở của mình đang dần trở nên nặng nề. Vì sao? Sao anh lại xuất hiện ở đây? Trong tình huống oái oăm này? Thế giới có phải quá nhỏ rồi không?
Hai người đàn ông ngồi yên vị trên ghế đối diện tôi tự bao giờ, Hải nhàn nhạt mở miệng giới thiệu: “Chào cô Vân, giới thiệu với cô đây là luật sư của tôi, anh Cường.”
Bo bỗng từ bên nhà hàng xóm chạy ào về ôm chặt lấy chân tôi, cười tươi rói: “Mẹ ơi, Bo đây!”
Tôi cúi xuống nhìn thằng bé, véo cái mũi nhỏ rồi bế nó lên: “Bo của mẹ không chơi với bạn Tý nữa à?”
“Không ạ! Bạn Tý không ngoan nên bị chú Minh đánh rồi mẹ ạ!”
Tôi quay sang chú ý nghe thì đúng là có tiếng trẻ con đang khóc, chuyện này tôi cũng đã quen, thằng bé nhà hàng xóm khá nghịch ngợm nên thỉnh thoảng lại bị bố hoặc mẹ quất mấy roi.
Tôi thơm lên cái má non mịn của Bo cẩn thận hỏi: “Bo, con có thích có bố không?”
Thằng bé không chú tâm đến câu hỏi của tôi lắm, nó vừa nghịch tóc tôi vừa trả lời: “Bố làm gì hả mẹ?”
Tôi ngẩn ra, không biết phải trả lời thằng bé như thế nào, nói vòng vo: “Có bố giống như bạn Tý, có thể cõng con đi chơi, mua đồ chơi cho con, dạy con đọc số.”
Bo chớp chớp đôi mắt to tròn nhìn tôi, ngây thơ hỏi: “Bố sẽ đánh Bo như bạn Tý hả mẹ? Bo không thích bị đánh đâu.”
“Nếu Bo ngoan thì bố sẽ không đánh con.”
Thằng bé không trả lời, rúc mặt và cổ tôi, tôi cũng không biết giải thích sao nữa. Có lẽ Bo còn quá nhỏ để hiểu được sự cần thiết của người bố, chỉ thêm vài tuổi nữa thôi nó sẽ hiểu mẹ chưa phải là tất cả, mọi đứa trẻ đều rất cần có bố. Tôi không thể chờ thằng bé hiểu ra và hỏi tôi: “Bố con đâu hả mẹ?” Tôi sẽ phải trả lời nó thế nào đây? Nói rằng con không có bố hay bố con đã không thừa nhận con? Thế nào thì cũng sẽ làm tổn thương đến tâm hồn bé bỏng của thằng bé. Con trai, mẹ phải làm gì? Làm gì là tốt nhất cho con? Trả con lại cho bố đẻ, còn mẹ quay về với cuộc sống độc thân như trước hay bằng mọi cách giữ lấy con? Ước gì con có thể trả lời cho mẹ biết con muốn gì.
Khoảng một tháng sau kể từ ngày mẹ Hải đến gặp mẹ con tôi, Hải cũng tìm đến. Khi đó, mẹ con tôi đang ăn trưa, thằng nhóc hiếu động của tôi còn đang tìm mọi cách để nghịch bát canh. Hải không e ngại, bước thẳng đôi chân đi giày da bóng loáng đắt tiền vào căn nhà nhỏ cũ kỹ của hai mẹ con tôi. Tôi cảnh giác ngẩng lên nhìn, anh ta cười nhạt và dở giọng chào đến là đểu giả: “Chào hai mẹ con.”
Tôi lập tức ôm Bo vào lòng như một phản xạ tự nhiên: “Anh tới đây làm gì?”
Tôi không ngạc nhiên việc anh ta tìm đến chỉ là không ngờ lại nhanh như vậy.
“Tôi đến đây thăm con trai tôi và mua quà cho nó.” Hải ngồi xuống ghế, thong thả trả lời, đặt một cái túi màu xanh lên bàn.
Bo ngước lên nhìn tôi, thấy tôi không nói gì, nó lay lay tay tôi: “Mẹ!”
Chuyện anh ta mua quà cho Bo tôi không có quyền can thiệp hay cấm đoán, dù gì anh ta cũng là bố đẻ của Bo. Tôi đẩy gói quà sang một bên coi như đã nhận: “Được, con tôi nhận quà của anh rồi. Anh có thể về.”
“Về? Tôi còn muốn chơi cùng con trai tôi. Con trai, lại đây để bố ôm con một cái nào.” Hải dang tay đưa về phía Bo, nở nụ cười dụ dỗ.
Tôi đem hai tay bịt tai Bo lại: “Anh không phải là bố nó, đừng có nói bừa.”
Bo bị tôi bịt tai, rất khó chịu, cứ lắc lư cái đầu nhỏ: “Mẹ đừng bịt tai Bo.”
Tôi không muốn thằng bé nghe được những gì tôi sắp nói: “Chẳng phải anh đã gạt phắt nó đi khi nó còn trong bụng mẹ sao? Anh hại Trinh đến mức ấy còn chưa đủ, còn muốn cướp luôn giọt máu cuối cùng Trinh để lại à? Anh là đồ độc ác! Anh đừng hòng có được con trai của chúng tôi.”
“Tôi đã nói là xin lỗi rồi mà. Tôi thừa nhận là khi đó tôi còn quá trẻ và nông nổi. Bỗng dưng có một đứa con, ai mà không lo sợ cơ chứ. Tôi nói thế không có nghĩa là tôi không thừa nhận con tôi mà là tôi chưa tìm ra phương thức giải quyết.”
Những lời lẽ không hề có thành ý, cũng chẳng có gì gọi là hối cải, quá vô cảm. Tôi không tin một người đàn ông như thế này lại có khả năng trở thành một người cha tốt.
Tôi cười lạnh: “Xin lỗi? Anh không cần phải nói những lời đó với tôi. Tôi và anh vốn chẳng liên quan gì đến nhau. Anh nghĩ hai từ xin lỗi đơn giản của anh thì cứu vãn được gì? Có thể cải tử hoàn sinh không? Nói cho anh biết, trừ khi anh làm Trinh sống lại, còn không thì đừng hòng mong tôi thỏa hiệp. Cùng lắm là ra tòa, tôi không sợ đâu, giấy tờ nhận nuôi Bo, tôi có đủ.”
Hải nhìn tôi, đôi mắt nheo lại thành hai đường hẹp dài sắc xảo: “Cô nghĩ tòa sẽ giúp cô giữ lại thằng bé sao? Dù cô có làm gì thì tôi vẫn là bố đẻ của nó, một đứa trẻ có cả bố lẫn mẹ mới có thể phát triển toàn diện.”
Tôi trừng mắt nhìn anh ta, không thể áp chế trái tim đập nhanh vì sợ hãi. Tôi nghiến răng chỉ tay về phía cửa: “Mời anh rời khỏi nhà tôi. Tôi sẽ cùng anh hầu tòa.”
“Vậy hẹn gặp lại ở tòa.”
Hải chỉ nhếch môi cười rồi nghênh ngang bước ra khỏi cửa. Tôi còn chưa kịp thở phào thì mẹ tôi ôm một cái âu đậy kín nắp bước vào với vẻ mặt vô cùng kinh ngạc, còn có vẻ như đã biến sắc phần nào, tái nhợt, không rõ cảm xúc lúc đó của mẹ là gì nhưng chắc chắn mẹ đã nghe được mọi chuyện. Bo tụt xuống ghế, chạy đến chỗ bà ngoại của nó: “Bà ngoại, bà ngoại ơi!”
Mẹ vẫn đứng yên nhìn tôi, tôi cắn môi nhìn xuống đất, không biết phải làm gì. Chỉ thấy mẹ cúi xuống xoa đầu Bo: “Bà ngoại mang xúc xích sang cho Bo. Con lên giường ngồi ăn ngoan để bà nói chuyện với mẹ.”
Bo nhanh nhẹn ôm cái âu trèo lên giường ăn ngon lành. Tôi thì vẫn ngồi im không dám nhúc nhích cho đến khi mẹ tôi ngồi xuống bên cạnh: “Nói thật cho mẹ nghe, Bo là con của ai?”
Tôi vẫn cứng đầu đáp: “Là con trai của con mà mẹ.”
“Đến bây giờ mà con vẫn còn tìm cách nói dối mẹ. Nó là con của Trinh và người đàn ông kia phải không?” Mẹ tôi có phần kích động mà lớn tiếng nói.
“Mẹ, Bo là con của con, là con của con.” Tôi cố nhấn mạnh, giọng bắt đầu nghèn nghẹn.
“Vân, vì sao con phải làm thế? Vì sao con giấu mẹ?”
Giọng mẹ không chút nặng nề gay gắt, chỉ đơn giản giống như là hỏi lí do đứa con nhỏ của mình vấp ngã. Nhưng mẹ đã biết rõ chuyện này thì liệu mẹ có cho tôi tiếp tục nuôi Bo hay không? Nếu mẹ không cho tôi tiếp tục nuôi Bo, nếu mẹ ghét thằng bé? Vậy con trai tôi phải làm sao đây?
“Nói cho mẹ biết, Vân!” Mẹ nắm chặt lấy bàn tay tôi, nói như cầu xin: “Nói thật mọi chuyện cho mẹ biết. Mẹ là mẹ của con, con không tin mẹ hay sao?”
Tôi vẫn một mực cúi đầu, không biết đã phải hạ quyết tâm bao nhiêu lần thì mới dám ngẩng lên đối diện với đôi mắt đau xót của mẹ. “Mẹ ơi, con biết lỗi rồi. Nhưng con sẽ không bỏ rơi Bo đâu. Nó là con trai của con.” Tôi bắt đầu khóc, không nhịn được mà khóc thành tiếng và nhào vào lòng mẹ. Có cái gì đó như vỡ òa trong tôi, dường như tôi đã phải một mình gồng lên chống đỡ quá lâu, đôi vai đã nặng trĩu mệt mỏi, nay bên cạnh có mẹ, tôi liền muốn trút bỏ tất cả và dựa dẫm vào mẹ như một loại bản năng bẩm sinh.
Mẹ vuốt mái tóc tôi, nói dịu dàng: “Vì sao con phải nuôi con của người khác mà nhận là con mình để hủy hoại danh dự cả đời con gái như thế?”
Tôi úp mặt trong lồng ngực ấm áp của mẹ, ngửi mùi hương của riêng mẹ. Đó là mùi mồ hôi, nước mắt, mùi của sự tần tảo nắng mưa, cái mùi mà chỉ mẹ mới có. Mùi hương ấy khiến tôi nhẹ nhõm và yên bình đến lạ, cảm giác như mình trở về là một đứa bé gái vẫn còn thích rúc trong lòng mẹ, kể lể và thắc mắc mọi chuyện trên đời.
“Mẹ ơi, con không biết, con không biết tại sao mình lại muốn làm như thế. Con chỉ không muốn Trinh chết rồi mà vẫn phải mang tiếng xấu, nhưng mà Trinh không có lỗi gì đâu mẹ, nó tội nghiệp lắm. Con không muốn bố mẹ nó phải thất vọng vì nó nên con tình nguyện gánh cho nó tội này.”
“Rồi làm đau khổ bố mẹ hay sao? Con có nghĩ cho bố mẹ hay không?”
“Trinh khổ lắm, Trinh khổ lắm mẹ ạ!”
Đợi đến khi cho Bo đi ngủ trưa, tôi mới ngồi kể lại đầu đuôi mọi chuyện cho mẹ nghe, tất cả, tất cả mọi chuyện, từng thứ một, mọi ấm ức đau khổ mà chúng tôi đã trải qua. Tôi tựa trên vai mẹ khóc, mẹ cũng khóc, mẹ thương Trinh bạc mệnh, mẹ bảo: “Số phận của phụ nữ là như thế, mỗi người một phận, chẳng ai giống ai. Hai đứa con cùng tuổi, cùng sinh ra trên một mảnh đất, gia cảnh như nhau, cùng lên thành phố học, thế mà bây giờ kẻ còn người mất, mỗi đứa một nơi.”
“Mẹ có nghĩ con làm thế là sai không mẹ? Con đã giấu tất cả mọi người.”
Mẹ ôm chặt lấy tôi: “Không, con gái mẹ dũng cảm lắm. Mẹ không trách con chút nào. Mấy năm qua con đã chịu bao nhiêu khổ cực, đáng ra con phải nói cho mẹ biết sớm mới phải.”
“Nhưng, con sợ…” Tôi ấp úng.
“Sợ mẹ không cho con nuôi Bo chứ gì? Bo ngoan ngoãn đáng yêu như vậy, tự dưng có thằng cháu ngoại, sao mẹ lại không đồng ý chứ? Con cần gì phải một mình chịu đựng?”
Tôi bỗng nghĩ ra một chuyện, liền hỏi mẹ: “Mẹ ơi, vậy con có cần phải nói cho bố mẹ Trinh biết không ạ?”
Mẹ gật đầu: “Có, phải nói chứ. Bo là cháu ngoại của người ta cơ mà. Nhưng bây giờ thì chưa phải lúc để nói. Chuyện kiện tụng còn nhiều vấn đề, không nên để hai ông bà ấy nhận cháu vào lúc này, sẽ rất đau lòng. Hãy đợi mọi biến cố qua đi.”
Tôi nghe lời mẹ, trong tiềm thức của tôi thì mẹ vẫn luôn là người sáng suốt nhất. Chỉ có điều là tôi luôn cảm thấy một nỗi bất an vô hình, một nỗi sợ không tên, có khi nào tôi sẽ thua kiện không? Tôi hoang mang với con đường phía trước và tôi cần lắm một người cầm đuốc dẫn đường mở lối. Tôi cứ cố gắng tưởng tượng ra chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nhưng có tưởng tượng thế nào chăng nữa cũng không tưởng tượng được một cuộc sống không có đứa con trai bé bỏng của tôi.
Ngày xưa, mỗi lần hai chị em tôi không nghe lời thì mẹ đều bảo rằng sau này lớn, có con cái rồi sẽ hiểu được nỗi lòng của bố mẹ, lúc ấy hai chị em chỉ nhìn nhau cười hì hì, cứ thế sống vô tư trong sự đùm bọc của bố mẹ. Cho đến khi cũng có một đứa trẻ gọi tôi là mẹ mặc dù tôi không sinh ra nó, tôi đã thực sự làm mẹ và tôi tin mẹ nói không sai chút nào. Những lần Bo bị ốm, tôi đều thức trắng đêm để chăm sóc thằng bé như mẹ đã từng làm với hai chị em tôi, chẳng màng đến bản thân, ăn uống cũng không thiết, chỉ mong con mau khỏi, chỉ mong bệnh tật của con có thể chuyển hết sang cho mình. Giờ thì tôi đã biết vì sao công ơn cha mẹ lại như trời biển và dù ta có làm bao nhiêu điều đi nữa cũng sẽ chẳng đền đáp hết công ơn ấy.
Không lâu sau tôi được Hải mời đến gặp anh ta một cách nghiêm túc để nói chuyện lại một lần nữa về việc của Bo trước khi anh ta quyết định có đem chuyện này ra tòa hay không, có lẽ anh ta muốn thuyết phục tôi lần cuối cùng chăng? Tôi không từ chối, chấp nhận cùng anh ta dứt khoát một lần nữa. Tôi mang theo Bo lên Hà Nội gặp Hải và tay luật sư của anh ta trong một quán coffee vắng. Tôi đến sớm nửa tiếng để tiện cho Bo ăn chút gì đó, và sau khi Bo uống hết một cốc sữa với ăn nửa cái bánh ngọt thì người cần gặp đã đến. Hai người đàn ông dáng dấp cao to, một người mặc áo sơ mi trắng, một người mặc áo vest đen đạo mạo bước vào khiến những người khách khác cũng phải chú ý. Còn tôi, tôi chết cứng ngay tại chỗ, mắt nhìn chằm chằm vào người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, anh ta cũng nhìn tôi với vẻ kinh ngạc không kém. Tôi không hề nhận ra hơi thở của mình đang dần trở nên nặng nề. Vì sao? Sao anh lại xuất hiện ở đây? Trong tình huống oái oăm này? Thế giới có phải quá nhỏ rồi không?
Hai người đàn ông ngồi yên vị trên ghế đối diện tôi tự bao giờ, Hải nhàn nhạt mở miệng giới thiệu: “Chào cô Vân, giới thiệu với cô đây là luật sư của tôi, anh Cường.”
/32
|