Vào đúng hôm tôi mang Bo từ bệnh viện trở về chỗ trọ sau khi hoàn tất mọi thủ tục nhận nuôi thì tôi nhận được một bưu kiện gửi từ Anh Quốc về. Chẳng cần đoán tôi cũng biết đó là của Cường, quãng thời gian qua tôi gần như quên mất Cường. Tôi đặt hộp giấy lên bàn và nhìn chằm chằm vào nó rất lâu, rất lâu, tôi không biết là bao lâu, chỉ cảm thấy ánh nắng phía tây chiếu lên căn phòng nhỏ từ từ tắt dần. Tôi biết mình không có đủ can đảm để mở nó ra, tôi không dám đối mặt vì tôi sợ những nhớ nhung yêu thương về Cường lại ùa về làm cho tôi mất đi mọi dũng khí đã có. Nhưng không, tôi đã chọn, tôi đã chọn Bo thì tôi phải có dũng khí đối diện với mọi thứ vì tôi đã làm mẹ, trốn tránh sẽ chẳng giải quyết được gì. Tôi lao đến xé tung lớp giấy bọc ngoài và một mảnh vải màu xanh da trời dần hiện ra trước mắt. Tôi từ từ lấy ra, là một chiếc khăn len rất đẹp, ở dưới đáy còn có một tấm thiệp xinh xắn với ông già Noel trang trí bên ngoài. Tôi run rẩy mở ra, hơi thở cũng theo đó mà dồn dập bất thường. Nét chữ của Cường vẫn thế, mạnh mẽ và đầy quyết đoán không lẫn vào đâu được.
“Ngạc nhiên chưa cô bé của anh! Có lẽ là hơi sớm cho một giáng sinh nhưng anh không thể chờ lâu thêm được nữa, phải cho em xem chiếc khăn mà anh mất bao công sức mới chọn được ấy. Đúng màu em thích nhé!
Để xem nào, chúng ta xa nhau được 1 năm 2 tháng rồi phải không? Có nhớ anh không nào? Nhớ lắm đúng không? Anh biết là thế mà, cố mà chịu nhé! Anh cũng nhớ em nhiều lắm. Chúng ta chỉ tạm xa nhau mấy năm thôi, phải hiểu cho anh, xa em không phải điều anh muốn mà là vì tương lai sau này của chúng ta, anh muốn cho em một tương lai tốt đẹp, không phải lo lắng nhiều. Em có tin tưởng ở anh không? Còn nữa, khi nào cảm thấy cô đơn vì nhớ anh hay thấy lạnh thì em nhất định phải quàng chiếc khăn đó, nó sẽ thay anh ôm ấp em qua những ngày đông lạnh giá không có anh bên cạnh.
Một điều quan trọng nữa mà anh muốn nói là anh yêu em, vợ tương lai ạ! Chờ anh nhé!”
Đọc xong tấm thiệp ấy thì nước mắt tôi đã chảy ướt đẫm chiếc khăn len màu xanh mà Cường tặng. Màu sắc mà tôi yêu thích, chỉ là tôi tùy ý nói với anh một lần mà anh vẫn còn nhớ đến thế, tôi đối xử với anh thế này có phải là quá tàn ác không? Tôi ôm chặt lấy chiếc khăn len màu xanh ấm áp, ngồi co quắp lại với sự dằn vặt của lí trí và tình cảm. Trái tim tôi luôn hướng về anh, dù cho những bộn bề cuộc sống có làm tôi quên đi nỗi nhớ nhưng chỉ cần ai đó nói về nước Anh, nói về đại học Luật, hay gọi một cái tên giống anh là tim tôi lại nhói lên những nhịp đập lạ kỳ. Thế nhưng giờ đây tôi đã có thêm một đứa con, tôi phải lo cho con tôi chứ không phải chạy theo những yêu đương khờ dại. Cường là một người giỏi giang, ưu tú, sẽ có nhiều cô gái tài giỏi thích hợp với anh, tôi không thể làm gánh nặng cho anh, không thể để anh suy nghĩ quá nhiều, rồi thời gian sẽ xóa mờ đi tất cả.
Và cứ thế, tôi xa Cường trong im lặng, tôi không đủ can đảm nói với anh rằng tôi không thể làm theo lời hứa sẽ chờ đợi anh, không dám vào nick yahoo hay email, thay đổi luôn cả số điện thoại. Tôi sợ, sợ thấy anh ở đó chờ tôi, sợ anh gửi những lời nói nhớ thương làm tôi động lòng và không thể ngăn mình đến bên anh. Tôi yêu Cường và có lẽ xa anh chính là cách duy nhất để cả hai chúng tôi được nhẹ nhõm. Tôi sẽ giấu kín tình yêu với anh ở một góc trong sâu thẳm trái tim, khóa kín cửa và ném chìa khóa đi để không một ai ngay cả tôi có thể chạm vào nó thêm một lần nào nữa.
Có lẽ cho đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy quyết định đưa Bo trở về quê là quyết định sáng suốt nhất của tôi. Thành phố mặc dù tốt nhưng hẳn là với đồng lương ít ỏi của tôi không thể đủ nuôi một đứa trẻ. Mặc dù quay về quê tôi phải đối mặt với những lời đàm tiếu trái tai nhưng đó vẫn là quê hương tôi, dù có ra sao thì quê hương vẫn sẽ che chở cho mẹ con tôi.
Tôi không thể quên nét mặt của bố mẹ tôi khi tôi bế Bo trên tay, quỳ dưới đất và nói rõ ràng: “Đây là con trai của con.”
Bố tôi ngã ngồi trên ghế, mặt xám đen lại, còn mẹ tôi suýt nữa ngất xỉu nếu không có Tuyên bên cạnh đỡ lấy. Mẹ tôi không tin mà hỏi tôi: “Hôm mày về đám tang cái Trinh có thấy gì đâu?”
Tôi đã lường trước được câu hỏi này nên đã chuẩn bị sẵn nhưng vẫn không ngăn được giọng nói run rẩy: “Hôm đó con đã sinh cháu rồi nhưng chưa dám nói với bố mẹ vì sợ…”
Bố tôi xông đến tát vào mặt tôi, mặt ông đỏ gay quát lớn: “Mày mà biết sợ? Mày mà biết sợ thì đã không làm ra chuyện xấu hổ này? Tao cho mày lên đấy ăn học chứ không phải là đi làm **. Tao sống làm sao được với bà con làng xóm bây giờ?” Rồi ông thô lỗ kéo tôi lên “Đi, đi gặp cái thằng làm mày chửa, tao có chết cũng phải bắt nó cưới mày, xong rồi cút đi đâu thì cút!”
Tuyên chạy ra kéo bố lại, tôi cũng khóc lóc van xin: “Bố ơi, con xin bố, con xin bố! Không thể gặp anh ta được đâu, con không muốn, không muốn đâu bố ơi! Bố đánh chết con cũng được!”
Mẹ tôi ngồi một bên khóc lóc than trời, mẹ nói mẹ hối hận khi sinh ra một đứa con như tôi: “Mày muốn lấy chồng đến thế thì đi học làm gì? Thà tao cưới chồng luôn cho mày thì bây giờ khỏi phải xấu hổ.”
Bố tôi tức quá cầm lấy cán chổi ở góc nhà vung lên định đánh tôi nhưng Tuyên đã kịp kéo tôi chạy đi. Em trai tôi mặc dù còn nhỏ nhưng lại là đứa rất hiểu chuyện, nó khuyên bảo tôi nên nói cho bố mẹ biết bố của Bo là ai để đến nói chuyện với nhà người ta, kiểu gì cũng có cách giải quyết. Nhưng dù Tuyên nói thế nào, khuyên bảo điều gì thì tôi cũng chỉ ngồi khóc tức tưởi. Nỗi lòng của tôi làm sao có thể nói ra được, cứ để mọi chuyện như thế qua đi, miễn là cho tôi ở lại quê nhà.
Cuối cùng thì gia đình tôi cũng đã chịu thua trước sự im lặng của tôi, bố mẹ cho tôi một mảnh đất để ở riêng cho tròn trách nhiệm vì hai người không muốn dính dáng cũng không muốn nhìn thấy mặt tôi. Tôi đau lòng lắm nhưng đành chấp nhận mọi thứ, chấp nhận cơn giận giữ của bố mẹ, chấp nhận cả những cái nhìn châm chọc, xì xào coi khinh của họ hàng làng xóm. Lỗi là ở tôi, làm sao tôi có quyền trách cứ ai. Tôi nhắm mắt bỏ ngoài tai mọi thứ vì con trai tôi và cũng là vì chính tôi.
Tôi biết mẹ giận tôi và dù bà không nói ra lời nhưng tôi vẫn biết bà còn quan tâm và thương tôi nhiều lắm. Những gì tôi đã làm là có lỗi với bố mẹ nhưng tôi không biết làm gì khác, tôi không muốn để Trinh chết rồi vẫn bị mang tiếng xấu, nó chịu đựng đủ rồi. Chút khổ sở này tôi nên giúp nó gánh vác thì hơn, chỉ cần cắn răng im lặng thì có thể vượt qua.
Ngày ấy mẹ tưởng tôi bị mất sữa không cho con ** được nên mẹ đã đi mua đủ loại đồ ăn để tẩm bổ cho tôi có sữa nuôi con. Cuối cùng, may mà chị hàng xóm cũng mới sinh con lại rất nhiều sữa nên chẳng ngại cho Bo nhà tôi ** ké. Sữa mẹ dù sao vẫn là tốt nhất, Bo đã thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác về mặt này, biết làm sao được.
Còn nữa, lúc Bo tròn 6 tháng tuổi đã bị sốt cao một trận, phải đưa đi viện. Mẹ tôi và cả thằng Tuyên cứ túc trực luôn. Tôi chẳng chịu rời Bo một phút nào, cứ ngồi lì bên cạnh con khóc, ăn uống cũng chẳng thiết tha, đó cũng là lần đầu tiên tôi hiểu được nỗi lòng của những bậc làm cha làm mẹ. Cứ ngỡ rằng bố tôi thực sự không quan tâm đến hai mẹ con tôi nhưng thực ra ông vẫn len lén đến thăm, cũng sốt ruột vì con vì cháu, bố đã tự nấu đồ ăn rồi bảo mẹ mang vào cho tôi, còn tối ngày đến bệnh viện hỏi thăm bác sĩ về tình hình cháu ngoại khiến bác sĩ phát bực.
Bố mẹ là thế, khi con cái phạm phải một sai lầm gì đó, họ có thể đánh mắng trong lúc nóng giận nhưng lại không bao giờ bỏ rơi đứa con mà mình đã rứt ruột sinh ra. Bố mẹ vẫn luôn quan tâm và sẽ luôn tha thứ. Cho tới ngày hôm nay thì gia đình vẫn là chỗ dựa vững chắc nhất của tôi, giúp tôi có nghị lực vượt qua hết mọi chuyện đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống. Bo chính là niềm vui của cả gia đình, tôi chưa bao giờ hối hận vì ngày đó đã quyết định nhận nuôi thằng bé, càng ngày tôi càng tin tưởng rằng Bo chính là niềm tự hào của tôi. Phải cảm ơn Trinh rất nhiều vì Trinh đã mang đứa con trai bé bỏng đáng yêu này đến với thế giới của tôi, cho tôi có thêm một mục đích sống.
Ngày chủ nhật, không phải đi làm, tôi muốn ôm Bo ngủ thêm một chút nữa nhưng thân hình tròn tròn với làn da trắng sữa mềm mại của thằng bé làm tôi chỉ muốn vuốt ve và ngắm nhìn chứ không sao nhắm mắt ngủ thêm được. Quyết định dậy đi chợ và nấu cho Bo những món mà nó thích ăn nhất. Buổi chiều, sau khi ngủ trưa hai mẹ con sẽ cùng nhau đi dạo một vòng rồi sang nhà ông bà ngoại ăn tối, thế là kết thúc một ngày chủ nhật yên bình.
Thế nhưng mọi chuyện lại không yên bình như kế hoạch vì đến gần trưa, có một người khách lạ ghé thăm mẹ con tôi. Người phụ nữ đi bằng ô tô riêng, tài xế riêng, thoạt nhìn có thể đoán được bà ấy ngoài 50 tuổi. Mặc dù tôi không sành về quần áo cũng như đồ hiệu nhưng cũng nhận ra quần áo người phụ nữ đó mặc là hàng cao cấp với đường cắt và hoa văn tinh tế, càng tôn lên vẻ sang trọng, quý phái nhưng cũng rất đỗi hiền hậu khiến người ta vừa nhìn đã có cảm tình.
Người phụ nữ đứng ngoài cửa, tế nhị nhìn vào trong nhà rồi mới cất tiếng: “Xin hỏi, có ai ở nhà không?”
Tôi đi ra, ngơ ngác: “Bác tìm ai ạ?”
“Tôi tìm cô Vân.” Người phụ nữ trả lời.
“Cháu là Vân đây ạ! Bác là…”
Người phụ nữ mỉm cười ngỏ ý muốn vào nhà nói chuyện. Tôi đồng ý vì cảm thấy bà ấy không phải là người xấu.
Lúc người phụ nữ bước vào nhà, Bo đang chơi trên giường liền ngẩng đầu chào thật to: “Cháu chào bà ạ!”
Người phụ nữ gật đầu, đôi mắt sáng ngời đi về phía Bo, bàn tay dịu dàng xoa đầu thằng bé và cất giọng thân mật: “Chào cháu, cháu ngoan quá!” Rồi bà ấy quay sang hỏi tôi: “Con trai cô đây sao?”
Tôi mỉm cười tự hào: “Vâng, con trai cháu đấy ạ!” Rồi tôi nhắc nhở Bo: “Bo, con để gọn đồ chơi vào.”
Tôi pha nước mời bà ấy nhưng bà ấy cứ ngồi trên giường ngắm nhìn Bo với ánh mắt tràn đầy tình yêu thương.
“Cô còn trẻ như vậy đã có con rồi sao?”
Tôi mỉm cười: “Ở quê thì không trẻ đâu ạ! Nhưng xin lỗi, cho cháu hỏi bác là…? Vì nếu cháu nhớ không nhầm thì cháu chưa gặp bác bao giờ.”
Người phụ nữ cười đôn hậu: “À, bác tên là Hoa. Có lẽ bác cũng không nên làm mất thời gian của cháu nữa. Chắc cháu biết con trai bác đúng không? Nó tên là Hải.”
Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đủ để tôi hiểu ra vấn đề, tôi chỉ biết một người tên là Hải và chắc chắn rằng bà ấy đang nói đến anh ta. Không lẽ đây chính là mẹ của Hải? Tôi ngồi thẳng người, cất giọng kinh ngạc: “Bác là…mẹ của anh Hải?”
Bà ấy gật đầu, lại cúi nhìn Bo, đưa tay vuốt cái má trắng hồng của nó: “Đứa bé này năm nay lên 3 tuổi hả?”
“Vâng” Tôi hơi cứng người, trả lời trong vô thức với trái tim đập dồn dập “Cháu được 3 tuổi rưỡi ạ!”
“Ừ, nếu cháu nội bác còn sống chắc cũng được 3 tuổi rồi!”
Tôi ngẩn người nhìn bà ấy, thế là có ý gì? Muốn đến nhận cháu ư? Muốn cướp thằng bé từ tay tôi? Không, không đời nào tôi chịu thỏa hiệp.
Bà ấy ngẩng đầu, nhìn thẳng vào mắt tôi: “Bác có chuyện muốn nói với cháu.”
Tôi gần như đoán được những gì bà ấy định nói mặc dù tôi cảm thấy sợ nhưng chuyện gì đến thì cũng phải đến, muốn tránh cũng không được. Tôi đứng dậy bế Bo xuống giường, giống như một loại bản năng kỳ lạ để tránh xa khỏi người phụ nữ.
“Bo, mẹ cho con sang nhà bạn Tý chơi.”
Thằng bé liền gật đầu mừng rỡ chạy đi ngay. Tôi đứng ngoài cửa nhìn thằng bé an toàn chạy sang nhà sát bên mới đi vào ngồi ngay ngắn trước mặt bà Hoa: “Vâng, cháu đã sẵn sàng lắng nghe.”
“Ngạc nhiên chưa cô bé của anh! Có lẽ là hơi sớm cho một giáng sinh nhưng anh không thể chờ lâu thêm được nữa, phải cho em xem chiếc khăn mà anh mất bao công sức mới chọn được ấy. Đúng màu em thích nhé!
Để xem nào, chúng ta xa nhau được 1 năm 2 tháng rồi phải không? Có nhớ anh không nào? Nhớ lắm đúng không? Anh biết là thế mà, cố mà chịu nhé! Anh cũng nhớ em nhiều lắm. Chúng ta chỉ tạm xa nhau mấy năm thôi, phải hiểu cho anh, xa em không phải điều anh muốn mà là vì tương lai sau này của chúng ta, anh muốn cho em một tương lai tốt đẹp, không phải lo lắng nhiều. Em có tin tưởng ở anh không? Còn nữa, khi nào cảm thấy cô đơn vì nhớ anh hay thấy lạnh thì em nhất định phải quàng chiếc khăn đó, nó sẽ thay anh ôm ấp em qua những ngày đông lạnh giá không có anh bên cạnh.
Một điều quan trọng nữa mà anh muốn nói là anh yêu em, vợ tương lai ạ! Chờ anh nhé!”
Đọc xong tấm thiệp ấy thì nước mắt tôi đã chảy ướt đẫm chiếc khăn len màu xanh mà Cường tặng. Màu sắc mà tôi yêu thích, chỉ là tôi tùy ý nói với anh một lần mà anh vẫn còn nhớ đến thế, tôi đối xử với anh thế này có phải là quá tàn ác không? Tôi ôm chặt lấy chiếc khăn len màu xanh ấm áp, ngồi co quắp lại với sự dằn vặt của lí trí và tình cảm. Trái tim tôi luôn hướng về anh, dù cho những bộn bề cuộc sống có làm tôi quên đi nỗi nhớ nhưng chỉ cần ai đó nói về nước Anh, nói về đại học Luật, hay gọi một cái tên giống anh là tim tôi lại nhói lên những nhịp đập lạ kỳ. Thế nhưng giờ đây tôi đã có thêm một đứa con, tôi phải lo cho con tôi chứ không phải chạy theo những yêu đương khờ dại. Cường là một người giỏi giang, ưu tú, sẽ có nhiều cô gái tài giỏi thích hợp với anh, tôi không thể làm gánh nặng cho anh, không thể để anh suy nghĩ quá nhiều, rồi thời gian sẽ xóa mờ đi tất cả.
Và cứ thế, tôi xa Cường trong im lặng, tôi không đủ can đảm nói với anh rằng tôi không thể làm theo lời hứa sẽ chờ đợi anh, không dám vào nick yahoo hay email, thay đổi luôn cả số điện thoại. Tôi sợ, sợ thấy anh ở đó chờ tôi, sợ anh gửi những lời nói nhớ thương làm tôi động lòng và không thể ngăn mình đến bên anh. Tôi yêu Cường và có lẽ xa anh chính là cách duy nhất để cả hai chúng tôi được nhẹ nhõm. Tôi sẽ giấu kín tình yêu với anh ở một góc trong sâu thẳm trái tim, khóa kín cửa và ném chìa khóa đi để không một ai ngay cả tôi có thể chạm vào nó thêm một lần nào nữa.
Có lẽ cho đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy quyết định đưa Bo trở về quê là quyết định sáng suốt nhất của tôi. Thành phố mặc dù tốt nhưng hẳn là với đồng lương ít ỏi của tôi không thể đủ nuôi một đứa trẻ. Mặc dù quay về quê tôi phải đối mặt với những lời đàm tiếu trái tai nhưng đó vẫn là quê hương tôi, dù có ra sao thì quê hương vẫn sẽ che chở cho mẹ con tôi.
Tôi không thể quên nét mặt của bố mẹ tôi khi tôi bế Bo trên tay, quỳ dưới đất và nói rõ ràng: “Đây là con trai của con.”
Bố tôi ngã ngồi trên ghế, mặt xám đen lại, còn mẹ tôi suýt nữa ngất xỉu nếu không có Tuyên bên cạnh đỡ lấy. Mẹ tôi không tin mà hỏi tôi: “Hôm mày về đám tang cái Trinh có thấy gì đâu?”
Tôi đã lường trước được câu hỏi này nên đã chuẩn bị sẵn nhưng vẫn không ngăn được giọng nói run rẩy: “Hôm đó con đã sinh cháu rồi nhưng chưa dám nói với bố mẹ vì sợ…”
Bố tôi xông đến tát vào mặt tôi, mặt ông đỏ gay quát lớn: “Mày mà biết sợ? Mày mà biết sợ thì đã không làm ra chuyện xấu hổ này? Tao cho mày lên đấy ăn học chứ không phải là đi làm **. Tao sống làm sao được với bà con làng xóm bây giờ?” Rồi ông thô lỗ kéo tôi lên “Đi, đi gặp cái thằng làm mày chửa, tao có chết cũng phải bắt nó cưới mày, xong rồi cút đi đâu thì cút!”
Tuyên chạy ra kéo bố lại, tôi cũng khóc lóc van xin: “Bố ơi, con xin bố, con xin bố! Không thể gặp anh ta được đâu, con không muốn, không muốn đâu bố ơi! Bố đánh chết con cũng được!”
Mẹ tôi ngồi một bên khóc lóc than trời, mẹ nói mẹ hối hận khi sinh ra một đứa con như tôi: “Mày muốn lấy chồng đến thế thì đi học làm gì? Thà tao cưới chồng luôn cho mày thì bây giờ khỏi phải xấu hổ.”
Bố tôi tức quá cầm lấy cán chổi ở góc nhà vung lên định đánh tôi nhưng Tuyên đã kịp kéo tôi chạy đi. Em trai tôi mặc dù còn nhỏ nhưng lại là đứa rất hiểu chuyện, nó khuyên bảo tôi nên nói cho bố mẹ biết bố của Bo là ai để đến nói chuyện với nhà người ta, kiểu gì cũng có cách giải quyết. Nhưng dù Tuyên nói thế nào, khuyên bảo điều gì thì tôi cũng chỉ ngồi khóc tức tưởi. Nỗi lòng của tôi làm sao có thể nói ra được, cứ để mọi chuyện như thế qua đi, miễn là cho tôi ở lại quê nhà.
Cuối cùng thì gia đình tôi cũng đã chịu thua trước sự im lặng của tôi, bố mẹ cho tôi một mảnh đất để ở riêng cho tròn trách nhiệm vì hai người không muốn dính dáng cũng không muốn nhìn thấy mặt tôi. Tôi đau lòng lắm nhưng đành chấp nhận mọi thứ, chấp nhận cơn giận giữ của bố mẹ, chấp nhận cả những cái nhìn châm chọc, xì xào coi khinh của họ hàng làng xóm. Lỗi là ở tôi, làm sao tôi có quyền trách cứ ai. Tôi nhắm mắt bỏ ngoài tai mọi thứ vì con trai tôi và cũng là vì chính tôi.
Tôi biết mẹ giận tôi và dù bà không nói ra lời nhưng tôi vẫn biết bà còn quan tâm và thương tôi nhiều lắm. Những gì tôi đã làm là có lỗi với bố mẹ nhưng tôi không biết làm gì khác, tôi không muốn để Trinh chết rồi vẫn bị mang tiếng xấu, nó chịu đựng đủ rồi. Chút khổ sở này tôi nên giúp nó gánh vác thì hơn, chỉ cần cắn răng im lặng thì có thể vượt qua.
Ngày ấy mẹ tưởng tôi bị mất sữa không cho con ** được nên mẹ đã đi mua đủ loại đồ ăn để tẩm bổ cho tôi có sữa nuôi con. Cuối cùng, may mà chị hàng xóm cũng mới sinh con lại rất nhiều sữa nên chẳng ngại cho Bo nhà tôi ** ké. Sữa mẹ dù sao vẫn là tốt nhất, Bo đã thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác về mặt này, biết làm sao được.
Còn nữa, lúc Bo tròn 6 tháng tuổi đã bị sốt cao một trận, phải đưa đi viện. Mẹ tôi và cả thằng Tuyên cứ túc trực luôn. Tôi chẳng chịu rời Bo một phút nào, cứ ngồi lì bên cạnh con khóc, ăn uống cũng chẳng thiết tha, đó cũng là lần đầu tiên tôi hiểu được nỗi lòng của những bậc làm cha làm mẹ. Cứ ngỡ rằng bố tôi thực sự không quan tâm đến hai mẹ con tôi nhưng thực ra ông vẫn len lén đến thăm, cũng sốt ruột vì con vì cháu, bố đã tự nấu đồ ăn rồi bảo mẹ mang vào cho tôi, còn tối ngày đến bệnh viện hỏi thăm bác sĩ về tình hình cháu ngoại khiến bác sĩ phát bực.
Bố mẹ là thế, khi con cái phạm phải một sai lầm gì đó, họ có thể đánh mắng trong lúc nóng giận nhưng lại không bao giờ bỏ rơi đứa con mà mình đã rứt ruột sinh ra. Bố mẹ vẫn luôn quan tâm và sẽ luôn tha thứ. Cho tới ngày hôm nay thì gia đình vẫn là chỗ dựa vững chắc nhất của tôi, giúp tôi có nghị lực vượt qua hết mọi chuyện đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống. Bo chính là niềm vui của cả gia đình, tôi chưa bao giờ hối hận vì ngày đó đã quyết định nhận nuôi thằng bé, càng ngày tôi càng tin tưởng rằng Bo chính là niềm tự hào của tôi. Phải cảm ơn Trinh rất nhiều vì Trinh đã mang đứa con trai bé bỏng đáng yêu này đến với thế giới của tôi, cho tôi có thêm một mục đích sống.
Ngày chủ nhật, không phải đi làm, tôi muốn ôm Bo ngủ thêm một chút nữa nhưng thân hình tròn tròn với làn da trắng sữa mềm mại của thằng bé làm tôi chỉ muốn vuốt ve và ngắm nhìn chứ không sao nhắm mắt ngủ thêm được. Quyết định dậy đi chợ và nấu cho Bo những món mà nó thích ăn nhất. Buổi chiều, sau khi ngủ trưa hai mẹ con sẽ cùng nhau đi dạo một vòng rồi sang nhà ông bà ngoại ăn tối, thế là kết thúc một ngày chủ nhật yên bình.
Thế nhưng mọi chuyện lại không yên bình như kế hoạch vì đến gần trưa, có một người khách lạ ghé thăm mẹ con tôi. Người phụ nữ đi bằng ô tô riêng, tài xế riêng, thoạt nhìn có thể đoán được bà ấy ngoài 50 tuổi. Mặc dù tôi không sành về quần áo cũng như đồ hiệu nhưng cũng nhận ra quần áo người phụ nữ đó mặc là hàng cao cấp với đường cắt và hoa văn tinh tế, càng tôn lên vẻ sang trọng, quý phái nhưng cũng rất đỗi hiền hậu khiến người ta vừa nhìn đã có cảm tình.
Người phụ nữ đứng ngoài cửa, tế nhị nhìn vào trong nhà rồi mới cất tiếng: “Xin hỏi, có ai ở nhà không?”
Tôi đi ra, ngơ ngác: “Bác tìm ai ạ?”
“Tôi tìm cô Vân.” Người phụ nữ trả lời.
“Cháu là Vân đây ạ! Bác là…”
Người phụ nữ mỉm cười ngỏ ý muốn vào nhà nói chuyện. Tôi đồng ý vì cảm thấy bà ấy không phải là người xấu.
Lúc người phụ nữ bước vào nhà, Bo đang chơi trên giường liền ngẩng đầu chào thật to: “Cháu chào bà ạ!”
Người phụ nữ gật đầu, đôi mắt sáng ngời đi về phía Bo, bàn tay dịu dàng xoa đầu thằng bé và cất giọng thân mật: “Chào cháu, cháu ngoan quá!” Rồi bà ấy quay sang hỏi tôi: “Con trai cô đây sao?”
Tôi mỉm cười tự hào: “Vâng, con trai cháu đấy ạ!” Rồi tôi nhắc nhở Bo: “Bo, con để gọn đồ chơi vào.”
Tôi pha nước mời bà ấy nhưng bà ấy cứ ngồi trên giường ngắm nhìn Bo với ánh mắt tràn đầy tình yêu thương.
“Cô còn trẻ như vậy đã có con rồi sao?”
Tôi mỉm cười: “Ở quê thì không trẻ đâu ạ! Nhưng xin lỗi, cho cháu hỏi bác là…? Vì nếu cháu nhớ không nhầm thì cháu chưa gặp bác bao giờ.”
Người phụ nữ cười đôn hậu: “À, bác tên là Hoa. Có lẽ bác cũng không nên làm mất thời gian của cháu nữa. Chắc cháu biết con trai bác đúng không? Nó tên là Hải.”
Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đủ để tôi hiểu ra vấn đề, tôi chỉ biết một người tên là Hải và chắc chắn rằng bà ấy đang nói đến anh ta. Không lẽ đây chính là mẹ của Hải? Tôi ngồi thẳng người, cất giọng kinh ngạc: “Bác là…mẹ của anh Hải?”
Bà ấy gật đầu, lại cúi nhìn Bo, đưa tay vuốt cái má trắng hồng của nó: “Đứa bé này năm nay lên 3 tuổi hả?”
“Vâng” Tôi hơi cứng người, trả lời trong vô thức với trái tim đập dồn dập “Cháu được 3 tuổi rưỡi ạ!”
“Ừ, nếu cháu nội bác còn sống chắc cũng được 3 tuổi rồi!”
Tôi ngẩn người nhìn bà ấy, thế là có ý gì? Muốn đến nhận cháu ư? Muốn cướp thằng bé từ tay tôi? Không, không đời nào tôi chịu thỏa hiệp.
Bà ấy ngẩng đầu, nhìn thẳng vào mắt tôi: “Bác có chuyện muốn nói với cháu.”
Tôi gần như đoán được những gì bà ấy định nói mặc dù tôi cảm thấy sợ nhưng chuyện gì đến thì cũng phải đến, muốn tránh cũng không được. Tôi đứng dậy bế Bo xuống giường, giống như một loại bản năng kỳ lạ để tránh xa khỏi người phụ nữ.
“Bo, mẹ cho con sang nhà bạn Tý chơi.”
Thằng bé liền gật đầu mừng rỡ chạy đi ngay. Tôi đứng ngoài cửa nhìn thằng bé an toàn chạy sang nhà sát bên mới đi vào ngồi ngay ngắn trước mặt bà Hoa: “Vâng, cháu đã sẵn sàng lắng nghe.”
/32
|