Rất nhiều năm sau, khi kiến trúc sư nổi tiếng Kiều Tín Sinh thấy hình ảnh tiều tụy, cô đơn của chính mình trong gương: khuôn mặt già nua đầy nếp nhăn cùng tấm lưng còng thì kí ức của ông lần nữa lại trở về sinh nhật ông năm bốn mươi bảy tuổi.
Buổi chiều xa xôi đó, khi ông lái xe trở về từ công trường xây dựng nhà hát kịch, đỗ xe cẩn thận rồi nhanh nhẹn leo lên mấy tầng cầu thang để về nhà.
Trên bàn ăn bằng ngọc lưu ly đặt một bình hoa hồng màu mận chín, hoa hồng đã nở rộ, thoang thoảng hương thơm ngọt ngào.
Bình hoa này sáng nay trước khi đi làm ông chưa thấy.
Ông nhìn thoáng qua, vui vẻ nghĩ:
“Đây là giống hoa hồng gì nhỉ? Trước kia chưa từng gặp qua bao giờ…”
Hoa tươi nào cũng đẹp cả, miễn đừng trông thấy chúng khi héo tàn.
Ông bỗng nhớ ra hôm nay là sinh nhật lần thứ bốn mươi bảy của mình, song cũng không thấy chạnh lòng, ngược lại càng cảm thấy bản thân ngày một tốt hơn.
Vài năm sau, nhà hát kịch bên bờ biển kia sẽ hoàn công, không nghi ngờ gì, đó sẽ là dấu mốc quan trọng trong đời ông.
Nó là tác phẩm ông ưng ý nhất, sẽ khiến ông được lưu danh sử sách.
Ông cởi áo khoác ra để một bên, ngồi xuống chiếc sô pha trắng đặt sát mặt đất.
Mỗi khi ông về nhà đều muốn ngồi ở đây một lúc. Nếu ai đã ngồi xuống đây, hẳn đều không muốn đứng lên.
Ông dựa lưng vào sô pha, ngoảnh đầu về phía phòng vẽ, gọi lớn:
“Trữ Ân, anh về rồi!”
Phòng vẽ không vọng ra tiếng đáp.
Ông nghĩ thầm:
“Chắc cô ấy ra ngoài rồi.”
Ông quay đầu lại, thoải mái duỗi đôi chân dài lên mặt bàn làm bằng ngọc lưu ly.
Lúc này, ông mới để ý thấy trên bàn trà có một lá thư.
Lá thư này khiến ông thấy hứng thú.
Ông nghiêng người về phía trước, cầm lấy lá thư.
Phong thư không dán tem, chỉ có dòng chữ viết đẹp đẽ thân quen:
“Gửi anh, người em yêu cả đời.”
Ông thoáng kinh ngạc, song liền hiểu ra đây là thiệp sinh nhật, nhưng sao cô ấy không viết là “Người em sẽ yêu cả đời” mà lại là “Người em yêu cả đời” nhỉ?
Ông nâng nâng lá thư, có vẻ rất nặng, không giống thiệp sinh nhật chút nào.
Ông tò mò mở ra, lá thư này khoảng độ ba mươi trang. Ông nhận ra đây là chữ viết của cô.
Ông đã từng được nhận rất nhiều thư tình, bình thường đều hờ hững liếc qua rồi bỏ mặc. Ông chưa từng giữ lại kỷ vật gì.
Nhưng, lá thư này, ông khẽ nhếch môi cười, thật sự muốn đọc nó.
“Tín Sinh,
Anh còn nhớ không, anh đã từng nói với một cô gái trẻ một câu?
Anh nói: Anh không tin tình yêu, vì anh không tin chính mình.”
Ánh mắt ông lộ vẻ kinh sợ, lần nữa nhìn về phía phòng vẽ. Nơi ấy hoàn toàn im ắng, chỉ có sự lay động của tấm rèm cửa trong ánh nắng nhạt nhòa.
Ông đành thu hồi ánh mắt, tiếp tục đọc thư.
“Cô gái đó là em.
Không phải là em của hiện tại, cũng không phải là em của hai năm cận kề bên anh, mà là em của hai mươi hai năm về trước.
Anh chắc chắn không nhận ra em là cô gái đó đúng không?
Bởi vì, hai mươi hai năm qua, em đã không già đi.
Anh đừng ngạc nhiên, em sẽ nói hết cho anh biết.
Cuối cùng thì em cũng có thể kể cho anh nghe chuyện xưa rồi.
Anh phải biết rằng em chẳng hề muốn giấu giếm anh.
Linh hồn của em sẽ trần trụi trước anh.”
Lúc này, ông bất an nhìn về phía phòng ngủ, nơi đó cũng lặng im không một tiếng động.
Ông thay đổi tư thế, tiếp tục đọc…
Buổi chiều xa xôi đó, khi ông lái xe trở về từ công trường xây dựng nhà hát kịch, đỗ xe cẩn thận rồi nhanh nhẹn leo lên mấy tầng cầu thang để về nhà.
Trên bàn ăn bằng ngọc lưu ly đặt một bình hoa hồng màu mận chín, hoa hồng đã nở rộ, thoang thoảng hương thơm ngọt ngào.
Bình hoa này sáng nay trước khi đi làm ông chưa thấy.
Ông nhìn thoáng qua, vui vẻ nghĩ:
“Đây là giống hoa hồng gì nhỉ? Trước kia chưa từng gặp qua bao giờ…”
Hoa tươi nào cũng đẹp cả, miễn đừng trông thấy chúng khi héo tàn.
Ông bỗng nhớ ra hôm nay là sinh nhật lần thứ bốn mươi bảy của mình, song cũng không thấy chạnh lòng, ngược lại càng cảm thấy bản thân ngày một tốt hơn.
Vài năm sau, nhà hát kịch bên bờ biển kia sẽ hoàn công, không nghi ngờ gì, đó sẽ là dấu mốc quan trọng trong đời ông.
Nó là tác phẩm ông ưng ý nhất, sẽ khiến ông được lưu danh sử sách.
Ông cởi áo khoác ra để một bên, ngồi xuống chiếc sô pha trắng đặt sát mặt đất.
Mỗi khi ông về nhà đều muốn ngồi ở đây một lúc. Nếu ai đã ngồi xuống đây, hẳn đều không muốn đứng lên.
Ông dựa lưng vào sô pha, ngoảnh đầu về phía phòng vẽ, gọi lớn:
“Trữ Ân, anh về rồi!”
Phòng vẽ không vọng ra tiếng đáp.
Ông nghĩ thầm:
“Chắc cô ấy ra ngoài rồi.”
Ông quay đầu lại, thoải mái duỗi đôi chân dài lên mặt bàn làm bằng ngọc lưu ly.
Lúc này, ông mới để ý thấy trên bàn trà có một lá thư.
Lá thư này khiến ông thấy hứng thú.
Ông nghiêng người về phía trước, cầm lấy lá thư.
Phong thư không dán tem, chỉ có dòng chữ viết đẹp đẽ thân quen:
“Gửi anh, người em yêu cả đời.”
Ông thoáng kinh ngạc, song liền hiểu ra đây là thiệp sinh nhật, nhưng sao cô ấy không viết là “Người em sẽ yêu cả đời” mà lại là “Người em yêu cả đời” nhỉ?
Ông nâng nâng lá thư, có vẻ rất nặng, không giống thiệp sinh nhật chút nào.
Ông tò mò mở ra, lá thư này khoảng độ ba mươi trang. Ông nhận ra đây là chữ viết của cô.
Ông đã từng được nhận rất nhiều thư tình, bình thường đều hờ hững liếc qua rồi bỏ mặc. Ông chưa từng giữ lại kỷ vật gì.
Nhưng, lá thư này, ông khẽ nhếch môi cười, thật sự muốn đọc nó.
“Tín Sinh,
Anh còn nhớ không, anh đã từng nói với một cô gái trẻ một câu?
Anh nói: Anh không tin tình yêu, vì anh không tin chính mình.”
Ánh mắt ông lộ vẻ kinh sợ, lần nữa nhìn về phía phòng vẽ. Nơi ấy hoàn toàn im ắng, chỉ có sự lay động của tấm rèm cửa trong ánh nắng nhạt nhòa.
Ông đành thu hồi ánh mắt, tiếp tục đọc thư.
“Cô gái đó là em.
Không phải là em của hiện tại, cũng không phải là em của hai năm cận kề bên anh, mà là em của hai mươi hai năm về trước.
Anh chắc chắn không nhận ra em là cô gái đó đúng không?
Bởi vì, hai mươi hai năm qua, em đã không già đi.
Anh đừng ngạc nhiên, em sẽ nói hết cho anh biết.
Cuối cùng thì em cũng có thể kể cho anh nghe chuyện xưa rồi.
Anh phải biết rằng em chẳng hề muốn giấu giếm anh.
Linh hồn của em sẽ trần trụi trước anh.”
Lúc này, ông bất an nhìn về phía phòng ngủ, nơi đó cũng lặng im không một tiếng động.
Ông thay đổi tư thế, tiếp tục đọc…
/16
|