Nam Thiên Đại Hiệp

Chương 23

/73


Gặp phải thiên tai, cùng nhau sống chết

Ngự long quá hải, tình yêu khôn tránh đẩy đưa

Thanh Ngân vô tình không để ý đến tiếng tiểu muội lần đầu tiên Thanh Nguyên xưng hô với mình, nhìn mặt biển yên lặng để suy nghiệm vì sao đó là dấu hiệu của bão biển, và chợt chỉ ra xa hỏi Thanh Nguyên:

- Công chúa! Làn sóng trắng phía Đông Nam đang tràn tới kia có phải là bão biển không?

Thanh Nguyên nhìn theo tay chỉ, mãi một lúc sau mới nhìn thấy làn sóng trắng hiện lên ở chân trời và chau mày:

- Làn sóng trắng đó là gì kià? Hình như tốc độ của nó không phải tầm thường!

Nàng lớn tiếng hỏi Đông Hải Nhị Tẩu:

- Nhị vị trưởng lão! Làn sóng trắng đang di chuyển về phía chúng ta là gì nhị vị có biết không?

Một trong hai lão Nhị Tẩu:

- Chúng thuộc hạ cũng mới nhìn thấy, chẳng hiểu là gì nhưng công chúa nên cẩn thận.

Thanh Ngân chăm chú nhìn làn sóng trắng nhấp nhô tràn tới, một lúc rồi nói với Thanh Nguyên:

- Tại hạ thấy rõ đó không phải là sóng biển mà đó là hàng triệu con cá đang phóng mình trên mặt nước.

Thanh Nguyên nghe nói tái mặt, nàng cũng chăm chú quan sát và rồi cũng nhìn ra làn sóng trắng đang đổ đến là gì, vội vã nói: Truyện "Nam Thiên Đại Hiệp "

- Lê huynh! Chúng ta phải dùng thần công bảo vệ chiếc thuyền mới được, chúng sẽ nguy hiểm như hàng ngàn mũi tên phóng đến chúng ta, và có thể làm chìm thuyền trong chốc lát!

Làn sóng trắng đến gần hơn, Thanh Ngân chứng kiến một cảnh đẹp mắt vô cùng, cá không biết cơ man nào, qui tụ từ đâu, hàng hàng lớp lớp, phóng rào rào trên mặt nước. Chiếc thuyền con không làm chúng quan tâm tránh né. Thanh Nguyên đứng trước mũi thuyền liên tục tung chưởng kình đẩy xô bầy cá nối tiếp nhau phóng tới, Thanh Ngân chưa cho là nguy hiểm, ngần ngừ trong giây lát, thì bảy tám con cá bằng bấp chân đã rớt lên thuyền dãy đành đạch, những con khác bay không cao tung vào ván thuyền bình bịch.

Thanh Nguyên hét lớn:

- Lê huynh! Nếu không ra tay, chúng sẽ làm chìm thuyền tức khắc!

Không đành nhẫn tâm, nhưng Thanh Ngân cũng liền nhận chân ra sự nguy hiểm đó, vội vàng tung ra hai luồng chân khí đánh dạt bầy cá nối tiếp nhau phóng mình tràn tới. Võ công cả hai đều thuộc hàng thượng đẳng, nhưng giữa đàn cá dày đặc hết lớp này đến lớp khác phóng mình vun vút hàng giờ không dứt làm họ cũng chật vật vô cùng mới đánh bạt chúng ra, bảo vệ cho chiếc thuyền. Mãi lo đối phó, họ không có thì giờ để quan tâm tới thuyền Đông Hải Nhị Tẩu, và có lẽ Đông Hải Nhị Tẩu cũng vậy, nên khi đàn cá đã vượt qua khỏi chiếc thuyền của mình, để lại hàng ngàn xác cá bị trúng chưởng kình nổi lềnh bềnh trên mặt biển, thì Thanh Ngân thấy chiếc thuyền của Đông Hải Nhị Tẩu chỉ còn là một điểm nhỏ, cách nhau họ cả mấy dặm, tiếng nói của Nhị Tẩu hỏi han Thanh Nguyên và mình có bình yên không phải dùng nội công để truyền đi và Thanh Nguyên cũng phải vận nội lực để truyền tiếng nói của mình đến họ:

- Ta và Lê huynh không sao, chưởng kình của chúng ta đối phó với bầy cá đã đẩy hai chiếc thuyền cách nhau quá xa. Chúng ta ở đây chờ hai trưởng lão.

Thanh Ngân thấy xác cá phơi đầy trên mặt nước thở dài, đưa mắt nhìn mặt biển mông lung thì liền phát hiện thấy vô số chấm màu đen xuất hiện, rõ dần giống như những chiếc đuôi cá đang rẽ nước tiến tới. Thanh Nguyên sau khi nói chuyện với Nhị Tẩu, quay lại định nói ít lời an úy Thanh Ngân đã cực nhọc với nàng, thì thấy Thanh Ngân đang vận nhãn lực nhìn ra xa, nàng cũng nhìn theo, và một lúc thì thất sắc:

- Đây là bầy cá kình ngạc, con con to lớn như chiếc thuyền và hung dữ, nguy hiểm vô cùng.

Nàng lớn tiếng hỏi Nhị Tẩu:

- Có bầy kình ngạc đang sắp đến, theo ý hai trưởng lão thì phải làm sao?

Tiếng Nhị Tẩu vọng tới:

- Chúng tôi cũng đã thấy chúng. Bây giờ có chèo thuyền chạy trốn cũng không còn kịp, chỉ còn cách phải dùng võ công đối phó nữa mà thôi. Xin công chúa và Lê thiếu hiệp cẩn thận.

Thanh Nguyên:

- Hai trưởng lão cũng phải cẩn thận.

Và nàng nói với Thanh Ngân:

- Lê huynh! theo thiển ý, trước hết chúng ta cứ lựa chỗ trống lách thuyền băng qua, đừng để chúng đụng phải là hay hơn hết. Hà! Nếu chúng hung hăng tấn công mình, một cái vẫy đuôi của chúng cũng bằng vạn cân. Tiểu muội thật lo quá!

Những chiếc đuôi nhô lên mặt nước từ lúc Thanh Ngân nhìn thấy chỉ bằng bàn tay, rồi như chiếc quạt, rồi như những chiếc ván dựng đứng nhô lên mặt nước cả thước. Chúng tràn đến trong một đội hình hàng ngang dài mút mắt. Thanh Ngân cầm mái chèo, cặp mắt ngưng thần lượng định có khoảng cách nào để có thể lách thuyền vào, nhưng chỉ thấy trước mắt mặt nước bị đùa lên cao như sóng lớn, và đưa thuyền vào đâu cũng sẽ đụng vào những chiếc lưng đem ngòm như chiếc ghe úp đang lao tới.

Chung quanh chiếc thuyền của họ xác cá bị giết nổi lềnh bềnh, mùi máu tanh tưởi, đó là điều làm cho loài kình ngạc dễ trở nên hung dữ mà Thanh Nguyên cũng không biết, nên khi con đầu tiên đến gần, thấy bóng chiếc thuyền và máu cá tanh chung quanh, thì liền đập đuôi tung cả cột nước lên trời, há miệng rộng cả thước lao tới tấn công. Thanh Nguyên sợ miệng cá đớp trúng, cắn bể chiếc thuyền, tức thì tung mình lên cao, tả chưởng nhắm đầu nó đánh xuống, còn chiếc sáo ngọc trên tay hữu thì đâm vào mắt nó. Con kình ngư không biết tránh né, bị trúng cả hai đòn của nàng đau đớn, dãy dụa, quẫy chiếc đuôi to làm nước biển bắn lên như mưa bão. Kình lực của chiếc đuôi cá dù không đánh trúng Thanh Nguyên, nhưng cũng đã đẩy thân hình nàng đang lơ lửng trên không phải dạt về trước, và chiếc thuyền dù Thanh Ngân cố kềm giữ cũng bị sức sóng do nó tạo ra đẩy dạt ra xa nhiều trượng, lao chao muốn úp. Thấy Thanh Nguyên lỡ bộ, Thanh Ngân dùng kình lực đẩy bắn chiếc thuyền lên mong giúp nàng có thể đáp chân, nhưng chiếc thuyền con lại mắt ngay trên lưng một con cá khác đang băng tới, bị nó kéo theo, cùng lúc một con khác lại quẫy chiếc đuôi đen sì, to như hai chiếc quạt khổng lồ đập xuống.

Để bảo vệ chiếc thuyền, Thanh Ngân vội vàng tung hữu chưởng ngăn chận. Chiếc đuôi khổng lồ bị luồng kình lực ngăn chận, nhưng vì đang đứng trên thuyền, mà lại là thuyền nhỏ, nên luồng kình lực ngăn chận đó của Thanh Ngân lại biến thành phản lực đẩy chiếc thuyền bắn ra xa như bắn và lật sang một bên, đành phải phóng mình lên không.

Lúc phi thân khỏi chiếc thuyền con bị lật úp, thì cũng vừa thấy Thanh Nguyên đang gặp nguy hiểm. Số là khi Thanh Nguyên đánh vào đầu con kình ngư bị chiếc đuôi của nó hất sang một bên và chiếc thuyền cũng bị đẩy đi xa, thì nàng đành hít một hơi chân khí, tung mình lên cao trở lại, rồi chiếc thuyền lại bị con kình ngư khác tấn công, Thanh Ngân đón đỡ làm nó bị bắn ra xa thêm.

Khinh công của Thanh Nguyên thuộc hàng nhất lưu cao thủ, có thể giữ thân hình lơ lửng, hay lướt trên không một lúc, nhưng cũng không thể kéo dài quá lâu. Chiếc thuyền bị đẩy dạt đi, không còn cách nào khác, nàng đành xoay chuyển ý nghĩ đáp chân lên một chiếc đuôi cá, từ đó mượn sức phóng mình về thuyền. Tuy nhiên, khi nàng vừa đặt chân lên đuôi một con kình ngư, thì con đó, bỗng quẫy mạnh đuôi nó lên không làm nàng phải hốt hoảng tránh né. Trong lúc chân khí đã cạn, nàng chỉ có thể tránh né không để chiếc đuôi đập trúng, nhưng không còn sức để tung mình lên, mà bị dư kình của nó đẩy rớt xuống nước. Thanh Ngân khi bắn mình ra khỏi chiếc thuyền bị lật, thì cũng cùng lúc thấy Thanh Nguyên không còn sức đề khí trụ thân và chiếc đuôi cá khổng lồ lại quạt lên nguy cấp vô cùng, vội vàng ném mái chèo còn cầm ở tay lên phía trước, bay lướt theo, hạ thân lên mái chèo, kịp thời nắm được cổ tay nàng.

Khi Thanh Ngân nắm được cổ tay Thanh Nguyên, thì một con cá khác lại lướt đến há chiếc miệng to lởm chởm hàm răng trắng nhởn táp lấy thân hình nàng. Nếu Thanh Nguyên mặc võ phục gọn ghẽ thì không có gì xảy ra, đàng này nàng mặc xiêm y lướt thướt, nên miệng cá đớp hụt thân hình nàng qua cái kéo tay của Thanh Ngân thì một phần xiêm y của nàng đã dính trong răng cá và nó ngậm cứng, kéo nàng và cả Thanh Ngân đang đứng trên mái chèo theo. Không thể để cho cá kéo xuống nước, và cũng không thể để Thanh Nguyên cho cá ăn, Thanh Ngân một mặt đưa chân khí xuống mái chèo để nâng thêm sức nổi, một mặt kéo mạnh Thanh Nguyên. Xiêm y tha thướt mỏng manh của nàng qua hai sức trì kéo rách toạt, áo quần gởi theo hàm răng cá còn thân hình ngà ngọc của nàng, còn che đậy được đôi chút qua làn áo lót thì được Thanh Ngân đỡ lấy.

Khi cứu được Thanh Nguyên, bầy cá hết con này đến con khác tràn tới, Thanh Ngân không còn thì giờ để Thanh Nguyên đứng xuống mái chèo tựa chân điều khí, mà phải ôm nàng, liên tiếp phi lên hạ xuống tránh né. Thanh Nguyên gần như trần trụi, bị ôm chặt lấy làm ngượng ngùng, định vùng khỏi cánh tay, nhưng nàng liền nhận chân sự nguy hiểm cho cả hai nếu dãy dụa để Thanh Ngân phải phân tâm nên ngoan ngoản nằm im, và trong cánh tay của Thanh Ngân, trong lúc vận khí, hơi đàn ông liên tiếp toát ra ngạt mũi nàng chợt cảm nhận một cảm giác lạ lùng, ngây ngất chưa bao giờ biết đến trong đời.

Sau khi liên tiếp tránh né được mấy chục con kình ngư, thì bầy cá hình như không còn để ý đến họ nữa, chúng tiếp tục cuộc hành trình không biết về nơi đâu của chúng. Bầy kình ngư tấn công hụt thì không quay đầu lại nữa. Tuy nhiên, khi chúng băng qua chiếc thuyền bị lật, thì một vài con lại quẫy đuôi đập mạnh, hay táp một miếng làm chiếc thuyền vỡ toang. Lúc bầy cá đi xa, Thanh Ngân để Thanh Nguyên đứng lên mái chèo, quay mặt đi hướng khác, cởi chiếc áo choàng của mình đưa ra sau cho nàng:

- Công chúa dùng đỡ chiếc áo này.

Thanh Nguyên đón lấy, choàng vội lên người, lí nhí:

- Cảm ơn Lê huynh cứu mạng.

Thanh Ngân:

- Công chúa không phải khách sáo, đàn cá đã đi khỏi, chúng ta lại xem chiếc thuyền thử còn dùng được không? Tại hạ thật bất lực không thể bảo vệ nó được lấy làm tiếc vô cùng.

Thanh Nguyên sau lưng thở nhẹ:

- Hoàn cảnh đã vậy, Lê huynh trách mình càng làm tiểu muội thêm áy náy.

Nàng nhìn chiếc thuyền nói:

- Ván thuyền rơi ra tứ tung, có lẽ không còn cách gì dùng được. Không hiểu tình trạng của hai trưởng lão ra sao mong, mong thuyền họ được an toàn.

Nàng nhìn ra xa mong tìm thấy chiếc thuyền của Đông hải Nhị Tẩu, nhưng trên mặt biển bao la, đàng xa là hàng hàng lớp lớp những chiếc đuôi kình ngạc màu đen nhô lên mặt biển xanh nhỏ dần theo hướng Tây Nam, nhưng không thấy chiếc thuyền của Đông hải Nhị Tẩu đâu cả, nàng vận công kêu lớn:

- Trưởng lão! Các người ở đâu? Có bình yên không?

Nàng lập đi lập lại, nhưng chỉ nghe tiếng vọng của mình trên mặt biển.

Nghĩ Đông hải Nhị Tẩu và chiếc thuyền của họ đã vào bụng cá, Thanh Nguyên bật khóc:

- Trưởng lão! Hai người một đời oanh liệt, không ngờ phải chết thê thảm như thế này.

Trong phút xúc động, Thanh Nguyên quên đề khí, làm chiếc mái chèo con dẫm chân chìm xuống, Thanh Ngân vội vàng nắm tay nàng kéo lại, an ủi:

- Nhị Tẩu võ công phi thường, tại hạ nghĩ họ không đến nỗi nào đâu. Công chúa đừng xúc động thái quá. Chúng ta mau lại chiếc thuyền của mình, lấy một mảnh ván lớn, đến chỗ họ khi nãy coi thử có tìm ra tung tích gì không? Biết đâu họ đã không đối phó với bầy cá như chúng ta mà bế khí lặn sau xuống nước để tránh chúng và vì thế không nghe tiếng gọi của công chúa.

Thanh Nguyên:

- Cầu trời mong cho dự đoán của Lê huynh là đúng. Chúng ta đi ngay.

Cả hai cùng đề khí, cùng vận chân kình đẩy chiếc mái chèo dưới chân họ lại chiếc thuyền bể, Thanh Ngân thấy ván thuyền đã bung rớt gần hết nhưng phần đáy thuyền lại vẫn còn nguyên, nổi như một cái bè nhỏ nên mừng rỡ:

- Phần thuyền còn lại này, có thể chịu đựng nổi sức nặng của chúng ta mà không cần phải đề khí. Thật là may mắn. Để tại hạ lật nó lại xem sao.

Nói xong, Thanh Ngân nhảy xuống nước, nâng chiếc thuyền lật lại, dùng hữu chưởng dạt đứt cột buồm, để khỏi làm mất quân bằng, thì phần đáy thuyền còn lại còn có thể dùng như một mảng bè con. Thanh Ngân phóng mình lên ngồi thử, chỉ làm chìm xuống mặt nước chút ít. Cười nói với Thanh Nguyên:

- Công chúa qua đây và chúng ta đi tìm hai vị trưởng lão đi thôi, chúng ta ngồi hay đứng bị ngập nước chút đỉnh còn hơn là phải đề khí hết giờ này sang giờ khác.

Thanh Nguyên tung mình qua, nàng không muốn đứng trước mặt Thanh Ngân, khi đôi chân không còn gì che đậy nên ngồi ngay xuống ván. Các mảnh ván còn lại dưới sức nặng hai người chìm xuống một chút; cả hai đều võ công cao siêu nên dễ dàng làm cho nó quân bình, nổi là là trên mặt nước. Thanh Ngân định đẩy phần đáy thuyền còn lại đi tìm Đông Hải Nhị Tẩu, thì Thanh Nguyên nói:

- Hãy khoan! Chúng ta coi xem hai cái bình đựng rượu và nước có trôi dạt gần đây không? Phải tìm lại, đem theo mới được.

Nàng đứng lên định rảo mắt tìm quanh, phi thân đi nhặt lấy, nhưng vừa đứng lên, nàng ngồi ngay xuống ngượng ngập:

- Lê huynh tìm dùm cho tiểu muội.

Thanh Ngân rảo mắt tìm quanh, thấy hai chiếc bình nổi là là trên mặt nước cách họ không xa, vội phi thân nhặt lấy. Trong khi Thanh Ngân đi nhặt lại hai chiếc bình, Thanh Nguyên cũng đã thu lại mấy sợi giây thừng trên cánh buồm, và khi đón nhận hai chiếc bình, nàng dùng giây cột chặt nó lại với ván thuyền, để phải khỏi ôm giữ nhưng bảo đảm họ có nước uống. Xong đâu đấy, Thanh Nguyên quạt nước đưa chiếc bè ván của họ lướt đi, Thanh Ngân cũng làm theo, và bốn bàn tay của họ, vận thêm chân khí đẩy chiếc bè con đó về phía hướng ghe của Đông Hải Nhị Tẩu lúc truớc để tìm kiếm họ.

Cả hai đã đi khá xa, nhưng họ vẫn không thấy một chút tăm tích nào của Đông Hải Nhị Tẩu, trên mặt biển cũng không thấy một mảnh ván nào trôi dạt.

Thanh Nguyên tuyệt vọng, nghẹn ngào:

- Chẳng lẽ cả Nhị Tẩu cùng chiếc thuyền đều nằm trong bụng cá?

Thanh Ngân an ủi:

- Cá kình thật to lớn nhưng không thể nào nuốt cả chiếc thuyền được và cũng không có dấu hiệu nào chiếc thuyền của họ cũng bị bể như thuyền chúng ta. Tại hạ tin họ chẳng hề gì đâu, công chúa đừng đau lòng.

Thanh Nguyên lau giòng lệ:

- Cảm ơn Lê huynh đã an ủi. Bây giờ không còn cách gì về Tiêu Dao Đảo, chúng ta rán cùng mấy mảnh ván này về lại đất liền, lấy thuyền khác mới có thể đi nữa được.

Nàng lại lo âu:

- Lạy trời bọn hắc y chưa tới Tiêu Dao Đảo, để thân mẫu và mọi người đều bình yên.

Thấy Thanh Nguyên là một cô gái cũng yếu đuối, cũng tha thiết lo lắng cho người thân như mọi người, đối với mình cũng rất thân tình, không kênh kiệu, nên Thanh Ngân chân tình an ủi:

- Tại hạ linh cảm Tiêu Dao Đảo và Nhị Tẩu vẫn bình yên, về lại đất liền và có thuyền lúc nào, tại hạ cũng nhất định sẽ cấp tốc theo giúp công chúa một tay.

Thanh Nguyên cảm động:

- Cảm ơn Lê huynh!

Nàng im lặng một lúc rồi ngập ngừng:

- Nùng cung chủ đã kết nghĩa kim bằng với Lê huynh, nhưng hôm nay chúng ta cũng đã hoạn nạn có nhau, tiểu muội cũng muốn được kết nghĩa kim bằng với Lê huynh, không hiểu Lê huynh có chê tiểu muội không?

Biết Thanh Nguyên vẫn lớn tuổi hơn mình, nhưng những người con gái đã quen từ Kiều Linh, Kiều Loan tới Bảo Ngọc, Thanh Ngân đều phải kêu tỷ tỷ hay ca ca. Tiếng tiểu muội của Thanh Nguyên xưng hô làm Thanh Ngân cảm thấy ngọt ngào, thích thú nên vui vẻ:

- Được kết nghĩa huynh muội với công chúa đó là hân hạnh của tại hạ. Hà! hôm nay tại hạ mới có một người em gái xinh đẹp như công chúa.

Thanh Nguyên:

- Ngân ca đã chấp nhận sao còn gọi tiểu muội là.. công chúa mãi như thế?

Thanh Ngân vội vàng:

- Nguyên muội!

Thanh Nguyên lại cúi đầu, nói rất nhỏ:

- Tiểu muội sinh sống trên hải đảo lâu nay, không hiểu biết được nhiều chuyện trên đời..từ nay mong Lê huynh chỉ bảo cho tiểu muội.

Thanh Ngân đang vui thích với hai tiếng tiểu muội của Thanh Nguyên, vui thích nhận lời kết nghĩa với nàng, nhưng chợt để ý thấy thái dộ thẹn thùng, e ấp và nghĩ đến tình cảnh trong lúc cứu nàng khỏi miệng cá chợt la thầm trong lòng:

- Chẳng lẽ nàng cũng...

Và cảm thấy trở nên bối rối, không biết phải làm sao để giới hạn tình cảm giữa nàng và mình trong tình huynh muội. Thanh Ngân định kể lại cuộc đời của mình cho nàng nghe, thành thật cho biết đã có hôn thê và cũng đã có Kiều Linh, Kiều Loan để xin nàng coi mình như một người bạn, như giữa Bảo Ngọc, thì lúc ấy, mặt nước phẳng lặng bỗng bị đẩy lên cao, Thanh Nguyên đang ngồi phía trước bất ngờ ngã vào lòng Thanh Ngân, và Thanh Ngân thì cũng bất ngờ nên bị đẩy muốn rớt khỏi ván thuyền, vội vàng bấu tay giữ lại, còn tay kia, trong phản ứng tự nhiên cũng phải ôm choàng lấy Thanh Nguyên để giữ nàng khỏi rớt. Thanh Nguyên bị ôm lấy như quên mất nguyên nhân vì sao nàng phải ngã vào lòng Thanh Ngân, luôn tiện nàng tựa đầu lên ngực trong một cử chỉ nũng nụi, kêu nhỏ:

- Ngân ca!

Tiếng kêu của nàng rất nhỏ, rất êm, rất nhu mì nhưng Thanh Ngân nghe lùng bùng lỗ tai, không biết phải làm thế nào cho thích hợp, còn Thanh Nguyên thì mong mỏi, chờ đón một lời nói yêu thương, một tiếng gọi Nguyên muội ngọt ngào, hay một cử chỉ vuốt ve nhẹ nhàng của người yêu. Tuy nhiên, tình cảnh khó xử ấy không kéo dài lâu, Thanh Nguyên nhận thấy ngay sự thay đổi của mặt biển, thân hình họ bị đẩy dồn vào nhau, nhồi lên thật cao, gió cũng đang thổi tới và từ hướng Đông Bắc, xa xa họ nghe những rung chuyển ầm ì vọng lại.

Thanh Nguyên kêu lên:

- Sao bão lại xuất phát từ hướng này kià? Dù sao bão lớn cũng sắp đến, Ngân ca! Làm sao bây giờ?

Là người trên biển, kinh nghiệm với biển, đáng lẽ Thanh Nguyên phải chỉ dẫn cho Thanh Ngân biết phải làm gì, thì trái lại, nàng lại hỏi ý kiến, chờ đợi ở Thanh Ngân cách đối phó.

Thanh Ngân ngẫm nghĩ rồi nói:

- Tiểu...tiểu huynh chưa biết bão trên biển như thế nào... nhưng một là chúng ta bế khí lặng sâu xuống mặt nước, hai là dùng khinh công lướt trên sóng, và thứ ba là ngồi chặt trên mấy tấm ván này và vận khí bảo vệ không để sóng đập nát nó ra rồi đến đâu hay đến đó.

Thanh Nguyên:

- Thuật bế khí không thể kéo dài quá lâu. Vượt qua sông lớn thì với công phu chúng ta dễ như trở bàn tay, nhưng không thể ở dưới lòng biển cả ngày và sau khi sóng lặn gió yên thì làm sao vào bờ? Với khinh công của tiểu muội và Ngân ca, nếu chúng ta cột thêm dưới bàn chân một miếng ván nhỏ thì có thể bay nhảy đứng lên đầu sóng bao lâu cũng được, nhưng sức gió khủng khiếp của bão sẽ làm cho chúng ta không thể nào thi thố khinh công như thế. Tiểu muội, thấy chỉ còn cách thứ ba của Ngân ca, phó thác vận mệnh của chúng ta cho trời đất. Nhưng.. với bão biển làm sao chúng ta bảo vệ chiếc đáy thuyền này?

Nàng chau mày ngẫm nghĩ, chợt nhìn thấy hai chiếc bình đựng nước và rượu, Thanh Nguyên nói lớn:

- Tiểu muội đã có cách vừa có thể tránh sóng to gió lớn, vừa có thể trở lại đất liền.

Nói xong, nàng tháo mấy sợi dây thừng đang cột hai chiếc bình bằng sành, đưa bình rượu cho Thanh Ngân nói:

- Ngân ca uống một chút cho đỡ khát, tiểu muội sẽ đổ hết, sau này có đói khát chúng ta đành phải ăn cá sống.

Thanh Ngân không hiểu nàng làm gì, nhưng cũng cảm thấy khát nên nâng bình rượu lớn uống liền mấy hớp, Thanh Nguyên không uống rượu, mà uống mấy hớp nước, rồi đổ hết xuống biển, nói:

- Chúng ta sẽ ở sâu dưới mặt nước tránh sóng, khi nào cần phải thay đổi không khí thì mới nhô đầu lên. Hai chiếc bình tròn trịa này sẽ không thể nào bị sóng đập bể được, khi sóng yên gió lặng, chúng ta sẽ dùng nó đưa mình vào đất liền.

Thanh Nguyên sau khi trút đổ rượu và nước, lấy đôi bàn tay ngà ngọc xoa nắn miệng bình, Thanh Ngân biết nàng đang dùng chân hỏa nung lấy miệng bình nhưng chưa biết làm gì, thì thấy nàng nhanh chóng xé vạt áo rộng của mình, để lên miệng rồi đậy nắp lại và nắp bình liền bị dính cứng vào thân bình, nàng lắc qua lắc lại cũng không rớt ra được. Sau khi đã làm xong cả hai, nàng lấy sợi giây dài cột chặt vào hai cổ bình, lấy một sợi giây khác cột ngang bụng mình và đưa đầu giây còn lại cho Thanh Ngân:

- Ngân ca cột vào Ngân ca đi kẻo sóng sẽ đánh dạt chúng ta mỗi người mỗi ngã.

Thanh Ngân đã nhìn ra phương cách của Thanh Nguyên, nên vội vàng lấy đầu giây cột chặt ngang bụng. Thanh Ngân cột xong, Thanh Nguyên lại cột hai sợi dây cột từ cổ bình vào sợi giây đã nối liền họ. Nàng làm xong mọi việc, thì gió mạnh cũng thổi tới nơi, những rặng sóng bạc đầu chớn chở như núi cũng chập chùng xuất hiện. Khi cuộn sóng thần đầu tiên đổ tới, Thanh Ngân và Thanh Nguyên cùng bế khí lặn sâu xuống nước.

Bão thường thành hình trên biển, thổi vào đất liền, nhưng cơn bão mà họ đang gặp phải khi vào gần đất liền lại bị ảnh hưởng thời tiết bất thường từ thềm lục địa Tàu, phải đổi hướng đi qua Đông Nam và ra biển trở lại, vì thế khi cứ để cho sóng gió đưa đi, họ bị đưa càng lúc càng xa đất liền mà không biết. Với nội công thâm hậu, cả hai bế khí liên tiếp hàng giờ dưới nước và lựa lúc sóng vừa tràn qua mới nhoi lên đổi hơi. Sức đùa dạt của nước thật mạnh không làm họ phải tách nhau hơn chiều dài sợi giây đã cột, thì sức sóng cũng thường đẩy họ nhập chung lại với nhau qúa mạnh, hay làm cho kẻ trước người sau, mà chiếc áo choàng rộng Thanh Nguyên đang mặc cũng lại bị nước dạt tốc lên làm đôi lúc Thanh Ngân phải nhắm mắt, và Thanh Nguyên lại phải vội vàng lấy tay che đậy. Thét rồi, họ thấy họ bơi xa nhau bất tiện, Thanh Nguyên chỉ bơi một tay, còn tay kia ôm lấy Thanh Ngân, hay Thanh Ngân lại ôm lấy nàng, cả hai chỉ còn cần dùng bốn đôi chân và hai hay ba cánh tay để đẩy đưa thân hình trôi theo những làn sóng chập chùng xô đẩy bên trên. Họ thấy ôm nhau như vậy đỡ bị sóng nhồi xóc, xô kéo hơn nhiều đã đành, mà còn cảm thấy êm ái và thích thú, quên hết lo âu sóng gió sẽ kéo dài bao lâu, đưa họ về đâu.

Những lần nhô lên lấy hơi, họ cũng ước chừng được thời gian, hết ngày, đến đêm, và khi thấy sóng không còn mạnh nữa, họ leo lên ngồi trên hai chiếc bình nghỉ mệt. Họ đã chịu đựng dưới nước gần nửa ngày, một đêm.

Lúc họ ngồi lên hai hai cái bình lớn, sóng vẫn còn chập chùng lên xuống, dồi họ như cởi ngựa chứng, nhưng cũng dễ chịu hơn nhiều. Bây giờ đã là ban ngày, nhưng trời vẫn mây đen che kín, họ không thể định rõ đâu là đông tây. Thanh Nguyên Nhìn mặt biển xanh đen, không một bóng chim kêu lên:

- Ngân ca! Chúng ta đã bị sóng đẩy ra đại dương mất rồi.

Thanh Ngân không biết họ cách bờ bao xa, phải tốn bao nhiêu ngày mới có thể trở lại đất liền.

Muốn trở lại đất liền, họ phải dụng công đề khí, đẩy cho chiếc bình dưới chân lướt trên mặt nước, nhưng nếu không có cơm ăn nước uống, và trải qua một thời gian không biết bao lâu như vậy làm sao họ có thể chịu đựng nổi? Với thuật phi hành của cả hai, nếu lấy chiếc bình làm điểm tựa, họ có thể phi đằng trên mặt biển một lúc, nhưng họ không phải là cánh chim bằng. Thanh Ngân không hiểu mình và Thanh Nguyên có thể trở lại đất liền được không, bằng cách nào, hay phơi thây trên biển cả nhưng không muốn làm nàng lo âu nên cười nói:

- Nguyên muội không phải lo âu. Sóng thần đã đưa chúng ta đến đây, thì nhất định cũng có chốn thiên thai hay đào nguyên gần kề để chúng ta lạc đến.

Thanh Nguyên nghe nói, dù lo lắng cũng phải mỉm cười, nhưng buồn rầu:

- Ngân ca mơ chốn đào nguyên mãi, tiểu muội cũng mong như vậy, chỉ sợ chúng ta cứ trôi nổi bềnh bồng, đói khát rồi Ngân ca lại hối tiếc, oán trách nếu không đi Tiêu Dao Đảo với tiểu muội thì đâu nên nỗi. Truyện "Nam Thiên Đại Hiệp "

Nghe nàng nhắc đến đói khát, Thanh Ngân liền cảm thấy mình vừa đói vừa khát, nói ngay:

- Tiểu huynh không lạc vào chốn thiên thai.. nhưng được “ngự ..bình quá hải” cùng Nguyên muội thì cũng là ...diễm phúc tề thiên. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta cũng phải nghĩ cách gì đỡ đói khát. Nguyên muội là.. tiên nữ nhất định phải có phép biến hoá thần thông.

Thấy Thanh Ngân vẫn vui vẻ, không một chút gì tỏ ra lo âu hay hối hận đã đi với nàng mà còn cho là có diễm phúc, gọi nàng là tiên nữ, Thanh Nguyên tự nhiên cảm vui vẻ, vơi hết lo lắng trong lòng cười thật tươi:

- Tiểu muội không phải là tiên nữ nên không có phép thần thông để biến hoá sơn hào hải vị, cao lương mỹ tửu cho Ngân ca, nhưng tiểu muội có thể tìm một lọai cá, thịt ăn sống không tanh để Ngân ca dùng tạm.

Thanh Ngân dụng ý muốn làm cho Thanh Nguyên vui vẻ trong lúc tuyệt vọng nên cười:

- Tiểu huynh chưa bao giờ ăn thịt cá sống, nhưng nó có tanh tưởi ra sao đi nữa dưới bàn tay Nguyên muội nhất định cũng sẽ thơm tho.

Thanh Nguyên nheo mắt:

- Nếu vậy thì tiểu muội cố thử xem sao!

Khi lội dưới nước, nàng đã cẩn thận gài chiếc sáo huyền ngọc vào làn áo lót trên lưng, bây giờ nàng rút ra cầm tay, và chăm chú quan sát mặt biển.

Khi thoáng thấy một con cá băng ngang, nàng đưa chiếc sáo về hướng đó, tức thì con cá bị hút lên khỏi mặt nước, khi con cá bị hút bay đến tầm tay, Thanh Nguyên nắm lấy nó mới có thể dãy dụa. Nàng bắt một lúc cả chục con nhưng đều thất vọng ném bỏ.

Thanh Ngân hỏi:

- Loại cá mà Nguyên muội muốn bắt hình thù ra sao, tiểu huynh thử xem có thể giúp Nguyên muội được không?

Thanh Nguyên:

- Có hai loại có thịt không tanh lắm, đó là cá nhái nhỏ từ cỡ bấp chân, lọai thứ hai khó tìm hơn, đó là cá hồng, vảy to, trên lưng óng oánh màu hồng. Nếu Ngân huynh bắt được chúng, thì chúng ta có thể đỡ đói khát rất tốt.

Nghe Thanh Nguyên chỉ dẫn, Thanh Ngân để ý tìm kiếm, không phải dùng ống sáo ngọc của Thanh Nguyên, mà theo yếu quyết chữ hấp trong Lạc long điếu ngư, con cá cách xa hàng chục trượng, Thanh Ngân dơ tay chộp, thì liền bị bốc lên khỏi mặt nước.

Bắt một lèo bảy tám con, nhưng Thanh Nguyên đều lắc đầu, vì không phải là hai loại cá mà nàng muốn tìm.

Tìm mãi không ra loại cá mong muốn, Thanh Ngân thấy rất khát nước và nghĩ Thanh Nguyên có lẽ còn đói khát hơn mình, không biết phải làm sao, muốn đề nghị với Thanh Nguyên ăn đại bất cứ con cá nào họ bắt được, nhưng thấy nàng vẫn tiếp tục chọn lựa, Thanh Ngân lại nghĩ chắc có lẽ những con cá đó tanh tưởi lắm, nàng không thể nào ăn được. Những người con gái như nàng hay Bảo Ngọc đã sống trên nhung lụa, kẻ hầu người hạ, cái ăn, cái uống không giống như mình được. Nhớ đến Bảo Ngọc, nhớ lần gặp gỡ đầu tiên, người của nàng đã dùng chân khí đun nước pha trà đãi mình, Thanh Ngân vui mừng:

- Nguyên muội! Tiểu huynh có thể tạm thời lấy được nước uống cho chúng ta, nhưng phải khuất tất Nguyên muội trong giây lát.

Thanh Nguyên:

- Ngân ca có cách gì? Tại sao tiểu muội lại phải khuất tất?

Thanh Ngân:

- Nguyên muội phải để ta ngồi chung trên chiếc bình của Nguyên muội. Nếu không Nguyên muội phải nhường cho ta chiếc bình đó trong giây lát.

Chiếc bình tuy lớn, nhưng dài không quá ba tấc, Thanh Nguyên ngồi lên trên cũng đã choán gần hết thì còn đâu chỗ cho người thứ hai? Không hiểu Thanh Ngân định làm gì và nàng thấy chỉ thấy có cách giao chiếc bình đang ngồi cho Thanh Ngân!

Thanh Nguyên:

- Nếu Ngân ca cần dùng, thì tiểu muội bơi theo một lúc cũng không sao.

Thanh Ngân nói rõ hơn cách muốn làm:

- Chúng ta có hai cái bình, tiểu huynh muốn lấy cái bình của mình cho nước biển vào, dùng chân dương đun cho nước bốc hơi, thì cũng cùng lúc dùng chân âm làm cho nó đông lại thành băng. Khối băng đó sẽ không nặm như nước biển.

Thanh Nguyên reo thích:

- Ngân ca thật là thông minh khác thường, tiểu muội không nghĩ được như vậy. Nội công của tiểu muội là thái âm thần công, chân hàn cũng có thể điểm thủy thành băng, hay là Ngân ca làm cho nước sôi còn tiểu muội thì làm cho hơi nước ngưng đọng lại.

Thanh Ngân:

- Được Nguyên muội tiếp tay thì tiểu huynh đỡ cực nhọc hơn nhiều, nhưng Nguyên muội cũng đã quá mệt, hơn nữa cái bình của Nguyên muội cũng đâu có chỗ cho hai chúng ta ngồi vận công cùng một lúc.

Thanh Nguyên muốn nói chúng ta cứ ngồi sát bên nhau, nhưng nàng chợt đỏ mặt, và nhảy xuống nước, nắm sợi giây, vừa bì bỏm bơi vừa nói:

- Tiểu muội giao chiếc bình cho Ngân ca đó!

Thanh Ngân không khách sáo, nhảy sang, kéo chiếc bình mình qua, dùng nội công làm cổ bình dãn ra, tháo nút, múc một ít nước biển, tay mặt đỡ đáy bình dùng chân dương đun sôi, khi hơi nước bốc lên, tay phải vận dụng chân âm đón lấy, và chỉ trong phút chốc hơi nước bốc lên ngưng đọng thành đá ngay. Thanh Ngân thấy mình quá khát và nghĩ Thanh Nguyên cũng vậy, nên muốn làm cục nước đá ngưng đọng càng lớn càng tốt, nhưng không phải là người biết sự dãn nở của chất rắn dưới ảnh hưởng của nhiệt độ. Bên dưới thì đun cho nước bốc hơi, bên trên làm cho nước đông đặc, dưới hai sức nóng lạnh chênh lệch, chiếc bình hắn liền bể ra làm hai như lấy dao cắt đôi. Bình đã bể, Thanh Ngân đâu còn cách gì hàn gắn lại được! Cầm mỗi tay mỗi nửa Thanh Ngân sửng sờ, quên mất cục nước đá lớn đã đông được trên miệng bình.

Thanh Nguyên nghe Thanh Ngân nói có thể tự đun và tự làm đông nước, dù nhảy xuống nước nhường chiếc bình mình của mình, nhưng trong lòng vẫn nghi ngờ Thanh Ngân có thể vận dụng, phân chia công lực trong người thành chí âm, chí dương như đã nói. Và khi nhìn thấy những giọt hơi nước kết đọng trên bàn tay của Thanh Ngân và đông thành băng quanh miệng bình, lớn dần thì nàng khâm phục vô cùng. Vì chú ý nhìn, nên chiếc bình nứt bể nàng biết ngay, và biết Thanh Ngân đang lấy làm khó xử nên an ủi:

- Tiểu muội cũng quên mất sức nóng và sức lạnh có thể làm vỡ đồ vật, Ngân ca có tiếc cũng đã lỡ rồi. Dù sao cục băng của Ngân ca cũng giúp chúng ta đỡ khát được một thời gian khá lâu.

Thanh Ngân thở dài:

- Nguyên muội lên ngồi nghỉ đi thôi. Chiếc bình của tiểu huynh đã bể, thì chỉ còn cách tiểu huynh đề khí đứng tạm cạnh Nguyên muội. Mong Nguyên muội tha lỗi cho tiểu huynh.

Gỡ lấy cục nước băng cầm tay, ném hai phần bình bể xuống biển, Thanh Ngân đề khí đứng lên, nhường chỗ cho nàng.

Thanh Nguyên vẫn lội dưới nước:

- Ngân ca cứ dùng chiếc bình của tiểu muội... Tiểu muội đã quen ở dưới nước nên Ngân ca không phải ngại. Chúng ta cần tiết kiệm công lực, đề khí quá lâu lúc này không phải là cách tốt đâu.

Thanh Ngân đứng tựa phần cổ bình, thấy Thanh Nguyên vẫn không chịu lên, nhả chân lực nhảy xuống nước, bẻ miếng băng ra làm đôi, đưa một phần cho nàng:

- Nguyên muội dùng cho đỡ khát. Kẻo tan hết.

Thanh Nguyên đón lấy cục băng bẻ nhỏ đưa vào miệng, giòng nước mát lạnh tan trong miệng, đi đến đâu cảm thấy khoan khoái đến đó, sức lực như phục hồi mấy phần, nàng kéo chiếc bình lại đu lấy và đẩy qua Thanh Ngân:

- Bể chiếc bình, nhưng cục băng nhỏ của Ngân ca cũng làm tiểu muội cảm thấy như uống tiên dược. Chiếc còn lại này chúng ta không thể cùng ngồi nghỉ, nhưng có thể cùng ôm tựa để khỏi phải bơi nhiều phí sức.

Thanh Ngân bám lấy, thấy như ôm chiếc phao lớn, thoải mái hơn phải bơi, khen:

- Nguyên muội thật thông minh, ôm như thế này còn có khi dễ chịu hơn ngồi lên nó, nhưng cũng phải dùng sức để giữ thăng bằng.

Khi Thanh Ngân cứu nàng khỏi miệng cá, đã ôm nàng, và khi tránh những cơn sóng dữ, họ cũng đã phải ôm chặt lấy nhau, nhưng khi cùng ôm chung một chiếc phao, hai mặt đối diện nhau, tay chân xa cách nhau vài phân Thanh Nguyên trở nên bối rối, vội ngoảnh đi hướng khác. Nàng chưa nói gì để đáp lại lời khen của Thanh Ngân, thì khi nàng xoay lại như vậy, Thanh Ngân thấy dưới chiếc cổ trắng ngần của nàng có nhiều vết đỏ tím hiện lên, vội nói:

- Cổ của Nguyên muội hình như..

Thanh Nguyên kéo cổ áo che lại, nói nhỏ:

- Ngân ca nội công quá thâm hậu nên không sao, còn tiểu muội thì nội lực không đủ che đỡ lúc sóng đùa dạt, hơn nữa chiếc áo rộng lại trở thành vật trì kéo, ma xác với da nên phải bỏng rát chút đỉnh.

Trải qua một thời gian dài vật lộn với sóng dữ, Thanh Ngân cũng cảm thấy uể oải vô cùng, vì thế biết Thanh Nguyên đã rất mệt mỏi, và cũng học qua y thuật nên biết sự bỏng rát trên làn da của nàng, càng ở dưới nước biển lâu càng hại nên nói:

- Đã vậy, Nguyên muội nên ngồi lên chiếc bình không nên ngâm nước nữa. Tiểu huynh vịn nó cũng không phải mất sức lực nhiều đâu.

Thanh Nguyên từ chối:

- Tiểu muội không sao, Ngân ca không phải lo lắng..

Thanh Nguyên từ chối, nhưng Thanh Ngân thấy khi một đợt sóng đùa qua, chiếc áo choàng bị nước kéo thì nàng không dấu được sự khó chịu trên nét mặt, nên cương quyết:

- Nguyên muội đã nhận tiểu huynh làm anh kết nghĩa, thì phải nghe lời mới được.

Thanh Ngân nắm tay định đưa nàng ngồi lên chiếc bình, nhưng Thanh Nguyên dằng tay lại và gục đầu lên chiếc bình bật khóc.

Thanh Nguyên khóc, Thanh Ngân không hiểu sao nàng lại khóc. Không hiểu mình có gì thất thố làm nàng buồn lòng, hay nàng khóc vì tuyệt vọng. Thanh Ngân bối rối, lấp bấp:

- Nguyên muội! Nguyên muội..

Thanh Ngân kêu, Thanh Nguyên vẫn khóc, như không quan tâm đến, Thanh Ngân lại rối rít xin nàng tha thứ:

- Nếu tiểu huynh có gì không phải Nguyên muội đừng chấp nữa! Tiểu huynh xin lỗi! Nguyên muội thứ lỗi cho tiểu huynh!

Thanh Ngân nói, nhưng đôi bờ vai của Thanh Nguyên vẫn không ngớt rung động. Nói mãi nàng vẫn không cho biết lý do vì sao mà khóc, bàn tay Thanh Ngân chần chừ rồi đặt nhẹ lên vai nàng:

- Nguyên muội đừng như vậy nữa. Nếu tiểu huynh có lỗi, Nguyên muội đánh phạt gì cũng được..còn Nguyên muội lo âu chúng ta có sống sót được không.. thì chúng ta sẽ cùng sống chết với nhau có gì phải ngại?

Thanh Nguyên trong tiếng khóc, nói lên phần nào tâm tình:

- Tại sao tiểu muội gặp Ngân ca và đến nỗi này trong khi Ngân ca đã có Nùng cung chủ?

Thanh Ngân nghe Thanh Nguyên nói, kêu khổ thầm. Thấy rõ giữa người đàn ông và người đàn bà tình cảm không bao giờ giữ được giới hạn bạn bè.

Thanh Ngân không hiểu sao phải gặp quá nhiều thiếu nữ và cũng đẩy đưa đến những hoàn cảnh phải có trách nhiệm với họ như Kiều Linh, Kiều Loan, và bây giờ là Thanh Nguyên. Như Kiều Linh, Kiều Loan, Thanh Ngân chỉ mới gặp Thanh Nguyên, nhưng cũng bắt buộc ôm lấy tấm thân ngà ngọc của nàng, cứu nàng khỏi miệng cá, và cả hai lại phải ôm dìu nhau để cùng tránh sự phẩn nộ của đại dương. Thanh Ngân hiểu nàng là con gái, tấm thân của nàng đã bị mình ôm lấy, dù trong thế bắt buộc nhưng làm sao nàng không nghĩ tới? Thanh Ngân nhìn trời biển mênh mông, không hiểu cả hai sẽ về đâu, ngày mai sẽ ra sao, và thấy phải làm cho nàng vui lòng là điều cần trước mắt, thở dài:

- Ngu huynh và Bảo Ngọc ca chỉ có tình bạn bè, nàng là gái nhưng chúng ta coi nhau như hai người bạn trai, huynh đệ mà thôi. Nguyên muội đừng hiểu lầm.

Thanh Nguyên không hiểu Thanh Ngân chỉ muốn xem Bảo Ngọc như một người bạn vì đã có hôn thê là Thùy Trang và hai người con gái khác là Kiều Linh và Kiều Loan; nàng chỉ biết trước nàng, Bảo Ngọc là người con gái bên cạnh Thanh Ngân. Nghe Thanh Ngân xác định liên hệ với Bảo Ngọc, và nàng cũng nhớ Thanh Ngân gọi Bảo Ngọc là Ngọc ca, Thanh Nguyên trong lòng nhẹ nhỏm, nhưng vẫn thút thít:

- Tiểu muội... không hiểu chúng ta sẽ đến chân trời góc bể nào, hay phải chết chung với nhau, nhưng trong lòng Ngân ca... đâu có nghĩ gì đến tiểu muội.

Trong những hồng nhan tri kỷ, Thanh Ngân mường tượng Kiều Linh đẹp không kém Thanh Nguyên. Nhưng đối với Kiều Loan và Bảo Ngọc, nếu nói họ là giai nhân, thì Thanh Nguyên xứng đáng là tuyệt đại giai nhân. Nàng ở trên biển nhưng như ngà ngọc, người nàng là tất cả những đường nét cân đối, thanh tao. Thanh Ngân không phải là ngươi mê đắm sắc đẹp, đang khốn khổ không hiểu phải làm sao với quá nhiều cô gái, nhưng một người con gái đẹp như Thanh Nguyên lại đang tha thiết, thì làm sao Thanh Ngân không mềm yếu và muốn nàng phải vui tươi trong cảnh tuyệt vọng này! Thanh Ngân nhẹ kéo tay nàng qua, bế nàng để ngồi lên chiếc bình:

- Lúc này... trong lòng tiểu huynh..chỉ có Nguyên muội...chân trời hay góc biển, lúc này chỉ có tiểu huynh và Nguyên muội.

Thanh Nguyên ngoan ngoản để Thanh Ngân bồng để lên chiếc bình, nghe lời nói tha thiết như vậy, nàng trườn xuống ôm lấy:

- Tiểu muội có chết cũng không còn tiếc nuối. Tiểu muội cầu mong cho gia mẫu và mọi người bình yên còn tiểu muội ra sao cũng được. Chỉ đáng tiếc là chúng ta không hiểu chịu đựng được bao lâu?

Thanh Ngân vuốt ve, vỗ về nàng một lúc rồi, rồi bế nàng đặt lên chiếc bình trở lại:

- Nguyên muội phải giữ cho làn da khỏi làm độc. Tiểu huynh tựa bên chiếc phao này giữ cho Nguyên muội ngồi dễ dàng hơn nhưng tiểu huynh nhờ nó cũng chẳng phải mệt nhọc gì, Nguyên muội đừng quá quan tâm cho tiểu huynh.

Thanh Nguyên thấy Thanh Ngân vịn vào chiếc bình, cũng không phải bơi đạp gì nhiều, còn giúp nàng ngồi dễ dàng hơn, nhưng nói:

- Ngân ca nói chúng ta ngự bình quá hải.. nhưng Ngân ca...

Nàng không nói hết câu, nhưng Thanh Ngân hiểu ý nàng, đã là đôi tình nhân sống chết có nhau thì sao lại không càng khăn khít bên nhau, lại phải kẻ ngồi trên, người dưới nước? Tuy nhiên, Thanh Ngân không muốn làm nàng tủi buồn, mà lòng thầm lo sợ phải dính líu thêm sâu đậm, sau này nàng biết mình đã có nhiều cô gái khác lại hờn trách nên viện cớ từ chối:

- Nguyên muội nên ngồi một mình cho thoải mái một lúc, có thể được, ngầm vận công chữa trị những chỗ bỏng rát của Nguyên muội. Khi thấy được mặt trời biết phương hướng, dĩ nhiên tiểu huynh phải ngự “bình” quá hải cùng Nguyên muội.

Thanh Nguyên:

- Bây giờ tiểu muội không muốn chết sớm, tiểu muội nghe lời Ngân ca sẽ vận công, lưu chuyển chân khí một lúc.

Thanh Ngân khen ngợi:

- Như vậy mới là cô gái ngoan ngoản. Nguyên muội cứ tự nhiên, tiểu huynh sẽ giữ chiếc bình cho Nguyên muội.

Thanh Nguyên hít một hơi chân khí, chưa kịp vận công, thì chợt thấy đàng xa một chiếc đuôi cá thật lớn quẫy lên trên mặt biển. Hốt hoảng:

- Ngân ca! Chúng ta lại gặp kình ngư nữa rồi.

Thanh Ngân ở dưới nước làm sao nhìn xa được nên vội phi thân lên, đề khí đứng móm phía đáy bình. Thanh Nguyên cũng đứng lên theo, nắm lấy tay. Thanh Ngân thấy con cá xuất hiện trước mắt rất lo lớn, cho là nó rất nguy hiểm, thầm nghĩ cách đối phó, nhưng Thanh Nguyên nhìn thấy con cá, thì thở ra nhẹ nhỏm:

- Đó là giống ngư long rất hiền, dân chài kêu là cá ông, cho là linh thiêng vì thường cứu giúp dân chài khi gặp bão táp.

Con cá ông đàng xa, thở lên không một vòi nước cao mấy trượng trông rất đẹp mắt, hướng về phía họ, thì cả hai cũng chú ý thấy mặt nước suổi bọt và tiếng rào rào vang lên trên mặt biển như cát vãi. Phút chốc, chung quanh họ lấp lánh, dày đặc, một đàn ruốt không biết cơ man nào tràn tới. Thanh Nguyên la lên:

- Ngân ca! làm sao chúng ta bắt một mớ ăn đỡ đói. Thứ này ăn sống tốt lắm.

Thanh Ngân quơ tay, liền bốc lên được một nắm, Thanh Nguyên cũng vậy, nhưng nàng nhìn số ruốt trong tay của mình lộ vẻ thất vọng vì không được bao nhiêu con, nàng ngần ngừ rồi xé một vạt áo nữa, tóm hai đầu lại bỏ số ruốt trong tay vào đó. Thanh Ngân cũng vậy, mấy chốc họ làm được một mãng áo lớn. Nhắm tạm có thể đỡ đói được mới dừng tay, thì con cá ông cũng tràn qua sát gần họ. Thanh Ngân nhìn chiếc lưng to lớn bằng phẳng của con cá reo lên:

- Nguyên muội! Chúng ta bắt con cá này cỡi đi có phải tốt hơn không?

Thanh Nguyên mỉm cười:

- Nó lớn như thế làm sao có thể bắt được? Và có bắt được nó sẽ đưa chúng ta về đâu?

Thanh Ngân:

- Để tiểu huynh thử xem bắt nó được không? Còn nó đưa chúng ta đến đâu thì cũng chẳng khác gì ở giữa biển mông lung như bây giờ.

Thanh Ngân nheo mắt:

- Biết đâu nó sẽ chẳng đưa chúng ta đến chốn đào nguyên?

Thanh Ngân vưà nói hết câu thì con cá voi cũng lạng đến gần họ lần nữa, và lập tức Thanh Ngân phi thân, vượt sóng nhảy tới như sao sa ôm lấy lưng nó. Con cá bị hắn chụp bất ngờ, vùng vẫy lặn xuống nước. Thanh Nguyên thấy Thanh Ngân và con cá mất tung tích lấy làm lo âu vô cùng, nhưng một lúc sau, thì nàng thấy đàng xa con cá nổi lên mặt nước, tiếp tục vùng vẫy thêm một hồi, rồi bớt dần và Thanh Ngân đưa tay vẫy nàng trong tiếng mừng rỡ:

- Nó đã thần phục tiểu huynh, kỳ này huynh muội chúng ta có thể ngự long quá hải.

Thanh Nguyên mừng rỡ khôn xiết, nàng đề khí đẩy chiếc bình về phía con cá, trong khi đó Thanh Ngân ngồi trên lưng con cá rẽ nước đi lại đón nàng. Con cá đến gần tầm, Thanh Nguyên đề khí nhảy qua, lưng cá trơn trợt nàng chới với, Thanh Ngân dơ tay kịp thời giữ lại, và bảo:

- Ôm lấy lưng tiểu huynh kẻo rớt xuống biển.

Nàng không hiểu Thanh Ngân làm cách nào khuất phục con cá dễ dàng như vậy, nhưng nàng không cần tìm hiểu, theo cánh tay của Thanh Ngân, nàng ôm lấy, ngã đầu lên vai người yêu sung sướng:

- Ngân ca tài tình như thần tiên.

Thanh Ngân khoan khoái:

- Tiểu huynh chỉ cầu may, không ngờ khuất phục được nó.

Thật ra, khi ôm lấy con cá, so với nó, Thanh Ngân chỉ như con thằn lằn đu lên cây cột, vận dụng hai luồng chân lực nhả vào mình nó, nhưng cũng không muốn làm nó thiệt hại. Hai luồng chân lực của Thanh Ngân có thể làm thiệt hại ngũ tạng con cá khổng lồ này, nhưng như vậy nó cũng không thể chết liền mà kéo Thanh Ngân đi xa cũng vài chục dặm là ít. Tuy nhiên, một điều mà chính Thanh Ngân cũng không biết, nội công trong người mình là do viên nội đơn của địa long tan hoá mà thành, Lạc long công của Thiên Hư Tử để lại chỉ giúp Thanh Ngân thâu nạp chân khí đó vào người chứ chẳng phải do Thanh Ngân dày công tu luyện mà đạt được, nên khi chân khí Thanh Ngân phát tiết thì có thể khuất phục mọi giống cá, giống rắn trên đời này. Nếu Thanh Ngân chỉ là một cao thủ thông thường, hai luồng chân lực nhả vào thân cá để khuất phục dù dũng mãnh tới đâu đi nữa chỉ có thể giết nó, nhưng không thể khuất phục nó dễ dàng như vậy.

Ngồi trên mình con cá, Thanh Ngân móc ngón tay vào lỗ phun nước trên lưng, khi con cá hơi lặn xuống, Thanh Ngân móc mạnh kéo lên, thì nó liền đưa lưng khỏi mặt nước trở lại. Vì trời vẫn mù mịt, chẳng biết đông tây nên Thanh Ngân vỗ lưng con cá nói:

- Cá ngoan! Ngươi đưa giúp hai ta vào đất liền, hay Tiêu Dao Đảo.. hay chốn đào nguyên, thiên thai nào, rồi ngươi sẽ được tự do trở ra biển cả.

Con cá không biết có hiểu được lời nói hay hay không, quẫy đuôi bơi đi, Thanh Nguyên lấy làm thích thú:

- Nó thật thông linh. Mong nó đưa hai ta về Tiêu Dao Đảo.

Thanh Ngân:

- Nó đưa chúng ta về đâu cũng hơn là ngồi trên chiếc bình con giữa biển. Như Nguyên muội nói, trên biển có nhiều đảo nhỏ, gặp hòn đảo nào chúng ta cứ lên, tìm nước uống thức ăn, khi định được phương hướng sẽ đi tiếp thì tốt hơn.

Thanh Nguyên:

- Tiểu muội cũng nghĩ như vậy.

Con cá đi một lúc thì như thuần thục hẳn, ngồi trên mình cá như ngồi trên thuyền lớn, nên Thanh Nguyên ngồi xây mặt lại, tựa lên lưng Thanh Ngân dặn:

- Tiểu muội vặt số ruốt chúng ta đỡ đói, nếu con cá trở chứng, Ngân ca giữ giúp tiểu muội một tay.

Thanh Ngân đưa tay còn lại, ôm nhẹ lấy Thanh Nguyên, nàng thong thả vặt đầu và đuôi ruốt, được một nhúm nhỏ nàng đút vào miệng người yêu:

- Ngân ca dùng thử xem sao?

Thanh Ngân há miệng, hơi chút tanh tanh, nhưng cảm thấy ngon ngọt vô cùng, khen lấy khen để:

- Tiểu huynh từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ ăn thứ gì ngon như bây giờ.

Thanh Nguyên sung sướng, đưa thêm một ít nữa. Thanh Ngân lắc đầu:

- Tiểu huynh dùng hết thì đâu còn cho Nguyên muội. Nguyên muội ăn một phần, tiểu huynh một phần. Nếu không tiểu huynh không ăn thêm nửa miếng.

Thanh Nguyên ép Thanh Ngân cũng không chịu há miệng, nên ăn phần ruốt của mình. Số ruốt bắt được đựng trong vạt áo phút chốc cả hai ăn sạch. Hết đói, bớt khát họ tỉ tê chuyện trò với nhau, theo lời dò hỏi, Tiêu Dao Đảo không phải là một hòn đảo nhỏ như Thanh Ngân tưởng mà là một hành cung bí mật, ở phía Nam đảo Châu Nhai thuộc lãnh thổ Tàu, người ngoài không người biết đến. Giữa Châu Nhai và Đại Việt có một hòn đảo nhỏ là một căn cứ dừng chân, để từ đó vào Đại Việt của Tiêu Dao Đảo. Tiêu Dao Đảo chỉ là một cái tên để mọi người không biết nơi đâu mà thôi.

Theo lời Thanh Nguyên, nàng vốn dòng dõi nhà Lý. Số là trong những năm vua Anh Tông vi hành đi xem hình thế đất nước, đến sông Hoá giang thì gặp một cô gái đang chèo thuyền trên sông ca hát, nhà vua nghe tiếng ca, và nhìn thấy nhan sắc của nàng lấy làm đẹp lòng, tìm đến nhà tỏ rõ thận phận và ngõ ý nạp nàng vào cung. Thân phụ cô gái vốn là một nhà Nho coi nghĩa quân thần rất trọng nên ngay đêm đó để vua Anh Tông và nàng làm lễ động phòng. Sau nửa tháng ân ái nặm nồng, nhà vua và đoàn tùy tùng lại lên đường xem phong cảnh và vẽ bản đồ hình thế đất nước, hứa khi về cung cho cho người đón rước. Anh Tông còn ngao du, chưa về triều thì tin tức nhà vua đến nhà dân giã kết nạp thứ phi đã truyền đến triều đình, bà Lê Thái hậu vốn người tàn ác, không bằng lòng nên lén cho người giả làm cướp biển đến đốt nhà cô gái, gia đình đều bị giết chết. Tên cầm đầu thấy nhan sắc của nàng quá xinh đẹp chưa nỡ xuống tay, thì tình cờ Đông Hải nhị tẩu đi ngang qua cứu thoát đem về Tiêu Dao Đảo. Lúc bấy giờ nàng ta đã có mang hai tháng. Tiêu Dao Đảo chủ lúc ấy cũng trên năm mươi, dưới trướng có nhiều mỹ nữ, nhưng gặp được nàng thì say mê. Ông ta thấy nàng rất trinh liệt, không dám ép thành thân, nhưng cũng không muốn mất nàng nên nàng nhờ ông ta thông báo tin tức của mình cho vua Anh Tông, ông ta lần lữa mãi. Khi nàng sinh ra được một đứa con trai, thì đảo chủ thương yêu đứa con ấy và săn sóc nàng hơn, nhưng hễ mỗi lần nàng nhắc đến nhà vua thì đảo chủ lại dối quanh là chưa gặp được. Viện cớ đại nội cao thủ như núi không thể xâm nhập.

Khi đứa con trai của nàng lên bốn tuổi, thì đảo chủ cho nàng biết vua Anh Tông đã băng hà, ông ta thông báo tin tức đó mong nàng tuyệt vọng và có thể nghĩ đến mối tình của ông, nhưng ông không ngờ trong đêm đó nàng đã treo cổ tự vận. Nàng chết, đảo chủ đau khổ và hối hận nên đã chăm sóc người con của nàng như con mình, và truyền dạy tất cả công phu võ học cho.

Khi người con trai của nàng lên mười tám tuổi, trở nên một cao thủ, thì đảo chủ gã người con gái duy nhất, viết thơ kể rõ lý lịch của chàng, và nhường ngôi đảo chủ cho chàng, cho biết ông ta sẽ vào cửa không môn để ăn năn sám hối.

Biết mình là con vua Anh Tông, chàng thanh niên là Lý Hoá Giang gặp vua Cao Tông xin được cùng nhà vua chấn hưng lại cơ nghiệp nhà Lý, nhưng vua Cao Tông không tin tưởng những gì Hoá Giang trình bày, và cũng không tin tưởng thiện chí giúp đỡ nhà vua trong tình huynh đệ của Hoá Giang, nên Hoá Giang bỏ đi.

Trở về Tiêu Dao cung, Lý Hoá Giang cho củng cố lại tiền đồn Bạch Long, từ đó người của Tiêu Dao về đất liền đi tìm những thanh niên có căn cơ đem về cung huấn luyện để mong sau này họ trở nên những người cùng chàng ta ra tay khuôn phù lại sự nghiệp nhà Lý đang ngửa nghiêng vì vua hèn tướng nịnh, giặc giã nổi lên như ong. Hoá Giang đã xử dụng đội thị nữ của vợ trong công việc này để tìm những thanh niên không sa đắm nữ sắc, có nghị lực chống đỡ trước những mời gọi lả lơi của nhan sắc.

Tuy nhiên, có lẽ vận nghiệp nhà Lý không thể kéo dài lâu, nên Hoá Giang sau mấy năm gầy dựng nhân sự, thì Đông hải vương Hoàng Tu, chúa cướp biển của Tàu, vang danh suốt vùng duyên hải nhà Tống đòi Lý Hoá Giang phải thần phục hắn.

Hoá giang không thuận và hai bên đã ấn định ngày quyết đấu để phân cao thấp. Cuộc tranh tài giữa Đông Hải Vương Hoàng Tu và Tiêu Dao Đảo chủ đã gây chấn động võ lâm nhà Tống, ngay cả Thiếu Lâm tự cũng hiếu kỳ đưa người đến xem. Trận chiến đã diễn ra suốt một ngày trời tại bãi Bình Thạch, gần sông Tây giang. Kết quả đau thương là Lý hoá Giang đã bị Hoàng Tu đánh trúng hai chưởng và khi đưa lên thuyền trở về Tiêu Dao Đảo thì mất. Lúc ông ta mất, phu nhân của ông ta cũng vừa sinh được một gái và đặt tên là Lý hoa Thanh.

Phu nhân của Lý Hoá Giang nhịn nhục thần phục Đông Hải Vương, hàng năm tiến cống, nhưng thù chồng không nguôi, nên giao con cho tỳ nữ và Đông hải nhị tẩu coi sóc mọi việc của Tiêu Dao cung, bà ta len lỏi vào võ lâm nhà Tống và Đại Việt, mong đánh cắp các bí kíp võ công để rèn luyện cho có võ công cực cao mà trả thù chồng. May nắm thay cho bà, trên đường đến Chung Nam Sơn, tình cờ phát hiện một hang động và nhặt được một chiếc hộp sắt trong đó có bộ Thái âm chân kinh của Tam âm nữ ni mấy trăm năm trước, mừng rỡ bà về Tiêu Dao cung tập luyện. Vì gấp trả thù chồng, bà không quan tâm đến lời căn dặn muốn luyện tập Thái âm phải còn thân trinh nữ và cũng vì nôn nóng cho mau thành công, bà đã bị tẩu hỏa nhập ma, bán thân bất toại, hàng ngày khí lạnh hành hạ khổ sở vô cùng. Lý Hoa Thanh, con gái của bà năm đó lên mười tuổi cũng đã tập Thái âm thần công với mẹ. Thấy mình quá khổ sở, và biết khó có thể vượt qua để hoàn thành tâm nguyện, trong một đêm nọ, Lý phu nhân đã xử dụng phép di truyền công lực, trút tất cả công phu của mình vào thân con gái và nhắm mắt theo chồng.

Lý hoa Thanh, mới mười tuổi nhưng đã có mấy chục năm công lực của mẹ, năm lên hai mươi tuổi đã hoàn tất Thái âm thần công, vang danh là một kỳ nữ, tuy nhiên bà vẫn chưa thể đánh bại Hoàng Tu để trả thù cha, vì tấu xảo làm sao, công phu của Hoàng Tu là Thái Dương thần công, khắc chế của Thái âm mà tu vi của ông ta đã đến sáu bảy chục năm công lực. Không nãn lòng, Hoa Thanh tìm thêm những môn công phu khác như huyền ngọc mê ly dẫn, âm dương kiếm trận để mong phụ lực với Thái âm thần công của mình mà hạ Đông hải vương. Nhưng cũng không thể đánh bại được ông ta.

Chưa thắng nổi Đông hải vương, nhưng nhan sắc và võ công của Lý Hoa Thanh đã làm điêu đứng không biết bao nhiêu giang hồ kiếm khách tài hoa cả Đại Việt và võ lâm nước Tống, nhưng trong hàng thanh niên cao thủ không ai có thể hơn nàng, và có thể làm nàng để mắt xanh tới.

Mãi đến năm nàng gần ba mươi tuổi, trong lúc vào Thăng Long, thì tình cờ ra tay cứu một nho sinh đang bị quân binh Trần thủ Độ đuổi giết, sắp hạ thủ. Nho sinh là Lý Công Anh, con út của quan nhất phẩm Lý Công Tín. Một người có võ công xuất thế, còn một người là một nho sinh trói gà không chặt, nhưng trên đường Lý Công Anh theo Hoa Thanh về Tiêu Dao cung thì họ lại tha thiết với nhau và khi về đến nơi thì họ làm lễ thành hôn. Một năm sau, Hoa Thanh đẻ song đôi hai người con gái, và năm hai đứa con gái lên hai tuổi, trong khi mẹ đi vào nước Tống giải quyết một công việc của võ lâm, thì ở nhà Lý Công Anh lên núi ngắm cảnh, bị ngã ngựa đập đầu vào đá mà thác. Truyện "Nam Thiên Đại Hiệp "

Thanh Ngân ngồi yên lắng nghe câu truyện dài về ân oán của Tiêu Dao Đảo đến đây thì nói:

- Té ra Nguyên muội vốn là dòng dõi của trung thần và tôn thất. Nguyên muội là đại công chúa, võ công cao siêu như vậy, thì nhị công chúa cũng đâu kém gì. Sao Nguyên muội bảo Tiêu Dao Đảo hiện giờ chỉ có bá mẫu và tứ đại tướng là có võ công cao mà thôi?

Thanh Nguyên:

- Nhị muội võ công, nhan sắc chẳng những hơn mà còn thông minh hơn tiểu muội nhiều. Nhị muội không có mặt trên Tiêu Dao Đảo vì cách đây mấy tháng phải đến Đông Doanh để tang cho sư phụ là Đông Doanh thần kiếm khách. Nhị muội học được võ công của hai nhà, trong khi tiểu muội chỉ học của mẫu thân mà chưa hết.

Thanh Ngân:

- Té ra là thế. Hà! Nhưng tiểu huynh nghĩ con gái học võ công cho cao làm gì? Chính tiểu huynh cũng chẳng muốn học võ công chút nào.

Thanh Nguyên:

- Nhân nguyện như thử, người muốn là được, nhưng nhiều lúc con người không muốn mà do duyên đưa đẩy lại đạt thành. Võ công của Ngân ca, có lẽ hiện nay trên giang hồ không ai hơn


/73

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status