Ít tuần sau chị vú Jeanne Bussie, tay xách giỏ, đứng trước cổng tu viện và nói với cha Terrier ra mở cổng – cha đầu hói, chừng năm mươi tuổi và thoang thoảng mùi dấm – “Đây!” rồi đặt giỏ xuống ngưỡng cửa.
“Cái gì vậy?” cha Terrier hỏi và cúi xuống giỏ ngửi vì nghĩ trong ấy có gì ăn được.
“Thằng lộn giống của cái mụ giết con ở Rue aux Fers!”
Ông cha khều ngón tay trong giỏ và ló ra mặt đứa bé đang ngủ.
“Trông mạnh hè. Hồng hào và bụ bẫm ghê”.
“Vì nó bú hết sữa của tôi đấy. Bú kiệt đến tận xương. Dẹp. Bây gjờ các người tự nuôi nó với sữa dê, bột, nước củ cải. Cái gì nó cũng ngốn cả. Đồ lộn giống!”
Cha Terrier là một người vô tư. Ông phụ trách quỹ từ thiện của tu viện, phát chẩn cho người nghèo túng. Và ông chờ đợi người ta cám ơn chứ đừng quấy rầy tiếp. Ông không ưa những chi tiết vì chi tiết luôn luôn có nghĩa là rắc rối mà rắc rối có nghĩa là xáo trộn sự vô tư của ông và ông không chịu được. Ông bực mình vì đã ra mở cổng. Ông muốn cái con mụ này xách giỏ lên ,đi về nhà với ba cái chuyện bú mớm của mụ và để cho ông được yên. Ông từ từ đứng dậy, hít thật sâu mùi thơm của sữa và mùi len ngầy ngậy toả ra từ chị vú. Thật là một mùi dễ chịu.
“Tôi không hiểu chị muốn gì. Tôi thật sự không hiểu chị nói gì. Tôi chỉ có thể hình dung rằng sẽ không hại gì cho thằng bé nếu nó còn được chị ôm ấp ít lâu nữa”.
“Nó thì không”, chị vú gắt “nhưng mà tôi! Tôi đã sụt mất năm ký dù rằng đã ăn gấp ba. Để được gì cơ chứ? Được ba quan một tuần!”
“À, ra thế” cha Terrier nhẹ người đi một chút “Tôi hiểu rồi, lại vì tiền”.
“Không” chị vú đáp.
“Lại còn không nữa. Lúc nào cũng chỉ vì tiền mà thôi. Người ta gõ cổng nơi này chỉ vì tiền. Tôi mong có được một lần ra mở cổng gặp một người đến vì chuyện khác. Chẳng hạn một người mang đến một chút quan tâm dưới dạng trái cây hay vài trái hồ đào. Mùa thu thật có thể mang đến lắm chứ. Hoa chẳng hạn. Hoặc một người đến chỉ để vui vẻ nói “Lạy Chúa phù hộ, cha Terrier, chúc cha khoẻ!” Nhưng chắc chẳng bao giờ tôi được gặp thế. Không phải một gã ăn xin thì cũng một tay lái buôn, nếu không phải lái buôn thì là một tay thợ thủ công, nếu hắn không xin bố thí thì thế nào cũng xì ra giấy đòi tiền. Tôi thật không dám ra đường nữa. Tôi mà ra thì đi chưa được ba bước đã bị bọn người cần tiền bu quanh”.
“Tôi không đòi tiền” chị vú nói.
“Nhưng tôi nói cho chị biết, chị không phải là người vú duy nhất trong họ đạo. Có cả trăm bà vú hạng nhất sẵn sàng vì ba quan một tuần giành nhau cho thằng bé dễ thương này bú hoặc đổ bột, nước cốt hay thứ thực phẩm nào đó…”
“Thì cha cứ giao nó cho một người trong bọn họ”.
“…Mặt khác, đẩy một đứa bé cho một người khác là không nên. Ai mà biết nó có hợp với sữa người khác như với sữa chị hay không.
Chị phải hiểu rằng nó đã quen hơi với chị và nhịp tim của chị”.
Rồi một lần nữa ông hít thật sâu cái hơi ấm tuôn ra từ người chị vú và tiếp, sau khi nhận thấy những điều vừa nói không có tác dụng gì.
“Mang đứa bé về đi! Tôi sẽ thưa với cha bề trên. Tôi sẽ đề nghị với Bề trên rồi đây sẽ trả chị bốn quan một tuần”.
“Không!” chị vú khăng khăng.
“Thôi được: năm!”
“Không”.
“Thế chị muốn bao nhiêu?” cha Terrier quát “Năm quan là khối tiền cho cái việc vặt là nuôi một đứa nhỏ!”
“Tôi chẳng cần gì đến tiền” chị vú nói “Tôi chỉ muốn cái quân lộn giống này xéo khỏi nhà tôi”.
“Nhưng vì sao mới được chứ, cái nhà chị này?” Cha Terrier nói và chọc ngón tay vào cái giỏ “Nó thật là một đứa nhỏ hết sức dễ thương. Hồng hào, không khóc, ngủ ngon và đã được rửa tội.”
“Nó bị quỷ ám.”Cha Terrier vội vàng rút tay ra khỏi giỏ.
“Vô lý! Tuyệt đối không thể có chuyện một đứa còn đang bú bị quỷ ám. Trẻ sơ sinh chưa phải là người, mới chỉ là dạng tiền con người và chưa có linh hồn trọn vẹn. Do đó quỷ đâu có thèm. Nó đã nói được chưa? Nó co giật chăng? Nó di chuyển đồ đạc trong phòng chăng? Hay là nó hôi kinh khiếp?”
“Nó chẳng có mùi gì cả” chị vú đáp.
“Thấy chưa, đó là dấu hiệu rõ ràng. Nếu bị quỷ ám thì nó phải bốc mùi hôi”.
Và để trấn an chị vú cũng như để tỏ lòng can đảm, cha Terrier nhấc cái giỏ lên sát mũi.
“Tôi chẳng ngửi thấy gì khác thường cả” ông nói sau khi đánh hơi một lúc “Đúng là chẳng có gì khác thường. Ấy, hình như có mùi từ tã.” Ông nói và chìa cái giỏ về phía chị vú để chờ xác nhận.
“Ý tôi không phải như thế.” Chị vú gắt, đẩy cái giỏ ra. “Tôi đâu có muốn nói về cái thứ trong tã. Tất nhiên là phân nó có mùi chứ. Chính nó, chính cái thằng lộn giống cơ, mới không có mùi.”
“Vì nó khoẻ mạnh,” cha Terrier to tiếng “chính vì nó khoẻ nên mới không có mùi. Chi lũ trẻ đau yếu mới có mùi. Điều này ai cũng biết. Ai cũng biết một đứa bị đậu mùa có mùi phân ngựa, đứa bị tinh hồng nhiệt có mùi táo thối, đứa bị lao có mùi hành. Đứa nhỏ này khoẻ mạnh, chỉ có thế. Chả lẽ nó phải hôi à? Thế lũ con của chị có hôi không?”
“Không.” Chị vú đáp “Lũ con tôi có mùi như những đứa con khác của người bình thường.”
Cha Terrier cẩn thận đặt cái giỏ xuống đất vì ông thấy cơn giận dữ của cái mụ ngoan cố này đang trào lên. Biết đâu ông lại chẳng phải dùng hai tay để làm điệu bộ khi tiếp tục cuộc tranh luận và đứa bé sẽ bị vạ lây. Nhưng tạm thời ông vắt tay ra sau lưng, hướng cái bụng lép kẹp về phía chị vú rồi hỏi gặng “Chị dám bảo rằng biết một đứa bé con của người, tôi nhắc lại, cũng đồng thời là con của Chúa một khi nó đã được rửa tội, có mùi như thế nào à?”
“Đúng thế” chị vú đáp.
“Chị còn khăng khăng rằng nếu đứa nhỏ không có mùi giống như chị nghĩ – chị, vú nuôi Jeanne Bussie ở Rue Saint-Denis! – thì nó là con nuôi của quỷ?”
Ông kéo tay trái ra khỏi lưng rồi giơ ngón tay trỏ khum khum như một dấu hỏi trước mặt chị vú, răn đe. Chị vú suy nghĩ. Thật là xui vì cuộc nói chuyện bỗng dưng biến thành buổi cật vấn về thần học, mà chị hẳn chỉ có thua thôi.
“Tôi đâu muốn nói vậy” chị tránh né. “Vụ này có dính đến quỷ hay không thì tự cha xét lấy, cha Terrier ạ, chứ tôi đâu có nhiệm vụ ấy. Tôi chỉ biết có một điều thôi, tôi rợn người trước thằng bé này vì nó không có mùi như những trẻ con khác.”
“À há” cha Terrier hài lòng và lại vắt tay ra sau lưng. “Cái vụ quỷ kia coi như đã xong. Thế là tốt. Nhưng mà chị vui lòng cho tôi biết, một đứa bé sơ sinh có mùi gì khi nó phải có cái mùi giống như chị nghĩ? Thế nào?”
“Nó thơm” chị vú đáp.
“Thế nào là thơm?” Cha Terrier to tiếng “Thiếu gì thứ thơm. Bó hoa oải hương thơm. Thịt để nấu súp thơm. Vườn Ả rập thơm. Còn đứa bé sơ sinh có mùi ra sao? Đó là điều tôi muốn biết?”
Chị vú ngần ngừ. Chị biết trẻ sơ sinh có mùi gì chứ. Chị biết quá đi chứ…chị đã từng nuôi cả tá đứa, săn sóc, đưa võng, hôn hít…ban đêm chị còn có thể tìm ra chúng bằng mùi nữa kìa, vì rằng ngay lúc này đây mùi trẻ sơ sinh thật rõ trong mũi chị. Nhưng mà chị chưa bao giờ diễn tả bằng lời.
“Sao?” cha Terrier quát và sốt ruột nhấm móng tay.
“Ỡ…” chị vú bắt đầu “Thật không dễ nói vì…vì không phải chỗ nào mùi chúng cũng giống nhau, dù rằng chỗ nào cũng thơm cả, cha hiểu không. Chân chẳng hạn có mùi của viên đá nhẵn ấm…không, giống mùi sữa đông hơn…hoặc như bơ, bơ tươi, đúng rồi, như mùi bơ tươi. Mình chúng như mùi…bánh kếp nhúng sữa. Và ở đầu, trên nữa, phía sau cơ, chỗ có cái xoáy ấy, đây này, cha thấy chưa, đấy, chồ mà cha chẳng còn tóc ấy…” Và chị gõ lên đầu cha Terrier đang á khẩu mất một lúc bởi cái tràng chi tiết vớ vẩn nọ và ngoan ngoãn cúi đầu, nơi bị sói “…đấy, ngay chỗ này, chúng thơm nhất. Chúng thơm mùi kẹo caramen, cái thứ kẹo có mùi ngọt, tuyệt lắm cha ạ, cha không hình dung được đâu! Khi được ngửi chỗ đó rồi thì sẽ yêu chúng, dù là con ruột hay con người dưng. Và trẻ nhỏ chỉ có thể có mùi như thế chứ không thể khác được. Và khi mà chúng không có mùi như thế, khi mà trên đầu chẳng có mùi gì, còn thua cả không khí lạnh như thằng đó, thằng lộn giống đó thì…Cha muốn giải thích như thể nào thì tuỳ cha chứ tôi…” và chị ta khoanh tay trước ngực với vẻ kiên quyết, ném một cái nhìn kinh tởm vào cái giỏ ở dưới chân như thể trong ấy toàn cóc nhái “tôi, Jeanne Bussie, sẽ không đem thứ đó về nhà nữa đâu.”
Cha Terrier từ từ ngẩng đầu lên và lấy ngón tay vuốt vào chỗ đầu sói đôi ba lần như thể cho tóc được ngay ngắn rồi làm như vô tình đặt ngón tay lên mũi, ngửi một cách đăm chiêu.
“Như kẹo caramen à…” Ông hỏi và cố lấy giọng nghiêm nghị “Caramen! Chị có biết cái gì về caramen? Chị đã từng ăn chưa?”
“Thật ra thì chưa” chị vú đáp “Nhưng có lần tôi tới một khách sạn ở Rue Saint-Honoré và được xem làm từ đường nấu chảy và kem như thế nào. Nó thơm đến nỗi tôi vẫn không quên”.
“Hừm, thôi đủ rồi” cha Terrier nói và kéo ngón tay ra khỏi mũi. “Giờ thì chị im đi cho. Tiếp tục trao đổi với chị ở mức độ này thì mệt quá sức. Tôi nhận thấy chị từ chối việc tiếp tục nuôi đứa trẻ sơ sinh Jean-Baptiste Grenouille vì bất cứ lý do nào đó và trao lại nó cho người bảo hộ tạm thời là tu viện Saint-Merri. Tôi hết sức tiếc nhưng không thể thay đổi được. Thôi được, chị về đi!”
Nói xong ông xách cái giỏ, hít thêm hơi cái làn sữa ấm thoang thoảng rồi đóng cổng, vào phòng làm việc của ông.
“Cái gì vậy?” cha Terrier hỏi và cúi xuống giỏ ngửi vì nghĩ trong ấy có gì ăn được.
“Thằng lộn giống của cái mụ giết con ở Rue aux Fers!”
Ông cha khều ngón tay trong giỏ và ló ra mặt đứa bé đang ngủ.
“Trông mạnh hè. Hồng hào và bụ bẫm ghê”.
“Vì nó bú hết sữa của tôi đấy. Bú kiệt đến tận xương. Dẹp. Bây gjờ các người tự nuôi nó với sữa dê, bột, nước củ cải. Cái gì nó cũng ngốn cả. Đồ lộn giống!”
Cha Terrier là một người vô tư. Ông phụ trách quỹ từ thiện của tu viện, phát chẩn cho người nghèo túng. Và ông chờ đợi người ta cám ơn chứ đừng quấy rầy tiếp. Ông không ưa những chi tiết vì chi tiết luôn luôn có nghĩa là rắc rối mà rắc rối có nghĩa là xáo trộn sự vô tư của ông và ông không chịu được. Ông bực mình vì đã ra mở cổng. Ông muốn cái con mụ này xách giỏ lên ,đi về nhà với ba cái chuyện bú mớm của mụ và để cho ông được yên. Ông từ từ đứng dậy, hít thật sâu mùi thơm của sữa và mùi len ngầy ngậy toả ra từ chị vú. Thật là một mùi dễ chịu.
“Tôi không hiểu chị muốn gì. Tôi thật sự không hiểu chị nói gì. Tôi chỉ có thể hình dung rằng sẽ không hại gì cho thằng bé nếu nó còn được chị ôm ấp ít lâu nữa”.
“Nó thì không”, chị vú gắt “nhưng mà tôi! Tôi đã sụt mất năm ký dù rằng đã ăn gấp ba. Để được gì cơ chứ? Được ba quan một tuần!”
“À, ra thế” cha Terrier nhẹ người đi một chút “Tôi hiểu rồi, lại vì tiền”.
“Không” chị vú đáp.
“Lại còn không nữa. Lúc nào cũng chỉ vì tiền mà thôi. Người ta gõ cổng nơi này chỉ vì tiền. Tôi mong có được một lần ra mở cổng gặp một người đến vì chuyện khác. Chẳng hạn một người mang đến một chút quan tâm dưới dạng trái cây hay vài trái hồ đào. Mùa thu thật có thể mang đến lắm chứ. Hoa chẳng hạn. Hoặc một người đến chỉ để vui vẻ nói “Lạy Chúa phù hộ, cha Terrier, chúc cha khoẻ!” Nhưng chắc chẳng bao giờ tôi được gặp thế. Không phải một gã ăn xin thì cũng một tay lái buôn, nếu không phải lái buôn thì là một tay thợ thủ công, nếu hắn không xin bố thí thì thế nào cũng xì ra giấy đòi tiền. Tôi thật không dám ra đường nữa. Tôi mà ra thì đi chưa được ba bước đã bị bọn người cần tiền bu quanh”.
“Tôi không đòi tiền” chị vú nói.
“Nhưng tôi nói cho chị biết, chị không phải là người vú duy nhất trong họ đạo. Có cả trăm bà vú hạng nhất sẵn sàng vì ba quan một tuần giành nhau cho thằng bé dễ thương này bú hoặc đổ bột, nước cốt hay thứ thực phẩm nào đó…”
“Thì cha cứ giao nó cho một người trong bọn họ”.
“…Mặt khác, đẩy một đứa bé cho một người khác là không nên. Ai mà biết nó có hợp với sữa người khác như với sữa chị hay không.
Chị phải hiểu rằng nó đã quen hơi với chị và nhịp tim của chị”.
Rồi một lần nữa ông hít thật sâu cái hơi ấm tuôn ra từ người chị vú và tiếp, sau khi nhận thấy những điều vừa nói không có tác dụng gì.
“Mang đứa bé về đi! Tôi sẽ thưa với cha bề trên. Tôi sẽ đề nghị với Bề trên rồi đây sẽ trả chị bốn quan một tuần”.
“Không!” chị vú khăng khăng.
“Thôi được: năm!”
“Không”.
“Thế chị muốn bao nhiêu?” cha Terrier quát “Năm quan là khối tiền cho cái việc vặt là nuôi một đứa nhỏ!”
“Tôi chẳng cần gì đến tiền” chị vú nói “Tôi chỉ muốn cái quân lộn giống này xéo khỏi nhà tôi”.
“Nhưng vì sao mới được chứ, cái nhà chị này?” Cha Terrier nói và chọc ngón tay vào cái giỏ “Nó thật là một đứa nhỏ hết sức dễ thương. Hồng hào, không khóc, ngủ ngon và đã được rửa tội.”
“Nó bị quỷ ám.”Cha Terrier vội vàng rút tay ra khỏi giỏ.
“Vô lý! Tuyệt đối không thể có chuyện một đứa còn đang bú bị quỷ ám. Trẻ sơ sinh chưa phải là người, mới chỉ là dạng tiền con người và chưa có linh hồn trọn vẹn. Do đó quỷ đâu có thèm. Nó đã nói được chưa? Nó co giật chăng? Nó di chuyển đồ đạc trong phòng chăng? Hay là nó hôi kinh khiếp?”
“Nó chẳng có mùi gì cả” chị vú đáp.
“Thấy chưa, đó là dấu hiệu rõ ràng. Nếu bị quỷ ám thì nó phải bốc mùi hôi”.
Và để trấn an chị vú cũng như để tỏ lòng can đảm, cha Terrier nhấc cái giỏ lên sát mũi.
“Tôi chẳng ngửi thấy gì khác thường cả” ông nói sau khi đánh hơi một lúc “Đúng là chẳng có gì khác thường. Ấy, hình như có mùi từ tã.” Ông nói và chìa cái giỏ về phía chị vú để chờ xác nhận.
“Ý tôi không phải như thế.” Chị vú gắt, đẩy cái giỏ ra. “Tôi đâu có muốn nói về cái thứ trong tã. Tất nhiên là phân nó có mùi chứ. Chính nó, chính cái thằng lộn giống cơ, mới không có mùi.”
“Vì nó khoẻ mạnh,” cha Terrier to tiếng “chính vì nó khoẻ nên mới không có mùi. Chi lũ trẻ đau yếu mới có mùi. Điều này ai cũng biết. Ai cũng biết một đứa bị đậu mùa có mùi phân ngựa, đứa bị tinh hồng nhiệt có mùi táo thối, đứa bị lao có mùi hành. Đứa nhỏ này khoẻ mạnh, chỉ có thế. Chả lẽ nó phải hôi à? Thế lũ con của chị có hôi không?”
“Không.” Chị vú đáp “Lũ con tôi có mùi như những đứa con khác của người bình thường.”
Cha Terrier cẩn thận đặt cái giỏ xuống đất vì ông thấy cơn giận dữ của cái mụ ngoan cố này đang trào lên. Biết đâu ông lại chẳng phải dùng hai tay để làm điệu bộ khi tiếp tục cuộc tranh luận và đứa bé sẽ bị vạ lây. Nhưng tạm thời ông vắt tay ra sau lưng, hướng cái bụng lép kẹp về phía chị vú rồi hỏi gặng “Chị dám bảo rằng biết một đứa bé con của người, tôi nhắc lại, cũng đồng thời là con của Chúa một khi nó đã được rửa tội, có mùi như thế nào à?”
“Đúng thế” chị vú đáp.
“Chị còn khăng khăng rằng nếu đứa nhỏ không có mùi giống như chị nghĩ – chị, vú nuôi Jeanne Bussie ở Rue Saint-Denis! – thì nó là con nuôi của quỷ?”
Ông kéo tay trái ra khỏi lưng rồi giơ ngón tay trỏ khum khum như một dấu hỏi trước mặt chị vú, răn đe. Chị vú suy nghĩ. Thật là xui vì cuộc nói chuyện bỗng dưng biến thành buổi cật vấn về thần học, mà chị hẳn chỉ có thua thôi.
“Tôi đâu muốn nói vậy” chị tránh né. “Vụ này có dính đến quỷ hay không thì tự cha xét lấy, cha Terrier ạ, chứ tôi đâu có nhiệm vụ ấy. Tôi chỉ biết có một điều thôi, tôi rợn người trước thằng bé này vì nó không có mùi như những trẻ con khác.”
“À há” cha Terrier hài lòng và lại vắt tay ra sau lưng. “Cái vụ quỷ kia coi như đã xong. Thế là tốt. Nhưng mà chị vui lòng cho tôi biết, một đứa bé sơ sinh có mùi gì khi nó phải có cái mùi giống như chị nghĩ? Thế nào?”
“Nó thơm” chị vú đáp.
“Thế nào là thơm?” Cha Terrier to tiếng “Thiếu gì thứ thơm. Bó hoa oải hương thơm. Thịt để nấu súp thơm. Vườn Ả rập thơm. Còn đứa bé sơ sinh có mùi ra sao? Đó là điều tôi muốn biết?”
Chị vú ngần ngừ. Chị biết trẻ sơ sinh có mùi gì chứ. Chị biết quá đi chứ…chị đã từng nuôi cả tá đứa, săn sóc, đưa võng, hôn hít…ban đêm chị còn có thể tìm ra chúng bằng mùi nữa kìa, vì rằng ngay lúc này đây mùi trẻ sơ sinh thật rõ trong mũi chị. Nhưng mà chị chưa bao giờ diễn tả bằng lời.
“Sao?” cha Terrier quát và sốt ruột nhấm móng tay.
“Ỡ…” chị vú bắt đầu “Thật không dễ nói vì…vì không phải chỗ nào mùi chúng cũng giống nhau, dù rằng chỗ nào cũng thơm cả, cha hiểu không. Chân chẳng hạn có mùi của viên đá nhẵn ấm…không, giống mùi sữa đông hơn…hoặc như bơ, bơ tươi, đúng rồi, như mùi bơ tươi. Mình chúng như mùi…bánh kếp nhúng sữa. Và ở đầu, trên nữa, phía sau cơ, chỗ có cái xoáy ấy, đây này, cha thấy chưa, đấy, chồ mà cha chẳng còn tóc ấy…” Và chị gõ lên đầu cha Terrier đang á khẩu mất một lúc bởi cái tràng chi tiết vớ vẩn nọ và ngoan ngoãn cúi đầu, nơi bị sói “…đấy, ngay chỗ này, chúng thơm nhất. Chúng thơm mùi kẹo caramen, cái thứ kẹo có mùi ngọt, tuyệt lắm cha ạ, cha không hình dung được đâu! Khi được ngửi chỗ đó rồi thì sẽ yêu chúng, dù là con ruột hay con người dưng. Và trẻ nhỏ chỉ có thể có mùi như thế chứ không thể khác được. Và khi mà chúng không có mùi như thế, khi mà trên đầu chẳng có mùi gì, còn thua cả không khí lạnh như thằng đó, thằng lộn giống đó thì…Cha muốn giải thích như thể nào thì tuỳ cha chứ tôi…” và chị ta khoanh tay trước ngực với vẻ kiên quyết, ném một cái nhìn kinh tởm vào cái giỏ ở dưới chân như thể trong ấy toàn cóc nhái “tôi, Jeanne Bussie, sẽ không đem thứ đó về nhà nữa đâu.”
Cha Terrier từ từ ngẩng đầu lên và lấy ngón tay vuốt vào chỗ đầu sói đôi ba lần như thể cho tóc được ngay ngắn rồi làm như vô tình đặt ngón tay lên mũi, ngửi một cách đăm chiêu.
“Như kẹo caramen à…” Ông hỏi và cố lấy giọng nghiêm nghị “Caramen! Chị có biết cái gì về caramen? Chị đã từng ăn chưa?”
“Thật ra thì chưa” chị vú đáp “Nhưng có lần tôi tới một khách sạn ở Rue Saint-Honoré và được xem làm từ đường nấu chảy và kem như thế nào. Nó thơm đến nỗi tôi vẫn không quên”.
“Hừm, thôi đủ rồi” cha Terrier nói và kéo ngón tay ra khỏi mũi. “Giờ thì chị im đi cho. Tiếp tục trao đổi với chị ở mức độ này thì mệt quá sức. Tôi nhận thấy chị từ chối việc tiếp tục nuôi đứa trẻ sơ sinh Jean-Baptiste Grenouille vì bất cứ lý do nào đó và trao lại nó cho người bảo hộ tạm thời là tu viện Saint-Merri. Tôi hết sức tiếc nhưng không thể thay đổi được. Thôi được, chị về đi!”
Nói xong ông xách cái giỏ, hít thêm hơi cái làn sữa ấm thoang thoảng rồi đóng cổng, vào phòng làm việc của ông.
/51
|