Mộng Thiên Nhai

Chương 28: Nhân Sinh Bách Thái

/36


" Gia gia, chúng ta còn phải đi bao lâu nữa ".

Trên con đường mòn, một đôi ông cháu chậm rãi bước đi. Nữ hài tử cầm trong tay cây kẹo đường trợn to đôi mắt đen láy ngước đầu hỏi ông lão.

" Phạch phạch " Một chú chim bị tiếng nói của nữ hài làm kinh động vội vã vỗ cánh bay lên trời cao.

Lão giả ngẩng đầu nhìn trời, trong đôi mắt vẩn đục chỉ có sự hoài niệm. Thương hải tang điền cùng vết tích của năm tháng để lại trên gương mặt những nếp nhăn già nua.

Tuy vậy, cước bộ của lão vẫn còn rất linh hoạt, đôi bàn tay đầy những vết trai sạn nứt nẻ nói lên được phần nào cuộc sống khổ cực của lão.

Lão hiền từ vuốt nhẹ đầu nữ hài, từ tốn nói :

" Sẽ nhanh thôi, chúng ta cách Thiên Tinh Thành chỉ hơn mười dặm đường, vào thành rồi, ta sẽ dẫn cháu đi ăn Miêu Oa Hương ".

" Thật sao? " Nữ hài tử non nớt như búp măng non nhìn ông lão đầy vẻ chờ mong.

Lão giả cười cười gật đầu :" Thật !".

" Oa, thật tốt quá, rốt cuộc cháu cũng được ăn Miêu Oa Hương ! A Mao ,A Tứ đều được bố mẹ mua cho Miêu Oa Hương, cháu chưa được ăn bao giờ, chắc ngon lắm hả ông ?" Nữ đồng vui mừng ngây thơ hỏi ông lão.

Nghe chất nữ hỏi ông lão bỗng nhiên nhớ ra bản thân chưa bao giờ mua Miêu Oa hương cho cháu gái. Đây là một loại bánh rất rẻ tiền mà hầu như đứa trẻ nông thôn nào cũng đã từng ăn qua.

Nhưng đứa cháu của lão lại khác. Khi mới sinh ra chưa được vài tháng thì bố mẹ của nó đã chết đi trong một lần chiến loạn.

Lúc ban đầu khi ông mang về nuôi thì phải xin sữa của những phụ thân bên cạnh nhà. Đến lúc chất nữ được vài tuổi thì hầu như là tự lo lấy. Chính bản thân ông cũng không có quá nhiều thời gian để chăm sóc cho đứa cháu đáng thương này.

Trong tay ông chỉ có một mảnh ruộng gần ba mẫu. Làm lụm vất vả quanh năm cũng không đủ ăn, lắm lúc phải đi cuốc đất thuê cho những gia hộ khá giả mới xem như miễn cưỡng sống qua ngày.

Ông thật sự rất muốn bù đắp những gì mà đứa cháu gái thiếu thốn. Nhưng thực tế phủ phàng của cuộc sống không cho phép ông ta thực hiện được bao nhiêu. Gà trống nuôi con đã không dễ, huống chi là gà trống già nuôi cháu, việc này lại càng không dễ dàng.

Dòng kí ức vì câu hỏi vô tình của nữ hài mà lặng lẽ hiện về, trong lòng ông không khỏi chua xót. Vì để cháu gái khỏi mất hứng ông chỉ có thể đáp lại vài câu :

" Ừ, rất ngon, ta sẽ để cháu ăn no bụng mới thôi ".

Bầu trời đột nhiên không yên tĩnh. Mây đên cuồn cuộn, phong vân dũng động, nó như một cơn sóng thần nhanh chóng ập tới.

Nơi đi qua như bị phủ một làn hắc sa, khung cảnh lập tức u ám, vô số ánh chớp lóe lên trong hải vân dày đặc.

Theo đó, những trận hàn phong vù vù thổi tới khiến lá khô bay loạn, tiếng kêu gấp gáp của lũ chim kéo theo từng đàn bay về tổ, tiếng sấm cũng bắt đầu nổ vang trên bầu trời. Tựa như có thiên binh thiên tướng sắp sửa hàng thế !

" Trời sắp đổ mưa to, phía trước có ngôi miếu hoang, ông cháu ta mau tới đó lánh tạm, đợi hết mưa rồi lại tiếp tục lên đường !"

Ông lão thầm than không may, sắp vào thành lại gặp phải cơn mưa lớn. Nhưng vận khí của ông cháu lão vẫn coi như không quá kém, không phải chịu cảnh ướt nhẹp.

Oanh !

Sấm to gió lớn, mưa sa gió giật. Từng hạt mưa vừa to vừa nặng tạo ra những chiếc lỗ nhỏ trên mặt đất. Hơi nước như thấm vào tận xương khiến cái lạnh càng thêm rét buốt.

" Oa, mưa thật lớn, thế này có thể bị ngập ruộng không hả ông " Cô bé trợn to cặp mắt hỏi ông lão.

Đứng bên trong ngôi miếu cũ nát nhìn ra ngoài ông lão cũng thầm lo lắng. Mưa to như vậy nếu như kéo dài thì mảnh ruộng chẳng bao lớn sắp sửa thu hoạch của ông sẽ bị ngập úng mất thôi.

Nhưng lo thì lo, hiện tại cũng chẳng thay đổi được gì. Ông lão tặc lưỡi thầm than, chỉ đành phó mặc cho trời !

" Aaa...!"

Âm thanh rên rỉ dường như rất đau đớn xen lẫn tiếng mưa tầm tã nhưng không khó để nghe thấy đột nhiên vang lên sau lưng hai ông cháu.

Ông lão lập tức giật nảy mình. Lão vẫn chưa kịp quan sát rõ nơi này, bây giờ lại nghe thấy có tiếng người, những ý nghĩ loạn xạ lập tức xuất hiện trong đầu ông lão. Lão nhanh chóng quay đầu vào trong.

Một thiếu niên khoảng tầm 13,14 tuổi ăn mặc như một tên khất cái, y phục rách nát không chịu nổi. Hắn đang không ngừng ôm đầu lăn lộn ở một góc.

Vẻ mặt của thiếu niên trông rất dữ tợn, dường như đang phải chịu cơn đau thấu tận tim gan.

" Gia gia, huynh ấy thật đáng thương !" Nữ hài không những không sợ hãi người lạ mà còn dùng vẻ mặt quan thiết nói với ông lão bên cạnh.

Lão giả không nói gì, chỉ đứng đó nhìn thiếu niên. Ông ta không thể không cẩn thận, tuy ông quanh năm chỉ sống ở nông thôn nhưng thế sự phong phú ông nhìn thấy cũng không ít, một chút cẩn thận cũng là điều hiển nhiên.

Rào...!

Mưa mỗi lúc mỗi to hơn. Một cơn gió mạnh thổi nước mưa vào trong ngôi miếu cũ. Thân thể già nua khẽ run lên, hơi lạnh làm lão có cảm giác không thoải mái.

Phải qua một lúc sau thân hình thiếu niên mới ngừng run rẩy. Âm thanh rên rỉ tê tâm liệt phế đã dứt, thay vào đó là tiếng hít thở đầy khó khăn nặng nhọc. Thiếu niên nằm vật ra trong đám cỏ khô, đôi mắt đờ đẫn nhìn lên trần nhà.

Lúc này ông lão mới dám tiếng lên đến cạnh thiếu niên, ông nhẹ giọng hỏi :

" Này, cháu bé, cháu không sao chứ ?"

" Ca ca, huynh đau lắm phải không ?" Nữ hài tử một bộ hồn nhiên quan tâm.

Thiếu niên không đáp lời. Chỉ có tiếng sấm đinh tai nhức óc đáp lại tất cả.

Ông lão lại hỏi lần nữa, nhưng trả lời lão chỉ là sự im lặng.

Một lát sau vẫn không có kết quả, ông lão không thể không từ bỏ ý định. Lão định đứng dậy đi sang góc khác, đợi mưa hết rồi lại tiếp tục lên đường.

Nhưng vào lúc này, thiếu niên lại lên tiếng :

" Cháu không sao, đa tạ lão bá quan tâm "

Âm thanh của thiếu niên tuy rằng khá nhỏ nhưng ông vẫn có thể nghe được rõ ràng. Lão chỉ nhẹ giọng ừ một tiếng sau đó dắt tay cô bé đi tới một góc khác.

Trong hoang miếu thờ một vị phật. Vì đã bị tàn phá không còn nguyên vẹn nên không biết là thờ vị phật nào. Ở mỗi góc miếu giăng đầy mạng nhện cùng những khúc gỗ mục. Khung cảnh tàn phế hoang lương dưới cơn mưa như trút nước lại thêm phần quạnh quẽ.

Nếu như không có cơn mưa, nếu như thiên địa này yên tĩnh thêm một chút. Chỉ cần chăm chú lắng tai sẽ nghe được thiếu niên đang lẩm bẩm :

" Tại sao ngươi lại làm như vậy..."

...

" Gia gia, tại sao huynh ấy lại ăn mặc rách rưới như vậy , vì cái gì mà huynh ấy chịu đau đớn như thế ? Cha mẹ của huynh ấy đâu, sao họ không lo cho huynh ấy ?" Nữ hài tử vừa ăn kẹo đường vừa chớp mắt to tò mò hỏi ông lão.

Ông lão mỉm cười xoa đầu nữ hài :

" Cậu ấy không có cha mẹ nên không ai lo cho cậu ấy. Còn tại sao lại phải ăn mặc như thế...là vì cậu ấy là ăn xin. Ngay cả ăn còn không đủ no thì làm sao còn khả năng đi để ý mặc như thế nào ".

" Huynh ấy giống cháu phải không ông ? Không có cha mẹ, không có ai yêu thương " Cô bé buồn bã vừa nói vừa nhìn thiếu niên ở cách đó không xa.

Ông lão sửng sốt, ông lẳng lặng nhìn chất nữ. Qua một lúc lâu mới thấy ông thở dài, mái tóc điểm bạc lại thêm phần trắng xóa, ông nhẹ giọng than thở :

" Đứa bé này...không phải còn có ông yêu thương cháu sao ?"

Thiếu niên vẫn lẳng lặng nằm ở đó, dường như chỉ có làm như vậy hắn mới cảm thấy thoải mái.

Ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi. Thiên địa vốn dĩ vừa vô tình lại vừa hữu tình, trời lúc mưa lúc nắng, vạn cổ bất biến.

Cũng không biết qua bao lâu, âm thanh non nớt trong trẻo của nữ hài lại vang lên phá vỡ bầu không khí u ám :

" Gia gia , hay là chúng ta nuôi huynh ấy ?"

Lần này lão giả thật sự giật mình, ông vừa mừng lại vừa lo.

Đứa cháu chưa đầy tám tuổi này còn rất nhỏ, nhưng tấm lòng của nó lại không hề nhỏ chút nào. Trong lòng ông lão âm thầm cười khổ không ngớt, nhất thời ông không biết phải nói thế nào cho phải.

Cuộc sống hiện tại chỉ hai miệng ăn cũng đã giật gấu vá vai, ăn bữa nay lo bữa mai, dùng hai từ nghèo khó để hình dung cũng không đủ. Nếu lúc này mang theo cậu bé này về nhà, đây...

Lão giả cảm thấy khó mà mở miệng. Tuy rằng thiếu niên rất đáng thương, nhưng hoàn cảnh của ông không cho phép. Thật sự là...có lòng nhưng không đủ lực !

" Gia gia, được không ?" Nữ hài tử đôi mắt ngấn lệ mở miệng, dường như thiếu niên là người chí thân của nàng vậy.

" Chuyện này..." Lão giả không dám đáp ứng.

" Gia gia đồng ý đi, huynh ấy thật sự rất đáng thương !" Nữ hài kiên trì năn nỉ.

Lão giả ngập ngừng, muốn nói rồi lại thôi. Ông chỉ biết lắc đầu, im lặng không nói .

Nữ hài tử kiên trì gần như bướng bỉnh :

" Đồng ý đi mà gia gia. Diệp bà bà nói, những đứa trẻ không cha mẹ rất đáng thương. Sống ở trên đời phải trọng chữ " Nhân ". Khi gặp kẻ đáng thương cùng khổ phải đưa tay ra trợ giúp họ. Có như thế thì cái gọi là giáo dục nhân đạo mới có ý nghĩa ".

Lão giả nghe đứa cháu nói mà trong lòng không khỏi hổ thẹn.Người xưa có câu :" Lá lành đùm lá rách, là rách ít đùm lá rách nhiều ", không lẽ cứ phải đợi bản thân giàu có rồi mới trợ giúp người hay sao ?

Lão im lặng suy tư. Một lát sau lão mới ngẩng đầu lên, dùng tay xoa nhẹ đầu nữ hài cười nói :

" Liên nhi của ông đã lớn, cũng đã biết suy nghĩ cho người khác rồi. Thôi vậy, chúng ta nhận nuôi đứa bé đáng thương kia. Kể ra, ở cái tuổi đó cũng đã có thể giúp ông bón lúa cày ruộng được rồi. Nếu như vào rừng đốn củi đem bán cũng có thêm chút tiền, như vậy vẫn có thể rau cháo qua ngày ".

" Hoan hô gia gia !" Nữ hài có vẻ rất kích động, nàng chạy vội tới bên cạnh thiếu niên, sau đó cầm cây kẹo đường đưa tới :

" Ca ca, huynh đói không, huynh ăn đi, ngon lắm !"

Thiếu niên dường như không nghe thấy nữ hài nói gì, hắn vẫn nằm ngửa mặt nhìn trần nhà. Tựa như linh hồn của hắn đã ly thể rồi vậy.

Nữ hài chớp mắt to, ngây thơ nói :

" Gia gia đồng ý mang huynh về nuôi rồi, ca ca không phải khổ sở nữa. Huynh mau ăn đi, kẹo đường ăn ngon lắm !"

Lúc này lão giả cũng tới gần, lão nhìn thấy biểu tình của thiếu niên thì không khỏi âm thầm nhíu mày.

Dáng dấp này giống như là người bệnh sắp chết, có vẻ không bình thường. Cậu bé vốn đã xanh xao, gầy guộc, không lẽ vì đói quá nên mới trông có vẻ đờ đẫn như vậy ?

Lão giả thầm suy nghĩ. Sau đó lão lấy một chiếc bánh ngô từ trong bọc áo ra đưa tới trước mặt thiếu niên, lão nói :

" Cậu mau ăn đi, có sức thì mới có thể tiếp tục sống. Nếu cậu không chê có thể về sống cùng hai ông cháu chúng ta. Tuy không dư ăn dư để gì, nhưng vẫn có thể miễn cưỡng sống qua ngày "

" Đúng đấy, ca ca mau ăn đi " Nữ hài thúc giục thiếu niên, dáng vẻ trông rất thiện lương.

Thiếu niên vẫn không nói, dường như tất cả mọi thứ trên đời này đều là hư vô. Không hề có ý nghĩa, không đáng để quan tâm.

Lão giả thở dài, lão không được ăn học nên không biết nói gì hơn. Lão muốn nói thêm gì đó nhưng thiếu niên lại đột nhiên chậm rãi ngồi dậy. Sau đó không chờ hai ông cháu phản ứng lại quỳ gối xuống trước mặt hai người. Giọng nói của hắn khá yếu ớt, giống như một kẻ thiếu ăn trầm trọng, sắp chết đói đến nơi :

" Đa tạ !"

Mưa lúc này đã ngừng rơi, những đám mây đen dần tan đi, rơi vãi xuống chút ánh sáng hiếm hoi. Một màu hồng nhạt bao phủ ngôi miếu cũ nát, ánh hoàng hôn nhuộm đỏ bức tượng phật tàn tạ, tựa như phật đang hiển linh !

Âm thanh của thiếu niên không có vẻ kích động, cũng chẳng ẩn chứa sự vui mừng. Giọng nói đạm mạc như dáng vẻ của hắn vậy.

Lão giả cũng không để ý điều này, lão dùng bàn tay thô to vuốt bộ râu trắng bạc của mình, cười nói :

" Tốt rồi, cậu mau ăn đi. Lúc này trời cũng đã muộn, cho dù chúng ta có tới Thiên Tinh Thành thì cổng thành đoán chừng cũng đã đóng. Đêm nay nghỉ lại đây, ngày mai chúng ta lại lên đường ".

Một đêm cứ thế trôi qua, đến giữa trưa ngày hôm sau ba người họ cũng đã vào thành.

Nơi này không còn tịch mịch, chẳng thấy cũ nát. Chỉ có sự phồn hoa cùng náo nhiệt.

Khắp nơi chỉ có những địa phương hoan lạc, thi lâu, nhã các. Đi trên đường phố giữa cái nắng chói chang vẫn có thể nghe được tiếng đàn sáo, tiếng cười khúc khích của ca nữ cùng âm thanh ngâm thơ vịnh xướng của các thi nhân mặc khách.

Bước đi trên con đường bằng đá xanh, ba ông cháu đi xuyên qua không ít phố lớn ngõ nhỏ. Phải mất một khoảng thời gian ông lão mới kiếm được một khách điếm rẻ tiền.

Sau khi ăn xong mấy cái bánh ngô để giải quyết bữa cơm trưa.Từ Khiêm, chính là tên của lão nông phu tốt bụng, lão nói với thiếu niên :

" Nam Mộng, cháu cùng Liên nhi ở lại đây.Ta có chút việc phải đi ra đây một chút. Cháu đừng nên đi đâu, lạ nước lạ cái, rất dễ đắc tội người ".

Dựa theo biểu hiện của Từ Khiêm mà Nam Mộng đã thấy. Hắn đoán đây cũng không phải lần đầu lão đến Thiên Tinh Thành, nên Nam Mộng không nói gì nhiều mà gật đầu :

" Từ gia gia yên tâm, Tuyết Liên muội có cháu chăm sóc, cháu sẽ không để xảy ra chuyện gì ".

Từ Khiêm vừa lòng gật đầu, sau đó ông quay sang nữ đồng ngồi bên cạnh căn dặn :

" Cháu nhớ phải nghe lời Nam Mộng ca ca, khi ông chưa trở về cháu không được phép chạy loạn "

Từ Tuyết Liên ngoan ngoãn gật đầu :

" Gia gia yên tâm, Liên nhi rất ngoan, sẽ không đi lung tung đâu "

Sau khi tiễn Từ Khiêm ra khỏi cửa, Nam Mộng bèn ngồi xuống bàn hỏi Từ Tuyết Liên :

" Muội có biết gia gia đi đâu không ?".

Từ Tuyết Liên nhanh chóng lắc đầu :

" Muội không biết, gia gia không nói, nhưng muội thấy thỉnh thoảng gia gia lại thở dài ".

Nam Mộng không khỏi thầm khen cô bé tinh tế. Một nữ hài mới chỉ bảy tám tuổi đầu đã biết quan sát nét mặt của người khác như vậy. Nếu như được ăn học đàng hoàng, hơn phân nửa cũng chẳng kém các tài nữ hay tiểu thư khuê các của các đại gia tộc.

Nam Mộng không nói về chuyện này nữa mà cùng cô bé nói sang chuyện khác.

Cô bé tuy rằng khá thông minh nhưng vẫn chưa giũ bỏ được ngây thơ thiếu sự trải nghiệm cuộc đời. Bất quá sau những phen bồi hồi giữa sinh và tử suốt mấy năm qua, lúc này được trò chuyện với nữ hài thanh thuần như vậy cũng có được cảm giác rất khuây khỏa.

Chưa đến một canh giờ Từ Khiêm đã trở về. Nhưng nét mặt của ông không được tự nhiên như thường, tràn ngập tâm sự.

Đến lúc tối đợi khi Từ Tuyết Liên đã ngủ say Nam Mộng mới hỏi ông lão :

" Gia gia, ông có chuyện gì khó xử sao, sao có vẻ buồn rầu như vậy ?".

Từ Khiêm là người nông quê, giản dị, chất phác. Trong nội tâm có gì thì hầu như đều biểu hiện lên cả nét mặt. Từ Khiêm không muốn đứa cháu nuôi còn nhỏ tuổi này phải lo lắng, nên ông nói :

" Cháu đừng để ý, chỉ là một chút việc vặt. Cháu mau đi ngủ đi, ngày mai chúng ta về nhà ".

Nam Mộng không để ý lời lão nói, hắn truy hỏi :

" Có chuyện gì gia gia cứ nói ra. Hiện tại cháu cũng là một thành viên trong gia đình, cháu không dám nói mình có thể trở thành trụ cột trong gia đình, nhưng tối thiểu vẫn có thể chia sẻ chút gia sự với gia gia mà ".

Từ Khiêm trầm tư suy nghĩ. Cũng phải, cũng nên để đứa cháu nuôi này gánh một phần tránh nhiệm gia đình. Cái tuổi của nó cũng đã biết suy nghĩ rồi. Dù sao những đứa trẻ có cuộc sống khổ cực hay trưởng thành trước tuổi.

Từ Khiêm với tay rót một chén trà cho mình, sau đó lão mới chậm rãi nói :

" Vụ lúa vừa rồi do hạn hán mà phải thất thu, số lúa giống cho kỳ này không đủ nên ta phải đi vay người khác ít tiền để bù vào. Nhưng năm nay thời tiết cũng không được tốt, mưa nắng thất thường. Dựa vào kinh nghiệm trồng lúa hơn chục năm của ta, năm nay cũng có thể chẳng khác năm trước bao nhiêu. Mà ta lại vay của người khác quá nhiều rồi, nợ cũ chưa trả, nếu đi vay tiếp chưa chắc người ta đã cho mượn..."

Nói tới đây Từ Khiêm không kìm được thở dài, lão nhấp một ngụm trà rồi nói tiếp :

" Lần này ta không thể không vác bộ mặt già nua này đi nhờ vả họ hàng. Đây cũng là mục đích mà lần này ta tới Thiên Tinh Thành..."

Lão giả lại ngừng lại, dường như sự việc rất khó nói.

Nam Mộng gật đầu, sau đó giục ông :

" Gia gia nói tiếp đi, rốt cuộc kết quả thế nào ?"

Từ Khiêm nhẹ lắc đầu :

" Người ta tới mượn tiền lần này là người em họ chỉ kém ta ba tuổi. Nó có đứa con trai làm kinh thương rất phát đạt. Cũng vì viết đứa em họ này làm ăn dư dả nên ta mới dám mở lời tới vay chút tiền. Nhưng là...khi ta còn chưa được mời vào cửa thì đã có một gia nô đi ra ném năm lượng bạc trước mặt ta, sau đó hắn bảo ta mau về đi, hiện tại lão thái gia không có nhà..."

Nam Mộng bất giác phát sinh tiếng thở dài. Hắn cũng không lạ gì cảnh này, nhân sinh bách thái. Kẻ khoan dung rộng rãi, người hẹp hòi keo kiệt cũng không hiếm lạ. Nhất thời Nam Mộng cũng không biết nói gì cho phải.

Nam Mộng chỉ biết an ủi Từ Khiêm vài câu :

" Gia gia không cần quá lo lắng. Từ nay có cháu đây rồi, cháu sẽ phụ giúp gia gia một tay, mọi chuyện rồi cũng sẽ tốt đẹp thôi ".

Từ Khiêm không nói gì thêm, chỉ nhẹ lắc đầu. Lão lại lâm vào suy tư tìm biện pháp giải quyết tình cảnh trước mắt.

Nam Mộng cũng biết những lời nói của mình chỉ có tác dụng về mặt tinh thần, còn về trên phương diện thực tế thì lại chẳng có chút ý nghĩa nào. Hắn nhẹ đứng dậy đi tới bên cạnh cửa sổ, mở ra.

Ánh trăng như nước, mềm mại mà mông lung như một người từ mẫu đang ru ngủ đứa con của mình. Trên tinh không vô ngần rất yên tĩnh, chỉ có những vì sao đang lấp lánh. Tương phản hoàn toàn với chốn hồng trần đầy những lo toan trăn trở.

/36

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status