Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 325 - Khéo Gặp

/345


Trong lúc thi, từ hiệu phòng đến Long Môn được phong tỏa, Long Môn chưa đến giờ Thân bắn pháo báo hiệu tuyệt đối sẽ không mở ra, đành phải ở bên trong này dùng tấm ván gỗ làm cầu bập bênh, đặt tử thi một bên, một bên dùng sức để đè xuống, làm cầu bập bênh xoay mình bắn lên, tử thi liền bay ra ngoài tường, bên ngoài tự có người nhặt xác.

Gần mười ngàn thí sinh, tuổi gần thất tuần cũng có, cuộc thi lại khẩn trương, những trường hợp đột tử thật sự không còn ngạc nhiên. Trương Nguyên lắc đầu đi ra ngoài, thật là cả quốc gia điên cuồng vì khoa cử, kéo dài bốn trăm năm, ngày càng nghiêm trọng, không phải vì ham học hỏi chứng đạo, mà chỉ vì công danh lợi lộc, thầm nghĩ: Ta cũng vậy, ta chính là muốn thông qua khoa cử để lên làm quan”.

...

Thi xong tràng thứ hai, bảy phần chế nghệ của tràng đầu tiên cũng đã gửi đến các phòng, án trên chu quyển này có đóng dấu lục sinh, đọc đúng tính danh của thí sinh, đây là trách nhiệm xác thực danh tính, mặc quyển của thí sinh lại ở chỗ ngoại liêm.

Dịch , thư , thi , lễ , xuân thu được phân phòng chấm bài , dịch năm phòng, thi năm phòng, bởi vì thí sinh lấy kich dịch và thi làm kinh gốc nhiều nhất, thư ba phòng, lễ và xuân thu mỗi cái một phòng. Chiều ngày mười hai tháng tám, bảy quyển chu cuốn của Trương Nguyên được đưa đến xuân thu phòng, phòng quan làchỗ quen biết, tri huyện Dương Liên, có Gia Hưng phủ học Vương giáo thụ là duyệt quyển quan, Cù Châu học Trần Học Chính và huyện Dư Diêu học Cố giáo dụ. Phòng quan Dương Liên bảo ba vị học quan phải chăm chỉ chấm bài thi, không được chỉ nhìn phá đề rồi hạ lời bình qua loa, bảy phần chế nghệ nhất định phải chấm từng câu từng chữ mới được, để tránh thất thoát nhân tài.

Ba vị học quan âm thầm kêu khổ, xuân thu chỉ an bài một phòng, năm nay thí sinh lấy kinh gốc xuân thu cũng không ít, có hơn bảy trăm người, mỗi người bảy phần, tổng cộng không dưới một triệu hai trăm ngàn chữ, muốn bọn họ xem từng câu, chắc mù mất, tuy nhiên, học quan luôn luôn vất vả, nhập bố làm khảo quan mỗi ngày có thức ăn, rượu ngon, cho nên còn có chút thích thú, vậy nên phải chăm chỉ một chút thôi.

Trương Nguyên nộp bài thi sớm, đánh số lại gần cuối, khi Cố giáo dụ đọc thấy phá đề của bài thi này viết rằng Canh trưng quân tử chi sở úy, do thiên mệnh nhi kiêm cập chi dã , tỏ vẻ rất tán thưởng, xem từng câu chữ, phê viết: Nhận lý tinh xác, phu từ thuần nhã, bình chính trung hữu nhân nan cập chi xử, nghi quan bản phòng , liền đề cử lên cho phòng quan Dương Liên.

Ngày mười bốn tháng Tám sau giờ ngọ, trong phòng chấm thi Xuân thu kinh , kỳ thi hương khoa Ất Mão của Chiết Giang, phòng quan Dương Liên đang chấm bài thủ tràng tiến quyển mà ba vị thẩm duyệt quan đưa tới. Theo lẽ thường thì đọc qua một lượt lời bình của mạt học quan trước, sau đó bắt đầu đọc kĩ bài thi. Khi thấy Dư Diêu Cố giáo dụ phê nghi quan bản phòng , Dương Liên mỉm cười trong lòng nói:

- Bài còn chưa đọc hết, mà đã đề cử bài đứng đầu, chẳng phải làm việc quá qua loa hay sao.

Nhưng khi hắn xem hết quyển sách thủ nghệ này, thần sắc bắt đầu nghiêm trọng, xem xong một loạt sáu quyển đằng sau, vỗ đùi nói:

- Hay lắm, đầy chính khí, giọng văn lanh lảnh, tác giả xuân thu này chắc là người trung nghĩa.

Dương Liên bản kinh cũng là xuân thu , cho nên mới phải lập tức đem cho phòng quan Xuân thu kinh , điều mà người đọc xuân thu phải chú ý chính là đạo minh tam vương, phân biệt chuyện đã qua, đừng hiềm nghi, minh thị phi, dùng bốn chữ để khái quát nội dung “ thị phi phân minh . Dương Liên chính là một người như vậy. Lúc này thấy Cố giáo dụ đề cử bảy bài thi này thuần chính đại khí, chế nghệ biện lý chính xác, nhất là xuân thu đề chế nghệ của bài thứ tư, khiến hắn xúc động than thở, lập tức gọi Cố giáo dụ tới hỏi bài thứ hai đã đưa tới chưa? Cố giáo thụ nói vừa mới đưa đến, Dương Liên liền bảo Cố giáo dụ tìm ra và cùng Nghi quan bản phòng quyển cùng đánh số bài thi thứ hai, xem xong, nói ngay:

- Người thứ ba này không cần xem nữa người này chính là quán quân của xuân thu phòng.

Cố giáo dụ mừng rỡ, nếu Phó chủ khảo và chủ khảo không có dị nghị gì thì bài thi của thí sinh này sẽ đứng đầu khối đề xuân thu kinh. Bài thi là chính Cố giáo dụ đề cử lên, tuy rằng duyệt quyển quan không có địa vị, không giống như phòng quan và chủ khảo quan có thể nhận môn sinh, nhưng tóm lại cũng là vinh quang của hắn.

Dương Liên bảo Cố giáo thụ bình luận bài thi thứ hai rồi, sau đó hắn cũng ở phía sau viết vài lời bình, rồi xếp cả bảy bài thi lại, cho vào bao giấy viết lên trên ba chữ Đầu danh quyển”, rồi để sang một bên.

Cố giáo dụ thật cẩn thận hỏi:

- Dương huyện tôn coi trọng mấy bài thi này như vậy, vì sao không đưa tới chỗ Phó chủ khảo?

Dương Liên khẽ mỉm cười, nói:

- Đây là áp quyển chi tác, nghi phóng tại tối hậu, hơn nữa đợi tam tràng thi xong, mới thận trọng đưa đầu danh quyển lên.

Cố giáo dụ vâng vâng đồng ý. Lui về phòng tiếp tục chấm bài thi.

...

Trương Nguyên không biết phòng quan của hắn sẽ là Dương Liên tiếng tăm lẫy lừng. Hắn bây giờ đã xóa hết những ý nghĩ vớ vẩn, toàn tâm tập trung cuộc thi. Mười lăm tháng tám, tràng thứ ba, vẫn là canh ba sưu kiểm vào bàn, thiêm thiếp một lát. Bình minh phát đề rồi bắt đầu viết văn. Ba đề sách luận, đặt câu hỏi cho thí sinh phân biệt kinh học, sử sự, thời sự, sách luận. Đầu tiên hỏi Bát Quái Khởi Nguyên, mở đầu Trương Nguyên nói:

- Thánh nhân chi tác kinh dã. Bất di hồ giáo, nhi vị thường ỷ vu sổ.

Nho giả chi thuyết kinh dã, quý y hồ lý, nhi bất khả giám hồ lý. Cái thiên hạ chi sổ mạc phi lý dã, thiên hạ chi lý mạc phi thiên dã. Thánh nhân mặc khế hồ thiên,

tự năng minh thiên hạ chi đạo.

Nhẹ nhàng lưu loát, một hơi viết xong một bài sách luận hơn ngàn chữ, hành văn liền mạch,Bài sách luận này mới là thời điểm chân chính để thể hiện học thức. Rất nhiều thí sinh ngày thường chỉ đọc bát cổ, còn lại hoàn toàn không biết gì cả, khi làm sách luận chỉ có điều nói bậy, nhưng bởi vì khoa trường chỉ coi trọng bảy quyển thủ nghệ. Duyệt kiểm quan sau khi xem bài thi triệu chữ, đầu váng mắt hoa. Sách luận tràng thứ ba cơ bản không thể xem được, nhưng Trương Nguyên phải trước sau vẹn toàn, hắn cũng có tinh thần làm bốn đề sách luận tinh tường trôi chảy.

Hoàng hôn buông xuống, Trương Nguyên nộp bài thi, bước tới Long Môn. Cuối cùng thì đã thi xong, hắn đã đem hết tâm lực làm bài thi, còn kết quả như thế nào tạm thời vứt qua một bên. Hôm nay là tiết Trung thu, về thuyền ăn Trung thu, không say không nghỉ. Lúc đi qua Minh Viễn lầu, thấy trên lầu giăng đèn kết hoa, mùi rượu toả khắp, các khảo quan cũng chuẩn bị ở Min Viễn lầu uống rượu ngắm trăng làm thơ đây.

Vừa ra khỏi Long Môn, Mục Chân Chân chạy lúp xúp tới nghênh đón, vui vẻ nói:

- Thiếu gia, cuối cùng đã thi xong.

Vừa nói vừa cầm lấy lều chõng trong tay Trương Nguyên.

Trương Nguyên cười nói:

- Đúng vậy đấy, cuối cùng đã thi xong, không còn việc gì rồi.

Tùy tùng của Trương Đại Tố Chi tiến lên hành lễ với Trương Nguyên, Trương Nguyên có chút hiếu kì Tố Chi sao cũng tới, Tố Chi chân nhỏ, không đi được đường xa, hai tràng trước đều ở trên thuyền chờ.

Ở trước quảng trường Long Môn chờ một hồi, Trương Đại, Kỳ Bưu Giai lục tục đi ra, bộ dạng đều thoải mái, phấn khởi bừng bừng. Trương Đại là biết đùa nhất, đề nghị đi Tây Hồ uống rượu đón Trung thu, mọi người đều nhiệt liệt hưởng ứng. Từ mùng chín đến mười lăm, trong lòng lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên, bây giờ là nên vui đùa thỏa thích một chút, vả lại hôm nay thời tiết sáng sủa, mười lăm trăng tròn đã lên bên kia sông Tiền Đường.

Kỳ Bưu Giai nói:

- Đợi tiểu đệ về thuyền tắm rửa thay quần áo.

Hắn ở “thỉ hiệu” thi cả tam tràng, tự biết xấu hổ.

Trương Đại kéo Kỳ Bưu Giai lại nói:

- Đi cùng đi, chớ trì hoãn, đợi đệ về thuyền tắm rửa rồi quay lại thì trời sáng mất.

Từ trường thi Hàng Châu đến Đoạn kiều Tây Hồ khoảng bốn, năm dặm. Lai Phúc đi mướn mấy chiếc kiệu có mái che, Trương Nguyên muốn đi bộ, vì thế kiệu đi đằng kiệu, người đi bộ cứ đi bộ, cười cười nói nói, ra Tây Môn Hàng thành đi tới Đoạn kiều bờ bắc Tây Hồ. một đường nhưng nghe thấy trống đánh không dứt, thanh ca hát bên tai, đi tới mé ngoài đoạn kiều, chỉ thấy du khách rất đông, trên hồ lâu thuyền tiêu trống, nga quan thịnh tiệc, lửa đèn, thanh âm và ánh sáng cùng hòa vào nhau. Lâu thuyền phần lớn chỉ lững lờ ở gần bờ , thưởng nguyệt và bóng trăng trong hồ nước, ngắm cảnh bên hồ và du khách.

Trên bờ người nhàn rỗi cơm no rượu say, túm năm tụm ba, hát vô khoang khúc, thấy lộ đài trên lâu thuyền có danh oa khuê Tú Hoàn Tọa liền chen đến bên bờ xem, những người này không phải ngắm trăng, chủ yếu là nhìn người.

Lúc này ước chừng là cuối giờ dậu sang đầu giờ tuất, Đoạn kiều chen chúc toàn người, sào đụng sào, thuyền chạm thuyền, kiệu phu phu xe, người chờ trên bờ, lại có sai dịch quát, quân sĩ giơ cao đuốc, rất nhiều người la hét muốn thuê thuyền du hồ, đến lúc này làm sao còn mướn được thuyền nữa, Nghê Nguyên Lộ nói:

- Đáng tiếc, đành phải đi ven hồ rồi.

Trương Đại cười nói:

- Đi theo ta.

Hắn dẫn mọi người vòng quanh hồ đi một đoạn tới chỗ nấm mồ Nhạc Vương, đến dưới đình Ngọc Liên, hàng liễu dài, lâu thuyền tụ lại, Ngọc Liên đình còn gọi là Lãm Chu đình, người du hồ đều mua thuyền vào hồ từ đây, lúc này đèn đuốc sáng trưng, ồn ào náo động như chợ, nhưng lâu thuyền đỗ bên bờ tuy nhiều nhưng đều đã có chủ.

Trương Đại cười, dẫn đầu đoàn người đi thêm tầm hơn mười trượng, ở một góc hồ nước, đúng là nơi tịch mịch, nơi này vắng ngắt không có du khách, lại có một thuyền hoa lặng lẽ đậu bên hồ, đầu thuyền hai ngọn đèn lồng hắt ánh sáng đỏ xuống hồ nước u ám vắng vẻ, thuyền gia kia ở đầu thuyền trông thấy Trương Đại đi tới, lập tức đứng dậy hô:

- Trương tướng công đến rồi.

Rất nhanh, trên thuyền có bốn ngọn đèn được thắp sáng lên, chiếu sáng mấy trượng, hồ nước u bích gợn sóng.

Nghê Nguyên Lộ vui vẻ nói:

- Tông Tử đã sớm chuẩn bị du thuyền nữa cơ à, lẽ nào thuyền này đã đặt trước.

Trương Đại đắc ý nói:

- Phòng ngừa chu đáo, nếu đợi thi xong tam tràng mới ra tìm thuyền, thì chỉ có thể nhìn người khác vui vẻ họa thuyền tranh ca, đời ta ở bờ thì làm gì được.

Người hầu Năng Trụ đột nhiên từ trong khoang đi lên đầu thuyền, cười ngây ngô nói:

- Tông Tử thiếu gia thi tràng thứ hai xong sai Năng Trụ đến hồ mướn thuyền, chờ các tướng công đến.

Mọi người đều vui mừng, lần lượt lên thuyền, Mục Chân Chân đỡ Tố Chi lên thuyền.

Trương Nguyên thầm nghĩ: Đại huynh thực sự rảnh rỗi. Khoa khảo gấp rút như vậy, vẫn còn nghĩ đến đêm trung thu phải du hồ. Phần thong dong thanh thản này cũng coi như khó có được, đây mới là trong xương tủy đã có máu ngoạn gia. Nói:

- A, thuyền gia này nhìn rất quen.

Thuyền gia trên thuyền hoa nghe thấy, chắp tay trước ngực cười nói:

- Hai vị Trương tướng công. Lần trước ra giữa hồ xem tuyết cũng là thuyền của tiểu nhân ạ.

Trương Nguyên cười nói:

- Tốt lắm, khách quen rồi.

Tiểu thuyền hoa này dài khoảng bốn trượng, bảy vị tú tài cùng Trương Nguyên cùng cả mười mấy người hầu ngồi ở bên trong vẫn còn rộng, một chiếc bàn tám chỗ ngồi, ghế bành xếp vòng quanh. Trên bàn, rượu và đồ nhắm, trái cây được chuẩn bị, đều rất đẹp mắt. Trái cây có cam Nam Mân, mật quất Đường Tê, phương thị Tiêu Sơn, còn có nho, hạt dẻ, dưa hấu đương nhiên không thể thiếu. Trung thu là hội dưa hấu mà, rượu có Tô Châu tam bạch tửu, Thiệu Hưng đậu tửu, Dương Châu tuyết tửu,mỗi loại một bình. Đồ nhắm có bào ngư, cá khô, chim sẻ, rau rút, mầm hẹ, cua đồng, sò...

Trương Đại nói:

- Tối nay không được nói đến chuyện trong tràng thi. Người vi phạm sẽ bị phạt rượu.

Chu Mặc Nông nói:

- Tông Tử nói đúng, lúc này nghĩ đến mấy bát cổ bài văn là thấy buồn nôn.

Thuyền gia kia cũng góp vui:

- Các vị tướng công lần này tất nhiên sẽ đỗ cao, sau này sẽ là phủ tôn, huyện tôn, không cần đi học nữa.

Mọi người đều cười to.

Thuyền hoa từ từ ra giữa hồ. Đâu đâu cùng thấy du thuyền qua lại, tiếng sanh ca hợp tấu. Trúc nhục tương phát, lanh lảnh dưới ánh trăng, những lá sen xanh vàng trong hồ vẫn tỏa hương thơm ngát.

Thuyền hoa vòng qua phía tây của Cô Sơn, lúc đi qua dưới cầu Tây Linh , Trương Đại ngâm:

- Sổ thanh ngư địch tri hà xử, nghi tại tây linh đệ nhất kiều

Chỉ vào Tây Linh kiều nói với Trương Nguyên:

- Giới Tử, năm trước Vương Tu Vi ở Đoạn kiều lên thuyền, là ở bên bờ Tây Linh kiều này, Yến Khách còn đuổi theo lên bờ, lại bị ngã, ha ha.

Trương Nguyên mỉm cười, hồi tưởng lần đó tình cờ gặp mặt ở Đoạn kiều, Tu Vi bố bào trúc trượng, như Hằng Nga giáng trần, đó thật là một sự khởi đầu tốt đẹp, Tu Vi ở Thanh Phổ có khỏe không, cũng thật khó cho cô học Long Môn trướng kia.

Mục Chân Chân đột nhiên A một tiếng, vin vào lan can thuyền hoa ngóng nhìn về phía Tây Linh kiều.

Lúc Trương Nguyên nhìn lên, thấy một con thuyền tinh xảo, một mỹ nhân trang điểm đẹp đứng ở mũi thuyền, trên bờ mấy nam tử đang từ ván bước lên thuyền. Danh kỹ trên thuyền Tây Hồ này là Yêu Cơ, thường thường mang thư họa trà tửu, khách nhân vừa đến, thì mới mang ra, yên ba mờ mịt, qua mười ngày không quay lại, có thể coi là ôn nhu hương, động tiêu tiền.

Chu Mặc Nông thấy mỹ nhân đầu thuyền dưới đèn tha thướt kia thanh tao, khôngkìm nổi, nói:

- Đời ta chỉ uống rượu thì có gì thú vị, gọi mấy cô ca kỹ náo nhiệt một chút mới vui.

Thuyền gia đang chèo thuyền kia lập tức lên tiếng nói:

- Các vị tướng công muốn vời kỹ nữ uống hoa tửu sao, tiểu nhân có thể giới thiệu.

Trương Đại cười nói:

- Cái này để ngày khác đi, Hổ Tử đệ tuổi nhỏ, chớ để đệ ấy ngại.

Kỳ Bưu Giai mới mười bốn tuổi nghe Trương Đại vừa nói như vậy, tuy rằng mặt rất nghiêm túc như vậy nhưng hai gò má đã đỏ bừng rồi.

Hoàng Tôn Tố làm người đoan chính, không thích du ngoạn cùng kĩ nữ, nói:

- Ta thấy uống rượu ngắm trăng vẫn là hay nhất.

Mục Chân Chân tới gần Trương Nguyên, thấp giọng nói:

- Thiếu gia, tiểu nữ nhìn thấy bên kia có người giống đại nhi tử của Đổng Kỳ Hưng, giờ lên thuyền rồi, không thấy được.

- Đổng Tổ Nguyên!

Trương Nguyên nhíu mày, nhãn lực của Chân Chân vô cùng tốt, chắc có lẽ không nhìn lầm, cả nhà Đổng Kỳ Hưng không phải dời tới kinh thành rồi ư, Đổng Tổ Nguyên tại sao lại xuất hiện ở Hàng Châu, lời đồn nhất triều bình bộ thượng thanh thiên kia chẳng lẽ thật sự là do Đổng thị gây nên?

Trương Đại thấy Trương Nguyên thần sắc khác thường, lại hỏi:

- Giới Tử, chuyện gì vậy?

Lúc này thuyền hoa của bọn Trương Nguyên đã đi qua đê hướng nam Cô Sơn Duyên Tô, chiếc thuyền bên Tây Linh kiều kia cũng chậm rãi rời bờ đi nhanh tới.

Trương Nguyên chỉ tay nói:

- Đổng Tổ Nguyên hình như ở trên thuyền bên kia.

Trương Đại sửng sốt, nói ngay:

- Nói như vậy tảng đá bọc vải đêm đó quả thật là âm mưu của Đổng thị?

Trương Nguyên cười lạnh nói:

- Cha con Đổng thị muốn gậy ông đập lưng ông, chúng ta đây phải mượn cơ hội này trả thù.

Gọi nhà đò tới hỏi có nhận ra mỹ nhân trên thuyền bên kia?

Nhà đò lắc đầu nói:

- Hồ này kỹ nữ trên thuyền rất nhiều, tiểu nhân làm sao nhận ra được, tuy nhiên con thuyền này cực tinh xảo, giống như thuyền của nhạc vương phần hậu Từ thị nữ.

Trương Nguyên hỏi

- Là con gái của Tô Châu Từ Quý Hằng sao?

Thuyền gia liên tục gật đầu nói:

- Đúng, đúng, chính là con gái của Từ Quý Hằng, tên An Sinh, người đẹp lại thông minh, đa tài đa nghệ, toàn kết giao với Giang Nam danh sĩ, ở vùng Tô Châu, Hàng Châu, rất có tiếng.

Trương Nguyên thầm nghĩ:

Tu Vi lần trước rời khỏi Sơn Âm, khi đi qua Hàng Châu chính là nghỉ chân ở chỗ Từ An Sinh này. Liền bảo thuyền gia chèo thuyền chậm rãi để thuyền đằng sau kia đuổi kịp, lại kêu Lai Phúc đến dặn dò vài câu.

Trương Nguyên ngồi uống rượu, nghe thấy tiếng hát ở thuyền đằng sau nhẹ bay tới. Khi hai thuyền đi song song, mép thuyền cách nhau không tới một trượng, tai Trương Nguyên cực thính nghe thấy trong tiếng hát có âm thanh một người con gái nói:

- Vương Vi nửa tháng trước đến Hàng Châu, hiện đang ở ngoài Kim Môn , chỉ có điều nàng và Uông tiên sinh vừa có hiềm khích, chỉ sợ không không chịu tới gặp.

Lòng Trương Nguyên hơi hơi trầm xuống, thầm nghĩ: Tu Vi nửa tháng trước đã đến Hàng Châu. Vì sao không đến gặp ta?”

Chợt nghe thấy thanh âm của một nam tử trung niên nói:

- Không phải ta muốn gặp cô ấy, là Đổng công tử muốn gặp.

Đây là tiếng của Uông Nhữ Khiêm, Uông Nhữ Khiêm cũng ở đây trên thuyền à, tốt lắm, vậy là có thể khẳng định lời đồn “nhất triều bình bộ thượng thanh thiên là từ miệng Đổng, Uông. Đây coi như là cùng chung mối thù, cấu kết với nhau làm việc xấu.

Lập tức lại nghe thấy Đổng Tổ Nguyên nói:

- Ngươi chỉ cần nói là ngươi mời cô ấy du hồ ngắm trăng là được.

Người phụ nữ kia trầm ngâm một chút, nói:

- Vậy được rồi, tuy nhiên các ngươi không được ép buộc làm khó cô ấy. Như vậy đều làm mọi người khó chịu.

Uông Nhữ Khiêm cười nói:

- Sẽ không như vậy. Tất cả mọi người là đều có văn hóa, Đổng công tử cũng chỉ là mộ danh mà thôi, hơn nữa, Vương Vi cũng từng thăm hỏi Đổng Hàn Lâm, mà còn là do Trần Mi Công dẫn đến gặp.

Đổng Tổ Nguyên nói:

- Hồi đó ta không ở Hoa Đình, cùng hoa khôi duyên cựu viện này gặp mặt.

Uông Nhữ Khiêm cười nói:

- Kia là...

Thuyền này lướt qua chiếc thuyền của bọn Trương Nguyên rất nhanh. Tiếng nói chuyện dần xa ngút ngàn dặm không thể nghe thấy nữa, duy chỉ có tiếng tiêu vẫn từng đợt từng đợt không dứt.

Trương Đại hỏi:

- Giới Tử, Uông Nhữ Khiêm cũng ở trên thuyền đó phải không, ta nghe được âm thanh bọn họ nói chuyện rồi, dường như còn nhắc tới Vương Vi.

Trương Nguyên tâm tình có chút tồi tệ, gật đầu nói:

- Lời đồn chính là từ chỗ hai tên này mà ra rồi.

Liền sai thuyền gia đi theo chiếc thuyền kia.

Vương Bính Lân, Chu Mặc Nông mấy người cũng biết Trương Nguyên và Đổng thị và Uông Nhữ Khiêm là thù cũ, đều rất căm tức, Vương Bính Lân nói:

- Thật là quá ti tiện, lại dùng thủ đoạn hạ lưu này để hãm hại vu tội Giới Tử và Hàn Xã đồng nhân, ta nghĩ không bằng tập hợp một ít thí sinh của Hàn Xã, đi thẳng tới chỗ Vương Đề Học và Hà Phương Bá chờ lệnh, phải nghiêm trị kẻ tung tin đồn, thế nào?

Trương Nguyên nói:

- Không vội, chờ sau khi yết bảng rồi bàn tiếp.

Hoàng Tôn Tố gật đầu nói:

- Đã biết là Đổng, Uông sau lưng sai khiến, chúng ta đây dĩ nhiên từ khách thành chủ, không cần vội vã trừng phạt bọn chúng, chậm rãi dò hỏi trước, tìm được chứng cứ, đợi sau khi yết bảng rồi đánh một đòn sấm sét.

Vương Bính Lân khen:

- Chân Trường huynh túc trí đa mưu, vậy hãy để cho hai người hầu của ta và Chu huynh đi thăm dò tìm hiểu, hai người này có khả năng tốt, Đổng thị, Uông thị cũng không biết bọn họ.

Lúc này cũng không còn tâm trạng nào ngắm trăng nữa, mọi người một bên uống rượu, một bên đàm luận chuyện Hàn Xã. Thuyền hoa của bọn họ đi theo cách thuyền kia mấy trượng, trên hồ du thuyền rất nhiều, Đổng Tổ Nguyên, Uông Nhữ Khiêm cũng sẽ không nghi ngờ.

Hai cái thuyền một trước một sau đi ngang qua Tây Hồ, tới bờ đông Tây Hồ, cách chỗ đậu trên bờ mười trượng, Trương Nguyên nhìn thấy một vú già từ chiếc thuyền kia lên bờ, đi theo đường nhỏ hướng Dũng Kim Môn. Hắn liền mang theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng lên bờ, quay đầu lại bảo người hầu của Hoàng Tôn Tố cũng cùng hắn lên bờ, bốn người đứng ở dưới một gốc cây đào, cây đào chưa đến mùa rụng lá, vẫn còn lắm cành nhiều lá, bóng râm đen như mực.

Ước chừng một khắc trôi qua, như sắc trăng dưới nước, một đỉnh kiệu nhỏ đi tới từ phía Dũng Kim Môn, Mục Chân Chân nói bên tai Trương Nguyên:

- Thiếu gia, người đi theo cỗ kiệu bên kia chính là Tiết Đồng và Huệ Tương.

Trương Nguyên Ừ một tiếng, lòng hơi đau, hắn sẽ sai người hầu Hoàng thị tới ngăn cản trước khi Vương Vi lên thuyền, nhưng…

Kiệu nhỏ rèm xanh đi qua chỗ cây đào, Trương Nguyên nghe được trong kiệu Vương Vi bảo kiệu phu dừng kiệu, thấp giọng phàn nàn Tiết Đồng hai câu, Tiết Đồng đáp vâng một tiếng, liền chạy tới bên bờ, lớn tiếng hỏi:

- Từ cô cô ở chiếc thuyền nào?

Mỹ nhân người lả lướt đi lên mũi thuyền, hô:

- Tiết tiểu ca, bên này.

Tiết Đồng hỏi:

- Từ cô cô, trên thuyền còn có ai?

Mỹ nhân kia hơi chần chừ, Tiết Đồng đã nhảy nhảy lên thuyền, nhanh nhẹn vô cùng, thăm dò hướng khoang thuyền vừa thấy, lập tức kêu to lên:

- Từ cô cô gạt người!

Trừng mắt nhìn mỹ nhân kia một cái, chạy như bay rời thuyền, đến bên kiệu nhỏ lớn tiếng nói:

- Vi cô, Từ cô cô lừa gạt người, trên thuyền có vài nam tử, tiểu nhân nhận ra được một người trong số đó là Huy Châu Uông tiên sinh, đúng, chính là cái tên Uông tiên sinh đó.

Ngồi trong kiệu nhỏ rèm xanh, Vương Vi Hừ một tiếng, lập tức ra lệnh hồi kiệu, kiệu phu là cô mướn, theo lời quay đầu kiệu, vú già của Từ thị nữ ngẩn người đứng đó, không biết làm thế nào cho phải.

Uông Nhữ Khiêm và Đổng Tổ Nguyên lúc này đều đứng ở đầu thuyền, Uông Nhữ Khiêm không nói lời nào, hai tay bắt vào nhau chỉ cười lạnh, Đổng Tổ Nguyên xếp quạt vỗ ngực BA~ BA~ vang, oán hận nói:

- Tiện tỳ vô lễ, nếu không phải nơi đây người đông, ta sẽ cho người tóm cô lên thuyền. Một kỹ nữ khúc trung mà lại dám làm càn như thế ư, ỷ vào tên tiểu tử Trương Nguyên à, cô ta vẫn còn chưa đổi họ sao?

Câu cuối này là hỏi mỹ nhân Từ An Sinh kia.

Từ An Sinh nghe Đổng Tổ Nguyên nói như vậy, cảm thấy không vui, thản nhiên nói:

- Không phải có tin đồn sau khi Trương Nguyên trúng cử sẽ nạp Vương Vi làm thiếp ấy ư, đến lúc đó tự nhiên cô ta sẽ đổi họ.

- Trúng cử.

Đổng Tổ Nguyên cười lạnh nói:

- Ngươi thực sự nghĩ rằng hắn là tên đại tài tử tài trí hơn người ư, nói trúng cử là trúng cử!

Uông Nhữ Khiêm cũng là cười lạnh.

Từ An Sinh khẽ lắc đầu, ngầm hối hận tối nay đã đồng ý vì Đổng Tổ Nguyên mà hẹn Vương Vi, xem ra Đổng Tổ Nguyên này rắp tâm làm chuyện xấu, than nhẹ một tiếng, bảo người lái đò hồi thuyền hướng tây.

...

Hai kiệu phu khiêng chiếc kiệu nhỏ đi nhanh như bay, Tiết Đồng vẫn ổn,vẫn theo kịp, tiểu tỳ Huệ Tương hết sức rồi, kêu:

- Vi cô… Vi cô…

Gần tới Dũng Kim Môn, cỗ kiệu đi chậm dần, phía sau có người đi nhanh đuổi theo, tới gần lên tiếng:

- Vi cô chờ một lát.

Tiết Đồng bỗng nhiên quay người lại, hài đồng này mười hai tuổi đầu giống con tiểu sư, hai tay chống nạnh. Thân mình hơi hơi gồng lên, quát:

- Lải nhải cái gì, ta làm sao!

Trước Dũng Kim Môn người qua người lại, người Đại Minh hiếu kỳ ham vây quanh xem, gió thổi khẽ lay động cỏ, một đám người lập tức vây lại xem góp vui.

Người đuổi theo kia vội vàng dừng bước lại, chỉ về phía sau nói:

- Trương Giới Tử Trương tướng công tới rồi.

Trong kiệu nhỏ Vương Vi vừa nghe vậy, lập tức lệnh cỗ kiệu dừng lại. Tiết Đồng cũng vui sướng bất ngờ kêu lên:

- Thật sự là Giới Tử tướng công, còn có Tiểu Vũ ca.

Chạy ra nghênh đón.

Trương Nguyên đi theo Tiết Đồng bước nhanh tới trước kiệu nhỏ , Vương Vi định vén màn trúc xuống kiệu, Trương Nguyên bước nhanh lên phía trước nói:

- Tu Vi, ngồi trong kiệu nói chuyện.

Đôi mắt đẹp của Vương Vi chợt sáng lên, lấp lánh như sao sớm, lập tức ngồi trở lại trong kiệu, hai kiệu phu nâng kiệu lên bắt đầu chạy, đám người vây xem cũng liền tản ra.

Trương Nguyên đi theo bên kiệu, nghiêng đầu nhìn cửa sổ kiệu nhỏ đẹp, màn kiệu vén lên chậm rãi, lộ ra gương mặt tuyệt mỹ của Vương Vi, tự nhiên cười nói, thanh âm ngọt ngào say đắm lòng người:

- Giới Tử tướng công, khéo gặp thật.

Trương Nguyên cười, hỏi:

- Tu Vi tại sao cô lại ở chỗ này?

Tiểu tỳ Huệ Tương nhanh mồm nhanh miệng nói:

- Giới Tử tướng công vẫn chưa biết, Vi cô đến Hàng Châu hơn nửa tháng rồi, Nhược Hi đại tiểu thư bảo Vi cô trông coi tiệm Thịnh Mĩ ở Hàng Châu.

Trương Nguyên Ồ một tiếng, vỗ một cái lên trán chính mình, thầm nghĩ: Thì ra là thế. Hỏi Vương Vi:

- Vậy cô vì sao không sớm tới gặp ta?

Vương Vi lại cười nói:

- Đã gặp rồi đấy chứ, rạng sáng mùng chín đầu tràng, Tu Vi chỉ ở ngoài cửa đông trường thi nhìn Giới Tử tướng công nhập tràng, chạng vạng xuất tràng cũng thấy, Giới Tử tướng công dường như làm bài thi được như ý, hai tràng sau tiểu nữ không tới, chuẩn bị lúc yết bảng tới gặp.

Trương Nguyên cất tiếng cười to, tinh thần vui vẻ, lúc trước nghi ngờ một ít và giờ những cái không vui đã tan thành mây khói, cảm thấy trăng tròn đầu thành kia rất sáng tỏ, nói:

- Nói như vậy nếu ta không có tên trên bảng, thi rớt rồi cô sẽ không gặp ta?

Trong kiệu cô nàng ha ha cười, nói:

- Tiểu nữ sẽ đợi ba năm, tiểu nữ có thể đợi, nhưng sợ Giới Tử tướng công không chờ được, cho nên khoa này không thể không trúng.

Trương Nguyên cười to, một lúc lâu sau dừng cười nói:

- Nàng biết không, vừa rồi ta đứng ở dưới gốc cây đào lớn bên bờ sông kia, nhìn xem cô có bị mắc mưu hay không.

Vương Vi A một tiếng, hỏi:

- Nếu tiểu nữ bị lừa lên thuyền thì sao?

Trương Nguyên nói:

- Vậy thì sẽ nhất quyết trói đưa về dùng gia pháp.

Vương Vi nghe sự âu yếm trong giọng nói của Trương Nguyên, hai chữ gia pháp tại sao làm cho lòng cô vui đến thế, ngoài miệng vẫn khẽ Hừ một tiếng, nói:

- Tiểu nữ đâu ngu xuẩn vậy, dễ dàng mạo muội lên thuyền của Từ An Sinh, Từ An Sinh thật là…

Không nói tiếp nữa.

Trương Nguyên nghiêm mặt nói:

- Tu Vi vẫn có chút liều lĩnh, nếu như Từ An Sinh kia không có ý tốt, dùng khoang thuyền trống dụ dỗ cô đi lên trước, khi đó muốn mang cô đi đâu cô làm sao mà chống lại được, cô phải biết rằng, đứa con cả của Đổng Tổ Nguyên Đổng Kỳ Hưng ở trên thuyền kia, là hạng người điên rồ.

Vương Vi thầm nghĩ: Vương Vi mình cũng không phải là người phụ nữ tay trói gà không chặt, hơn nữa Từ tỷ tỷ cũng không phải loại người như vậy, lần này chắc là bị Uông Nhữ Khiêm lừa gạt rồi. Miệng nói:

- Giới Tử tướng công nói đúng, Tu Vi đã biết.

Hỏi:

- Giới Tử tướng công sao lại trùng hợp như vậy đúng lúc gặp được bọn họ?

Trương Nguyên nói:

- Ở Tây Linh kiều, Đại huynh nói với ta chuyện năm trước cô lên thuyền đến Tây Linh kiều, liền thấy Đổng Tổ Nguyên lên thuyền, lại nghe được bọn họ dụ cô lên thuyền, nên mới đi theo đến, anh hùng cứu mỹ nhân mà.

Vương Vi cười, bỗng nhiên nói:

- Giới Tử tướng công, Uông Nhữ Khiêm kia và Đổng Tổ Nguyên ở cùng nhau?

Trương Nguyên biết Vương Vi nghĩ tới điều gì, xem ra lời đồn “ nhất triều bình bộ thượng thanh thiên” truyền thật rộng, khẽ mỉm cười, nói:

- Tu Vi thông minh, việc này ta sẽ điều tra minh bạch, giờ cô đưa ta đi xem cửa hàng Thịnh Mĩ chi nhánh Hàng Châu đi.

Quay đầu dặn dò người hầu Hoàng thị kia về thuyền báo tin, nói hắn sẽ quay lại thuyền muộn một chút.

Mục Chân Chân và Vũ Lăng cùng Trương Nguyên đi theo kiệu của Vương Vi vào Dũng Kim Môn, chi nhánh Thịnh Mĩ ngay bên cạnh Vạn Tiên kiều đi vào Dũng Kim Môn, mặt tiền có ba gian, khoảng hai tầng, trong ngoài tam tiến, khoảng một mẫu có lẻ, giá bốn trăm tám mươi lượng bạc, toàn bộ do Vương Vi một tay xử lý, cùng đi có một người hầu Lục thị, một nhà bốn người trợ giúp cho Vương Vi, thấy Trương Nguyên, vô cùng vui vẻ đến bái kiến, Diêu thúc cũng đi ra chắp tay trước ngực chào.

Vương Vi đi trước dẫn Trương Nguyên qua phòng ngoài đi vào nội viện, nói:

- Gian thứ hai này sẽ làm nhà kho, Nhược Hi tỷ tỷ nói rằng tháng sau tỉ ấy sẽ đích thân đưa một thuyền tơ lụa và vải vóc tới Hàng Châu, khi đó tiệm này sẽ chính thức khai trương.

Trương Nguyên nói:

- Tốt lắm, tỷ tỷ bây giờ là người rất bận rộn rồi, chồng tỷ ấy cũng đi Nam Kinh tham gia thi hương sao?

Vương Vi nói:

- Vâng, đầu tháng trước khởi hành rồi.

Khi nói chuyện, đi vào gian thứ ba, là một sân nhà lớn, một tòa lầu nhỏ xếp theo hình tam giác, bên sân nhà có một cái bàn tròn nhỏ, ánh trăng theo hình chữ nhật của sân nhà trên từ trên trời chiếu xuống, có thể nhìn thấy rõ trên bàn có dưa hấu, đồ ăn, trái cây và bánh Trung thu, còn có một bầu rượu, dường như là Thiệu Hưng đậu tửu, một tỳ nữ ngồi bên cạnh ngủ gà ngủ gật, nghe thấy động tĩnh, giương mắt nhìn thấy Vương Vi và Trương Nguyên, vừa mừng vừa sợ, vội vàng đứng dậy, cúi chào Trương Nguyên nói:

- Giới Tử thiếu gia sao tới được đây!

Trương Nguyên nhận ra tỳ nữ này tên là tiểu Đào, là tùy tùng của Nhược Hi tỷ tỷ, hẳn là tỷ tỷ thấy bên cạnh Vương Vi có ít người nên bảo tùy tùng này đến giúp đỡ Vương Vi.

Trương Nguyên ngồi xuống bên bàn tròn, mỉm cười nói:

- Tu Vi một mình ăn Trung thu ư, cần có người ăn cùng không?

Tối nay Vương Vi thấy Trương Nguyên, trong lòng cực kỳ vui mừng, nói:

- Giới Tử tướng công không ăn cùng bằng hữu trên thuyền sao?

/345

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status