Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 301 - Hoành Đao Đoạt Ái

/345


Ngày mồng hai tháng ba, Trương Nguyên, Trương Đại, Phạm Văn Nhược, Dương Thạch Hương, Văn Chấn Mạnh, Hạ Doãn Di và các xã trưởng, xã phó khác tổng cộng cả thảy là hai mươi người cùng nhau ngồi lại bàn bạc công tác phân vùng Hàn Xã. Những người này đến từ Thiệu Hưng, Tô Châu, Nam Kinh, Tùng Giang, ban đầu tổ chức thành các loại văn xã, như Tô Châu Phất Thủy Sơn Phòng Xã, Tùng Giang Kỷ xã, Côn Sơn Vân Trâm xã, Vũ Lâm Độc Thư xã, bây giờ đều thống nhất nhập cả vào Hàn Xã, còn việc xét duyệt xã viên, Trương Nguyên yêu cầu tuân thủ theo nguyên tắc: nghiêm chỉnh chớ lạm dụng, tham lam, vô liêm sỉ, ỷ quyền mà nâng đỡ người đồng hương, tuyệt không được nhập xã như vậy, phải nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc. Về mặt tổ chức, cơ bản vẫn theo như hội nghị Hoa Đình năm ngoái, gồm ba nhánh, tăng thêm trung quân, bảo vệ tổ quốc, lấy lợi ích của người dân là mục đích, để sau này có thể tránh khỏi được nhiều phiền phức.

Hàn Xã tính thị lục (sáu dòng họ Hàn Xã) do Tông Dực Thiện và Hồ Tôn Tố chịu trách nhiệm chỉnh sửa, là bản ghi chép quê quán, họ tên, năm sinh, tuổi tác cùng họ tên bạn bè của các xã viên, tổng cộng số xã viên chính thức được ghi trong đó gồm 385 người, còn lại sẽ được các xã trưởng, xã phó xem xét sau.

Mọi chuyện đã sẵn sàng, chỉ thiếu gió đông, Sơn Âm một ngày huyên náo dần trở nên yên tĩnh, chỉ còn chờ đến ngày mai Hàn Xã tụ tập lại. Trương Nguyên đang ở trên lầu hai của căn lầu gỗ cạnh sông Đầu Lao, trò chuyện không ngừng, hơn hai mươi người gồm xã trưởng, xã phó của Hàn Xã đều đang ở đây, đàm văn luận nghệ, náo nhiệt vô cùng. Bỗng Đại Thạch Đầu báo có khách đến, trình lên thiếp báo, Trương Nguyên nhận lấy xem, đây là một chiếc đơn thiếp, chứng tỏ vị khách này là đến một mình, ghi: Thảo y đạo nhân bái . Trương Nguyên giật mình, mặt trái tấm thiếp còn đề chữ, nét nhỏ, thanh lịch quyến rũ:

U tung thùy thức nữ lang thân,

Ngân phổ tiền đầu hảo vấn tân.

Triều bãi ngọc thần vô nhất sự,

Đàn biên nguyện tác tảo hoa nhân.

Bất tín tiên gia dã bất nhàn,

Bạch vân xuân loạn bích đào quan.

Hành chu ngẫu hướng trương quân dịch,

Nhất cục vị chung hoa dĩ tàn.

Trương Đại ngồi bên cạnh Trương Nguyên, nhìn những chữ được đề trên tấm thiếp, kinh ngạc nói:

- A, người nữ lang kia là từ Kim Lăng tới đây!

Trương Ngạc vội hỏi:

- Ai, ai? Vương Tu Vi?

Trương Đại cười nói:

- Không phải Vương Tu Vi thì còn ai vào đây nữa? Chẳng lẽ lại là Lý Tuyết Y.

Đang ngồi ở đây ngoại trừ Phạm Văn Nhược, Văn Chấn Mạnh, Phùng Mộng Long và một số người từng trải ra, những người khác đều dưới ba mươi tuổi, là lớp người vô cùng nhiệt huyết và phong lưu. Lần này Hàn Xã tụ tập thanh thế khá lớn, giao lưu, bình luận văn chương, cùng nhau liên hoan, nên có chút náo nhiệt, nhưng dường như thiếu một chút văn thơ, bây giờ nghe nói danh kỹ Nam Kinh đã đến, giống như Trương Nguyên, tất cả mọi người đều giật mình, đều nhao nhao hỏi han, Trương Ngạc nhanh mồm nhanh miệng, liền kể lại chuyện Vương Vi lên thuyền ở Đoạn Kiều trên Tây Hồ.

Trương Nguyên đứng lên nói:

- Tam huynh cứ từ từ nói chuyện nhé, ta đi xem một chút.

Nguyễn Đại Thành, cùng Nghê Nguyên Lộ cười nói:

- Trương Xã Thủ, chớ để tuột mất mỹ nhân, đi nhanh lên.

Trương Nguyên đi theo Đại Thạch Đầu vào tiền sảnh, thấy một người khác đang đứng trước bậc thềm, đây chính là Diêu Thúc người hầu của Vương Vi.

Diêu Thúc chắp tay trước ngực nói:

- Trương công tử, chủ nhân nhà ta đang ở trong đò ngoài Tây Quách Môn, không biết có thể mời Trương công tử dời bước đến đó hay không?

Tây Quách Môn là một trong bốn cửa sông của Sơn Âm, nơi này cách Đông Trương chừng hơn một dặm, nó nằm ngay tại bên bờ Hà phủ.

Trương Nguyên hòa nhã nói:

- Diêu Thúc từ xa tới vất vả, đã dùng cơm chưa?

Diêu Thúc nói:

- Tiểu nhân đã ăn cơm lúc ở trên đò rồi.

Trương Nguyên gật đầu nói:

- Vậy thì đi thôi.

Hắn dặn Mục Chân Chân mang một cái giỏ đựng một bộ ấm trà để tặng cho Vương Vi.

Lúc này trời đã tối đen, đêm ngày mồng hai tháng ba, mây phủ dày đặc, không trăng không sao, Vũ Lăng cầm một chiếc đèn lồng đi ở phía trước để rọi đường, gió làm chiếc đèn xoay tròn, Trương Nguyên, Mục Châu Châu, Diêu Thúc ở phía sau, bốn người dọc theo ngõ nhỏ sau phủ Học Cung bước vào phủ Hà, ngõ nhỏ này khác hẳn với ngã tư phố náo nhiệt, hai bên đường là những gia đình giàu có tường cao ngõ sâu, tĩnh lặng, có một đứa trẻ đang chơi đùa với chiếc chong chóng, ánh đèn mờ nhạt chiếu lên vách tường đá, Trương Nguyên cảm thấy có chút kỳ dị, dường như mình đang bước vào trong mộng, tại sao hắn lại có cảm giác này? Vương Vi từ Kim Lăng đến Thiệu Hưng, đương nhiên là vì hắn mà đến, tất nhiên là hắn rất vui vẻ, tuy nhiên cũng không đến nỗi giống như một loại cảm tưởng kỳ ảo như trong mộng này.

Ở bức tường cao cuối cùng của hẻm, hai bên dân cư không đều, hàng rào làm tường, cây tử đằng bò trên tường lộ ra ánh đèn nhàn nhạt, còn nghe được cả tiếng bước chân, tiếng chó sủa. Những tiếng động đó đều không làm rung động tâm tư yên lặng của Trương Nguyên lúc này, mấy ngày nay hắn đi dự tiệc tùng khắp nơi, có khi còn bận sứt đầu mẻ trán, mà tối nay vì Vương Tu Vi từ xa tới thăm, bởi vì bài trúc chi từ U tung thùy thức nữ lang thân của nàng (trúc chi từ là một loại thơ dân gian, hình thức thất ngôn tuyệt cú, lời thơ mộc mạc, giản dị, có âm điệu. Lúc đầu nói về tình yêu nam nữ, sau dùng để ca ngợi phong cảnh và con người ở từng vùng) Trương Nguyên đã cảm nhận được ý thơ đẹp đẽ trong đời sống chưa?

Đi qua mấy ngôi nhà, trước mặt chính là phủ Hà, xuôi dòng xuống phái dưới, nơi đó cách cầu Việt Vương và Tây Quách Môn không xa, một chiếc thuyền Tứ Minh Ngõa màu trắng đang đậu cạnh bờ sông, màn trúc được vén lên, ánh đèn trong khoang thuyền sáng ngời, người trong thuyền đang đánh cờ, nam có nữ có, có thể nghe được tiếng các quân cờ va chạm vào nhau giòn vang.

Trương Nguyên dừng bước, hỏi Diêu Thúc:

- Chính là chiếc thuyền này sao?

Diêu Thúc đáp:

-Vâng.

Trương Nguyên hỏi:

- Trên thuyền còn có người nào vậy?

Diêu Thúc trả lời:

- Nữ lang nhà ta đi nhờ thuyền Mao tướng công để tới đây, là Quy An Mao Chỉ Sinh Mao tướng công. Còn có bạn của Mao tướng công là Ngô Ngưng Phủ Ngô tướng công, người đang cùng nữ lang nhà ta đánh cờ chính là thị thiếp của Mao tướng công Dương Uyển, nguyên là người quen cũ quen biết khi ở Quảng Lăng.

Trương Nguyên trong lòng có chút không vui, suy nghĩ lại một chút hắn liền cảm thấy khá hơn, hắn không phải là một người hẹp hòi, hơn nữa Vương Vi có thể đi nhờ thuyền của ba huynh đệ hắn đi Kim Lăng, vì sao không thể đi nhờ thuyền của Mao tướng công tới Sơn Âm, Vương Vi vốn là uốn khúc trung nữ lang, nàng không phải là người của hắn, nàng kết giao với ai là quyền của nàng.

Trương Nguyên nói:

- Hóa ra người đó là Quý An Mao công tử, vậy phiền Diêu Thúc vào thông báo, Trương Nguyên ta mạo muội tới chơi.

Diêu Thúc nói:

- Lúc trước Mao tướng công nói, tối nay nữ lang nhà ta phải tiếp đón khách, nữ lang nhà ta chính là chủ nhân, Mao tướng quân cũng muốn được gặp mặt Trương công tử, Mao tướng quân tới đây cũng là vì việc tụ tập Hàn Xã ở Sơn Âm.

Trương Nguyên khẽ mỉm cười, thầm nghĩ: Mao Nguyên Nghi là bạn tốt của Uông Nhữ Khiêm và Đàm Nguyên Xuân, có lẽ y đã nghe người ta nói ít nhiều về tiếng xấu của ta, “lai giả bất thiện” (kẻ đến thì không thiện) nhỉ.

Diêu Thúc lên thuyền kêu một tiếng, Trương Nguyên liền nhìn vào trong khoa thuyền, mấy người trong thuyền đang yên lặng đánh cờ lập tức có phản ứng, rồi một người từ trong thuyền bước ra, chiếc thuyền lắc lư, hình như trò hay đã đến lúc thu hoạch, chính là câu Nhĩ tại kiều thượng khán phong cảnh, khán phong cảnh đích nhân tại lâu thượng khán nhĩ (Người trên cầu ngắm phong cảnh, người trên lầu đang ngắm ngươi).

Có ba nho sinh bước ra mũi thuyền nhìn về phía Trương Nguyên, người đi đầu có đội một chiếc khăn xanh, mặc áo màu xanh phiêu dật, vóc dáng người này nhỏ gầy hơn hẳn hai người phía sau, mắt của Trương Nguyên tuy không tốt, nhưng hàm răng sáng cùng đôi mắt của Vương Vi rất dễ phân biệt, cô gái này cải trang thành nam nhi chỉ như bịt tai trộm chuông (chỉ lừa được mình, không lừa nổi người), nam tử có thể có ánh mắt đẹp và quyến rũ như vậy sao?

Trương Nguyên chắp tay nói:

- Tu Vi huynh, tháng mười một năm trước, lúc từ biệt ta rất buồn, nay được gặp lại, trong lòng ta rất vui. Có thể làm quen với hai vị bằng hữu này không?

Vừa nói, hắn liền bước lên mũi thuyền.

Vương Vi thấy mình cải trang thành nam nhi, Trương Nguyên liền gọi nàng là Tu Vi huynh, trong lòng nàng có chút vui vui, chắp tay đáp lễ, rồi chào hai người Mục Chân Chân và Vũ Lăng, không chờ nàng giới thiệu hai người sau lưng, người thư sinh cao lớn mũi rộng miệng lớn đứng bên trái nàng đã bước lên trước hai bước, chắp tay nói:

- Tại hạ là Quy An Mao Nguyên Nghi, đặc biệt tới đây để được giao lưu với các nhân tài.

Trương Nguyên đáp lễ, thầm nghĩ: Nghe giọng điệu của Mao Chỉ Sinh này có chút không tốt, ta tối nay đến gặp Vương Tu Vi, không nghí rằng lại phải cùng tên Mao Chỉ Sinh này múa kiếm một phen, giống như lần trước đến đình giữa hồ ngắm tuyết gặp Đàm Nguyên Xuân, U cảnh giai nhân, lại có ác khách kề bên, thật sự là không thoải mái.

Người thanh niên tầm hai mươi mốt tuổi bên phải Vương Vi nói:

- Tại hạ người Tô Châu, Ngô Đỉnh Phương, tự là Ngưng Phủ, nghe qua đại danh của Trương công tử ở Sơn Âm, đặc biệt đến đây muốn được làm quen.

Vương Vi nói:

- Mao tướng công hành sự hào hiệp hiên ngang, tấm lòng thanh khiết, rất thích được đọc binh thư, có tài thao lược. Ngô tướng công có sở trường về thơ họa, lúc trước ở Tô Châu có làm một bài thơ, bài thơ đó đã được truyền tụng một thời:

“ Lục ấm như vũ vạn điều tà.

Đề bãi triều oanh hựu vãn nha

Tận nhật xuân phong vô biệt ý

Chích xuy hoa điểm quá tây gia.

( Bóng cây xanh như muôn vàn hạt mưa.

chim oanh đã ngừng hót vào buổi sáng sớm, quạ kêu ban đêm

gió xuân cuối ngày không có tâm ý khác

chỉ thổi những cánh hoa đến ngôi nhà phía tây)

Trương Nguyên khen:

- Thơ hay, thơ hay.

Ngô Đỉnh Phương khoát tay nói:

- Hổ thẹn, hổ thẹn.

Mao Chỉ Sinh nói:

- Ngưng huynh mặc dù thơ phú tốt, nhưng nếu so sánh với Đàm Hữu Hạ ở Cánh Lăng thì thật kém cỏi, thơ của Đàm Hữu Hạ mà Trương Xã Thủ cũng không để vào mắt, thì việc Trương công tử vừa ken Ngưng huynh chẳng phải là nói ngoa sao?

Mao Nguyên Nghi là một nhân vật nổi tiếng đời Vãn Minh, Trương Nguyên biết rất rõ về cuộc đời của người này. Sau khi Hậu Kim có nổi loạn, tình hình Liêu Đông ngày một xấu đi, Mao Nguyên Nghi một lòng muốn nâng cao khả năng chiến đấu của quân Minh, liền thu thập các binh khí lợi hại, thực dụng nhất, viết thành một cuốn binh thư Võ bị chí . Mao Nguyên Nghi từng làm phụ tá cho Tôn Thừa Tông, tham gia vô vàn cuộc chiến tại Liêu Đông, người này thực sự có tài, so với Uông Nhữ Khiêm, Đàm Nguyên Xuân thì càng đáng được kính nể, vì vậy, giờ Mao Nguyên Nghi mới chỉ là một thanh niên hai mươi tuổi, có hiệp khí, cũng có sự bồng bột tuổi trẻ, Trương Nguyên không phải đến để tranh dành tình nhân với Mao Nguyên Nghi, cũng không phải đến để đối chọi với y.

Trương Nguyên cười nói:

- Tại hạ nhất thời nên nói vậy, tại hạ nhận xét bài thơ của Đàm Hữu Hạ cũng là vì hoàn cảnh đặc biệt lúc bấy giờ. Lúc ấy là nói về các đại thi nhân từ xưa đến nay, nên khi đem thơ của Đàm tiên sinh so sánh với các bậc đại thi nhân đó tại hạ mới chê bai thơ của Đàm tiên sinh, Chỉ Sinh huynh chớ nghe lời đồn đại của thiên hạ mà lại có thành kiến với ta đấy. Tại hạ giờ đang ở đây, Chỉ Sinh huynh có thể dùng ánh mắt của mình để nhìn xem tại hạ rốt cuộc là người như thế nào, cứ xem như Chỉ Sinh huynh chỉ là ngẫu nhiên đi qua Sơn Âm, tình cờ gặp tại hạ, hai bên không hề quen biết, và bắt đầu kết giao thôi, huynh thấy thế nào?

Trong lòng Vương Vi thầm khen Trương Nguyên nói ra những lời thật hay, nói:

- Mao tướng công, Trương tướng công đều vì lòng trượng nghĩa mà kết giao, chỉ cần nói chuyện với nhau một buổi tối thôi thì nhất định hai người sẽ trở thành bằng hữu tốt đấy.

Mao Nguyên Nghi thấy Trương Nguyên không kiêu ngạo cũng không siểm nịnh, khiêm tốn lễ độ, so với người vừa gặp đã gây sự như y thì Trương Nguyên lại càng phong độ hơn, bất giác y thầm hổ thẹn, trước giờ y luôn có một chút ghen tỵ với Trương Nguyên, không phải vì Uông Nhữ Khiêm, cũng không phải vì Đàm Nguyên Xuân, mà là vì Vương Vi. Đầu tháng hai Vương Vi thuê thuyền từ Kim Lăng đến Tô Châu, lúc đó y đang ở trong nhà Ngô Đỉnh Phương, Ngô Đỉnh Phương là bạn thơ của Vương Vi, Mao Nguyên Nghi nhìn thấy Vương Vi, biết tin Vương Vi muốn đi Sơn Âm để xem Hàn Xã, Mao Nguyên Nghi không vui, nhờ Uông Nhữ Khiêm, gã được biết Vương Vi đem lòng mếm mộ Trương Nguyên, rồi Uông Nhữ Khiêm tự nhiên nói không ít lời gièm pha, Mao Nguyên Nghi hỏi Vương Vi để chứng thực lại những lời nói đó, Vương Vi kể lại chi tiết việc đêm, nhưng nàng lại phủ nhận chuyện nàng ái mộ Trương Nguyên, chỉ nói là vì cảm kích vì lúc trước được Trương Nguyên giúp đỡ, kính nể học thức của Trương Nguyên, chỉ là muốn kết giao làm bạn bè mà thôi. Mao Nguyên Nghi cũng biết tính cách cao ngạo của Vương Vi, Trương Nguyên không hề mời nhưng nàng lại không quản xa xôi ngàn dặm để đến xem Hàn Xã, rõ ràng cho thấy nàng đối với Trương Nguyên tình thâm nghĩa trọng, Vương Vi là một mỹ nữ tài mạo song toàn, tiêu tiền như nước, Mao Nguyên Nghi vốn phong lưu phóng khoáng, từ lâu đã đem Vương Vi đặt vào trái tim mình rồi.

Năm ngoái, y, Uông Nhữ Khiêm và Vương Vi cùng đi đến Hoàng Sơn du ngoạn. Mao Nguyên Nghi có thể cảm nhận được tình cảm của Vương Vi đối với y, có một chút tính ý, nhưng lần đến Tô Châu này, Mao Nguyên Nghi phát hiện thứ tình cảm ấy của Vương Vi đối với y đã không còn nữa, nàng nhiều lúc không kìm được mình nói về Trương Nguyên thế này thế nọ, cho nên Mao Nguyên Nghi cùng Vương Vi đi Sơn Âm, để được biết một chút về cái người đã vung đao cướp người tình của y, để xem xem tên Trương Nguyên ấy rốt cuộc là người như thế nào? Có xứng đáng để được Vương Vi yêu thương như vậy không?

Lúc này nghe Trương Nguyên nói vậy, Mao Nguyên Nghi thấy vô cùng hổ thẹn, y bình sinh tính rộng lượng, khẳng khái quang minh, khác với tên Uông Nhữ Khiêm lòng dạ hẹp hòi kia, liền chắp tay nói:

- Trương công tử nói đúng, coi như bây giờ ta và ngươi bắt đầu kết giao, là bằng hữu hay người qua đường, sau buổi này sẽ rõ.

Vương Vi rất mừng, nàng tin tưởng Mao Nguyên Nghi sẽ trở thành bằng hữu tốt với Trương Nguyên thôi, nàng cười nói:

- Nếu không muốn vào khoang thuyền, chúng ta có thể cùng nói chuyện nơi mũi thuyền thâu đêm, chỉ tiếc là đêm nay trời không có trăng sao gì cả.

Mao Nguyên Nghi vội nói:

- Trương công tử, mời.

Trương Nguyên đi theo Mao Nguyên Nghi, Ngô Đỉnh Phương, Vương Vi vào thuyền, chiếc thuyền Tứ Minh Ngõa trắng có bốn khoang, khoang bên trái phía trước coi như làm phòng, trang trí chó chút sa hoa, Trương Nguyên có thể thấy khá rõ Quy An Mao Thị là một gia tộc giàu có. Ngồi bên cạnh bàn cờ trên thuyền là một nữ lang duyên dáng, thấy Trương Nguyên bước vào nàng ấy liền đứng dậy hướng Trương Nguyên thi lễ.

Mao Nguyên Nghi không kiêng kị, giới thiệu:

- Đây là tiểu thiếp của ta Dương Uyển, là tỷ muội cùng Vương Tu Vi.

Dương Uyển có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp, chỉ thua Vương Vi một chút, nhưng cũng là một mỹ nữ hiếm thấy, Trương Nguyên mỉm cười một cái, không nói gì, nếu là tỷ muội của Vương Vi thì có lẽ là xuất thân từ sấu mã Dương Châu hoặc là từ thanh lâu.

Dương Uyển và Vương Vi cùng tuổi, đều chỉ mới mười bảy, đôi mắt xinh đẹp của nàng ngó quanh, nhìn Trương Nguyên rồi lại nhìn Vương Vi, dịu dàng nói:

- Tu Vi, ván cờ còn chưa xong, ngươi nhận thua, hay là mời vị Trương công tử này giúp đỡ?

Một chiếc đèn dầu lưu ly đang được thắp sáng, chiếu rọi những hoa văn nhỏ trên bàn cờ. Trên bàn cờ đã bày hơn trăm quân, hai bên đen trắng đan xen lẫn nhau, thế cờ đang ở trong giai đoạn vô cùng kịch liệt, nữ nhân chơi cờ thường háo thắng hơn nam nhân, vừa lên liền giằng co quay ra giết, thế cờ trước mắt chính là như vậy, cuộc chiến bắt đầu bùng nổ từ góc trái, dần dần mở rộng ra toàn cục. Bây giờ bên trái bố trí chi chít quân cờ, còn phía bên phải bàn cờ lại vẫn trống không, Mao Nguyên Nghi nói:

- Nghe Vương Tu Vi nói tài chơi cờ của Trương Xã Thủ rất lợi hại, xin xem thế cờ này sẽ như thế nào?

Phán đoán thế cờ trong cờ vây vô cùng quan trọng, dưới tình hình có ưu thế trong tay cần phải hiểu cách nắm giữ phần thắng, hoá phức tạp thành đơn giản, không cần tham thắng, còn khi đang ở thế bất lợi thì cần tìm cơ hội phản công, đánh cược một phen.

Trương Nguyên nhìn thế cờ một lát, nghiêng đầu hỏi Vương Vi:

- Cờ trắng là của Tu Vi huynh?

Nghe Dương Uyển thị thiếp của Mao Nguyên Nghi nói muốn Vương Vi nhận thua, hiện xem thế cờ, cờ trắng đang gặp khó khăn, hai bên đều đang khó khăn để sống.

Mắt Vương Vi đảo qua, khẽ cắn môi, nói:

- Uyển thúc có Mao tướng công ở bên trợ giúp, ta làm sao có thể địch nổi.

Dương Uyển cười mà như không nói:

- Hiện Trương tướng công đến rồi, mời Trương tướng công trợ giúp cho Tu Vi, xem có thể xoay chuyển cục diện hay không?

Trương Nguyên nhìn ván cờ nói:

- Cờ trắng cho dù hai nước thuận lợi cũng sẽ thua, ta không thể chống lại được môt cục diện khó đỡ như vậy.

Dương Uyển khẽ cười nói:

-Tu Vi, Trương tướng công không muốn giúp cô, cô đi đến bên thuyền khóc đi thôi.

Vương Vi gắt giọng:

- Không được khích bác ta.

Trương Nguyên cười nói:

- Chuyện cũ có hối cũng không kịp, nhưng thế cờ có thể phá đi lặp lại, hà tất phải để mắt tới một ván cờ, cái nên quý trọng phải quý trọng, cái có thể từ bỏ hãy từ bỏ.

Dương Uyển lập tức tiếp lời:

-Trương tướng công nói rất đúng, cái nên quý trọng chính là Vương Tu Vi, cái có thể bỏ qua là cái nhìn của thế tục, có phải ý của Trương tướng công chính là như vây?

Dương Uyển này rõ ràng là muốn tác hợp cho Trương Nguyên và Vương Vi rồi, nói thật, mặc dù là chị em tốt với Vương Vi nhưng Dương Uyển cũng không muốn Vương Vi được Mao Nguyên Nghi nhập thất, cùng một chồng chắc chắn sẽ có lục đục và mâu thuẫn, Vương Vi ái mộ Trương Nguyên, rất hợp với ý của Dương Uyển.

Trương Nguyên nói với Mao Nguyên Nghi:

- Tôn sủng đúng là rất hiểu rõ lòng người rồi.

Mao Nguyên Nghi vì vẫn chưa xoá được hiềm khích với Trương Nguyên nên vẫn xưng gọi là Trương Xã thủ, y rất không muốn tác hợp Vương Vi với Trương Nguyên, nói:

- Tại hạ rất thích đàm luận binh pháp, cờ vây cũng có hàm chứa đạo lí binh pháp, không biết Trương Xã thủ có đồng ý bớt chút thời gian cùng tại hạ đánh một ván không?

Kẻ sĩ khi ghen, đánh bại đối thủ về cầm kỳ thi hoạ là thấy sảng khoái nhất, lấy thế đè người là thừa thãi.

Trương Nguyên nói:

- Sẵn lòng lĩnh giáo.

Tài đánh cờ của Vương Vi không kém chút nào, Mao Nguyên Nghi có Dương Uyển trợ giúp liền thắng được Vương Vi, hiển nhiên là có thể thấy tài đánh cờ thật không tầm thường, Trương Nguyên cũng không có phần thắng.

Ngồi đối diện bàn cờ, sai tiên (thuật ngữ cờ vây, cách quyết định xem ai đi trước), Trương Nguyên đoán được quân trắng, có lợi thế đi trước. Mao Nguyên Nghi dùng quân đen bày ra thế kinh điển “Kim tỉnh lan” ở phía góc phải bắt đầu cuộc chiến kịch liệt. “Kim tỉnh lan” trải qua hơn trăm năm từ cuối thời Minh đầu thời Thanh, nghiên cứu của Chu Lại Dư cho rằng bên đi trước không có nghĩa là có lợi thế, vì vậy cờ thủ trong thời đại Hoàng Long Sĩ của năm Khang Hi hiếm khi sử dụng “Kim Tỉnh Lan”, Trương Nguyên thích văn hoá cổ cũng có chút hiểu biết với những thế cờ cổ, cạm bẫy, chiêu lừa của “Kim Tỉnh Lan” là không ít, có một số là do Chu Lại Dư nghiên cứu ra, Chu Lại Dư hiện tại vẫn chưa ra đời.

/345

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status