Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 258 - Từ Cống Viện Tới Cựu Viện

/345


Theo như xưng hô trong quan trường thời Vãn Minh thì Thượng thư gọi là Viện trưởng. Lý Viện trưởng nói với Cố Khởi Nguyên:

- Lưu Cầu Vương tử này không phải đầu năm tới rồi sao, đã học nhiều ngày rồi, tại sao bây giờ còn xin thi?

Cố Khởi Nguyên nói:

- Thượng Phong là con thứ của Lưu Cầu Vương tử, được cho là hiếu học cầu tiến, khi mới nhập học vẫn chưa để cậu ta thi, chắc cũng muốn đường đường chính chính thông qua cuộc thi nhập học như các cống sinh khác.

Lý Duy Trinh gật đầu nói:

- Người Man Di có chí khí thế này ũng coi là hiếm khó, để cậu ta vào đi.

Trên công đường các quan viên nói chuyện, Trương Nguyên bên dưới nghe rõ mồn một, kinh ngạc nghĩ thầm:

- Lưu Cầu Vương tử cũng tới Nam Kinh Quốc Tử Giám xin học sao, ta nhớ thời Vãn Minh Lưu Cầu đã bị một đảo phiên Nhật Bản nào đó khống chế rồi, bây giờ chắc vẫn chưa có, nếu không Lưu Cầu Vương tử cũng sẽ không tới Nam Kinh này xin học.

Lại nghĩ:

- Lưu Cầu cho dù bây giờ chưa bị đảo phiên Nhật Bản khống chế, e rằng cũng chỉ sau mấy năm nữa, Lưu Cầu là nước thuộc Đại Minh, chịu Đại Minh thao túng. Lưu Cầu bị xâm lấn, Đại Minh lại không thể cứu giúp, đáng tiếc.

Một lát sau, quan sai cống viện dẫn ba người bước vào, khăn đóng áo dài bằng tơ sống màu xanh ngọc, tay áo rộng, thắt đai quanh eo, đây chính là đồng phục của giám sinh Quốc Tử Giám. Diện mạo ba người cũng giống hệt như người Hán, một người trong đó khoảng chừng hai tư, hai lăm tuổi, cao khoảng năm thước rất lạ, da trắng, trán cao, mũi cao, thần thái kiên nghị, người này hẳn là con thứ Thượng Phong của Lưu Cầu Vương. Từ hai người đứng hai bên giữ khoảng cách nửa bước với cậu ta có thể thấy địa vị cao quý của cậu ta.

Lý Thượng thư gọi ba người Thượng Phong lên khen ngợi vài câu rồi bảo quan sai dẫn các thi sinh vào buồng có đánh số để bắt đầu thi, hạn nộp bài là trước chính ngọ, không được kéo dài.

Buồng đánh số của Nam Kinhn cống viện khác xa với lều thi huyện và thi phủ mà Trương Nguyên từng tham gia. Buồng đánh số này là một người một gian, lấy văn ngàn chữ “Thiên địa huyền hoàng vũ trụ hồng hoang” để sắp xếp thứ tự, số của Trương Nguyên là số chữ ‘Thử’. Trong buồng đánh số có bút, mực, giấy viết. Đầu tờ giấy có in mẫu chữ của Nam Kinh cống viện và in chữ ‘Thử’. Thi nhập học của Quốc Tử Giám đương nhiên không nghiêm khắc như thi hương, không phải xuống áp môn, trước khi vào Long môn cũng không bị soát người.

Trương Nguyên đang mài mực thì nghe thấy quan sai báo đề thi, là đề Tứ thư “Phàn trì vấn tri” bắt nguồn từ , là trình bày và phân tích về tri và nhân. Kiểu đề mục này đối với Trương Nguyên thì không hề khó. Hắn lập tức từ từ mài mực, đợi nghiên mực mài đặc, thì trong đầu hắn bài bát cổ văn đề Tứ thư bốn trăm chữ cũng đã làm xong. Nhưng hắn không vội viết ra, hắn làm quen với buồng số trước đã. Hắn coi cuộc thi nhập học Quốc Tử Giám lần này là thi thử, tháng tám năm sau hắn sẽ tham gia thi hương ở Cống viện Hàng Châu. Buồng số của Cống viện quy chế cũng không khác biệt nhiều. Buồng số này cao khoảng sáu thước, rộng ba thước, sâu bốn thước, nếu là người to béo thì e rằng buồng này không ních vào được. Trong buồng số không có bàn ghế, chỉ có hai mảnh ván gỗ, kê lên vài viên gạch, bên trên đặt một tấm coi như cái bàn, bên dưới đặt một tấm coi như cái ghế, rất đơn giản, mục đích là để tránh gian lận quay cóp trong thi cử.

Buồng số thấp bé rất bí, thời tiết mùa thè như thế này thì bên trong vô cung oi bức. May mà thi hương lại là tháng tám, nếu thi ba ngày liền trong tháng sáu mùa hè nóng bức thì chắc chắn sẽ bị cảm nắng. Nơi này cũng rất nhiều muỗi, Trương Nguyên chỉ ngồi một lúc như vậy, chân đã bị muỗi cắn cho đỏ ửng.

Chỗ này không ở lâu được. Trương Nguyên cầm bút, dùng kiểu chữ Tiểu Khải viết ngay ngắn chỉnh tề bài bát cổ văn “Phàn trì vấn tri” của mình lên tờ giấy thi của Cống viện. Hắn kiểm tra thấy không có lỗi gì, liền nâng tấm ván lên, cầm bài thi đi ra khỏi buồng số. Buồng số xếp thành hàng, ở giữa là một lối đi nhỏ. Quan sai gác cửa đưa Trương Nguyên tới ‘Chí Công đường’ nộp bài. Trương Nguyên đi qua cửa buồng có chữ “Sương”, thấy đại huynh Trương Đại cũng cầm bài thi đi ra, liền cười khẽ nói:

- Đại huynh sướng thật đấy, ở buồng có chữ “Sương”, buồng đệ là chữ “Thử” (nghĩa là nóng), nóng vô cùng.

Hai huynh đệ cười khẽ, đi về phía ‘Chí Công đường’, lại thấy Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong cũng thi ra rồi, vừa đi vừa giở xem bài thi của mình, khẽ mỉm cười, rõ ràng bài bát cổ văn này cậu ta làm khá hài lòng.

Lưu Cầu không to hơn là mấy so với một huyện của Đại Minh, Lưu Cầu Vương tử cũng tương đương với con trai của huyện lệnh, hơn nữa bây giờ còn là ăn nhờ ở đậu, cho nên Lưu Cầu vương tử Thượng Phong này rất khiêm nhường, thấy hai người huynh đệ Trương Nguyên đi tới, liền đứng một bên, chắp tay chào. Trương Nguyên, Trương Đại đương nhiên phải đáp lễ, quan sai Cống viện kia thúc giục:

- Mau đi, mau đi chớ làm ảnh hưởng tới người khác làm bài.

Ba người tới “Chí Công đường”, trình bài thi lên, ngồi trên đường là Nam Kinh Lễ bộ Thượng thư Lý Duy Trinh. Lý Duy Trinh nhận ra Lưu Cầu vương tử Thượng Phong, liền lấy bài thi của Thượng Phong ra xem trước, chỉ hơn ba trăm chữ, ông ta xem hết trong giây lát, gật đầu nói:

- Văn chương, thư pháp của Thượng sinh có chỗ khả quan, chứng tỏ hàng ngày rất chăm chỉ công phu, thật hiếm có.

Được Lý Thượng thư khen, Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong vui mừng, khom người nói:

- Đa tạ Viện trưởng đại nhân khen tặng, học trò nhất định cố gắng tu dưỡng, chăm chỉ ngày đêm。

Lý Duy Trinh hỏi Thượng Phong bây giờ đang học ở Đường nào, Thượng Phong trả lời là “Chính Nghĩa Đường”, Lý Duy Trinh nói:

- Lát nữa lão phu nói với Cố Tế Tửu, Thượng Phong có thể có thể thăng lên Sùng chí đường … Được rồi, ngươi lui ra đi.

Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong càng vui mừng hơn, tạ ơn Lý Viện trưởng, đang định lui xuống, chợt nghe Lý Viện trưởng trên Đường kinh ngạc nói:

- Ngươi chính là Trương Nguyên?

Khi Thượng Phong ngẩng mặt lên nhìn, nhìn thấy hai thiếu niên thư sinh đứng bên cạnh Lý Viện trưởng. Trong đó một thiếu niên thư sinh bước lên nửa bước, khom người nói:

- Học trò Sơn Âm Trương Nguyên Trương Giới Tử, bái kiến Lý Viện trưởng.

- Sơn Âm Trương Nguyên!

Những ngày này người mà các chư sinh Nam Kinh Quốc Tử Giám nhắc tới nhiều nhất chính là Trương Nguyên – Trương Giới Tử. Thượng Phong là Vương tử Phiên Quốc, thích nhất nghe ngóng tin tức của triều Đại Minh, phàm là chuyện thay đổi nhân sự quan thần trong Nội các, động thái chính trị quân sự, việc lớn các nơi, các loại tin đồn, thậm chí dân chúng Đại Minh gần đây lưu hành loại áo mũ gì, đồ vật kiểu dáng ra sao, gã đều muốn tìm hiểu. Trương Nguyên gần đây nổi tiếng, có thể nói là độc nhất vô nhị, Thượng Phong đương nhiên từng nghe tới cái tên và sự tích của Trương Nguyên, hơn nữa lại vô cùng có hứng thú, không ngờ lại gặp được thiếu niên thư sinh tao nhã này ở đây, thật nhìn không ra hào khí nhất hô bách ứng đánh đổ Đổng thị, thật là không thể trông mặt mà bắt hình dong.

Nam Kinh Quốc Tử Giám Tế tửu Cố Khởi Nguyên đi ra, Lý Duy Trinh nói:

- Cố Tế tửu, người bên tay trái chính là Trương Nguyên đó.

Cố Khởi Nguyên liếc nhìn Trương Nguyên, không hề biểu lộ cảm xúc, nói:

- Lý Viện trưởng xem bài thi của hắn chưa?

Lý Duy Trinh cười nói:

- Vẫn chưa kịp xem.

Lúc này ông mới giở bài thi ra định xem, những nét chữ Tiểu Khải tròn trịa mượt mà thanh tú, tuy không coi là quá tốt, nhưng đúng quy củ, không thể chỉ trích được. Ông “ừ” một tiếng rồi đọc phần phá đề:

- Suy ra việc nhân và tâm, mà đâu đã vào đấy.

Lại nghiêng đầu hỏi Cố Khởi Nguyên:

- Cố tế tửu là danh gia chế nghệ, bài giải của Trương Nguyên ông thấy thế nào?

Cố Khởi Nguyên nói:

- Coi như là độc đáo – Lý viện trưởng dừng một chút, chờ hạ quan đến đọc.

Nam Kinh Lễ bộ Thượng thư tuy không có thực quyền gì, nhưng phẩm cấp cũng giống như Bắc Kinh Lễ bộ Thượng thư, là cao quan chính nhị phẩm, Nam giám Tế tửu Cố Khởi Nguyên là quan chính tứ phẩm, đương nhiên phải xưng là hạ quan.

Cố Khởi Nguyên nhận lấy bài thi, đọc:

- Cái quỷ thần diệc nghĩa chi tồn, hoạch diệc nan chi nghiệm nhi sở vụ sở tiên bất tồn yên, thử vi tri nhân chi sự dữ tâm dục. Thả phu thế hữu chí nhân kỳ lượng cố vô hồ bất cử dã, cổ kỳ sinh bình công lực chi sở tích, do tất bất tạp hồ kỳ đồ.

Đọc tới đây, Cố Khởi Nguyên dừng lại một lúc, Lý Duy Trinh liền khen:

- Bài văn này khúc dạo đầu có khả quan, người này danh bất hư truyền.

Cố Khởi Nguyên mỉm cười, tiếp tục đọc:

- Tập chi vu quân thần phụ tử chi tiết, sử bất thiên vu dị vật, kinh khả thủ nhi quyền khả đạt dã; du chi vu thi, thư, lễ, nhạc chi đồ, sử bất hoặc vu dị ngôn đức khả thành nhi nghệ diệc khả quan dã... . . . Nhược thử giả, nhất ngữ chi dĩ vụ nghĩa, nhất ngữ chi dĩ tiên nan, phi minh lý tắc tận bất túc dĩ ngôn tri, phi khứ tư tắc tận bất dĩ ngôn nhân dã, tri nhân khởi dịch ngôn tai.

Cố Khởi Nguyên đọc xong, Lý Duy Trinh nhìn Cố Khởi Nguyên, đợi Cố Khởi Nguyên bình luận. Lý Duy Trinh tuy tuổi tác lớn hơn Cố Khởi Nguyên, chức vị cũng cao hơn, nhưng Cố Khởi Nguyên là đệ nhất thi Hội khóa Mậu Tuất, đỗ Thám hoa thi Điện, vào Hàn Lâm Viện. Lý Duy Trinh là đứng thứ hai mươi lăm Nhị giáp Khoa Mậu Thần, quan trường Vãn Minh rất coi trọng điều này, xuất than là cử nhân, giám sinh cho dù làm quan tri phủ tứ phẩm, trước mặt quan tri huyện thất phẩm mà xuất thân tiến sĩ, cũng không dám lên mặt.

thi ngày hôm nay, xin đại nhân chỉ thị.

Xuất thân tiến sĩ, giống như con bà cả, còn xuất thân cử giám, coi như là thứ xuất, tiểu nương dưỡng. Tương tự, tiến sĩ Tam giáp thấp hơn Nhị giáp, Nhị giáp thấp hơn Nhất giáp, chỉ là không có sẽ phân biệt rõ ràng như giữa cử giám và tiến sĩ mà thôi. Cho nên Lý Duy Trinh phải nghe Cố Khởi Nguyên bình luận như thế nào trước.

Cố Khởi Nguyên được Tiêu Pháp ủy thác chiếu cố Trương Nguyên, lúc này không tiện khích lệ Trương Nguyên, khách khí nói:

- Vẫn là để Lý viện trưởng bình luận trước đi.

Lý Duy Trinh cũng không nhún nhường, nói:

- Câu văn chặt chẽ hiểu về chữ nhân, lặp lại lưu loát, có sự hào phóng của Tô Thức và chất phác của Tăng Củng, nghị luận độc đáo - Cố tế tửu nghĩ thế nào?

Cố Khởi Nguyên cười nói:

- Lý viện trưởng khen quá mức, người này mới mười bảy, đâu thể so với Tô Thức, Tăng Củng.

Rồi nói với Trương Nguyên:

- Còn không tạ ơn Lý viện trưởng khen ngợi đi.

Trương Nguyên vội vàng tạ ơn Lý Duy Trinh, trong lòng rất rõ sự yêu mến của Cố Khởi Nguyên với mình.

Cố Khởi Nguyên lại nhìn bài văn của Trương Đại, gật đầu, biểu dương hai câu, phất tay ra hiệu bọn họ lui xuống.

Lý Duy Trinh nói:

- Đệ tử này của Tiêu Thái sử quả nhiên bất phàm, làm văn chính nghĩa đại khí, khó có được.

Cố Khởi Nguyên nói:

- Thiếu niên thành danh, hại nhiều hơn lợi, người này xuất sắc quá mức, vì chuyện của Hoa đình Đổng Hàn lâm , ở Nam Đô khen chê đều có, đã tới Quốc Tử Giám học, ta phải chỉ dẫn cho nó tử tế.

Lý Duy Trinh nói:

- Cố tế tửu chủ chì Nam giám, khi có tình hình mới, thi Hội năm tới, Nam giám hẳn là sẽ không mất tinh thần như năm trước nữa rồi.

Sau năm Gia tĩnh, Nam Kinh Quốc Tử Giám sinh đồ thi đỗ thi Hội giảm theo từng năm, mấy năm gần đây càng thưa thớt, còn kém xa Quốc Tử Giám phủ Thuận Thiên.

Cố Khởi Nguyên nói:

- Những ngày này hạ quan đã thăm dò tình hình song núi ở xung quanh Nam giám, được biết mười lăm năm trước ở phía sau Minh Đức đường của Quốc Tử Giám có một núi đất cao, sau đó bị Đô ngự sử Trần Công Phượng Ngô san bằng xây một tòa Tôn Kinh các. Tòa các này theo Càn vị thì kim khí thịnh, làm cho đại môn của văn miếu Nho học và Thái học môn chịu hiện tượng Kim khắc Mộc, đây chính là nguyên nhân Nam Giám suy bại.

Đại phu Vãn Minh thích bàn về dịch lý, tướng mệnh, phong thủy. Cố Khởi Nguyên tinh thông huyền nữ trạch kinh thuật, Lý Duy Trinh một chút cũng không cảm thấy lời nói của Cố Khởi Nguyên là vớ vẩn, liền nói:

- Vậy phải phá Tôn Kinh các thế nào?

Cố Khởi Nguyên cười nói:

- Vừa xây dựng, lại hủy đi, sợ gây nên mối họa, Nam giám văn miếu đặt ở càn hướng, phía Minh Đức đường ở sau miếu, sau đường là Tông Kinh các, cửa thứ hai chịu khắc càn kim. Ở Khảm vị ((một trong tám quẻ Bát quái, tượng trưng cho nước) của Nam giám dựng lên một tòa các cao, gọi là “Thanh Vân các”, phải cao hơn Tôn Kinh các, để giảm bớt kim khí. Lại tiếp tục tạo một tòa Tụ Tinh đình ở Ly vị (Quẻ ly, trong bốn phương thuộc về phương nam.), khiến cho Chấn (Quẻ Chấn, trong bốn phương thuộc về phương đông) nhị mộc sinh hỏa. Bức tường chắn ở trong Thái Học môn phải mở cửa, như vậy, trong ba năm, Nam giám ắt có người thi đậu Nhất giáp.

Trong ba năm thi đậu Nhất giáp, cũng chính là nói mùa xuân năm kia Nam giám sẽ có giám sinh đỗ Trạng Nguyên, Bảng nhãn hoặc Thám hoa.

Trương Nguyên đâu biết Lý thượng thư và Cố tế tửu đang bàn về phong thủy của Quốc Tử Giám. Đối với thuật phong thủy tướng mệnh, Trương Nguyên mang thái độ kinh nhi viễn chi, nhân định thắng thiên là kiêu ngạo, ngông cuồng, mặc cho số phận là làm nhám, hai thứ đều cực đoan, hắn chỉ quan tâm làm tốt những việc của mình. Mạnh Tử nói: “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”, về phần sự cố gắng của hắn có kết quả gì, đó không phải thứ hắn có thể khống chế trong tay. Giống như Văn Chấn Mạnh, tham gia mười lần thi Hội, chín lần trước đều rớt, lần thứ mười trở thành Trạng Nguyên, lẽ nào Văn Chấn Mạnh ở trong lần thi Hội thứ mười đột nhiên thánh hiền chiếm được bài văn sao? Đương nhiên không phải, đây là số mệnh.

Thuận theo ánh mặt trời đã khuất vào lối đi nhỏ của Minh Viễn lầu, một khoảng mát mẻ, Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong kia bước nhanh lên, chắp tay nói:

- Hai vị huynh đài Lưu Cầu Thượng Phong có lễ.

Trương Đại, Trương Nguyên đáp lễ nói:

- Sơn Âm Trương Đại (Sơn Âm Trương Nguyên) tham kiến Vương Tử điện hạ.

Thượng Phong vội hỏi:

- Hai vị Trương huynh chớ xưng hô như vậy, tại hạ là người quốc phá khuất nhục, được thượng quốc ân chuẩn cho cầu học ở Kim Lăng, nguyện làm dân của thượng quốc, không dám tự cho mình là Vương tử phiên quốc.

Thượng Phong dùng từ vô cùng khiêm tốn, còn khiêm tốn hơn nhiều so với một giám sinh bình thường.

Trương Nguyên nghe Thượng Phong nói “quốc phá khuất nhục”, cảm thấy kinh ngạc, thầm nghĩ:

- Lẽ nào Lưu Cầu đã bị Nhật Bản xâm chiếm?

Lần đầu gặp mặt, không tiện hỏi, liền nói:

- Vậy cứ gọi chúng ta là huynh đệ, đã là giờ ngọ rồi, Thượng huynh có thể nể mặt, cùng đi ăn với chúng ta không?

Thượng Phong vui mừng, gã tuy là Lưu Cầu Vương tử nhưng không phải thế tử tạm trú Kim Lăng, không có chỗ nương tựa, từ quan viên lục bộ tới sĩ tử giám sinh, đều không lạnh nhạt cũng không thân thiết với gã, có rất ít người chủ động giao lưu với gã. Trương Nguyên này tài hoa hơn người, đại danh lừng lẫy, khách khí với gã như vậy, điều này khiến Thượng Phong vô cùng vui mừng, liền nói:

- Tại hạ mời khách, tại hạ tuy là ngoại phiên, nhưng đầu năm tới Kim Lăng, hai vị Trương huynh mới tới, phải là do tại hạ mời.

Đang hàn huyên, hai tùy tùng của Thượng Phong cũng nộp bài thi, chạy lên trước bái kiến Thượng Phong. Thượng Phong dẫn hai vị tùy tùng của mình lên bái kiến huynh đệ Trương thị, một người là Thái Khải Tường, một người là Lâm Triệu Khánh, đều hơn hai mươi tuổi, có vẻ xốc vác, Thái Khải Tường nói với Trương Nguyên và Trương Đại:

- Tại hạ nguyên quán ở Phủ Điền Phúc Kiến, tiên tổ là Thái học sĩ của Tô Hoàng Mễ Thái.

Lâm Triệu Khánh nói:

- Tại hạ nguyên quán Tuyền Châu Phúc Kiến, tiên tổ là Lâm Hòa Tĩnh tiên sinh của Mai Thê Hạc Tử.

Hậu nhân khả úy, cùng họ với tiên tổ, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, Thượng Phong nói:

- Hồng Vũ Đế từng nhận lời mời của tiến đế tệ quốc, lấy Mân địa (tỉnh Phúc Kiến) ba mươi sáu họ nhập Lưu Cầu, Đại Minh với Lưu Cầu ta là phụ mẫu chi bang.

Trương Nguyên liền mời hai người Thái, Lâm cùng đi ăn, năm người ra khỏi cửa Cống viện, lại thấy Trương Ngạc dẫn theo Phúc Nhi và Phùng Hổ đang đợi ở bên ngoài, Trương Ngạc liền nói:

- Nhà đã thuê rồi, miễn cưỡng ở tạm, tất cả đồ đạc ta đã bảo Lai Phúc, Năng Trụ đi mua mới rồi, căn nhà dưới núi Kê Minh đang quét dọn, ngày mai có thể ở được.

Ba người Thượng Phong lại vội vàng chào Trương Ngạc, Trương Ngạc cũng vui mừng kết bạn, chỉ cần không chọc y, y sẽ rất trượng nghĩa, nghe nói Thượng Phong là Lưu Cầu Vương tử, cười nói:

- Hôm nay kết giao được với một vương tử, thật thú vị - Thượng huynh, sau này mời mấy huynh đệ chúng ta tới quý quốc du ngoạn, thế nào?

Thượng Phong nói:

- Chỉ cần hiền huynh đệ nể mặt, tại hạ cầu còn không được.

Ngoài Cống viện Long môn không xa, chính là sông tiểu Tần Hoài, đây là một nhánh sông của sông Tần Hoài, phân nhánh ở cầu Võ Định, qua cầu Thái Bình một lần nữa lại nhập vào dòng chính, đoạn sông này chảy qua nơi phồn hoa nhất của Kim Lăng, cái gọi là Cống viện và Cựu viện cách nhau một con sông, chính là chỉ khúc sông này.

Đứng dưới một bóng cây bên sông Tần Hoài, Trương Ngạc dùng quạt chỉ về cái lan can ở phía xa bên bờ bên kia, nói:

- Chúng ta tới U Lan quán tìm hiểu xem Vương Vi thế nào, cô nàng đó nói phải mời chúng ta uống rượu, ba vị Thượng huynh, cùng đi nhé, nghe ngóng thuyền công một chút xem U Lan quán ở đâu.

Trương Đại, Trương Ngạc đều hứng trí bừng bừng, ba người Thượng Phong ngơ ngác nhìn nhau. Thượng Phong ở Kim Lăng đã nửa năm, đương nhiên biết U Lan quán là chỗ nào, với thân phận của gã hiện giờ, thực không nên đặt chân tới những nơi ong bướm như vậy.

Trương Nguyên có ý kết giao với Lưu Cầu Vương tử này, nói:

- Đại huynh, tam huynh, hai người các huynh đi tìm Vương Tu Vi, đệ bồi ba vị Thượng huynh tới tửu lầu bên kia đàm đạo uống rượu.

Thượng Phong lập tức biểu hiện sắc mặt vui mừng.

Trương Ngạc nói:

- Thôi, U Lan quán vẫn nên tối mới đến, lúc này dẫn Thượng huynh đi uống mấy chén.

Mấy người đi theo ven sông Tần Hoài được vài dặm, tới một tửu lầu có tên là Hỉ Đăng Khoa, gọi lên một bình rượu nhỏ, món cá Kim Lăng, vịt mặn, vịt muối, cùng với một chút đồ ăn vặt của Kim Lăng “thất diệu” “bát sắc”, bày khắp cả một bàn. Thái Khải Tường và Lâm Triệu Khánh không dám ngồi cùng với Thượng Phong, bị Thượng Phong trừng mắt lườm, đành ngoan ngoãn ngồi vào chỗ.

Rượu qua ba tuần, Thượng Phong và huynh đệ Trương thị đã trở nên quen thuộc hơn, lời nói cũng nhiều rồi, Trương Nguyên mới tìm hiểu được vào năm Vạn Lịch thứ ba mươi, Đảo Tân Thị đại danh trên Lộc Nhi đảo của Nhật Bản, đã phái gia thần Hoa Sơn Cửu Cao dẫn ba ngàn binh xâm lấn Lưu Cầu, còn bắt hơn một trăm người nhà của Thượng Ninh cha của Thượng Phong tới đảo Lộc Nhi… nhốt gần bốn năm, ép Thượng Ninh vương cắt nhượng năm đảo phía bắc Lưu Cầu, hàng năm còn phải tiến công cho đảo Lộc Nhi. Lưu Cầu từ năm Hồng Vũ thứ năm phụng theo triều chính của Đại Minh, cứ hai năm tiến cống cho triều Minh một lần, qua nhiều thế hệ Lưu Cầu vương Đô muốn thỉnh cầu hoàng đế Đại Minh sắc phong, Minh vương triều đã ban cho Lưu Cầu rất nhiều đồ vật, còn nhiều hơn so với những gì Lưu Cầu tiến cống…

Chu Nguyên Trương để ba sáu họ Mân địa di dân tới Lưu Cầu không phải vì muốn xâm chiếm Lưu Cầu, mà nghe theo lời mời của Lưu Cầu Vương, phái qua đều là những người có tay nghề giỏi, giúp đỡ người dân Lưu Cầu phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp.

Qua nhiều thế hệ quân chủ Trung Quốc đều phá lệ khoan hồng độ lượng, đối với ngoại phiên, để thể hiện rõ khí thế của đại quốc mênh mông, đều là đòi ít mà ban cho rất nhiều, cái muốn chính là danh phận của một Tông chủ quốc.

Đảo Tân Thị hàng năm phải trưng trên nghìn dân phu đi Lộc Nhi đảo phục dịch, còn muốn Lưu Cầu vương tiến công hải ngư, bàn chân gấu, dược liệu, khoáng sản… Dù sao chỉ cần Lưu Cầu đảo sản xuất ra cái gì, thì Đảo Tân Thị liền muốn cái đó… cực kỳ tham lam.

Thượng Ninh vương chịu nhẫn nhục, bốn năm trước từng cử Trần Tình Thông sự đường xá xa xôi tới Bắc Kinh cầu cứu hoàng đế Vạn Lịch, nhưng sau khi các chư thần thảo luận xong, cảm thấy Lưu Cầu ở hải ngoại xa xôi, nằm ngoài tầm tay với, cho dù có phái Thủy sư trợ giúp Lưu Cầu Vương đánh đuổi những Oa Khấu (giặc Oa; giặc lùn - bọn hải tặc người Oa Nhật Bản, thường quấy phá vùng ven biển Triều Tiên, Trung Quốc, thế kỷ XIV-XVI) kia, nhưng Thủy sư Đại Minh không thể ở lâu tại Lưu Cầu, một khi về nước, Oa Khấu sẽ ngóc đầu lên, Oa Khấu cách Lưu Cầu gần… thật khó lòng phòng bị.

Cuộc chiến đánh đuôi Oa năm Vạn Lịch thứ hai mươi đã khiến Đại Minh tổn thương nguyên khí nặng nề. Lưu Cầu đối với Đại Minh mà nói, đương nhiên mãi mãi không quan trọng bằng Triều Tiên. Cho nên Diệp Hướng Cao đối với sứ thần Lưu Cầu chỉ có những lời an ủi rồi điều về nước .

Từ năm Hồng Vũ thứ mười sáu, Lưu Cầu thường phái quan sinh tới Nam Kinh Quốc Tử Giám để học. Nam Kinh Quốc Tử Giám có Quang Triết đường chuyên môn cung cấp chỗ ở cho học sinh Lưu Cầu…

Con thứ của Thượng Ninh vương Thượng Phong rất căm hận đối với việc sưu cao thuế nặng của Đảo Tân Thị ở Lưu Cầu, cho nên năm ngoái gã đã thỉnh cầu Thượng Ninh vương đến Đại Minh triều Nam Đô để đọc sách, kết bạn, những thứ này có lẽ sẽ giúp ích cho Lưu cầu sau này. Thượng Phong vì không cam tâm chịu người Oa nô dịch, nhưng mà ở Kim Lăng, thông qua sự kết giáo với giám sinh Đại Minh, Thượng Phong phát hiện tuyệt đại đa số giám sinh không hề có hứng thú với Lưu Cầu, chỉ khi nói đến Oa Khấu, mới cất tiếng măng vài tiếng, không hơn không kém.

Trương Nguyên là người đầu tiên có hứng thú sâu sắc với Lưu Cầu mà Thượng Phong gặp được khi đến Kim Lăng, hơn nữa kiến thức của Trương Nguyên khiến Thượng Phong vô cùng kinh ngạc. Trương Nguyên vô cùng quen thuộc đối với vị trí địa lý của Lưu Cầu, với cả quan hệ giữa Đại Minh và Nhật Bản. Tuy Trương Nguyên chỉ là một giám sinh, không quyền không thế, đối với Lưu Cầu lực bất tòng tâm, nhưng có thể gặp một chư sinh Đại Minh hiểu và đồng tình với Lưu cầu như thế, đã khiến cho Thương Phong thấy vô cùng an ủi.

Mà đối với Trương Nguyên mà nói, giúp đỡ Lưu Cầu chống lại Oa Khâu cũng không nằm trong mục tiêu phấn đấu của hắn. Mục đích mà hắn xác định nhất, đó là làm cho Đại Minh vương triều quốc tác trường viễn, tuyệt không để cho người Mãn Thanh nhập chủ Trung Nguyên. Nhưng giao hảo với một Lưu Cầu Vương tử là có lợi không hại, them một người bạn là them một con đường, chỉ cần không phải là kẻ thù, thì hãy tận lực kết làm bằng hữu.

Hai người Trương Đại và Trương Ngạc nghe Trương Nguyên và Thượng Phong nói chuyện, nghe đến mức phát buồn ngủ, không hiểu sao Giới Tử lại có hưng trí như vậy, nói chuyện rất ăn ý với Phiên quốc Vương tử hải ngoại này!

Khó khăn lắm mới nhịn hết một canh giờ, Trương Ngạc đứng lên nói:

- Được rồi, cơm nước no nê, Thượng huynh, chúng ta tái kiến ở Quốc Tử Giám, về sau đều là đồng học, cơ hội gặp mặt còn nhiều, hôm khác sẽ nói chuyện tiếp nhé.

Thượng Phong cũng là người cực kỳ biết điều, biết hai tộc huynh này của Trương Nguyên đang nóng long đi thăm danh kỹ, bèn đứng lên nói:

- Hôm nay được gặp ba huynh đệ, tại hạ xem như có phúc ba đời, chúng ta ngày khác sẽ gặp lại.

Mệnh cho Thái Khải Tường đi thanh toán tiền, lại được biết người hầu của Trương Ngạc Phúc Nhi đã thanh toán rồi, Thượng Phong liên miệng nói “Hổ thẹn”, chỉ đành hôm khác gặp lại sẽ mời ba huynh đệ Trương thị.

Hai người Trương Đại và Trương Ngạc nghe Trương Nguyên và Thượng Phong nói chuyện, nghe đến mức phát buồn ngủ, không hiểu sao Giới Tử lại có hưng trí như vậy, nói chuyện rất ăn ý với Phiên quốc Vương tử hải ngoại này!

Khó khăn lắm mới nhịn hết một canh giờ, Trương Ngạc đứng lên nói:

- Được rồi, cơm nước no nê, Thượng huynh, chúng ta tái kiến ở Quốc Tử Giám, về sau đều là đồng học, cơ hội gặp mặt còn nhiều, hôm khác sẽ nói chuyện tiếp nhé.

Thượng Phong cũng là người cực kỳ biết điều, biết hai tộc huynh này của Trương Nguyên đang nóng long đi thăm danh kỹ, bèn đứng lên nói:

- Hôm nay được gặp ba huynh đệ, tại hạ xem như có phúc ba đời, chúng ta ngày khác sẽ gặp lại.

Mệnh cho Thái Khải Tường đi thanh toán tiền, lại được biết người hầu của Trương Ngạc Phúc Nhi đã thanh toán rồi, Thượng Phong liên miệng nói “Hổ thẹn”, chỉ đành hôm khác gặp lại sẽ mời ba huynh đệ Trương thị.

Ba người Thượng Phong tự trở về Quang Triết đường ở Quốc Tử Giám. Lúc này đã cuối giờ Mùi, ánh mặt trời tuy đã ngả về tây, nhưng vẫn gay gắt, nóng đến kinh người. Năm người nhóm Trương Nguyên lên một chiếc thuyền nhỏ, đi về phía Cựu viện bên kia bờ.

Cựu viện chính là Giáo phòng Ti phú nhạc viện được xây dựng đầu nhà Minh, người ta gọi là khúc trung. Cửa trước đối diện với cầu Võ Định, cửa sau nằm trên phố Sao Khố, kỹ gia san sát nhau. Khúc trung kỹ gia không khác với thanh lâu kỹ viện nơi khác là bao, khúc trung kỹ gia thường là một tú bà nuôi hai ba cô gái, có người là con đẻ, có người là con nuôi. Một Kỹ gia chỉ có hai ba kỹ nữ như vậy, chứ không phải là một đàn đứng xếp hàng khắp hành lang oanh oanh yến yến mời chào khách. Cựu viện khúc trung tương đương với một nơi để giao lưu, các hội thơ văn của văn sĩ thích đến nơi này, thương nhân nói chuyện buôn bán cũng thích đến đây. Có danh kỹ cho toàn, không khí sẽ khác, có thể khiến cho khách chủ vui đến tận cùng, đùa vui quên mệt mỏi, cũng không bừa bãi, tuyệt không phải phải thứ trao đổi da thịt như ở hậu thế.

Ba huynh đệ Trương Nguyên lên bờ, theo sự hướng dẫn của thuyền công, đi về phía cầu Chu Tước, thấy cảnh sắc nơi đây, Trương Ngạc khen:

- Thật là nơi đệ nhất phồn hoa của nhân gian, không đến Cựu viện, thật uổng phí làm người.

Đi qua một cây cầu bằng đá phiến, men theo tường viện mấy chục bước, bỗng nhiên ngửi thấy mùi hoa lan Phúc Kiến, Trương Nguyên nói:

- Đây chính là U Lan quán rồi.

Phúc Nhi đi gõ cửa, gõ cả nửa ngày, mới có một đồng tử tóc dài ra mở cửa, chính là Tiết Đồng, cậu cười nói:

- Ba vị tướng công đến thật không đúng lúc rồi, nữ lang nhà ta không có ở trong quán. Tuy nhiên vẫn mời ba vị tướng công vào trong uống trà.

Nước sông Tần Hoài xanh biếc, tà dương khói liễu, mùi hương của hoa nhài, hoa lan theo gió thoảng tới. Sau khi gõ cửa rất lâu, thằng bé mới ra mở cửa nói nữ lang không có ở đó, Trương Ngạc rất mất hứng, hỏi Tiết Đồng:

- Nữ lang nhà ngươi đi đâu rồi?

Tiết Đồng nói:

- Cánh Lăng Đàm tiên sinh đã tới Kim Lăng, nữ lang nhà ta đi tới bến tàu Bạch Lộ Châu bái kiến Đàm tiên sinh.

Trương Ngạc buồn bực nói:

- Đàm tiên sinh nào?

Tiết Đồng nói:

- Là thầy giáo của nữ lang nhà ta, làm thơ đấy.

Trương Đại nói:

- Chắc là Đàm Nguyên Xuân rồi.

Trên thuyền từ Thanh Phổ tới Kim Lăng, khi Vương Vi luận thơ với Trương Đại và Trương Nguyên vô cùng tôn sùng Lăng Chung Tinh và Đàm Nguyên Xuân. Trương Nguyên nói thơ của Chung và Đàm chẳng qua chỉ thường thôi, Vương Vi rất không phục.

Trương Nguyên nói:

- Thôi vậy, chúng ta về thuyền đi.

Rồi quay người liền đi.

Trương Đại, Trương Ngạc đuổi theo, tên hầu Phúc Nhi còn đứng lại nói nhỏ với Tiết Đồng điều gì đó.

Trương Ngạc phẫn nộ nói:

- Cô nàng này giả vờ giả vịt, tính nết lẳng lơ không đâu với đâu cả.

Trương Ngạc tức giận, đó là vì y rất để ý tới Vương Vi, định đột ngột tới thăm, lại bị nói là đi gặp một tài tử danh sĩ khác, Trương Ngạc đương nhiên không vui.

Trương Nguyên cười nói:

- Tam huynh đúng là cho rằng Vương Vi trông mong chúng ta tới à, trước khi kết bạn với chúng ta, cô ta đã kết bạn với các danh sĩ Giang Nam rồi. Đàm Nguyên Xuân từng dạy cô ta làm thơ, cũng là thầy giáo của cô ta, tới bái kiến thầy giáo cũng là điều đương nhiên.

Trương Ngạc thất vọng nói:

- Thầy giáo của cô nàng này khá nhiều, vừa là Trần Kế Nho, vừa là Đàm Nguyên Xuân.

Trương Đại nói:

- Đàm Nguyên Xuân làm sao có thể so bì được với Trần Mi Công, còn kém xa.

- Cỏ bức hàn (http://baike.baidu.com/view/3340183.htm), hoa nhài, mười văn tiền một bó đây.

Hai thiếu niên khoảng mười bốn, mười lăm, đi guốc gỗ, mặc áo đơn không có tay mang theo một cái giỏ, lớn tiếng giao hàng. Kỹ gia dọc sông có hầu gái nhẹ nhàng cuốn mành, bỏ tiền tranh mua, thiếu niên bán hoa là rất thường thấy, lúc nào cũng cười nói xôn xao, đầu tóc rất duyên dáng.

Ba người Trương Nguyên đi theo hai thiếu niên bán hoa kia dần dần tới chỗ đông đúc, chợt thấy một cô gái khoảng mười hai mười ba tuổi, đi ra từ một tòa ẩn mình dưới mai trúc thấp thoáng, cô gái này để tóc mái ngố, mặt mày như vẽ, màu da trắng nõn, rất đáng yêu. Lòng bàn tay phải có cầm một cái khăn lụa, trên chiếc khăn có hai xếp tiền đồng, giòn giòn giã giã nói:

- Quần Kịch tiểu ca, cỏ bức hàn, hoa nhài mỗi thứ nhà ta mua một bó.

/345

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status