Kinh Độ Vong

Chương 65 - Chương 65

/124


Edit: Cá xinh đẹp tuyệt vời

Một người vốn không mộng mị nay bỗng chìm đắm trong giấc mộng dài khắc khoải trong lòng.

Không ai sinh ra đã là anh hùng, cũng giống như không hoàng đế khai quốc nào không phải trải qua cuộc chiến tàn khốc. Ngoài bản thân chàng ta, không một ai biết chàng ta đã đi tới ngày hôm nay như thế nào.

Giấc mộng bắt đầu từ cách đây rất lâu, lâu đến mức không thể tính rõ được… Một đứa trẻ lạc mất người nhà hối hả băng qua dòng người, thế nhưng nó vẫn không thấy bóng dáng mẹ đâu. Nó sợ hãi, nó cô đơn, nó không biết phải làm thế nào. Tất cả mọi người đều lướt qua như thể không nhìn thấy nó. Nó giống như con chó con mèo bị người ta vứt bỏ. Nó quá bình thường, không ai muốn dừng chân vì nó. Nó nhìn biển người, bật khóc nghẹn ngào, bắt đầu nghĩ xem nếu không tìm được đường về nhà thì phải làm sao. Lúc này, một người bận thâm y bước tới trước mặt nó. Người ấy rất cao, quần áo sang trọng, đeo mặt nạ trẻ con mũm mĩm. Nó ngơ ngác ngửa đầu nhìn, người ấy th40 mặt nạ, bên dưới là gương mặt xinh đẹp tột cùng.

“Lạc mẹ à?” Y cúi xuống, mỉm cười với nó bằng vẻ mặt hiền hậu: “Trước đó ta có gặp mẹ con, bà ấy có việc gấp phải làm, nhờ ta chăm sóc con. Con về với ta, chờ mẹ con xong việc sẽ đến đón con.”

Nó tin y, đi theo y về “ngôi nhà” rực rỡ chói lọi ấy. Y rất tốt với nó, không ngừng tặng quà cho nó, từ đồ ăn ngon, đồ chơi cho đến ngựa con. Nó không nhớ mình đã ở trong cung điện này bao lâu. Ngày nào nó cũng ngóng trông mẹ tới đớn, thế nhưng hi vọng cũng luôn tắt lịm theo mặt trời về tây. Sau này, y lấy làm tiếc nói với nó: “Chỉ sợ mẹ con không cần con nữa rồi.”

Nghe vậy, nó gào khóc ầm ĩ không thôi, cầu xin y đưa nó về nhà. Y tỏ vẻ khó xử: “Mẹ con đã rời khỏi Trường An rồi. Nếu không tin thì ta mang con về xem.”

Nó nằm trên lưng y, y đi rất nhanh, tựa như cưỡi mây lướt gió. Chỉ thoáng chốc, nó đã tới phường viện nơi cha mẹ ở, thế nhưng nó chỉ nhìn thấy cỏ cây và cánh cửa mở hé. Nó chạy xộc vào, căn phòng trống trơn, người đã đi rồi.

Trái tim nhỏ bé đau đến vỡ vụn. Nó không biết tại sao mẹ lại không cần nó nữa. Nó luôn nghe lời mẹ, chưa bao giờ làm sai chuyện gì. Nó khóc lóc hỏi tại sao. Y chỉ nâng tay áo, buông lời: “Rất nhiều chuyện trên đời này chẳng hề có lí do. Con không cần tìm hiểu lí do, chỉ cần biết kết quả là được.”

Một lần bị vứt bỏ khiến nỗi sợ càng lớn hơn. Nó tóm chặt vạt áo y không chịu buông. Y cúi đầu nhìn, nói với vẻ bất đắc dĩ: “Ta phải về rồi, còn con thì sao đây?”

Nó lắp bắp: “Con có thể sống cùng người không? Con còn nhỏ, không thể sống một mình được.”

Nét cười thấp thoáng trên mặt y: “Con có thể theo ta về, nhưng con phải bái ta làm thầy, phải nghe lời ta. Con làm được không?”

Nó đã không còn sự lựa chọn nào khác, đành gật đầu: “Con làm được.”

Y ngồi xổm xuống, sờ lên mặt nó: “Tốt lắm, chờ con lớn dần, con sẽ thành một “ta” khác.”

Nó không hiểu ẩn ý sâu xa trong lời y, chỉ nhìn y với vẻ mờ mịt. Bàn tay lạnh ngắt của sư phụ dắt nó đi, nó trở về thần cung cùng y. Người sư phụ luôn lạnh lẽo, mãi đến ba năm trước khi ch3t mới dần ấm lên.

Muốn trở thành một “y” khác không phải chuyện dễ. Sư phụ bó xương cho nó, trẻ con ba tuổi nên xương cốt hãy còn mềm, vẫn chưa định hình. Y xo4 nắn gương mặt nó, dù động tác rất nhẹ nhưng lại khiến nó đau đớn tột cùng. Nó được kế thừa tài học của sư phụ, học cách nói năng, học từng cử chỉ thường ngày của y, càng ngày càng giống y. Đến khi mười ba tuổi, sư phụ không để nó gặp người ngoài nữa mà nhốt nó trong Cửu Trùng Tháp, nhốt tận sáu năm trời.

Nó đứng trước gương ngắm bản thân, hệt bản sao của quốc sư. Sau này khi đứng kế bên sư phụ, đã chẳng thể phân biệt được ai với ai nữa. Nó biết rồi sẽ có ngày nó thay thế y, cũng biết cảnh tượng bị cha mẹ vứt bỏ là ảo giác do sư phụ cố tình tạo ra. Bởi lẽ nó là đứa trẻ mang dòng máu thuần dương duy nhất trên đời.

Nó luôn thấy lòng mình ngập nỗi oán hận. Nhưng nó oán ai, hận ai đây? Hận cặp cha mẹ bị ép phải rời xa nó, hay hận người sư phụ đã dốc hết tâm huyết vào nó? Sinh mệnh của nó thiếu rất nhiều thứ: tình thân, tình bạn, tình yêu và tự do. Những điều ấy đều có nguyên nhân riêng. Người mang máu thuần dương trẻ mãi không già, nếu sống giữa thế gian thì đến cuối cùng, nó chỉ có thể trở thành quái vật.

Sư phụ từ trần khi vừa tròn trăm tuổi nhưng dáng vẻ vẫn đương độ xuân thời. Trước lúc lâm chung, y nói với nó: “Con có thể ra khỏi tòa tháp này rồi. Kể từ hôm nay, con chính là Lâm Uyên.”

***

Đối với hai người, nếu nói hai chữ Lâm Uyên này là tên thì chi bằng nói đó là chức quan. Chàng ta có trách nhiệm phải kế thừa chức quan ấy. Chàng tựa như con ngựa hoang thoát cương sống buông thả mấy chục năm trời mới dần nhận ra phải tìm người nối nghiệp giống sư phụ ngày xưa, nhưng chàng ta lại không muốn lừa trẻ con. Nhớ tới người sư phụ tựa tiên giáng trần, miệng nhả hoa sen đã lừa mình thế nào, chàng ta cảm thấy hình tượng của sư phụ sụp đổ rầm rầm. Chàng ta là người theo đuổi sự hoàn hảo, không muốn sau này xuống mồ rồi vẫn bị người ta đào lên. Thế nên vẫn còn một cách khác, đó là tìm “Kinh độ vong” để khởi tử hoàn sinh bản thân, hoặc là khởi tử hoàn sinh sư phụ.

Muốn lấy được “Kinh độ vong” cần có máu thuần âm. Đúng lúc ấy lại có một người thích hợp xuất hiện, người ấy chính là Liên Đăng.

Nhớ đến cô, mâu thuẫn chợt dâng lên trong lòng. Mặt cô dập dờn trước mắt chàng ta, lúc thì gian xảo, lúc lại ngô nghê. Bỗng, cô khóc lóc gào to: “Lão yêu quái lừa tôi”. Chàng ta sợ hãi, giật mình choàng tỉnh cơn mơ. Chàng ta thở d0c, cách đó không xa vẫn là lầu trúc dưới sánh trăng, trong lầu ánh đèn chập chờn, thế tử Định vương vẫn đang mê man trên giường bệnh.

Chắc là tối nay không có tiến triển gì rồi. Chàng ta đã có tuổi, không thể thức đêm được, không là sẽ có quầng thâm mắt. Chàng ta nhảy xuống khỏi cành cây. Sau khi đáp đất, chàng ta khoát tay với Hạ quan, lệnh cho anh ta tiếp tục canh chừng, còn mình thì về hành dinh.

Hạ quan ngửa đầu nhìn sắc tời, đã sắp giờ Dần rồi mà Liên Đăng vẫn đang trông nom trước giường thế tử, có thể coi là tận tâm tận lực. (Giờ Dần ~ 3-5 giờ sáng)

Kể ra như thế này không đúng cho lắm. Người xưa nói cha nợ con trả, Định vương hại ch3t cả nhà cô, cho dù có lấy Thần Hà để tế cha mẹ cô thì cũng không phải không thể. Nhưng không hiểu sao, cô lại không muốn khiến anh ta ch3t. Cô ghi thù rất rạch ròi, chuyện nào ra chuyện nấy. Thần Hà có nhân cách tốt, để anh ta sống, tiếp quản thành Toái Diệp cũng hay.

Liên Đăng lau mồ hôi cho anh ta, nghe thấy anh ta thì thào gọi A Ninh. Cô không hiểu lắm, cô chỉ là nô tì, không thể nào khiến anh ta khắc ghi trong lòng đến vậy. Cô nghiêng đầu lắng nghe, dần dà lại thấy không rõ là gì, giống gọi A Ninh, mà cũng giống An Ninh, thật là khó hiểu.

Cũng may mà mạng anh ta lớn, uống thuốc xong, cả người toát mồ hồi, đến lúc trời hửng sáng thì cũng tỉnh táo lại. Liên Đăng vui mừng, vội bón nước, bón ch40 cho anh ta. Thần Hà đã có chút sức lực, dựa vào gối cười xấu hổ: “Đêm qua đã dọa mọi người sợ rồi. Đi báo bình an với đại vương đi. Tôi không sao nữa rồi, mọi người giải tán đi!”

Người trong phòng lui xuống nghỉ ngơi, Liên Đăng đang định đi thì anh ta lại gọi cô, chỉ về phía chiếc chiếu ngồi, nói: “Ngủ ở đây đi, để tôi thấy cô.”

Liên Đăng hơi sững người nhìn anh ta. Anh ta thoáng cười: “Tối hôm qua tôi mơ thấy con bé, vẫn trong dáng vẻ khi chúng tôi còn bé. Cô ở đây khiến tôi thấy rất yên tâm, giống như con bé vẫn còn sống vậy.”



Thuở bé, chắc hẳn thế tử phải rất cô đơn, thế nên anh ta mới vô cùng quý trọng tình cảm anh em ấy. Có lúc, Liên Đăng nghĩ nếu mình có một người anh trai như vậy thì tốt biết bao. Tiếc thay, cô không có cái phúc ấy, Bách Lý đô hộ không có con trai, chỉ có một cô con gái.

Cô ôm váy ngồi xếp bằng trên chiếu, nghiêng đầu nhìn anh ta: “Điện hạ đã đỡ hơn nhiều chưa?”

“Đỡ hơn nhiều rồi, chỉ còn hơi choáng váng thôi. Không sao đâu, nghỉ ngơi nửa ngày là khỏe.”

“Điện hạ có bệnh ư? Sao đột nhiên lại ốm thế?”

“Ừm. Bị từ lúc trong bụng mẹ, cứ hai tháng lại ốm một trận, từ nhỏ đã thế rồi.”

“Thế thì phải cẩn thận, sau này không được ngồi đầu gió nữa, lỡ nhiễm lạnh là khổ đó.” Cô nằm xuống, nhắm mắt lại.

Anh ta khẽ gọi cô: “A Ninh, tôi có nói mê không?”

“Có. Điện hạ cứ gọi A Ninh mãi.”

Thần Hà đỏ mặt: “Không phải A Ninh. Tôi mơ thấy em gái, tên con bé là An Ninh.”

Liên Đăng đang mơ màng sắp chìm vào giấc ngủ, nghe thấy lời này bỗng mở choàng mắt: “Quận chúa tên An Ninh ư?” Lòng cô dấy lên nỗi nghi ngờ nhưng ngoài mặt vẫn cười ngốc nghếch: “Rất giống tên tôi.”

Cũng bởi vì quá giống nên mới khiến anh ta nảy lòng thương xót. Anh ta giơ tay che mắt: “Tôi có lỗi với con bé… có lỗi rất nhiều điều, nghiệp chướng nặng nề.”

Không lên tiếng ngăn cản cũng là nghiệp chướng nặng nề ư? Anh ta nặng lòng tự trách quá. Người mang tâm bệnh thường trĩu gánh tâm tư, cô cũng chẳng để bụng.

Sau khi thế tử khỏe lên, Định vương bận chính sự không tới nữa khiến Liên Đăng hơi thất vọng. Nhưng ông ta không tới thì Thần Hà lại tính đi tìm ông ta. Mồng bốn tháng tám là ngày giỗ quận chúa, anh ta muốn làm lễ cúng siêu độ, sau đó mang hài cốt của em gái tới thành Toái Diệp.

Định Vương lòng hướng chính sự, không hề muốn quan tâm những chuyện này, thế là hai cha con nổ ra tranh cãi kịch liệt. Liên Đăng đứng ngoài lắng nghe, Thần Hà trách ông ta không làm tròn trách nhiệm người cha. Định vương tức đến mức giọng run run, lớn tiếng quát: “Cha tưởng rằng con biết nội tình, thì ra bao năm qua con vẫn luôn oán trách cha. Tại sao cha phải làm tròn trách nhiệm? Đứa bé có lai lịch bất chính, tại sao cha phải nhận nó? Con nhiều tình anh em thủ túc thì có thể gửi gắm lên những anh em của con. Hà tất phải nhớ nhung nó mãi? Chuyện này đã khiến cha mất hết thể diện, bao năm nay, cha vẫn luôn muốn quên đi, tại sao con cứ không ngừng khơi gợi lên, để A Gia chìm trong vực sâu, con làm con kiểu đó ư?”

Thần Hà hơi nghẹn ngào: “A Gia là người anh minh bực nào, tại sao chuyện trong nhà lại hồ đồ đến thế? Đến trích máu nhận thân cha còn chẳng chịu thì cha khẳng định em ấy không phải con gái cha kiểu gì? Em ấy thông minh đáng yêu, cha từng nói em ấy con gái giống cha, không lẽ những lời này chẳng là gì hết ư?”

Tiếng rầm rầm truyền tới từ trong điện, nghe như tiếng ống bút bị gạt xuống đất. Liên Đăng giật mình, đang định tiến vào thì lại thấy Thần Hà đi ra, hai mắt đỏ ngầu. Anh ta lặng thinh, chỉ phất tay áo đi tới đầu kia hành lang.

Cô vội đuổi theo, thở hồng hộc gọi: “Điện hạ, có chuyện gì thì bình tĩnh nói chuyện, hà tất phải tức giận!”

Dù sao Thần Hà cũng chỉ là chàng trai mới mười tám, vẫn có sự bốc đồng và nóng nảy. Về phòng, anh ta đập vỡ hết đồ đạc, sau đó đứng giữa đống đổ nát, giận đến mức mặt mày tím tái.

Không một ai dám khuyên nhủ anh ta, chỉ dùng dằng đứng bên ngoài. Liên Đăng nhoài người nhìn qua cửa sổ. Anh ta đứng cô đơn lẻ loi, cô không biết phải khuyên anh ta như thế nào, chỉ nói: “Chuyện này không đáng để điện hạ cãi nhau với đại vương.” Thần Hà liếc thấy đôi mắt to tròn đáng thương của cô, nỗi mịt mờ trong lòng vơi dần.

Nhưng thế nào là không đáng? Câu chuyện mà anh ta từng kể với cô chỉ là một trò hề li kì.

Đường nương tử – mẹ của An Ninh là mĩ nhân nức tiếng phủ Đô Hộ, tiếc thay, cuộc đời mĩ nhân lại lắm truân chuyên. Thuở nhỏ, bà làm nô tì trong một nhà quan Lương Châu. Sau này nhà quan lụn bại, bà bị một giáo úy chọn làm vợ lẽ. Phận làm lẽ vốn chẳng có quyền con người, bị người ta cho tặng như món đồ. Giáo úy quy trướng Định Vương, để lấy lòng vương, gã đã đưa Đường nương tử vào vương phủ. Đường nương tử thông minh, xinh đẹp, Định vương rất thích. Thế nhưng trèo cao thì ngã đau, bà tuổi trẻ nóng tính, chẳng hề nể nang ai, bởi thế đã đắc tội Vương phi và đám tì thiếp. Đường nương tử vào phủ đến năm thứ hai thì hạ sinh một cô con gái. Định vương rất yêu quý cô bé, thế nhưng dần dà có tin đồn rằng quận chúa không phải cốt nhục của Định vương mà do Đường nương tử thậm thụt qua lại với chủ cũ rồi sinh ra. Thậm chí có người còn trình lên thư từ giữa hai người, nói chắc như đinh đóng cột rằng phải làm rõ chuyện này.

Đương nhên, Định vương không tin, ông ta không nghĩ rằng Đường nương tử đã ở bên ông ta mà vẫn còn vấn vương người cũ. Thế là, Vương phi tự ý bắt giáo quý. Chưa được mấy bận tra tấn, gã đã thừa nhận, sau đó là chuyện vương phủ đuổi các tì thiếp.

Liên Đăng nghe mà hoảng hồn: “Sao Đại vương tin thế, là tôi thì tôi chẳng tin đâu.”

“Lắm lúc yêu càng sâu thì hận càng nhiều. Nếu không bỏ ra tình cảm thì sẽ không cảm thấy bị tổn thương.”

Liên Đăng thở dài: “Vậy sau đó quận chúa phiêu bạt cùng mẹ ư? Sao quận chúa lại ch3t thế? Đã xảy ra chuyện bất trắc gì sao?”

Thần Hà lặng thinh, đan tay đặt trên mũi, thấy vô cùng khó nói. Hồi lâu sau, anh ta mới cất tiếng: “Do mẹ tôi… Đường nương tử dẫn theo An Ninh sống phiêu bạt, bơ vơ tám năm, không biết hai mẹ con bà đã sống kiểu gì. Bốn năm trước, họ tới Đôn Hoàng, Vương phi biết được nên đã phái người đi ám sát. An Ninh và mẹ em ấy đã… ch3t rồi.”

Liên Đăng chợt nao nao lòng, rõ ràng là chuyện của người khác, vậy mà cô lại thấy cảm động như chuyện của bản thân. Cô che miệng nức nở, nói với vẻ không phục: “Vương phi quá đáng thật đấy. Trước khi ch3t, mẹ con cô ấy phải hận lắm đây.”

Thần Hà cười chua chát: “Họ sẽ hận, nhưng là hận A gia tôi. Tin mẹ con Đường nương tử ch3t truyền tới thành Toái Diệp, đại vương biết là do vương phi làm nên đã bắt những người do vương phi phái đi. Kết quả chúng lại bảo rằng chúng nhận lệnh của đại vương, lúc tiễn họ “lên đường” cũng đã nói với họ như thế.” Anh ta siết chặt nắm đấm, đến mức ngón tay trắng bệch: “Tôi biết không được oán trách cha mẹ, nhưng mẹ tôi là người tàn nhẫn đến mức ấy, có dạo, tôi còn không thể nào đối diện với bà.”

Liên Đăng hỏi: “Đại vương nói sao? Ông ấy không đả động gì đến chuyện này ư?”.

||||| Truyện đề cử: |||||



Thần Hà rủ mắt: “Nỗi oan khuất của Đường nương tử không được rửa sạch, đến lúc ch3t vẫn phải mang tiếng xấu. Dù có bị xử tử thì cũng không ai bảo vệ lẽ phải cho bà ấy. Dù đại vương có giận thì ván đã đóng thuyền, không thể làm gì được vương phi, chuyện này đành cứ để vậy.”

Bởi lẽ đó, người như Lý thị không chỉ đáng hận mà còn đáng chém nữa. Cô tính cả rồi, giết Định vương xong, cô tuyệt đối không thể bỏ qua cho Lý thị. Có lí nào lại để con người ác độc ấy sống sung sướng chứ. Cô chỉ tiện tay thôi, coi như là báo thù giúp cho hai mẹ con Đường nương tử đáng thương.

Cô quay sang nhìn Thần Hà, vương phủ sâu như biển cả mà lại nuôi dưỡng nên người như anh ta, quả là hiếm thấy. Anh ta đau lòng lâu đến vậy vì một cô gái chẳng biết có quan hệ máu rủ ruột rà hay không, lúc nhắc đến cô gái ấy vẫn một mực khẳng định đó là em gái mình. Trong lòng anh ta, bản thân và An Ninh đều là cốt nhục của Định vương. Chỉ tiếc thay, kẻ làm cha không thừa nhận điều đó, anh ta có cố gắng đến đâu cũng vô dụng.

Liên Đăng thử thăm dò: “Điện hạ muốn dời mộ cho quận chúa thì cứ phái người đi là được. Mang họ về thành Toái Diệp cũng tiện đường cúng bái.”

“Tôi muốn để An Ninh được vào từ đường, có tư cách hưởng tôn vinh, đây là điều duy nhất tôi làm được cho con bé.”

Liên Đăng thấy buồn man mác: “Dù sao người cũng ch3t rồi, cũng chẳng còn cách nào phán định ai là cha cô ấy. Điện hạ không cần canh cánh mãi. Mang họ về đi, ắt hẳn Đường nương tử cũng rất muốn quay lại thành Toái Diệp.”

Thần Hà ngẫm nghĩ một hồi, cuối cùng gật đầu: “Lúc trước chỉ được chôn cất sơ sài, muốn tìm được e là sẽ mất kha khá công sức.” Đoạn, anh ta nhìn ánh chiều tà, thở dài: “An Ninh đã qua đời hơn ba năm rồi, nếu con bé còn sống thì năm nay mười sáu, đến tuổi lấy chồng rồi…”

Nếu có anh trai, có cha thì cuộc đời An Ninh đã khác đi. Tiếc là cô lại sinh ra trong vương phủ, mẹ lại không có địa vị cao, không có năng lực bảo vệ bản thân. So với Liên Đăng, tuy rằng cô trở về từ cõi ch3t nhưng ít ra cô từng có mái ấm trọn vẹn, là con gái một của cha mẹ.

Chuyện nhà người khác, đương nhiên cô chỉ nghe rồi để đó, chẳng đặt trong lòng. Cô còn mải nghĩ tìm cơ hội tiếp cận Định vương. May mà tình cha con giữa Thần Hà và Định vương đã vượt qua thử thách. Định vương không hề lạnh nhạt với anh ta vì cuộc cãi vã ấy. Mỗi lần tọa đàm, ông ta lại cho gọi Thần Hà, lắng nghe quan điểm của anh ta về cách trồng trọt, chăn nuôi. Những lúc như vậy, ông ta lại mỉm cười đầu tự hào.

Hộ vệ bên cạnh Định vương quá nhiều, không rời ông ta lúc nào. Ông ta lại không đến hậu viện nên cũng không có sự ganh ghét giữa các thê thiếp. Dường như chỉ có lúc đến hành uyển của thế tử, ông ta mới buông lỏng cảnh giác. Định vương không bao giờ đề phòng cậu con trai này. Liên Đăng bàn với Đàm Nô: “Chuẩn bị nhiều mà chẳng thấy có cơ hội. Tôi tính tìm vận may vậy, nếu hôm nào tôi chớp được thời cơ thì ra tay ngay lập tức. Mấy ngày nay, tỷ hãy nghĩ cách rời vương phủ đi. Tôi vào đây rồi, cũng coi như tỷ đã tiễn Phật tiễn đến tận Tây Thiên, tỷ không thể cứ hầu hạ mụ đàn bà đanh đá kia mãi được.”

Đây quả là vấn đề nan giải. Thật ra trở ngại lớn nhất nằm ở chỗ Đàm Nô không thể vào thế tử uyển. Nếu được cùng tiến cùng lùi thì Liên Đăng cũng có người trợ giúp.

Đàm Nô nhất quyết không chịu đi: “Tôi mà rời đi thì bọn họ ắt sẽ để ý muội, muội sẽ không còn cơ hội đâu. Tôi cứ làm trong điện Lương Phong, muội lo việc của muội. Nếu có tin ám sát truyền tới thì tôi giết Lý thị đã rồi tính sau.”

Liên Đăng không đẩy được cô ấy đi. Cô biết rằng người bạn này đã giao cả tính mạng cho cô, không cần nhiều lời nữa. Nếu may mắn thì cùng nhau thoát khỏi nơi này là tốt nhất, nếu xui thì cả hai cùng xuống âm ti, ít ra trên đường xuống suối vàng cũng có người bầu bạn.

Liên Đăng hạ quyết tâm, giấu dao găm theo người, chỉ chờ Định vương đến thăm Thần Hà. Đôi khi, linh cảm của con người rất chính xác. Cô cảm thấy cơ hội đã tới gần lắm rồi, có lẽ chỉ hôm nay hoặc ngày mai thôi. Trước khi ra tay, cô bỗng thấy nhớ quốc sư. Không biết bây giờ chàng ta đang làm gì. Người này xuất quỷ nhập thần, sau tối hôm đó, cô vẫn chưa gặp lại chàng ta lần nào. Cô vẫn còn là thiếu nữ, trong lúc yêu đương nồng nhiệt nhất, ít lâu không gặp khiến cô khó tránh khỏi nghi ngờ liệu chàng ta có thật lòng thích cô hay không? Còn cả viên thuốc “còn vững bền hơn vàng” ấy nữa, chẳng biết là hàng thật hay giả đây.

Ôm nhiều sẽ thành nghiện, trước khi hoàn thành nhiệm vụ thập tử nhất sinh, cô mong chàng ta có thể an ủi cô. Đáng tiếc, người cô thích vừa kiêu ngạo vừa ích kỉ, chàng ta sẽ không bao giờ hiểu được cô muốn gì.

Liên Đăng thở dài. Thôi thì có duyên sẽ gặp lại! Mong rằng viên thuốc ấy có tác dụng trói buộc chàng ta, cô ch3t rồi, chàng ta vẫn cô đơn lẻ bóng, giữ vững lời hẹn suốt quãng đời dài đằng đẵng. Nếu chàng ta dám có tình cảm sắt son với cô gái khác, không chừng cô sẽ bò ra khỏi suối vàng tìm chàng ta nói chuyện.

Pass chương sau: 8 kí tự. Tên toà thành Định vương đang ở.

Ngày hôm sau, quả nhiên Định vương đã tới. Ông ta cầm theo vò rượu, vừa qua cổng đã hỏi thế tử đi đâu rồi.

Liên Đăng chỉ ra sau: “Điện hạ đang trồng hoa thược dược ở cạnh ao, sẽ về ngay thôi.” Vừa nói, cô vừa đón vò rượu từ tay Định vương. Hôm nay, ông ta tới một mình, điều này đánh trúng lòng cô. Liên Đăng mặt mày tươi cười: “Đại vương muốn uống rượu, chuyện trò với điện hạ ạ?”

Định vương chẳng phải người dễ gần, nhưng ấn tượng của ông ta về cô cũng không quá xấu, vẫn chịu đáp đôi lời với cô: “Đây là rượu thuốc do một vị cao tăng Thổ Phiên mang tới, uống thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe. Cô để ý thời gian, hằng ngày cho thế tử uống một chén vào sáng và tối.”

Liên Đăng đáp “Dạ” rồi đặt vò rượu xuống bàn. Cô ngoảnh lại nhìn, Định vương đưa lưng về phía cô, đang mải ngắm bức sơn thủy mới vẽ trên tường. Cô sờ con dao găm trong nguc, bỗng nghe thấy Định vương hỏi: “Cô tên A Ninh hả?’

Cô hơi run lên: “Vâng, nô tì tên A Ninh.”

“Cô từng đi qua Lương Châu chưa?”

Liên Đăng không biết tại sao ông ta lại hỏi điều này. Đi thì có đi rồi, nhưng cả hai lần cô đều chỉ ngang qua chứ không dừng chân ở lại.

“Nô tì vẫn luôn sống với mẹ ở Đôn Hoàng, chưa từng tới Lương Châu.” Cô đáp qua loa, cẩn thận để ý động tĩnh xung quanh. Cơ hội rất tốt, trong ngoài lầu trúc đều không có ai hết, thủ vệ ở gần nhất cũng cách chừng năm, sáu trượng, có muốn cứu thì cũng chẳng kịp. Cô chậm rãi đến gần ông ta: “Đại vương có chỗ quen biết ở Lương Châu ư?”

Định vương trầm ngâm hồi lâu, dường như đang nhớ lại điều gì đó. Có lẽ là đột nhiên nhớ tới Đường nương tử và đứa bé không thể xác định lai lịch ấy! Chung quy thì tình yêu vẫn không đánh bại lời đồn đại, kẻ kiêu hùng như ông ta cũng có lúc khó lòng đoán định sự việc. Ông ta đáp với vẻ m0ng lung: “Đúng là có người quen, tiếc là sau bốn năm đồng hành đã lạc mất nhau. Sau này càng đi càng xa, đến giờ chỉ còn sống trong kí ức.”

Nhìn ông ta có vẻ như sẽ không quay đầu lại, bức tranh trên tường chính là “Kim Tháp chiều mây ráng”, một trong Lương Châu bát cảnh. Bút pháp của Thần Hà rất tốt, góc bức tranh đề bằng lối viết thảo: Kim quang chiếu diệu súc phù đăng, thất cấp thiên tầm vạn lũ đằng*. Đoán chừng phong cảnh này khiến ông ta nhớ tới thuở xưa.

Liên Đăng nắm chặt cán dao găm, cố nói với giọng bình tĩnh: “Tại sao đại vương không đi tìm bà ấy?” Hỏi vậy nhưng cô chẳng rảnh để ý ông ta trả lời ra sao. Cô rút dao găm, đâm về phía vị trí trái tim từ sau lưng ông ta.

*Trích từ bài Kim tháp tinh hà – Trương Triệu Mỹ. Câu trên đại khái là tả cảnh nắng chiều chiếu rọi tòa tháp bảy tầng cao vut, sáng lấp lánh như tỏa ánh hào quang.

- -----oOo------

/124

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status