Lúc đó đã quá chiều, mọi người đều đi ăn cơm. Sòng đố chữ cũng tạm nghỉ và mở cửa tiếp theo sau bữa thực phạn. Các người làm công và các cô bán hoa phiếu ngồi quầy ăn uống vui vẻ.
Riêng bọn người Mã phu nhân từ lúc giở trò chơi đố chữ với vài bàn tài xỉu, cua cá thì không có người nào vui vẻ cả. Ai nấy đăm chiêu không biết trò chơi đó đem kết quả gì không?
Các tin tức thâu thập được rất mong manh, ít ỏi. Xem ra những tên cẩu quan ham mê tiền của sau khi ngửi thấy hơi đồng, đã có ý mon men dọ dẫm xem xét... túi tiền của chủ nhân song đố chữ và đánh bạc.
Mã phu nhân sớm biết vậy nên bà và các thiếu hiệp lại càng thận trọng từng chút. Chỉ cần một ám hiệu ban ra là cả bọn rút lui có phương pháp, lúc nào cũng có ngựa tốt và vài cỗ xe chờ sẵn. Các đồ hóa trang cũng chuẩn bị sẵn sang.
Bọn thuộc hạ thân tín tuyển lựa trong đoàn thủy thủ cũng rất tinh khôn, thi hành các chỉ thị của Mã phu nhân răm rắp, không sai trật mảy may.
Mọi người chú ý tới một bác nông phu, vẻ mặt chân thật hiền lành cứ lượn quanh cửa sòng nhiều bận. Lần nào đi qua cũng ngó mắt nhìn vào như muốn kiếm dọ hỏi một việc gì.
Lý Thanh Hoa khôn ngoan lại gần, dịu dàng hỏi ướm :
- Này bác, bác muốn gặp ông chủ sòng đố chữ phải không? Tôi sẵn sàng giúp. Bác cần gặp hỏi chuyện chi thế?
- Tôi chỉ cần nhờ ai hỏi hộ xem chủ nhân sòng đố chữ có phải là người họ Mã không?
- Đúng vậy! Ông ta họ Mã... bác có điều chi quan trọng muốn nói với ông ta phải không?
Người nhà quê ngần ngừ giây lát rồi nói :
- Nếu đúng ông ta là người họ Mã thì làm ơn cho tôi gặp mặt ông ta. Tôi có câu chuyện rất cần nói ngay với ông ta.
- Vậy, bác theo tôi đi lối cửa sau, tôi dẫn bác gặp mặt ông chủ và bà chủ họ Mã.
Mã phu nhân thấy Lý Thanh Hoa nâng rèm đưa người nhà quê vô, bà thay đổi nét mặt, tươi tỉnh hỏi trước ngay rằng :
- Ông cụ giỏi chữ bảo bác lại tìm gặp người họ Mã phải không? Tôi và chồng tôi là Mã Hóa...
Bác nhà quê tuy chậm chạp giây lâu cũng nói tiếp rằng :
- Mã Hóa Long! Ông bà tên là Mã Hóa Long phải không? Ông có bộ râu quai nón, bà mặt mũi đẹp đẽ như một... bà lớn.
Mã phu nhân mừng rỡ vô cùng reo lên :
- Ông cụ bây giờ ở đâu? Làm ơn đưa chúng tôi đến ngay có thể được không?
Người nhà quê trả lời :
- Có thể được! Cụ đồ có nói hễ hỏi đúng tên ông là Mã Hóa Long thì mời ông cụ lại nơi cụ đồ trú ngụ ngay tức khắc!
- Có xa không?
- Cũng khá xa, đi thuyền mất nửa ngày, đi ngựa đường tắt nhanh hơn. Ông cụ có vẻ nóng lòng muốn gặp được ông Mã Hóa Long có bộ râu quai nón lắm.
- Vậy bác đưa chúng tôi tới ngay nơi đó đi. Tôi xin hậu tạ gói vàng lớn này.
Bác nhà quê cuống quýt trả lời :
- Không được! Tôi không dám nhận nhiều vàng như vậy đâu. Đối với cụ đồ chỗ hàng xóm lâu năm làm thế e không tiện.
Mã phu nhân gọi người quản lý vào ghé tai dặn dò nhỏ mấy câu rồi quay lại bảo Mã Hóa Long và các thiếu hiệp rằng :
- Chúng ta còn trù trừ gì nữa? Khởi hành ngay đi thôi, thời gian cấp bách quá rồi.
Bà nhìn Cao Kỳ Nhất Phương nói rằng :
- Con cùng bác dẫn đường đi trước. Con sẽ gặp thân phụ và thân mẫu con, cố gắng bảo vệ lấy người.
Cao Kỳ Nhất Phương cùng người nông phu đi ra ngoài, cùng cưỡi con Bạch Tuyết Long Câu chạy ngay.
Lý Thanh Hoa giúp đỡ mẹ lên xe, chàng trao dây cương cho Mã Hóa Long rồi cùng Nhất Tiếu dùng thuật phi hành chạy theo yểm trợ và liên lạc.
Ngựa Bạch Tuyết vốn là thần mã, chạy nhanh hơn tên bắn làm bác nhà quê sợ hãi nhắm nghiền cả mắt lại. Cao Kỳ Nhất Phương thấy vậy nói rằng :
- Bác phải mờ mắt ra chứ, bác chỉ đường cho tôi chạy đúng lối. Có phải đường này chăng?
Bác nhà quê mở mắt nói rằng :
- Gớm thế, ngựa chạy nhanh quá, tôi không quen cỡi ngựa, anh cho chạy chậm chứ kẻo té thì chết mất. Cứ cho ngựa chạy thẳng theo đường cái quan này, khi nào qua cầu đỏ thì rẽ sang tay mặt, chạy theo con đường đất đỏ, tới ngọn núi ba cây thì là sắp tới thôn xóm chúng tôi ở.
Nhận rõ đường lối rồi, thay vì cho ngựa chạy chậm lại thì Cao Kỳ Nhất Phương lại càng phi ngựa nước đại nhanh hơn. Các cây trồng hai bên đường vun vút nối liền nhau lùi lại phía sau.
Quả nhiên, chẳng mấy lúc người chạy tới nhiều chàng rủ cương cho ngựa chạy sang con đường đất đỏ ngoằn ngoèo qua các ngọn đồi.
Một sự ngạc nhiên hết sức xảy ra là chàng trông thấy con Thanh Long mã như một đốm xanh, đương phi nước đại cùng chiều trên con đường đất đỏ. Trên lưng ngựa cũng có hai người y như chàng và bác nông phu cùng ngồi chung ngựa.
Chỉ khác là sợ bác nông phu bị té nên chàng cho bác ngồi trước. Còn trên mình ngựa kia thì kỵ sĩ để cho kẻ cưỡi chung lưng ngựa ngồi sau.
Được lợi thế hơn, chàng ôm chặt lấy bác nông phu, thúc ngựa Bạch Tuyết bắt kịp con Thanh Long mã trong chớp mắt.
Khi hai ngựa chạy ngang hàng với nhau, chàng nhìn mặt người kỵ sĩ và người kia cũng quay lại nhìn chàng không chớp mắt.
Thốt nhiên, chàng thư sinh nho nhã có bộ mặt xinh đẹp buột miệng hỏi rằng :
- Có phải là Cao Kỳ Nhất Phương ở Bạch Diêm trang năm xưa đó chăng?
Lúc này, Cao Kỳ Nhất Phương không cải trang làm nhà sư Tam Tiếu, chàng giật mình kinh ngạc hết sức vì không nhận ra được chàng thư sinh cưỡi con ngựa xanh đó là ai? Tại sao người đó lại nhận ra chàng và biết tên chàng?
Bác nhà quê thấy có tiếng người nói chuyện, cũng mở mắt ra nhìn thấy người ngồi sau lưng chàng thư sinh cũng gọi to lên rằng :
- Anh tửu bảo họ Nhị ơi, anh cũng cưỡi ngựa đó ư? Ngựa chạy nhanh như vầy anh có sợ không? Anh đi đâu đấy?
- Bác Năm ơi! Bác cũng cưỡi ngựa đó ư? Ngựa chạy nhanh sợ lắm chứ! Kìa ngọn đồi ba cây kia rồi! Sắp tới rồi! xuống ngựa nói chuyện nghe. Quan đây muốn gặp cụ đồ hàng xóm nhà bác đấy!
Cao Kỳ Nhất Phương nghe hai người nói chuyện biết rằng chàng nọ cũng nhờ người hướng dẫn đi tìm cha mẹ mình là Nam Bình hầu Vương Thế Cát, không hiểu rằng đề làm gì? Chàng ta là bạn hay là thù, cùng phe hay thuộc phe Ngũ Độc Thiên Nhân. Chàng liền hỏi rằng :
- Túc hạ biết danh tánh của tôi? Túc hạ có thể cho tôi biết quý tánh cao danh được không?
Chàng thư sinh nho nhã mỉm cười đáp :
- Tiểu đệ là Văn Tú Tài. Tài cỡi ngựa của huynh đài trên đời có một không hai, tài đánh cờ của huynh còn tuyệt thế hơn nữa, tiểu đệ lấy làm hâm mộ! Tiểu đệ lại biết huynh đài là kẻ thù không đội trời chung của tên Thiên tuế ngạo mạn. Tiểu đệ hôm nay tới đây với mục đích không khác với huynh đài là báo nguy cho Nam Bình hầu Vương Thế Cát tránh khỏi nanh vuốt của Hắc Y đạo.
Không muốn làm cho dân chúng trong thôn xóm nhỏ bị kinh động lát sau hai con ngựa sau lùm cây ở đỉnh đồi bước xuống đã thấy Lý Thanh Hoa đã đứng chờ sẵn, chỉ cho hai chàng biết túp lều tranh ở giữa vườn rau cuối xóm là nơi trú ngụ của người mà bọn Mã phu nhân nóng lòng muốn gặp mặt.
Cao Kỳ Nhất Phương lần theo đường nhỏ cùng Văn Tú Tài vô túp lều. Lý Thanh Hoa ở lại bên ngoài chờ Mã Hóa Long và Mã phu nhân trong xe tới sau.
Ông cụ đương ngồi cạnh giường cho bà cụ uống thuốc. Thấy hai chàng trẻ tuổi bước vào ông cụ lấy làm ngạc nhiên không biết hai chàng trẻ tuổi là ai? Chỉ thấy hai chàng quỳ phục xuống đất xưng hô là :
- Đứa con bất hạnh lạy nhận phụ thân và mẫu thân.
Bà cụ bật dậy nhìn Cao Kỳ Nhất Phương, mừng rỡ ôm choàng lấy và khóc.
Giữa lúc cốt nhục đoàn viên, nói chẳng ra lời thì Mã phu nhân cũng bước vô. Bà ôm lấy ông cụ gọi :
- Ông này! Vương Ngọc Lan nó vẫn trẻ đẹp như xưa.
- Đầu tóc anh đã bạc hết cả? Chị bệnh hoạn ra sao?
- Ta cứ tưởng Mã đệ chết mất rồi? Gần hai chục năm xa cách còn gì nữa?
Mã phu nhân chẩn mạch cho Vương phu nhân, lấy linh đan cho bà uống. Mã Hóa Long chỉ Lý Thanh Hoa nói :
- Lý đại công tử đây!
Hai vợ chồng Nam Bình hầu ngắm nghía hồi lâu cùng nói :
- Hai anh em cùng bọc có khác, giống nhau như hệt, không làm sao nhận ra được. Tôi cứ tưởng thằng con tôi Vương Nhi đã về?
Mã phu nhân gặng hỏi :
- Thế Vương Nhi bây giờ ở đâu để hai anh em Lý Công đặng gặp nhau? Còn chàng thanh niên này là ai?
Nói rồi bà chỉ Văn Tú Tài từ nãy lặng yên đứng ngắm mọi người, không biết nói năng gì cả. Mã phu nhân nhìn hỏi rằng :
- Vị này không phải là Vương Nhi sao?
Vương phu nhân đáp :
- Vị công tử này vô cùng một lúc với thằng Cao Kỳ Nhất Phương.
Không muốn mọi người tỏ ý nghi kỵ mình, Văn Tú Tài bình tĩnh lấy trong người ra một bức cổ họa đã bị rách rời nói :
- Tấm cổ họa này tìm được ở trong bọc hành trang Vị Hải cô nương mưu toan ám sát Thân vương Tạ Bưu, đòi hỏi mất nhiều công phu nay mới tìm tới để diện kiến các vị là những bậc trung quân ái quốc, tả hữu của Nguyên Soái. Việc đi tìm liệt vị là do một người bạn thân của tôi. Tôi chỉ là kẻ giúp rập thêm vào việc này để đền đáp tấm lòng quảng đại và ơn cứu tử của vị ân nhân của tôi mà thôi. Tôi nhờ bức tranh này tìm được tới đây để báo nguy cho liệt vị mưu tìm đường lẩn tránh vì chắc chắn những tay chân thủ túc của Thân vương cũng sẽ dọ dẫm tìm ra được tông tích quí liệt vị. Đó là những lời thành thật, mong quí vị đừng có nghi ngờ gì cả mà mất thời giờ.
Mã phu nhân chú ý nghe giọng nói của Văn Tú Tài, bà không có vẻ nghi ngờ gì hết, xong bà hỏi thêm rằng :
- Công tử có thể cho chúng tôi biết vị ân nhân cứu mạng công tử là ai không?
Văn Tú Tài lắc đầu :
- Người đó yêu cầu dấu tên họ, chỉ nói rằng sau này quí liệt vị sẽ biết.
Trong lúc Văn Tú Tài giãi bày, Lý Thanh Hoa hỏi Vương Thế Cát :
- Em con bây giờ ở đâu?
Nam Bình hầu cho biết là vì Vương phu nhân bị đau yếu đang thiếu thuốc thang nên gần đây trong Quảng Mục trường còn có công việc giúp đỡ việc hỏa thực, Vương Nhi đã vô trong trang trại.
Từ mấy tháng nay rồi! Hai ông bà mang Vương Nhi về trốn tránh trong thôn xóm này là quê cũ của người hầu ngựa già.
Người hầu ngựa cũng đã chết từ lâu. Hai ông bà đã hết sức tần tảo nuôi Vương Nhi khôn lớn, dạy cho đọc sách thánh hiền, quanh quẩn trong túp lều nhỏ không hề bước ra tới ngoài.
Cẩn thận hơn, Vương Nhi lúc nào cũng phải mặc quần áo lam lũ nên cũng chẳng ai để ý đến gia đình này. Cả xóm chỉ có một người biết chữ dạy trẻ thì gọi là cụ đồ già.
Nhà nghèo, gặp khi túng thiếu phải bán dần bán mòn ít đồ trang sức giấu giếm mang theo, dần dần bán cả quần áo, rồi đến lúc cổ họa cũng phải đem bán nốt để lấy tiền đong gạo.
Bức tranh cũ nát đem bán cho một quán rượu ở gần thôn xóm cạnh đầu cầu đã mười mấy năm trước, bức tranh treo lâu ngày cũ nát, không biết trong trường hợp nào rơi vào tay người dũng sĩ vô tình “qua quán” vào đó uống rượu? Rồi trong trường hợp nào, bức cổ thâu nằm trong bọc hành trang của người dũng sĩ đi tới Lâm An phủ, lại lọt vào tay vị công tử dung mạo xinh đẹp là Văn Tú Tài ở đây giờ thì không biết?
Nhưng thực tình, Nam Bình hầu Vương Thế Cát có vẻ vui thích thấy bức cổ họa lại trở về tay mình. Ông ta gấp bức tranh lại cách trang trọng vật hoàn cố chủ...
Thốt nhiên, lại thêm một người nữa vô túp lều tranh. Đó chỉ là một chú lùn nhỏ bé như người tí hon, cao chỉ bằng trẻ nít lên ba. Da dẻ chú lùn đen như bồ hóng, ăn mặc bộ võ phục màu đen, nom rất ngộ nghĩnh.
Văn Tú Tài giới thiệu chú lùn với mọi người :
- Đây là một người thân tín của ân nhân tôi cho theo tôi để bảo vệ. Ông ta là Thần Hành Nụy Cước, tuy người nhỏ thó nhưng rất nhiều biệt tài kỳ lạ, tài nghệ võ công tuyệt giỏi, không mấy ai đối địch nổi. Lúc nãy, ông nằm trong hành lý đeo bên mình con Thanh Phong mã nên không ai chú ý tới. Bây giờ, Nụy Cước tìm tôi chắc báo cho tôi.
Người lùn đen “Bắc thiết” cất tiếng sang sảng nói :
- Thưa công tử, kẻ địch đương kéo tới đông lắm, ta chẳng nên ở đây lâu.
Lý Thanh Hoa cũng nói tiếp :
- Đúng vậy, có nhiều tiếng chân vó ngựa cách xa đây hơn chục dặm đường, chỉ vài khắc nữa sẽ tới thôn xóm này. Chúng ta tính sao?
Mã phu nhân nói :
- Vương Nhi hiện ở trong trang trại Thanh Diện Thần Quân. Chúng ta không thể vô đó được. Mà bỏ đi thì sau này liên lạc với Vương Nhi bằng cách nào?
Nhất Tiếu nói :
- Hay chúng ta ra đón đường kịch chiến mấy tên đó đi rồi tính kế sau?
Mã phu nhân xua tay đáp :
- Không được, Vương phu nhân đương bệnh, cần tĩnh dưỡng. Vả lại dân thôn xóm này không có tội tình gì, gây sự chém giết tại đây sẽ làm họ bị hại lây. Việc Nam Bình hầu, thế huynh của ta ở đây, ngoài chúng ta, cũng chưa ai biết rõ tông tích.
- Ta có đem theo đủ đồ cải trang. Vậy Lý Thanh Hoa cải trang làm Nam Bình hầu và một người cải trang làm Vương phu nhân, cứ tới đây. Dù có xảy ra việc gì tùy cơ ứng biến rồi trốn thoát để ta mang lại người trốn đi nơi khác, không một ai biết rõ hành tung chúng ta đó có phải là một kế sách vẹn toàn không?
- Rồi sau đó tới gặp bọn ta chờ tại giang thuyền đậu trên song.
- Nếu xảy ra việc gì thì Lý Thanh Hoa cũng đủ tài nghệ bảo vệ Văn Tú Tài ra khỏi vòng nguy hiểm dễ dàng. Vậy sau khi hai người hóa trang xong, cứ ở yên trong lều tranh. Còn các người khác hộ vệ thế huynh và đại tỷ ra xe, chúng ta nên rời khỏi đây trước khi bọn chúng kéo tới.
Sau khi cắt đặt công việc xong xuôi, người nào lo việc của người đó.
Trong khi ở túp lều giữa vườn rau trong xóm nhỏ này xảy ra biến động tày trời như vậy, nếu không có cuộc chạy đua trò chơi đố chữ để tìm ra đặng nơi ẩn cư của hai vợ chồng Vương Thế Cát. Nếu không có Văn Tú Tài cải trang thành lão bà thì hai vợ chồng Vương lão đã bị bọn Hắc Y sinh cầm, chàng trẻ tuổi Vương Nhi ở trong trang trại chẳng hay biết chi hết.
Vương Nhi vô trang trại có hy vọng làm việc dành dụm ít tiền đưa cho cha đã già nua, mẹ lâm bệnh hoạn.
Thấy chàng trẻ tuổi ăn mặc rách rưới nghèo, người quản gia hỏi rằng :
- Ở nhà này anh biết làm công việc gì?
- Tôi thạo nghề trồng rau và biết làm công việc nấu nướng.
- Ở trong trang trại, tới ngày đại hội, khách khứa ngày một thêm đông đảo. Những đại hán chăn bò, chăn ngựa chẳng biết nấu ăn. Ta cho anh vô bếp làm việc, chịu khó nấu nướng các món ăn cho ngon lành, chủ nhân và khách ăn ngon miệng, ta sẽ cho ngươi nhiều tiền để sắm sửa may mặc và giúp đỡ gia đình.
Vương Nhi ngoan ngoãn làm việc chăm chỉ, suốt ngày mặt mũi lúc nào cũng lem luốc, dính mỡ, lọ nồi đen thui. Càng làm việc đắc lực, chúng lại lợi dụng sai bảo làm lụng tối ngày.
Chàng trẻ tuổi rất chịu khó, kiên nhẫn, thức khuya dậy sớm, quanh quẩn ở trong xó bếp, chuyên tâm vào việc hỏa thực để mong làm vừa lòng mọi người.
Chúng thấy chàng hiền lành, khờ dại thì càng chèn ép, bao nhiêu phụ nấu nướng khéo léo chẳng được chủ nhân để ý tới, chẳng khen thưởng, chẳng được tiền công. Bao nhiêu tài năng biến chế những món kỳ trân mỹ vị đều bị chúng chiếm đoạt, rốt cuộc làm nhiều mà chẳng được ai nâng đỡ gì cả.
Vương Nhi không lấy thế làm nản lòng, thấy tên hỏa đầu trưởng khen ngợi thì lại cố gắng nấu xào chiên nướng các món nhắm thêm thơm ngon và đặc biệt làm cho người thưởng thức mà chính mình là đầu bếp thì không hề động đũa tới.
Có lẽ hiếu tử nhớ tới cha mẹ nghèo khổ chẳng có món ăn nào làm cho chàng làm sao vui sướng một mình ăn ngon được?
Cũng muốn dành phần cho cha mẹ gì những miếng ngon ngọt nhưng biết gởi ai đem về nhà.
Vì vậy Vương Nhi trở nên ít nói, bạn bè hỏi gì nhiều câu, chàng chẳng buồn trả lời.
Nổi buồn của chàng thiếu niên lâm cảnh nghèo, chẳng thể nuôi dưỡng cha mẹ già cho phải đạo.
Riêng bọn người Mã phu nhân từ lúc giở trò chơi đố chữ với vài bàn tài xỉu, cua cá thì không có người nào vui vẻ cả. Ai nấy đăm chiêu không biết trò chơi đó đem kết quả gì không?
Các tin tức thâu thập được rất mong manh, ít ỏi. Xem ra những tên cẩu quan ham mê tiền của sau khi ngửi thấy hơi đồng, đã có ý mon men dọ dẫm xem xét... túi tiền của chủ nhân song đố chữ và đánh bạc.
Mã phu nhân sớm biết vậy nên bà và các thiếu hiệp lại càng thận trọng từng chút. Chỉ cần một ám hiệu ban ra là cả bọn rút lui có phương pháp, lúc nào cũng có ngựa tốt và vài cỗ xe chờ sẵn. Các đồ hóa trang cũng chuẩn bị sẵn sang.
Bọn thuộc hạ thân tín tuyển lựa trong đoàn thủy thủ cũng rất tinh khôn, thi hành các chỉ thị của Mã phu nhân răm rắp, không sai trật mảy may.
Mọi người chú ý tới một bác nông phu, vẻ mặt chân thật hiền lành cứ lượn quanh cửa sòng nhiều bận. Lần nào đi qua cũng ngó mắt nhìn vào như muốn kiếm dọ hỏi một việc gì.
Lý Thanh Hoa khôn ngoan lại gần, dịu dàng hỏi ướm :
- Này bác, bác muốn gặp ông chủ sòng đố chữ phải không? Tôi sẵn sàng giúp. Bác cần gặp hỏi chuyện chi thế?
- Tôi chỉ cần nhờ ai hỏi hộ xem chủ nhân sòng đố chữ có phải là người họ Mã không?
- Đúng vậy! Ông ta họ Mã... bác có điều chi quan trọng muốn nói với ông ta phải không?
Người nhà quê ngần ngừ giây lát rồi nói :
- Nếu đúng ông ta là người họ Mã thì làm ơn cho tôi gặp mặt ông ta. Tôi có câu chuyện rất cần nói ngay với ông ta.
- Vậy, bác theo tôi đi lối cửa sau, tôi dẫn bác gặp mặt ông chủ và bà chủ họ Mã.
Mã phu nhân thấy Lý Thanh Hoa nâng rèm đưa người nhà quê vô, bà thay đổi nét mặt, tươi tỉnh hỏi trước ngay rằng :
- Ông cụ giỏi chữ bảo bác lại tìm gặp người họ Mã phải không? Tôi và chồng tôi là Mã Hóa...
Bác nhà quê tuy chậm chạp giây lâu cũng nói tiếp rằng :
- Mã Hóa Long! Ông bà tên là Mã Hóa Long phải không? Ông có bộ râu quai nón, bà mặt mũi đẹp đẽ như một... bà lớn.
Mã phu nhân mừng rỡ vô cùng reo lên :
- Ông cụ bây giờ ở đâu? Làm ơn đưa chúng tôi đến ngay có thể được không?
Người nhà quê trả lời :
- Có thể được! Cụ đồ có nói hễ hỏi đúng tên ông là Mã Hóa Long thì mời ông cụ lại nơi cụ đồ trú ngụ ngay tức khắc!
- Có xa không?
- Cũng khá xa, đi thuyền mất nửa ngày, đi ngựa đường tắt nhanh hơn. Ông cụ có vẻ nóng lòng muốn gặp được ông Mã Hóa Long có bộ râu quai nón lắm.
- Vậy bác đưa chúng tôi tới ngay nơi đó đi. Tôi xin hậu tạ gói vàng lớn này.
Bác nhà quê cuống quýt trả lời :
- Không được! Tôi không dám nhận nhiều vàng như vậy đâu. Đối với cụ đồ chỗ hàng xóm lâu năm làm thế e không tiện.
Mã phu nhân gọi người quản lý vào ghé tai dặn dò nhỏ mấy câu rồi quay lại bảo Mã Hóa Long và các thiếu hiệp rằng :
- Chúng ta còn trù trừ gì nữa? Khởi hành ngay đi thôi, thời gian cấp bách quá rồi.
Bà nhìn Cao Kỳ Nhất Phương nói rằng :
- Con cùng bác dẫn đường đi trước. Con sẽ gặp thân phụ và thân mẫu con, cố gắng bảo vệ lấy người.
Cao Kỳ Nhất Phương cùng người nông phu đi ra ngoài, cùng cưỡi con Bạch Tuyết Long Câu chạy ngay.
Lý Thanh Hoa giúp đỡ mẹ lên xe, chàng trao dây cương cho Mã Hóa Long rồi cùng Nhất Tiếu dùng thuật phi hành chạy theo yểm trợ và liên lạc.
Ngựa Bạch Tuyết vốn là thần mã, chạy nhanh hơn tên bắn làm bác nhà quê sợ hãi nhắm nghiền cả mắt lại. Cao Kỳ Nhất Phương thấy vậy nói rằng :
- Bác phải mờ mắt ra chứ, bác chỉ đường cho tôi chạy đúng lối. Có phải đường này chăng?
Bác nhà quê mở mắt nói rằng :
- Gớm thế, ngựa chạy nhanh quá, tôi không quen cỡi ngựa, anh cho chạy chậm chứ kẻo té thì chết mất. Cứ cho ngựa chạy thẳng theo đường cái quan này, khi nào qua cầu đỏ thì rẽ sang tay mặt, chạy theo con đường đất đỏ, tới ngọn núi ba cây thì là sắp tới thôn xóm chúng tôi ở.
Nhận rõ đường lối rồi, thay vì cho ngựa chạy chậm lại thì Cao Kỳ Nhất Phương lại càng phi ngựa nước đại nhanh hơn. Các cây trồng hai bên đường vun vút nối liền nhau lùi lại phía sau.
Quả nhiên, chẳng mấy lúc người chạy tới nhiều chàng rủ cương cho ngựa chạy sang con đường đất đỏ ngoằn ngoèo qua các ngọn đồi.
Một sự ngạc nhiên hết sức xảy ra là chàng trông thấy con Thanh Long mã như một đốm xanh, đương phi nước đại cùng chiều trên con đường đất đỏ. Trên lưng ngựa cũng có hai người y như chàng và bác nông phu cùng ngồi chung ngựa.
Chỉ khác là sợ bác nông phu bị té nên chàng cho bác ngồi trước. Còn trên mình ngựa kia thì kỵ sĩ để cho kẻ cưỡi chung lưng ngựa ngồi sau.
Được lợi thế hơn, chàng ôm chặt lấy bác nông phu, thúc ngựa Bạch Tuyết bắt kịp con Thanh Long mã trong chớp mắt.
Khi hai ngựa chạy ngang hàng với nhau, chàng nhìn mặt người kỵ sĩ và người kia cũng quay lại nhìn chàng không chớp mắt.
Thốt nhiên, chàng thư sinh nho nhã có bộ mặt xinh đẹp buột miệng hỏi rằng :
- Có phải là Cao Kỳ Nhất Phương ở Bạch Diêm trang năm xưa đó chăng?
Lúc này, Cao Kỳ Nhất Phương không cải trang làm nhà sư Tam Tiếu, chàng giật mình kinh ngạc hết sức vì không nhận ra được chàng thư sinh cưỡi con ngựa xanh đó là ai? Tại sao người đó lại nhận ra chàng và biết tên chàng?
Bác nhà quê thấy có tiếng người nói chuyện, cũng mở mắt ra nhìn thấy người ngồi sau lưng chàng thư sinh cũng gọi to lên rằng :
- Anh tửu bảo họ Nhị ơi, anh cũng cưỡi ngựa đó ư? Ngựa chạy nhanh như vầy anh có sợ không? Anh đi đâu đấy?
- Bác Năm ơi! Bác cũng cưỡi ngựa đó ư? Ngựa chạy nhanh sợ lắm chứ! Kìa ngọn đồi ba cây kia rồi! Sắp tới rồi! xuống ngựa nói chuyện nghe. Quan đây muốn gặp cụ đồ hàng xóm nhà bác đấy!
Cao Kỳ Nhất Phương nghe hai người nói chuyện biết rằng chàng nọ cũng nhờ người hướng dẫn đi tìm cha mẹ mình là Nam Bình hầu Vương Thế Cát, không hiểu rằng đề làm gì? Chàng ta là bạn hay là thù, cùng phe hay thuộc phe Ngũ Độc Thiên Nhân. Chàng liền hỏi rằng :
- Túc hạ biết danh tánh của tôi? Túc hạ có thể cho tôi biết quý tánh cao danh được không?
Chàng thư sinh nho nhã mỉm cười đáp :
- Tiểu đệ là Văn Tú Tài. Tài cỡi ngựa của huynh đài trên đời có một không hai, tài đánh cờ của huynh còn tuyệt thế hơn nữa, tiểu đệ lấy làm hâm mộ! Tiểu đệ lại biết huynh đài là kẻ thù không đội trời chung của tên Thiên tuế ngạo mạn. Tiểu đệ hôm nay tới đây với mục đích không khác với huynh đài là báo nguy cho Nam Bình hầu Vương Thế Cát tránh khỏi nanh vuốt của Hắc Y đạo.
Không muốn làm cho dân chúng trong thôn xóm nhỏ bị kinh động lát sau hai con ngựa sau lùm cây ở đỉnh đồi bước xuống đã thấy Lý Thanh Hoa đã đứng chờ sẵn, chỉ cho hai chàng biết túp lều tranh ở giữa vườn rau cuối xóm là nơi trú ngụ của người mà bọn Mã phu nhân nóng lòng muốn gặp mặt.
Cao Kỳ Nhất Phương lần theo đường nhỏ cùng Văn Tú Tài vô túp lều. Lý Thanh Hoa ở lại bên ngoài chờ Mã Hóa Long và Mã phu nhân trong xe tới sau.
Ông cụ đương ngồi cạnh giường cho bà cụ uống thuốc. Thấy hai chàng trẻ tuổi bước vào ông cụ lấy làm ngạc nhiên không biết hai chàng trẻ tuổi là ai? Chỉ thấy hai chàng quỳ phục xuống đất xưng hô là :
- Đứa con bất hạnh lạy nhận phụ thân và mẫu thân.
Bà cụ bật dậy nhìn Cao Kỳ Nhất Phương, mừng rỡ ôm choàng lấy và khóc.
Giữa lúc cốt nhục đoàn viên, nói chẳng ra lời thì Mã phu nhân cũng bước vô. Bà ôm lấy ông cụ gọi :
- Ông này! Vương Ngọc Lan nó vẫn trẻ đẹp như xưa.
- Đầu tóc anh đã bạc hết cả? Chị bệnh hoạn ra sao?
- Ta cứ tưởng Mã đệ chết mất rồi? Gần hai chục năm xa cách còn gì nữa?
Mã phu nhân chẩn mạch cho Vương phu nhân, lấy linh đan cho bà uống. Mã Hóa Long chỉ Lý Thanh Hoa nói :
- Lý đại công tử đây!
Hai vợ chồng Nam Bình hầu ngắm nghía hồi lâu cùng nói :
- Hai anh em cùng bọc có khác, giống nhau như hệt, không làm sao nhận ra được. Tôi cứ tưởng thằng con tôi Vương Nhi đã về?
Mã phu nhân gặng hỏi :
- Thế Vương Nhi bây giờ ở đâu để hai anh em Lý Công đặng gặp nhau? Còn chàng thanh niên này là ai?
Nói rồi bà chỉ Văn Tú Tài từ nãy lặng yên đứng ngắm mọi người, không biết nói năng gì cả. Mã phu nhân nhìn hỏi rằng :
- Vị này không phải là Vương Nhi sao?
Vương phu nhân đáp :
- Vị công tử này vô cùng một lúc với thằng Cao Kỳ Nhất Phương.
Không muốn mọi người tỏ ý nghi kỵ mình, Văn Tú Tài bình tĩnh lấy trong người ra một bức cổ họa đã bị rách rời nói :
- Tấm cổ họa này tìm được ở trong bọc hành trang Vị Hải cô nương mưu toan ám sát Thân vương Tạ Bưu, đòi hỏi mất nhiều công phu nay mới tìm tới để diện kiến các vị là những bậc trung quân ái quốc, tả hữu của Nguyên Soái. Việc đi tìm liệt vị là do một người bạn thân của tôi. Tôi chỉ là kẻ giúp rập thêm vào việc này để đền đáp tấm lòng quảng đại và ơn cứu tử của vị ân nhân của tôi mà thôi. Tôi nhờ bức tranh này tìm được tới đây để báo nguy cho liệt vị mưu tìm đường lẩn tránh vì chắc chắn những tay chân thủ túc của Thân vương cũng sẽ dọ dẫm tìm ra được tông tích quí liệt vị. Đó là những lời thành thật, mong quí vị đừng có nghi ngờ gì cả mà mất thời giờ.
Mã phu nhân chú ý nghe giọng nói của Văn Tú Tài, bà không có vẻ nghi ngờ gì hết, xong bà hỏi thêm rằng :
- Công tử có thể cho chúng tôi biết vị ân nhân cứu mạng công tử là ai không?
Văn Tú Tài lắc đầu :
- Người đó yêu cầu dấu tên họ, chỉ nói rằng sau này quí liệt vị sẽ biết.
Trong lúc Văn Tú Tài giãi bày, Lý Thanh Hoa hỏi Vương Thế Cát :
- Em con bây giờ ở đâu?
Nam Bình hầu cho biết là vì Vương phu nhân bị đau yếu đang thiếu thuốc thang nên gần đây trong Quảng Mục trường còn có công việc giúp đỡ việc hỏa thực, Vương Nhi đã vô trong trang trại.
Từ mấy tháng nay rồi! Hai ông bà mang Vương Nhi về trốn tránh trong thôn xóm này là quê cũ của người hầu ngựa già.
Người hầu ngựa cũng đã chết từ lâu. Hai ông bà đã hết sức tần tảo nuôi Vương Nhi khôn lớn, dạy cho đọc sách thánh hiền, quanh quẩn trong túp lều nhỏ không hề bước ra tới ngoài.
Cẩn thận hơn, Vương Nhi lúc nào cũng phải mặc quần áo lam lũ nên cũng chẳng ai để ý đến gia đình này. Cả xóm chỉ có một người biết chữ dạy trẻ thì gọi là cụ đồ già.
Nhà nghèo, gặp khi túng thiếu phải bán dần bán mòn ít đồ trang sức giấu giếm mang theo, dần dần bán cả quần áo, rồi đến lúc cổ họa cũng phải đem bán nốt để lấy tiền đong gạo.
Bức tranh cũ nát đem bán cho một quán rượu ở gần thôn xóm cạnh đầu cầu đã mười mấy năm trước, bức tranh treo lâu ngày cũ nát, không biết trong trường hợp nào rơi vào tay người dũng sĩ vô tình “qua quán” vào đó uống rượu? Rồi trong trường hợp nào, bức cổ thâu nằm trong bọc hành trang của người dũng sĩ đi tới Lâm An phủ, lại lọt vào tay vị công tử dung mạo xinh đẹp là Văn Tú Tài ở đây giờ thì không biết?
Nhưng thực tình, Nam Bình hầu Vương Thế Cát có vẻ vui thích thấy bức cổ họa lại trở về tay mình. Ông ta gấp bức tranh lại cách trang trọng vật hoàn cố chủ...
Thốt nhiên, lại thêm một người nữa vô túp lều tranh. Đó chỉ là một chú lùn nhỏ bé như người tí hon, cao chỉ bằng trẻ nít lên ba. Da dẻ chú lùn đen như bồ hóng, ăn mặc bộ võ phục màu đen, nom rất ngộ nghĩnh.
Văn Tú Tài giới thiệu chú lùn với mọi người :
- Đây là một người thân tín của ân nhân tôi cho theo tôi để bảo vệ. Ông ta là Thần Hành Nụy Cước, tuy người nhỏ thó nhưng rất nhiều biệt tài kỳ lạ, tài nghệ võ công tuyệt giỏi, không mấy ai đối địch nổi. Lúc nãy, ông nằm trong hành lý đeo bên mình con Thanh Phong mã nên không ai chú ý tới. Bây giờ, Nụy Cước tìm tôi chắc báo cho tôi.
Người lùn đen “Bắc thiết” cất tiếng sang sảng nói :
- Thưa công tử, kẻ địch đương kéo tới đông lắm, ta chẳng nên ở đây lâu.
Lý Thanh Hoa cũng nói tiếp :
- Đúng vậy, có nhiều tiếng chân vó ngựa cách xa đây hơn chục dặm đường, chỉ vài khắc nữa sẽ tới thôn xóm này. Chúng ta tính sao?
Mã phu nhân nói :
- Vương Nhi hiện ở trong trang trại Thanh Diện Thần Quân. Chúng ta không thể vô đó được. Mà bỏ đi thì sau này liên lạc với Vương Nhi bằng cách nào?
Nhất Tiếu nói :
- Hay chúng ta ra đón đường kịch chiến mấy tên đó đi rồi tính kế sau?
Mã phu nhân xua tay đáp :
- Không được, Vương phu nhân đương bệnh, cần tĩnh dưỡng. Vả lại dân thôn xóm này không có tội tình gì, gây sự chém giết tại đây sẽ làm họ bị hại lây. Việc Nam Bình hầu, thế huynh của ta ở đây, ngoài chúng ta, cũng chưa ai biết rõ tông tích.
- Ta có đem theo đủ đồ cải trang. Vậy Lý Thanh Hoa cải trang làm Nam Bình hầu và một người cải trang làm Vương phu nhân, cứ tới đây. Dù có xảy ra việc gì tùy cơ ứng biến rồi trốn thoát để ta mang lại người trốn đi nơi khác, không một ai biết rõ hành tung chúng ta đó có phải là một kế sách vẹn toàn không?
- Rồi sau đó tới gặp bọn ta chờ tại giang thuyền đậu trên song.
- Nếu xảy ra việc gì thì Lý Thanh Hoa cũng đủ tài nghệ bảo vệ Văn Tú Tài ra khỏi vòng nguy hiểm dễ dàng. Vậy sau khi hai người hóa trang xong, cứ ở yên trong lều tranh. Còn các người khác hộ vệ thế huynh và đại tỷ ra xe, chúng ta nên rời khỏi đây trước khi bọn chúng kéo tới.
Sau khi cắt đặt công việc xong xuôi, người nào lo việc của người đó.
Trong khi ở túp lều giữa vườn rau trong xóm nhỏ này xảy ra biến động tày trời như vậy, nếu không có cuộc chạy đua trò chơi đố chữ để tìm ra đặng nơi ẩn cư của hai vợ chồng Vương Thế Cát. Nếu không có Văn Tú Tài cải trang thành lão bà thì hai vợ chồng Vương lão đã bị bọn Hắc Y sinh cầm, chàng trẻ tuổi Vương Nhi ở trong trang trại chẳng hay biết chi hết.
Vương Nhi vô trang trại có hy vọng làm việc dành dụm ít tiền đưa cho cha đã già nua, mẹ lâm bệnh hoạn.
Thấy chàng trẻ tuổi ăn mặc rách rưới nghèo, người quản gia hỏi rằng :
- Ở nhà này anh biết làm công việc gì?
- Tôi thạo nghề trồng rau và biết làm công việc nấu nướng.
- Ở trong trang trại, tới ngày đại hội, khách khứa ngày một thêm đông đảo. Những đại hán chăn bò, chăn ngựa chẳng biết nấu ăn. Ta cho anh vô bếp làm việc, chịu khó nấu nướng các món ăn cho ngon lành, chủ nhân và khách ăn ngon miệng, ta sẽ cho ngươi nhiều tiền để sắm sửa may mặc và giúp đỡ gia đình.
Vương Nhi ngoan ngoãn làm việc chăm chỉ, suốt ngày mặt mũi lúc nào cũng lem luốc, dính mỡ, lọ nồi đen thui. Càng làm việc đắc lực, chúng lại lợi dụng sai bảo làm lụng tối ngày.
Chàng trẻ tuổi rất chịu khó, kiên nhẫn, thức khuya dậy sớm, quanh quẩn ở trong xó bếp, chuyên tâm vào việc hỏa thực để mong làm vừa lòng mọi người.
Chúng thấy chàng hiền lành, khờ dại thì càng chèn ép, bao nhiêu phụ nấu nướng khéo léo chẳng được chủ nhân để ý tới, chẳng khen thưởng, chẳng được tiền công. Bao nhiêu tài năng biến chế những món kỳ trân mỹ vị đều bị chúng chiếm đoạt, rốt cuộc làm nhiều mà chẳng được ai nâng đỡ gì cả.
Vương Nhi không lấy thế làm nản lòng, thấy tên hỏa đầu trưởng khen ngợi thì lại cố gắng nấu xào chiên nướng các món nhắm thêm thơm ngon và đặc biệt làm cho người thưởng thức mà chính mình là đầu bếp thì không hề động đũa tới.
Có lẽ hiếu tử nhớ tới cha mẹ nghèo khổ chẳng có món ăn nào làm cho chàng làm sao vui sướng một mình ăn ngon được?
Cũng muốn dành phần cho cha mẹ gì những miếng ngon ngọt nhưng biết gởi ai đem về nhà.
Vì vậy Vương Nhi trở nên ít nói, bạn bè hỏi gì nhiều câu, chàng chẳng buồn trả lời.
Nổi buồn của chàng thiếu niên lâm cảnh nghèo, chẳng thể nuôi dưỡng cha mẹ già cho phải đạo.
/41
|