Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Q.2 - Chương 358 - Khổng Minh Chỉ Là Hạng Thư Sinh Mà Thôi

/359


Lửa, cháy rồi!

Mã Đại vừa nói xong, lại có tiểu giáo hét lên.

Khi Mã Đại, Tư Mã Ý vội vàng quay đầu lại nhìn, chỉ thấy trong cánh rừng rậm ở bên trái đột nhiên bốc khói. Không tới một lát sau, trong khói đặc cuồn cuộn lại bốc lên ngọn lửa màu đỏ. Hỏa thế nhanh chóng bắt đầu lan ra. Lúc này, Tây Lương thiết kỵ đang truy sát bại binh của quân Sở cũng phát giác ra điều dị thường. Bọn tướng tá lĩnh quân Mạnh Đạt, Tô Tắc cùng với Mã Hưu thấy vậy vội vàng lệnh cho toàn quân dừng truy sát.

Tây Lương thiết kỵ đang hùng dũng tiến lên nhao nhao giảm tốc độ, cuối cùng thì ghìm hẳn ngựa lại. Lúc này toàn quân chỉ còn một bước nữa là tiến vào khoảng không ở giữa rừng. Nếu như không phải là có lửa lớn đột nhiên bốc lên, Tây Lương thiết kỵ có lẽ sẽ đâm đầu vào trong bẫy rồi.

Có chuyện gì vậy?

Mắt thấy Tây Lương thiết kỵ ngừng truy kích, dưới sự hạ lệnh của tướng tá lĩnh quân sắp xếp lại đội hình rồi bắt đầu ngăn nắp trật tự lui ra sau, Mã Đại không khỏi vừa kinh ngạc lạc vừa vui mừng, hỏi Tư Mã Ý: Lửa này là do ai đốt vậy? Trọng Đạt, là ngươi sai người đốt à?

Không phải. Tư Mã Ý ngu ngờ lắc đầu nói: Tại hạ cũng không biết là có chuyện gì nữa.

Rất nhanh lại có khoái mã hồi báo: Tướng quân, trong rừng đột nhiên có một toán quân Sở lao ra, đang dựa vào sự yểm hộ của lửa lớn mà lui về bờ sông.

Tướng quân! Có phó tướng bước lên trước kiến nghị: Sao không phái kỵ binh truy kích?

Không được. Tư Mã Ý vội vàng nói: Quân Sở chính là chủ động rút lui, ngàn vạn lần chớ có khinh định mà mạo hiểu tiến tới. Huống chi bờ sông tất có thủy quân Kinh châu tiếp ứng, đợi khi quân ta vòng qua cánh rừng rậm này, chỉ sợ quân Sở sớm đã lên thuyền đào tẩu rồi.

Ừ, Trọng Đạt nói đúng. Mã Đại gật đầu, trầm giọng nói: Truyền lệnh toàn quân, không được tùy tiện xuất kích, tất cả cứ đợi sau khi đại quân của huynh trưởng đến rồi tính tiếp.

Hôm sau.

Khi trận lửa lớn hoàn toàn được dập tắt, Mã Dược mới suất lĩnh hơn hai mươi vạn kỵ bộ đại quân đi tới.

Mã Dược dưới sự vây quanh của bọn Giả Hủ, Lý Túc, Lỗ Túc, Khoái Việt, Mã Chiến đứng ở cạnh rừng. Vừa hay là lúc thời tiết vào đầu xuân, mưa xuân chưa đến, đang là lúc Thiên Can, mọi vật khô hanh. Trân lửa lớn này cơ hồ là thiêu rụi cả cánh rừng rậm thành tro bụi. Trong không khí tỏa ra mùi khói đậm đặc, bởi vì do lửa thiêu đốt mà mặt đất nóng rực vẫn bốc khói xanh lượn lờ.

Ấy, phụ vương, cha nhìn xem đó là cái gì?

Mã Chiến ở phía sau Mã Dược đột nhiên ồ lên một tiếng kinh ngạc, tay chỉ về phía trước rồi hét lên.

Đám người Mã Dược, Giả Hủ thuận theo phương hướng mà Mã Chiến chỉ, đưa mắt nhìn, chỉ thấy dưới một khối đá lớn có một vật đen sì đang nằm chỏng chơ, nhìn bộ dạng thì giống như xe đẩy, có điều đã bị đốt cho đen sì. Mọi người lại nhìn xung quanh, phát hiện phụ cận còn có rất nhiều vật giống như vậy, phần lớn đã bị cháy rụi nên rất khó mà nhận ra.

Cái này... Lý Túc thất thanh nói: Không ngờ lại là nỗ xa!

Đáng chết. Giả Hủ cũng rùng mình sợ hãi, trầm giọng nói: Không ngờ quân Sở lại phỏng chế ra nỗ xa của quân ta!

Cái này cũng không có gì là lạ. Mã Dược hờ hững nói: Cấu tạo của nỗ xa không có gì phức tạp, dưới tay Tào Chân không thiếu người tài, chỉ nhìn thứ này một cái là có thể biết làm như thế nào. Có điều, mấy chiếc nỗ xa này không đủ để thay đổi sự chênh lệch lớn lao về lực lượng giữa hai quân. Thằng nhãi Tào Chân và Gia Cát Lượng thôn phu nếu muốn dùng nỗ xa để ngăn cản mười vạn đại quân của cô thì đó chính là tự mình tìm chết.

Báo... Mã Dược vừa dứt lời, đột nhiên có khoái mã từ phía trước chạy tới, cao giọng thưa: Tương Dương cấp báo.

Mã Dược ngẩng đầu lên quát: Nói đi.

Ba lộ đại quân của Từ Hoảng, Phương Duyệt, Mã Đại đã công hãm Tương Dương, quân Sở đang chạy về Gang Lăng.

Truyền tấn binh vừa dứt lời, văn quan võ tướng ở phía sau Mã Dược đều lộ ra vẻ phấn chấn. Không ngờ Từ Hoảng nhanh như vậy đã công chiếm được đại bản doanh Tương Dương của quân Sở. Sự tiến triển thuận lợi của chiến sự quả thực có chút nằm ngoài ý liệu. Biểu tình trên mặt đám người Mã Dược, Giả Hủ, Lỗ Túc, Khoái Việt không ngờ lại hoàn toàn khác hẳn, không những không lộ ra vẻ vui mừng mà còn lộ ra vẻ lo lắng.

Chạy nhanh thật đấy! Mã Dược tay trái nắm chặt thành quyền, mạnh vào lòng bàn tay phải, không khỏi tiếc nuối nói: Xem ra kỳ vọng làm trọng thương quân Sở ở Tương Dương đã tan thành mây khói rồi. Quân Sở hiện tại đã lui tới Giang Lăng. Sau lưng Giang Lăng lại chính là Trường Giang, muốn ở Giang Bắc vây bắt chủ lực của quân Sở rồi tiêu diệt là chuyện không thể rồi, ài...

Giả Hủ khuyên: Trận chiến này chỉ cần có thể đạt được Nam quận ở dĩ bắc Trường Giang và quận Giang Hạ, lại thêm quận Nam dương, bảy quận của Kinh Tương quân ta đã chiếm được ba quận. Tào Chân cho dù nguyên vẹn lui về dĩ nam Trường Giang thì đất dưới quyền cai trị của hắn cũng chẳng qua là mấy trăm dặm, bách tính lại chỉ có mấy chục vạn, giống như là châu chấu sau mùa thu, không nhảy nhót được mấy ngày nữa đâu.

Mã Dược trầm tư một lát rồi nói với Giả Hủ: Văn Hòa, lệnh cho Từ Hoảng dẫn hai vạn kỵ binh nam hạ trước, bức thẳng tới Giang Lăng. Phương Duyệt, Mã Đại thì tạm thời án binh bất động.

Giả Hủ chắp tay nói: Hủ tuân lệnh.

...

Ích châu.

Đã bình định được phản loạn Tây Khương, Mã Chinh từ bên trong chọn ra hai vạn Khương binh tuổi trẻ sung sức theo quân suất chinh. Những lão ấu phu phụ còn lại ai muốn quay về Tây Khương thì cho phép về quê cũ hết, ai không muốn về quê thì an trí ở lại. Do sĩ tộc Tây Xuyên an bài ruộng đất để tiến hành truân điền. Sau nữa tháng, Mã Chinh cùng Trương Tùng hợp binh ở một nơi, dẫn hết bảy vạn kỵ bộ đại quân đại cử nam chinh.

Phiên vương Mạnh Hoạch nghe tin, lập tức tập kết các lộ phiên binh cộng với hai vạn phiên binh tinh nhuệ giằng co với đại quân Tây Lương ở thành Tam Giang.

Mã Chinh theo kế của Pháp Chính chôn vật dẫn lửa ở trong Bàn Xà cốc ngoài thành Tam Giang, lại lệnh cho tiên phong đại tướng Mã Duyên Đà trá bại dụ địch. Mã Duyên Đà đánh đâu thua đấy, thua chạy về Bàn Xà cốc. Mạnh Hoạch không biết là kế, suất binh đuổi vào trong Bàn Xà cốc, khi đang dẫn binh truy kích thì đột nhiên nghe thấy hai bên sơn cốc tiếng trống rung trời, tiếng hô chém viết vang vọng bốn phía. Mạnh Hoạch vội vàng ngẩng đầu nhìn thì hỏa tiễn ở trên cốc bắn xuống như mưa, châm ngòi vật dẫn lửa được chôn ở trong cốc.

Trong Bàn Xà cốc thoáng chốc đã lửa cháy ngùn ngụt, đáng thương cho hai vạn phiên binh tinh nhuệ dưới trướng phiên vương Mạnh Hoạch phải hóa thành tro bụi.

..

Giang Lăng, dinh thự của Mã Dược.

Mã Dược đang nghị sự với đám người Giả Hủ, Lỗ Túc, Khoái Việt, Tư Mã Ý thì Lý Túc hớt hải bước vào trong đại sảnh, chắp tay nói với Mã Dược: Chúa công, cảng Ô Lâm có tin tức truyền về.

Ồ? Mã Dược vui vẻ nói: Có phải là Từ Hoảng tướng quân đã công hãm được cảng Ô Lâm rồi không?

Không. Lý Túc vẻ mặt ngưng trọng lắc lắc đầu, đáp: Từ Hoảng tướng quân gặp phải phiền phức rồi.

Phiền phức ư? Mã Dược hỏi: Phiền phức gì vậy?

Lý Túc nói: Bởi vì không quen thủy thổ, hơn một nửa tướng sĩ trong quân đều đổ bệnh, một lượng lớn chiến mã đang điên cuồng gầy đi, căn bản là ngay cả chạy cũng không nổi. Hai vạn tiên phong thiết kỵ dưới trướng Từ Hoảng tướng quân hiện tại chỉ có binh sĩ là còn có thể miễn cưỡng tác chiến. Duy có một điều đáng để cảm thấy may mắn là quân Sở tựa hồ như vẫn không biết hư thực của quân ta, không hề nhân cơ hội này mà phát động phản kích. Nếu không, hậu quả khó mà tưởng tượng nổi.

Không quen thủy thổ ư? Mã Dược nhíu mày nói: Hiện tại chính là đầu xuân, còn lâu mới vào mùa mưa. Thời tiết vẫn chưa ấm lên, sao lại không quen thủy thổ? Hơn nữa cho dù là không quen thủy thổ thì tình huống cũng không thể nghiêm trọng như vậy chứ! Lúc trước cô dẫn tám ngàn thiết kỵ tịch quyển Kinh Dương, cũng từng gặp phải nan đề không quen thủy thổ, nhưng cũng không đến nỗi nghiêm trọng như thế này.

Năm đó Mã Dược dẫn tám ngàn thiết kỵ tịch quyển Kinh Dương, Lý Túc cũng từng theo quân xuất chinh, đối với tình hình này tất nhiên là hiểu rõ nhất.

Lúc Túc gật đầu đồng ý, nói: Tại hạ trong lòng cũng rất lấy làm lạ. Cũng là Tây Lương thiết kỵ, vì sao kỵ binh của chúa công không sợ thủy thổ của phương nam, mà kỵ binh của Từ Hoảng tướng quân lại bất lực như vậy. Chuyện này quả thật rất cổ quái. Có điều hiện tại Từ Hoảng tướng quân và hai vạn binh sĩ đang lâm vào nguy hiểm. Chúa công vẫn nên sớm ngày phái viện quân tới cứu viện, để tránh làm chậm trễ đại sự.

Đợi đã. Khoái Việt đột nhiên ngắt lời Lý Túc, hỏi: Tử Nghiêm vừa nói rằng ngay cả chiến mã cũng gầy đi điên cuồng, đúng không?

Lý Túc nói: Đúng vậy.

Khoái Việt lại hỏi: Tín sứ do Từ Hoảng tướng quân phái tới có nói tướng sĩ bị bệnh có triệu chứng gì không?

Có nói qua. Lý Túc nói: Hình như là đầu đau, bị sốt, bụng trương, cả người vô lực...

Hỏng rồi. Khoái Việt kích động nói: Đây chắc là nhiễm phải bệnh đại đỗ tử cấp tính rồi.

Bệnh đại đỗ tử. Đám người Mã Dược, Giả Hủ ngơ ngác nhìn nhau, nói: Cái gì gọi là bệnh đại đỗ tử?

Khoái Việt nói: Tạ hạ cũng có nghiên cứu sơ qua về y thuật, biết rằng Kinh châu có một loại bệnh. Người mắc bệnh thường thường bụng to như cái trống, đau khổ vô cùng. Do đó được gọi là bệnh đại đỗ tử. Đối với người phương nam mà nói thì loại bệnh này không có nguy hại gì lớn, bị mắc phải thì cũng rất dễ tự khỏi. Nhưng đối với người phương bắc mà nói thì tính nguy hại cực lính. Người phương bắc một khi nhiễm bệnh này thì có tám chín phần mười là phát tác cấp tính. Người bị nhẹ thì mê man bất tỉnh, người bị nặng thì toi mạng.

Mã Dược giật nảy mình, đột nhiên nhớ tới độc kế ôn dịch mà Giả Hủ đã từng dùng ở Hàm Cốc quan, nghiêm giọng hỏi: Bệnh này cảm nhiễm thế nào?

Khoái Việt nói: Dùng nước lã không sạch sẽ để uống hoặc là vệ sinh là có thể nhiễm bệnh.

Mã Dược lại hỏi: Thế phải trị như thế nào?

Không thể trị được. Khoái Việt lắc đầu nói: Có điều bệnh này có đặc điểm, một khi thích ứng với thủy thổ phương nam rồi thì có thể không cần thuốc và vẫn khỏi.

Không thể trị được ư? Mã Dược nhíu mày hỏi: Tướng sĩ quân Xuyên có thể không thuốc mà khỏi không?

Khoái Việt nghĩ một chút rồi đáp: Tướng sĩ quân Xuyên là người phương nam, thể chất không khác gì nhân sĩ Kinh Tương. Cho dù mắc bệnh cũng sẽ không phát tác cấp tính, cho dù là dùng nước không sạch cũng chỉ mắc phải bệnh đại đỗ tử mạn tính mà thôi. Lúc đó thì chẳng khác gì người bình thường, cũng không ảnh hưởng tới thể lực và chiến lực.

Vậy thì tốt rồi. Mã Dược gật đầu nói: Nghiêm Nhan, Vương Bình đâu?

Nghiêm Nhan, Vương Bình ước ngực bước lên trước, nói: Có mạt tướng.

Mã Dược quát: Lấy Vương Bình làm chủ tướng, Nghiêm Nhan làm phó tướng, suất lĩnh năm vạn Xuyên quân xuất phát từ Giang Lăng, tới cảng Ô Lâm tiếp ứng Từ Hoảng. Sau khi phối hợp với Từ Hoảng thì lập tức chia binh làm hai lộ, do Nghiêm Nhân suất binh hộ tống kỵ binh của Từ Hoảng lui về Giang Lăng nghỉ ngơi. Vương Bình suất quân lưu thủ ngoài cảng Ô Lâm, giám thị nghiêm mật thủy trại của quân Sở ở trong cảng, phải nhớ là không được khinh cử vọng động.

Tuân lệnh!

Tuân lệnh!

Nghiêm Nhan, Vương Bình ầm ầm ứng tiếng, lĩnh mệnh mà đi.

Mã Dược lại nói: Các bộ quân Xuyên còn lại thì chia binh thủ các thành trì hiểm yếu, nghiêm phòng quân Sở thừa cơ đánh lén.

Đợi sau khi tướng lĩnh quân Xuyên lĩnh mệnh rời đi, Mã Dược lại nói với Khoái Việt: Dị độ hãy tìm lang trung ở hai quận Nam quận và Giang Hạ, tề tụ ở Giang Lăng chuẩn bị trị bệnh cho ba vạn tướng sĩ.

Khoái Việt chắp tay thưa: Khoái Việt lĩnh mệnh.

Mã Dược cuối cùng hô: Tất cả chư tướng còn lại dẫn nhân mã bản bộ, ngay hôm nay lui về Tương Dương...

Báo... Mã Dược vừa dứt lời, Điển Nhi đột nhiên vội vã bước vào, quỳ xuống bẩm báo: Chúa công, Di Lăng cấp báo!

Di Lăng ư? Mã Dược hỏi: Trương Tùng tới Di Lăng rồi à?

Điển Vi nói: Trương Tùng tương quân sai khoái mã tới báo, quân Sở đã đào đê Trường An, dẫn nước đổ vào Giang Bắc Sơn Xuyên, lạc Sơn Xuyên ở giữa Di Lăng và Mạch thành đã thành vùng ngập nước, hồng thủy tràn về phía bắc mấy trăm dặm qua phụ cận Mạch thành đổ vào Tương Giang, đã hoàn toàn cắt đứt đạo lộ từ Tây Lăng tới Giang Lăng. Đại quân do Trương Tùng suất lĩnh đã không thể tới Giang Lăng hội hợp với tướng quân theo đúng hẹn nữa rồi.

Cái gì? Mã Dược nhíu mày nói: Đạo lộ từ Tây Lăng tới Giang Lăng đã bị hồng thủy cắt đứt ư? Nước sông đổ về phía bắc mấy trăm dặm đã rót vào Tương Giang? Gia Cát thôn phu muốn làm gì vậy? Chẳng lẽ muốn xối ra một hà đạo Trường Giang mới ở phía bắc Giang Lăng ư. Sau đó cũng học theo tên Chu Du đem thủy quân phong tỏa, vây chết ba mươi vạn đại quân của cô ở Giang Lăng?

Địa hình Giang Hán khác hẳn với địa hình Hoài Nam, bất lợi cho thủy quân tung hoành. Giả Hủ nói: Dụng ý của Gia Cát Lượng chắc là muốn vây khốn quân ta ở Giang Lăng một đoạn thời gian, để tiện cho bệnh đại đỗ tử mà Dị Độ nói bùng phát với quy mô lớn ở trong quân. Một khi bệnh đại đỗ tử này bạo phát với quy mô lớn, quân ta sẽ hoàn toàn mất đi sức chiến đấu, nếu quân Sở vào lúc này mà phát động phản kích. Quân ta ắt sẽ lành ít dữ nhiều.

Hừ, cô há có thể để cho Gia Cát thôn phu được toại nguyện! Mã Dược bực bội hừ một tiếng, nói với Giả Hủ: Văn Hòa.

Giả Hủ vội vàng chắp tay nói: Chúa công có gì phân phó?

Mã Dược nói: Ra lệnh cho mười mấy vạn kỵ bộ đại quân ở trong thành Giang Lăng ngoại trừ quân Xuyên ra thì tất cả rời xa mặt xông, chia ra đóng trại. Lấy năm ngàn người làm một trại, mỗi trại tự đào giếng lấy nước. Nghiêm cấm dùng nước sông. Nước uống cũng cần phải đun sôi. Tướng sĩ toàn quân chưa được phép thì nhất quyết không được xuất trại. Ai trái lệnh – chém. Các trại dùng kỳ ngữ lửa hiệu để liên hệ với nhau. Trừ dịch tốt vận lương thảo truy trọng tới ra thì nghiêm cấm người không phận sự ra vào. Một khi phát hiện trong quân có tướng sĩ lạ lập tức tới bẩm báo. Thống binh tướng lĩnh dám che giấu thì giết không tha!

Lần này, Mã Dược rốt cuộc cũng biểu lộ ra ưu thế của người hiện đại.

Lúc trước có một trận ôn dịch đột nhiên ập đến, cơ hồ khiến toàn thể quốc dân của Trung Quốc đều trở thành chuyên gia phòng trị bệnh truyền nhiễm. Khoái Việt đã biết đường lối lây bệnh của bệnh đại đỗ tử này. Mã Dược tất nhiên cũng biết nên phòng chống thế nào, hơn nữa chính bởi vì tự mình trải qua trận ôn dịch đáng sợ đó, lại kiến thức qua sự khủng bố của việc Giả Hủ dùng độc kế tiêu diệt mấy chục vạn tướng sĩ Quan Đông, Mã Dược mới đặc biệt cảnh giác bệnh đại đỗ tử này.

Cái này gọi là thà tin là có chứ chớ tin là không.

Chuyện liên quan tới sự an nguy của mấy chục vạn tương sĩ, không thể không cẩn thận.

Lý Túc ngạc nhiên nói: Chúa công, làm vậy thì sẽ tao thành bất tiện rất lớn cho toàn quân, có phải là chuyện bé xé ra to rồi không?

Không, cẩn tắc vô áy náy. Mã Dược kiên quyết nói: Các tướng sĩ chịu khổ một chút có tính là gì, còn hơn là toàn quân bị tiêu diệt.

Nói tới đây thì dừng lại, Mã Dược hỏi Lý Túc: Tử Nghiêm, tám ngàn thủy quân Hoài Nam của Cam Ninh tới đâu rồi?

Lý Túc nói: Theo thời gian mà tính thì chắc đã tới Tương Dương rồi.

Rất tốt. Mã Dược lại nói: Lệnh cho Cam Ninh dẫn tám ngàn thủy quân Hoài Nam lập tức nam hạ Mạch thành, bố trí xích sắt ngăn xông ở phụ cận Mạch thành. Sau đó dựng cầu nối tiếp ứng cho đại quân qua sông. Lại phái người dùng khoái mã tám trăm dặm mau chóng tới Thành đô, chuyển Thục quận thái thủ Trương Nhiệm làm thái thủ Nam quận, và chỉ huy mười vạn Tây Xuyên đại quân đóng tại Nam quận, Giang Hạ, nghiêm phòng quân Sở ngóc đầu trở lại xâm lược.

...

Hán Thọ, phủ Sở vương.

Thấy Lưu Diệp vội vã bước vào đại sảnh, Tào Chân lập tức đứng dậy hỏi: Tử Dương, Giang Bắc có tin tức rồi ư?

Lưu Diệp thở dốc, nói: Chúa công, tình hình không ổn rồi.

Hả? Tào Chân nghe vậy lòng liền trầm xuống, nói: Nói ra nghe đi.

Lưu Diệp nói: Thám tử hồi báo, Mã đồ tể lệnh cho mười vạn quân Xuyên chia binh trấn thủ các thành trì hiểm yếu, nghiêm phòng quân ta đánh lén, lại lệnh cho mười mấy vạn quân Lương tinh nhuệ dưới trướng cứ mấy ngàn người làm một tốp chia ra đóng trại. Các doanh tự đào giếng lấy nước, nghiêm cấm dùng nước lã để uống. Hơn nữa giữa các trại còn nghiêm cấm không được qua lại với nhau, chỉ cho phép dùng lửa và kỳ ngữ để truyền tin. Cho đến ngày hôm nay, trong quân Tây Lương chưa hề bùng phát bệnh đại đỗ tử với quy mô lớn.

Hả? Tào Chân nghe vậy liền cảm thấy vô cùng thất vọng: Sao lại như vậy được?

Vẻ nho nhã và bình tĩnh trên mặt Gia Cát Lượng cuối cùng cũng biến mất, đôi lông mày rậm nhíu chặt lại, bối rối nói: Mã Dược hành động như vậy, có thể nói là đánh trúng chỗ yếu hại của bệnh đại đỗ tử. Nhưng hắn rõ ràng là người phương bắc, sao lại hiểu cách phòng trị bệnh đại đỗ tử nhỉ? Chẳng lẽ... dưới trướng Mã Dược có nhân sĩ Kinh châu biết rõ về bệnh đại đỗ tử bày mưu tính kế cho hắn ư?

Lưu Diệp thở dài, nói: Chúa công, còn có một tin xấu nữa.

Mày Tào Chân nhíu càng lúc chàng chặt, bảo: Nói đi!

Lưu Diệp nói: Thủy quân hồi báo, Cam Ninh suất lĩnh gần vạn thủy quân Hoài Nam đã tới gần Mạch thành, trên mặt sông Tương Giang đã giăng mấy chục sợi xích sắt ngăn sông. Thủy quân của Sái Mạo tướng quân đã mấy lần xuất kích, ý đồ cắt đứt xích sắt ngăn sông nhưng không thành công, còn bị máy bắn đá của quân Lương ở hai bên bờ sông bắn chìm mấy chiếc mông trùng đấu hạm. Hiện tại, thủy quân Hoài Nam đang dựng cầu nối, đợi cấu nối được dựng xong, mấy chục vạn đại quân của Mã đồ tể có thể an nhiều lui về phương bắc rồi.

Hả? Trương Cáp vô cùng thất vọng, nói: Nếu để mấy chục vạn đại quân của Mã đồ tể cứ vậy lui về phương bắc, trận chiến này há chẳng phải là bại rồi sao?

À. Trương Liêu thở dài một hơi, ảo não nói: Sớm biết thế này, lúc trước không nên dễ dàng buông bỏ Nam quận và quận Giang Hạ như vậy. Hiện tại mười vạn quân Xuyên chiếm đóng thành trì, dựa vào nơi hiểm yếu mà thủ. Quân ta muốn đoạt lại có thể nói là khó hơn lên trời. Hơn nữa, lần này nếu không thể tiêu diệt được đại quân của Mã đồ tể ở Giang lăng, qua mấy năm nữa sự cách biệt về thực lực giữa quân ta và quân Lương sẽ càng lớn hơn. Cứ tiếp tục như vậy thì đại sự hỏng mất!

Khổng Minh. Tào Chân quay đầu lại nhìn Gia Cát Lượng, hỏi: Hiện tại nên làm như thế nào mới tốt đây?

Tào Chân tuy chờ mong Gia Cát Lượng có thể nghĩ ra diệu kế để xoay chuyển Càn Khôn. Nhưng hiện thực tàn khốc lại không ngừng nhắc nhở Tào Chân. Ở trước mặt thực lực tuyệt đối, tất cả âm mưu quỷ kế đều mất đi đất dụng võ.

Đột nhiên, bên tai Tào Chân không khỏi hồi tưởng lời nói của nghĩa phụ vào đêm trước lúc lâm tử: Không Minh chẳng qua là hạng thư sinh mà thôi, không có kinh nghiệm chinh chiến sa trường. Cái gọi là kế có thể khiến quân Lương không bại mà bại, chẳng qua là mấy cái kế vặt của hắn mà thôi. Mã đồ tể thân kinh bách chiến lại gian xảo như hồ ly, há lại có thể trúng kế của hắn?

Chúa công. Gia Cát Lượng chắp tay, đáp: Chuyện tới nước này, cũng chỉ có thể ngồi yên chờ kỳ biến thôi.

...

Sài Tang, ven hồ Bà Dương.

Một con thuyền nhỏ đang đắm chìm dưới ánh tà dương, theo gió sông nhẹ nhàng đung đưa. Chu Du mặc áo xanh ngồi một mình ở đầu thuyền, một cây sáo trúc nằm ngang khóe miệng, tiếng sáo du dương êm tai như khóc lóc, như kể lể, đang uyển chuyển thuật khẽ trong gió sông, giống như là một đôi tình nhân đang tâm tình. Vào đúng lúc sáo đang cất tiếng nỉ non này, ánh mắt của Chu Du lộ ra vẻ thương cảm chưa từng có.

Đột nhiên, trước mắt Chu Du lại hiện lên dáng người yểu điệu của tiểu Kiều, đang nấp trong sương mù mông lung mỉm cười với hắn. Vẻ phong tình của nụ cười này, chực khiến Chu Du như say như mê.

Đại đô đốc, đại đô đốc...

Một tiếng gọi đột ngột vang lên, kéo Chu Du trở lại hiện thực. Tiếng sáo du dương cũng im bặt, thân ảnh đang cười xinh của tiểu Kiều cũng hóa thành ánh sáng rồi biến mất không thấy đâu nữa. Chu Du ngẩng mặt lên trời thở dài một tiếng, chậm rãi quay đầu lại, chỉ thấy một con thuyền đang lướt tới như bay, trên đầu thuyền có một người đang đứng đón gió, chính là Lữ Mông.

Đợi khi hai thuyền gần nhau, Lữ Mông tung người nhẹ nhàng nhảy lên đuôi thuyền của Chu Du.

Chu Du cười nhạt một tiếng, không quay đầu lại hỏi: Tử Minh, chắc là Kinh châu chi chiến đã kết thúc rồi phải không?

Lữ Mông khom lưng chui vào mui thuyền, đi tới phía sau lưng Chu Du rồi đứng nghiêm, cung kính nói: Đại đô đốc liệu sự như thần, Kinh châu chi chiến quả nhiên đã kết thúc rồi.

Chu Du nói: Kết quả khẳng định là quân Lương chiếm hết Nam quận, Giang Hạ, quân Sở thì lui hết về giữ Kinh Nam.

Lữ Mông thán phục nói: Đại đô đốc không bước ra ngoài một bước lại vẫn nắm rõ chuyện thiên hạ như lòng bàn tay, mạt tướng bái phục.

Chu Du buồn bã nói: Chủ soái Gia Cát Lượng của quân Sở chẳng qua là hạng thư sinh. Cái gọi là không bại mà bại cuối cùng không đạt được kết quả gì cũng là điều đương nhiên. Rốt cuộc rơi vào thế bất thắng bất bại là chuyện nằm trong ý liệu. Nếu so sánh nghiêm túc, quân Sở kỳ thực bại rồi, cuối cùng mất đi Nam quận, Giang Hạ của Giang Bắc. Có điều nói đi nói lại, nếu đổi lại người khác làm chủ soái của quân Sở, kết quả có khi còn tồi hơn. Gia Cát Lượng ít nhất cũng bảo toàn được ba vạn quân Sở tinh nhuệ.

Lời của đại đô đốc rất đúng. Lữ Mông gật đầu, nói tiếp: Hiện tại Mã đồ tể đã khải quay về triều, nhưng Kinh Bắc có mười vạn đại quan Tây Xuyên chiếm đóng, lại có Xuyên Trung danh tướng Trương Nhiệm tọa trấn Giang Lăng. Quân Sở muốn đoạt lại Nam quận, Giang Hạ đã là điều không thể. Đúng như lời của đại đô đốc, hiện tại Ngô, Sở lưỡng quân chỉ còn lại một lần cơ hội cuối cùng mà thôi.


/359

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status