Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Q.2 - Chương 352 - Trong Lòng Trẫm Sáng Như Gương

/359


Bệ hạ, tổ chế không thể làm trái, di huấn của Cao Tổ cũng không thể phế được! Hán Hiến đế vừa dứt lời thì Khổng Dung đã quỳ một gối xuống, ngẩng đầu lên nói: Từ lúc Cao Tổ lập Hán đến nay, người được dị tính phong vương (người khác họ được phong vương) mới chỉ có chín người, hơn nữa đều là khai quốc công thần, mà hơn bốn trăm năm nay, không có dị tính phong vương nữa, lão thần cho rằng lệ này dứt khoát không được bỏ!

Bệ hạ, Tư đồ đại nhân nói rất đúng, không thể dị tính phong vương được.

Đúng vậy, ngàn vạn lần không thể bỏ tiền lệ được.

Thừa tướng công lao tuy lớn, nhưng cũng chưa tới mức phong vương.

Bệ hạ, lệ này nếu bỏ, quốc gia sẽ không ra quốc gia nữa...

Khổng Dung vừa dứt lời, đám văn võ bá quan Tư Đồng Khổng Trụ, Thái thường khanh Tư Mã Phòng, Thái phó Đổng Chiêu, đại hồng Lư Mãn Sủng, thiếu phủ Tư Mã Lãng, đại trường thu Trần Kiểu, tướng quân Viên Hy, đại tư nông Đỗ Kỷ, tông chính Lưu Chương nhao nhao quỳ xuống, đồng thanh phụ họa, thậm chí ngay cả nhạc phụ Thái Hòa của Mã Dược là trung chân dật cũng lên tiếng phản đối.

Dõi mắt nhìn, vãn võ cả điện trừ vài người như Quang lộc huân Trần Quần, Hà Nam duẫn Chung (Chung gì đó nhưng bản text thiếu, tra mãi không có chỗ nào đủ, các bác thông cảm) ra, tuyệt đại đa số đều kiên quyết phản đối phong Mã Dược làm dị tính vương.

Hán Hiến đế nhíu mày nói: Từ loạn Đổng Trác tới nay, hào cường các nơi nổi dậy, thiên hạ phân tranh không ngừng, bác tính khốn đốn, triều cương loạn lạc, nếu không có thừa tướng chặn cơn sóng dữ, hưng nghĩa quân diệt bất thần, thì liệu có được ngày hôm nay không? Cái thế kỳ công như vậy, Lưỡng Hán bốn trăm năm, có ai sánh bằng? Lẽ nào không thể phong vương?

Từ Đồ Khổng Dung nói: Bệ hạ, thừa tướng tước tới Lương công, thực ấp hai vạn hộ đã là vị cực nhân thần (ý nói chức cao lắm rồi), không thể tấn phong được nữa!

Hán Hiến đế nói: Ý trẫm đã quyết...

Bệ hạ! Hán Hiến đế còn chưa nói xong, Tư Đồ Khổng Dung đã đứng bật dậy, bộ râu trắng ở dưới cùng không gió mà bay, nghiêm giọng hô: Bệ hạ nếu không tuân theo di huấn của Cao Tổ, cố chấp làm theo ý mình muốn phong thừa tướng làm dị tính vương, lão thần ôm nay sẽ chết ở dưới thềm vàng!

Bệ hạ!

Bệ hạ!

Bệ hạ!

Không Dung vừa nói xong, bọn Khổng Trụ, Tư Mã Phòng, Tư Mã Lãng nhao nhao quỳ xuống theo.

Hán Hiến đế mắt thấy quần thần khí thế to lớn, không hề có ý nhượng bộ, trong lòng tuy không vui nhưng cũng chỉ đành thu hồi lại mệnh lệnh, nghiêm giọng nói: Đã như vậy, chuyện này để hôm khác lại thương nghị, hôm nay dừng ở đây, bãi chiều!

Nói xong, Hán Hiến đế không để ý đến văn võ khắp triều nữa, phất tay áo bỏ đi.

Thiên tử đã đi, quần thần trong điện nhao nhao giải tán. Không tới một lát sau, trên điện vàng to lớn chỉ còn lại có hai người Quang lộc huân Trần Quần và Ti đãi giáo úy Chung. Trần Quần còn cố ý nhìn xung quanh, thấy không có ai liền bước lên mấy bước tới chỗ Chung, thấp giọng hỏi: Vừa rồi bệ hạ muốn phong thừa tướng là dị tính vương, bá quan đều phản đối, chỉ có đại nhân là không phải đối, không biết vì sao lại vậy?

Chung cười nhạt, hỏi ngược lại: Trần đại nhân không phải là cũng không phản đối sao?

Cái này... Trần Quần cười xấu hổ, nói: Hạ quan chỉ cảm thấy chuyện thừa tướng phong vương đã là thế phải thành rồi.

Ha ha. Chung mỉm cười, nói: Trần đại nhân là người thông minh, tất nhiên không giống như đám người không thức thời Không Dung, Khổng Trụ. Hừ hừ, thiên tử đã có ý phong thừa tướng làm dị tính vương, chỉ bằng vào đám người bọn họ cũng có thể ngăn cản ư?

Trần Quần nói: Nói nhiều như vậy, có phải là đại nhân cũng tán thành phong vương không?

Phong vương? Chung cười nhạt một tiếng, trên mặt đột nhiên lộ ra một nụ cười cao thâm mạc trắc, ngẩng đầu lên nhìn trời, đột nhiên nói một câu không đầu không đuôi: Trời đất... lại thay đổi rồi.

...

Hổ Lao quan, quân trướng của Mã Dược.

Mã Dược phất tay ý bảo bọ Giả Hủ, Lý Túc, Khoái Việt, Lỗ Túc bốn người ngồi xuống, sau đó nói: Cô hôm nay gọi mọi người tới là có một đại sự muốn thương lượng với các ngươi.

Gia Cát Lượng chắp tay thở dài nói: Chúa công nói đi.

Mã Dược nói: Dưới quyền cai trị của triều đình có toàn bộ mười hai châu Ung, Ti, Lương, Thanh, U, Ký, Tịnh, Sóc, Dự, Duyện, Từ, Ích, Kinh Châu quận Nam Dương, Dương Châu Lư Giang, Hoài Nam hai quận cùng với thảo nguyên Mạc Bắc bao la, lãnh thổ của đại Hán đông tây nam bắc kéo dài mấy vạn dặm, đã vượt xa bất kỳ triều đại, thời kỳ nào trước đây.

Khoái Việt chắp tay nói: Đây đều là công của thừa tướng.

Được rồi. Mã Dược lắc đầu, nói: Cô hôm nay không phải là biểu lộ công lao với các ngươi. Hiện tại có một vấn đề vô cùng cấp thiết, vô cùng nghiêm trọng đang được bày ra ở trước mặt chúng ta. Đó chính là thiếu hụt nghiêm trọng các quan viên ở các châu, các quận, các huyện. Bốn châu ở Hà Bắc có hơn bốn mươi quận, không ngờ lại thiếu tới ba mươi sáu thái thú và hơn một trăm sáu mươi huyện lệnh. Ngoài ra đám quan lại như trường sử, chủ bạc, công tào, đô úy, huyện úy, huyền thừa cũng thiếu nhiều không kể xiết!

Duyện, Dự, Từ châu tới tận giờ vẫn chưa tìm thấy nhân tuyển thích hợp để đảm nhiệm chức thứ sử. Do thiếu hụt thứ sử, quận thủ và huyện lệnh, những khu vực này đang trở nên hỗ loạn, trị an gay go, triều đình không thể không phải một lượng lớn quân đội tới đóng lâu dài, thực thi quân quản đối với những địa vực này. Song quân quản chung quy vẫn không phải là kế lâu dài.

Giả Hủ sớm đã biết suy nghĩ ở trong lòng Mã Dược, liền nói: Hủ cho rằng hiện tại là lúc thực hành khoa cửu thủ sĩ (thi cử chọn hiền sĩ) có tính toàn quốc rồi!

Khoa cử thủ sĩ?

Khoa cử thủ sĩ?

Lỗ Túc, Khoái Việt lần đầu tiên nghe thấy cách nói này, không khỏi ngơ ngác nhìn nhau.

Lý Túc liền giải thích: Cái gọi là khoa cử thủ sĩ là một loại cơ chế tuyển bạt nhân tài do thừa tướng sáng tạo ra. Nội dung hạch tâm của nó chính là chế độ thi cử hai cấp, trước tiên là do huyện lệnh các huyện tiến hành thi cử cấp một đối với người đọc sách của bản huyện, người hợp cách sẽ là tú tài, sau đó các quận áp dụng tiến hành thi cử cấp hai đối với tú tài của các huyện dưới quyền quận đó, người hợp cách sẽ là cử nhân, trở thành cử nhân thì có thể xuất sĩ rồi, chế đạo này đã thử làm nhiều năm ở Lương châu, Ung châu, Sóc châu, rất được người đọc sách ở Quan Trung tôn sùng.

Giả Hủ nói: Trên thực tế, chế độ khoa cứ mà thừa tướng sáng tạo ra còn có thi cử cấp ba, đó chính là tập trung cử nhân trúng tuyển của các quận lại tới kinh thành tiến hành thi cử cấp ba, người trúng tuyển sẽ là tiến sĩ! Tiến sĩ trúng tuyển có thể đưa ra các huyện đảm nhiệm trưởng quan huyện lệnh, trải qua nhiều năm rèn luyện nếu quả thực có tài thì có thể thăng lên làm quận thủ.

Cái này... Lỗ Túc nghi hoặc nói: Vậy chẳng lẽ thứ dân cũng có thể tham gia thi cử sao?

Lý Túc nói: Chỉ cần là người Hán, bất luận là thứ dân, sĩ nhân, toàn bộ đều có thể tham gia thi cử.

Khoái Việt nói: Thế chẳng phải là làm loạn hết lễ số sao?

Lễ Số, thế nào là lễ? Mã Dược lạnh lùng nói: Cứ phải phân cao thấp sang hèn mới là lễ à? Cùng là bách tính đại Hán, cùng là con dân đại Hán, vì sao cứ phải phân tam, lục, cửa đẳng? Tử Kính, Dị Độ tất nhiên xuất thân sĩ tộc, nhưng cô xin hỏi hai vị, tổ thượng của các ngươi chẳng phải cũng xuất thân Hàn Vi sao?

Cái này...

Khoái Việt, Lỗ Túc lập tức nghẹn lời.

Mã Dược đứng dậy, chắp tay sau lưng lạnh lùng nói: Lễ số tốt có thể giáo hóa vạn dân, tất nhiên là nên tuân theo. Nhưng những lễ số không tốt thì cô phải phá trừ, cô chính là muốn dùng hành động thực tế để nói với tất cả người đọc sách trong thiên hạ rằng chỉ cần bọn họ có học vấn, có tài năng, bất luận là xuất thân hàn vi hay là cao quý thì đều có cơ hội làm quan! Cô muốn duy trì thi cử!

Chúa công. Mã Dược vừa dứt lời, Điển Vi đột nhiên bước vào trướng, ôm quyền thưa: Quang lộc huân khanh Trần Quần tướng quân ở ngoài trướng xin cầu kiến.

Trần Quần? Mã Dược trầm giọng nói: Cho hắn vào.

Tuân lệnh.

Điển Vi ôm quyền vái một cái rồi quay người rời đi.

Không tới một lát sau.

Trần Quần thân hình thon dài, tướng mạo tuấn lãng phiêu nhiên bước vào trướng, vái Mã Dược một cái, cao giọng nói: Hạ quan Trần Quần, tham kiếm thừa tướng.

Ha ha. Trường Văn miễn lễ. Mã Dược ngẩng đầu nói: Nào nào nào, tới đây ngồi đi.

Tạ ơn thừa tướng.

Trần Quần ôm quyền hành lễ, rồi đi tới ngồi xuống bên phải Khoái Việt.

Mã Dược nói: Trường Văn từ Lạc dương tới tận Hổ Lao quan xa xôi này, chẳng hay có chuyện gì quan trọng?

Trần Quần nhìn đám người Giả Hủ, muốn nói rồi lại thôi.

Mã Dược nói: Trường Văn cứ nói đi đừng ngại.

Trần Quần nói: Hạ quan tới đây đúng là có chuyện muốn bẩm báo với thừa tướng.

Mã Dược hỏi: Chuyện gì?

Trần Quần nói: Thiên tử muốn phong thừa tướng làm dị tính vương, có điều lại bị văn võ bá quan do Tư Đồ Khổng Dung cầm đầu kiên quyết phản đối. Chỉ có một số ít người như hạ quan và Hà Nam doãn Chung đại nhân ủng hộ thiên tử. có điều bởi vì tiếng nói bé, do đó không dám ngông cuồng bình nghị ở đình nghị. Hạ quan cho rằng chuyện này rất trong đại, vì thế suốt đêm tới ngay Hổ Lao quan thông báo cho thừa tướng.

Mã Dược cười nhạt, nói: Trường Văn phí tâm rồi, ha ha.

Ra sức vì thừa tướng chính là chức phận của hạ quan. Trần Quần nói tới đây, sắc mặt đột nhiên chuyển thành nghiêm túc, nói: Quần có một lời, không biết có nên nói hay không?

Mã Dược nói: Cứ nói đi đừng ngại.

Trần Quần nói: Chính là cái gọi là thiên hạ vốn vô chủ, người có đức thì được. Lưỡng Hán trước sau hơn bốn trăm năm, trải qua hai mươi tư đế, quả thực khí số đã tận. Giờ thừa tướng trong diệt tứ di, ngoài mở cương sĩ, uy chấn hải nội, công thước cổ kim. Cho dù là Tần Hoàng Hán Vũ cũng không bằng. Cớ sao không thuận theo thiên ý Đại hán mà lên ngôi?

Mã Dược biến sắc, quát: Trường Văn nói năng cho cẩn thận!

Trần Quần lờ đi, nói tiếp: Giờ thiên hạ binh quyền đã thuộc về tay thừa tướng, lên ngôi Đại hán có thể nói là nước chảy thành sông, thuận lý thành chương, điều phải lo lắng chẳng qua chỉ có khẩu tru bút phạt của văn võ toàn triều, Quần ngày đêm suy nghĩ, ngẫu nhiên có kế sách, dự thảo cửu phẩm trung chính chế, có lẽ có thể giúp thừa tướng quét sạch chướng ngại!

Đủ rồi! Mã Dược vỗ bàn quát: Trường Văn nếu còn dám hồ ngôn loạn ngữ, chớ trách cô trở mặt vô tình!



Lạc Dương, hậu uyển hoàng cung.

Ích Dương công chúa Lưu Minh chỉnh lại vạt áo rồi thi lễ với Hán Hiến đế Lưu Hiệp, nói: Bái kiến hoàng thượng.

Hoàng cô miễn lễ. Lưu Hiệp vội vàng đưa tay tỏ ý bảo Lưu Minh đứng dậy, nói: Trẫm phái người mời hoàng cô vào cung, không có chuyện gì khác mà chính là muốn tâm sự việc nhà với hoàng cô.

Ài. Lưu Minh nghe thấy vậy liền thở dài, hỏi: Bệ hạ năm nay chắc đã hai mươi tuổi rồi?

Lưu Hiệp nói: Vừa đúng hai mươi.

Nên hành quan lễ rồi. Lưu Minh nói: Hơn nữa cũng nên nạp phi.

Lưu Hiệp nói: Quốc sự chưa định, trẫm nào có tâm tư đâu mà nạp phi.

Điều này ngài không bằng Lương công rồi. Lưu Minh nửa đùa nửa thật nói: Tuy quốc sự chưa định, nhưng Lương công lại chưa từng ngừng chọn mỹ nạp thiếp. Những năm nay Lương công thường xuyên chính chiến ở bên ngoài. Mỗi lần tới một nơi đều mang về rất nhiều nữ tử mỹ mạo trẻ tuổi. Hiện tại á, thâm khuê oán phụ được nuôi trong phủ Lương công có khi phải tới mấy trăm người rồi.

Lưu Hiệp mỉm cười, nói: Xem ra hoàng cô vẫn có lòng bất mãn với thừa tướng.

Thiếp thân nào dám có lòng bất mãn. Trên mặt Lưu Minh thoáng hiện một tia đau khổ, nói: Hoa tàn ít bướm, làm sao sánh bằng những nữ tử trẻ tuổi đó. Hoàng thượng ngài không biết đấy thôi, trong phủ Lương công, đám hồ ly lẳng lơ đó nghe nói Lương công sắp hồi triều, ai ai cũng đều trang điểm xinh đẹp, ha ha, thật không biết nên nói gì đây.

Chuyện ngày trẫm không giúp được hoàng cô rồi. Lưu Hiệp khuyên: Nam nhân mà, phong lưu một chút cũng là chuyện thường tình, huống chi thừa tướng vị cực nhân thần, còn là anh hùng trong lòng người trong thiên hạ, hoàng cô nên nghĩ thoáng một chút.

Từ lâu đã nghĩ thoáng rồi. Lưu Minh tự giễu: Hiện tại á, tâm tư của thiếp thân đều đặt lên người Cơ nhi, chỉ ngóng trông Cơ nhi lớn lên được vui vẻ, tương lại lớn rồi chọn một lang quân như ý, bất kể là nhà người làm quan hay là hào môn phú thương, cho dù là tiểu dân cũng được. Cho dù có như vậy cũng tuyệt không thể gả cho hạng tứ xứ lưu tình như phụ thân của Cơ nhi.

Lưu Hiệp che miệng cười trộm, rồi lập tức nghiêm mặt nói với Lưu Minh: Kỳ thực trẫm có một chuyện quan trọng muốn hỏi hoàng cô.

Lưu Minh nói: Chuyện gì vậy?

Lưu Hiệp nói: Trẫm muốn phong thừa tướng làm dị tính vương, nhưng văn võ khắp triều đều phản đối...

Ngài muốn phong Lương công làm dị tính vương ư. Lưu Minh thần sắc ngưng trọng, trầm giọng nói: Hoàng thượng, cái này ngài đã nghĩ kỹ chưa.

Kỳ thực, trẫm sớm đã nghĩ kỹ rồi. Lưu Hiệp buồn bã thở dài, nói: Nghĩ kỹ hơn bất kỳ ai.

Lưu Minh nói: Ý của hoàng thượng là...

Không có gì. Lưu Hiệp tránh khỏi trọng tâm câu chuyện, bảo: Trẫm chính là muốn hỏi hoàng cô một chút, trẫm có nên phong thừa tướng làm dị tính vương không.

Việc này tiện thiếp thật sự là cũng không thể nói được. Lưu Minh cười khổ, nói: Hay là hoàng thượng tự mình quyết định đi.

...

Hổ Lao quan.

Trần Quần, Lý Túc, Khoái Việt, Lỗ Túc đã rời đi, trong đại trướng chỉ còn lại Mã Dược và Giả Hủ hai người.

Giả Hủ nói: Lời của Trần Quần tuy đại nghịch bất đạo, nhưng cửu phẩm trung chính chế mà hắn đề ra lại phi thường có kiến giải. Hủ cho rằng bắt chước chế độ tam công cửu khanh từ Tần triều có rất nhiều chỗ không hợp lý. Ví dụ như cơ cấu lỏng lẻo, chức quyền chồng chéo, hoặc là thiếu xót. Quan viên làm việc với hiệu suất quá thấp, mà cửu phẩm trung chính chế do Trần Quần đề xuất lại có thể vừa hay lấp được chỗ khuyết này.

Ha ha. Mã Dược nói: Cửu phẩm trung chính chế của Trần Quần quả thật là không tồi, có điều cô lại có một cách hay hơn.

Ồ? Giả Hủ vui vẻ nói: Chúa công còn có cách hay hơn ư?

Cái này cũng phải cám ơn Trần Quần nhắc nhở cô đó. Mã Dược nói: Để cô nghĩ tới tam tỉnh lục bộ chế, có điều suy xét tình huống thực tế, có thể đổi thành tam tỉnh bát bộ chế!

Tam tỉnh bát bộ chế? Giả Hủ nghe mà đầu quay mòng mòng, hỏi: Tam tỉnh bát bộ là gì?

Mã Dược nói: Tam tỉnh chính là trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh, thượng thư tỉnh. Bát bộ chính là bát bộ như binh (bộ quốc phòng), công (bộ kiến thiết), lễ (bộ giáo dục), lại (bộ nhân sự), nông (bộ nông nghiệp), thương (bộ thương vụ), hình (bộ công an), hộ (bộ dân chính) thuộc thượng thư tỉnh.

Giả Hủ nói: Phân công cụ thể của tam tỉnh bát bộ là thế nào?

Mã Dược nói: Chức trách của trung thư tỉnh là phụ trợ thừa tướng tiến hành quyết sách, quyết định quốc gia đại sự; chức trách của môn hạ tỉnh là phụ trách tiến hành thẩm tra quyết sách của trung thư tỉnh, để xác định tính chuẩn xác và tình khả thi. Bát bộ thượng thư của thượng thư tỉnh thì cụ thể phụ trách chấp hành các hạng quyết sách của trung thư tỉnh!

Thì ra là như vậy. Giả Hủ đột nhiên bừng tỉnh: Như vậy, chính lệnh của thiên hạ đều ra từ tay thừa tướng, vô luận là bổ nhiệm bãi nhiệm, lên chức xuống chức của quân viên hay là ủy phái điều động quân đội đều đều phải qua sự cho phép của thừa tướng. Dần dà, quận thủ, huyện lệnh thiên hạ đều xuất phát từ môn hạ của thừa tướng, tướng lĩnh các quân đều là môn sinh của thừa tướng, tất cả đều nước chảy thành công. Ha ha!

Đó là chuyện về sau, để sau hẵng nói. Mã Dược cười nhạt, nói tiếp: Việc cấp thiết bây giờ là thúc đẩy chế độ khoa cử, tuyển bạt một lượng lớn quan viên. Cô định trong nửa năm sẽ bổ nhiệm và bãi nhiệm quân viên của các châu, quận, huyện, sau đó dùng thời gian hai năm để ổn định cục thế, đợi thế cục của các châu được ổn định mới khởi binh nam hạ, dùng thế lôi đình diệt dư nghiệt của Tôn, Tào.

Giả Hủ nói: Chúa công là nói cường hành xúc tiến chế độ khoa cử?

Ừ. Mã Dược gật đầu, mắt lộ ra sát cơ, trầm giọng nói: Để Mã Đại dẫn hai vạn Tây Lương thiết kỵ tiến vào Tây Xuyên, để đảm bảo thi Hương được tiến hành thuận lợi.

Giả Hủ gật đầu, nghiêm giọng nói: Hiểu rồi.

...

Lạc Dương, thẩm cung của Hán Hiến đế.

Phục hoàng hậu tỉnh dậy, đột nhiên phát hiện thiên tử đang đứng ở trước cửa sổ nhìn ánh trăng ở trên trời đến ngây ngốc, bóng lưng lộ ra vẻ gầy yếu, dưới ánh trăng được kéo dài ra, bóng và người gần nhau, nhìn vô cùng cô độc.

Bệ hạ. Phục hoàng hậu cầm cẩm bào nhẹ nhàng choàng lên người Lưu Hiệp, ôn nhu nói: Ngài sao lại dậy?

Lưu Hiệp thở dài một tiếng, thở dài nói: Trẫm không ngủ được.

Phục hoàng hậu nói: Bệ hạ có tâm sư ư?

Lưu Hiệp nhẹ nhàng ừ một tiếng.

Phục hoàng hậu nói: Thần thiếp có thể nghe không?

Lưu Hiệp đột nhiên nói: Hoàng hậu, trẫm hỏi nàng, các châu Ung, Ti, Lương, Sóc như thế nào dưới sự cai trị của thừa tướng?

Phục hoàng hậu nói: Cái này còn cần phải nói sao, mưa hòa gió thuận, quốc thái dân an. Từ sau khi thừa tướng cung nghênh bệ hạ tới Đông đô, Lạc Dương vốn tan hoang bất kham trong mấy năm ngắn ngủi liền khôi phục như trước. Hiện tại trên đại nhai thành Lạc Dương mỗi ngày đều ngựa xe như nước, khách thương vãng lai qua lại không ngớt. Nghe phụ thân (Phục Hoàng) nói, Đông đô hiện tại đã phồn vinh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây.

Đúng vậy. Lưu Hiệp gật đầu, xúc động nói: Nhưng đây đều là công lao của thừa tướng. Nếu không có thừa tướng, Đông đô Lạc Dương há có thể có được ngày hôm nay? Các châu bên dưới há có được thịnh vượng như ngày hôm nay, thiên hạ bách tính há có được cuộc sống sung túc như bây giờ? Trẫm suy tính trước sau, thực sự là rất cám ơn Lương hầu. Hoàng hậu, nàng nói người làm vua, quan trọng nhất là gì?

Phục hoàng hậu nói: Thần thiếp cho rằng người làm vua, quan trọng nhất là nhân hiếu.

Không. Lưu Hiệp lắc đầu, nói: Nếu nói nhân hiếu, lịch đại tiên hoàng không thiếu nhân nghĩa chi quân, cũng không thiếu pháp hiếu chi quân (vua bất hiếu). Nhưng vì sao không thể đại trị thiên hạ, không thế để bách tính dưới quyền cai trị có được cuộc sống sung túc giống như thừa tướng đã làm? Vì sao không thể giống như Lạc Dương dưới quyền thừa tướng có sinh cơ sáng rỡ mà trước giờ chưa từng có? Đây là vì sao?

Phục hoàng hậu nói: Cái này... bện hạ hay là đi hỏi thừa tướng đi.

Đúng vậy, có một ngày trẫm sẽ hỏi thừa tướng. Lưu Hiệp nói: Có điều, không phải là bây giờ.

Phục hoàng hậu kinh ngạc nói: Bệ hạ, ngài sao vậy?

Không có gì. Lưu Hiệp nói: Chỉ có trải qua lang bạt kỳ hồ, mới biết được cuộc sống an định đáng quý như thế nào, chỉ có trải qua cơ hàn bần khổ, mới biết cuộc sống sung túc khó khăn biết bao. Hoàng hậu, trẫm tuy trẻ tuổi, nhưng không phải là kẻ hồ đồ. Trong lòng trẫm sáng tỏ như gương, trẫm kỳ thực cái gì cũng hiểu. Nhưng văn võ toàn triều của trẫm lại không hiểu, trẫm thực sự lo lắng cho bọn họ...

Phục hoàng hậu bị Lưu Hiệp nói cho ngây người, có lòng muốn hỏi hai câu nhưng lại không biết nên hỏi từ đâu.

...

Tương Dương, Tào Chân công phủ.

Tào Chân đang cùng Gia Cát Lượng, Trình Dục, Lưu Diệp, Cổ Quy nghị sự.

Lưu Diệp nói: Thám tử hồi báo, thiên tử có ý phong Mã đồ tể làm Lương vương, có điều do bá quan trong triều kiên quyết phản đối nên chuyện không thành. Có điều người ta cho rằng sau khi Mã đồ tể về triều, tất sẽ có nịnh thần sẽ lại đem chuyện này ra để nghị sự hòng nịnh bợ Mã đồ tể. Mã đồ tể tay nắm trọng binh, tích lũy sâu dày. Tới lúc đó đám triều quan tham sống sợ chết liệu có gan để tỏ ý phản đối ở ngay trước mặt Mã đồ tể hay không thì còn khó nói.

Gia Cát Lượng nói: Chuyện phong vương e rằng là ván đã đóng thuyền rồi.

Trình Dục cũng nói: Khổng Minh nói rất đúng, cho dù văn võ bá quan phản đối thì sao chứ?

Cổ Quy nói: Mã đồ tể một khi được phong Lương vương, trên danh nghĩ có thể đè ép chúa công, Quy cho rằng chúa công cũng nên tự xưng làm Sở vương.

Tự xưng làm Sở vương ư? Gia Cát Lượng lắc đầu nói: Không không không , như vậy e rằng sẽ bị người trong thiên hạ dị nghị. Lượng cho rằng chúa công nên tấu lên thiên tử, xin cho Tôn Quyền làm Ngô vương, Tôn Quyền tất sẽ báo đáp, dâng biểu xin cho chúa công làm Sở vương. Một khi Mã đồ tể thực sự được tấn phong Lương vương, vậy Tôn Quyền được tấn phong là Ngô vương, chúa công tấn phong Sở vương cũng là chuyện nước chảy thành sông thôi.

Ngụ ý của Gia Cát Lượng là chuyện phong vương mình tốt nhất đừng ra mặt. Nếu do Tôn Quyền thay Tào Chân tấu lên triều đình vậy thì là thuận lý thành chương. Còn triều đình có đáp ứng hay không thì kỳ thực không quan trọng, bởi vì hiện tại ai cũng biết triều đình đã hoàn toàn nằm trong quyền khống chế của Mã đồ tể. Mã đồ tể có thể nói mình là phụng chỉ thảo tặc thì Tôn Quyền, Tào Chân cũng có thể mặt khác nói là phụng mất chiếu thanh quân.

Dẫu sao thì đây chỉ là trên danh nghĩa, còn ai là vua ai là giặc thì chẳng ai nói được, chỉ có thể nhìn vào kết quả cuối cùng mà thôi.

Biện pháp này rất hay! Trình Dục khen: Tốt nhất là nên rèn sắt lúc còn nóng, phái sử giá tới Mạt Lăng để liên hệ với Đông Ngô.

Tốt, việc này cứ quyết định như vậy đi. Tào Chân nói tới đây thì dừng lại, nói với Lưu Diệp: Vậy phiền Tử Dương đi sứ một chuyến tới Đông Ngô vậy.

Lưu Diệp vội vàng đứng dậy ôm quyền nói: Tuân lệnh.

Ừ. Tào Chân gật đầu, nhìn quanh mọi người, nói: Hiện tại nên thương nghị chiến lược sau này rồi, trước mắt cục thế mà quân ta phải đối diện vô cùng nghiêm trọng. Mười vạn đại quân của Từ Hoảng đóng ở Nam Dương tùy thời đều có thể huy sư nam hạ, Vĩnh An lại có năm vạn đại quân của Trương Tú, Trương Nhiệm đang tập kết. Nếu hai lộ quân Lương này đồng thời xuất binh, hai mặt giáp kích Kinh Châu. Kinh Châu sẽ gặp nguy hiểm.

Gia Cát Lượng nói: Chúa công không cần phải lo lắng, Lượng cho rằng trong vòng ba năm quân Lương sẽ không nam hạ đâu.

Trình Dục hỏi: Tại sao lại vậy?

Gia Cát Lượng nói: Sau một phen ác chiến với Đông Ngô ở Hoài Nam, tổn thất của quân Lương tuy không đáng kể, nhưng lương thảo truy trọng tiêu hao lại rất lớn. Đặc biệt là để an trí cho mấy trăm vạn bách tính chịu tai họa của quận Hoài Nam, càng tiêu hao hết tất cả lương tồn của các châu dưới quyền cai trị. Không có ba tới năm năm tích lũy, quân Lương căn bản không thể ồ ạt nam hạ.

Tào Chân nói: Cũng chính là nói, quân ta còn có thời gian ba tới năm năm để chuẩn bị?

Gia Cát Lượng nói: Tối đa là năm năm, ít nhất là ba năm.

Tào Chân nói: Vậy việc cần kíp mà quân ta nên làm hiện giờ là gì?

Gia Cát Lượng nói: Việc cần kíp bây giờ là huấn luyện thủy quân, tranh thủ trong vòng ba năm huấn luyện ra một nhánh thủy quân tinh nhuệ! Binh lực của nhánh thủy quân này có thẻ không cần quá nhiều, nhưng nhất định phải kỷ luật nghiêm minh, tác chiến dũng cảm, điều đặc biệt quan trọng là trang bị nhất định phải tinh lương. Không biết chư vị có từng nghĩ tới không, sự tiến công của Tây Lương thiết kỵ mà Mã Siêu suất lĩnh vì sao lại lợi hại như vậy? Dưới móng sắt của Tây Lương thiết kỵ, sĩ tốt Nam Dương của Hoàng Trung tướng quân không chịu nổi một kích!

Tào Chân hỏi: Vì sao?

Gia Cát Lượng nói: Bởi vì Tây Lương thiết kỵ kỷ luật nghiêm minh, tác chiến dũng cảm. Bọ chúng được trang bị thiết giáp kiên cố nhất, binh khí tinh lương nhất, đặc biệt là lao của bọn chúng càng khiến người ta ghi nhớ sâu sắc. Quả thực chính là ác mộng của tướng sĩ quân ta!


/359

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status