Hôn Nhân Giấy

Chương 3: Cuộc sống lặt vặt nhưng không nhạt nhẽo

/6


Vào cái mùa đông của tuổi 2Cố Tiểu Ảnh đã biết cuộc sống của mình thậtsự giống như một vở kịch có buồn có vui, có cay có ngọt. Cuộc sống như thếkhông thể thiếu những điều lặt vặt, nhưng chắc chắn không nhạt nhẽo.

(1) Hai ngày ngoảnh đingoảnh lại đã trôi cái vèo. Cố Tiểu Ảnh còn chưa kịp nhìn lại tình cảm của mìnhdành cho “bố mẹ mới” ra sao thì cái tết trung thu đã hết. Ông Cố, bà Cố phảiquay về phố F làm việc, ông Quản với bà Tạ cũng lo lắng cho nào chim, nào heonhà nuôi, thế là tất cả lên đường về quê. Cuộc sống của Cố Tiểu Ảnh lại trở vềnhư những ngày tháng trước đây: lên lớp, soạn bài, viết luận văn, học tiếngAnh, viết tiểu thuyết, lòng bình thản và nhẹ tênh tênh.

Chiều thứ tư, Tiểu Ảnhcó tiết 7 và 8. Tiểu Ảnh ngồi đọc báo trong phòng nghỉ của giáo viên trong khoalúc chờ lên lớp. Giữa phòng là Giang Nhạc Dương đang rót nước uống, trông thấyTiểu Ảnh thì vui mừng hớn hở chào hỏi:

- Ơ… cô giáo Cố hômnay trông tươi tỉnh nhỉ! – Rồi chớp chớp mắt: Sư huynh nhà em dạo này vẫn ngoanchứ hả?

Tiểu Ảnh ngẩng đầungó anh ta rồi đột nhiên cũng cười khì:

- Thầy Giang, nghenói độ này đời sống tình cảm của thầy phong phú lắm?

Giang Nhạc Dương giậtmình, vội xua:

- Đừng làm hỏng thanhdanh của tôi, tôi thật thà lắm đấy.

- Vâng, thật thà lắm.– Tiểu Ảnh lật báo gật gật – Thế sao theo như tôi đếm thì mấy tháng nay cậu phảiđi xem mặt những mười mấy lần rồi? Cứ thế này thì có khi các cơ quan chính phủ,đơn vị doanh nghiệp, giới truyền thông giải trí rồi là từ tiểu học đến đại học ởcái phố G này đi đâu cậu cũng gặp người quen đấy

- Thì quăng lưới to mớibắt nhiều cá mà. – Nhạc Dương dướn mắt nhìn Tiểu Ảnh.- Tôi gọi đây làđang làm tròn trách nhiệm với cuộc sống bản thân đấy chứ?

- Trách nhiệm á? – TiểuẢnh trông Nhạc Dương làm bộ mà không nhịn được cười. – Thầy Giang có biết làphong cách ăn mặc cũng thể hiện được trạng thái tâm lý của người ta không?

- Thế á? – Nhạc Dươngquả nhiên lập tức cúi xuống nhìn lại trang phục của mình.

- Cậu tự trông đi! –Tiểu Ảnh chỉ chỉ, nói với vẻ thành khẩn. – Cậu mặc áo sơ mi kẻ sọc ngang, áovest kẻ sọc dọc. Điều này tức là gì? Tức là cậu đang đứng giữa ngã tư cuộc đờiđấy chú em ạ!

Nhạc Dương suýt thìngất, anh vừa quay đầu lại thì nhìn thấy giáo viên hướng dẫn của Tiểu Ảnh đi tới,mắt liền sáng bừng lên và chỉ tay hỏi:

- Chị nhìn kìa, giáoviên hướng dẫn của chị mặc áo sơ mi sọc dọc, vest cũng sọc dọc nốt, thế có nghĩalà gì?

- Thế tức là thầy củachị đây là một người có phẩm chất thật thà thẳng thắn, trong ngoài như một! –Tiểu Ảnh cười nghiêng cười ngả.

Vừa hay lúc đó thầygiáo đi qua cũng nghe thấy, không nhịn được cười, vỗ nhẹ lên đầu Tiểu Ảnh:

- Cô nhóc này lại bahoa gì ở đây thế, cậu Giang lại bị cô này lừa đúng không?

Nhạc Dương tỏ vẻ thậtthà gật đầu khen ngợi:

- Giáo sư Lục à, họctrò của thầy quả không phải là người thường, phản ứng nhanh nhẹn lắm… chẹp chẹp.

- Cô này ý à? – Vịgiáo sư tóc bạc liếc nhìn Tiểu Ảnh đang dương dương tự đắc bên cạnh, vừa bướcra phía cửa vừa lắc đầu than thở. Tic quá… cái đầu chỉ khôn vặt là giỏi còn kếlớn thì không.

Tiểu Ảnh bĩu môi vẻkhông bằng lòng. Nhạc Dương đắc ý ha hả cười vừa đuổi theo giáo sư Lục vừangoái lại nheo mắt nhăn mày nhìn Tiểu Ảnh.

- Ừ thì khôn vặt, cònhơn là đại dốt nhé. – Tiểu Ảnh lầm bầm, ngồi phịch xuống ghế tiếp tục đọc báo.

Vừa đọc được hai dòngthì di động đổ chuông, nhạc chuông là bài “Hai con hổ”. Đây là nhạc chuông đặtriêng cho Hứa Tân và Đoàn Phỉ, cứ nhạc này vang lên thì không con hổ này thì phảilà con hổ kia, quá dễ nhận ra.

Tiểu Ảnh lôi di độngtrong túi ra, nhìn vào màn hình: Hứa Tân, rồi thong dong nhấc máy:

- Cô gái à, đang làmgì thế?

- Cái con ruồi này! –Giọng điệu Hứa Tân hàm chứa một niềm vui dào dạt khó tả.

- Uống nhầm thuốc rồià? – Tiểu Ảnh nhướn mày, ngả lưng vào ghế sôfa.

- Hí hí, nói cho cậunghe một tin mật. – Hứa Tân khó mà giấu nổi sự phấn khích, háo hức mời chào: giậtgân, vô cùng giật gân.

- Bae Yong Jun bênHàn sang đây gặp cậu à? – Tiểu Ảnh cũng hi hí cười theo hưởng ứng.

- Bae Yong Jun nào ởđây, nhưng cũng gần gần như thế đấy! – Giọng Hứa Tân bắt đầu va vào nhau vì quáphấn khích – Đố cậu biết tớ vừa mới gặp ai?

- Mối tình đầu của cậuà? – Tiểu Ảnh bắt đầu huy động mọi nơron thần kinh để suy nghĩ.

- Gần đúng – Hứa Tâncười hề hề, hạ giọng – Mối tình đầu của cậu chứ ai.

- Cái gì? – Tiểu Ảnhcòn ngơ ngác – Ai c? Trần Diệp á?

- Xin chúc mừng bạnđã có câu trả lời đúng! – Hứa Tân phấn khích. Hôm nay tớ ra ngoài có việc, bỗngdưng đi ngang qua nhà hát vũ kịch và thấy poster của anh ta! Ừ, chờ chút, tớ đọccho cậu nghe… “Nhân kỉ niệm 250 năm mất của nhà soạn nhạc Mozard, nhóm đàn4-Seasons sẽ tổ chức chuyến lưu diễn trong nước. Bốn nhạc sĩ trẻ tuổi tài hoa sẽđem đến cơn gió của thành phố Salzburg. Những tuyệt phẩm được biểu diễn củaMozard gồm có: String Quartet Number 10, đô trưởng; Dạ khúc số 13 Sol trưởng.

- K525, divertimentoK136 Rê trưởng; 7 giờ tối ngày kia tại Sảnh âm nhạc học viện ca vũ kịch của tỉnh.Giá vé là 50 tệ, 80 tệ, 120 tệ, 180 tệ và 320 tệ…

- Ôi mẹ ơi, đắt thế!– Hứa Tân vừa đọc vừa thè lưỡi, những rồi lại lấy lại tinh thần. – Ruồi này, tớmuốn đi xem lắm, làm sao bây giờ?

- Có gì hay đâu màxem! – Tiểu Ảnh chau mày – Hồi còn đi học cậu chưa xem à? Trần Diệp diễn baonhiêu lần rồi còn gì.

- Nhưng mà bây giờkhác! – Hứa Tân nói như khích một cách ám chỉ - nhưng lần này có cơn giócủa Salzburg cơ đấy – rồi lại sột soạt đọc poster – Chậc… trai thanh gái lịch,cao sang thế còn gì…

Tiểu Ảnh tỏ vẻ khinhkhỉnh, đang định nói gì đó thì có tiếng người gọi ngoài cửa:

- Cô giáo Cố có ở đâykhông ạ? Chuyển phát nhanh đây!

- Có đây! – Tiểu Ảnhđáp, rồi cậu học sinh phụ trách hòm thư ôm đống thư EMS miệng cười hỉ hả bướcvào.

- Thưa cô, đây là thưchuyển phát nhanh của cô ạ, em vừa nhận thay.

Hóa ra là Tiết Lộ - cậusinh viên từng học mình năm thứ tư. Từ sau khi học cử nhân chuyển tiếp hai năm,Tiểu Ảnh từ giáo viên chủ nhiệm giờ trở thành giáo viên chuyên ngành của cậu t

Vì cũng quen rồi nênTiểu Ảnh cũng không cần giữ ý mà giao việc luôn:

- Xem hộ cô bên trongcó gì.

Nói xong lại tiếp tụcgiáo huấn Hứa Tân:

- Hòa nhạc thì có gìmà xem? Kể cả có mua được vé rẻ hơn đi chăng nữa thì 5 tệ vẫn cho cậu ăn mộtcái pizza 6 inch đấy.

Hứa Tân tỏ vẻ coi thường:

- Cậu đúng là cái thủlợn nhạt nhẽo, đầu óc chỉ biết đến ăn. Thành phần tri thức như tớ là không qualại được với cậu...

Chưa nghe hết, đãnghe thấy có giọng nam vang lên trong điện thoại đầy ngạc nhiên:

- Cô ơi, có hai vé...lưu diễn trong nước của 4-Seasons...

Theo sau là giọng nóilạnh tanh của Tiểu Ảnh:

- Gì cơ? Đưa cô xemnào!

Hứa Tân tròn mắt:

- Trần Diệp?

Mãi một lúc sau mớinghe thấy giọng cười ngập ngừng của Tiểu Ảnh:

- Chúc mừng thành phầntri thức nhé, cậu có thể đi xem được rồi đấy.

Khác với tưởng tượngban đầu của Tiểu Ảnh, Hứa Tân không gào thét phấn khích mà hỏi đầy nghi hoặc:

- Hắn ta có ý gì

- Sao tớ biết được! –Tiểu Ảnh đáp.

- Thế cậu có đikhông? – Hứa Tân hỏi dò.

- Chắc là đi! – Tiểu Ảnhthở dài – Tớ phải lên lớp đã, có gì thay đổi tớ gọi lại sau.

- Được! – Hứa Tân đápgọn rồi cúp máy, nhét di động vào túi, ngẩng đầu ngắm nghí tấm poster ở cửa nhàhát – trên hình là Trần Diệp trong bộ lễ phục trắng, tay nâng chiếc violon mỉmcười bên cạnh ba người nam nữ trẻ tuổi.

Ba năm trôi qua, vẫnlà Trần Diệp đầy tự tin và hào hoa như thế!

Nhưng anh ta có biết,cô gái ngây thơ trong sáng năm nào giờ đã là vợ người khác?

Hứa Tân thở dài: “Đó,cái gọi là duyên phận, chả ai đoán trước được điều gì.”

(2) Thế là khi Tiểu Ảnh hồitưởng lại một hồi câu chuyện thì cũng là lúc xong bữa ăn tối, nhưng mãi đến lúcQuản Đồng đang rửa bát dưới bếp, nghe tiếng bát đĩa va nhau, Tiểu Ảnh mới sựcnhớ ra hai tấm vé hồi chiều. Cô lấy từ trong túi ra hai tấm vé thiết kế bắt mắtvới dòng chữ vàng kim trên nền cà phê đậm: Chuyến lưu diễn của nhóm 4-Seasons –Trần Diệp, Lộ Giai Vũ, Lữ Thiêm, Vương Trung Nhân…

Nghĩ ngợi một hồi, côquay lưng đi xuống bếp, giơ cặp vé hỏi Quản Đồng:

- Tối ngày kia anh rảnhchứ?

- Sao thế? Có vụ gìà? – Quản Đồng ngoảnh mặt lại nhìn.

- Ca nhạc ấy mà, nhóm4-Seasons. – Tiểu Ảnh nói nh bơ. – Vé bạn em cho, tối ngày kia ở nhà hát ca vũkịch.

- Ngày kia là thứ mấy?– Quản Đồng nghĩ ngợi. – Thứ năm à, có khi không được, sáng thứ sáu anh có cuộchọp, thứ năm phải chuẩn bị rồi.

- Thế em đi với HứaTây vậy! – Tiểu Ảnh lạnh nhạt nói! – Biết ngay sẽ thế này mà. Trưởng phòng Quảnà, sự nghiệp chủ nghĩa cộng sản trông chờ hết vào ngài vậy.

Quản Đồng rửa xongcái đĩa cuối cùng, cất gọn vào chạm bát, lau khô tay rồi quay lại ôm chặt cô vợbé nhỏ hay cằn nhằn, dỗ dành:

- Chờ sau cuộc họpnày, cuối tuần anh dẫn bà xã đi chơi được chưa?

- Thế cuối tuần nàythì anh không phải làm thêm ca à? – Tiểu Ảnh nhướn mày hỏi.

- Tháp tùng lãnh đạođi shopping cũng là nhiệm vụ cách mạng còn gì! – Quản Đồng cười. – Hơn nữachúng ta phải đi sâu vào thực tiễn mới có thể khảo sát được tình hình phát triểncủa ngành bách hóa tỉnh nhà chứ!

Tiểu Ảnh cũng xuôilòng, véo một cái vào bụng chàng, đắc ý nói:

- Thế em có được chọntrước cho mình một món quà sinh nhật không?

- Quà sinh nhật ai lạitự đi chọn? – Quản Đồng cười ngất. – Thế có gọi là “cướp ngày” không?

- Anh là đồ vô tâm! –Tiểu Ảnh gào ầm lên. – Từ trước đến giờ anh chưa bao giờ tặng em quà sinh nhật,kỷ niệm 100 ngày quen nhau, kỷ niệm một tháng cưới nhau cũng không có quà, cònngày phụ nữ mồng 8 tháng 3, ngày thanh niên mùng 4 tháng 5, tết nhi đồng mùng 1tháng 6… chẳng hôm nào có quà! Anh chỉ cần tặng em một mớ cải thôi cũng là cả tấmlòng của anh rồi, hay viết cho em vài dòng thư tình thôi em cũng thấy vui cảngày rồi! Thế mà anh chẳng làm gì cả là sao!

- Ơ? – Quản Đồng giậtmình rồi lại cười ha hả - Bà xã anh ghê gớm quá! Thế tết Trng Dương mùng9 tháng 9 có phải quà cáp gì không? Hay anh tặng em luôn một đôi kính lão nhé!

Tiểu Ảnh phát cáu:

- Anh chả có tí gì gọilà chân thành!

Trút giận xong, côlao thẳng vào phòng ngủ, cầm đồ ngủ đi vào phòng tắm. Quản Đồng đứng sau lắc đầucười rồi quay về phòng làm việc.

Lúc tắm, Tiểu Ảnh bỗngnhớ tới Trần Diệp với những suy nghĩ khác thường. Cô nhớ, lần đầu gặp anh, cũnglà tại cái chốn không ai ngờ tới như nhà tắm công cộng trong trường học.

Vẫn nhớ rõ hôm ấy làthứ sáu, Tiểu Ảnh học xong thể dục quay về phòng nghỉ, xách túi đồ vào nhà tắmnữ. Ngay cửa nhà tắm cô gặp một chàng sinh viên người cao cao cũng đang bê chậunước rửa mặt đi vào phòng tắm.

Tiểu Ảnh ngạc nhiên,vò đầu nghĩ hôm nay là thứ mấy?

Nghĩ đi nghĩ lại mớidám khẳng định: hôm nay thứ sáu, ngày nhà tắm nữ mở cửa!

Vốn hay hóng chuyện,Tiểu Ảnh bước tới hỏi đối phương với giọng hết sức nhỏ nhẹ:

- Bạn gì ơi, đến tắmà?

Hỏi gì mà lạ, chàngsinh viên kia giật hết cả mình, anh nhìn cái giỏ đồ trong tay Tiểu Ảnh, Tiểu Ảnhcười, trỏ vào mấy nữ sinh đang xếp hàng ngoài cửa và trịnh thượng nói:

- Hôm nay là thứ sáu,nhà tắm nam không mở cửa đâu.

Anh chàng đờ ngườivài giây, mặt đỏ bừng lên, vội vã lập bập được câu: “Mình xin lỗi” rồi biến mấthút, chỉ còn Tiểu Ảnh đứng đằng sau ôm bụng cười. Lúc ấy, nàng ta thắc mắc ghêlắm, anh ta mặt mũi tuấn tú vậy mà đầu óc thì lẩn thẩn thế. Thế nhưng, sự hiếukỳ của Tiểu Ảnh cũng tan mau, chẳng bao lâu đã quên sạch câu chuyện hôm

Mãi đến nửa thángsau, khi Tiểu Ảnh làm phóng viên báo trường và được phái đi đưa tin ở buổi biểudiễn đêm tụ hội của các sinh viên ưu tú, cô chẳng thể tin vào mắt mình nữa:chàng trai hào hoa đang kéo violon trên sân khấu kia, chẳng nhẽ lại là gã khờ mấyhôm trước?

Tiểu Ảnh còn nhớ nhưin hôm đó anh ta tấu khúc: “Bốn mùa” – tác phẩm tiêu biểu nhất của Vivaldi. Côtrân trân đứng nhìn chàng trai trên sân khấu, chiêm ngưỡng đôi mắt khép hờtrong khi tay đang nhẹ nhàng kéo violin. Toàn bộ con người chàng trai như chìmvào âm nhạc, lôi cuốn thính giả đắm mình vào nghệ thuật khi anh ta chiếm lĩnhsân khấu.

Đó phải chăng là sứcquyến rũ của âm nhạc, hay là sức quyến rũ của Trần Diệp?

Buổi diễn kết thúc,khán giả bao người chạy lên tặng hoa, chụp ảnh. Tiểu Ảnh đứng ngay giữa khánđài, hai tay đút gọn vào túi áo khoác, đôi mắt cứ nhìn mãi chàng trai trong bộđồ diễn màu đen trên sân khấu. Cổ áo bằng lụa óng ánh dưới ánh đèn làm cô chúý, và dáng vẻ nhã nhặn mỉm cười cảm ơn mấy cô bé lớp dưới lên tặng hoa cũng khiếncô không thể rời mắt.

Tiếng sét ái tình –đúng rồi, chính là cụm từ này đây. Từ đấy trở đi Tiểu Ảnh khắc khoải khônnguôi. Cô thừa nhận mình là kẻ cọc đi tìm trâu, đã thế thì phải thể hiện sựthông minh, khôn khéo của mình để khiến: “trâu đi tìm lại cọc” vậy!

Cũng may, một thángsau, Trần Diệp lại đạt giải trong cuộc thi toàn quốc, Tiểu Ảnh hồ hởi nhận nhiệmvụ đi phỏng vấn Trần Diệp, rồi tranh thủ việc công để tiếp xúc với chàng, thậmchí sau đó còn liên tục ghé thăm phòng đàn của Trần Diệp, đến nỗi cái cô trông21 phòng đàn cũng quen mặt.

Cứ thế, vài thángsau, cuối cùng cũng có một ngày chàng nói với nàng:

- Tiểu Ảnh, em làmngười yêu anh nhé?

Khi câu nói ấy thốtra, vẻ ung dung bình tĩnh của “hoàng tử violon” trên sân khấu đột nhiên biến mấtmà thay vào là khuôn mặt căng thẳng và ngượng ngùng. Trong phút giây ấy, Tiểu Ảnhcũng ngạc nhiên không kém, nhưng trong l mừng như hoa nở…

Giờ nghĩ lại, đúng làcâu chuyện của bao năm trước. Đối với cô, có những ký ức không muốn nhớ lại,không phải là vì khó quên, mà là chẳng vui vẻ gì… Giống như việc cho đến tậnbây giờ cô vẫn yêu khúc: “Bốn mùa”, nhưng sau khi Trần Diệp đi mất, cô mãi mãikhông nghe lại bài này nữa.

Một sự thay đổi quárõ rệt: sau khi Trần Diệp ra đi, mỗi khúc nhạc anh từng chơi, đều khiến cô có cảmgiác đang nhìn thấy anh biểu diễn trên sân khấu, để rồi chau mày một cách vô thứcmỗi khi nghe thấy những khúc nhạc ấy… Đây không nên là một cảm giác của một ngườikhoáng đạt như cô. Nhưng tiếc thay, chỉ khi đứng trước mặt mọi người, con ngườicô mới khoáng đạt, vui vẻ, còn những lúc ta với ta, mỗi câu chuyện liên quan đếnTrần Diệp, đều không làm cô vui vẻ lên được. Thế nhưng tóm lại, tất cả có ý nghĩagì đâu. Bây giờ cô với Trần Diệp chẳng còn gì nữa.

Tuy không hiểu TrầnDiệp đem tặng vé ghế VIP với mục đích gì, nhưng cô đã làm vợ Quản Đồng rồi, tuycó nhiều điều chẳng biết nói ra sao, nhưng cô yêu chồng, tin tưởng chồng, coichồng là chỗ dựa vững chắc. Những ngày tháng êm đềm ấm áp này là cuộc sống màcô hằng mong, là cuộc sống thuộc về cô và Quản Đồng. Điều duy nhất khiến cô ngậpngừng, là có những điều mà cô luôn tránh né mặc dù sẽ có một ngày không thểtránh né được nữa – ví dụ như: cuộc sống chung một mái nhà với bố mẹ chồng, haytrách niệm nuôi phụng dưỡng đặt ra cho đôi vợ chồng trẻ sau này…

(3)

Tiếng nước máy trongnhà tắm chảy rào rào, Quản Đồng ngồi ngoài đếm thời gian trôi qua nhưng mãi vẫnchưa thấy Tiểu Ảnh đi ra. Nhà tắm yên ắng một cách bất thường, anh hơi lo lắng.

Anh gõ cửa phòng tắm:

- Tiểu Ảnh, em vẫn ổnchứ?

- Dạ? – Tiểu Ảnh nhưchợt tỉnh từ giấc mộng. – À ừ, không sao, chiều lên lớp mệt quá em muốn tắm nướcnóng cho thư giãn.

- Tắm nhanh rồi cònra kẻo ngạt thở bây giờ! – Quản Đồng nói xong rồi quay về phòng làm việc.

Tiểu Ảnh thở dài, vớitay lấy chiếc khăn tắm lau khô người rồi mặc bộ quần áo ngủ. Đi qua phòng làmviệc, cô thấy Quản Đồng vẫn đang chúi đầu vào cuốn sách dày cộp, nghĩ thế nào lạiđi vào. Quản Đồng ngẩng đầu nhìn cô, cười âu yếm rồi dang rộng đôi tay ôm côvào lòng, hỏi:

- Tắm xong rồi à?

- Ừ, Tiểu Ảnh khẽđáp, ngồi lên lòng anh lật bìa sách ra xem. – Anh đọc gì thế… “Tuyển tập 16 nềnvăn hiến lớn”… ôi trời!

- Sao thế? – Quản Đồngthấy Tiểu Ảnh thè lưỡi mà không nhịn được cười. – Có gì mà ngạc nhiên?

- Mấy thứ này có gì hấpdẫn mà xem? – Tiểu Ảnh lật vài trang rồi quay người bá lấy cổ chồng, nép chặtvào lòng anh, ngẩng đầy nhìn anh với con mắt tròn xoe – Anh tốt nghiệp khoa văncơ mà, cả ngày vùi đầy vào mấy thứ nhạt nhẽo này làm gì, chẳng nhẽ anh khôngthích đọc tiểu thuyết à?

Quản Đồng cúi đầu hítnhẹ mùi hương trên người Tiểu Ảnh, ngắm nghía làn da trắng nõn của nàng ửng hồnglên vì nước nóng mà cười:

- Em bây giờ giống yhệt con heo mini Hà Lan màu hồng hồng vậy.

Tiểu Ảnh vênh mặt, mộtlúc sau mới khẽ hỏi:

- Anh đọc cuốn: “Băngdính hai mặt” bao giờ chưa?

Quản Đồng nghĩ mộtlúc rồi đáp:

- Hồi đi công tác, cólần anh xem với bạn mấy tập phim rồi.

- Anh phải đọc sách cơ,sắc sảo hơn phim nhiều! – Tiểu Ảnh áp sát mặt vào cổ anh, thoang thoảng mùi nướchoa GF cô mua cho anh. – Đọc quyển đó anh sẽ thấy hôn nhân là một việc khiếncho con người tuyệt vọng. Lệ Quyên và Á Bình chẳng ai có lỗi, thế mà cuối cùngvẫn gia đình tan nát. Cuối cùng đó là lỗi của ai?

Quản Đồng trầm ngâm mộtlúc, hỏi:

- Cuốn sách này sao lạicó cái tên lạ vậy?

- Bởi vì nhân vật nambị kẹp giữa mẹ và vợ như một miếng băng dính hai mặt! – Tiểu Ảnh khẽ thở dài. –Phải chiều lòng cả hai bên, sống thế nào cũng phải nhẫn nhịn, kiên cường, nỗ lựcgắn kết hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời mình. Thế nhưng mà có nhữngmâu thuẫn không thể giải quyết. Dần dần, miếng băng dính hai mặt ấy bám đầy bụibặm cuộc sống, mất đi chất dính. Thế mà vợ và mẹ anh ta vì những suy nghĩ khôngthể dung hòa mà cố chấp, để rồi mâu thuẫn đi đến đỉnh điểm, chiến tranh giađình nổ ra một mất một còn…

- Anh hiểu rồi! – QuảnĐồng gật gù. – Nói chung cuốn tiểu thuyết đó từ đầu đên cuối là cả quá trìnhlàm khổ nhau, kết thúc là bi kịch gia đình.

Tiểu Ảnh lại thở dài,cúi đầu tự đếm ngón tay. Quản Đồng nâng cằm Tiểu Ảnh lên, bốn mắt nhìn nhau.Anh hỏi:

- Tiểu Ảnh, đã bao giờem nghĩ, nếu chính anh không cảm thấy anh đang bị kìm kẹp, hay không nhận ra rằnganh sẽ biến thành một miếng băng dính hai mặt thì sẽ thế nào chưa?

Tiểu Ảnh chớp mắtnhìn Quản Đồng chằm chằm.

Quản Đồng mỉm cười,ôm cô chặt hơn và nói:

- Em này, em viết tiểuthuyết thì phải biết rằng, nếu muốn tác phẩm văn học được khắc ghi trong lòng củađộc giả thì phải tập trung mọi mâu thuẫn lại, dùng những mâu thuẫn ấy để thuhút sự hiếu kì của độc giả, rồi kết bằng một bi kịch vĩnh viễn không thể nàoquên, để rồi thành biểu tượng trong tim họ. Do đó về mặt bản một vở bi kịch màbề ngoài trông có chân thực đến đâu, thì rốt cuộc cũng chỉ là những câu chuyệnđược thêm thắt vào mà thôi. Chúng được lấy ra từ một mảnh chân thực của đời sống,qua sự tôi luyện của tác giả mà hình thành nên một cuộc sống đầy tao đoạn, càngcó tính kích thích nhiều hơn. Thế nhưng cái tính kích thích này lại khiến ngườita thấy tuyệt vọng, cảm thấy cuộc sống thực thế nào rồi cũng đi đến kết cục làbi kịch. Đây cũng chính là cái khôn của tác giả và là cái ngu muội của độc giả.

- Thế tức là anh bảoem ngu muội à? – Tiểu Ảnh trừng mắt, phản ứng rất nhanh.

- Anh không bảo emngu muội – Quản Đồng vuốt má Tiểu Ảnh – Nhưng nếu chỉ vì một cuốn sách mà em mấtlòng tin thì đó là dấu hiệu của ngu muội.

Anh nhìn cô chânthành:

- Thật ra mọi cuộchôn nhân đều có thử thách, nhưng rất ít khi lại gặp phải sóng gió bão bùng đếnthế đâu. Phần nhiều không phải là những trận chiến của băng dính hai mặt, mà lànhững lặt vặt ở mỗi nhà thôi. Ví dụ như em cho rằng trong cuộc sống anh là mộtthằng ngốc, lại còn hay cáu kỉnh, nhưng anh có một đồng nghiệp, cô ấy cho rằngchồng cô ấy là người không có chí tiến thủ trong sự nghiệp, cứ nghĩ đến lạithan vãn vài câu, lại có một cô khác sống với chồng, tuy không gặp những mâuthuẫn mẹ chồng nàng dâu, nhưng lại phát hiện ra giữa chồng và bố vợ lại có nhữngxích mích khó điều hòa – nói như em, thì cô này cũng là miếng băng dính hai mặt,giữa cha và chồng đấy chứ…

Nghe thấy những ví dụnhư vậy, Tiểu Ảnh phì cười. Cô nghĩ, cuối cùng mình cũng đã hiểu, chàng traikhoa văn này còn là một nhà nghiên cứu cái đẹp, tuy trong cuộc sống là một gãkhờ nhưng luôn luôn có những phát hiện logic rất vĩ đại.

Tuy bây giờ cô chưathể hoàn toàn thấu hiểu, hay chấp nhận những lý lẽ của Quản Đồng, nhưng ít ranói về mặt lý thuyết thì cách nói của anh ta cũng có thể chấp nhận được, hoặc cũngcó thể nói là không thể bóc mẽ được nữa.

Cứ như thế, trước lúcđi ngủ, Tiểu Ảnh lại nghĩ về Trần Diệp, những lúc ấy cô cảm thấy một hơi ấm lantỏa đến tận đáy lòng, không còn là cảm giác bồi hồi bất an như trước nữa

Cô thở dài đầy tâm trạng,có lẽ cô nên cảm ơn Trần Diệp, cảm ơn sự tuyệt giao của anh ta. Vì nhờ đó mà côcó dũng khí ân đoạn nghĩa tuyệt, giúp cô có cơ hội gặp Quản Đồng. Nghĩ đến đây,Tiểu Ảnh quay đầu lại, ngắm đôi mắt đang lim dim trong giấc ngủ yên bình bên cạnhmình. Cô ngắm anh sau khi đã trút bỏ cái vỏ khô cứng nơi bàn giấy, không cầnche giấu điều gì trong bóng đêm tĩnh mịch, dưới ánh trăng khẽ xuyên qua cửakính, trông thật thuần khiết, bình lặng.

Cô mỉm cười, quaymình lại, rúc vào lòng anh. Quản Đồng mơ mơ tỉnh tỉnh, dang tay một cách vô thứcôm chặt cô rồi ghém kín chăn sau lưng cô lại.

Trước lúc ngủ, Tiểu Ảnhnghĩ, có lẽ hạnh phúc là một thứ đơn giản vô cùng đơn giản đến mức ngay khi anhnửa mơ nửa tỉnh vẫn chỉnh lại góc chăn cho cô.

(4) Không thể phủ nhận rằng,lúc gặp lại Trần Diệp, trong lòng Tiểu Ảnh có một cảm giác rất kỳ lạ. Đêm thángmười, giữa phòng nhạc lung linh ánh nến, giây phút Trần Diệp bước lên sân khấu,trái tim Tiểu Ảnh khẽ thổn thức với một cảm giác khó tả.

Ngay lúc ấy, giọngnói của người dẫn chương trình bỗng trở nên xa xăm mơ hồ, cô đắm đuối nhìn bộ bốnnam nữ trên sân khấu kia. Người dẫn chương trình giới thiệu lần lượt từng người,đến Trần Diệp, người dẫn chương trình còn đặc biệt nhấn mạnh anh tốt nghiệp tạihọc viện Mozard, từng thi đỗ vào trường Đại học âm nhạc Vienna và biểu diễn nghệthuật, lấy hai bằng thạc sĩ. Trần Diệp nghiêng mình cúi chào khán giả, tiếng vỗtay vang lên như sấm. Trong lúc ấy, anh nhanh mắt liếc nhìn chỗ đứng của Tiểu Ảnh.Bốn mắt nhìn nhau, một nụ cời thầm kín nửa ẩn nửa hiện trên khóe môi anh.

Thính phòng yên ắng,Tiểu Ảnh biết là sẽ có bao nhiêu người con gái đã nghiêng ngả vì nụ cười ấy.Nhưng cô vẫn nhớ, năm ấy, tháng ấy, nụ cười này đã cho cô một mối tình thanhkhiết nhất, đẹp đẽ nhất suốt cuộc đời. Cho dù bây giờ đã không còn gì, nhưng côkhông thể phủ nhận rằng giây phút ấy dài như một quãng đời.

Cô nhìn anh, nhưngtay phải khẽ xoay chiếc nhẫn cưới trên ngón áp út trái một cách vô thức. Thựcra Tiểu Ảnh không biết gì về biểu diễn violon cả, kể cả trong khoảng thời gianhai năm yêu Trần Diệp, cô cũng chưa từng học một ngón biểu diễn nào, nhưng bảynăm kiếm miếng ăn trong học viện nghệ thuật, ít nhiều cũng rèn luyện cô trởthành một thính giả biết thưởng thức.

Nhờ đó, cô có thểnghe ra tiếng đàn của Trần Diệp đã khác một trời một vực so với ba năm trước.Điều ấy khiến cô vừa thấy xót lòng, vừa thấy khuây khỏa. Xót lòng là bởi vì thậmchí đến những người bạn đứng cạnh Trần Diệp cũng chưa thể thấu hiểu hết: để cómột Trần Diệp như ngày hôm nay, hai người đã phải vứt bỏ những gì; khuây khỏalà vì: cho dù họ đã vứt bỏ điều gì thì vào ngày hôm nay, tất thảy đều đáng giá.

Chàng có thành côngcòn nàng có tổ ấm.

Chẳng còn gì hơn.

Buổi biểu diễn thànhcông hơn cả mong đợi, đến bản Divertimento K136, vô số thính giả đã thỏa mãn mỉmcười, có người còn khẽ gõ phách bằng ngón tay lên đầu gối vẻ đắm say. Nốt nhạccuối cùng buông xuống, người ta đứng dậy tung hô với những tràng pháo tay nồngnhiệt. Bốn người nam nữ thanh tú, tay nâng đàn nghiêng mình chào khán giả. Tiếngvỗ tay mãi mà không dứt, Tiểu Ảnh cũng vừa vỗ tay vừa mỉm cười nhìn bốn tayđàn, vừa phảng phất nhìn xuyên thấu bốn bóng người kia mà thấy chính mình nămnao.

Tiếng vỗ tay ngớt dần,tiếng bước chân lạo rạo vang lên. Tiểu Ảnh quay về ghế ngồi của mình, Hứa Tânthấy phấn khởi vô cùng, quay sang hỏi:

- Chúng mình chào hỏimột câu rồi hãy đi?

- Ừ dĩ nhiên! – Tiểu Ảnhkhông thay đổi vẻ mặt, liếc nhìn cô bạn. – Lịch sự tí thôi, ít ra cũng phải tỏra cảm ơn người ta chứ!

Vừa dứt lời, cả haiđã nghe thấy có tiếng người gọi từ đằng xa:

-

Tiểu Ảnh và Hứa Tâncùng ngẩng đầu, vừa lúc chạm vào ánh mắt Trần Diệp. Cách đó ba hàng ghế, anh đứngdưới sân khấu, lạc lõng giữa dòng người vẻ mặt căng thẳng, trông thấy hai côgái, ánh mắt anh sáng bừng.

Chờ người ta đi vãn,Tiểu Ảnh đứng dậy, nở một nụ cười ấm áp và lịch sự nhìn Trần Diệp bước tới:

- Chào Trần Diệp, lâurồi không gặp.

Trần Diệp cười bắttay, nhìn Tiểu Ảnh rồi nhìn Hứa Tân:

- Hai bạn đến tôi vuilắm.

- Được xem diễn miễnphí mà lại! – Hứa Tân cười híp cả mắt. Chúc mừng anh biểu diễn thành công.

- Cảm ơn các bạn đãcó lòng thưởng thức! – Trần Diệp cười.

- Trần Diệp này,không thể phủ nhận là càng ngày trông anh càng tây đấy! – Hứa Tân lắc đầu thanthở. – Nhưng mà này, tôi phải công nhận trên sân khấu anh là người nổi bật nhất.

- Cảm ơn! – Trần Diệpcảm ơn một cách chân thành, hơi nghiêng đầu ngó Tiểu Ảnh, chỉ thấy cô đứng bêncạnh mỉm cười vô cảm, dường như đây chỉ là một cuộc gặp gỡ giữa Hứa Tân và bạnhọc cũ chứ chẳng liên quan gì đến cô.

Trần Diệp thấy cóchút không vui, nhưng vẫn nở nụ cười thản nhiên.

Lúc ấy, điện thoại củaTiểu Ảnh rung lên những tiếng ù ù, cô vội vàng rút di động ra, vừa nhấc máy đãnghe tiếng Quản Đồng với giọng sốt ruột:

- Bà xã ơi em sắp v

- Anh xong việc chưa?– Tiểu Ảnh cười

- Rồi, vừa xong! – QuảnĐồng nhìn đồng hồ - Gần 10 giờ rồi, anh qua đón em nhé.

- Không cần đâu, emđang đi với bạn học, bọn nó đưa em về được mà, anh yên tâm! – Tiểu Ảnh như chợtnhớ ra điều gì. – Em tưởng anh phải đi họp, sao chưa gì đã về nhà?

- Bao nhiêu người ởđó được rồi, cấp trên đặc cách cho anh nghỉ sớm! – Quản Đồng đáp. – Thế em mauvề đi không lại muộn.

- Vâng! – Tiểu Ảnhcúp máy, ngẩng đầu thấy hai người đang nhìn mình chằm chằm mà giật mình, ngượngngùng nói: Chồng tớ ấy mà, kiểm soát ghê lắm.

- Con ruồi này tiến bộghê! – Hứa Tân cười. – Ra ngoài chơi mà cũng biết báo cáo cơ đấy.

Hứa Tân vừa nói vừatrộm liếc Trần Diệp, trông vẻ mặt anh ta vẫn rất bình thường, đành cười nhạt:

- Thôi không làm phiềnhai người nữa, muộn lắm rồi, mau về nghỉ đi, tớ còn có việc muộn tí nữa mới về.– Rồi lại nhìn Tiểu Ảnh mà rằng: Có thời gian thì bọn mình lại tụ tập.

Tiểu Ảnh cười, vẫytay:

- Tạm biệt, chúc anhthành công!

- Cám ơn! – Trần Diệpgật đầu nói.

Ba người gặp gỡ nhauthế đó. Mãi đến khi lên taxi về nhà, Hứa Tân mới lườm Tiểu Ảnh:

- Không còn gì đểnói, hai người nhạt nhẽo thật đấy.

Cô nhại lại giọng điệucủa Tiểu Ảnh và Trần Diệp:

- Muộn rồi, về nghỉ sớmthôi. Chúc anh thành công. Cảm ơn.

Rồi lại bĩu môi:

- Cứ phải giả vờ.

Hứa Tân lại thở dài tặclưỡi:

- Nhưng mà nói chungcậu cũng bình tĩnh ra phết đấy, bái phục!

Tiểu Ảnh “xí” một tiếng:

- Nói chuyện với ngườikhông liên quan thì không bình tĩnh sao được?

Hứa Tân gật đầu, vỗvai bạn:

- Tốt! Lập trườngkiên định! Bác Quản quả là một đồng chí tuyệt vời.

Tiểu Ảnh càng nghecàng thấy khó chịu, hỏi dò:

- Cứ như tối nay cậuđến đây không phải để nghe nhạc mà là để giám sát tớ hay sao ấy? Sợ tớ tình cũkhông rủ cũng đến à?

Hứa Tân mừng rơn:

- Đó, cuối cùng cậu cũngphản ứng lại rồi đấy cưng à.

Tiểu Ảnh tức nghẹn,nghiến răng:

- Hứa Tân, chút nhântính của cậu là đi vay mượn hết đúng không? – Hứa Tân vừa vỗ lên lưng Tiểu Ảnhvừa ha hả

(5) Lúc về nhà đã là mườirưỡi, Quản Đồng nghe bước chân Tiểu Ảnh trên cầu thanh liền ra mở của. Tiểu Ảnhbước lên chỗ rẽ cầu thang, vừa ngẩng đầu lên đã thấy Quản Đồng trong bộ quần áongủ, to quá một cỡ so với người, đứng ở cửa, mỉm cười nhìn cô, trông thật đángyêu. Tiểu Ảnh mừng rỡ, chạy vội hai bước lên cầu thang, dụi đầu vào lòng Quản Đồng,ôm chặt eo chàng, áp mặt vào ngực chàng mà phụng phịu:

- Mệt quá!

Quản Đồng vừa dẫn TiểuẢnh vào nhà vừa cười:

- Bà xã anh buông tayra nào, chờ anh đóng cửa đã, đừng đứng ngoài ôm ấp còn gì là gia đình văn hóa.

Tiểu Ảnh mặc kệ, vẫnôm chặt không rời tay. Quản Đồng mãi mới kéo được cửa lại, vào nhà, anh cúi đầunhìn Tiểu Ảnh, nâng cằm nàng lên và hỏi:

- Sao thế?

Tiểu Ảnh nhắm mắt nũngnịu:

- Buồn ngủ…

Quản Đồng vỗ nhẹ:

- Thế thì đi tắm rồiđi nghỉ đi.

Tiểu Ảnh đi vào phòngngủ, vừa cởi áo vừa lẩm bẩm:

- Khỏi tắm nữa, em đingủ đây.

Dứt lời, nàng đổ mìnhngay lên giường. Quản Đồng nói theo:

- Tắm nước nóng chothư giãn đã nào.

Quản Đồng vừa nói vừagiúp cô cởi áo. Tiểu Ảnh trong bụng rõ, nhưng vẫn cảm thấy có cảm giác gì đó bấtthường nên không muốn nói nhiều. Cô mở to mắt nhìn chàng, vừa đúng lúc thấychàng đang lặng lẽ giúp mình mặc đồ ngủ, bỗng dưng một cảm giác ấm áp dâng lêntrong lòng.

Tiểu Ảnh nhìn chồng mộtlúc lâu, với tay làm nũng:

- Anh ơi, bế em đi tắmđi.

Quản Đồng nhìn cô rõkĩ, không nói gì, ngay sau đó liền bế Tiểu Ảnh vào trong nhà tắm. Tiểu Ảnh ômchặt cổ anh, ấp sát mặt vào cổ Quản Đồng, tất cả đều nói với cô một điều rõrành rành: con người này, gia đình này, cuộc hôn nhân này, cuộc sống này, tất cảđều là thật. Tất cả đều là của cô, với tay thôi là có thể chạm tới. Cô cuộntròn trong lòng anh, thở dài thoải mái, nụ cười khuây khỏa nở bừng trên khuôn mặt.

Cô cũng chẳng biết tạisao lại nghĩ đến những thứ đó, phải chăng là do cuộc gặp gỡ với Trần Diệp? Phảichăng do nhìn thấy ánh mắt khách sáo che dấu chút tình tàn? Nhưng tất cả nhữngthứ đó không quan trọng, bởi đối với Tiểu Ảnh, cuộc sống hiện tại đã quá tuyệtvời. Cô phải cố gắng hết mình để đạt tới những hạnh phúc, những ấm áp mà cô muốn,còn lại đều không cần nhớ, cũng không cần quên.

Nghĩ thế, cô lại thấynhẹ nhõm hẳn. Cô trộm nhìn Quản Đồng đứng bên cạnh bật nước nóng cho cô, giúpcô cởi đồ ngủ, cẩn thận treo chúng lên giá treo để khỏi bị ướt… Tiểu Ảnh cườilém lỉnh, nhân lúc Quản Đồng không chú ý, cô vòng tay cởi tung một cái cúc trênáo anh… một cái cúc nữa…

Cho tới khi Quản Đồngnắm lấy tay cô, quay đầu lại:

- Cưng à… ở đâykhông…

Chưa dứt lời, Tiểu Ảnhđã nhón gót tặng anh một nụ hôn, như nuốt ực luôn nửa câu nói còn lại.

Không gian chật hẹpthì đã làm sao? Cổ nhân chẳng phải đã có câu: “thực sắc, tính dã”[1]hay sao. Trước lúc cảm xúc bùng nổ, Quản Đồng nghĩ một cách mãn nguyện: hóa racó những lúc, câu nói “nước chảy, bèo trôi” cũng có ý nghĩa khác…

[1] Đây là một câunói của Khổng Tử, thể hiện nhân sinh quan tiến bộ của ngài. Đại ý là: Chuyệntình dục cũng quan trọng như chuyện ăn uống thường ngày.

Thế nhưng, con ngườita một khi mệt mỏi quá thì giấc ngủ cũng sẽ sâu hơn bao giờ hết, điều ấy khiếncho sáng hôm sau Tiểu Ảnh lên lớp hơi muộn. Cũng thật là đen đủi, có năm phútthôi mà cũng bị chủ nhiệm khoa tóm được. Ông già tinh thần còn tráng kiện đứngngay ngoài cửa, thấy Tiểu Ảnh đang hồng hộc chạy đến, muốn phát cáu lên, nhưngcuối cùng vẫn nhịn. Ông nói nghiêm nghị:

- Cô giáo Cố, cáigương của người thầy nó phản ánh đầu tiên ở việc đến đúng giờ.

Tay trái là một đốnggiáo tŕnh, tay phải là túi xách, tóc tai bị gió thổi cho rối lên, trông bơ phờmệt mỏi, cô chạy tới rồi phanh gấp ngay cạnh chủ nhiệm khoa, đáp lại với giọnghết sức thành kính và ngoan ngoãn:

- Em xin lỗi thầy,quyết không có lần sau đâu ạ.

Câu này hẳn đã quáquen thuộc rồi, chủ nhiệm khoa cũng chỉ đành cười mà khẽ mắng:

- Câu này cô nói vớitôi từ lúc còn học nghiên cứu sinh đến giờ không dưới mười lần!

Tiếng cười rúc rích củacác học sinh vang lên từ phòng học phía xa. Đến Tiểu Ảnh cũng muốn cười, nhưngvẫn phải cố trợn mắt mà thề thốt với thầy chủ nhiệm:

- Thưa thầy, em xinthề sẽ không đến muộn nữa ạ!

Thầy chủ nhiệm từngtrông thấy bộ dạng này của cô bảy năm rồi, đã quáen nên chỉ khoát tay:

- Thôi đi vào đi!

Tiểu Ảnh nhếch mép cười,vội chạy thụt vào lớp học, thầy chủ nhiệm quay lưng đi ra ngoài, đóng cửa phònghọc. Hai cánh cửa khép vào, cả lớp đồng loạt “Ồ” lên. Tiểu Ảnh quay đầu lại thấycả lớp đang rúc rích cười. Mấy nam sinh nghịch ngợm còn hắng giọng khẽ ho.

Tiểu Ảnh cũng cười, vừabước lên bục giảng vừa nói lớn:

- Không được cười, tấtcả nghiêm túc!

Thế mà càng nhiều ngườicười hơn.

Đứng trên bục giảng,Tiểu Ảnh lôi đĩa cứng ra chuẩn bị chiếu lên màn hình giảng bài, bỗng phát hiệnra mấy nữ sinh dưới giảng đường không ngừng ra dấu mắt với mình. Tiểu Ảnh hiếukì nhìn theo, một cô bé mặt tròn ngồi ở bàn trên vươn tới hỏi nhỏ:

- Em thưa cô, cái thầygiáo đẹp trai ngồi dưới cùng kia đến dự giờ ạ?

Tiểu Ảnh thắc mắc ngẩngđầu lên nhìn, trông thấy dáng người ngồi ở hàng dưới, cô đứng lặng một hồi: TrầnDiệp?

Biết Tiểu Ảnh đãtrông thấy mình, Trần Diệp khẽ cúi đầu, vẫn ngồi im ở phía xa, mỉm cười nhìn TiểuẢnh trên bục giảng. Nhìn từ phía Trần Diệp, khuôn mặt Tiểu Ảnh như cứng đờ lại.May mà có mấy cô nữ sinh ham hóng chuyện ngồi im thít nãy giờ khiến Tiểu Ảnhnhư tỉnh lại, mấy nàng ngồi ở hàng đầu khẽ hỏi:

- Cô ơi, cô, ai thế ạ?

Tiểu Ảnh như bừng tỉnh,cười với mấy học sinh ngồi trước mặt, hắng giọng và dõng dạc giới thiệu:

- Cô xin giới thiệu vớicác em, thầyo tới dự giờ hôm nay là thầy Trần Diệp, nhạc sĩ vĩ cầm trẻ tuổi nổitiếng tốt nghiệp tại học viện âm nhạc Mozard ở Salzburg. Thầy là đàn anh khóatrước của các em, tốt nghiệp khoa âm nhạc trường ta năm 2003, lần này thầy quayvề là để cùng nhóm 4-Seasons đi lưu diễn. Xin mời cả lớp cho một tràng pháotay!

- Oa…! – Cả lớp cùngthốt lên, vừa vỗ tay vừa quay đầu nhìn hàng cuối. Trần Diệp không ngờ Tiểu Ảnhlại tung ra ngón này, đành ngồi im thin thít. Tiểu Ảnh thấy vẻ mặt khó xử củaTrần Diệp mà đắc ý cười. Giữa tiếng vỗ tay nhiệt liệt của học sinh, Tiểu Ảnh gõnhẹ vào chiếc mic, chờ cho cả lớp trật tự mới lên tiếng:

- Bây giờ chúng tavào bài.

Ngẩng lên vẫn thấy cóhọc sinh ngứa ngáy quay ngang quay ngửa, các học sinh nữ thì lộ vẻ phấn khích.Tiểu Ảnh thở dài, đảo mắt nhìn cả lớp một vòng mà rằng:

- Tập trung nào tậptrung nào, nhân vật chính của buổi học ở đây cơ mà.

Dưới lớp vang lên tiếngcười, Tiểu Ảnh cũng cười, cô khoát tay:

- Nhóm số một cử đạidiện lên bảng trình bày kết quả điều tra của mình.

Cả lớp nháo nhác, cuốicùng cũng có một nam sinh bị chọn ra. Cậu đi lên bục giảng, nhìn Tiểu Ảnh hi hícười, tay run run nắm chặt tờ giấy A4:

- Em nói trước ạ?

- Vâng, mời anh! – TiểuẢnh gật đầu, cúi mình nhường mic cho cậu học sinh to cao, lui về một bên, mỉmcười nhìn cậu.

Cậu học sinh cũng hắnggiọng ra vẻ người dẫn chương trình, cất giọng:

- Sau đây tôi xin đạidiện cho nhóm trình bày kết quả điều tra. Tên chủ đề của nhóm tôi là: “Giữa đỉnhcao và vực thẳm: điều tra và đánh giá về tình hình tiêu thụ sách ăn theo từphim ảnh”. Đầu tiên bốn người nhóm tôi chia ra làm bốn hướng, điều tra thực tiởnhà sách Tân Hoa, chợ bán buôn sách, trung tâm sách báo và các tiệm sáchonline…

(6)

Cậu nam sinh thaothao bất tuyệt, Trần Diệp ngồi ở hàng cuối nghe chừng cũng thấy hấp dẫn. Khôngkhí trong lớp sôi nổi vô cùng, ai cũng hào hứng tham gia. Cậu nam sinh nóixong, cả lớp rào rào đặt câu hỏi, mỗi người một câu. Người thì đứng lên phát biểumà không thèm giơ tay, thậm chí có người nói đến chỗ cao trào còn đập tay chanchát lên bàn. Điều này cho thấy Tiểu Ảnh là một giáo viên không cứng nhắc,không những không cản các học sinh tranh luận mà còn ngồi im một chỗ, nhìn chămchăm cậu học sinh đang trình bày mà say sưa đặt câu hỏi cho cậu. Có lẽ vì câu hỏicủa cô sắc sảo quá mà cậu nam sinh bắt đầu như gà mắc tóc. Cả lớp cũng dần dầnyên ắng trở lại, cuối cùng, còn hai người khí thế bất bằng đối đáp nhau. Tiểu Ảnhnghiêm mặt hỏi:

- Thứ nhất, em vừanói đến những cải biên khi tác phẩm được đưa lên màn ảnh, theo kt luận của em,sách ăn theo từ phim là những tác phẩm viết dựa trên kịch bản phim sau khi phimđược công chiếu, trở thành một sản phẩm để làm tăng thêm giá trị cho tác phẩmđiện ảnh. Vì nó xuất phát từ việc đơn giản hóa kịch bản cho nên tính văn học bịhạ thấp, từ đó mất đi sức sống của chính mình. Vậy tôi muốn hỏi, trên thị trườngcó bao nhiêu tác phẩm văn học như: “Lượng kiếm”, “Mãi không nhắm mắt”, đều lànhững tác phẩm nổi lên theo sau những bộ phim hot. Thế nhưng bản thân chúng đềulà những nguyên tác bị cải biên, tính văn học vẫn cao, vẫn đáng đọc. Chúng hoàntoàn không phải là những đầu sách ăn theo sức hút của những bộ phim được chiếura để được bán chạy. Vậy chúng có thuộc sách phái sinh từ phim ảnh hay không?

Cậu nam sinh ấp úng:

- Chắc là cũng coinhư…

- Không có “chắc là”– Tiểu Ảnh cứng giọng. – Không thể phán đoán mơ hồ như thế, có là có, không làkhông.

- Có ạ! – Cậu namsinh trả lời ngắn gọn.

- Được – Tiểu Ảnh gậtgù. – Nếu là có thì những định nghĩa em vừa nêu ra sẽ có vấn đề, rõ ràng là emchỉ điều tra về những cuốn sách phái sinh đơn giản hóa từ kịch bản và được thêmthắt, mà chưa chú ý đến những nguyên tác được cải biên lại.

Cậu nam sinh nghĩ mộthồi, gật gù. Tiểu Ảnh nhìn cậu rồi nói tiếp:

- Thứ hai, em chưakhám phá một thể loại sách “ăn theo” khác, đó chính là kịch bản có trước, tácphẩm điện ảnh có sau, rồi trải qua một quá trình sáng tạo ở một trình độ tươngđối cao mà thành, ví dụ như “Vô cực” của Quách Kính Minh, hay “Điện thoại di động”của Lưu Chấn Vân. Tôi nghĩ, người đọc hai cuốn sách này đều phát hiện ra rằng:“Vô Cực” của Quách Kính Minh rõ ràng không còn là “Vô cực” của đạo diễn Trần KhảiCa, “Điện thoại di động” bản tiểu thuyết cũng hoàn chỉnh hơn so với kịch bảnphim. Vậy đó có được coi là sách “ăn theo” hay không? Nếu không, tại sao lượngtiêu thụ của chúng lại sánh ngang được so với những bộ phim cùng tên? Nếu có,thì định nghĩa của em thuộc vào dạng nội hàm quá hẹp, dẫn đến kết quả điều tracủa em có phần sai lệch, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến tính khả thi của mọi đềxuất em vừa đưa ra.

Trái ngược với nhữngnụ cười hỉ hả vừa rồi, giờ đây Tiểu Ảnh trông nghiêm nghị hơn bao giờ hết. Cậunam sinh thì toát cả mồ hôi hột.

Trần Diệp ngồi ngoàiquan sát, cũng thấy hơi hoảng. Anh nhìn rõ thấy sự thay đổi một trời một vực củacô gái vô tâm vô tư, sôi nổi nhiệt huyết của ba năm trước mà không nói nên lời.

Lạnh lùng hơn, nghiêmnghị hơn, phải nói là nghiêm khắc hơn, trân trọng nghề hơn? Cũng chẳng biết nóisao cho cho đúng. Tiết học sau, đại diện bốn nhóm đi lên, người thì tự tin hiếuthắng, người thì căng thẳng lo sợ. Với loại thứ nhất thì Tiểu Ảnh tha hồ bắtthóp, hỏi vặn không tha, đối với loại thứ hai thì không ngừng cổ vũ và khẳng định.Trần Diệp cười thầm, nghĩ rằng những gì Tiểu Ảnh học được từ môn tâm lý quả làkhông bỏ phí, và trong lòng cũng khâm phục các chủ đề của học sinh quả nhiên đềurất có tầm nhìn. Trong đó có một nhóm nghiên cứu về số các show diễn của cácban nhạc nổi tiếng trong thành phố, rồi từ đó mạnh dạn đặt vấn đề về tính khảthi của những quán bar nghệ thuật, hay các phòng trà âm nhạc, tại những tỉnhthành phố lớn phát triển ven

Tiểu Ảnh cười lém lỉnh,liếc nhìn Trần Diệp rồi nói với học sinh đang diễn thuyết:

- Em có muốn lấy sốliệu của tay đàn lưu diễn đệ nhất không? Hoặc có muốn tìm hiểu các ban nhạc nướcngoài hoạt động như thế nào không? Đừng bỏ qua chiếc ghế ở hàng cuối ngay cạnhthầy Trần Diệp, thầy là một chuyên gia không hơn không kém.

Trước sự hứng khởi củahọc sinh và sự kinh ngạc của Trần Diệp, cô còn tát nước theo mưa:

- Cả lớp có thể xinchữ kí thầy Trần, chữ kí này cũng bán được khá nhiều tiền đấy.

Nghe xong câu này, TrầnDiệp trợn tròn mắt, lặng nhìn Tiểu Ảnh tinh nghịch trên bục giảng. Lúc ấy anhtoát mồ hôi hột, nghĩ rằng mình thật sai lầm khi đến đây…

Chẳng cần phải nói,trong 15 phút giải lao có biết bao nhiêu nữ sinh ùa tới xin chữ kí thầy Trần.Trần Diệp bị cả một rừng ánh mắt hâm mộ của các cô gái bủa vây, mãi một lúc saumới thoát ra được, ngẩng đầu lên đã nhìn thấy Tiểu Ảnh đang đứng ngoài hànhlang lớp học nhìn anh mỉm cười.

Trần Diệp gượng gạođi tới trước mặt cô, cúi đầu nhìn không nói gì, chỉ cùng tựa vai vào cửa sổ bênhành lang, ngập ngừng dõi theo dòng người qua lại ngoài cửa sổ.

Mãi một lúc sau anh mớihỏi:

- Dạo này em sống tốtchứ?

Tiểu Ảnh cười:

- Nói thật là cuộc sốngvẫn rất ổn.

Nghĩ ngợi một lúc, côbổ sung:

- Em lấy chồng rồi,chồng em thương em lắm. Em còn có một công việc ổn định, đồng nghiệp thì hòa hợphọc sinh thì thân thiết, nói chung là rất hoàn mỹ.

Trông thấy nụ cười củacô, Trần Diệp hơi định thần lại, dường như bộ não đã trống rỗng trong vài giây.Anh không nhớ mình phải hồi tưởng lại chuyện gì, và cũng không thể hồi tưởng rachuyện gì. Anh chỉ cảm thấy có những thứ sau ba năm vẫn tươi mới như thường, màcó những thứ… xa lắm rồi… không trông thấy nữa… không chạm vào được nữa. Nỗi hoảngloạn đó như từng đám mây mù, càng lúc càng choán lấy khoảng không gian giữa haingười.

Gắn ngay trước mắt mànhư xa tận chân trời.

Vài giây sau Tiểu Ảnhmới hỏi:

- Anh thì sao? Nhữngngày ở nước ngoài tốt đẹp cả chứ?

Mãi một lúc lâu TrầnDiệp mới gật đầu:

- Cũng tàm tạm.

Tiểu Ảnh cũng gật đầu:

- Em nghĩ là không thểtệ được.

Trần Diệp nhìn cô, thấyánh mắt cô thản nhiên lạnh lùng, cứ như khẳng định một điều rằng: “Trần Diệp,anh là con người mà đi đâu cũng có thể sống tốt được”.

Tiểu Ảnh trêu:

- Cố gắng lên, đemvinh quang cho đất nước.

Trần Diệp cười nhănnhó:

- Em vẫn chẳng kháctrước là mấy, vẫn… đáo để như thế - Anh cố chọn chữ nói cho đúng, cuối cùng cũngchọn được một từ kha khá mà nghe ra cũng hài hước ra trò

Tiểu Ảnh mỉm cười, chẳngphản đối gì, đột nhiên như nhớ ra cái gì mà “À” lên một tiếng. Trần Diệp giậtmình, nhìn cô quay đầu lại hỏi:

- Bây giờ anh là ngườinước nào ấy nhỉ?

Anh hơi rối trí, đápmột cách vô thức:

- Dĩ nhiên là ngườiTrung Quốc rồi.

- Được đấy, được đấy!– Tiểu Ảnh gật đầu hài lòng, nhìn anh cười. – Trần Diệp này, nếu mai mốt có mộtngày anh nổi tiếng khắp nơi như Tư Mã Thông hay như Lỗ Tư Thanh, thì hãy luônnhớ mình là người Trung Quốc, đừng vì chút ít lợi lộc mà đổi quốc tịch nướcngoài.

Suy nghĩ quả là linhhoạt. Trần Diệp nghe một hồi mới bật cười, anh đưa tay đặt nhẹ lên đỉnh đầu cômột cách vô thức:

- Tiểu Ảnh, em vẫn chẳngthay đổi gì...

Thế mà Tiểu Ảnh độtnhiên lùi lại một bước, tránh xa khỏi bàn tay anh. Trong tích tắc ấy, bàn tayTrần Diệp cứng đờ, chết lặng giữa không trung. Vài giây sau, anh buông tay xuống,vẻ mặt điềm tĩnh trở lại như thường. Anh nhìn ánh mắt cô, cười ngượng nghịu:

- Cô giáo Cố, bài giảngcủa cô quả rất hay.

- Cảm ơn thầy Trầnkhen ngợi! – Tiểu Ảnh cười rạng rỡ, trước khi quay lưng đi vào lớp, cô hỏi: Thầycó muốn nghe nốt tiết sau nữa không?

Trần Diệp thở dài,đáp:

- Anh phải về tập rồi,tối nay phải đi diễn.

Tiểu Ảnh dừng bước,quay đầu nhìn Trần Diệp. Ánh nắng xuyên qua cửa kính, đậu lên vai anh, khiếncho cả con người anh càng ấm áp bừng sáng. Ba năm trôi qua, connh lại thêm chútgià dặn, thêm chút bình thản. Cho dù là do trời sinh hay do tu dưỡng, lúc nàoanh cũng kiệt xuất và hoàn mỹ.

Cô đã vô số lần tưởngtượng ra khung cảnh gặp mặt lại như ngày hôm nay, tưởng tượng ra cô sẽ nói nhữnggì khi chào hỏi anh. Thậm chí, cô còn cảm giác là mình sẽ khóc lớn đến nghẹn lời,sẽ cho anh ta một cái bạt tai. Thế nhưng đến tận bây giờ, cô mới kinh ngạc pháthiện ra rằng: từ khi nào, họ đã trở thành những người lạ quen mặt như thế này?

Cô không hận anh, giốngnhư việc cô không còn yêu anh nữa.

(7) Hôm sau là chủ nhật,chẳng mấy khi Quản Đồng không phải làm thêm ca, hai người cuối cùng cũng có thểyên bình ngủ đến giữa trưa mới phải tỉnh giấc. Thật ra, nếu theo đồng hồ sinh họcchính xác từng giây thì 6 giờ 30 phút sáng Quản Đồng đã tỉnh rồi, thế nhưng nhữngmệt mỏi trong nhiều ngày đã đẩy lùi anh vào trong giấc mộng êm đềm. Lần tỉnh giấcthứ hai là do Tiểu Ảnh nghịch ngợm, đem cái gối ôm hình con sâu róm hay ôm lúcngủ úp chặt vào mặt anh, nựng:

- Sâu ơi, thơm papa mộtcái nào, muah! Thơm cái nữa này, muah!

Quản Đồng bị cái gốiôn đầy lông làm tỉnh giấc, vốn định ngủ tiếp nhưng thấy mặt nhột nhột, thế là hắthơi một tiếng mà cười. Tiểu Ảnh nghe thấy, giật mình, lao lên:

- Anh giả vờ ngủ hả?

Quản Đồng giành lấycái gối trong tay Tiểu Ảnh:

- Hóa ra tối qua đingủ em không ôm anh, mà ôm cái con sâu róm này hả?

- Nó mềm hơn anh! –Tiểu Ảnh cười khì đè lên ngực Quản Đồng, một tay giữ chặt lấy gối ôm mềm mại, mộttay nhéo tai anh. – Dậy mau, anh hứa đưa em đi chơi

Quản Đồng nhớ ra lờihứa đành phải bò dậy tắm rửa. Tiểu Ảnh nhanh hơn Quản Đồng, chờ Quản Đồng tắm rửa xong, cô đã xếp gọn chăn gối, mặc xong quần áo rồi phấn khởi chờ đợi.Quản Đồng giật nảy người, từ lúc bắt đầu yêu tới giờ, dường như chưa có lúc nàothấy cô nhanh nhẹn như thế. Anh khẽ than thầm: “Đúng là đối với phụ nữ, sức mạnhcủa shopping quả là vô cùng tận…”

Vì là chủ nhật nênngười ở siêu thị cứ phải gọi là đông nghìn nghịt. Tiểu Ảnh lượn lờ giữa cácgian hàng quần áo như một con bướm, mắt dán chặt vào những bộ đẹp. Quản Đồngtay trái xách túi áo cho cô, tay phải cầm cốc cà phê cô đang uống dở, đuổi theosau lưng cô nhanh hết sức có thể, cứ như một cái giá treo đồ di động.

Một lúc sau, Tiểu Ảnhđi ra từ gian thử đồ, chau mày ngắm nghía bộ quần áo trên người mình: chiếc quầnmốt mùa thu màu sắc cũng khá, nhưng kiểu dáng thì lại không hợp với phong cáchcủa cô cho lắm, trông trang trọng quá.

Cô hỏi Quản Đồng:

- Đẹp không anh?

Quản Đồng gật đầu,đáp thật thà:

- Đẹp mà.

Tiểu Ảnh không hàilòng, lẽ nào mắt thẩm mỹ của nam và nữ khác biệt nhau đến thế sao? Thế mà mìnhcàng nhìn càng thấy xấu nhỉ. Cô ngẩng đầu chỉ thấy anh đang mỉm cười với mình,ngoan ngoãn làm chiếc giá treo đồ di động. Cô nghĩ một hồi, quyết tâm phải tinvào trực giác của mình, quay vào mặc bộ đồ khác. Quản Đồng hỏi với theo mộtcâu:

- Em có mua bộ nàykhông?

- Thôi! – Tiểu Ảnh bựcmình đáp từ phòng thay đồ.

Quản Đồng không nói,bắt đầu ngoảnh đầu ngắm nghía bốn phía chung quanh, chợt trông thấy một chậubonsai cây gỗ vang, anh hồ hởi đi tới ngắm nhìn. Lúc Tiểu Ảnh bước ra khỏiphòng thay đồ thì thấy Quản Đồng đang đăm chiêu trước cái cây vang. Tiểu Ảnh hiếukỳ đi tới, vỗ vào vai anh:

- Anh nhìn cái gì đấy?

- Xem cây cối. – QuảnĐồng đứng dậy, vừa đi ra ngoài vừa tiếc nuối quay lại nhìn cái cây. – Lạ thế,sao cây vang người ta trồng ở đây lại mọc khỏe hơn của nhà trồng nhỉ?

Tiểu Ảnh chẳng biếtnói sao, nên trả lời:

- Cưng của em ơi, đâylà siêu thị chứ đâu phải vườn ươm cây, anh xem cái gì hay ho một tí có đượckhông?

Quản Đồng cười:

- Ừ.

Vừa nói xong, anhnhìn thấy bộ quần áo trên người ma nơ canh bên cạnh, mừng rỡ reo:

- Em ơi, lại mà xemnày!

Tiểu Ảnh tò mò quay lại,thấy Quản Đồng đang chỉ trỏ một bộ tây phục là lượt phẳng lì. – Em xem bộ nàycó đẹp không?

Tiểu Ảnh ngắm nghía kỹlưỡng: kiểu dáng cũng bình thường, có mỗi khuy áo làm bằng thủy tinh làm điểmnhấn, tông màu xanh xa phia khiến người ta trông già đi cả thập kỷ. Cô chaumày:

- Anh thấy đẹp à?

- Ừ! – Quản Đồng mừngrỡ. – Đẹp thế còn gì? Anh thấy đẹp mà!

- Em thấy chả đẹp tẹonào! – Tiểu Ảnh dứt lời rồi quay lưng đi. Quản Đồng lại luyến tiếc nhìn chiếcáo, nhưng cũng đành lẽo đẽo theo sau. Hai phút sau, Tiểu Ảnh lại nghe thấy tiếngreo của chồng

- Em ơi xem bộ này đẹpkhông!

Tiểu Ảng ngoái lạinhìn, tầm mắt va ngay vào một bộ đồ tây màu nâu đậm cổ lỗ sĩ. Tiểu Ảnh nhếchmép cười… Hai phút sau, anh chàng lại nắm tay Tiểu Ảnh lôi đến bộ quần áo bên cạnh:

- Đây này, bộ này đẹpnày!

Tiểu Ảnh ngoái lạinhìn, không ngoài dự ðoán – vẫn là bộ ðồ tây, nhýng mà màu ðen, cổ áo có hoa,ngực có ðính bông hoa ðỏ, thôi cũng coi nhý býớc tiến mới của thứ thời trang cổlỗ. Cuối cùng, Tiểu Ảnh cũng ðành dừng býớc mà cýời:

- Anh thích mấy đồnày lắm à.

Quản Đồng gật đầu, chủnhật anh không hay đeo kính, nên thấy khuôn mặt búp bê của cô trẻ đi không dướiba tuổi. Anh cười và nói:

- Có một cô ở đơn vịanh… à không phải, thật ra hầu hết phụ nữ trong ban tỉnh ủy đều mặc đồ công sởtây mà, trông rất phong độ mà chững chạc. Hay hôm nào em cũng mặc đi, giống nhưngày hội trường lần trước ấy, em mặc trông đẹp lắm, trông ra dáng lắm!

Thôi thì nịnh nọt cũngkhéo, Tiểu Ảnh nheo mắt cười, hắng giọng:

- Trưởng phòng Quản,anh thấy một nữ giáo viên học viện nghệ thuật trẻ trung mà mặc một bộ quần áo đặcchất cơ quan chính phủ đi dạy thì trông thế nào?

Quản Đồng nghĩ ngợi rồiân hận tự nói một mình:

- Nhưng mà phụ nữ chữngchạc mặc đồ này trông đẹp mà…

Tiểu Ảnh vênh mặt, đitiếp. Vừa đi được hai bước thì bị gọi lại. Tiểu Ảnh ngoái lại nhìn, thấy Quản Đồngđang chỉ một chiếc váy quê không thể quê hơn, mặt mũi sáng ngời

- Em thấy bộ này đẹpkhông?

Tiểu Ảnh tí thì hộcmáu tại chỗ… Cuối cùng, cả một ngày, lần đầu tiên Tiểu Ảnh tay không trở về từsiêu thị. Trên đường về, Tiểu Ảnh chán nản hỏi:

- Trưởng phòng Quản,có đúng là anh học ngành mỹ thuật học không đấy?

- Đúng chứ! – Quản Đồngnghiêm nghị gật đầu.

- Thế học mỹ học kiểugì mà chẳng có mắt thẩm mỹ gì cả? – Tiểu Ảnh nhăn nhó. – Em phát hiện ra gu chọnquần áo của anh thật là đáng tuyệt vọng! – Cô không khỏi than thở. – Lần saukhông thèm rủ anh đi shopping cùng nữa, em đi cùng với Hứa Tân còn hơn!

- Anh học mỹ học chứkhông học thiết kế thời trang. – Quản Đồng cười hề hề. – Em không hiểu rồi,chuyên ngành mỹ học mục đích chính là nghiên cứu mọi ngọn nguồn của cái đẹp…

- Em thèm vào… - TiểuẢnh vênh mặt. – Trưởng phòng Quản, cho dù anh có tìm được ngọn nguồn của cái đẹp,thì mớ lý thuyết của anh cũng chẳng có tác dụng dẫn dắt được thế giới này đâu,anh nghiên cứu mỹ học làm quái gì?

- Cô giáo Cố ơi, lịchsự chút đi! – Quản Đồng xoa đầu cô. – Hình như giáo viên hướng dẫn của em cũnghọc ngành mỹ học còn gì? Em có gan thì nói lại câu này với ông ấy đi.

- Oái! – Tiểu Ảnh thốtlên, nghĩ một hồi rồi cãi lại – Giống đâu mà giống, thầy của em ăn mặc còn đẹpchán!

- Thế chứng tỏ trongsố những người học mỹ học còn khối người tài còn gì! – Trưởng phòng Quản làmcông tác thư ký, tuy trong cuộc sống có hơi khờ một tí, nhưng suy nghĩ logicthì sắc bén vô cùng. Hơn nữa, nếu mắt anh mà tinh tường quá thì lúc nào cô giáoCố cũng thua à!

“Cô giáo Cố” cứng đờnhư khúc gỗ khoảng hai giây rồi nhận thua chạy biến mất

(8) Về nhà, Tiểu Ảnh gọiđiện cho Hứa Tân kể lể:

- Tớ chẳng hiểu sao mắtchồng tớ quê thế không biết! Vào siêu thị chỉ nhìn duy nhất hai thứ, thứ nhấtlà cây cảnh, thứ hai là đồ công sở.

Hứa Tân cười:

- Con ruồi này, thậtra tớ cũng thấy ông xã cậu quê chết đi được, thế nên mới đi chọn cái đứa như cậu!

Tiểu Ảnh chớp chớp mắt,giật mình phát hiện hình như mình đã vơ luôn cả mình vào trong câu nói, mới cườihề hề:

- Quần áo cơ mà, đừngcó nói xa như thế!

- À ừ đúng rồi, hômnay tớ đưa chị vào bệnh viện. – Hứa Tân mừng rơn – Baby khỏe mạnh lắm nhé!

- Tốt quá! – Tiểu Ảnhcũng mừng lây. – Thật ra trai hay gái không quan trọng, khỏe là tốt rồi.

- Chuẩn đấy! – HứaTân gật gù rồi than vãn. – Chỉ khổ cái thân tớ, mẹ tớ suốt ngày cứ lôi chị tớra mà nói, chê tớ ế. Bây giờ thiên hạ có con ầm ầm rồi, mẹ tớ suốt ngày thay tớđi xem mặt. Ôi… cậu có thấy các phụ huynh bây giờ già rồi thì rảnh rỗi quákhông? Cả ngày cứ cầm bằng tốt nghiệp với ảnh của con cái mình đi lẩn thẩntrong công viên, cứ như đi buôn người ấy.

- Không phải buôn người!– Tiểu Ảnh phì cười. – Phải nói là đi săn người thì đúng hơn. Cậu nghĩ mà xem,mẹ cậu đặt ra tiêu chuẩn cho người ta, phải cao trên mét tám, học đại học chínhquy trở lên, làm việc ở cơ quan này đơn vị nọ, cơ quan nhà nước hay doanh nghiệptư nhân hay top 500 thế giới… Giời ơi… cứ tiêu chuẩn như thế thì Quản Đồng nhàtớ trượt quách từ lâu rồi, anh ấy mới được có 1 mét

Vừa nói vừa trộm nhìnQuản Đồng, nhưng nhìn một vòng không thấy ai bèn rướn cổ nhìn ngoài phòngkhách, lần này thì phát hiện thấy. Quản Đồng đang ngồi trên sôfa phòng khách vừaxem thời sự quốc tế vừa đơm cúc cho chiếc áo ngủ của Tiểu Ảnh?!

Bùm – Trong đầu Tiểu Ảnhnhư vừa bùng lên một vụ nổ nguyên tử. Hứa Tân đang lách chách qua ống nghe, bỗngthấy lặng ngắt, tò mò gào lên:

- Alo, Muỗi gọi, Ruồinghe rõ trả lời… A lô…

- Nghe thấy rồi! – TiểuẢnh ngắt lời, hạ giọng. – Báo cáo tin mật, ông xã tớ đang đơm cúc áo cho áo tớ!

- Ặc! – Không hiểu làHứa Tân đang uống cái gì mà phì cả ra ngoài. – Con ruồi này, cậu còn tính ngườikhông thế? Người ta thì phải nâng khăn sửa túi cho chàng, sao cậu lại để ông xãlàm cái việc đó?

- Tớ có đòi hỏi gìđâu! – Tiểu Ảnh kêu ca. – Tớ chỉ lười không tự đơm cho mình thôi. Mà là áo ngủthôi mà, tắm xong mặc có vài ba phút là chui vào chăn, cúc có khâu hay không thìcũng có để làm gì?

- Á… áo ngủ…? – HứaTân gào lên. – Con ruồi này, khi nào anh Quản không cần cậu thì bảo anh ta cânnhắc tớ nhé! Quả là một người chồng hiền thục! Á á á!

- Đừng có nằm mơ giữaban ngày. – Tiểu Ảnh trừng mắt.

- Ruồi này, tớ thấyđúng là cậu phải cảm ơn Trần Diệp đấy. – Hứa Tân mơ mộng. – Nếu không phải anhta quẳng gánh giữa đường thì làm gì có cơ hội gặp gỡ anh Quản? Cậu đúng là ănmày vớ chiếu manh!

- Hôm thứ Sáu, TrầnDiệp đến lớp tớ đấy! – Tiểu Ảnh bỗng nhớ đến vụ này. – Làm tớ hết hồn!

- Hả? – Hứa Tân tòmò. – Thế thì sao? Tình cũ khó quên à? Hay là thông báo mất đồ?

- Thôi đi! – Tiểu Ảnhquát. – Cho dù anh ta đến tìm lại đồ mất thì tớ cũng không thèm thấy vàng mà nhặtđâu!

- Thế hai người nóinhững gì?

- Thì nói anh ở nướcngoài thế nào, tớ sống ở đây rất tốt. – Tiểu Ảnh nhún vai. À đúng rồi, còn dặndò anh ta mai sau nổi danh thì đừng đổi quốc tịch nước ngoài, vì có một phầnnăm dân số thế giới làm hậu thuẫn cho anh ta, ghê chưa!

- Chắc chắn một phầnnăm này không gồm cậu rồi! – Hứa Tân cười phá lên. – Con ruồi này ghê gớmquá, sao cậu có thể bình tĩnh thế?

Hứa Tân lại thốt lên:

- Ruồi à, tớ khâm phụccậu ở chỗ: cậu luôn biết bản thân mình muốn gì, rồi từ từ khám phá con đường dẫnđến những ước muốn đó. Tuy cả ngày cậu cứ vùi đầu viết ba cái tiểu thuyết sến,nhưng mà bên trong vẫn là một người cực kì lý trí.

Tiểu Ảnh khẽ cười:

- Cũng có thể. Cậucòn nhớ Tang Lý không, con nhỏ mà sống cùng phòng tớ hồi đại học ấy. Trong mắtrất nhiều người, nó luôn là một người lý trí, cho dù yêu ai, cho dù tiến xa vớibất cứ người nào, cũng phải có một tiêu chuẩn đo đạc, chính là việc: có thểgiúp đỡ cho con đường ca hát của nó không? Nhưng mà tớ nghĩ, thật ra nó là mộtđứa sống quá cảm tính, từ đầu đến cuối chỉ đắm đuối chạy theo âm nhạc, chứ chưabao giờ chịu suy nghĩ xem bản thân mình muốn cái gì.

Cô khẽ thở dài:

- Huống hồ từ trước tớigiờ tớ luôn cảm thấy: Sở dĩ hai người không thể đi bên nhau thì vẫn do hai ngườikhông hợp. Đối với những việc, những con người không hợp với mình, nếu cứ mãinhung nhớ thì có phải là phiền lòng không? Thế nên chả cần cậu chê cười, bảnthân tớ cũng thấy mình rõ là máu lạnh, bởi vì mỗi lần nhớ đến Trần Diệp, tớ chỉtoàn nhớ đến những cái xấu của anh ta. Tớ biết sau khi chia t phải khoan dung,nhớ đến những cái tốt đẹp của người kia. Nhưng tớ chịu, chỉ cần nhớ đến anh tathì chẳng có một tí thiện cảm nào. Bây giờ tớ khách sáo với anh ta như thế chẳngqua là những sự xã giao cơ bản nhất, hoặc là sự kính phục với tài năng của anhta, còn những cái khác thì chẳng có gì.

- Tớ chỉ nói một câuthôi. – Hứa Tân trầm ngâm một hồi rồi gắng nhịn cười. – Ruồi nhép này, cậu nênnghiêm túc suy nghĩ việc quay trở về hành tinh của mình đi. Bái bai.

- Thèm vào! – Tiểu Ảnhcao giọng, cúp máy.

Đặt ống nghe xuống,Tiểu Ảnh bước vào phòng khách, Quản Đồng ngẩng đầu lên rồi đưa cho cô chiếc áođã đơm cúc:

- Cầm lấy này.

Tiểu Ảnh ngồi xuốngbên Quản Đồng, vui mừng ôm chiếc áo rồi thơm vào má anh một cái rõ kêu:

- Cảm ơn ông xã!

Quản Đồng vừa đứng dậyvừa cười:

- Tối mai anh đi ăn vớimấy đứa bạn, em cũng đi nhé.

- Có những ai? – TiểuẢnh ngẩng đầu hỏi.

- Mấy người bên phòngnhân sự và ủy ban tỉnh, có cả bộ xây dựng nữa thì phải. – Quản Đồng nhìn Tiểu Ảnh.– nhanh thôi mà.

- Em không đi đâu!–Tiểu Ảnh bĩu môi. – Các anh nói chuyện em chả hiểu gì.

- Cô giáo Cố tinhthông hiểu biết thế mà nghe không hiểu à! – Quản Đồng trêu chọc.

- Hứ, anh xem mấy chủđề các anh hay nói ấy, lợi và hại i lãnh đạo là sinh viên, rồi là cải cáchphương thức tuyển dụng bổ nhiệm cán bộ, phạm vi quyền lực của phó bí thư chuyênchức tỉnh ủy… Ồi… người ta quyền lực to đến mấy thì ảnh hưởng gì đến các anh? –Tiểu Ảnh bấm ngón tay. – Lần trước các anh ngồi buôn về tiểu sử chính trị của ítnhất năm ông bí thư tỉnh ủy, em đã ngạc nhiên rồi, đến sinh nhật vợ cũng chảthèm nhớ, thế mà lại nhớ rành mạch năm sinh tháng đẻ của mấy người tận đẩu tậnđâu. Sao mấy anh chỉ thích quan tâm đến chuyện đời người khác thế nhỉ?

Quản Đồng nghe thế cười,đáp:

- Thế thì em có thểtrao đổi sở thích shopping với mấy bà vợ của các ông ấy!

- Thế thì em thà đishopping với Hứa Tân còn hơn! – Tiểu Ảnh bĩu môi. –Thật chả hiểu cái kiểu giaolưu trao đổi này của các anh có ý nghĩa gì.

Câu nói đùa không đượchưởng ứng, Quản Đồng không mời mọc gì nữa, đành gật đầu:

- Thế thì thôi vậy.

Nói rồi Quản Đồng vàonhà tắm, Tiểu Ảnh cũng về phòng ngủ, bỗng dưng cô dừng bước ngay cạnh chiếc bàngần hành lang. Trong nhà tắm, tiếng nước rào rào chảy, Tiểu Ảnh chau mày, quahành lang tìm kiếm một hồi, rồi lại đứng ngoài nhà tắm vọng hỏi:

- Quản Đồng, hai quyểntạp chí em để ở hành lang đâu?

Quản Đồng không ngherõ cô hỏi gì, đành vặn vòi hoa sen hỏi lại:

- Em nói gì cơ?

- Hai quyển tạp chíem để ở hành lang ấy, anh vứt đâu rồi? – Tiểu Ảnh có vẻ muốn nổi cáu.

- À, anh để lên giásách rồi! –Quản Đồng sự nhớ. –Tưởng em tiện tay vứt đấy chứ.

- Ngày mai em lên lớpcần dùng. –Tiểu Ảnh muốn nhịn lắm nhưng nhớ lại hai lần trước vì quên mang theotài liệu mà xảy ra một chuỗi phiền hà, thế là cô lại sửng cồ lên mà quát:Anh đừng có xen vào chuyện người khác được không? Tại em sợ mai lên lớp quênnên mới để ở hành lang. Nhoắng cái anh đã cất của em đi, nhỡ vừa nãy em khôngphát hiện ra thì mai tính sao? –Tiểu Ảnh càng lúc càng lớn tiếng. Quản Đồng imlặng, mở cửa nhà tắm, thò ra nửa cái đầu mà nhìn Tiểu Ảnh đang bốc hỏa, đànhngượng nghịu an ủi:

- Em đừng giận mà, lầnsau anh không cất đồ của em đi nữa là được chứ gì. Với lại em có thể bỏ luôn đồvà trong túi mà…

- Túi em bé lắm bỏkhông vừa! – Tiểu Ảnh cảm thấy hơi nóng bốc ra ngoài hừng hực, không quát lênthì không chịu được, cô thử kiềm chế nhưng không kìm nổi, thế là lại làunhàu: Lần này là lần thứ sáu rồi! Liên tiếp sáu lần anh tự tiện cất đồ của emmà em không biết, để đến lúc em cần lại tìm không thấy.

Quản Đồng vội giảithích:

- Nhưng anh chỉ cảmthấy đồ lấy ở đâu thì cất vào chỗ đó thôi, em vứt lung tung như thế thiếu ngănnắp lắm…

- Vớ vẩn. – Tiểu Ảnhcáu thực sự. – Em dùng xong thì tự cất vào chỗ cũ! Nhưng bị anh nhúng mũi vàothì bao nhiêu ngăn nắp của em bị phá sạch rồi còn gì! Anh làm ơn đừng có đemcái ngăn nắp của anh chụp lên ngăn nắp của người khác có được không? Anh có biếtai cũng có thói quen và ngăn nắp của riêng mình không?

Quản Đồng chớp mắt,nhìn cô vợ đang phát hỏa với con mắt oan ức mà nghĩ ngợi, rồi quyết định cứ tắmrửa xong rồi nói tiếp. Nhưng cái suy nghĩ đóng cửa phòng tắm vừa nhen nhóm thìTiểu Ảnh đã lao tới, mở toang cửa!

Quản Đồng giật mình…Tronggian nhà chật hẹp, trưởng phòng Quản đường đường nghiêm nghị mà toàn thân trongtrạng thái “khỏa thân”, tay chân luống cuống đứng không ra đứng, ngồi không rangồi, vừa muốn nói gì đó nhưng lại bị cơn thịnh nộ của Tiểu Ảnh chặn lại, đànhnhìn Tiểu Ảnh giận dữ tay giữ chặt nắm đấm cửa, quá

- Quản Đồng anh muốnlàm bí thư hả, đây không phải là cái ủy ban tỉnh thành phố của anh. Tôi không cầnmột ông bí thư theo đuôi tôi dọn đồ! Nếu cần người dọn đồ thì tôi thuê lao côngtheo giờ! Tôi nói cho anh biết, nếu mà còn lần sau thì… tôi… tôi…

Cứ “tôi… tôi…” mãi,Tiểu Ảnh không biết phải nói tiếp gì, chỉ biết tức tối thở hồng hộc trước cửanhà tắm. Quản Đồng vội vã với lấy nắm đấm cửa, van xin:

- Em ơi, em đi ra haylà đi vào đây? Ít ra cũng phải để anh đóng cửa vào chứ, mùa thu rồi trời thì cóấm áp gì, lạnh chứ chả đùa, em xem anh mới tắm xong có một nửa…

- Xì! – Dứt lời, cánhcửa sập lại. Vì là nhà cũ nên cứ đóng cửa mạnh tay đã khiến cho bụi bay phấtphơ quanh bản lề…

Trong nhà tắm, Quản Đồngthở phào lau mồ hôi lạnh, thấy mình nổi cả da gà, liền vặn nước nóng xả ngay tắplự. Bên ngoài, Tiểu Ảnh đang ôm đầu quay vào phòng ngủ, ngồi trên giường, cônghĩ: “Tại sao trước khi lấy nhau thì thấy con người này đứng đắn trưởng thành,lấy nhau rồi mới thấy sao mà hay rỗi hơi hóng truyện thế? Nhưng mà những ngườiquen hóng chuyện thì chả lẽ lại không có tí kiến thức nào về cuộc sống à. Vậycái người nằm cạnh cô mỗi tối chẳng nhẽ lại là kẻ đần trong quá nhiều chuyệnhay sao?

Aaa – Nghĩ đến rối cảóc, Tiểu Ảnh gào lên. Trong nhà tắm, Quản Đồng hắt hơi một cái rõ to, không biếtlà do giật mình hay là do lạnh.

(9) Tối hôm sau, Tiểu Ảnhđến ăn cơm nhà Đoàn Phỉ, không quên kể lể:

- Mình vừa phát hiệnra mình chẳng có tiếng nói chung với Quản Đồng! – Cô chau mày. – Trước nay mìnhcứ tưởng anh ta đáng tin cậy lắm, sao bây giờ thì trái ngược hoàn toàn?

- Không tin cậy saolàm bí thư được! –Hứa Tân vừa xuýt xoa cắn miếng gà luộc vừa khinh khỉnh nhìnTiểu Ảnh, Đoàn Phỉ gật gù, xoa xoa cái bụng chậm rãi nói:

- Ruồi ạ, người ta cóđáng tin cậy hay không thì cũng không đến lượt em phê bình, trong con mắt củaquảng đại quần chúng thì anh ta lúc nào cũng tỏa sáng.

- Thôi đi, chán lắm đấy!– Tiểu Ảnh trừng mắt, trút giận vào miếng gà trong tay. – Anh ta đã không có mắtthẩm mỹ thì thôi, lại còn đem cái thói quen ở cơ quan về nhà. Cậu cứ đến mànhìn cách anh ta bày biện xếp đặt, nào tài liệu, nào sách vở của anh ta thì biết,thiếu nước bày biện từng xó nhà thành cái văn phòng của anh ta đi là vừa. Anhta cực thích nói tranh lời cô phát thanh viên trên chương trình Thời sự, ngườita nói được nửa câu anh ta đã vớ nốt nửa câu còn lại!

Trông bộ dạng Đoàn Phỉvà Hứa Tân mắt chữ O mồm chữ A. Tiểu Ảnh nhăn nhó:

- Chả sợ các cậu cườiđâu, bây giờ đến tớ cũng phải biết cái gì gọi là: “Quyền là do dân dùng, tìnhlà do dân thắt, lợi là do dân mưu”, biết luôn cả: “xã hội yên bình, người ngườiđoàn kết, xã hội yên bình nhà nhà cùng hưởng!”

- Ha ha ha ha! – Haicô nàng cười phá lên, nhất là Đoàn Phỉ, tay ôm eo tay ôm bụng, cười nghiêng cườingả.

- Bà chị này không giữý được à! – Tiểu Ảnh nhìn Đoàn Phỉ trách móc. – Mai sau chị có sinh con thì đừngdạy nó thoải mái giống mẹ nó quá nhé.

- Em gái à. – Đoàn Phỉmãi mới nhịn được cười, nhưng vẫn khúc khích - em nhắng quá đấy.

Cô dụi dụi mắt, nhìnTiểu Ảnh:

- Chị thấy em giống ynhư hồi chị mới lấy chồng, chốc chốc lại phát hiện ra những thói quen sống hoặcsở thích không thể điều hòa giữa hai người, lúc nào cũng muốn nổi cáu mà khôngkìm chế được…

- Đúng đấy! – Tiểu Ảnhthở dài. – Em chẳng muốn nổi cáu đâu, nhưng em không kìm chế được. Hai ngườikhông biết thì thôi, hai lần trước chỉ t vứt đồ của em lung tung, làm em khôngmang tài liệu đến lớp, thế là lên lớp chẳng biết làm thế nào… Em đã bảo đừng cósờ vào đồ của em mà không nghe, lúc nào cũng đem cái thói quen của mình chụplên đầu người khác, cứ như có cảm giác anh ấy thì lúc nào cũng ngay ngắn chỉnhtề còn em thì luộm thuộm bừa bãi. Nhưng mà Hứa Tân này, ngày xưa tớ với cậu ởcùng phòng, cậu bảo tớ có phải loại người sống lộn xộn không? Chẳng qua mỗi ngườicó một thói quen cất đồ riêng! Anh ta dựa vào cái gì mà nghĩ rằng mình nóiđúng, tớ là bực lắm, cuối cùng không nhẫn nhịn được phải quát một trận.

- Hình như cậu sắp đến“ngày quan trọng” rồi! – Hứa Tân tỉnh bơ, vừa kết luận vừa gắp nốt miếng gà cònlại.

- Cậu ranh vừa chứ!–Tiểu Ảnh nghiến răng lườm nguýt, rồi lại nhăn nhó nhìn Đoàn Phỉ. – Chị ạ, emchẳng muốn nổi cáu đâu, ngày thường em rất hòa nhã với học sinh, đồng nghiệp,ai cũng khen em tốt tính. Thế nhưng chẳng hiểu sao, cứ nh́n thấy Quản Đồng làem lại cáu? Mà cơn giận trôi rất mau, thế nên càng uất ức, sao ngay lúc đầukhông kiềm chế nổi nhỉ?

- Chị hiểu mà! – ĐoànPhỉ đầy vẻ đồng cảm, vỗ vai. – Thật ra lúc mới cưới chị cũng thế mà! Em nghĩ màxem, hai con người mà hai mươi mấy năm trước đó chưa sống chung với nhau, đùngmột cái phải dính vào nhau, thói quen mỗi người đều khác nhau, muốn thích ứng lẫnnhau cũng phải mất cả quá trình. Chị nhớ hồi trước, cứ nhìn thấy Mạnh Húc làmviệc là lại muốn đập đầu vào tường. Mấy đứa biết không, anh ta có thể bỏ bịch sữavỏ mềm vào thẳng trong lò vi sóng để hâm nóng, lại còn có thể cho cả bánh cảođang đông lạnh vào trong chảo dầu nóng, lại còn tưới hoa cho tới khi nó chết ngập…tội lỗi tày trời thế cơ mà!

Tiểu Ảnh mắt chữ O mồmchữ A:

- Chị đang nói đến chồngchị á, anh Mạnh á?

Đoàn Phỉ cười khì:

- Chứ còn gì, em thấycó giống không? Còn nhiều lắm, có muốn bật mí không?

Cô chớp mắt lém lỉnh,Tiểu Ảnh vẻ đầy hứng thú, vểnh tai lắng nghe. Hứa Tân cũng xích lại gần nghengóng nhưng bị Đoàn Phỉ ngăn lại, gằn giọng:

- Trẻ con không đượcnghe!

- Em với ruồi lớn bằngnhau mà! – Hứa Tân cuống lên.

- Người ta lấy chồngrồi! – Đoàn Phỉ lườm nguýt. – Có ngon thì em cũng dắt một anh đi làm thủ tục kếthôn đi.

Hứa Tân ức lắm nhưngđành an phận. Quả không ngoài dự đoán, câu chuyện của Đoàn Phỉ đã đưa Tiểu Ảnhtừ ngạc nhiên sang cười không dứt.

Câu chuyện kể về lầnđầu của tiến sĩ Mạnh và cô giáo Đoàn, xảy ra hai tháng trước khi cưới nhautrong căn nhà tập thể, một phòng khách hai phòng ngủ, của cô Đoàn. Sở dĩ chọnchỗ đó, thứ nhất là vì cảm giác trào dâng mời gọi, hai là không khí ở đó khôngdễ làm người ta căng thẳng. Thế nhưng, thực tiễn và mộng mơ là hai chuyện khácnhau hoàn toàn. Đoàn Phỉ vẫn nhớ như in, lúc đó là hơn tám giờ tối, đôi nam nữkhông có chút kinh nghiệm nào, lúng túng thưởng thức bước đi quan trọng nhấttrong cuộc đời họ. Vì quá căng thẳng nên bao nhiêu cảm xúc đều bốc hơi theo mồhôi, cô chỉ nhớ cô sợ hãi, đau đớn nhưng vẫn kìm nén được, vì cô thấy Mạnh Húccòn căng thẳng, lúng túng hơn. Đến lúc căng thẳng nhất, anh than một câu khônggì can đảm hơn:

- Phỉ ơi, khó quá!

Đoàn Phỉ dở khóc dởcười, chỉ đành nhìn vầng trán lấm tấm mồ hôi hột của Mạnh Húc, cô hỏi một câu cũngcan đảm không kém trong vô thức:

- Khó hơn lấy bằng tiếnsĩ không?

Mạnh Húc quệt mồ hôi,trả lời một cách đầy gian nan:

- Khó hơn nhiều!

Bị dạy bảo từ nãy, giờcười suýt rách bụngĐoàn Phỉ nói:

- Thấy chưa, ai ai cũngphải đi qua giai đoạn đó. Đàn ông nào cũng trưởng thành từ hôn nhân, mới hiểuthế nào là cơm áo gạo tiền, phụ nữ cũng thế, trưởng thành sau khi lên xe hoa, mớihiểu thế nào là trách nhiệm, là độ lượng, là bỏ qua… sau này cũng sẽ có mộtngày Hứa Tân cũng sẽ lớn lên như thế, nhìn thấy sự việc mà vẫn mắt nhắm mắt mởbỏ qua, thì mới phát hiện được là mọi chuyện chẳng có gì là đáng phải cáu giận.

Cô chớp mắt cười lémlỉnh, hạ giọng:

- Thậm chí sẽ có mộtngày em phát hiện ra, cái gã đàn ông mà ban đầu đến cái cúc áo trên áo em cònkhông biết cởi, thì về sau chỉ cần phủi nhẹ tay một cái là quần áo em bay sạch,thậm chí ban đầu hắn rất căng thẳng mồ hôi mồ kê nhễ nhại, trưởng thành rồi sẽbiết thế nào là lên đỉnh.

Vừa dứt lời, Tiểu Ảnhbỗng đỏ bừng mặt, Hứa Tân nhìn bộ dạng cô mà cười phá lên cười. Tiểu Ảnh ngượngngùng nói:

- Bà chị à, chị đúnglà không có đối thủ rồi, em bái phục.

Đoàn Phỉ cười suýt tắcthở, cũng than vãn:

- Em à, rồi một ngàyem cũng sẽ thấu hiểu như chị. Bây giờ chị cũng coi như là hiểu tại sao một sốcô gái lại thích những người đàn ông đã kết hôn. Em không thể không nói rằng,đàn ông đã kết hôn rồi thì tri thức toàn diện, kỹ năng cũng cứng tay hơn! Họ thấuhiểu từng li từng tí những thay đổi tâm sinh lý của phụ nữ, khéo ăn khéo nói, dễlấy lòng chị em. Lúc đó mọi người lại ca ngợi gã này hào hoa phong độ, tình cảmnhẹ nhàng, mà chả ai biết rằng hắn ta cũng từng đi qua những tháng ngày ngâythơ trong sáng nhất, rồi để có được như ngày hôm nay cũng là nhờ một người phụnữ đã đánh đổi bằng tuổi thanh xuân của mình, sống cùng gã rồi, dạy dỗ cho gãtrở nên già đời như thế.

Đoàn Phỉ dứt lời, cănphòng rơi vào yên lặng một cách khác thường. Mãi một lúc sau Hứa Tân mới cườixòa:

- Chị ơi, chị lo điđâu vậy, anh rể em có gan nghĩ nhưng không có gan làm, chị lo

Đoàn phỉ cười:

- Ấy là chị lấy ví dụthế thôi, mà cũng đâu có nói anh rể quý hóa của em, trẻ con đừng có chen ngang.

Tiểu Ảnh gật gù:

- Nếu mà có trường hợptương tự thì cũng hiếm hoi thật.

“Bụp” – Đoàn Phỉ vỗvào trán Tiểu Ảnh, cô cau mày ngẩng đầu lên, thấy Đoàn Phỉ đang trừng mắt:

- Còn có tương tự nữasao, khó nghe quá!

Tiểu Ảnh trầm tư haigiây, rồi đưa tay xoa bụng Đoàn Phỉ:

- Cháu trai ơi, mẹmày bắt nạt cô này!

Đoàn Phỉ cười ha hả,Hứa Tân cũng cười theo, căn phòng lại rộn rã lên.

(10)

Tiểu Ảnh gặp lại TrầnDiệp trong trận mưa tuyết đầu tiên.

Trong siêu thị ấmcúng, Tiểu Ảnh đang nhăm nhăm kiếm đồ ăn vặt, bỗng nghe thấy một giọng nói quenthuộc vang lên bên cạnh:

- Tiểu Ảnh, em vẫnthích ăn mấy đồ ngâm đầy chất bảo quản này à?

Tiểu Ảnh ngẩng đầulên, thấy Trần Diệp tay xách một giỏ đồ đứng đằng sau lưng cô. Ngay lập tức, côcúi đầu xuống nhìn giỏ đồ trên tay anh, chỉ có dầu gội đầu, sữa tắm và một chiếckhăn mặt. Chẳng hiểu sao, Tiểu Ảnh lại hồi tưởng đến buổi chiều của nhiều nămtrước, dưới ánh nắng ấm áp, cậu sinh viên tay bưng chậu rửa mặt, trong đ nào làdầu gội đu, sữa tắm với khăn mặt, đứng trước mặt cô với bộ dạng tội nghiệp. TiểuẢnh nhếch mép cười, Trần Diệp cũng vô thức cười theo:

- Em cười gì?

- Em nhớ lại lúc mớigặp anh, anh nhớ nhầm ngày nhà tắm mở cửa, cũng bê ngần này thứ trước cửa nhà tắmnữ. – Tiểu Ảnh cười khúc khích. – Ngần ấy năm trôi qua rồi mà em vẫn không quênđược cảnh tượng đó.

Nghe thấy câu ấy, TrầnDiệp bỗng lặng người, đứng đực cạnh Tiểu Ảnh, nhìn cô đang mỉm cười quay lưnglúi húi nhặt lấy túi kẹo bảy màu đang chọn suốt nãy giờ. Trông cái túi màu đỏquen thuộc, tim Trần Diệp bỗng đập thình thịch, dường như không thể ngăn nổidòng chảy ký ức năm năm trước. Lần đầu gặp nhau, anh tập đàn trong phòng, còncô ngồi kế bên, nhấm nháp từng viên kẹo đủ màu sắc.

Sau đó, họ yêu nhau,cô vẫn rất thích ăn kẹo màu. Cô vừa ăn vừa nhét đủ thứ kẹo, với đủ loại màu mè,vào miệng anh mà nói: “Màu tím ngon nhất, vị nho đấy; màu đỏ vị dâu tây cũng được,em ghét màu xanh lắm, cứ đăng đắng thế nào…” Anh đã giấu cô là từ sau khi ra nướcngoài, không ít lần anh mơ thấy cô đang ăn những viên kẹo bảy màu.

Giờ đây, họ là nhữngngười lạ với nhau, nhưng cô vẫn không bỏ được sở thích ăn kẹo. Trần Diệp hơirun rẩy, hơi trầm ngâm. Lựa xong kẹo, Tiểu Ảnh ngoái lại, trông thấy Trần Diệpnhư thế liền cười:

- Em cứ tưởng anhquay về Áo rồi.

- Hơn một tháng nayanh đi lưu diễn. – Trần Diệp đón lấy chiếc xe đẩy trong tay Tiểu Ảnh, đặt giỏ đồcủa mình vào rồi đẩy cùng. Tiểu Ảnh không tỏ thái độ phản đối, vẫn dạo bước đibên anh.

- Khi nào anh đi về?– Tiểu Ảnh quay sang hỏi.

Trần Diệp cười:

- Sao lại hỏi là “đivề”? Nhà anh ở đây còn về đâu

- À ừ nhỉ! – Tiểu Ảnhgiật mình. – Thế khi nào anh lại qua nước ngoài.

Trần Diệp vô cảm nhìncô:

- Em muốn anh đi lắmà?

- Em tưởng anh phải họchai bằng thạc sỹ, chẳng nhẽ không định lên lớp à? –Tiểu Ảnh thắc mắc. – Nóichung cũng phải có công có việc đàng hoàng mà làm chứ.

- Thế trong mắt embây giờ anh không đàng hoàng à? –Trần Diệp càng chẳng biết nói sao. Anh thởdài, cuối cùng thẳng thắn nói: Anh sẽ nói cho em một tin không mấy vui, cô giáoCố à, trường mình đã mời anh về làm giáo viên rồi, về sau chúng mình sẽ gặpnhau thường xuyên đấy, cho dù em có đồng ý hay không?

- Hả? – Tiểu Ảnh thốtlên. – Mời về á?

- Ừ! - Anh gật đầu. –Khoa nhạc còn cho anh một căn nhà trong khu tập thể giáo viên trường, anh muốn ởmột thời gian rồi mới đi.

- Ở một thời gian?–Tiểu Ảnh càng ngạc nhiên hơn. – Anh tính về nước thật à?

- Cũng không hẳn! –Trần Diệp mỉm cười. – Còn một năm nữa mới tốt nghiệp, anh vẫn chưa quyết địnhcó về nước hay không?

- Thật ra, người nhưanh cho dù về học viện âm nhạc Trung ương thì cũng chắc gì theo được nghề giáoviên? Anh về làm gì? –Tiểu Ảnh nhìn anh. – Đừng phí phạm, không phải em muốnanh đi, mà là thấy nếu anh về thì sẽ bị mai một.

- Cám ơn lời khen! –Trần Diệp cười bình thản. – Thật ra anh cũng đã tính rồi, học sinh như anh ranước ngoài ba năm, tay nghề tiến bộ cũng nhiều, cũng thi vào trường top đầu, cũngcoi như là đạt thành quả ưu tú. Thế nhưng, từ “ưu tú” tới “kiệt xuất”, từ “kiệtxuất” tới “bậc thầy” cũng còn xa lắm. lại, người biết chơi đàn chẳng thiếu,nhưng những người nghĩ được như anh thì quá ít, chỉ là đỉnh của kim tự tháp màthôi.

Nghe xong, Tiểu Ảnhim lặng vài giây. Một lúc sau mới khẽ nói:

- Lần trước, Hứa Tânnói ưu điểm của em là biết bản thân mình muốn gì. – Tiểu Ảnh nhìn Trần Diệp, mỉmcười. – Thật ra, em cũng giống anh, về bản chất, đều là những người sống rất thựctế, tuy đầu óc cũng có những suy nghĩ lý tưởng, nhưng con người thì lại sốngtrong thực tế. Những người như chúng ta vì quá thực tế nên nhiều lúc không thểkhông cân đong đo đếm, suy đi tính lại, Trần Diệp này, thật ra những người sốngthật với bản thân lại thường hạnh phúc. Anh cứ làm những gì anh thích, cho dù gặpphải khó khăn, bế tắc nhất thời, thậm chí trong một thời gian dài không tìm thấylối đi, thì cũng đừng sống chỉ cho cái thân xác không chết mà phải sống chovui, để khi bước chân khỏi thế gian này cũng cảm thấy thỏa mãn hạnh phúc, khôngcòn gì nuối tiếc cả.

Cô ngập ngừng mộtlúc:

- Em hy vọng anh sẽvui vẻ, không nuối tiếc.

Lúc đó, thời gian nhưngừng trôi.

Trần Diệp nhìn Tiểu Ảnhvới chút kinh ngạc, dường như chưa bao giờ anh nghĩ cô sẽ nói thế này.

Lúc còn yêu nhau, côlà một cô nhóc ngây thơ, thích vừa ăn kẹo vừa nghe anh đánh đàn, ánh mắt ngậptràn hạnh phúc và ngưỡng mộ. Lần họ gặp lại nhau, cô ngồi trong đám đông lạnhlùng điềm tĩnh lắng nghe; giây phút gặp gỡ ngắn ngủi, cô chỉ buông lại câu:“Lâu lắm không gặp”. Lúc anh ngồi nghe giảng, cô là một người giáo viên điềm tĩnh,mẫn tiệp… Cô thay đổi rồi, mà dường như không phải thay đổi, cô có còn là côkhông?

Giữa không gian siêuthị rộng mênh mang, Trần Diệp vẫn không dám nói: anh quay về là để tìm cô.

Thế nhưng giờ anh đãrõ, muộn rồi, muộn lắm rồi – muộn ngay từ ngày anh rời bỏ cô đi. hiểu cô, anhbiết những người con gái như cô sẽ không cần theo đuôi ai, cũng chẳng cần dựa dẫmvào ai. Những ngày tháng ấm áp, bình lặng, vụn nhặt, giản đơn… anh không thểcho cô.

Anh nghĩ, cô cũng đãsớm nhìn thấy những nỗi bất lực trong mắt anh. Anh xa quê hương tròn ba năm,sao bỗng quay về như không thế này?

Ban nhạc đẳng cấp thếgiới, lưu diễn suốt ngày, được tung hô giữa hoa tơi và bóng bay… cuộc sống cógì mà ấm áp, thế nhưng đây lại là cuộc sống anh muốn. Thành hay bại cũng vậy,anh đều không quay về.

Tóm lại, giữa họ bâygiờ như chim với cá, càng lúc càng xa cách.

(11) Tối hôm ấy, Quản Đồngđi làm thêm giờ, Tiểu Ảnh ở nhà một mình nấu mì. Hôm nào không có anh ở nhà, côđều lười xuống bếp. Lúc nấu mỳ, cô lại nghĩ, hóa ra nấu ăn cũng là một môn nghệthuật sáng tạo. Cái gọi là nghệ thuật củi lửa cũng phải có người biết thưởng thứcthì mới có động lực mà sáng tạo. Thế nhưng nhìn tấm lịch treo tường – cuối nămrồi – hội nghị này sự kiện nọ cứ xoay đi xoay lại, nên trong tháng cuối năm, QuảnĐồng chưa ăn bữa tối nào ở nhà. Tiểu Ảnh hơi xót xa thở dài.

Vì ăn một mình nên bữaăn chẳng mấy chốc mà xong. Bảy giờ tối, cô đã dọn dẹp xong hết, ngồi trước máytính. Chẳng hiểu sao cô lại nhớ đến Trần Diệp, nhớ lại lúc hai người gặp nhau ởsiêu thị, khi những hạt tuyết bay bay ngoài trời lạnh, anh vẫn y như ngày xưa,vẫn cẩn thận giúp cô đội chiếc mũ trên áo choàng lông. Cô hơi ngần ngại, lặng lẽtránh né, anh vẫn ngang bướng không chịu buông tay, lặng thầm qun cho cô rồinhìn cô mỉm cười. Cô có thể nhìn thấy ánh mắt liếc nhìn như có như không của nhữngcô gái qua lại đều đổ dồn vào anh. Đi đâu cũng thế, anh luôn nổi bật.

Tiểu Ảnh không phải mộtcon ngốc, cô biết năm ấy khi Trần Diệp ra đi, trong lòng anh tràn đầy trông đợi,nhưng đó chỉ là sự lưu luyến mà thôi, còn anh biết mình sẽ ra đi không trở lại.Cô chỉ không hiểu tại sao anh không nói gì, tại sao anh biết sau ba năm cô vẫnkhông đi tìm anh

Hoặc cách giải thíchduy nhất là: họ quá giống nhau, họ chỉ cần nhìn vào mình là biết người kia đangmuốn gì. Anh không thể mang lại điều gì cho cô, cũng không hứa hẹn. Tóm lại, TrầnDiệp luôn luôn sáng suốt. Thế bây giờ thì sao?



Cô đứng dưới cơn mưatuyết, nhìn nụ cười của anh mà tâm hồn như bay đi mất. Cho đến khi anh khẽ thởdài, đưa túi đồ cho cô, vỗ vai: “Lên xe đi” thì cô mới bừng tỉnh, thấy chiếctaxi anh vừa vẫy. Cô ngồi vào trong, anh đóng cửa lại, vẫy tay, làm dấu qua cửaxe. Cô hiểu, giống như mỗi lần anh tiễn cô ra bến tàu: “Về tới nhà thì gọi điệncho anh.” Tháng chạp, trời tối nhanh. Tiểu Ảnh trông ra ngoài cửa xe, những bôngtuyết lấp lánh trong ánh đèn đường, còn Trần Diệp đang đứng dưới tuyết im lặng.

Tiểu Ảnh bỗng thấynhói lên trong lòng. Cô không còn yêu anh nữa, nhưng điều kỳ lạ là vẫn thấythương anh. Cô không biết cuộc sống của anh ở nước ngoài có tốt không, nhưngnhìn những lời anh nói từ đáy mắt, cô biết, song song với việc nâng cao trình độnghệ thuật, anh đã phải cực khổ lắm.

Lạ thay, cô lại nhớra người bạn cùng phòng hồi học đại học - Tang Lý.

Giờ nghĩ lại, Tang Lýhọc thanh nhạc, hay Trần Diệp học nhạc cụ, họ đều giống nhau cả đấy chứ? Cũng đềuvì ước mộng của mình mà vứt bỏ bao thứ. Thật kì lạ, những người xung quanh TiểuẢnh tại sao đều có khát khao, có lý tưởng, thậm chí có thể đánh đổi một số ngườiđể đạt tới những thứ đó?

Tất nhiên, cũng có thểđó chỉ là trùng hợp. Thế giới rộng lớn, thế nào cũng đầy những người như Tiểu Ảnh,tuy chưa được đứng dưới ánh đèn sân khấu, nhưng có thể nhẹ nhàng biến cuộc sốnggiản đơn thành một khát khao đáng theo đuổi.

Dưới ngọn đèn ấm, TiểuẢnh thở hắt một hơi, mở chiếc máy tính xách tay tiếp tục viết nốt những dòng tiểuthuyết dang dở. Cuốn sách tên là “Khúc biệt ly”. Trước đây cô từng nói với TangLý: “Sẽ có một ngày tớ viết cho cậu cuốn sách tên là “Khúc biệt ly”. Tang Lý cười:“Nhớ chia cho tớ một nửa nhuận bút.” Lúc nói câu đấy là lúc Tang Lý bước ra khỏiphòng chiếu phim. Tang Lý kể và đếm cho cô nghe những ngôi sao thường qua lại gầnnhà mình. Tiểu Ảnh kinh ngạc hét lên. Đó là những năm tháng tuyệt nhất trong đờiTang Lý. Trong bản thảo của Tiểu Ảnh, đó là những năm tháng rực rỡ sắc màu. Sốngtrong những năm tháng ấy, không ai có đủ dũng cảm để có những đổi thay làm chuaxót lòng người.

Thế nên, trong cáikhoảng thời gian dài ấy, cuốn tiểu thuyết không quá một trăm nghìn chữ này bị bỏqua một bên. Tiểu Ảnh không nỡ oán trách bạn thân của mình, nhưng cũng không muốnviết một cuốn tiểu thuyết không có thăng trầm. Cô chuyển sang viết truyện thiếunhi, cũng vài quyển bán được, danh tiếng cũng khá. Thế nhưng, ngay lúc ấy, điệnthoại của Tang Lý lại không liên lạc được.

Ban đầu, Tiểu Ảnhtrách thầm: “Đổi số mà không báo cho ai biết!” Về sau mới phát hiện ra rằng, cólẽ đó không phải là đổi số, mà là đã biến mất. Lúc ấy, cô hận không thể cầm daomóc mắt gã đó, cô đay nghiến nói:

- Anh làm mất cô ấymà còn vác mặt đến hỏi tôi à? Thẩm Tiệp, tôi nói cho mà biết, nếu Tang Lý có bềgì thì tôi rủa anh chết không nhắm mắt!



Từ ngày ấy, cô viết lạicuốn “Khúc biệt ly”. Cô viết với tất cả niềm bi thương, tái hiện lại từng câuchuyện. Một năm trôi qua mới viết được bảy vạn chữ. Đây là cuốn sách gian nannhất cuộc đời cô. Viết mãi, viết mãi, cô mới hiểu ra rằng: Câu chuyện khó viếtnhất chính là câu chuyện người bên cạnh cô từng kinh qua. Cô biết rõ ràng nhữngnỗi thống khổ tuyệt vọng mới có thể làm lay động người cô hiểu rõ ràng những bikịch rạn nứt mới có thể gây chấn động tâm hồn, nhưng cô đâu có nỡ.



Cô sợ, sợ số phận củanhân vật chính sẽ ứng nghiệm lên cuộc sống của cô. Do đó, bây giờ Tiểu Ảnh quyếtđịnh từ bỏ ý định ban đầu của mình, cô không định viết những câu chuyện làm thứctỉnh ai nữa, cũng không định viết kết thúc là bi kịch nữa, cô chỉ muốn cho nhữngngười đang yêu, cho Tang Lý một lối ra đầy chữ

Tiểu Ảnh nghĩ, quảnhiên suốt cuộc đời này mãi mãi cô không thể trở thành một nhà văn xuất sắc.Đêm khuya, Tiểu Ảnh cứ cặm cụi như thế. Căn phòng không thể im lặng hõn, chỉkhe khẽ tiếng nhạc từ máy tính, ðó là một giọng ca nữ ðầy u uất: “Nếu gặp gỡ sớmhõn thì ta đã không phải hối hận, sẽ không còn rối ren, sẽ sống giản đơn và hạnhphúc. Nếu có ngày anh không còn ở đó, hãy tha lỗi vì những gì em cho anh làkhông ít, nhưng anh đâu có phúc để đón nhận…”

Cứ nghe đi nghe lạimãi bài này.

Một bài hát rất đúngtâm trạng, không hẹn mà gặp với chủ đề cuốn tiểu thuyết. Tiểu Ảnh vừa nghe vừagiữ cảm xúc, vừa nhẹ nhàng gõ theo nhịp bài hát. Gõ rất lâu, đến lúc viết đã mỏitay, Tiểu Ảnh mới đứng dậy rót cho mình một cốc nước.

Đứng trước bình nước,cô chợt nghĩ: Mình còn được sống những tháng ngày bình lặng thế này bao lâu nữa?

Sẽ có một ngày, tiếngkhóc oa oa của đứa trẻ cất lên, rồi căn phòng này sẽ náo loạn lên vì bà mẹ chồngtrước đây không có tiếng nói chung? Lúc đó, cuộc sống của Tiểu Ảnh không còn làcuộc sống của riêng hai người, mà là một thế giới chồng chéo tạp loạn. Dườngnhư trong cái thế giới tạp loạn ấy, đứa trẻ nhỏ hay bà mẹ chồng không có bảo hiểmnhân thọ lại ngã bệnh… thì đúng là loạn hết lên!

Với tính chất công việccủa Quản Đồng thì anh ta rõ là chẳng giúp được gì. Một mình Tiểu Ảnh cô đơn biếtlàm sao?



Nghĩ đến đó, Tiểu Ảnhhơi xót lòng. Cô nghĩ, trước khi lấy chồng, cô không phải là một người nghĩ ngợixa vời như thế, cô thích vứt những vấn đề khó giải quyết sang một bên để suynghĩ sau. Cô tin, xe đụng chân núi tất có đường đi, vội vã mà làm gì. Nhưng lấychồng rồi, lạ thay, bản thân mình sao lại thay đổi như biến thành một ngườikhác, sao lại vơ bao nhiêu vấn đề, thậm chí còn chưa xảy ra, vào đầu rồi nhào nặnchúng thành một khối thập cẩm.

Thật ra cô cũng khôngphải là người hay lo trước nghĩ sau, nhưng cô không thểnghĩ rằng: Nếu ban đầukhông lấy Quản Đồng mà là Trần Diệp, thì bây giờ cô sẽ sống một cuộc sống thếnào… Cô không biết những cô gái lấy chồng khác có từng phải so sánh như thếkhông? Tuy chẳng có ý nghĩa gì nhưng đây cũng là một chủ đề khiến người ta tòmò.

Cô và Trần Diệp ít ralà đều có tiếng nói chung, dễ thấy vì đều học nghệ thuật. Chỉ riêng chuyện giađình thôi, cô cũng từng thấy cha mẹ Trần Diệp - cha là phó viện trưởng việnkhoa học xã hội tỉnh, mẹ là giáo viên đại học sư phạm, họ đều là những thành phầntri thức cao cấp, cử chỉ lịch sự nho nhã. Nếu có cha mẹ chồng như thế thì phảichăng sẽ không phải khổ não như ngày hôm nay? Phải chăng họ rất có tiếng nóichung? Về sau nói về mặt giáo dục con cái thì chẳng phải là họ sẽ giúp cô đượcmột tay ư?

Ơn trời, cô khôngtrông mong cha mẹ Quản Đồng giúp đỡ, mà chỉ mong họ đừng kéo bước cản thân mìnhlà tốt lắm rồi. Đó là vì một ngày nọ cô bất chợt hỏi Quản Đồng: “Về sau bố anhsẽ không tiêm nhiễm vào đầu con chúng ta cái thuyết: “học hành vô dụng” chứ?”

Quản Đồng giật thót,suy nghĩ kỹ càng một hồi mới trả lời một cách vô tâm:

- Không biết, chịuthôi.

Lúc đó, Tiểu Ảnh chỉđành cười trừ. Thế nhưng, thời gian chỉ trôi một chiều, không thể “nếu” quá nhiềuvà cũng không thể quay ngược dòng chảy. Cô sẽ không bao giờ đứng tại chỗ chờ đợiTrần Diệp, cũng không bỏ Quản Đồng để chọn người khác.

Cô là một người dũngcảm. Nhưng bạn nên biết, có được sự dũng cảm ấy là do cảm thấy đáng như thế từtận đáy lòng.

Bởi vì, con ngườinày, gia đình này đều đáng cho cô tạm thời vứt bỏ tuổi trẻ và công việc của côyêu thích nhất sang một bên. Nghĩ đến đây cô phì cười, dưới ánh đèn sáng rọi,cô nghĩ, hóa ra trong cuộc sống, những thứ tình cảm cũ không phải lúc nào cũngcó thể gây sóng gió, ví dụ như chính cô đây… Cuộc sống của cô tuy trần tụcnhưng không phàm tục.

Tại sao?

Vì cô yêu

Nghe sến quá phảikhông? Thật ra từ khi lấy nhau họ chưa bao giờ nói: “Anh yêu em” hay “em yêuanh” với nhau bao giờ, không những thế mà suốt ngày người này còn gây phiền hàcho người kia. Nhưng cô biết anh gặp cô vào một thời điểm không thể phù hợphơn, chỉ một bước chân thôi, nhưng không sớm cũng không muộn.

Thật vậy, giờ đây TiểuẢnh đã hiểu; nếu như Quản Đồng xuất hiện sớm một bước, thì cô đã coi anh như mộtgã hề trong ngành nghệ thuật; còn nếu chậm một bước, biết đâu cô đã làm vợ ngườikhác.

Vợ chồng son, Tiểu Ảnhthấy hơi mơ hồ. Cô không biết phải hình dung lại cuộc hôn nhân của mình thếnào, càng không biết rằng những phiền phức, do nó mang lại, thì phải giải quyếtthế nào đây?

(8) Cứ như thế, theo đềnghị của đồng chí Cố, trước đêm trung thu một ngày, công dân thành phố R vàcông dân thành phố F cuối cùng cùng tề tựu đông đủ tại trung tâm thành phố Gtrong niềm yêu thương con trai con gái vô hạn.

Ý muốn được ở chung vớibố mẹ của Cố Tiểu Ảnh đương nhiên là không được phê chuẩn. Cuối cùng thì vẫn làQuản Lợi Minh và Tạ Gia Dung ở chung với Quản Đồng và Cố Tiểu Ảnh, còn Cố ThiệuTuyền và La Tâm Bình ở trong khách sạn gần chỗ Cố Tiểu Ảnh. Bữa tiệc tẩtrần đượctổ chức tại chính khách sạn đó. Ăn xong, Quản Đồng đưa Quản Lợi Minh và Tạ GiaDung về nhà, Cố Tiểu Ảnh thì loanh quanh ở khách sạn với bố mẹ không muốn về.

Cố Thiệu Tuyền tựavào thành giường vừa xem tivi vừa dạy con gái: “Giờ con đã là con dâu nhà ngườita, đương nhiên là phải ở cùng bố mẹ chồng rồi”.

Cố Tiểu Ảnh tủi thânbĩu môi: “Nhưng có phải con dễ dàng được gặp bố mẹ đâu, con ở với bố mẹ đẻ mìnhthì có gì là không được chứ?”

La Tâm Bình thở dài:“Ảnh Ảnh, con buộc phải làm quen với cuộc sống như vậy. Lấy chồng rồi, khôngcòn là trẻ con nữa, không thể việc gì cũng tùy tiện thích gì làm nấy, không đượclàm khó cho Quản Đồng”.

Thấy Cố Tiểu Ảnh cúiđầu không vui, La Tâm Bình vội nhìn chồng ra hiệu. Cố Thiệu Tuyền hiểu ý, liềnlàm ra vẻ hào hứng nói tiếp: “Ảnh Ảnh, ngày mai chúng ta cùng đi câu cá đi! QuảnĐồng nói nó dẫn đường, vùng núi phía nam có hồ cá, câu xong có thể nấu ănluôn!”

La Tâm Bình cũng hàohứng phụ họa: “Đúng rồi, đúng rồi, chúng ta đi câu cá. Ảnh Ảnh con nhanh về nhàngủ đi, ngày mai còn dậy sớm”.

Cố Tiểu Ảnh mặt mũibí rị đứng lên, La Tâm Bình vừa mở cửa vừa dặn: “Hoàn cảnh sống không giốngnhau, chắc chắn cũng sẽ có những khác biệt về thói quen, nếu không có trở ngạigì lớn, thì cứ coi như là không nhìn thấy nhé. Với bố mẹ chồng cần phải cungkính, cần khoan dung với Quản Đồng, biết chưa nào?”

Cố Tiểu Ảnh đứng ở cửa,ngoái đầu nhìn La Tâm Bình: “Mẹ, rốt cuộc là ai từ trong bụng mẹ chui ra chứ?Sao mẹ cứ phải đi lo lắng cho người ngoài thế nhỉ?”

La Tâm Bình thuận tayvỗ đầu con gái, than thở: “Cái con bé ngốc nghếch này, đến bao giờ thì con mớihiểu, dễ người dễ ta, phải biết đặt mình vào vị trí của người ta, mới hiểu đượccái khó của họ con ạ”.

“Thôi con biết rồi,con biết rồi”, Cố Tiểu Ảnh lầu bầu đóng cửa, “bố mẹ ngủ sớm đi nhé, con khôngnghe giảng đạo nữa đâu

“Cái con bé này…” LaTâm Bình nhìn nhìn bóng Cố Tiểu Ảnh thất thểu ra về, không nén nổi thở dài.

Về đến nhà, Quản LợiMinh và Tạ Gia Dung đang ngồi xem tivi trong phòng khách, thấy Cố Tiểu Ảnh đivào, Quản Lợi Minh vui vẻ gọi: “Tiểu Ảnh, qua đây ăn hoa quả này”.

Cố Tiểu Ảnh nhìn chỗdưa hấu trong đĩa, lại thấy nước dưa nhỏ trên sàn nhà, cười cười, chỉ vào phòngngủ: “Bố mẹ ăn đi ạ, con đi thay quần áo đã”.

Quay người đi vàophòng, cô thấy Quản Đồng đang lục tìm đồ trong tủ quần áo, nghĩ ngợi, rồi đóngcửa phòng ngủ lại.

Quản Đồng nghe tiếngbước chân, quay đầu nhìn Cố Tiểu Ảnh, vẫy chiếc khăn mặt trong tay, cười hỏi:“Em về rồi hả?”

Cố Tiểu Ảnh nhíu mày:“Sau lại bê thẳng dưa hấu lên bàn vậy? Sao anh không bổ ra miếng nhỏ rồi dùng dĩamà ăn? Anh nhìn xem nước dưa hấu rơi đầy xuống sàn nhà rồi...”

Quản Đồng giật mình,rồi cười cười: “Vậy để lát nữa lau sàn lại”.

“Anh nói nghe thật nhẹnhàng” - Cố Tiểu Ảnh hạ giọng, càng khó chịu: “Nhỡ bố mẹ anh dẫm phải nước dưa,rồi đi một vòng quanh nhà, chỗ nào cũng đầy vết chân dính nhơm nhớp, anh cònkhông đi lau, cứ đứng nói chuyện mà không đau lưng à”.

Quản Đồng nhíu mày:“Đợi lát nữa rồi anh lau”.

Cố Tiểu Ảnh còn địnhnói thêm, nhưng nhớ lại lời mẹ nói: “không được làm khó cho Quản Đồng”, cuốicùng đành nhịn, quay người thay quần áo ngủ.

Quản Đồng cầm hai chiếckhăn rửa mặt đi ra khỏi phòng, Cố Tiểu Ảnh loáng thoáng nghe thấy anh nói: “Bố,đây là khăn rửa mặt, bố cầm lấy dùng… Ối, bố cẩn thận, đừng dẫm vào nước dưa hấu...”

Không hiểu sao, Cố TiểuẢnh cảm thấy lòng thật nặng nề, như bị chặn bởi một hòn đá vô hình.

Mười phút sau, Quản LợiMinh và Tạ Gia Dung tắm xong, vào phòng khách ngủ. Cố Tiểu Ảnh ngồi thẫn thờtrước bàn trang điểm, Quản Đồng lại đẩy cửa đi vào. Cố Tiểu Ảnh bất giác quay đầulại, thấy anh sắp ném quần áo bẩn của Quản Lợi Minh và Tạ Gia Dung vừa thay ravào giỏ đựng đồ bẩn. Ngồi cách cửa nửa mét, Cố Tiểu Ảnh loáng thoáng ngửi thấymùi lạ… một giây sau, nhanh như ánh chớp, ngay lúc tay Quản Đồng thả chỗ quần áobẩn đó vào giỏ, Cố Tiểu Ảnh đã cuống cuồng đứng dậy, lôi ngay quần áo lót củamình ra khỏi giỏ.

Quản Đồng ngạc nhiênnhìn Cố Tiểu Ảnh hỏi: “Sao thế?”

“Không có gì”, Cố TiểuẢnh ôm quần áo cười gượng gạo, “quần áo bẩn trong giỏ đều phải giặt máy, nhưngquần áo lót giặt tay thì vệ sinh hơn”.

Quản Đồng gật gật đầu,quay người đi ra ngoài, thì thấy Cố Tiểu Ảnh cầm giỏ quần áo bẩn hấp tấp đitheo sau anh. Quản Đồng ngạc nhiên quá, hỏi: “Em đi đâu vậy?”

“Giặt quần áo!” - CốTiểu Ảnh chỉ vào cái giỏ nhựa trong tay mình, tỏ vẻ bình thường, “Rỗi rãi thìlàm thôi!”

“Giặt quần áo vào lúcnày á?” - Quản Đồng ngẩng đầu nhìn đồng hồ, “Đã chín giờ hơn rồi, ngày mai hẵnggiặt”.

“Việc hôm nay chớ đểngày mai”, Cố Tiểu Ảnh vừa đổ chỗ quần áo trong giỏ vào máy giặt vừa nói, “ngàymai c̣n đi chơi, lúc về rồi còn hơi sức đâu mà giặt quần áo nữa!”

Quản Đồng thấy cũngđúng, nên không phản đối nữa, quay người vào phòng đọc báo. Cố Tiểu Ảnh quay đầunhìn theo bóng Quản Đồng, chẳng biết phải nói gì, chỉ thở dài, lại quay lại cẩnthận giặt chỗ đồ lót.

Vừa giặt cô vừa suynghĩ, vừa rồi mình thực sự ngửi thấy mùi mồ hôi nồng nồng, chỉ có điều không biếtlà của Quản Lợi Minh hay Tạ Gia Dung. Chỉ nghĩ đến chuyện bỏ quần áo của mìnhvào giặt chung, đã thấy buồn nôn. Thật xin lỗi, cô không hề muốn dùng từ đó, dùgì cô đã dũng cảm lấy Quản Đồng, những khác biệt trong cuộc sống không phải làkhông dự đoán được trước, chỉ có điều cô chưa nghĩ đến: khi ngửi thấy mùi này,cô thực sự muốn buồn nôn.

Trong đêm yên tĩnh, côvừa giặt vừa suy nghĩ lan man đến tận đẩu tận đâu, còn lại đầu óc thì trống rỗng.

Buổi sáng ngày thứhai, cả đoàn người bước lên xe đi về vùng núi phía nam. Quản Đồng, Quản LợiMinh, Tạ Gia Dung ngồi taxi đi trước dẫn đường, La Tâm Bình lái xe theo phíasau, trong xe là Cố Thiệu Tuyền và Cố Tiểu Ảnh.

Cố Tiểu Ảnh ngồi ghếsau, suốt dọc đường nói không ngớt miệng, cuối cùng đến La Tâm Bình cũng phải hỏi:“Ảnh Ảnh, con không thấy mệt à?”

Cố Tiểu Ảnh cười hihí, từ phía sau với lên túm lấy vai La Tâm Bình: “Con chẳng thấy mệt gì cả, cứ ởbên cạnh bố mẹ là con thấy vui rồi! Nếu ba người chúng ta cứ được ở bên nhaumãi thế này thì tốt quá”.

Chưa nói hết đã bị LaTâm Bình mắng: “Bỏ tay ra đi, con không thấy mẹ đang lái xe à?”

Cố Tiểu Ảnh im bặt,thu tay lại, im lặng một giây rồi như nhớ ra gì đó hỏi: “Mẹ, mẹ từng cùng sốngvới ông bà nội con bao giờ chưa?”

La Tâm Bình vừa láixe vừa liếc vào gương chiếu hậu: “Sao con lại nghĩ đến vấn đề đó?”

Cố Tiểu Ảnh nhăn nhókhổ sở: “Con phát hiện ra, tuy bố mẹ chồng con bản tính rất tốt, cũng đối xử tốtvới con, nhưng cũng không thể nào hợp nhau được, chẳng có một chút tiếng nóichung nào, rất khó sống cùng nhau”.

La Tâm Bình quay đầunhìn Cố Thiệu Tuyền, Cố Thiệu Tuyền nhìn lại tỏ ý: “Em nói đi”. La Tâm Bình bèntrả lời: “Thời gian mẹ sống cùng bà nội con không nhiều, cũng chỉ hơn một nămthôi. Khi con tròn một tuổi, ông bà nội con sang nhà chú con ở”.

“Thếô con sống vớiông bà nội có vui vẻ không?” - Cố Tiểu Ảnh tựa đầu vào khoảng giữa hai chiếc ghế,tò mò hỏi.

“Nói đến chuyện này,thì mẹ quả là phục cô con”, La Tâm Bình thốt lên. “Cô con đã sống với bà nội mườinăm, chưa bao giờ bực tức, chưa bao giờ cãi cọ. Dù rằng cô chỉ tốt nghiệp trunghọc, cũng chẳng được học hành gì nhiều, nhưng những lời cô nói lại rất có lý. Mẹcũng học được ở cô rằng, những đạo lý chân thật hữu ích nhất, thường là chẳngcó liên quan gì đến học vấn”.

“Cô con nói gì vậy ạ?”- Cố Tiểu Ảnh vươn cổ ra, mở to mắt nhìn nhìn La Tâm Bình .

“Chính là nói về quanhệ mẹ chồng nàng dâu đấy, đạo lý mà cô con nói ra đơn giản vô cùng.” - La TâmBình như đang suy tư: “Cô con nói giữa mẹ chồng và nàng dâu vốn chẳng có cáinút nào thực sự khó tháo, nếu không thích cơm mẹ chồng nấu, thì giả bộ ăn vàimiếng, rồi đi mua thứ gì mình thích ăn cho no bụng là được rồi; nếu không thíchnghe lời bà nói, thì coi như vào tai này ra tai kia, cứ coi như mình bị điếc tạmthời thôi; nếu không thích cách bà chăm sóc trẻ con, thì cứ nghĩ mà xem, nó rốtcuộc cũng là cháu ruột của bà, có mời mười bảo mẫu thì cũng chẳng yên tâm bằngđể bà chăm cháu. Bởi thế chẳng cần phải tranh giành với bà chuyện chăm trẻ nhưthế nào, dù sao thì rồi bọn trẻ cùng đi mẫu giáo, đi học, rất nhiều kiến thức sớmmuộn rồi cũng sẽ được thầy cô dạy bảo. Chỉ cần bà chăm sóc cháu chu đáo, khỏe mạnh,biết ăn biết ngủ đã là thành công lớn rồi. Thực ra thì người ta cũng đâu phảicó nghĩa vụ chăm sóc con cho mình. Trên đời này rất nhiều việc đều như vậy, chỉcần chính mình không coi đây là vấn đề, thì chuyện có to nữa, cũng chỉ như làchuyện nhỏ”.

“Cô con thật là vĩ đại”,Cố Tiểu Ảnh lẩm bẩm, “nhưng con không làm được. Mẹ ơi, con biết những đạo lýtrên đều đúng, nhưng thực sự vẫn không thể làm nổi. Con không chịu nổi việc bốchồng con lấy đầu đũa xỉa răng, cũng không chịu nổi việc mẹ chồng con hắt hơivào giữa mâm cơm. Con chỉ ngửi thấy mùi mồ hôi trên quần áo họ là đã thấy ruộtgan đảo lộn… Con thực sự không thể tưởng tượng được nếu có một ngày phải sốngchung trong một căn nhà, con sẽ phải làm thế nào?”

“Ảnh Ảnh!” - Cố ThiệuTuyền cuối cùng cũng lên tiếng, “Khi con đã chọn việc lấy Quản Đồng, thì con phảihiểu, lấy chồng không có nghĩa là lấy một người đàn ông, mà là lấy cả một giađình; còn con ở vào vị trí thế nào trong cái gia đình đó, thì còn xem con có thểđộng não được không. ho cùng, hôn nhân không chỉ là một trạng thái, mà là mộttri thức!”

“Bố, lời lẽ của bố cứnhư một nhà văn chuyên nghiệp ấy”, Cố Tiểu Ảnh cười ngất, “không thể ngờ được mộtngười ngày ngày viết công văn lại có thể nói những lời mặn chát như thế này”.

“Lượng muối bố ăn cònnhiều hơn lượng gạo con ăn đấy”, Cố Thiệu Tuyền quay đầu trừng mắt nhìn congái, “nghiêm túc chút đi!”

“A, đổi chủ đề nào”,Cố Tiểu Ảnh vui vẻ dựa lưng vào ghế, “chủ đề này quá khó, con không hiểu nổi. Đợiđến lúc buộc phải sống chung thì tính tiếp vậy, giờ vẫn còn quá sớm. Mẹ chồngcon đã nói rồi, bao giờ con sinh con sẽ khăn gói quả mướp lên sống cùng. Vì thế,con cứ để muộn thêm vài năm mới sinh con”.

“Con bé này sao càngngày càng ăn nói văng mạng thế nhỉ?” - Cố Thiệu Tuyền trợn mắt nhìn Cố Tiểu Ảnh:“Con không định trốn tránh trách nhiệm đấy chứ?”

La Tâm Bình thì nhíumày: “Thế hệ các con quả là ít trách nhiệm, chuyện gì cũng chỉ căn cứ vào cảmgiác cá nhân, nói đến những vấn đề nghiêm trọng là lảng tránh, được ngày nàohay ngày ấy, chẳng bao giờ suy nghĩ xa cả. Hai vấn đề này có nhất thiết phảiliên quan không? Hơn nữa, một cô gái lớn tuổi rồi mới sinh con đều không tốtcho cả mình lẫn con, con có biết không hả?”

“Á, đau đầu quá!” - CốTiểu Ảnh ngồi bò ra ghế sau, lấy gối ôm chụp lên đầu kêu ca: “Mẹ lại giảng đạorồi!”

La Tâm Bình chán nảnnhìn sinh vật đang lăn lộn trên ghế sau, thở dài, chẳng nói gì nữa.

(9) Nửa tiếng sau, cảđoàn người cuối cùng cũng hùng dũng đến được vùng núi phía nam, là một khu trangtrại mà Quản Đồng đặt trước. Bên hồ cá, đã cắm sẵn cần câu. Ông Cố thấy mấy cáighế băng đặt sẵn, sướng quá vội chạy đi thuê cần, rồi cẩn thận mắc mồi vào lưỡi

Quản Lợi Minh vừa bướcqua cổng đã kinh ngạc nhìn Quản Đồng: “Con đưa bố mẹ ra cái hồ cá này để câu cásao?”

Quản Đồng gật gật đầu,giải thích cho Quản Lợi Minh: “Người thành phố muốn đổi gió, cuối tuần thườngra ngoại thành hái rau, câu cá, nghỉ ngơi, giờ rất phổ biến”.

Quản Lợi Minh trợntròn mắt: “Hay quá nhỉ, khó khăn lắm mới được làm người thành phố, lại còn phảitốn tiền để về nông thôn hái rau, câu cá? Sao người thành phố lại không biết hưởngthụ đến thế nhỉ? Có người đút cơm vào mồm cho không thích, lại còn thích tựmình động tay động chân? Người nông thôn chúng ta...”

“Bố”, Quản Đồng nhíumày, ngắt lời Quản Lợi Minh, “nếu bố không thích câu cá, thì phơi nắng, qua bênkia nằm nghỉ”.

“Phơi nắng á?” - QuảnLợi Minh lại càng thấy khó hiểu, “Phơi nắng thì cần gì tốn tiền tìm chỗ màphơi? Bố thấy cái sân phía dưới nhà con cũng phơi được”.

Cố Tiểu Ảnh ngồi cạnhbố, vừa nhìn ông Cố câu cá vừa xem Quản Đồng nói chuyện với bố, không nhịn nổicười. Đang vui thì bị bố đập cho một cái vào đầu: “Ảnh Ảnh, con đi hỏi Quản Đồngxem có nước uống không, ngày hôm nay nóng quá”.

Cố Tiểu Ảnh hiểu làông Cố muốn cô đến giải vây cho Quản Đồng, trề môi nói: “Bố cần nước thì con đilấy cho, hỏi Quản Đồng làm gì? Người ta là thư ký Tỉnh ủy, chứ có phải là thưký của con đâu. Bố đừng có làm phiền bố con người ta đang tâm sự”.

Ông Cố không nhịn đượcbật cười, quay sang bà Cố đang nghịch máy ảnh nói: “Con gái bà nếu sinh vào thờichiến, thì chắc là loại thấy chết không cứu đấy nhỉ?”

Bà Cố lườm Cố Tiểu Ảnhmột cái, tiếp tục chơi máy ảnh, tiện miệng trả lời: “Nó không sinh vào thời chiếnthì cũng đã đủ thấy chết không cứu rồi”.

Cố Tiểu Ảnh chẳngcãi, chỉ ngồi một bên cười híc hí

Rất nhanh đã đến buổitrưa, mấy người câu lên được hơn chục con cá, thế cho nên bữa trưa đương nhiênchỉ có toàn cá là cá: cá chua ngọt, cá ngũ liễu, da cá trộn nộm, canh cá… mộtbàn tiệc vô cùng phong phú. Cố Tiểu Ảnh mải ăn quên cả nói chuyện, có lẽ cũng rấtít khi cô lại “kiệm lời” như thế, nên cuối cùng đến ông Cố cũng thấy bữa cơmnày lặng lẽ quá, đành cố gắng gợi chuyện cho bữa ăn sôi nổi.

Vì ông Cố luôn quý QuảnĐồng, Quản Đồng cũng khâm phục tài viết lách của ông Cố, nên hai người nói chuyệnlúc nào cũng rất vui vẻ. Lại thêm bà Cố vừa tham gia một hội nghị của tỉnh, nênmấy người bắt đầu chuyện trò từ tình hình đại cục của tỉnh này, rồi dần chuyểnsang tình hình kinh tế chính trị, thể thao văn hóa, càng nói càng hứng khởi.

Cố Tiểu Ảnh vừa nghehọ nói chuyện vừa cảm khái nhớ lại ba năm trước, lần đầu tiên cô đưa Trần Diệpvề nhà gặp bố mẹ. Vì cô thích, nên ông Cố bà Cố không có bất cứ ý kiến gì về TrầnDiệp. Họ tiếp đãi anh rất nhiệt tình, ông Cố còn ngày nào cũng xuống bếp tự làmmón tủ, nhưng cuộc nói chuyện giữa họ thì luôn giữ kẽ, người hỏi người đáp, lịchsự nhưng không nhiệt tình.

Cho đến lúc gặp QuảnĐồng, khi đưa anh về nhà, Cố Tiểu Ảnh mới biết, thực ra không phải bố mẹ khôngthích Trần Diệp, mà là vì có khoảng cách rất lớn: họ không biết ai làMendelssohn, ai là Brahms, cũng không biết thế nào là quãng, là nhịp; đến khi gặpQuản Đồng, cô mới nhìn thấy sự tán thưởng của bố mẹ đối với con rể là do họ hiểubiết lẫn nhau.

Trong cơn gió đầu thuvẫn còn mang chút nóng nực, Cố Tiểu Ảnh vừa ăn cá vừa quay đầu nhìn Quản Đồng,ánh mắt lấp lánh ấm áp mà chính cô không hề hay biết.

Cho đến khi có tiếngQuản Lợi Minh gọi, mới kéo Cố Tiểu Ảnh quay trở về thực tại.

“Tiểu Ảnh” - Quản LợiMinh cơm no rượu say xong mới cười tít mắt gọi con dâu, “năm nay con hai mươisáu tuổi rồi nhỉ?”

Cố Tiểu Ảnh vừa cắn mộtmiếng cá to vừa mơ hồ nhìn Quản Lợi Minh

Quản Lợi Minh hàilòng nhìn Cố Tiểu Ảnh: “26 tuổi là được rồi, cũng vừa đẹp, mẹ con bằng tuổi conthì Quản Đồng đã ba tuổi rồi, các con cũng nhanh nhanh lên!”

Cố Tiểu Ảnh há mồmnhìn Quản Lợi Minh, giật mình, miếng cá gắp trên đũa rơi đánh “tách” xuống bàn,bắn lên mấy giọt dầu. Quản Đồng với ông Cố đang nói chuyện vui vẻ, nghe thấy thếcũng ngạc nhiên quay lại nhìn.

Vừa đúng lúc thấy QuảnLợi Minh hài lòng dặn dò: “Quản Đồng 32 rồi, cũng không còn nhỏ nữa, các con cũngnhanh nhanh lên, giờ này năm sau là bố mẹ có cháu bế rồi!”

Cố Tiểu Ảnh nuốt nướcbọt, lấy hết can đảm nói: “Bố, chúng con vẫn còn trẻ, cũng không vội gì”.

Không đợi nói hếtcâu, Quản Lợi Minh đã nói ngay: “Sao lại không vội, các con bao nhiêu tuổi rồi?Bố đã chả nói trước là học nghiên cứu sinh làm cái gì, chẳng có tác dụng, lại ảnhhưởng đến chuyện lấy vợ sinh con sao. Con xem trong thôn mình ấy, những người bằngtuổi bố, nhà nào cũng có cháu cả rồi, chỉ có bố là chưa có, mà cũng mới vừa cócon dâu, thật là mất mặt quá”.

“Bố”, Quản Đồng xịu mặt:“Việc này chúng con có dự định riêng, bố đừng can thiệp”.

“Dự định á? Bọn trẻcác con thì có dự định gì chứ?” Quản Lợi Minh rất không vui, “Ba mươi mấy tuổiđầu rồi, sao lại chẳng sốt ruột gì thế? Nếu ai cũng giống các con, đều không muốnsinh con, thì đất nước chúng ta còn phát triển thế nào được? Tiến bộ thế nào được?”

Cố Tiểu Ảnh ho lên mộttiếng, vừa ngẩng đầu thì thấy vẻ khá bình thản của ông Cố và bà Cố, vẫn thảnnhiên ăn như bình thường. Cố Tiểu Ảnh nhìn là biết ngay bố mẹ mình cũng đang sắpchết nghẹn đến nơi, nhưng bản lĩnh thì rõ ràng là cao hơn cô nhiều, nên mới cóthể làm ra bộ như không thế kia chứ?!

Cố Tiểu Ảnh không nénđược nghĩ thầm: Đúng là gừng càng già càng cay..

Kết quả là người cuốicùng không kìm chế được là Quản Đồng, Cố Tiểu Ảnh lần đầu tiên thấy anh bực bộiđến thế.

Nguyên nhân là câunói châm ngòi của Quản Lợi Minh: “Bố không cần biết các con ở thành phố thếnào, ở nông thôn chúng ta, người đàn ông là phải nuôi gia đình, đàn bà thì sốngchết gì cũng phải đẻ con! Mấy thứ các con nói bố nghe không hiểu, và cũng chẳngmuốn nghe, nào là việc riêng, nào là bận rộn… trái đất này không có các con thìkhông quay được hay sao? Bố chỉ biết rằng: bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại[1]…”

[1] Trong ba tội bấthiếu, tội không có con nối dõi là nặng nhất.

Chưa nghe hết, Quản Đồng không thể nhịnnổi nữa ngắt lời: “Bố!”

Anh còn định nói gìđó, nhưng đột nhiên như nhớ ra gì đó ngẩng đầu lên nhìn Cố Tiểu Ảnh đang vừa uốngnước vừa nước mắt ngắn nước mắt dài, cuối cùng đành nén những lời định nói lại.

Ông Cố đến lúc này cũngnhận thấy nếu mình không ra mặt kết thúc câu chuyện thì quả thực là không được,bèn dũng cảm đứng lên, nói với Quản Lợi Minh: “Ông thông gia, không cần nói nhiềulàm gì, chúng nó có suy nghĩ của mình, bậc cha mẹ chúng ta không cần lo nhiềulàm gì, uống rượu uống rượu đi!”

Vừa nói ông vừa nângchén rượu lên, bà Cố nhìn tình hình cũng vội phụ họa, nâng chén lên nói: “Đúngthế, đúng thế, các con nó cũng có suy nghĩ của mình, nói cho cùng, là chúng nósống với nhau, chúng nó thấy hợp là được, con cháu có cái phúc của con cháumà”.

Quản Lợi Minh vò râutrợn mắt nhìn Quản Đồng, cũng không tiện nói thêm gì nữa. Tạ Gia Dung đã quen vớiviệc ngồi một bên không nói gì, chỉ cười hiền lành chịu đựng nhìn con trai vàcon dâu. Ánh nắng mùa thu sáng rực rỡ, cả gia đình họ ngồi dưới một bóng câyngoài trời, dường như đang trở nên một đám rất ồn ào.

Vậy mà lúc Cố Tiểu Ảnhquay đầu nhìn, thì thấy Quản Đồng hơi hơi nhíu mày, ánh mắt tràn ngập sự bực bộikhông thể che giấu.

Thế là, sự hoà bì cốgắng duy trì đến lúc mặt trời lặn. Lúc chạng vạng, cả nhà quay về, cùng ăn tối ởkhách sạn trung tâm thành phố xong, ai lại về chỗ ở của người ấy.

Cố Tiểu Ảnh theo thóiquen vẫn ở lại khách sạn nhõng nhẽo với bố mẹ rất lâu rồi mới nuối tiếc ra về.

Không ngờ, vừa bướcvào cửa đã giật cả mình: trong phòng khách, hai bố con Quản Lợi Minh và Quản Đồngđang xoắn râu trợn mắt nhìn nhau!

Cố Tiểu Ảnh khịt khịtmũi, ngửi thấy mùi chiến tranh, mắt trợn tròn, mạch máu bắt đầu chảy rần rật.

Cô treo áo khoác lênmắc, nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh chồng, đầu tiên là ngẩng đầu nhìn thái độ củaQuản Đồng, rồi lay lay tay anh, gọi khẽ: “Quản Đồng?”

Nhìn thấy cô, sắc mặtcủa Quản Lợi Minh hơi chuyển biến, nhưng giọng nói thì vẫn rất cứng rắn, mắngnhiếc Quản Đồng: “Con không cho bố nói thì bố cũng phải nói, chuyện sinh con làchuyện lớn nhất cả đời người, ở nông thôn chúng ta...”

“Bố” - Quản Đồng nhíumày, nói từng tiếng “đây không phải là nông thôn!”

Anh hít một hơi thậtdài, giọng trầm xuống, trả lời: “Bố, đây là thành phố, không phải nông thôn. Dùcó tình cảm sâu sắc hơn nữa đối với đồng ruộng, cũng chẳng có nhiều người nguyệncả đời làm nông dân! Chúng ta chăm chỉ lắm mới có thể cho con cái lên thành phốhọc, để được hưởng nền giáo dục tốt hơn, được nhìn thấy những thứ đẹp hơn, tạisao còn phải dùng những tiêu chuẩn của nông thôn để yêu cầu chính mình?!”

Anh ngẩng đầu lên, CốTiểu Ảnh hơi kinh ngạc nhìn Quản Đồng từ trước đến nay, luôn nhẹ nhàng, chẳngbao giờ cáu gắt, bất giác nắm chặt lấy tay anh.

Quản Lợi Minh há mồm,nhưng chẳng nói ra được lời nào, cuối cùng “hừm” một tiếng, vẩy tay đi thẳng.

Quản Đồng nhìn theo,anh thở dài, cũng không nói gì.

Cứ như thế, buổi tốihôm đó không khí trong nhà hạ xuống đến nhiệt độ đóng băng.

Đêm xuống, Cố Tiểu Ảnhvẫn theo thói quen cuộn tròn mình trong lòng Quản Đồng, nhưng lần đầu tiên nằmtrong lòng anh mà cô vẫn cảm thấy có sự chua xót mơ hồ nào đó trong lòng.

Trong đêm yên tĩnh, CốTiểu Ảnh nghe thấy tiếng hơi thở đều đều của Quản Đồng, cô không ngủ nổi.

Cô ngắm kĩ khuôn mặtQuản Đồng trong ánh sáng lờ mờ, giơ tay ra, lướt ngón tay men theo lông mày xuống.

Anh ngủ lặng yên,ngoan ngoãn như một đứa trẻ.

Thực ra Quản Đồng rấtít khi kể cho Cố Tiểu Ảnh nghe về những nỗi khổ mà mình phải chịu khi còn nhỏ.Cố Tiểu Ảnh dường như cũng không ngờ rằng, với một người thiếu niên ở nông thônnhư Quản Đồng, khổ nhất lại không phải là sự thiếu thốn về vật chất, mà là áp lựcvề tâm lý, là áp lực của tinh thần nhất quyết phải thoát khỏi nông thôn.

Có lẽ, Cố Tiểu Ảnh thựcsự đã lớn lên trong nhung lụa. Trước đây, cô chưa từng biết, Quản Đồng tuy ítcáu ít bực, nhưng nội tâm lại mẫn cảm đến thế.

Cố Tiểu Ảnh không thểhình dung nổi những cảm giác trong lòng mình lúc này, có lẽ cô nên mừng vì giữasự mâu thuẫn giữa vợ và bố mẹ, anh vẫn ðứng về phía cô. Nhýng thật kì lạ, lúcnày, cô lại chẳng mừng chút nào.

Bởi vì, cô muốn anh được thoảimái, không có chút gánh nặng và áp lực nào để tiến lên phía trước, tiến theocon đường mà anh đã chọn. Nhưng thực tại thì, anh đang phải chống chọi với áp lựctừ nhiều phía, mà đáng buồn là ở chỗ loại áp lực đó, anh không thể né tránh.

Đêm đã khuya, Cố TiểuẢnh cuối cùng cũng chìm vào giấc ngủ với những suy nghĩ phức tạp. Trước lúc ngủ,cô nghĩ: cô mới suy nghĩ một chút thế mà đã mệt, thế thì những năm qua, Quản Đồngluôn trong tình trạng phải đấu tranh, phấn đấu, có mệt không nhỉ?

Thực ra, Cố Tiểu Ảnhlúc này mới chỉ định nghĩa “áp lực” là các phạm trù đơn giản như: cố gắng họchành, cố gắng làm việc, tạm thời chưa sinh con, mà cô vẫn chưa biết, từng ngàyqua đi, còn có biết bao nhiêu áp lực khác đang chờ đợi Quản Đồng, và chờ đợi cảcô nữa.

Dù gì, cuộc sống không đơn giản là cái đầu đũa dùng làm tăm xỉa răng hay nhữngcái áo đậm mùi mồ hôi, cũng không chỉ là bài thuyết giáo “bất hiếu hữu tam, vôhậu vi đại”. Cuộc sống rốt cuộc, còn bao gồm những chuyện phiền lòng muôn hìnhvạn trạng, mà cứ phải bước từng bước một mới biết.

Nhưng dù nói thế nàothì đến lúc này, Cố Tiểu Ảnh cũng đã ý thức được, giả sử trong hôn nhân bắt buộcphải có một khoảng thời gian hòa hợp, thì quãng thời gian hòa hợp thuộc về côđó, ngoài việc hòa hợp với Quản Đồng, còn có cả sự hòa hợp giữa cô với Quản LợiMinh và Tạ Gia Dung.

Cô có thể tưởng tượngra, đây chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ vô cùng gian khổ. Khoảng cách thành thịnông thôn, ngăn cách về thế hệ, sẽ mài dũa ý chí của cô, san phẳng tâm hồn cô,trong một khoảng thời gian chưa biết là bao lâu mà bản thân cô, lại chẳng có chỗnào lẩn trốn.

Bởi thế, chỉ có thể dũngcảm chờ đợi thôi.

Câu nói này đến từđâu nhỉ?

Đường càng ngày càngdài, hạnh phúc đang ở nơi đâu...


/6

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status