Bốn giờ, tôi nằm ngủ thẳng cẳng trên giường, mặc cho chiều nay có buổi học thêm Toán, không những vậy, còn là buổi học thêm cuối cùng trong năm.
Một rưỡi, đồng hồ báo thức kêu inh ỏi, tôi “nhanh trí” tắt đi, tiếp tục ngủ cho đến tận bây giờ, lấy cớ là để dưỡng sức, tối còn đối đầu với tên ác ma Nguyễn Thành Đông, trực tiếp đạp văng lời nhắn nhủ hết sức tha thiết của thầy Trưng dạy Toán ra khỏi đầu.
“Các con ơi, buổi học thêm cuối năm rồi, gắng đi đầy đủ nhé!”
Giọng nói trìu mến cùng bộ dạng rưng rưng nước mắt của người thầy già đã khiến tôi cảm động suýt oà lên khóc, trong lòng tự hứa với Đảng với dân là buổi sau chắc chắn sẽ đi học. Cơ mà, kết quả là thế này đây, tôi đi học thêm Toán ở nhà, trên giường và trong suy nghĩ.
- Gâu gâu gâu… gấu gầu gâu…
Đang mơ mơ màng màng thì tiếng nhạc chuông quen thuộc bất chợt vang lên khiến tôi giật mình, ngơ ngác ngóc đầu dậy, vừa gãi đầu gãi tai vừa mò mẫm chiếc điện thoại bị nhét dưới gối, tôi lại lầm bầm chửi con chó lắm mồm ẩn trong cái cục gạch của mình.
Mắt nhắm mắt mở, không buồn xem là ai gọi tôi đã uể oải đưa máy lên tai nghe, giọng nói lẫn trong tiếng ngái ngủ:
- A nô… Oáp…
- Đang ở đâu?
Người ở đầu bên kia lạnh nhạt lên tiếng. Vô cùng ngắn gọn. Chỉ với kiểu hỏi đặc trưng kia, không cần nghe qua giọng nói, tôi cũng biết được là ai đang gọi. Chợt nhớ đến buổi sáng hôm nay, tâm trạng tôi như bị ai kéo xuống, xấu tệ hại, không nhịn được lại âm thầm chửi rủa cái kẻ lạnh lùng, vô tâm, mặt sắt, tim đá kia.
Sau một hồi tổng sỉ vả Phong… trong bụng chán chê, tôi mới khẽ hắng giọng, học tập theo kiểu nói của cậu ta, trả lời ngắn gọn đến không thể ngắn gọn hơn:
- Ở nhà.
- Làm gì?
- Ngủ. – Ơ hơ hơ, này thì cho ngắn gọn, tôi học hỏi hơi bị nhanh đấy!
- Không đi học à? Hôm nay buổi cuối đấy! – Lần này là một câu dài hơn nhưng vẫn thiếu chủ ngữ, cái tên chết bằm này, chơi thân với một người văn hoá đầy mình như tôi mà không học hỏi được tí gì cả. Cậu ta nên được đưa vào trại cải tạo ngôn ngữ càng sớm càng tốt.
Tôi nghĩ rồi vừa gãi mông vừa ngồi dậy, lèo nhèo chửi con muỗi vo ve trước mặt mình rồi mới chậm rãi lên tiếng, không quên làm bộ hốt hoảng dù tay thì đang đập muỗi chan chát:
- Ơ thôi chết, quên mất đấy!
- Ờ, quên cơ đấy. – Cái kẻ mặt sắt, tim được đặt trong kho đông lạnh kia lên tiếng, giọng nói đầy vẻ mỉa mai, thậm chí tôi còn nghe thấy tiếng cười nhạt nhẽo của cậu ta.
- Ấy, quên thật mà. – Tôi chặt lưỡi, ngượng nghịu phân bua rồi lại bắt đầu lải nhải xuyên lục địa. – Chán thật đấy, tôi ngủ quên mất mới chết, cũng chỉ tại cái đồng hồ báo thức chết bằm này, tốn cả tiền mua pin mà chẳng kêu gì cả… Trời ơi là trời, sao tôi lại có thể bỏ buổi học cuối cùng của thầy bánh Trưng cơ chứ. Tôi thật có lỗi với bố mẹ, có lỗi với anh Tùng với bạn bè trong lớp đặc biệt là càng có lỗi với thầy Trưng, hic hic… một buổi học quan trọng nhường ấy, đậm tình thầy trò nhường ấy…
Hăng say chém gió quên cả trời đất, tôi chợt nhận ra bên kia im ắng đến lạ thường. Khẽ nhíu mày, tôi lên tiếng dò hỏi:
- Này, cậu còn đó không đấy?
Một lát sau mới có tiếng nói vang lên:
- Nói xong chưa?
Tôi dám cá là từ nãy đến giờ cậu ta đã đặt chiếc điện thoại sang một bên và thoải mái đi làm một việc gì đó mặc cho tôi mất công nói mỏi cả mồm. Bực mình, tôi sửng cồ lên hỏi:
- Thế từ nãy đến giờ cậu không nghe à?
- À, ừ, tôi đâu có rảnh. – Phong thản nhiên đáp, không hề tỏ ra chút hối lỗi nào trước hành động vô cùng bất lịch sự của mình. Cái kiểu đâu gọi điện đến, hỏi liên thiên rồi không thèm nghe, để cho người ta độc thoại một mình. Thế khác nào biến tôi thành đứa dở hơi, đi nói chuyện với cái cục gạch. Thật đúng là…
- Đồ con heo. – Tôi bực mình, suy nghĩ trong bụng phát ra thành tiếng.
- Cái gì con heo đấy? – Phong lạnh giọng hỏi lại, lời nói sặc mùi sát khí. Tôi giật mình vội chối bay chối biến:
- Đâu, tôi có nói gì đâu, vừa có con lợn chạy vào nhà nên tôi chửi nó thôi mà ha ha…
- Lợn ở đâu ra mà chạy vào nhà cậu?
- Ờ thì… Sao cậu hỏi lắm thế, mà gọi cho tôi có việc gì không?
Tôi bực bội gắt lên, cái tên dở hơi này, lúc không cần thì lại rõ lắm chuyện.
- Ừ, có việc.
- Việc gì đấy? – Tôi khẽ nhíu mày, hỏi với vẻ vô cùng cảnh giác. Đột nhiên lại có một dự cảm không lành về việc nghỉ học ngày hôm nay.
- À gọi thông báo cho cậu… hôm nay buổi cuối nên thầy cho cả lớp liên hoan…
Nghe đến từ “liên hoan”, tôi đau lòng muốn chết, ôm má, cắn gối rên rỉ:
- Trời ơi, tôi đi chết đây, sao đúng hôm mình nghỉ thì lại liên hoan? À, thế có phần tôi cái gì không?
- À… có đấy. Theo chỉ định của lớp trưởng, mỗi đứa nghỉ học được phần… một cái kẹo oishi, tôi chọn cho cậu vị chanh, mai đưa. – Phong khẽ cười, rất “nhẹ nhàng” và tình cảm nói với tôi.
- …
Tôi… đã không còn gì để nói với lũ bạn tồi tệ của mình nữa rồi. Cái bọn lừa thầy, phản bạn, ăn uống cho đã rồi phần người ta mỗi cái kẹo oishi. Ở đâu ra cái kiểu bạn bè ấy chứ?
Tôi nghĩ rồi lôi con chó bông ra, coi nó là nhỏ Linh lớp trưởng rồi tung chân đạp liên hồi. Trong lúc tôi còn đang phấn khích với thú vui man rợ của mình thì Phong chợt hắng giọng, nói tiếp:
- Còn nữa…
- Còn gì nữa? – Tôi vội dừng động tác, hốt hoảng hỏi. Đừng nói thầy Trưng cho cả lớp đi công viên nước chơi nhé. Nếu thế thì tôi đi đập đầu vào tường tự tử đây.
- Thầy Trưng bảo hôm nay ai không đi học… sẽ bị trừ một điểm vào điểm miệng.
- CÁI GÌ? – Hết cú sốc này đến cú sốc khác, tôi không nhịn được, gào lên thất thanh. Bám chặt tay vào thành giường để khỏi ngã, tôi nuốt nước bọt, run rẩy hỏi lại Phong:
- Không thể nào, cậu… cậu lừa tôi đúng không?
- Ừm tôi đùa đấy. Thật ra…
- Trời, cậu đúng là đồ không tim. – Tôi đưa tay lên chặn ngực, thở hắt ra một hơi rồi hớn hở nói tiếp. - Tôi biết ngay mà, thầy Trưng sao có thể làm vậy được ha ha… Nhưng thật ra cái gì?
- Thật ra… là trừ hai điểm chứ không phải một.
- …
Tôi ngất rồi, không nói được gì nữa đâu.
…
Sau cuộc điện thoại với Phong, bị cậu ta đưa từ tâm trạng này sang tâm trạng khác, tinh thần và thể xác của tôi đều kiệt quệ, vì thế tôi quyết định dứt mình ra khỏi giường, sang nhà hàng xóm chơi cho thoải mái đầu óc.
Hàng xóm mà tôi nhắc đến là một ông lão gần 70 tuổi, ở một mình, thỉnh thoảng con cháu có đến chơi nhưng không nhiều, phần lớn thời gian là ông với con mèo màu tro ú “hú hí” với nhau.
Ông cụ sống ở thành phố nhiều năm nhưng những thói quen của thôn quê thì vẫn không bỏ được, từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng… tất cả đều mộc mạc và đơn thuần. Áo xẻ tà màu nâu, quần vải ống thấp ống cao, cái gọng kính trắng bị bó nịt đủ chỗ. Khuôn mặt đen sạm và đầy những nếp nhăn có cái vẻ chân chất rất đỗi thân quen, còn cả những câu chửi mang thương hiệu của riêng ông, người nghe không phật lòng mà còn như thấy được sự yêu thương trong đó.
Người trong ngõ phần lớn không thích ông, họ cho rằng ông là một lão già kì quái, quê mùa và hay nói chuyện một mình. Nhưng những đứa trẻ thành phố thì lại khoái ông vô cùng, bởi ông biết làm diều, làm sáo, tò he… những thứ mà trông mỏi mắt chúng cũng không thấy được ở ngoài quán.
Giống như mấy đứa trẻ, tôi cũng khoái ông lão. Chọc cho ông cụ điên lên và nghe ông chửi là một thú vui bệnh hoạn của tôi.
Trước hiên nhà ông cụ có cái sạp bằng tre lúc nào cũng bày biện đủ thứ chén cốc, ấm nước chè và chai rượu gạo trắng. Dưới chân sạp không thể thiếu được điếu thuốc lào, ông cụ học trong phim cứ mỗi lần rít thuốc lào là lại khà lên một tiếng, đung đưa chòm râu hai màu của mình:
“Hút điếu thuốc lào, nâng cao sĩ diện.”
Bầu bạn với ông là con mèo màu tro béo như lợn và ngu như bò. Nó là mèo đực nhưng bị thiến nên giờ giới tính không xác định, có rất nhiều tên. Tôi gọi nó là Tro công công, anh Tùng lịch sự gọi là Xám công tử, cá nhân tôi rất không đồng tình với cái tên này, công tử gì chứ, bị thiến rồi còn đâu.
Nhỏ Hân gọi con mèo bằng cái tên Bá tước, bởi ngoài việc trông hơi ngu ra thì mặt nó rất nghênh, lúc nào cũng vênh lên, nhìn chỉ muốn táng cho một phát. Gọi thì kêu hừ hừ hai tiếng xong quay mặt đi, ăn thì toàn đòi ăn ngon, ngủ thì toàn đòi ngủ ấm, y như mèo quý tộc.
Còn tên Thành Đông, hắn gọi con mèo là lơn như ngụ [1], cách gọi tên đã nói lên con người hắn, biến thái và bẩn bựa vô đối.
Chủ nhân của con mèo thì chỉ đơn giản gọi nó là… Mèo. Vâng, cái tên đơn thuần đến mức thô tục. Cam, Quýt, Mít, Dừa… cái gì cũng được, ít nhất cũng phải cho nó một cái tên tử tế chứ!
“Tổ cha bay, mèo không gọi là mèo thì gọi là gì?”
Đây là lời giải thích của ông cụ khi tôi thắc mắc tại sao ông lại đặt cho con mèo cái tên thuần tuý đến vậy.
Nghĩ lại, nếu tôi đổi tên con Rô thành Chó thì sao nhỉ? Mỗi lần gọi nó thay vì “Rô đây Rô” sẽ là “Chó đây Chó…” Nghe bựa không chịu được. Người làm chủ như tôi, thật không đành lòng. *Lắc đầu*
…
Tôi miên man nghĩ rồi đẩy cánh cổng sắt sơn đỏ choét ra, đủng đỉnh đi vào sân. Vừa nhìn thấy mái đầu hoa râm quen thuộc cùng cái dáng “lão Hạc” không lẫn đi đâu được kia, tôi đã toe toét hét toáng lên:
- Con chào ông.
- Con bé này, mày chào hay quát ông vậy hả? – Ông cụ đang uống trà chợt giật mình ngẩng đầu lên, dùng cái que đuổi ruồi chỉ vào tôi, mắng.
- Con chào ông thật lại còn…
Tôi nói với vẻ ngây thơ vô số tội rồi xà xuống bên sạp, lôi con Mèo đang nằm ườn bên ấm trà xanh vào lòng mình, ôm thật chặt khiến nó thè cả lưỡi, miếng kêu nghéo nghéo, đôi mắt màu xám của nó nhìn tôi đầy căm thù.
- Mày định giết mèo của ông đấy hả? Thả ra, thả ra…
Ông cụ dùng cái quạt mo vỗ bốp vào đầu tôi một cái, cáu bẳn gắt lên.
Tôi ôm cái đầu vừa bị đánh, dù không cam lòng nhưng cũng phải nới lỏng tay ra. Con mèo như Tôn Ngộ Không vừa thoát khỏi núi Ngũ Hành Sơn, sung sướng keo meo meo rồi vội chui ra ngoài, không quên phẩy mạnh cái đuôi vừa lắm lông vừa bẩn của nó vào mặt tôi.
Để trả thù việc bị tôi hành hạ, nó nằm quay mông về phía tôi, đuôi vểnh lên để “cái thứ chẳng mấy sạch sẽ kia” của nó hướng thẳng vào mặt tôi.
Con này láo thật, dám coi mặt tôi ngang với cái mông nó. Không xử thì còn ra thể thống gì nữa? Tôi nghĩ rồi bỏ dép ra, giơ chân đạp vào mông nó một cái. Bị đánh bất ngờ, nó nhảy dựng lên, kêu nghéo một tiếng. Hừ, cho đáng đời!
- À… Dạo này bận gì mà không thấy thằng Đông sang ông chơi nhỉ? – Ông cụ đang uống trà chợt quay sang hỏi tôi, một chân ông để lên sạp, một chân thõng xuống dưới, bàn tay thô ráp dịu dàng gãi đầu Tro công công. Nó được mát xa thì sướng lắm, rên hừ hừ như trúng gió, mắt vẫn liếc chừng về phía bàn chân của tôi.
- Sao ông hỏi mỗi hắn thế? Mà sao lại hỏi con, làm sao con biết được.
Nhắc đến hắn, tôi tự dưng trở nên cáu bẳn. Không hiểu sao ông cụ lại khoái hắn được, cái tên vô lại, tâm lí biến thái, biết bao lần lân la sờ ti Tro công công. Khổ thân con Mèo, hẳn là nó sợ lắm, vậy mà chủ của nó nào có biết, toàn gọi hắn sang chơi, đây rõ ràng là hành động cõng rắn cắn gà nhà .
- Ơ hay, ông không hỏi mày thì ông hỏi ai? Lâu không được đấu cờ với nó, ông ngứa ngáy hết cả người. Cái thằng… không biết bận bịu gì nữa? – Ông cụ vỗ đùi đánh đét, nói.
- Xuỳ... bận gì chứ ông, chắc là mải chơi game với tán gái rồi. - Tôi khẽ nheo mắt, phẩy phẩy tay, giọng nói đầy ý thù địch.
Ông cụ nghe tôi nói thì chợt bật cười, chòm râu hai màu khẽ rung nhẹ:
- Mày ghen hả con? Phải rồi, phải rồi, giữ chặt vào, tướng nó là nhiều gái theo lắm đấy!
- Ông buồn cười thật, con ghen bao giờ? Con có dở hơi đâu. – Tôi cau mày, bực bội nói rồi chợt khẽ nhếch nhẹ môi, mỉa mai. – Mà chắc ông xem sai tướng rồi, tướng hắn phải là nhiều trai theo mới đúng, cẩn thận gay lúc nào không biết.
- Con bé này, bậy gì đâu... – Ông cụ lại dùng cái quạt mo vỗ bốp vào đầu tôi một cái. – Ông nhìn chỉ có chuẩn. Ông cứ sống được đến lúc hai đứa bay cưới nhau là ông mừng rồi, đến lúc ấy ông tặng hai đứa mày con Mèo làm quà cưới.
Ông cụ cười khà khà rồi đắc ý chỉ tay vào Tro công công, tự hào như thể con mèo xám xấu xí này được đúc ra từ vàng vậy.
Tôi đen cả mặt, may mà bị ông cụ trêu quen rồi nên tôi không bị sốc. Đúng là chỉ có ông cụ mới nghĩ ra được những ý tưởng điên rồ như vậy. Dĩ nhiên điều này tôi chỉ dám để trong lòng thôi, đùa à, tôi không muốn bị ăn đạp đâu.
Tôi nghĩ rồi khẽ nhún nhẹ vai, cũng chả buồn bực làm gì cho mệt, chỉ khẽ cười cười:
- Nếu thế thì ông sẽ sống lâu tỉ tuổi rồi bởi không bao giờ có chuyện đó đâu, tuyệt đối không! – Tôi nói chắc nịch, còn tiện tay túm chặt đầu con Tro công công như để khẳng định lời nói của mình.
- Khà khà, ông đã phán thì chỉ có chuẩn. Nhưng tính cách của hai đứa bay như vậy, đến với nhau sẽ hơi mệt đấy. Hơn nữa ông thấy ánh mắt thằng Đông… hình như lúc nào cũng buồn, nắm bắt được nó… cũng khó đấy con.
Nghe ông cụ nói, tôi ngẩn người ra, chợt cảm thấy cái chuyện này nó hài hài sao ấy. Tự dưng tôi lại có cảm giác như mình đang sang nhà ông cụ để nhờ tư vấn tình cảm. Có lộn đề không vậy? Tôi và hắn ghét nhau còn không hết, nắm bắt mới chả yêu đương gì chứ?! Ông cụ đúng là già đến nỗi lẩn thẩn rồi.
Còn nữa, ánh mắt của hắn luôn buồn ư? Sao tôi không thấy nhỉ, tôi chỉ thấy cái vẻ mặt sung sướng và hạnh phúc tột cùng khi thấy người khác gặp nạn của hắn thôi.
Tôi nghĩ rồi khẽ cau mày càu nhàu:
- Con nói bao lần rồi mà, con và hắn chả có gì cả (ngoài chung nhau tâm lí biến thái thích sờ ti mèo ), ông cứ đùa hoài. Mà chắc ông nhìn nhầm rồi, cái mặt lúc nào cũng nhơn nhơn như con cá bơn của hắn thì biết gì mà buồn với chả bã.
- Hửm? Cái này mày phải tự tìm hiểu chứ, ông chỉ thấy gì nói nấy thôi, còn ẩn tình bên trong… thì chịu khà khà…
Ông cụ đắc ý nói rồi lại cầm chén trà lên uống, sục sục trong miệng rồi nhổ toẹt ra sân.
Tôi bó chiếu rồi, chẳng buồn cãi nhau với ông cụ nữa. Có phải ông cụ thường đóng cửa, ngồi một mình đọc tiểu thuyết không nhỉ, sao có thể nghĩ ra mấy cái chuyện tào lao này chứ?
Tôi nghĩ rồi lại ôm lấy con mèo tro ép vào lòng mình. Đã thế thì tôi trút giận lên nó vậy. Ai bảo chủ của mày làm tao bực mình, hừ.
Kẹp con Mèo vào giữa hai chân mình, tôi lấy hai tay úp vào má nó, định kéo hai hàng ria ở hai bên mép thì chợt nhận ra, làm gì còn ria nữa mà kéo. Ria của nó đã bị hơ trụi rồi còn đâu.
Nhìn hàng ria trước đây vốn là thứ kiêu hãnh của Tro công công giờ chỉ còn là hai mẩu ngắn bằng nửa đốt ngón tay lại còn xoăn tớn vào nữa, tôi không nhịn được, ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Thảo nào hôm nay tôi thấy nó là lạ, cái mặt ủ rũ hệt như lần bị cắt trym lúc trước, thì ra là bị mất ria ha ha...
Tôi nghĩ rồi cố gắng nhịn cười, chỉ tay vào Tro công công, hỏi:
- Ria của nó làm sao vậy ông?
- À, ông dùng bật lửa hơ đấy!
Ông cụ thản nhiên đáp, thậm chí không tỏ ra chút hối hận nào trước hành động hơ ria dã man tàn bạo của mình.
- Sao… sao ông lại… - Tôi chớp chớp mắt, ngạc nhiên kêu lên, rồi sụt sùi cúi xuống nhìn con Mèo với ánh mắt đầy cảm thông.
- Hôm kia nó ị trên chạn bát, hôm qua lại ị trên giường ông, bực quá ông cho nó trụi ria luôn, xem có chừa không! Mày nhắc ông mới nhớ, tối ông không cho nó ăn cá nữa.
Ông cụ bực bội nói rồi đập mạnh cái quạt mo xuống sạp tre.
Tôi nghe mà không nhịn được, ngã người ra sau, ôm bụng cười sặc sụa. Ôi Mèo ơi là Mèo, sao mày lại biết chọn chỗ mà giải quyết nỗi buồn thế? Một chỗ ngủ, một chỗ ăn, rõ là khôn. Tôi xin rút lại lời chê nó ngu như bò.
Sau khi đã cười sái cả quai hàm, cuối cùng tôi cũng nín lại được trước ánh mắt sát thủ của ông cụ. Vừa quẹt nước mắt, tôi vừa hớn hở nói:
- Vui thật, ông với con mèo cứ như chó với mèo ấy nhỉ?
- …
Không gian thật im ắng.
Hình như… tôi vừa nói sai cái gì rồi.
…
- Bốp, sầm!!!
Sau phát biểu thiếu suy nghĩ của mình, tôi đã bị ông cụ tàn nhẫn đá ra khỏi cổng kèm theo một câu chửi:
- Tổ cha bay, cút, cút ngay.
Ôm cái mông vừa bị đá của mình, tôi nuốt nước mắt, thất thểu đi về nhà. Ông cụ cũng thật là, tôi buột miệng chứ bộ, thế mà ông nỡ đạp thẳng cánh một tinh linh bé bỏng, dễ thương như tôi ra ngoài đường. Đúng là chẳng biết thương hoa tiếc ngọc gì cả.
Tôi vừa làu bàu vừa loay hoay mở cổng đi vào nhà, mắt chợt liếc qua cái cổng sắt sơn đen to đùng của nhà hắn, đột nhiên thần người ra mà chẳng hiểu tại sao.
Lần đầu tiên tôi gặp hắn là lúc tôi 5 tuổi, hắn 6 tuổi. Hắn chuyển về sống cùng ông nội. Năm hắn học lớp 8 thì ông hắn mất, từ đó hắn ở một mình cùng thím Tư giúp việc. Nghe nói bố mẹ hắn đều ở bên Mĩ, tôi chưa thấy hắn nhắc đến họ bao giờ, duy chỉ có một lần, sau khi ông hắn mất chưa được bao lâu, anh Tùng hỏi tại sao hắn không về ở với bố mẹ, hắn đã trả lời rằng:
“Bố mẹ tao không cần nên mới vất tao cho ông nội. Tao sẽ sống ở đây, trong căn nhà này của ông, mãi mãi.”
Từ đó về sau, anh Tùng dặn chúng tôi không được nhắc đến chuyện này trước mặt hắn nữa. Tôi cũng biết điều, chẳng dám đả động gì cả. Thời gian trôi đi, tôi quen dần với việc hắn sống một mình, trong căn nhà rộng rãi đó. Và cái khuôn mặt nhơn nhơn, lúc nào cũng cười cợt của hắn đã khiến tôi quên mất một điều, hắn - đã không được ở bên bố mẹ từ năm 6 tuổi đến giờ.
Không hiểu sao đột nhiên tôi lại nhớ đến một câu nói trong truyện Rurouni Kenshin, dù câu nói có phần phiến diện và chẳng hợp với hắn tẹo nào, nhưng mà… không hiểu sao, tôi cứ nghĩ đến nó…
Những người hay cười là những người đau khổ nhất vì nụ cười là những giọt nước mắt khô.
Một rưỡi, đồng hồ báo thức kêu inh ỏi, tôi “nhanh trí” tắt đi, tiếp tục ngủ cho đến tận bây giờ, lấy cớ là để dưỡng sức, tối còn đối đầu với tên ác ma Nguyễn Thành Đông, trực tiếp đạp văng lời nhắn nhủ hết sức tha thiết của thầy Trưng dạy Toán ra khỏi đầu.
“Các con ơi, buổi học thêm cuối năm rồi, gắng đi đầy đủ nhé!”
Giọng nói trìu mến cùng bộ dạng rưng rưng nước mắt của người thầy già đã khiến tôi cảm động suýt oà lên khóc, trong lòng tự hứa với Đảng với dân là buổi sau chắc chắn sẽ đi học. Cơ mà, kết quả là thế này đây, tôi đi học thêm Toán ở nhà, trên giường và trong suy nghĩ.
- Gâu gâu gâu… gấu gầu gâu…
Đang mơ mơ màng màng thì tiếng nhạc chuông quen thuộc bất chợt vang lên khiến tôi giật mình, ngơ ngác ngóc đầu dậy, vừa gãi đầu gãi tai vừa mò mẫm chiếc điện thoại bị nhét dưới gối, tôi lại lầm bầm chửi con chó lắm mồm ẩn trong cái cục gạch của mình.
Mắt nhắm mắt mở, không buồn xem là ai gọi tôi đã uể oải đưa máy lên tai nghe, giọng nói lẫn trong tiếng ngái ngủ:
- A nô… Oáp…
- Đang ở đâu?
Người ở đầu bên kia lạnh nhạt lên tiếng. Vô cùng ngắn gọn. Chỉ với kiểu hỏi đặc trưng kia, không cần nghe qua giọng nói, tôi cũng biết được là ai đang gọi. Chợt nhớ đến buổi sáng hôm nay, tâm trạng tôi như bị ai kéo xuống, xấu tệ hại, không nhịn được lại âm thầm chửi rủa cái kẻ lạnh lùng, vô tâm, mặt sắt, tim đá kia.
Sau một hồi tổng sỉ vả Phong… trong bụng chán chê, tôi mới khẽ hắng giọng, học tập theo kiểu nói của cậu ta, trả lời ngắn gọn đến không thể ngắn gọn hơn:
- Ở nhà.
- Làm gì?
- Ngủ. – Ơ hơ hơ, này thì cho ngắn gọn, tôi học hỏi hơi bị nhanh đấy!
- Không đi học à? Hôm nay buổi cuối đấy! – Lần này là một câu dài hơn nhưng vẫn thiếu chủ ngữ, cái tên chết bằm này, chơi thân với một người văn hoá đầy mình như tôi mà không học hỏi được tí gì cả. Cậu ta nên được đưa vào trại cải tạo ngôn ngữ càng sớm càng tốt.
Tôi nghĩ rồi vừa gãi mông vừa ngồi dậy, lèo nhèo chửi con muỗi vo ve trước mặt mình rồi mới chậm rãi lên tiếng, không quên làm bộ hốt hoảng dù tay thì đang đập muỗi chan chát:
- Ơ thôi chết, quên mất đấy!
- Ờ, quên cơ đấy. – Cái kẻ mặt sắt, tim được đặt trong kho đông lạnh kia lên tiếng, giọng nói đầy vẻ mỉa mai, thậm chí tôi còn nghe thấy tiếng cười nhạt nhẽo của cậu ta.
- Ấy, quên thật mà. – Tôi chặt lưỡi, ngượng nghịu phân bua rồi lại bắt đầu lải nhải xuyên lục địa. – Chán thật đấy, tôi ngủ quên mất mới chết, cũng chỉ tại cái đồng hồ báo thức chết bằm này, tốn cả tiền mua pin mà chẳng kêu gì cả… Trời ơi là trời, sao tôi lại có thể bỏ buổi học cuối cùng của thầy bánh Trưng cơ chứ. Tôi thật có lỗi với bố mẹ, có lỗi với anh Tùng với bạn bè trong lớp đặc biệt là càng có lỗi với thầy Trưng, hic hic… một buổi học quan trọng nhường ấy, đậm tình thầy trò nhường ấy…
Hăng say chém gió quên cả trời đất, tôi chợt nhận ra bên kia im ắng đến lạ thường. Khẽ nhíu mày, tôi lên tiếng dò hỏi:
- Này, cậu còn đó không đấy?
Một lát sau mới có tiếng nói vang lên:
- Nói xong chưa?
Tôi dám cá là từ nãy đến giờ cậu ta đã đặt chiếc điện thoại sang một bên và thoải mái đi làm một việc gì đó mặc cho tôi mất công nói mỏi cả mồm. Bực mình, tôi sửng cồ lên hỏi:
- Thế từ nãy đến giờ cậu không nghe à?
- À, ừ, tôi đâu có rảnh. – Phong thản nhiên đáp, không hề tỏ ra chút hối lỗi nào trước hành động vô cùng bất lịch sự của mình. Cái kiểu đâu gọi điện đến, hỏi liên thiên rồi không thèm nghe, để cho người ta độc thoại một mình. Thế khác nào biến tôi thành đứa dở hơi, đi nói chuyện với cái cục gạch. Thật đúng là…
- Đồ con heo. – Tôi bực mình, suy nghĩ trong bụng phát ra thành tiếng.
- Cái gì con heo đấy? – Phong lạnh giọng hỏi lại, lời nói sặc mùi sát khí. Tôi giật mình vội chối bay chối biến:
- Đâu, tôi có nói gì đâu, vừa có con lợn chạy vào nhà nên tôi chửi nó thôi mà ha ha…
- Lợn ở đâu ra mà chạy vào nhà cậu?
- Ờ thì… Sao cậu hỏi lắm thế, mà gọi cho tôi có việc gì không?
Tôi bực bội gắt lên, cái tên dở hơi này, lúc không cần thì lại rõ lắm chuyện.
- Ừ, có việc.
- Việc gì đấy? – Tôi khẽ nhíu mày, hỏi với vẻ vô cùng cảnh giác. Đột nhiên lại có một dự cảm không lành về việc nghỉ học ngày hôm nay.
- À gọi thông báo cho cậu… hôm nay buổi cuối nên thầy cho cả lớp liên hoan…
Nghe đến từ “liên hoan”, tôi đau lòng muốn chết, ôm má, cắn gối rên rỉ:
- Trời ơi, tôi đi chết đây, sao đúng hôm mình nghỉ thì lại liên hoan? À, thế có phần tôi cái gì không?
- À… có đấy. Theo chỉ định của lớp trưởng, mỗi đứa nghỉ học được phần… một cái kẹo oishi, tôi chọn cho cậu vị chanh, mai đưa. – Phong khẽ cười, rất “nhẹ nhàng” và tình cảm nói với tôi.
- …
Tôi… đã không còn gì để nói với lũ bạn tồi tệ của mình nữa rồi. Cái bọn lừa thầy, phản bạn, ăn uống cho đã rồi phần người ta mỗi cái kẹo oishi. Ở đâu ra cái kiểu bạn bè ấy chứ?
Tôi nghĩ rồi lôi con chó bông ra, coi nó là nhỏ Linh lớp trưởng rồi tung chân đạp liên hồi. Trong lúc tôi còn đang phấn khích với thú vui man rợ của mình thì Phong chợt hắng giọng, nói tiếp:
- Còn nữa…
- Còn gì nữa? – Tôi vội dừng động tác, hốt hoảng hỏi. Đừng nói thầy Trưng cho cả lớp đi công viên nước chơi nhé. Nếu thế thì tôi đi đập đầu vào tường tự tử đây.
- Thầy Trưng bảo hôm nay ai không đi học… sẽ bị trừ một điểm vào điểm miệng.
- CÁI GÌ? – Hết cú sốc này đến cú sốc khác, tôi không nhịn được, gào lên thất thanh. Bám chặt tay vào thành giường để khỏi ngã, tôi nuốt nước bọt, run rẩy hỏi lại Phong:
- Không thể nào, cậu… cậu lừa tôi đúng không?
- Ừm tôi đùa đấy. Thật ra…
- Trời, cậu đúng là đồ không tim. – Tôi đưa tay lên chặn ngực, thở hắt ra một hơi rồi hớn hở nói tiếp. - Tôi biết ngay mà, thầy Trưng sao có thể làm vậy được ha ha… Nhưng thật ra cái gì?
- Thật ra… là trừ hai điểm chứ không phải một.
- …
Tôi ngất rồi, không nói được gì nữa đâu.
…
Sau cuộc điện thoại với Phong, bị cậu ta đưa từ tâm trạng này sang tâm trạng khác, tinh thần và thể xác của tôi đều kiệt quệ, vì thế tôi quyết định dứt mình ra khỏi giường, sang nhà hàng xóm chơi cho thoải mái đầu óc.
Hàng xóm mà tôi nhắc đến là một ông lão gần 70 tuổi, ở một mình, thỉnh thoảng con cháu có đến chơi nhưng không nhiều, phần lớn thời gian là ông với con mèo màu tro ú “hú hí” với nhau.
Ông cụ sống ở thành phố nhiều năm nhưng những thói quen của thôn quê thì vẫn không bỏ được, từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng… tất cả đều mộc mạc và đơn thuần. Áo xẻ tà màu nâu, quần vải ống thấp ống cao, cái gọng kính trắng bị bó nịt đủ chỗ. Khuôn mặt đen sạm và đầy những nếp nhăn có cái vẻ chân chất rất đỗi thân quen, còn cả những câu chửi mang thương hiệu của riêng ông, người nghe không phật lòng mà còn như thấy được sự yêu thương trong đó.
Người trong ngõ phần lớn không thích ông, họ cho rằng ông là một lão già kì quái, quê mùa và hay nói chuyện một mình. Nhưng những đứa trẻ thành phố thì lại khoái ông vô cùng, bởi ông biết làm diều, làm sáo, tò he… những thứ mà trông mỏi mắt chúng cũng không thấy được ở ngoài quán.
Giống như mấy đứa trẻ, tôi cũng khoái ông lão. Chọc cho ông cụ điên lên và nghe ông chửi là một thú vui bệnh hoạn của tôi.
Trước hiên nhà ông cụ có cái sạp bằng tre lúc nào cũng bày biện đủ thứ chén cốc, ấm nước chè và chai rượu gạo trắng. Dưới chân sạp không thể thiếu được điếu thuốc lào, ông cụ học trong phim cứ mỗi lần rít thuốc lào là lại khà lên một tiếng, đung đưa chòm râu hai màu của mình:
“Hút điếu thuốc lào, nâng cao sĩ diện.”
Bầu bạn với ông là con mèo màu tro béo như lợn và ngu như bò. Nó là mèo đực nhưng bị thiến nên giờ giới tính không xác định, có rất nhiều tên. Tôi gọi nó là Tro công công, anh Tùng lịch sự gọi là Xám công tử, cá nhân tôi rất không đồng tình với cái tên này, công tử gì chứ, bị thiến rồi còn đâu.
Nhỏ Hân gọi con mèo bằng cái tên Bá tước, bởi ngoài việc trông hơi ngu ra thì mặt nó rất nghênh, lúc nào cũng vênh lên, nhìn chỉ muốn táng cho một phát. Gọi thì kêu hừ hừ hai tiếng xong quay mặt đi, ăn thì toàn đòi ăn ngon, ngủ thì toàn đòi ngủ ấm, y như mèo quý tộc.
Còn tên Thành Đông, hắn gọi con mèo là lơn như ngụ [1], cách gọi tên đã nói lên con người hắn, biến thái và bẩn bựa vô đối.
Chủ nhân của con mèo thì chỉ đơn giản gọi nó là… Mèo. Vâng, cái tên đơn thuần đến mức thô tục. Cam, Quýt, Mít, Dừa… cái gì cũng được, ít nhất cũng phải cho nó một cái tên tử tế chứ!
“Tổ cha bay, mèo không gọi là mèo thì gọi là gì?”
Đây là lời giải thích của ông cụ khi tôi thắc mắc tại sao ông lại đặt cho con mèo cái tên thuần tuý đến vậy.
Nghĩ lại, nếu tôi đổi tên con Rô thành Chó thì sao nhỉ? Mỗi lần gọi nó thay vì “Rô đây Rô” sẽ là “Chó đây Chó…” Nghe bựa không chịu được. Người làm chủ như tôi, thật không đành lòng. *Lắc đầu*
…
Tôi miên man nghĩ rồi đẩy cánh cổng sắt sơn đỏ choét ra, đủng đỉnh đi vào sân. Vừa nhìn thấy mái đầu hoa râm quen thuộc cùng cái dáng “lão Hạc” không lẫn đi đâu được kia, tôi đã toe toét hét toáng lên:
- Con chào ông.
- Con bé này, mày chào hay quát ông vậy hả? – Ông cụ đang uống trà chợt giật mình ngẩng đầu lên, dùng cái que đuổi ruồi chỉ vào tôi, mắng.
- Con chào ông thật lại còn…
Tôi nói với vẻ ngây thơ vô số tội rồi xà xuống bên sạp, lôi con Mèo đang nằm ườn bên ấm trà xanh vào lòng mình, ôm thật chặt khiến nó thè cả lưỡi, miếng kêu nghéo nghéo, đôi mắt màu xám của nó nhìn tôi đầy căm thù.
- Mày định giết mèo của ông đấy hả? Thả ra, thả ra…
Ông cụ dùng cái quạt mo vỗ bốp vào đầu tôi một cái, cáu bẳn gắt lên.
Tôi ôm cái đầu vừa bị đánh, dù không cam lòng nhưng cũng phải nới lỏng tay ra. Con mèo như Tôn Ngộ Không vừa thoát khỏi núi Ngũ Hành Sơn, sung sướng keo meo meo rồi vội chui ra ngoài, không quên phẩy mạnh cái đuôi vừa lắm lông vừa bẩn của nó vào mặt tôi.
Để trả thù việc bị tôi hành hạ, nó nằm quay mông về phía tôi, đuôi vểnh lên để “cái thứ chẳng mấy sạch sẽ kia” của nó hướng thẳng vào mặt tôi.
Con này láo thật, dám coi mặt tôi ngang với cái mông nó. Không xử thì còn ra thể thống gì nữa? Tôi nghĩ rồi bỏ dép ra, giơ chân đạp vào mông nó một cái. Bị đánh bất ngờ, nó nhảy dựng lên, kêu nghéo một tiếng. Hừ, cho đáng đời!
- À… Dạo này bận gì mà không thấy thằng Đông sang ông chơi nhỉ? – Ông cụ đang uống trà chợt quay sang hỏi tôi, một chân ông để lên sạp, một chân thõng xuống dưới, bàn tay thô ráp dịu dàng gãi đầu Tro công công. Nó được mát xa thì sướng lắm, rên hừ hừ như trúng gió, mắt vẫn liếc chừng về phía bàn chân của tôi.
- Sao ông hỏi mỗi hắn thế? Mà sao lại hỏi con, làm sao con biết được.
Nhắc đến hắn, tôi tự dưng trở nên cáu bẳn. Không hiểu sao ông cụ lại khoái hắn được, cái tên vô lại, tâm lí biến thái, biết bao lần lân la sờ ti Tro công công. Khổ thân con Mèo, hẳn là nó sợ lắm, vậy mà chủ của nó nào có biết, toàn gọi hắn sang chơi, đây rõ ràng là hành động cõng rắn cắn gà nhà .
- Ơ hay, ông không hỏi mày thì ông hỏi ai? Lâu không được đấu cờ với nó, ông ngứa ngáy hết cả người. Cái thằng… không biết bận bịu gì nữa? – Ông cụ vỗ đùi đánh đét, nói.
- Xuỳ... bận gì chứ ông, chắc là mải chơi game với tán gái rồi. - Tôi khẽ nheo mắt, phẩy phẩy tay, giọng nói đầy ý thù địch.
Ông cụ nghe tôi nói thì chợt bật cười, chòm râu hai màu khẽ rung nhẹ:
- Mày ghen hả con? Phải rồi, phải rồi, giữ chặt vào, tướng nó là nhiều gái theo lắm đấy!
- Ông buồn cười thật, con ghen bao giờ? Con có dở hơi đâu. – Tôi cau mày, bực bội nói rồi chợt khẽ nhếch nhẹ môi, mỉa mai. – Mà chắc ông xem sai tướng rồi, tướng hắn phải là nhiều trai theo mới đúng, cẩn thận gay lúc nào không biết.
- Con bé này, bậy gì đâu... – Ông cụ lại dùng cái quạt mo vỗ bốp vào đầu tôi một cái. – Ông nhìn chỉ có chuẩn. Ông cứ sống được đến lúc hai đứa bay cưới nhau là ông mừng rồi, đến lúc ấy ông tặng hai đứa mày con Mèo làm quà cưới.
Ông cụ cười khà khà rồi đắc ý chỉ tay vào Tro công công, tự hào như thể con mèo xám xấu xí này được đúc ra từ vàng vậy.
Tôi đen cả mặt, may mà bị ông cụ trêu quen rồi nên tôi không bị sốc. Đúng là chỉ có ông cụ mới nghĩ ra được những ý tưởng điên rồ như vậy. Dĩ nhiên điều này tôi chỉ dám để trong lòng thôi, đùa à, tôi không muốn bị ăn đạp đâu.
Tôi nghĩ rồi khẽ nhún nhẹ vai, cũng chả buồn bực làm gì cho mệt, chỉ khẽ cười cười:
- Nếu thế thì ông sẽ sống lâu tỉ tuổi rồi bởi không bao giờ có chuyện đó đâu, tuyệt đối không! – Tôi nói chắc nịch, còn tiện tay túm chặt đầu con Tro công công như để khẳng định lời nói của mình.
- Khà khà, ông đã phán thì chỉ có chuẩn. Nhưng tính cách của hai đứa bay như vậy, đến với nhau sẽ hơi mệt đấy. Hơn nữa ông thấy ánh mắt thằng Đông… hình như lúc nào cũng buồn, nắm bắt được nó… cũng khó đấy con.
Nghe ông cụ nói, tôi ngẩn người ra, chợt cảm thấy cái chuyện này nó hài hài sao ấy. Tự dưng tôi lại có cảm giác như mình đang sang nhà ông cụ để nhờ tư vấn tình cảm. Có lộn đề không vậy? Tôi và hắn ghét nhau còn không hết, nắm bắt mới chả yêu đương gì chứ?! Ông cụ đúng là già đến nỗi lẩn thẩn rồi.
Còn nữa, ánh mắt của hắn luôn buồn ư? Sao tôi không thấy nhỉ, tôi chỉ thấy cái vẻ mặt sung sướng và hạnh phúc tột cùng khi thấy người khác gặp nạn của hắn thôi.
Tôi nghĩ rồi khẽ cau mày càu nhàu:
- Con nói bao lần rồi mà, con và hắn chả có gì cả (ngoài chung nhau tâm lí biến thái thích sờ ti mèo ), ông cứ đùa hoài. Mà chắc ông nhìn nhầm rồi, cái mặt lúc nào cũng nhơn nhơn như con cá bơn của hắn thì biết gì mà buồn với chả bã.
- Hửm? Cái này mày phải tự tìm hiểu chứ, ông chỉ thấy gì nói nấy thôi, còn ẩn tình bên trong… thì chịu khà khà…
Ông cụ đắc ý nói rồi lại cầm chén trà lên uống, sục sục trong miệng rồi nhổ toẹt ra sân.
Tôi bó chiếu rồi, chẳng buồn cãi nhau với ông cụ nữa. Có phải ông cụ thường đóng cửa, ngồi một mình đọc tiểu thuyết không nhỉ, sao có thể nghĩ ra mấy cái chuyện tào lao này chứ?
Tôi nghĩ rồi lại ôm lấy con mèo tro ép vào lòng mình. Đã thế thì tôi trút giận lên nó vậy. Ai bảo chủ của mày làm tao bực mình, hừ.
Kẹp con Mèo vào giữa hai chân mình, tôi lấy hai tay úp vào má nó, định kéo hai hàng ria ở hai bên mép thì chợt nhận ra, làm gì còn ria nữa mà kéo. Ria của nó đã bị hơ trụi rồi còn đâu.
Nhìn hàng ria trước đây vốn là thứ kiêu hãnh của Tro công công giờ chỉ còn là hai mẩu ngắn bằng nửa đốt ngón tay lại còn xoăn tớn vào nữa, tôi không nhịn được, ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Thảo nào hôm nay tôi thấy nó là lạ, cái mặt ủ rũ hệt như lần bị cắt trym lúc trước, thì ra là bị mất ria ha ha...
Tôi nghĩ rồi cố gắng nhịn cười, chỉ tay vào Tro công công, hỏi:
- Ria của nó làm sao vậy ông?
- À, ông dùng bật lửa hơ đấy!
Ông cụ thản nhiên đáp, thậm chí không tỏ ra chút hối hận nào trước hành động hơ ria dã man tàn bạo của mình.
- Sao… sao ông lại… - Tôi chớp chớp mắt, ngạc nhiên kêu lên, rồi sụt sùi cúi xuống nhìn con Mèo với ánh mắt đầy cảm thông.
- Hôm kia nó ị trên chạn bát, hôm qua lại ị trên giường ông, bực quá ông cho nó trụi ria luôn, xem có chừa không! Mày nhắc ông mới nhớ, tối ông không cho nó ăn cá nữa.
Ông cụ bực bội nói rồi đập mạnh cái quạt mo xuống sạp tre.
Tôi nghe mà không nhịn được, ngã người ra sau, ôm bụng cười sặc sụa. Ôi Mèo ơi là Mèo, sao mày lại biết chọn chỗ mà giải quyết nỗi buồn thế? Một chỗ ngủ, một chỗ ăn, rõ là khôn. Tôi xin rút lại lời chê nó ngu như bò.
Sau khi đã cười sái cả quai hàm, cuối cùng tôi cũng nín lại được trước ánh mắt sát thủ của ông cụ. Vừa quẹt nước mắt, tôi vừa hớn hở nói:
- Vui thật, ông với con mèo cứ như chó với mèo ấy nhỉ?
- …
Không gian thật im ắng.
Hình như… tôi vừa nói sai cái gì rồi.
…
- Bốp, sầm!!!
Sau phát biểu thiếu suy nghĩ của mình, tôi đã bị ông cụ tàn nhẫn đá ra khỏi cổng kèm theo một câu chửi:
- Tổ cha bay, cút, cút ngay.
Ôm cái mông vừa bị đá của mình, tôi nuốt nước mắt, thất thểu đi về nhà. Ông cụ cũng thật là, tôi buột miệng chứ bộ, thế mà ông nỡ đạp thẳng cánh một tinh linh bé bỏng, dễ thương như tôi ra ngoài đường. Đúng là chẳng biết thương hoa tiếc ngọc gì cả.
Tôi vừa làu bàu vừa loay hoay mở cổng đi vào nhà, mắt chợt liếc qua cái cổng sắt sơn đen to đùng của nhà hắn, đột nhiên thần người ra mà chẳng hiểu tại sao.
Lần đầu tiên tôi gặp hắn là lúc tôi 5 tuổi, hắn 6 tuổi. Hắn chuyển về sống cùng ông nội. Năm hắn học lớp 8 thì ông hắn mất, từ đó hắn ở một mình cùng thím Tư giúp việc. Nghe nói bố mẹ hắn đều ở bên Mĩ, tôi chưa thấy hắn nhắc đến họ bao giờ, duy chỉ có một lần, sau khi ông hắn mất chưa được bao lâu, anh Tùng hỏi tại sao hắn không về ở với bố mẹ, hắn đã trả lời rằng:
“Bố mẹ tao không cần nên mới vất tao cho ông nội. Tao sẽ sống ở đây, trong căn nhà này của ông, mãi mãi.”
Từ đó về sau, anh Tùng dặn chúng tôi không được nhắc đến chuyện này trước mặt hắn nữa. Tôi cũng biết điều, chẳng dám đả động gì cả. Thời gian trôi đi, tôi quen dần với việc hắn sống một mình, trong căn nhà rộng rãi đó. Và cái khuôn mặt nhơn nhơn, lúc nào cũng cười cợt của hắn đã khiến tôi quên mất một điều, hắn - đã không được ở bên bố mẹ từ năm 6 tuổi đến giờ.
Không hiểu sao đột nhiên tôi lại nhớ đến một câu nói trong truyện Rurouni Kenshin, dù câu nói có phần phiến diện và chẳng hợp với hắn tẹo nào, nhưng mà… không hiểu sao, tôi cứ nghĩ đến nó…
Những người hay cười là những người đau khổ nhất vì nụ cười là những giọt nước mắt khô.
/40
|