Tôi biết là mình đã gây ra một tình huống khó xử.
Quỳnh Dao bị kẹt giữa tôi và cái bồn rửa, ánh mắt tôi cắm thẳng vào cô ấy. Chúng tôi ở gần nhau tới nỗi tôi có thể nghe thấy được cả tiếng tim cô ấy đập trong lòng ngực giữa bầu không khí khô khốc trong nhà bếp. Khác hẳn với sự tránh né một cách khéo léo ban nãy, lần này, cô ấy đã thực sự nhìn tôi nhưng đó là ánh mắt sợ hãi đến cùng cực mà lại cố tỏ ra cứng rắn.
- Tớ biết là cho dù có là bạn cũ thì giờ đây chúng ta cũng là những người xa lạ không hơn. Tớ biết cậu khó xử, nhưng chuyện này không hề giống như vậy. Cậu đang cố giấu điều gì với tớ? Ở cái thị trấn xa lạ này? - Đến lượt tôi cũng đang cố giấu sự lo lắng trong giọng nói của mình. Tôi biết mình cần câu trả lời này, nhưng cũng cùng lúc sợ phải đối mặt với nó.
- Nhật Minh, cậu…
Tôi như nín thở trong khoảnh khắc ấy, tuy nhiên, câu nói của cô bạn đột ngột bị cắt ngang bởi tiếng còi xe inh ỏi vọng lên từ dưới sân. Như tìm được nơi để bấu víu vào, nhanh như sóc, Dao lách người ra khỏi tôi và chạy đến cửa sổ phòng nhìn xuống bên dưới. Tôi chỉ còn nước bàng hoàng nhìn theo, bóng cô đang vẫy tay nhiệt tình trước khi quay trở lại nhìn tôi.
-Này, cậu có muốn tới chỗ này cùng tớ không?
~*~
Tôi không hỏi cô ấy rằng chúng tôi sẽ đi đâu. Mà đúng hơn là gần như Quỳnh Dao không cho tôi cơ hội để hỏi.
Cô bạn vội vã trút hết chỗ mì Ý vào một cái hộp, hành động vụng về khiến tôi nghĩ rằng hẳn cô ấy chỉ vừa nảy ra cái ý tưởng này, trước khi gói nó vào bên trong một chiếc khăn có hoa văn là những khối lập thể đủ sắc như muốn thôi miên người nhìn. Rồi cô ấy kéo tôi xuống cái sân nhỏ trồng đầy hoa oải hương, ở phía bên kia các cọc gỗ sơn trắng tạo thành cánh cổng là một chiếc ôtô cọc cạch. Thâm niên của chiếc xe ấy hẳn cũng không phải là thấp hơn cái tuổi mười tám của tôi. Trong khi đó chủ nhân của chiếc xe lại khiến người ta có cảm giác ngược lại. Ông ấy là hàng xóm ở ngay sát vách.
Đó là một người đàn ông trạc tứ tuần với mái tóc đã hoa râm hóa” hết nửa, vóc dáng tầm thước đáng ngưỡng mộ (thậm chí ông còn cao hơn cả tôi và đó là lí do khiến cho bộ đồ tôi đang mượn của ông trở nên thùng thình ngay cả với tạng người mét tám của tôi). Trong ánh mắt của ông, tôi nhận ra sự tinh anh và nhanh nhẹn đến lạ lùng. Ông đang mặc bộ vest sang trọng màu xám với áo sơ mi xanh bên trong và hẳn là nó khiến ông như một phần chẳng thuộc về cái thị trấn cũ kĩ này.
- Cháu mang theo cả bữa trưa cho chú đây! - Cô bạn nói rồi giơ giơ cái hộp mì Ý lên. Nó vốn dĩ là bữa trưa cho cả hai chúng tôi nhưng có lẽ cô nàng giận tôi vì chuyện ban nãy nên quyết định “tặng” lại nó.
Người đàn ông vẫy tay chào đáp lại Quỳnh Dao khi cô nàng rối rít mở cổng - trông như một con sóc bị lên cơn hưng phấn - rồi chúng tôi cùng nhau chui vào xe sau màn tự giới thiệu. Tôi ngồi ở ghế sau trong khi cô bạn tôi chọn ngồi đằng trước với “bác tài”, trên suốt đường đi, họ dường như rơi vào thế giới của riêng mình. Cô gái nhỏ với vẻ lạnh lùng cách đây vài phút đã hoàn toàn biến mất. Tôi quay mặt đi giả vờ như mình đang tập trung vào mớ bụi bám trên gờ của cánh cửa xe, như trò hờn dỗi trẻ ranh của mấy đứa cấp một. Tôi chẳng biết người đàn ông ấy là ai nhưng hẳn là ông ấy rất thân với cô nàng.
Suy cho cùng thì tôi chẳng biết gì về nơi này, về cả những mối quan hệ của cô bạn tôi, giờ đây cô ấy cũng trở nên khó hiểu như cái thị trấn này vậy! Mà vốn dĩ con gái có bao giờ dễ hiểu đâu chứ, đó chính là sinh vật phức tạp nhất trong vũ trụ này và tôi đã gặp rất nhiều dẫn chứng cụ thể. Chúng tôi cũng đã rất lâu rồi không gặp lại nhau nên tôi chẳng biết cô ấy đã thay đổi nhiều đến như thế nào, đó là điều tất yếu và đương nhiên.
Ngay cả tôi.
Tôi cũng đã thay đổi.
Bởi vì thế nên tôi chẳng thể trách gì nếu như cô ấy né tránh tôi, chúng tôi cũng chẳng phải lần đầu tiên né tránh nhau như vậy. Thật là mối quan hệ giữa chúng tôi chưa bao giờ đi quá xa ngưỡng của những người bạn, có khi còn chưa hẳn nhưng nó lại ngấp nghé ở một bờ vực khiến mọi thứ có thể đổ vỡ. Và nó đã đổ vỡ khi cô ấy gửi thư tỏ tình đến cho tôi. Vào cái thế hệ của chúng tôi mọi thứ dường như đã đi rất xa, hơn cái mà những bậc phụ huynh có thể nghĩ tới, đó là một thế giới của những đứa trẻ học đòi làm người lớn và giờ đây tôi đang nói vậy như thể biện minh cho Quỳnh Dao vậy. Khi đó tôi chỉ mới là học sinh lớp sáu, tôi không biết phải đối mặt với chuyện đó như thế nào, vì vậy tôi im lặng. Điều đó không có nghĩa là tôi chối bỏ cảm tình của mình với cô ấy nhưng nó khiến cho câu trả lời đến một cách khó khăn hơn với tôi và rõ ràng hơn với cô ấy. Sau đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau nữa.
Mọi thứ dường như bắt đầu thay đổi từ đó, khi chúng tôi bắt đầu lớn và không còn là những đứa trẻ vào ngày mà chúng tôi được gắn kết với nhau bằng sợi dây vô hình không thể gọi tên kia nữa.
Trong khi tâm trí lơ lửng đang treo ngược cành cây thì khung cảnh yên bình của thị trấn lướt qua trước mắt tôi qua tấm kính chắn gió của chiếc ôtô xộc xệch: những ngôi nhà vùng thôn quê, những mảnh vườn nho nhỏ, những thửa ruộng dần được thay thế bằng các công viên công cộng - điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi đang dần đi sâu hơn vào trung tâm của thị trấn. Các con đường cũng lớn hơn và đông đúc hơn mặc dù bây giờ đã quá giữa trưa. Chiếc xe của “Qúy ngài Hàng xóm” len lỏi vào giữa những dòng xe cộ đầy những loại xe thuộc về thế kỉ trước: xe đạp sườn thẳng đơ như trong mấy bộ phim Hồng Kông cũ đi cùng với các con xế hộp đóng khung cứng đờ,… Khung cảnh ấy bị bao phủ trong lớp màu đầy bụi phủi thời gian mà tôi dường như không hề cảm nhận bằng mắt, vẻ đẹp hoài cổ này tồn tại đâu đó trong tâm hồn tôi. Có cảm giác chiếc ôtô mà tôi cho là xộc xệch này chính là một loại hàng đóng thùng mới cáu so với mặt bằng chung.
Bỏ qua những quang cảnh cũ kĩ nhuốm đầy vẻ hoài niệm, những hiện tượng thời tiết phi logic, cả con người ở Hoàng Tuyền cũng có gì đó bất thường như thể họ cũng bị cuốn vào một guồng quay đều đều chậm chạp nào đó.
Chiếc xe chở chúng tôi đột ngột rẽ vào một làn đường trải nhựa nằm giữa hai cồn cỏ nhân tạo nhô lên tách bạch cách đại lộ mà chúng tôi vừa đi qua chưa đầy hai trăm mét. Con đường dẫn tới một bãi đậu xe lộ thiên.
-Được rồi, tới nơi rồi! - Vị “tài xế” nói bằng chất giọng như đang gọi trẻ con.
Ông loay hoay tháo dây an toàn một hồi trước khi đẩy cửa phía bên mình để ra khỏi xe. Tôi dợm làm theo chính xác những gì Quý ngài Hàng xóm vừa làm thì phát hiện ánh mắt Quỳnh Dao đang nhìn mình.
- Sao thế? - Tôi buộc miệng bật ra câu hỏi.
- À! Không có gì! Chúng ta vào trong thôi.
Có một khu nhà ba tầng nằm bên kia của bãi đỗ xe và chúng tôi đi về hướng đó. Hai người đi phía trước trông chẳng có vẻ gì như là sẽ giải thích cho tôi biết chúng tôi đang đi đâu. Họ bỏ tôi lại với cái thói tò mò đột dưng bị khơi dậy và phát triển một cách mãnh liệt kể từ khi bước chân vào cái thị trấn này - những thứ như thế thường rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, có vẻ như ông Trời không phụ lòng người, ngay khi vừa bước vào khuôn viên nằm trước khu nhà thì chúng tôi đụng ngay phải một chiếc xe chuyên dụng thân trắng chạy vào với tiếng còi chói tai và áng đèn xanh đỏ đua nhau luân chuyển nhấp nháy trên nóc. Ý tôi không phải là xe cảnh sát đâu, là xe cứu thương.
Chúng tôi đang ở bệnh viện.
Quỳnh Dao bị kẹt giữa tôi và cái bồn rửa, ánh mắt tôi cắm thẳng vào cô ấy. Chúng tôi ở gần nhau tới nỗi tôi có thể nghe thấy được cả tiếng tim cô ấy đập trong lòng ngực giữa bầu không khí khô khốc trong nhà bếp. Khác hẳn với sự tránh né một cách khéo léo ban nãy, lần này, cô ấy đã thực sự nhìn tôi nhưng đó là ánh mắt sợ hãi đến cùng cực mà lại cố tỏ ra cứng rắn.
- Tớ biết là cho dù có là bạn cũ thì giờ đây chúng ta cũng là những người xa lạ không hơn. Tớ biết cậu khó xử, nhưng chuyện này không hề giống như vậy. Cậu đang cố giấu điều gì với tớ? Ở cái thị trấn xa lạ này? - Đến lượt tôi cũng đang cố giấu sự lo lắng trong giọng nói của mình. Tôi biết mình cần câu trả lời này, nhưng cũng cùng lúc sợ phải đối mặt với nó.
- Nhật Minh, cậu…
Tôi như nín thở trong khoảnh khắc ấy, tuy nhiên, câu nói của cô bạn đột ngột bị cắt ngang bởi tiếng còi xe inh ỏi vọng lên từ dưới sân. Như tìm được nơi để bấu víu vào, nhanh như sóc, Dao lách người ra khỏi tôi và chạy đến cửa sổ phòng nhìn xuống bên dưới. Tôi chỉ còn nước bàng hoàng nhìn theo, bóng cô đang vẫy tay nhiệt tình trước khi quay trở lại nhìn tôi.
-Này, cậu có muốn tới chỗ này cùng tớ không?
~*~
Tôi không hỏi cô ấy rằng chúng tôi sẽ đi đâu. Mà đúng hơn là gần như Quỳnh Dao không cho tôi cơ hội để hỏi.
Cô bạn vội vã trút hết chỗ mì Ý vào một cái hộp, hành động vụng về khiến tôi nghĩ rằng hẳn cô ấy chỉ vừa nảy ra cái ý tưởng này, trước khi gói nó vào bên trong một chiếc khăn có hoa văn là những khối lập thể đủ sắc như muốn thôi miên người nhìn. Rồi cô ấy kéo tôi xuống cái sân nhỏ trồng đầy hoa oải hương, ở phía bên kia các cọc gỗ sơn trắng tạo thành cánh cổng là một chiếc ôtô cọc cạch. Thâm niên của chiếc xe ấy hẳn cũng không phải là thấp hơn cái tuổi mười tám của tôi. Trong khi đó chủ nhân của chiếc xe lại khiến người ta có cảm giác ngược lại. Ông ấy là hàng xóm ở ngay sát vách.
Đó là một người đàn ông trạc tứ tuần với mái tóc đã hoa râm hóa” hết nửa, vóc dáng tầm thước đáng ngưỡng mộ (thậm chí ông còn cao hơn cả tôi và đó là lí do khiến cho bộ đồ tôi đang mượn của ông trở nên thùng thình ngay cả với tạng người mét tám của tôi). Trong ánh mắt của ông, tôi nhận ra sự tinh anh và nhanh nhẹn đến lạ lùng. Ông đang mặc bộ vest sang trọng màu xám với áo sơ mi xanh bên trong và hẳn là nó khiến ông như một phần chẳng thuộc về cái thị trấn cũ kĩ này.
- Cháu mang theo cả bữa trưa cho chú đây! - Cô bạn nói rồi giơ giơ cái hộp mì Ý lên. Nó vốn dĩ là bữa trưa cho cả hai chúng tôi nhưng có lẽ cô nàng giận tôi vì chuyện ban nãy nên quyết định “tặng” lại nó.
Người đàn ông vẫy tay chào đáp lại Quỳnh Dao khi cô nàng rối rít mở cổng - trông như một con sóc bị lên cơn hưng phấn - rồi chúng tôi cùng nhau chui vào xe sau màn tự giới thiệu. Tôi ngồi ở ghế sau trong khi cô bạn tôi chọn ngồi đằng trước với “bác tài”, trên suốt đường đi, họ dường như rơi vào thế giới của riêng mình. Cô gái nhỏ với vẻ lạnh lùng cách đây vài phút đã hoàn toàn biến mất. Tôi quay mặt đi giả vờ như mình đang tập trung vào mớ bụi bám trên gờ của cánh cửa xe, như trò hờn dỗi trẻ ranh của mấy đứa cấp một. Tôi chẳng biết người đàn ông ấy là ai nhưng hẳn là ông ấy rất thân với cô nàng.
Suy cho cùng thì tôi chẳng biết gì về nơi này, về cả những mối quan hệ của cô bạn tôi, giờ đây cô ấy cũng trở nên khó hiểu như cái thị trấn này vậy! Mà vốn dĩ con gái có bao giờ dễ hiểu đâu chứ, đó chính là sinh vật phức tạp nhất trong vũ trụ này và tôi đã gặp rất nhiều dẫn chứng cụ thể. Chúng tôi cũng đã rất lâu rồi không gặp lại nhau nên tôi chẳng biết cô ấy đã thay đổi nhiều đến như thế nào, đó là điều tất yếu và đương nhiên.
Ngay cả tôi.
Tôi cũng đã thay đổi.
Bởi vì thế nên tôi chẳng thể trách gì nếu như cô ấy né tránh tôi, chúng tôi cũng chẳng phải lần đầu tiên né tránh nhau như vậy. Thật là mối quan hệ giữa chúng tôi chưa bao giờ đi quá xa ngưỡng của những người bạn, có khi còn chưa hẳn nhưng nó lại ngấp nghé ở một bờ vực khiến mọi thứ có thể đổ vỡ. Và nó đã đổ vỡ khi cô ấy gửi thư tỏ tình đến cho tôi. Vào cái thế hệ của chúng tôi mọi thứ dường như đã đi rất xa, hơn cái mà những bậc phụ huynh có thể nghĩ tới, đó là một thế giới của những đứa trẻ học đòi làm người lớn và giờ đây tôi đang nói vậy như thể biện minh cho Quỳnh Dao vậy. Khi đó tôi chỉ mới là học sinh lớp sáu, tôi không biết phải đối mặt với chuyện đó như thế nào, vì vậy tôi im lặng. Điều đó không có nghĩa là tôi chối bỏ cảm tình của mình với cô ấy nhưng nó khiến cho câu trả lời đến một cách khó khăn hơn với tôi và rõ ràng hơn với cô ấy. Sau đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau nữa.
Mọi thứ dường như bắt đầu thay đổi từ đó, khi chúng tôi bắt đầu lớn và không còn là những đứa trẻ vào ngày mà chúng tôi được gắn kết với nhau bằng sợi dây vô hình không thể gọi tên kia nữa.
Trong khi tâm trí lơ lửng đang treo ngược cành cây thì khung cảnh yên bình của thị trấn lướt qua trước mắt tôi qua tấm kính chắn gió của chiếc ôtô xộc xệch: những ngôi nhà vùng thôn quê, những mảnh vườn nho nhỏ, những thửa ruộng dần được thay thế bằng các công viên công cộng - điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi đang dần đi sâu hơn vào trung tâm của thị trấn. Các con đường cũng lớn hơn và đông đúc hơn mặc dù bây giờ đã quá giữa trưa. Chiếc xe của “Qúy ngài Hàng xóm” len lỏi vào giữa những dòng xe cộ đầy những loại xe thuộc về thế kỉ trước: xe đạp sườn thẳng đơ như trong mấy bộ phim Hồng Kông cũ đi cùng với các con xế hộp đóng khung cứng đờ,… Khung cảnh ấy bị bao phủ trong lớp màu đầy bụi phủi thời gian mà tôi dường như không hề cảm nhận bằng mắt, vẻ đẹp hoài cổ này tồn tại đâu đó trong tâm hồn tôi. Có cảm giác chiếc ôtô mà tôi cho là xộc xệch này chính là một loại hàng đóng thùng mới cáu so với mặt bằng chung.
Bỏ qua những quang cảnh cũ kĩ nhuốm đầy vẻ hoài niệm, những hiện tượng thời tiết phi logic, cả con người ở Hoàng Tuyền cũng có gì đó bất thường như thể họ cũng bị cuốn vào một guồng quay đều đều chậm chạp nào đó.
Chiếc xe chở chúng tôi đột ngột rẽ vào một làn đường trải nhựa nằm giữa hai cồn cỏ nhân tạo nhô lên tách bạch cách đại lộ mà chúng tôi vừa đi qua chưa đầy hai trăm mét. Con đường dẫn tới một bãi đậu xe lộ thiên.
-Được rồi, tới nơi rồi! - Vị “tài xế” nói bằng chất giọng như đang gọi trẻ con.
Ông loay hoay tháo dây an toàn một hồi trước khi đẩy cửa phía bên mình để ra khỏi xe. Tôi dợm làm theo chính xác những gì Quý ngài Hàng xóm vừa làm thì phát hiện ánh mắt Quỳnh Dao đang nhìn mình.
- Sao thế? - Tôi buộc miệng bật ra câu hỏi.
- À! Không có gì! Chúng ta vào trong thôi.
Có một khu nhà ba tầng nằm bên kia của bãi đỗ xe và chúng tôi đi về hướng đó. Hai người đi phía trước trông chẳng có vẻ gì như là sẽ giải thích cho tôi biết chúng tôi đang đi đâu. Họ bỏ tôi lại với cái thói tò mò đột dưng bị khơi dậy và phát triển một cách mãnh liệt kể từ khi bước chân vào cái thị trấn này - những thứ như thế thường rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, có vẻ như ông Trời không phụ lòng người, ngay khi vừa bước vào khuôn viên nằm trước khu nhà thì chúng tôi đụng ngay phải một chiếc xe chuyên dụng thân trắng chạy vào với tiếng còi chói tai và áng đèn xanh đỏ đua nhau luân chuyển nhấp nháy trên nóc. Ý tôi không phải là xe cảnh sát đâu, là xe cứu thương.
Chúng tôi đang ở bệnh viện.
/51
|