CHƯƠNG 11: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC MỤC TIÊU
THỨ NHẤT – MỤC TIÊU PHẢI XỨNG ĐÁNG
Lúc xác lập mục tiêu là lúc tiếng lòng bạn réo gọi: “Tiến lên, tiến lên!”. Và chân trời bắt đầu rộng mở trước mắt bạn.
Để có hiệu quả, các mục tiêu phải xứng đáng (lớn) vì mục tiêu xứng đáng mới kích thích ta cố gắng hoàn thành. Những mục tiêu tầm thường và không phải ganh đua mấy chẳng kích thích nổi ai. Thật vậy, những mục tiêu như trả tiền nhà, mua xe, mưu sinh hằng ngày không có gì phấn khởi cả. Chỉ khi nào phải dốc hết sức mình bạn mới thấy phấn khởi thực sự, mà điều này chỉ có được khi có mục tiêu xứng đáng.
Trong giới thể thao, người ta vốn biết là một lực sĩ thi đấu tốt hơn trong những cuộc tranh tài gay go. Các cầu thủ đánh Golf, quần vợt, túc cầu, các võ sĩ... thường không thích tham dự những trận đấu nghèo nàn và tầm thường. Đây chính là một trong những lý do gây “lộn xộn” trong giới thể thao. Trên chính trường cũng giống như vậy. Nếu mục tiêu nhắm tới “đáng giá” và là một cuộc “tranh tài” thực sự, tất bạn phải dồn hết nỗ lực vào đó. Nhờ vậy sẽ thấy phấn khởi và chính sự phấn khởi này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả nhất và giúp bạn thành công.
Khi đã nỗ lực hết sức để đạt được kết quả tối đa, bạn có thể ngủ yên sau khi tự nhủ: “Hôm nay mình đã cố gắng tối đa”. Thật phấn khởi khi biết mình không làm việc luống công. Bạn cần nhìn đời như một cuộc chơi lớn và hào hứng, để hoạch định những mục tiêu cao cả, một nhà thông thái từng nói: “Đừng đạt ra những kế hoạch nhỏ vì chúng không đủ sức đánh động lòng người”.
CÁCH BẠN NHÌN ĐỜI SẼ XÁC ĐỊNH HẦU HẾT NHỮNG THÀNH QUẢ BẠN ĐẠT ĐƯỢC TRÊN ĐỜI. CÙNG một thanh sắt, nếu dùng để chặt củi, chỉ đáng giá một đô la, đem rèn thành móng ngựa sẽ đáng giá khoảng năm mươi đô la, và tinh thể thành thép tốt để làm dây thiều cho các đồng hồ đeo tay cực tốt sẽ đáng giá 250.000 đô la.
Cách bạn nhìn thanh sắt đã tạo nên khác biệt, và các bạn nhìn chính mình cũng như tương lai mình cũng sẽ tạo nên khác biệt. Bạn cần một mục tiêu lớn. Dù là ai thì bạn cũng cần có một mục tiêu lớn. Dĩ nhiên, kích thước mục tiêu tùy từng mỗi người. T. Washington đã nói: “Bạn nên đo lường mức độ thành công bằng chính những trở ngại phải thắng vượt để đạt đến mục tiêu”.
THỨ HAI – MỤC TIÊU PHẢI DÀI HẠN
Không có mục tiêu lâu dài, các thất bại tạm thời sẽ khiến bạn nản chí, vì không ai quan tâm đến sự thành công của bạn bằng chính bạn. Đôi lúc, bạn tưởng như có người cản trở bước đường thành công và quyết tâm làm chậm bước tiến của mình, nhưng thực sự thì người cản trở bạn mạnh nhất lại chính là bạn. Người khác có thể cản trở bạn trong nhất THỜI NHƯNG CHÍNH BẠN MỚI LÀ NGƯỜI CÓ THỂ CẢN TRỞ MÌNH VĨNH VIỄN.
Hoàn cảnh xảy tới đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn vì vậy nếu không có mục tiêu lâu dài, thì những trở ngại nhất thời có thể khiến bạn thất bại một cách uổng phí. Những khó khăn trong gia đình, bệnh tật, tai nạn xe cộ hoặc những hoàn cảnh vượt tầm kiểm soát có thể là những trở ngại lớn nhưng không phải là nguyên do cốt yếu làm bạn thất bại. Chương sau, tôi sẽ chỉ cho bạn cách phản ứng tích cực trước những hoàn cảnh tiêu cực bất lợi cũng như có lợi. Bạn sẽ học được điều này, là khó khăn có trầm trọng đến mấy cũng vẫn có thể là bậc thang giúp bạn bước lên hơn là tảng đá để bạn vấp té. Khi bạn có mục tiêu lâu dài thì càng dễ, bởi vì BẠN SẼ TIẾN ĐẾN NƠI MÌNH NHÌN THẤY VÀ KHI ĐẾN ĐÓ BẠN LUÔN CÓ THỂ NHÌN XA HƠN.
Bạn thử nghĩ xem, nếu cứ ngồi nhà chờ tới khi đèn “xanh” mới đi, bạn sẽ không bao giờ bắt đầu cuộc hành trình tới đỉnh thành công được.
Khi đặt ra các mục tiêu dài hạn, bạn đừng cố vượt qua mọi trở ngại trước khi bắt đầu. Nếu mọi trở ngại phải dỡ bỏ hết rồi mới khởi hành thì mục tiêu chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nếu sáng, trước khi đi làm, bạn gọi điện hỏi viên cảnh sát trưởng xem đèn đường có xanh hết không, thì ông ta sẽ nghĩ bạn “điên” là cái chắc. Chỉ khi ra đường, bạn mới biết rõ mình sẽ gặp những màu đèn nào, để theo đó mà giải quyết. Và nếu trở ngại nào bạn cũng giải quyết như vậy thì chắc chắn bạn sẽ có ngày tới đích.
THỨ BA – MỤC TIÊU PHẢI THỰC HIỆN MỖI NGÀY
Không có mục tiêu cụ thể mỗi ngày thì bạn chỉ là người mơ mộng hão. Người mơ mộng đúng chính là người biết xây nền cho các giấc mơ của mình bằng cách làm việc đều đặn mỗi ngày để đạt tới mục tiêu. Charlie Cullen đã nói rất sâu sắc rằng: “Cơ hội dành cho những điều vĩ đại không tràn như thác đổ mà chảy chậm rãi từng giọt một”.
Sự khác biệt giữa vĩ đại và gần vĩ đại thường do ý thức rằng: muốn đạt những điều vĩ đại, phải chu toàn NHỮNG MỤC TIÊU NHỎ BÉ MỖI NGÀY. VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ BIẾT rằng muốn lập một kỷ lục, anh phải tập luyện hằng ngày cho bắp thịt nở nang và rắn chắc. Những bậc cha mẹ nuôi con nên người đều được biết rõ là tính tình và niềm tin được xây dựng hằng ngày nhờ đời sống gương mẫu của họ. Nếu bạn muốn sống đạo đức hơn thì mục tiêu hàng ngày phải là cố gắng cải thiện mình cho tốt hơn hôm trước. Nếu muốn thay đổi và cải tiến hoàn cảnh của mình thì ta phải thay đổi và cải tiến chính bản thân trước đã vì ta phải là cái gì đó trước khi làm được điều gì đó.
Mục tiêu hằng ngày chính là thước đo và người xây dựng nhân cách tốt nhất. Đây là nơi dành cho sự cống hiến, kỷ luật và cương quyết, là nơi ta tìm thấy sự hấp dẫn của mục tiêu hay giấc mộng lớn, dài hạn và nhằm củng cố nền tảng, biến giấc mơ trở nên vận mệnh của bạn. Các chương bàn về thói quen trong phần sau sẽ đặc biệt giúp bạn xây dựng thói quen làm việc hướng tới mục tiêu mỗi ngày.
THỨ BỐN – MỤC TIÊU PHẢI ĐẶC BIỆT
Ở trên, tôi có dùng cụm từ, bạn phải là: “Một người có ý nghĩa đặc biệt”, chứ không được là “một gã lang thang vô định”. Để làm sáng tỏ, bạn hãy chọn một ngày nắng gắt rồi mua một cái kính lúp thật mạnh và một chồng báo. Đặt kính lúp trên chồng báo, rồi chuyển tới chuyển lui dưới ánh nắng, chồng báo sẽ không sao cả. Nhưng nếu bạn giữ yên và tập trung vào một điểm, năng lượng mặt trời được hội tụ lại, sẽ khuếch đại lên và bạn sẽ nhóm được lửa.
Do đó, dù có khả năng, sức mạnh hoặc thông minh tới cỡ nào, nếu không biết sử dụng cũng như tập trung và duy trì nó vào một mục tiêu đặc biệt, bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được điều gì trong tầm tay cả. Người thợ săn bắn được chim không phải nhờ bắn cả bầy một lúc mà nhờ nhắm riêng từng con một.
Nghệ thuật chọn mục tiêu là biết nhắm vào một đối tượng cụ thể. Giàu có, nhà “đẹp” hay “to”, nghề có “lương cao”, một nền giáo dục “tốt hơn”, “bán được nhiều hơn”, “làm một cái gì”, làm nhiều hơn cho cộng đồng, hoặc là một người chồng, một người vợ, một sinh viên, một người “tốt hơn”... đều là những mục tiêu quá bao quát, thiếu cụ thể.
Chẳng hạn, thay vì một căn nhà “lớn” hoặc “đẹp”, mục tiêu của bạn nên đi vào chi tiết. Nếu không biết những chi tiết chính xác, bạn nên thu thập các tạp chí có những hình ảnh và mẫu mã của những ngôi nhà đáp ứng được yêu cầu của mình. Phối hợp những ý tưởng và quan niệm đã được trình bày khi các chủ thầu hoặc nhân viên nhà đất giới thiệu một căn nhà làm sẵn. Xem xét nhiều “ngôi nhà” nhưng đừng để các nhân viên nhà đất hiểu lầm bạn “đang” là khách hàng nên sẽ lôi bạn đi xem hết nhà này đến nhà khác, chỉ tổ khiến bạn thêm khó xử và chậm trễ trong việc tìm được ngôi nhà như ý mà thôi.
Cứ viết rõ những chi tiết ấy lên giấy, dài rộng bao nhiêu, kích cỡ thế nào, thuộc lô đất loại nào, vị trí ra sao, bao nhiêu phòng, kiểu nào, màu nào... Rồi nhờ một nhà kiến trúc địa phương thiết kế đồ án. Trong phần tới, bạn sẽ thấy điều này quan trọng như thế nào.
GIẢI ĐÁP VẤN NẠN – MỤC TIÊU CÓ THỂ TIÊU CỰC KHÔNG?
Dĩ nhiên là “có”. Mục tiêu có thể tiêu cực khi vướng một trong ba nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, khi bạn không tự đảm nhận việc hoàn thành và trông chờ ở “may rủi”.
- Thứ hai, mục tiêu quá lớn, không thực tế.
- Thứ ba, mục tiêu nằm ngoài lãnh vực của bạn hoặc được đặt ra chỉ để làm hài lòng người khác.
Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là mục tiêu quá lớn hoặc không thực tế. Nhiều khi nó cố ý được đề ra để người ta có sẵn lý do bào chữa khi thất bại. Người đề ra những mục tiêu như vậy tự bản năng đã chuẩn bị thất bại và mong được người khác thông cảm vì biết họ sẽ không trách cứ khi mình không làm nổi điều không thể thực hiện được.
Nếu mục tiêu quá lớn, không thực tế và bạn không thực hiện nổi, thì sẽ tạo nên một ấn tượng hết sức tiêu cực cho việc hoàn thành những mục tiêu trong tương lai, thậm chí còn ảnh hưởng mãnh liệt tới con người đến độ không còn muốn cố gắng chút nào nữa. Bởi vậy, bạn nên khôn ngoan đề ra một mục tiêu cao vừa tầm tay mình.
Mục tiêu cũng tiêu cực khi nằm ngoài lãnh vực hoạt động của bạn hoặc khi bạn chỉ cố gắng làm cho người khác được vui. Nếu để người khác đặt định mục tiêu cho mình, bạn sẽ miễn cưỡng thực hiện và chắc chắn sẽ khó mà đạt thành.
Mục tiêu cũng tiêu cực khi bạn tin vào sự may rủi. Người ta đạt đến đỉnh thành công vì xác định được mục tiêu, vì biết sử dụng và luôn trau dồi tài năng của mình bằng một đời sống cống hiến và chuyên cần.
THỨ NHẤT – MỤC TIÊU PHẢI XỨNG ĐÁNG
Lúc xác lập mục tiêu là lúc tiếng lòng bạn réo gọi: “Tiến lên, tiến lên!”. Và chân trời bắt đầu rộng mở trước mắt bạn.
Để có hiệu quả, các mục tiêu phải xứng đáng (lớn) vì mục tiêu xứng đáng mới kích thích ta cố gắng hoàn thành. Những mục tiêu tầm thường và không phải ganh đua mấy chẳng kích thích nổi ai. Thật vậy, những mục tiêu như trả tiền nhà, mua xe, mưu sinh hằng ngày không có gì phấn khởi cả. Chỉ khi nào phải dốc hết sức mình bạn mới thấy phấn khởi thực sự, mà điều này chỉ có được khi có mục tiêu xứng đáng.
Trong giới thể thao, người ta vốn biết là một lực sĩ thi đấu tốt hơn trong những cuộc tranh tài gay go. Các cầu thủ đánh Golf, quần vợt, túc cầu, các võ sĩ... thường không thích tham dự những trận đấu nghèo nàn và tầm thường. Đây chính là một trong những lý do gây “lộn xộn” trong giới thể thao. Trên chính trường cũng giống như vậy. Nếu mục tiêu nhắm tới “đáng giá” và là một cuộc “tranh tài” thực sự, tất bạn phải dồn hết nỗ lực vào đó. Nhờ vậy sẽ thấy phấn khởi và chính sự phấn khởi này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả nhất và giúp bạn thành công.
Khi đã nỗ lực hết sức để đạt được kết quả tối đa, bạn có thể ngủ yên sau khi tự nhủ: “Hôm nay mình đã cố gắng tối đa”. Thật phấn khởi khi biết mình không làm việc luống công. Bạn cần nhìn đời như một cuộc chơi lớn và hào hứng, để hoạch định những mục tiêu cao cả, một nhà thông thái từng nói: “Đừng đạt ra những kế hoạch nhỏ vì chúng không đủ sức đánh động lòng người”.
CÁCH BẠN NHÌN ĐỜI SẼ XÁC ĐỊNH HẦU HẾT NHỮNG THÀNH QUẢ BẠN ĐẠT ĐƯỢC TRÊN ĐỜI. CÙNG một thanh sắt, nếu dùng để chặt củi, chỉ đáng giá một đô la, đem rèn thành móng ngựa sẽ đáng giá khoảng năm mươi đô la, và tinh thể thành thép tốt để làm dây thiều cho các đồng hồ đeo tay cực tốt sẽ đáng giá 250.000 đô la.
Cách bạn nhìn thanh sắt đã tạo nên khác biệt, và các bạn nhìn chính mình cũng như tương lai mình cũng sẽ tạo nên khác biệt. Bạn cần một mục tiêu lớn. Dù là ai thì bạn cũng cần có một mục tiêu lớn. Dĩ nhiên, kích thước mục tiêu tùy từng mỗi người. T. Washington đã nói: “Bạn nên đo lường mức độ thành công bằng chính những trở ngại phải thắng vượt để đạt đến mục tiêu”.
THỨ HAI – MỤC TIÊU PHẢI DÀI HẠN
Không có mục tiêu lâu dài, các thất bại tạm thời sẽ khiến bạn nản chí, vì không ai quan tâm đến sự thành công của bạn bằng chính bạn. Đôi lúc, bạn tưởng như có người cản trở bước đường thành công và quyết tâm làm chậm bước tiến của mình, nhưng thực sự thì người cản trở bạn mạnh nhất lại chính là bạn. Người khác có thể cản trở bạn trong nhất THỜI NHƯNG CHÍNH BẠN MỚI LÀ NGƯỜI CÓ THỂ CẢN TRỞ MÌNH VĨNH VIỄN.
Hoàn cảnh xảy tới đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn vì vậy nếu không có mục tiêu lâu dài, thì những trở ngại nhất thời có thể khiến bạn thất bại một cách uổng phí. Những khó khăn trong gia đình, bệnh tật, tai nạn xe cộ hoặc những hoàn cảnh vượt tầm kiểm soát có thể là những trở ngại lớn nhưng không phải là nguyên do cốt yếu làm bạn thất bại. Chương sau, tôi sẽ chỉ cho bạn cách phản ứng tích cực trước những hoàn cảnh tiêu cực bất lợi cũng như có lợi. Bạn sẽ học được điều này, là khó khăn có trầm trọng đến mấy cũng vẫn có thể là bậc thang giúp bạn bước lên hơn là tảng đá để bạn vấp té. Khi bạn có mục tiêu lâu dài thì càng dễ, bởi vì BẠN SẼ TIẾN ĐẾN NƠI MÌNH NHÌN THẤY VÀ KHI ĐẾN ĐÓ BẠN LUÔN CÓ THỂ NHÌN XA HƠN.
Bạn thử nghĩ xem, nếu cứ ngồi nhà chờ tới khi đèn “xanh” mới đi, bạn sẽ không bao giờ bắt đầu cuộc hành trình tới đỉnh thành công được.
Khi đặt ra các mục tiêu dài hạn, bạn đừng cố vượt qua mọi trở ngại trước khi bắt đầu. Nếu mọi trở ngại phải dỡ bỏ hết rồi mới khởi hành thì mục tiêu chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nếu sáng, trước khi đi làm, bạn gọi điện hỏi viên cảnh sát trưởng xem đèn đường có xanh hết không, thì ông ta sẽ nghĩ bạn “điên” là cái chắc. Chỉ khi ra đường, bạn mới biết rõ mình sẽ gặp những màu đèn nào, để theo đó mà giải quyết. Và nếu trở ngại nào bạn cũng giải quyết như vậy thì chắc chắn bạn sẽ có ngày tới đích.
THỨ BA – MỤC TIÊU PHẢI THỰC HIỆN MỖI NGÀY
Không có mục tiêu cụ thể mỗi ngày thì bạn chỉ là người mơ mộng hão. Người mơ mộng đúng chính là người biết xây nền cho các giấc mơ của mình bằng cách làm việc đều đặn mỗi ngày để đạt tới mục tiêu. Charlie Cullen đã nói rất sâu sắc rằng: “Cơ hội dành cho những điều vĩ đại không tràn như thác đổ mà chảy chậm rãi từng giọt một”.
Sự khác biệt giữa vĩ đại và gần vĩ đại thường do ý thức rằng: muốn đạt những điều vĩ đại, phải chu toàn NHỮNG MỤC TIÊU NHỎ BÉ MỖI NGÀY. VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ BIẾT rằng muốn lập một kỷ lục, anh phải tập luyện hằng ngày cho bắp thịt nở nang và rắn chắc. Những bậc cha mẹ nuôi con nên người đều được biết rõ là tính tình và niềm tin được xây dựng hằng ngày nhờ đời sống gương mẫu của họ. Nếu bạn muốn sống đạo đức hơn thì mục tiêu hàng ngày phải là cố gắng cải thiện mình cho tốt hơn hôm trước. Nếu muốn thay đổi và cải tiến hoàn cảnh của mình thì ta phải thay đổi và cải tiến chính bản thân trước đã vì ta phải là cái gì đó trước khi làm được điều gì đó.
Mục tiêu hằng ngày chính là thước đo và người xây dựng nhân cách tốt nhất. Đây là nơi dành cho sự cống hiến, kỷ luật và cương quyết, là nơi ta tìm thấy sự hấp dẫn của mục tiêu hay giấc mộng lớn, dài hạn và nhằm củng cố nền tảng, biến giấc mơ trở nên vận mệnh của bạn. Các chương bàn về thói quen trong phần sau sẽ đặc biệt giúp bạn xây dựng thói quen làm việc hướng tới mục tiêu mỗi ngày.
THỨ BỐN – MỤC TIÊU PHẢI ĐẶC BIỆT
Ở trên, tôi có dùng cụm từ, bạn phải là: “Một người có ý nghĩa đặc biệt”, chứ không được là “một gã lang thang vô định”. Để làm sáng tỏ, bạn hãy chọn một ngày nắng gắt rồi mua một cái kính lúp thật mạnh và một chồng báo. Đặt kính lúp trên chồng báo, rồi chuyển tới chuyển lui dưới ánh nắng, chồng báo sẽ không sao cả. Nhưng nếu bạn giữ yên và tập trung vào một điểm, năng lượng mặt trời được hội tụ lại, sẽ khuếch đại lên và bạn sẽ nhóm được lửa.
Do đó, dù có khả năng, sức mạnh hoặc thông minh tới cỡ nào, nếu không biết sử dụng cũng như tập trung và duy trì nó vào một mục tiêu đặc biệt, bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được điều gì trong tầm tay cả. Người thợ săn bắn được chim không phải nhờ bắn cả bầy một lúc mà nhờ nhắm riêng từng con một.
Nghệ thuật chọn mục tiêu là biết nhắm vào một đối tượng cụ thể. Giàu có, nhà “đẹp” hay “to”, nghề có “lương cao”, một nền giáo dục “tốt hơn”, “bán được nhiều hơn”, “làm một cái gì”, làm nhiều hơn cho cộng đồng, hoặc là một người chồng, một người vợ, một sinh viên, một người “tốt hơn”... đều là những mục tiêu quá bao quát, thiếu cụ thể.
Chẳng hạn, thay vì một căn nhà “lớn” hoặc “đẹp”, mục tiêu của bạn nên đi vào chi tiết. Nếu không biết những chi tiết chính xác, bạn nên thu thập các tạp chí có những hình ảnh và mẫu mã của những ngôi nhà đáp ứng được yêu cầu của mình. Phối hợp những ý tưởng và quan niệm đã được trình bày khi các chủ thầu hoặc nhân viên nhà đất giới thiệu một căn nhà làm sẵn. Xem xét nhiều “ngôi nhà” nhưng đừng để các nhân viên nhà đất hiểu lầm bạn “đang” là khách hàng nên sẽ lôi bạn đi xem hết nhà này đến nhà khác, chỉ tổ khiến bạn thêm khó xử và chậm trễ trong việc tìm được ngôi nhà như ý mà thôi.
Cứ viết rõ những chi tiết ấy lên giấy, dài rộng bao nhiêu, kích cỡ thế nào, thuộc lô đất loại nào, vị trí ra sao, bao nhiêu phòng, kiểu nào, màu nào... Rồi nhờ một nhà kiến trúc địa phương thiết kế đồ án. Trong phần tới, bạn sẽ thấy điều này quan trọng như thế nào.
GIẢI ĐÁP VẤN NẠN – MỤC TIÊU CÓ THỂ TIÊU CỰC KHÔNG?
Dĩ nhiên là “có”. Mục tiêu có thể tiêu cực khi vướng một trong ba nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, khi bạn không tự đảm nhận việc hoàn thành và trông chờ ở “may rủi”.
- Thứ hai, mục tiêu quá lớn, không thực tế.
- Thứ ba, mục tiêu nằm ngoài lãnh vực của bạn hoặc được đặt ra chỉ để làm hài lòng người khác.
Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là mục tiêu quá lớn hoặc không thực tế. Nhiều khi nó cố ý được đề ra để người ta có sẵn lý do bào chữa khi thất bại. Người đề ra những mục tiêu như vậy tự bản năng đã chuẩn bị thất bại và mong được người khác thông cảm vì biết họ sẽ không trách cứ khi mình không làm nổi điều không thể thực hiện được.
Nếu mục tiêu quá lớn, không thực tế và bạn không thực hiện nổi, thì sẽ tạo nên một ấn tượng hết sức tiêu cực cho việc hoàn thành những mục tiêu trong tương lai, thậm chí còn ảnh hưởng mãnh liệt tới con người đến độ không còn muốn cố gắng chút nào nữa. Bởi vậy, bạn nên khôn ngoan đề ra một mục tiêu cao vừa tầm tay mình.
Mục tiêu cũng tiêu cực khi nằm ngoài lãnh vực hoạt động của bạn hoặc khi bạn chỉ cố gắng làm cho người khác được vui. Nếu để người khác đặt định mục tiêu cho mình, bạn sẽ miễn cưỡng thực hiện và chắc chắn sẽ khó mà đạt thành.
Mục tiêu cũng tiêu cực khi bạn tin vào sự may rủi. Người ta đạt đến đỉnh thành công vì xác định được mục tiêu, vì biết sử dụng và luôn trau dồi tài năng của mình bằng một đời sống cống hiến và chuyên cần.
/28
|