Hắc Bạch Hương Hồ Ký

Chương 15 - Lâm Biên Phóng Hương Hồ - Trực Cô Hoan Tương Ngộ

/29


Ngay chiều hôm ấy, Chu Tam đã sang dinh Tổng binh để ở với Chu Hải. Gã hẹn sáng mai sẽ đến rước Tư Đồ Sảng cùng đi Bắc Kinh, với sự hộ tống của ngàn quân giáp kỵ. Chu Tam vẫn giấu kỹ lai lịch, chỉ nói thác Chu Hải là em bà con cô cậu ruột.

Tư Đồ Sảng chẳng hề nghi ngờ gì cả. Nhưng tối hôm ấy, tiểu nhị Trần Lục đã đến phòng chàng, khai rõ việc Chu Tam là hoàng tử của Đại Minh. Họ Trần vì tò mò mà rình nghe cuộc nói chuyện giữa Chu Tam và ngài Tổng binh.

Tư Đồ Sảng chẳng xem việc bị Chu Tối Hậu dối gạt là quan trọng nhưng quyết định rời xa gã. Chàng là kẻ quê mùa nơi chân núi Cửu Tuấn, chẳng nên quan hệ với bậc quyền cao chức trọng làm chi.

Do đô, sáng hôm sau, Tư Đồ Sảng đã bảo Chu Tam cứ đi trước.

Chàng sẽ ở lại Bảo Định để tìm quen mà hỏi tung tích Mạc Chiêu Hương. Chu Tam có ý không hài lòng, bắt chàng hứa là sẽ ghé thăm gã khi đến Bắc Kinh. Địa chỉ mà gã viết cho chàng cũng có chiêu bài Chu gia trang song chưa chắc đã là nhà của gã. Hoàng tộc nhà Minh ở kinh sư rất đông, toàn là họ Chu cả.

Chu Tam đi rồi, Tư Đồ Sảng lên phòng tĩnh tọa hành công để bồi bổ số chân khí đã hao hụt trong trận chiến khốc liệt hôm qua.

Xế trưa, Tư Đồ Sảng trả phòng, rời thành Bảo Định vì đã nhận được báo cáo của đệ tử Hắc Hiệp hội. Họ đã truy lùng khắp thành và khu phụ cận mà không hề thấy mẹ con Mạc Chiêu Hương.

Đầu giờ thân, Tư Đồ Sảng lên thuyền vượt sông Dịch Thủy. Gió bấc lạnh lùng mang theo những bông tuyết thổi vào mặt chàng. Hồi tưởng đến cảnh Kinh Kha sang Tần, từ biệt Thái Tử Đan ở chốn này, Tư Đồ Sảng cảm khái ngâm nho nhỏ :

Phong phiêu phiêu hề!

Dịch Thủy hàn Tráng sĩ nhất khứ hề!

Bất phục phản!

Bài thơ bi tráng này đã sống mãi trong lòng hậu thế, nhất là những kẻ sắp dấn thân vào hiểm địa.

Nhưng Kinh Kha vào Nam để sang Tây, còn chàng thì ngược Bắc.

Và cánh rừng bên kia bờ không hề có phục binh, dù Tư Đồ Sảng đã uổng công đề phòng. Có lẽ khi biết Tam hoàng tử được quan quân hộ tống hồi kinh, Hải Hoa bang đã bỏ cuộc.

Rời bến sông được một đoạn, Tư Đồ Sảng chợt thấy một lão thợ săn đang từ hướng Bắc đi ngược xuống. Trên vai lão là chiếc đinh ba treo lủng lẳng hai con thỏ xám, còn tay nữa thì xách chiếc lồng tre, trong nhốt một con vật lông trắng.

Trước chàng còn có vài kỵ sĩ nữa nhưng chẳng phải khách giang hồ.

Họ bình an đi qua lão thợ săn song đến lượt Tư Đồ Sảng thì con vật trong lồng tre bỗng rít lên lanh lảnh, âm điệu bi thương như đang cầu cứu vậy.

Tư Đồ Sảng sinh trưởng chấn núi rừng, từ nhỏ đã được từ mẫu dạy cho bẫy thú. Do đó, giờ đây chàng biết ngay đó là tiếng kêu của loài chồn hương đang sập bẫy.

Không hiểu sao Tư Đồ Sảng lại rùng mình, lòng đầy bất nhẫn. Mẹ chàng cũng như hàng trăm người đàn bà nông thôn quê mùa khác. luôn tin vào những chuyện thần tiên, ma quái. Bà đã thả tất cả những con chồn con cáo mà chàng bắt về và giải thích rằng :

- Chồn cáo là loài vật cực kỳ thông linh, có thể tu luyện mà thành tiên! Sảng nhi đừng bao giờ hại chúng!

Tư Đồ Sảng bồi hồi, xao xuyến, quay ngược lại bảo lão thợ săn :

- Này lão trượng! Tiểu điệt muốn mua con chồn trắng kia!

Lão nheo mắt ngắm nghía chàng rồi nói :

- Loài chồn hương lông trắng rất hiếm nên giá rất cao. Chỉ sợ công tử chê mắc đấy thôi!

Biết lão tham tiến, chàng vui vẻ nói :

- Xin lão trượng cứ ra giá!

Lão thợ săn ngập ngừng nói :

- Năm lượng bạc không bớt!

Tư Đồ Sảng xuống ngựa, móc hầu bao đưa cho lão ta nén bạc mười lượng và nói :

- Xin tặng cả cho đại thúc!

Lão thợ săn vừa mừng vừa nghi hoặc, đưa nén bạc lên cắn thử. Biết là của thực, lão trao lồng tre rồi tất tả đi ngay, chỉ sợ chàng đòi lại.

Tư Đồ Sảng ngồi ngắm con chốn nhỏ xinh đẹp một lúc rồi nói với nó :

- Hồ ly cô nương! Ta sẽ thả nàng về rừng xanh, sau này phải cần thận, đừng để mắc bẫy nữa.

Nói xong, chàng mở cửa lồng để giải phóng con vật. Nào ngờ nó không chạy đi ngay mà phóng lên vai, liếm mặt chàng vài cái rồi mới chịu lao vào rừng.

Tư Đồ Sảng ngẩn người lẩm bẩm :

- Chẳng lẽ mẫu thân nói đúng! Nếu không phải hồ ly tinh thì sao nó lại thông linh đến thế!

Chàng bật cười, nhảy lên ngựa, ra roi phi nước đại.

Trưa hôm sau, Tư Đồ Sảng đến huyện Tịnh, ghé vào phạn điếm dùng cơm. Chàng rất ngạc nhiên khi thấy nơi đây tập trung khá nhiều khách võ lâm. Chàng hiếu kỳ lắng nghe câu chuyện của họ, lát sau mừng rỡ thở phào vì đã biết Mạc Chiêu Hương hiện đang ở đâu.

Té ra là, Mạc lão thái trước khi xuất giá mang họ Bàng và bà có một bào đệ tên Bàng Đạo Trí, hiện là thủy sư đồ đốc ở thành Trực Cô.

Bàng đề đốc thấy cháu gái chưa chồng liền tổ chức một lôi đài tỷ võ chiêu phu, khai mạc vào ngày hai mươi hai tháng mười một này. Điều kiện tham gia là nam nhân tuổi không quá ba mươi và chưa vợ.

Tư Đồ Sảng nghe được tín này bâng khuâng ngơ ngẩn như kẻ vừa đánh mất một vật quý giá. Giờ đây, Chiêu Hương sắp lên xe hoa, gá nghĩa với một bậc anh hùng đất Bắc nào đó thì chàng còn tìm kiếm làm gì nữa! Và phải chăng đó là sự an bày tốt nhất cho cả hai.

Chàng buồn bã định xuôi Nam ngay, trở lại Thúy Phong cốc với hai người vợ rộng lượng, song lòng chàng chợt bừng lên nỗi khát khao là được gặp mặt Mạc Chiêu Hương một lần cuối. Dẫu sao thì chàng cũng chẳng còn cách Trực Cô bao xa.

Và để tâm hồn kẻ sắp sang ngang được yên bình, Tư Đồ Sảng sẽ giấu mặt bằng mặt nạ. Nghĩa phụ Tây Mởn Giới tặng chàng đến ba chiếc, đã dùng hết hai, còn lại một. Hài lòng với chủ ý này, Tư Đồ Sảng rời quán cơm, sau khi hỏi thăm đường đi Trực Cô. Gã tiểu nhị đã nói rằng không có quan đạo nối Trịnh Thành với Trực Cô mà chỉ toàn là đường nhỏ lối mòn. Do đó, Tư Đồ Sảng đã đi theo bọn hào kiệt Hà Bắc để khỏi lạc đường.

Đoàn người đi về hướng Đông, vượt sông Tiểu Lý Hà để đến trấn Cố An vào buổi chiều và nghỉ lại mờ sáng họ khởi hành, vượt trấn Tây An, rồi băng rừng lội suối để đến kịp Trực Cô khi trời chưa tối.

Hành trình này khá gian khổ vì tuyết rời nhiều, trời lạnh thấu xương và đường sá thì lầy lội, trơn trượt.

Trước khi vào thành, Tư Đồ Sảng thận trọng mang mặt nạ để có dung mạo của một gã tam tuần khá đẹp trai, râu mép rậm rì. Không những mặt mũi thay đổi mà tính danh của chàng cũng thế. Mỗi chiếc mặt nạ của Tây Môn Giới đều đi kèm với một thẻ đinh hợp lệ, đã đóng đủ thuế. Có thể là giấy giả nhưng chẳng khác gì giấy thật. Bởi vậy, giờ đây Tư Đồ Sảng sẽ mang cái tên Tư Mã Khôi, hai mươi bảy tuổi, quê quán Bảo Định.

Tư Đồ Sảng nghỉ một đêm ở lữ điếm, sáng ra tìm cách liên hệ với Hắc Hiệp hội. May thay, chàng chỉ cần đi vài chục trượng dã phát hiện ám ký trên tấm bảng chiêu bài của một tòa trang viện cố kính rộng lớn, mang tên Địch gia trang.

Trang chủ Địch Hùng, sáu mươi tuổi chính là phân hội chủ thành Trực Cô. Không ai có thể ngờ rằng một thương nhân đáng kính như Địch Hùng lại từng là đạo tặc vùng Tứ Xuyên, và giờ đây đang chỉ huy một mạng lưới trộm cắp đông đến hàng trăm tên.

Địch lão vui vẻ đón tiếp tuần sứ, và cho gia nhân đến lữ quán lấy ngựa cùng tay nải của thượng cấp.

Tư Đồ Sảng đến đây ở để có chỗ ôn luyện quyền thuật. Dù sáng nào chàng cũng múa pho Du Long Quyền như là một cách tập thể lực nhưng chưa bao giờ dùng nó mà chiến đấu. Quyền cước là nền móng của võ thuật Trung Hoa song không lép vế trước phép sử dụng các loại vũ khí.

Thịt xương con người rất dễ bị thương tên.

Từ thời thượng cổ, nhân loại đã hiểu rằng cần có một cây chùy đá, một đoạn gỗ chống lại ác thú. Các cuộc chiến tranh cũng được tiến hành bằng khí giới chứ chẳng phải là nắm đấm.

Cũng chính vì nhận ra nhược điểm của quyền thuật, người ta đã sáng tạo ra khí công để thân thể bền chắc hơn. Và để tăng khả năng sát địch, Phách Không Chưởng đã ra đời. Tuy nhiên, công phu này khiến người võ sĩ rất hao tổn chân nguyên, đưa đến tổn thọ, nên ít ai muốn luyện, trừ những kẻ hiếu danh, đầy tham vọng.

Thầy chùa và đạo sĩ nhạt mùi danh lợi nên pho Du Long Quyền của núi Cổ Sơn không bao hàm Phách Không Chưởng. Nó thuần túy gồm những thế thức của tứ chi.

Tư Đồ Sảng là người chí hiếu, không vì công dụng mà xem trọng tuyệt kỹ đánh búa của mẹ hơn nghề quyền cước của cha. Chàng luôn khổ luyện song song cả hai thứ để an ủi vong hồn phụ mẫu. Vả lại, pho Du Lóng Quyền pháp có khá nhiều thế thức thi triển bằng tả thủ, giúp Tư Đồ Sảng tương đối tạo được sự quân bình giữa hai cánh tay.

Hữu thủ của chàng quen múa thanh Giáng Ma phủ nặng đến hai chục cân, tất nhiên phải nở nang, to lớn hơn tả thủ. Cho nên, ngoài việc tập quyền pháp, Tư Đồ Sảng còn phải múa búa bằng tay trái để cơ thể đỡ xấu xí vì mất cân đối. Hai cô ả họ Lăng thường chọc ghẹo chàng về khuyết điểm nảy.

Trong suốt ba ngày mười chín, hai mươi, hai mươi mốt. Tư Đồ Sảng chỉ chuyên luyện quyền cước, tìm cách phối hợp những chiêu thức trong pho Du Long quyền với cách di chuyển của Trung Tinh bộ pháp. Chàng sung sướng nhận ra rằng pho Tường quyền gia truyền đã trở nên lợi hại hơn trước. Kiếm đạo chính là đỉnh cao của võ đạo nên Tư Đồ Sảng có thể điều hòa những điểm không tương đồng giữa hai tuyệt học, biến làm một.

Nhưng Tư Đồ Sảng luyện quyền để làm gì? Phải chăng chàng định thượng đài để giành lấy Mạc Chiêu Hương. Đây là vấn đế tâm lý khá phức tạp của tuổi thanh niên, khó mà phân tích cho rạch ròi được. Tư Đồ Sảng đã tự nhủ rằng mình cứ chuẩn bị chu đáo nhưng sẽ tùy theo sắc diện của Mạc Chiêu Hương mà hành động. Nếu nàng thực sự vui với cuộc tỷ võ chiêu phu này thì chàng sẽ không thượng đài, lặng lẽ quay về Lạc Dương. Bằng ngược lại, chàng sẽ tham gia để đền đáp ân tình của nữ nhân.

Sáng hai mươi hai tháng mười một, Tư Đồ Sảng lững thững đi theo đám đông để đến dinh Bàng đề đốc ở góc Đông Nam thành Trực Cô.

Tuyết rơi nhiều, gió bấc từ bán đảo Liêu Đông thổi về ào ạt, khiến ai nấy đều co ro trong áo ngự hàn. Nhưng giá lạnh không làm nguội được lửa lòng của những chàng trai võ dũng đất Hà Bắc.

Qua những bộ mũ áo lông cừu thượng hạng, người ta có thể nhận ra không ít cao thủ xuất thân quyến thế, đến từ Bắc Kinh. Đế đô cách Trực Cô chỉ hai ngày đường, trong khi thông báo mở lôi đài đã dán khắp nơi cách nay cả tháng trời.

Khi đến nơi, mọi người khoan khoái vì nhận ra mảnh sân gạch rộng mênh mông của dinh đề đốc đã được che kín bầng vải buồm. Bàng Đạo Trí là chỉ huy cao nhất của lực lượng thủy quân miền Bắc, thống lĩnh bảy tám trăm chiến thuyền nên chẳng thiếu vải buồm.

Không phải vải cũ rách mà là thứ mới, chưa dùng đến, mượn của xưởng đóng thuyền ở cửa biển Ni Cô. Xưởng này được xây dựng từ thời Bấc Tống đến thời Minh thì quy mô càng lớn hơn.

Giữa giờ thìn, số người đến xem lôi đài đã lên đến hơn ngàn, nói cười râm ran, bàn luận về nhan sắc của Mạc tiểu thư. Kẻ thì vỗ ngực tự xưng rằng mình đã từng gặp qua người con gái có nhan sắc tiên nga ấy, kẻ thì tỏ ý nghi ngờ vì nghe nói nàng ta đã gần tam thập.

Tư Đồ Sảng nhanh chân chiếm được vị trí khá gần tòa mộc đài cao nửa trượng, đứng ngắm hai câu liễu trên cột lôi đài mà nhớ đến chàng trai ít học Triển Phi Hoan.

Nhưng nếu hôm nay gã có mặt ở đây chắc cũng chẳng gặp khó khăn vì hai câu đối này dược viết bằng lối chữ khải thư.

Khải thư xuất hiện cuối đời Hán và lưu hành cho đến nay. Do dạng chữ ngắn, nét bút thẳng, được xem là chuẩn mực, nên khải thư còn được gọi là chính thư chân thư. Rất nhiều nhà thư pháp của các thế hệ đã nổi tiếng nhờ loại chữ này.

Tư Đồ Sảng gật gù đọc thầm đôi liễu :

“Quyền đã thanh long cước hàn Bạch hổ anh hùng xuất tự thiếu niên Nhãn như thu thủy nhan tự Đào hoa mỹ nhân tiếu đắc phu quân”.

Chàng thoáng bâng khuâng, tự hỏi Chiêu Hương có cười được chăng khi lấy chồng bằng cái cách kỳ dị này?

Nam nữ kết đôi phải có tình yêu, sự cảm thông, chứ sao lại dựa vào võ nghệ? Liệu một kẻ vai u thịt bắp, giỏi nghề quyền cước nhưng bất thông tình lý đầu ốc bã đậu, có thể là một người chồng tốt hay sao?

Tiếng đàn sáo vang lên báo hiệu sự xuất hiện của chủ nhà. Bàng đề đốc oai phong trong bộ quân phục võ thương, chậm rãi bước lên cầu thang gỗ. Ông ta tuổi độ năm mươi, thân hình tráng kiện, râu cằm đen nhánh và dài đến ngực, mắt sáng, diện mạo hồng nhuận, phương phi.

Theo sau Bàng Đạo Trí là Mạc lão thái và Mạc Chiêu Hương. Cử tọa reo hò ầm ĩ, suýt xoa tán thưởng nhan sắc chim sa cá lặn của Mạc tiểu thư. Nàng kiều diễm phi phàm và trẻ như gái đôi mươi khiến bọn nam nhân không tin vào mắt mình, hoặc cho rằng người ta đã ghi lộn tuổi nàng trong thông báo.

Chiêu Hương còn đẹp hơn những gì mà vế liến thứ hai đã ca ngợi.

Ngoài đôi mắt phượng trong như hố thu, dáng mặt hồng tựa hoa đào, sóng mui dọc dừa và đôi môi chín mọng của nàng cũng bội phần thanh tú và duyên dáng.

Hôm nay, Chiêu Hương gọn gàng trong bộ võ phục xanh, áo cừu khoác hờ, không khép vạt, nên đồi ngực kiêu hãnh và vòng eo thon thả đã làm bỏng mắt bọn đàn ông.

Tư Đồ Sảng đỏ mặt nhớ lại rằng mình đã từng vuốt ve thân hình nõn nà, khêu gợi ấy mà không biết.

Bàng đề đốc sang sảng giới thiệu chị và cháu gái rồi nói sơ mục đích cũng như quy củ của lôi đài. Sau đó, ba người chào cử tọa rồi về ngồi trên những chiếc ghế dựa ở mạn cuối mộc đài.

Tư Đồ Sảng bồi hồi thương cảm vì nhận ra ánh mắt u buồn của cố nhân. Nàng mỉm cười với cử toạ nhưng nhãn thần thờ ơ lạnh lẽo, chẳng chút niềm vui Việc điều khiểu lôi đài được giao cho người vừa bước lên. Gã ta chính là Huyết Báo Liễu Mộ Hào.

Tư Đồ Sảng không ngạc nhiên vì đã nghe phân hội chủ Hắc Hiệp hội ở Trực Cô, là Địch Hùng báo lại việc Mộ Hào vào dinh đề đốc đã gặp mẹ con Chiêu Hương. Nhưng tiếc rằng thông báo chiêu phu đã phát ra, không thể thay đổi được nữa. Huyết Báo đành ngậm ngùi nhận việc, cố giúp cho lương duyên của sư muội được vẹn toàn.

Tất nhiên, gã chẳng thể vui vì đã phụ lòng kỳ vọng của Tư Đồ Sảng.

Hơn nữa, gã rất muốn sư muội mình trở thành vợ chàng, để gã có điều kiện gần gũi sư nương mà phụng dưỡng. Bà đã nuôi đay gã suốt cả một thời niên thiếu.

Huyết Báo hắng giọng rồi lạnh lùng nói với cử tọa :

- Kính cáo chư vị anh hùng! Thể thức tranh tài của bổn đài rất đơn giản. Trong ba ngày bất cứ cao thủ nào thắng liền bảy trận và đả bại luôn cả Mạc tiểu thư thì sẽ trở thành chú rể. Sau mỗi trận, người thắng được quyền nghỉ ngơi hai khắc.

Hầu hết những kẻ rắp ranh bắn sẻ đầu đều la làng, phản đối điều kiện khắc nghiệt kia. Đấu liền tám trận là một việc chẳng dễ dàng chút nào cả.

Ai đó bực bội quát lớn :

- Mẹ kiếp! Sức người chớ nào phải sức trâu, nghỉ ngơi hai khắc thì nào thấm thía gì.

Huyết Báo chưa kịp có ý kiến thì một người khác đã cao giọng, hùng hổ nói :

- Tám trận thì có gì đáng kể! Bổn công tử cho rằng như thế là vô cùng hợp lý! Các ngươi mau nhường đường để lão phu thượng đài, hiển lộng thần oai!

Cái giọng oang oang, rè rè kia rất quen với Tư Đồ Sảng. Chàng giật mình nhìn quanh để tìm Triển Phi Hoan song chẳng thấy đâu. Gã quá lùn nên bị người chung quanh che lấp mất.

Nhưng rồi hàng người duỗi ra, và họ Triển nghênh ngang trèo lên lôi đài. Hôm nay Phi Hoan mặc võ phục bằng gấm nâu, vai khóạe áo choàng lông trắng, trông rất diêm dúa và kệch cớm.

Quần hùng cười ồ lên chế giễu chàng trai thiếu thước tấc và lại to ngang đến mức dị kỳ :

- Con bà nó! Gã này may ra chỉ cao đến vú người đẹp, thực là thuận lợi!

Mọi người thấm ý phá lên cười hô hố. Huyết Báo bực bội vô cùng, phát ra những âm thanh chối tai, áp đảo cả tiếng cười thô lỗ của khán giả :

- Kẻ nào dám buông lời bất nhã với tiểu thư sẽ bị tống cổ ra ngoài!

Đám thanh niên chợt nhớ ra đây là dinh thự của ngài thủy sư đề đốc, liền ngậm miệng, chẳng dám mỉa mai, giễu cợt nữa.

Triển Phi Hoan nhìn Huyết Báo với ánh mát tri ân rồi vòng tay tự giới thiệu :

- Tại hạ là Triển Phi Hoan, hai mươi chín tuổi, quê quán Tứ Xuyên, chưa vợ!

Nào ngờ Liễu Mộ Hào cau mày hỏi lại :

- Sao ngươi không đi Lạc Dương mà lại tới đây làm chi? Mau hạ đài ngay!

Họ Triển nhăn nhó biện bạch :

- Tiểu đệ đã đi được một quãng đường nhưng chẳng mặt mũi nào mà gặp công tử nên đành quay lại đây.

Và gã hý hửng hạ giọng :

- Tiểu đệ đã nghĩ ra một thần mưu diệu kế thật phi thường, cả Gia Cát Lượng cũng phải phục lăn. Nghĩa là tiểu đệ sẽ đả bại tất tả, mang Mạc Chiêu Hương về Lạc Dương cho công tử. Đại ca thấy tiểu đệ có giỏi không?

Liễu Mộ Hào tức đến chẹn họng, mặt tái xanh. Còn đám hào kiệt đứng ở hàng đầu thì la ó nhao nhao phản đối. Bàng đề đốc quát bảo :

- Làm gì có chuyện thượng đài tỷ võ giùm kẻ khác. Ngươi không muốn cưới vợ thì xuống để người khác lên.

Triền Phi Hoan quýnh quáng thét lên :

- Không! Không! Ta muốn vợ thực mà! Ta chỉ nói gạt họ Liễu thế thôi!

Tuy nói thế nhưng mắt gã nháy nhó lia lịa, ra dấu với Huyết Báo.

Liễu Mộ Hào chợt cảm động trước lòng trung thành của gã quái nhân họ Triển mà thức ngộ rằng có thể đây là giải pháp tốt nhất, tuy hơi khó coi.

Huyết Báo giả vờ tức giận, cười nhạt bảo :

- Thôi được! Tất nhiên ngươi cũng có quyền cưới vợ!

Và gã cao giọng tuyến bố :

- Triển Phi Hoan đủ tư cách thượng đài, mời anh hùng thứ hai lên cùng y tỷ thí.

Triển Phi Hoan đắc ý cởi áo choàng, xếp lại cẩn thận và đặt xuống chân cột ở góc Đông Nam lôi đài.

Từ ngày theo phò Tư Đồ Sảng, họ Triển thoát cảnh đói nghèo, có tiền sắm sửa y phục bằng gấm lụa thượng hạng. Những gã rất trân trọng tài sản của mình, chẳng hề hoang phí.

Giờ đây, bộ võ phục gấm nâu làm nổi bật những bắp thịt nở nang và tấm lưng rộng như cánh phản của Phi Hoan. Quần hào tắm tắc khen thầm vẻ oai phong ấy, quên đi khuyết điểm về chiều cao.

Phi Hoan được dịp dương oai diễu võ trơức mặt đám đông, cao hửng trụ tấn rồi gồng người để khoe khoang cơ thể rắn chắc, đầy sức mạnh.

Vẻ kênh kiệu của gã đã khiến một cao thủ trẻ tuổi đất Bắc Kinh nóng mũi nhảy lên lôi đài. Chàng ta tự giới thiệu mình tên Bách Lý Phương, hai mươi ba tuổi được giới võ lâm Hà Bắc tặng cho mỹ híệu Thần Quyền Vô Địch.

Bách Ly Phương cũng rất vạm vỡ và cao hơn Triển Phi Hoan gần hai gang tay. Gã có dung mạo hơi thô, mắt lộ, mũi tẹt lông mày chổi xể rậm rì.

Sự chênh lệch khá lớn này đã khiến một vị khán giả tỏ ý lo ngại :

- Này Bách Lý lão đệ! Ngươi hã ycố mà bảo vệ đoản thương của mình nhé. Ta thấy gã họ Triển đang nhìn đũng quần của người với ánh mắt đầy sát khí.

Cử tọa khoái trá cười dài trước câu nói hoạt kê này. Nhưng Phi Hoan quê mùa, chất phác, nên không hiểu tiếng lóng, trợn mắt quát mắng Bách Lý Phương :

- Tiểu tử kia! Đài quy đã cấm không được sứ dụng vũ khí, sao ngươi lại dám lén giấu đoản thương trong quần. May mà vị huynh đài tốt bụng kia nói ra, không thì bổn công tử đã bị ám toán rồi. Ngươi có mau lấy thương ra rồi tạ lỗi với mọi người hay chăng?

Tiếng cười của cả ngàn người cất lên làm rung chuyển cả những tấm bạt vải buồm căng trên đầu họ. Cả Bàng đề đốc lẫn mẹ con Mạc lão thái cũng cười ngất nghẽo. Riêng Bách Lý Phương ôm bụng ngã lăn xuống sàn lôi đài, cười bò lăn bò càng.

Huyết Báo chán nản bước đến bảo họ Triển :

- Sao ngươi lại ngu đến mức ấy cơ chứ! Người ta nói: “đoản thương” là ám chỉ cái khúc thịt trong đũng quần của đàn ông đấy.

Triển Phi Hoan thẹn chín người, lẩm bầm chửi rửa cái gã đã biến mình thành trò cười. Gã bối rối đứng cúi gầm mặt, chẳng biết phải làm sao. May thay, Huyết Báo đã vỗ tay, ra hiệu cho hai bên động thủ.

Bách Lý Phương vẫn còn cười, xua tay bảo :

- Tại hạ tức cười đến nông ruột, làm gì còn khí lực mà đấu nữa?

Nói xong, gã loạng choạng rời lôi đài vừa đi vừa khúc kha khúc khích, không sao nín nổi.

Liễu Mộ Hào thản nhiên tuyên bố :

- Bách Lý Phương bỏ cuộc nên Triển Phì Hoan xem như thắng trận này! Xin mời người thứ hai.

Lập tức có một chàng trai võ phục lam nhảy lên, xưng là Kiêu Hổ Dương Tứ Bích, hai mươi lăm tuổi, quê quán Đường Sơn, một huyện nằm phía bắc Trực Cô, cạnh bờ biển Bột Hải.

Lần này chẳng có ai phá đám nên cuộc chiến diễn ra ngay. Kiêu Hổ xuất thủ trước tấn công bằng một đường quyền vô cùng dũng mãnh và đẹp mắt, đáp vào mặt và ngực của Triển Phi Hoan.

Họ Triển tuy thấp lùn song hai cánh tay lại dài bằng người bình thường, khiến gã có dáng dấp của một con dã nhân. Nhưng trong quyền thuật thì đấy lại là một lợi thế. Gã chỉ cần khẽ rún người xuống là né được đường quuyền, rồi vươn hữu thủ gạt đòn chân của đối phương.

Đôi tay họ Triển to đùng và rắn như thép khiến chân Dương Tứ Bích bị đau, mặt nhăn như khỉ. Họ Dương vội tung chân kia đá vào mặt Phi Hoan. Kiêu Hổ ra đòn như vũ bão, thi thố hết sở học để khoe tài với mỹ nhân và cử toạ. Khổ thay, Phi Hoan chẳng hề bối rối ung dung chống đỡ, vững chắc tựa tường đồng vách sắt.

Khán giả vô cùng khâm phục, hoan hô ầm ĩ và đốc thúc họ Triển phản công.

Phi Hoan đắc ý gật đầu, xông vào đối thủ, song quyền vù vù xé gió, uy hiếp hạ bàn Họ Dương, từ ngực đến đầu gối.

Muốn chống trả, Dương Tứ Bích bắt buộc phải hạ tấn xuống thấp hơn bình thường, vừa dễ mỏi chân vừa không vững, nên khi va chạm thân hình bị chao đảo.

Trong quyền thuật, các thế tấn chính lộ căn bản và có vai trò rất quan tâm. Tấn không chắc thì đường quyền, ngọn cước đều kém uy lực và khi đối phương phản kích thì rất dễ bị đẩy lùi.

Hôm nay, Dương Tứ Bích xui xẻo rơi vào tình trạng bất lợi là phải đối phó với một kẻ chỉ đứng đến vai mình. Gã phải choãi chân rộng ra, rùn người xuống thật thấp thì mới bảo vệ được hạ bàn. Tuy đài quy cấm đánh vào chỗ kín nhưng họ Dương vẫn nơm nớp lo sợ cho của quý. Ai dám bảo đảm rằng gã lùn kia không lỡ tay, lỡ chân, làm tan nát đời đàn ông của dương công tử?

Nhưng dù cho Tứ Bích không rơi vào thế bất lợi vì chiều cao thì cũng không thể địch lại Triển Phi Hoan. Họ Triển thần lực hơn người, đường quyền mạnh như búa bể, khiến xương cốt tứ chi của Tứ Bích bị đau đớn và ê ẩm.

Gã lùn lại có đấu pháp cực kỳ cương mãnh, liều lĩnh. Gã ta cứ hùng hục xông đến, để lộ hàng tá sơ hở mời gọi họ Dương. Kiêu Hổ chẳng hề khách sáo, tặng cho đối phương vài quyền và có cảm giác đã đánh vào bị cát bằng da trâu chứ chẳng phải thân người. Nhưng khi Phi Hoan đáp trả họ Dương một đòn vào ngực thì chàng trai đất Đường Sơn đau thấu trời, thiếu điều nín thở, văng ngược về phía sau vài bước.

Tuy đã ngao ngán đến tận cổ mà Dương Tứ Bích cũng cứ cố cầm cự, sợ mất mặt với người đẹp và giới võ lâm Hà Bắc.

Trong khi ấy, Triển Phi Hoan tiếp tục đấu pháp chịu đấm ăn xôi, đánh cho Tứ Bích tơi bời hoa lá. Tiếng quyền cước chạm da thịt vang lên liên tục và cảnh song phương trúng đòn đã khiến cứ tọa vô cùng phấn khích, hoan hô quá cỡ. Tất nhiên là họ tán dương Triển Phi Hoan, kẻ có ngoại công thâm hậu, đang giành được thế thượng phong.

Kiêu Hổ Dương Tứ Bích vì tự ái và thanh danh mà chẳng cam tâm nhận bại, cứ chạy quanh mãi. Nhưng Triệu Phi Hoan đã nóng ruột, xuất kỳ chiêu, tấn công tới tấp và bất ngờ vươn tay tóm lấy cổ chân của Họ Dương. Gã chỉ giát mạnh một cái là thân hình nặng hơn trăm cân của Tứ Bích bay vèo xuống dưới đài, rơi vào đầu khán giả.

Thần lực khủng khiếp của gã đã làm toàn trường phải phục lăn.

Được cử tọa vỗ tay tán thưởng, Phi Hoan khoan khoái toét miệng cười mãi và đắc ý nói :

- Tại hạ còn khỏe như trâu, không cần phải nghỉ ngơi! Xin mời người thứ ba!

Huyết Báo thở dài, thầm giận đứa em ngốc nghếch, huênh hoang, song vẫn lặng lẽ làm nhiệm vụ của mình.

Nhưng xem ra Phi Hoan chẳng đến nỗi ngu khờ cho lắm trong trận thứ ba gã hạ đối thủ rất chóng vánh bằng một thứ quyền thuật ảo diệu và lạ mắt. Chỉ sau chục chiêu, họ Triển lăn tròn trên sàn đài, cuốn đến chân đối phương và túm lấy thắt lưng mà ném xuống đất.

Quyền thuật Trung Hoa rất phong phú, bao gồm cả những thế vật song không được xem trọng phần này nên môn vật dần dà bị mai một.

Trong khi ấy võ vật phát triển rất mạnh ở các vùng lãnh thổ lân cận như Mông Cổ, mãn châu, phù tang, An Nam, Nga La Lý do sâu xa của hiện tượng này có lẽ xuất phát từ khuynh hướng xem trọng lễ nghi, vẻ tôn nghiêm chỉnh tề của người Hán. Khi vật nhau thì y phục xốc xếch, cơ thể dơ bẩn vì mồ hôi, chẳng đẹp mắt và oai phong chút nào cả.

Nhưng dẫu sao thì thế vật ảo diệu của Triển Phi Hoan cũng được mọi người hoan hô vì mang đến thắng lợi cho gã ở trận thứ ba.

Họ Triển thắng thêm một trận nữa thì đến giờ nghỉ trưa. Đầu giờ chiều, Phi Hoan lại thắng, tiến rất sát danh hiệu quán quân. Gã vừa khỏe như voi, vừa có cơ thể rắn chắc giỏi chịu đòn, lại giỏi quyền thuật, nên chẳng ai địch lại.

Tư Đồ Sảng không ngờ cục diện lại diễn biến một cách éo le như thế. Chẳng lẽ chàng lại thượng đài, đả bái thuộc hạ để giành lấy vợ.

Bằng như chàng không hành động thì sau này mặt mũi nào mà giành Chiêu Hương?

Chàng đang phân vân, do dự thì đối thủ thứ sáu của Phi Hoan xuất hiện. Tư Đồ Sảng giật mình nhận ra Lăng Khải Trạch thiếu Cung chủ Hạo Thiên cung. Chàng băn khoăn tự hỏi họ Lăng đến đây làm gì khi năm sắp hết, phải chăng bọn tà mà đang muốn bành trướng thế lực lên miền Bắc nên Hải Hoa bang thì tiếp tay cho Nhị hoàng tử Chu Cát, còn Lăng Khải Trạch có mặt ở Trực Cô?

Trên lôi đài, Huyết Bắc Liễu Mộ Hào cũng đã nhận ra kẻ địch, bước đến rỉ tai Triển Phi Hoan mà căn dặn.

Lăng Khải Trạch chẳng thèm lưu ý đến cử chỉ ấy, vui vẻ vòng tay thi lễ với Bàng đề đốc cùng Mạc lão thái. Và gã tươi cười nói với Mạc Chiêu Hương :

- Mạc tiểu thư! Từ ngày tương ngộ ở Đồng Quan, lòng ta luôn vương vấn bóng hình của mỹ nhân. Nay tình cờ gặp lại, Lăng mỗ vô cùng hanh phúc, quyết cùng nàng sánh duyên Tần Tấn cho thỏa ước nguyện bình sinh.

Mạc Chiêu Hương rầu rĩ, không biết nói sao, ánh mắt đầy vẻ ai oán.

Nhưng Bàng đề đốc thì lại rất cao hứng trước chàng trai anh tuấn như cây ngọc trước gió họ Lăng. Ông mong Lăng Khải Trạch sẽ đả bại cái gã lùn họ Triển kia để cháu gái ông có được một đấng lang quân tài mạo song toàn. Từ sáng đến giờ Bàng lão vô cùng áy náy, cảm thấy có lỗi với Chiêu Hương, khi gã khỉ đột Triển Phi Hoan cứ thắng hết người này đến người khác. Chiêu Hương mà phải lấy gã ta thì đúng là hoa lài cắm bãi cứt trâu.

Ai nghĩ sao cũng mạc, trận đấu sẽ bắt đầu. Triến Phi Hoan, tuy dã được Huyết Báo cảnh báo, vẫn tự tin vung quyền xông vào đấm đá như mưa.

Gã không biết rằng Lăng Khai Trạch tinh thông võ nghệ nhiều nhà, công lực lại thâm hậu hơn tuổi tác. Họ Lăng thi triển ngay pho Xà Quyền, một loại công phu đặc dị của đất quý châu. Xà quyền cũng chuyên tấn công phần thân dưới, bao gồm những thế tấn thấp, rất thích hợp để đối phó với một kẻ có chiều cao khiêm tốn như Phi Hoan.

Con người không có đuôi nên những đòn chân tượng trưng cho những cú quét đuôi của loài bò sát, rất bất ngờ và mãnh liệt. Thêm vào đấy, song thủ của Lăng Khải Trạch có tư thế đầu rắn cất lên, bàn tay lúc thì xòe như móng vuốt lúc thì chụm lại để mổ những cú nhanh như điện.

Quyền cước chạm nhau, song phương quấn quít đổi đòn, bật ra rồi lại áp sát ngay, động tác rất uyển chuyển và dũng mãnh, khiến người xem ngây ngất.

Công lực của Lăng Khải Trạch còn cao hơn Triển Phi Hoan nên gã chẳng va chạm và cũng không sợ bị đẩy lùi. Không những thế, họ Lăng còn chiếm được thượng phong về mặt chiêu thức, liên tiếp đánh trúng đối phương.

Gần khắc sau, nhân dạng của Triển Phi Hoan trông thật đáng thương, quần áo rách te tua vì song tráo, để lộ những vết cáo đỏ hỏn hay những chỗ thâm tím bởi đòn xà chủy.

Họ Triển tức vì đau thì ít mà giận bởi tiếc bộ võ phục đẹp thì nhiều.

Gã điên tiết gầm lên, gồng người chịu liền mấy trao rồi lừa thế bổ vào chân đối thủ.

Lăng Khải Trạch tưởng Phi Hoan định vật mình, vội tung người bốc lên cao. Nào ngờ, họ Triển lại thi thố một chiêu quái dị, dựng ngược người rồi búng mạnh đôi tay, để thân hình bay vút theo Khải Trạch, song cước đá ngay và hạ bàn.

Họ Lăng trúng hai đòn, một vào đùi một vào hạ thể. Do gã đang thuận thế bốc lên nên đùi trái không sao, nhưng mũi giầy vải chân kia của Phi Hoan lại đá phớt hạ nang, khiến Khải Trạch đau thấu trời, tứ chi bải hoải, rụng rời.

Quần hào đất Bắc reo hò như sấm, hoan hô cái chiêu thức lạ lùng, hiếm có của Phi Hoan. Họ hài lòng khi thấy thiếu Cung chủ Hạo Thiên cung ăn đòn.

Một ai đó còn cười hô hố châm chọc :

- Tội nghiệp Lăng công tử! Dù chàng ta có thắng được trận này thì cũng vô ích! Hai hòn ngọc kia vỡ mẹ nó mất rồi, còn làm chồng ai được nữa.

Đám thanh niên nghe vậy phá lên cười ngất. Trên kia, Mạc Chiêu Hương thẹn đỏ nhặt tía tải song vẫn mỉm cười.

Nhưng có lẽ của quý vẫn còn nên lát sau cơn đau qua đi và Lăng Khải Trạch trút hận lên đầu đối thủ. Gã tấn công Triển Phi Hoan bằng những đòn liên hoàn, nối nhau tựa sóng dữ Hoàng Hà, quyền ảnh mờ mịt đấu trường. Họ Triển trúng đòn tới tấp, thân hình chao đảo như chiếc lá giữa cuồng phong máu rỉ ra khóe miệng, chứng tỏ đã thọ nội thương. Nhưng gã vẫn ngoan cường chiến đấu, lăn xả vào kẻ địch, chứng chịu hạ đài.

Mọi người chết lặng, lòng xót xa bất nhẫn khi chứng kiến thảm trạng Phi Hoan. Sự dũng cảm, sức chịu đựng phi thường và tính bất khuất của gà đã khiến người ngoài khâm phục và yêu mến. Giờ đây, trong con mắt của họ, chàng trai thấp lùn kia đích thị là một hảo hán, một dũng sĩ.

Còn đối với gã thiếu Cung chủ kênh kiệu, cao ngạo kia, họ càng bội phần chán ghét. Trong đạo của tự nhiên, cái gì trắng quá sẽ mau bị bôi bẩn, cái gì sáng quá sẽ bị che mờ. Cho nên, kẻ kiêu kỳ, tự tôn luôn khiến cho người đời đố kỵ, xa cách. Bậc Chân nhân hiểu rõ đạo trời nên lúc nào cũng khiêm tốn, giấu diếm cái hay, cái đẹp của bản thân.

Nhưng lòng yêu ghét của khán giả không cứu nổi Triển Phi Hoan, nhất là khi Lăng Khải Trạch động sát cơ, thi triển Lô Hỏa Thần Chì.

Hỏa hầu của gã còn non, chỉ phong phát ra dài chưa đến hai gang, song cũng đủ sức đốt cháy da thịt nạn nhân! Mọi người kinh hãi kêu lên khi thấy chiếc áo rách của Phi Hoan bốc khói và gã thì đau đớn rú vang những âm thanh phẫn hận.

Tư Đồ Sảng đau lòng khôn xiết, vừa định nhảy lên đài can thiệp thì Huyết Báo đã ra lệnh đình thủ. Gã nhảy đến nắm vai chàng ngốc kiêu dũng đất Tứ Xuyên mà lôi khỏi chiến địa.

Tất nhiên, Lăng Khải Trạch cũng phải dừng tay, môi điểm nụ cười tàn ác.

Phi Hoan quỵ xuống, ôm chân Liễu Mộ Hào khóc nói :

- Liễu đại ca! Tiểu đệ đã tận lực mà vẫn không giành được Chiêu Hương về cho họ Tư Đồ. Chẳng mặt mũi nào mà về gặp công tử nữa.

Sao đại ca không để cho tiểu đệ chết cho đỡ thẹn!

Dứt lời gã rống lên như cha chết, tiếng khóc bi ai, thê thiết khiến nhiều người múi lòng.

Tư Đồ Sảng cũng vậy và chàng tự hỏi vì sao Triển Phi Hoan lại đối với mình nặng tình đến mức liều cả sinh mạng như thế! Nếu là Huyết Báo thì Tư Đồ Sảng có thể hiểu được vì chàng từng cứu mạng họ Liễu.

Nhưng Phi Hoan chỉ là kẻ sơ giao, nhận chân thủ hạ để kiếm để chén cơm, ân tình lợt lạt.

Tiếng khóc của họ Triển đã dứt bặt vì Mạc Chiêu Hương đã bước đến, thì thầm an ủi. Chẳng hiểu nàng nói gì mà Phi Hoàn tươi tỉnh nhoẻn miệng cười ngay và gật đầu lia lịa. Sau đó, gã tập tễnh hạ đài, theo mấy ả nữ tỳ vào dinh đề đốc để được chăm sóc thương tích.

Ở đây Huyết Báo lạnh lùng tuyên cáo :

- Lăng Khải Trạch thắng trận đầu còn phải đấu thêm sáu trận nữa.

Mời chư vị anh hùng nhanh chân cho!

Nhưng Lô Hỏa Thần Chỉ đã dọa khiếp mọi người nên chẳng ai dáng hó hé. Lăng Khải Trạch đắc ý bảo Huyết Báo :

- Nếu không còn ai đủ can đảm thượng đài, phiền Liễu các hạ mau mời Mạc tiểu thư xuống cùng ta thương lượng mối lương duyên.

Bọn hào kiệt trẻ Hà Bắc tức điên người, thở phò phò như trâu, song chân thì như bị chôn xuống đất, miệng câm tựa ngậm tăm.

Do vậy, không gian nơi đây vô cùng tĩnh lặng, chỉ còn tiếng giũ phần phật của những tấm vải buồm trước gió đông May thay, có người đã thượng đài phá vỡ bầu không khí nặng nề, khó thơ

- Tại hạ Tư Mã Khôi, hai mươi bảy tuổi, quê quán Hà Bắc.

Cứ tọa xôn xao hẳn lên, hỏi nhau xem có ai biết chàng trai để ria mép kia không? Nếu gã giỏi võ đến mức không sợ hãi Lăng Khải Trạch thì vì sao trước giờ vẫn vô danh. Hoặc giả, Tư Mã Khôi háo danh và có máu liều nên lên để kiếm chút tiếng tăm?

Chính Huyết Báo cũng nghi ngờ và ái ngại cho Tư Mã Khôi. Gã lạnh lùng nhắc nhở :

- Các hạ đã chứng kiến tận mắt bản lãnh của Lăng Khải Trạch xin hãy tự lượng sức mình?

Tư Đồ Sảng gật đầu, thản nhiên cởi áo choàng lông, và tháo cả túi da đựng Giáng Ma phủ, trao cho Huyết Báo. Túi da này Phi Hồng mới khâu, sau khi Liễu Mộ Hào rời Thúy Phong cốc nên gã không nhìn ra.

Huyết Báo ngỡ ngàng nhận lấy, suýt nữa làm rơi Giáng Ma phủ. Gã đâu ngờ cái túi tròn tròn này lại nặng đến hai chục cân. Một ý niệm là lạ bỗng lóe bên trong tâm thức, Huyết Báo ngơ ngấn nhìn theo vóc dáng cao lớn của Tư Mã Khôi mỉm cười ngây ngô. Gã thận trọng nắn thử vật trong bao da, lát sau thở phào nhẹ nhõm tươi như hoa.

Lúc này, hai đấu thủ đã đứng đối diện nhau, Lăng Khải Trạch ngạo nghễ bảo :

- Ngươi quả là kẻ khờ dại, không biết sống chết là gì! Xuất thủ đi!

Chẳng phải họ Lăng tốt bụng nhường nhịn mà vì Tư Mã Khôi nhỏ tuổi hơn đấy thôi.

/29

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status