Giếng Thở Than

Chương 14 - Ghế Ngồi Hát Thành Ca Ở Nhà Thờ Barchester

/31


Tôi chú ý đến câu chuyện này khi đọc đoạn cáo phó sau đây trong tờ tạp chí Gentleman's Magazien vào một năm đầu thế kỷ mười chín:

Ngày 26 tháng hai, tại tư gia trong khuôn viên nhà thờ Barchester, ông John Benwell Haynes đáng kính, tiến sĩ Thần học (Doctor of Divinity), 57 tuổi, phó chủ giáo của Sowerbride, mục sư của Pickhill và Candley. Ông đã tốt nghiệp đại học…, Cambridge, được các bạn thâm niên mến mộ vì tài năng và tính cần cù, ngay kỳ tốt nghiệp đầu tiên đã có tên trong danh sách các sinh viên đỗ đầu về toán. Thành tích Hàn Lâm chẳng bao lâu đã đưa ông lên cương vị thành viên ban Giám đốc của trường đại học. Năm 1783 ông được nhậm chức giám mục và không lâu sau đó được bạn bè và người bảo trợ của ông là ngài cố Giám mục đáng kính Lichfield tiến cử lên chức cha phó thường nhiệm ở Ranxton –Sub-Ashe…Sự thăng chức vùn vụt của ông từ một giáo sĩ được hưởng lộc thánh lên đến người chỉ huy Ban thánh ca chứng tỏ ông được trân trọng và tín nhiệm nhờ khả năng xuất sắc của mình. Ông tiếp quản chức Phó chủ giáo sau cái chết đột ngột của Phó chủ giáo Pulteny năm 1810. Những lời tuyên thệ của ông phù hợp tuyệt vời với những nguyên tắc của tôn giáo và nhà thờ mà ông đã tô điểm, được thể hiện ở trình độ phi thường, sự tinh tế của một học giả được kết hợp với sự nhuần nhuyễn của Cơ đốc giáo. Không hề mang vẻ nhiệt tình hăm hở, không bạo lực bè phái, chỉ thấm đượm tinh thần nhân ái trong trẻo, những lời ấy còn khắc sâu mãi mãi trong tâm trí người nghe.

Ngòi bút của ông đã bảo vệ thành công chế độ giám mục quản lý nhà thờ, một chế độ mà kẻ viết bài tưởng niệm này cho dù đã dày công nghiên cứu, chỉ có thể xem như một ví dụ của lòng khao khát tự do và một tổ chức có nhiều nét đặc trưng giống với các nhà xuất bản thế hệ chúng ta. Thực vậy, những tác phẩm đã xuất bản của ông gồm một bản dịch với lời lẽ linh hoạt tao nhã, cuốn Argonautica [1] của Valerius Flaccus, một tập Nghị luận về một vài sự kiện xảy ra trong cuộc đời của Joshua do Nhà thờ phát hành, ngoài ra là những huấn thị ông đọc tại các cuộc viếng thăm giới tăng lữ trong giáo khu nơi ông làm phó chủ giáo. Chúng nổi bật về v.. v..Phong cách tao nhã, mến khách của những dòng chữ ấy, những đề tài ấy, những người quen biết ông không thể nào quên ngay được. Sự quan tâm của ông đến toà nhà đáng kính oai nghiêm, nơi mà bên dưới cái vòm uy nghi của nó, ông lui tới rất đúng giờ để tham dự các lễ nghi, đặc biệt sự quan tâm đến phần âm nhạc lễ, có thể coi là lòng hiếu hạnh của đứa con đối với cha, một sự trái ngược mạnh mẽ đáng mừng với thái độ lạnh nhạt, chừng mực mà các quan chức nhà thờ thời đại chúng ta thường hay bày tỏ .

Đoạn cuối, khi cho biết tiến sĩ J.Haynes sống độc thân, viết tiếp:

Lẽ ra một cuộc đời bình thản và nhân đức như thế phải được kết thúc bằng tuổi già đại thọ và một sự ra đi từ từ, yên ổn. Nhưng tạo hoá thật khôn lường! Cuộc đời lui về ẩn dật sống bình an trong buổi chiều tà của ông tiến sĩ lẽ ra cứ dịu dần để đi đến chỗ chín muồi, thì lại bị số phận làm cho rối loạn, có thể nói tan hoang, bởi một bi kịch vừa bất ngờ vừa kinh hoàng. Sáng ngày 26 tháng hai… .

Nhưng có lẽ tôi chưa nói nốt vội, đợi kể cho các bạn nghe những hoàn cảnh dần dắt tôi đến với sự việc, nó xuất phát từ một nguồn khác.

Tôi đọc đoạn cáo phó trên hoàn toàn vô tình, cùng nhiều cáp phó khác ở thời kỳ ấy. Nó làm trí óc tôi nảy sinh một sự phán đoán nào đó, tuy nhiên ngoài việc nghĩ vậy ra, giả sử có điều kiện xem xét các hồ sơ của địa phương trong cùng giai đoạn, tôi thì cố nhớ tới tiến sĩ J.Haynes chứ không mất công sức theo dõi trường hợp này làm gì.

Số là, gần đây tôi đang lập catalog cho các bản thảo trong thư viện trường đại học trước đây ông ta làm việc. Sắp hoàn thành xong với các tập sách có đánh số trên các giá sách, tôi hỏi thư viện trưởng xem còn quyển sách nào ông cho tôi cần phải đưa vào tài liệu của mình không. Có lẽ không đâu. Nhưng ta cứ đến khu vực bản thảo xem lại cho chắc chắn. Anh có thời gian không? Tôi có thời gian. Thế là chúng tôi đến khu bản thảo, đưa hết chúng ra, cuối cùng còn một cái giá trên không có gì hết, mà chỉ có phần lớn là các lời tuyên thệ, các gói gồm những mẫu giấy rớt, các bài thực tập ở trường, Cyrus – một thiên trường thi anh hùng ca, chia ra nhiều đoạn (sản phẩm của một mục sư miền quê nhàn rỗi), các bản luận văn ngắn về toán học của một giáo sư quá cố và nhiều loại khác đã quá quen thuộc đối với tôi. Tôi ghi chép tóm tắt lại. Cuối cùng là một cái hộp thiếc được đem ra phủi bụi đi, trên có dán nhãn đã mờ Giấy tờ của đức Phó chủ giáo Haynes do chị ông là cô Letitia Haynes đem cho năm 1834 .

Tôi nhận ra ngay cái tên đã gặp ở đâu đó và xác định rất mau Đây hẳn là phó chủ giáo Haynes người đã kết thúc cuộc đời một cách rất kỳ quặc ở Barchester. Tôi có đọc cáo phó đăng trong tờ tạp chí Gentleman's Magazine. Tôi đem cái hộp này về nhà được không? Ông có biết trong đó có gì không?

Thư viện trưởng rất mong tôi cầm nó về, khi nào rảnh rỗi sẽ xem xét. Bản thân tôi cũng chưa nhìn vào đó bao giờ, tôi rất muốn ông ta nói Tôi dám chắc đây là cái hộp mà hiệu trưởng của chúng tôi bảo lẽ ra trường không nên nhận. Ông bảo Martin như vậy nhiều năm về trước, ông cũng nói chừng nào ông còn là hiệu trưởng ở đây thì không ai được mở ra. Martin đã nói với tôi, ông ta cũng rất muốn biết bên trong có gì, nhưng hiệu trưởng luôn để trong tủ có khoá, thời ông không ai sờ vào được, sau khi ông mất chẳng biết lầm lẫn thế nào đó, các vị nối nghiệp ông mới đem để vào chỗ nào không biết, vài năm nay nó mới quay lại đây. Không hiểu sao tôi chưa mở ra, nhưng hôm nay tôi phải rời Cambridge, anh cứ mở ra mà xem thử đi. Tôi tin là anh không đăng cái gì không hay ho trong catalog của chúng ta .

Tôi mang cái hộp về nhà, bỏ các thứ ở trong ra xem, sau đó tham khảo ý kiến thư viện trưởng xem có thể in ra thế nào. Ông cho phép tôi được toàn quyền viết một câu chuyện từ đó ra, miễn là phải che giấu danh tính của những người có liên quan. Tôi sẽ cố xem có thể làm được gì.

Bên trong hộp chủ yếu là thư từ và nhật ký. Bao nhiêu sẽ kể ra, bao nhiêu sẽ tóm tắt, là tuỳ theo truyện dài hay ngắn. Nhằm hiểu thật đúng hoàn cảnh cần nghiên cứu một chút, cũng chẳng cần miệt mài lắm, vì đã có tập mô tả nhà thờ Barchester với đủ cả hình ảnh minh hoạ - của Bell (trong Bộ sách về các nhà thờ) làm cho mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều.

Bây giờ mà bạn vào khu hát thánh ca của nhà thờ Barchester, bạn sẽ phải đi qua một tấm chắn bằng kim loại và đá hoa cương màu, do Sir Gillbert Scott tạo mẫu, sau đó tới một nơi trơ trụi, đồ đạc xấu kinh khủng. Ghế ngồi kiểu tân tiến không che màn trướng gì cả. Chỗ ngồi của các vị tai to mặt lớn và tên những người lĩnh xướng Thánh ca may thay vẫn còn, được ghi vào những tấm đồng nhỏ gắnvào các ghế. Cây đàn organ nằm trong hành lang ở trên gác, hộp chứa nó kiểu Gô tích. Tấm bình phong trang trí án thờ và các thứ quanh đó chẳng có gì đặc biệt.

Những chạm khắc tỉ mỉ cách dây hàng trăm năm khác với thị hiếu bây giờ nhiều. Đàn organ nằm trên một màn chắn lớn kiểu cổ điển. Các ghế ngồi cũng lại cổ và to lớn nặng nề. Có một tấm trướng bằng gỗ treo phía trên bàn thờ, bốn góc có các bình đựng cốt. Xa tít phía Đông là một cái màn che bàn thờ rất chắc chắn, kiểu dáng cổ điển bằng gỗ, với một cán trán tường bên trên là hinh tam giác có các tia sáng vây quanh, bọc lấy mấy chữ Do Thái bằng vàng. Các thiên sứ bay ngắm nhìn mấy chữ này. Phía bắc có một bục giảng Kinh với màn hướng âm kê ở mạn Đông, cuối các ghế ngồi. Mặt sàn lát đá hoa cương đen trắng. Hai phu nhân và một quý ông đang ngắm ngía toàn bộ quang cảnh. Từ nhiều mối khác tôi được biết ghế ngồi của Phó chủ giáo lúc đó ở bên cạnh ngai của Đức giám mục, tức là ở mạn Đông nam, cuối các dãy ghế ngồi khác. Nhà ở của ông ta nhìn ra mặt tiền phía Tây của nhà thờ, đó là một ngôi nhà gạch đỏ xinh xắn xây từ thời William đệ tam.

Tiến sĩ Haynes và bà em gái đến đây từ năm 1810. Chức phó chủ giáo vốn là niềm mong ước của ông, nhưng vị tiền nhiệm của ông đã chín mươi hai tuổi đời vẫn chưa chịu rút lui cho. Một tuần sau lễ sinh nhật đơn giản của ngài mừng chín mươi hai tuổi, vào một buổi sáng cuối năm, tiến sĩ Haynes vui vẻ đi vào phòng ăn sáng, hai tay xoa vào nhau, ngân nga một điệu nhạc, ông được đón chào bởi hình ảnh bà em gái, đang ngồi ở chỗ mọi khi, trước mặt là ấm trà, đầu gục xuống nức nở không ngừng vào chiếc khăn tay Có chuyện gì vậy? Có tin xấu chăng? Ồ, Johnny, anh chưa nghe nói gì sao? Ôi, tội nghiệp đức phó chủ giáo! Đức Phó chủ giáo? Làm sao? Ông ta bị ốm chăng? Không, không, họ tìm thấy ông nơi chân cầu thang sáng nay, thật là sốc! Có thể lắm! Ngài phó chủ giáo Pulteney tội nghiệp! Một cơn động kinh ư? Họ không nghĩ vậy, đó mới là vấn đề. Hình như lỗi tại cô người ở, Jane ngốc nghếch . Tiến sĩ Haynes ngừng hỏi mấy giây Anh không hiểu gì cả, Letitia. Tại sao cô người ở lại có lỗi? Theo như em biết thì khuyết đi một than chặn thảm ở cầu thang mà cô ta chẳng nói gì cả, vị phó chủ giáo tội nghiệp bước đúng vào gỗ bậc thang – mà gỗ sồi nó trơn ghê lắm – hình như ngài trượt xuống chân cầu thang gẫy cổ. Đáng thương cho cô Pulteney quá! Dĩ nhiên họ đuổi ngay cô người ở. Em chẳng ưa gì cô ta. Cô Haynes còn đau khổ nhiều hơn nữa, song cuối cùng cũng dịu đi, ăn sáng được. Ấy nhưng ông anh cô lại không. Đứng im bên cửa sổ ít phút, ông rời khỏi phòng và sáng hôm ấy không thấy xuất hiện nữa. Tôi chỉ cần nói thêm cô ở gái bị đuổi nhưng ngay sau đó thanh chận thảm cầu thang được tìm thấy dưới tấm thảm – thêm một lý do, nếu cần – cho sự ngu dốt cùng cực và vô ý tứ của cô gái này.

Trong nhiều năm, tiến sĩ Haynes đã tỏ rõ năng lực của mình – quả thực năng lực sáng tạo của ông rất đáng kể ở cương vị người kế tục phó chủ giáo Pulteney, ai cũng hài lòng về ông. Ông đã nhậm chức một cách chính đáng, và đã nhiệt tình lao vào hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ thích hợp với một người ở cương vị ông. Một chỗ đáng kể trong nghành báo chí hàng ngày của ông được dành để cất các thư từ có liên quan đến công việc của nhà thờ, chủ yếu là thư từ phàn nàn về các vấn đề mà ngài Phó chủ giáo để lại. Như Wringham và Barnswood chẳng hạn, hội phí nhà thờ đã chừng mười hai năm nay không thu, phần nhiều không còn có thể thu lại được, không ai tới thăm nơi đó đã bảy năm ròng, bốn thánh đường hầu như không còn sửa chữa được nữa. Những phụ tá được Phó chủ giáo Pulteney chỉ định hầu như không có năng lực gì, cũng như chính ngài vậy. Thật may mắn mà tình trạng này không còn được phép tiếp diễn nữa. Một lá thư của một người bạn đã xác nhận quan điểm này, bức thư viết gửi (chẳng khác lời ám chỉ khá độc ác tới thư của Sứ đồ thứ hai gửi cho Thessalonians) cuối cùng mọi việc đã được dọn dẹp sạch sẽ. Anh bạn tội nghiệp của tôi! Hẳn bạn đã phải bước vào một đống hỗn độn! Xin thề với anh, lần cuối cùng tôi bước qua ngưỡng cửa phòng ông ấy, ông ấy không động tay, để mắt đến bất cứ giấy tờ nào, ông ấy không nghe thấy một lời nào tôi nói, không nhớ một việc gì tôi đưa ra. Nhưng nay, nhờ một cô đầy tớ vô tâm vô tính và một tấm thảm cầu thang lỏng lẻo, triển vọng có vẻ tốt đẹp, những việc cần thiết có thể sẽ được chuyển giao trơn tru không một tổn thất . Bức thư này được nhét vào túi bìa một trong các quyển nhật ký.

Chẳng còn phải nghi ngờ gì về sự hăng hái đầy nhiệt huyết của Phó chủ giáo mới. Chỉ cần cho tôi thời gian để làm giảm bớt hầu như vô vàn sai lầm và rắc rối mà tôi đang phải đương đầu, và rồi tôi sẽ vui vẻ và chân thành hoà giọng ca cùng các bậc Do thái cao niên để hát lên bài Thánh ca mà tôi e rằng chính họ phải hát lên . Ý tưởng này tôi đọc thấy không phải trong nhật ký, mà trong một bức thư, bạn bè của ông Tiến sĩ có vẻ như đã trả lại thư từ của ông cho bà em gái còn sống. Phó chủ giáo không chỉ giới hạn bản thân trong phạm vi các suy nghĩ mà thôi. Điều tra của ông về các quyền lợi và nghĩa vụ của nhà thờ rất triệt để và có tổ chức. Ban đầu ông tính cần thời gian là ba năm để đưa công việc của Ngài phó chủ giáo trở lại đâu vào đấy và tạo cho mình một vị trí thích đáng. Dự liệu này gần như là đúng. Chỉ cần ba năm tiến hành cải cách, tuy nhiên đến cuối thời gian này tôi tìm mãi mà không thấy cái sự Nunc dimittis – đưa trở lại như cũ – đã hứa. Hoá ra ông đã phát hiện một lãnh vực hoạt động mới.

Từ trước đến nay do bận nhiệm vụ, ông ít khi lui tới nhà thờ để dự các cuộc hành lễ. Bây giờ ông quan tâm đến các công trình kiến trúc và âm nhạc. Những tranh cãi của ông với người chơi đàn organ, một cụ già quý tộc chơi đàn ở nhà thờ từ năm 1786 tôi không có thì giờ đi sâu, xem ra không đưa đến kết quả rõ rệt. Thêm nữa, tự nhiên ông đâm ra hứng thú với bản thân nhà thờ và đồ đạc của nó. Trong bức thư đề gửi cho Sylvanus Urban (tôi không tin đã được gửi đi) mô tả các ghế ngồi hát thánh ca – như tôi đã nói ở trên – được chế tạo khá lâu đời, thực tế từ năm 1700 thì phải.

Chiếc ghế của Phó chủ giáo, nằm ở mé Đông Nam, phía Tây cái ngai của Đức giám mục (nay xứng đáng là chỗ ngồi của vị chủ giáo thực sự xuất sắc, người đã tô điểm thêm cho toà giám mục Barchester), được trang trí hơi kỳ quặc. Ngoài hai tay ghế lo lắng linh mục địa phận phía tây, nhờ ông này mà nội thất của ban thánh ca được hoàn thiện, thì phía bàn cầu kinh còn có ba bức tượng nhỏ thô thỉên đặt ở tận cùng mép phía đông. Một là hình một con mèo sống động trong thế quỳ, thể hiện tuyệt vời thái độ luồn cúi, tính cảnh giác, và mưu mô xảo quyệt của giống loài Mus. Đối diện với nó là hình người ngồi trên ngai, ăn mặc như một ông vua, nhưng không giống với vị vua trần tục nào. Hai chân trùm kín bởi áo chùng, cả vương miện lẫn mũ mão đều không che nổi hai cái tai vểnh và hai cái sừng cong của giống quỷ địa ngục, bàn tay đặt trên đầu gối có móng dài và sắc nhọn dễ sợ. Giữa hai tượng là một hình dáng mặc áo khoác dài, thoáng nhìn tưởng một vị tu hành nào hoặc một thầy dòng áo xám bởi vì trên đầu trùm chiếc mũ thầy tu có dây buộc thả xuống tận lưng. Nhưng nhìn kỹ một chút sẽ thấy đây chính là một sợi dây dài thòng lọng được một bàn tay giấu trong áo choàng giữ lấy, mặt hóp, hai má trũng sâu xuống trông rất khủng khiếp, với kẽ nứt của thịt trên hai xương gò má, đây đúng là thể hiện của vua kinh hoàng . Những bức tượng trên rõ ràng là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc không phải là không tài tình, và nếu may mắn có ai trong số những người có quan hệ thư từ với các vị có khả năng soi sáng nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chúng thì năng lực đáng giá của họ sẽ khiến chúng tôi cảm kích vô cùng

Ngoài ra trên trang giấy còn có nhiều mô tả nữa, rất đáng quý bởi nay các đồ gỗ ấy không còn. Đoạn cuối như sau:

Một vài tìm hiểu gần đây qua kế toán của Tăng hội cho thấy tác phẩm điêu khắc trên các ghế ngồi hát thánh ca này không phải là, như thường thấy, của các nghệ sĩ Hà Lan, mà là của một người dân vùng này tên là Austin. Gỗ thì được lấy từ một cây sồi vùng lân cận, thuộc lãnh địa của linh mục địa phận và tăng hội, gọi là Holywood – rừng thiêng. Nhân chuyến viếng thăm giáo khu này và các ranh giới của nó, tôi được biết qua các thánh chức cao niên đáng kính. Hiện vẫn còn những lời truyền tụng dân gian trong cư dân nơi đây về các cây sồi cổ thụ có đường kính lớn được dùng làm đồ đạc cho các nơi chốn trang nghiêm giống như ta mô tả trên kia (tuy các lời truyền tụng này đã thấy lạc khá nhiều). Về một cây sồi bắt đầu gần đó, mọc gần trung tâm khu rừng, nay còn nhớ được gọi là Cây sồi treo cổ - Hanging Oak. Xuất xứ của cái tên này là từ chỗ lẫn vào trong đất quanh rễ cây có nhiều xương người và vào những thời điểm nhất định trong năm, muốn cho công việc làm ăn của mình thành công, hoặc vì tình, hoặc vì những việc bình thường cuộc sống, người ta vẫn đem treo ở các cành cây những hình nhân làm bằng rơm, tóc giả, hoặc các vật dụng thô sơ quê mùa

Vậy là điều tra về khảo cổ của vị Phó chủ giáo đã khá đầy đủ. Trở lại sự nghiệp của ông qua nhật ký. Những công việc khó khăn và thận trọng trong ba năm đầu tỏ ra ông ta là người phấn chấn, nổi danh về phong cách tao nhã, mến khách, xứng đáng với lời tưởng niệm trong cáo phó. Sau đó thì, cứ dần dần qua năm tháng, tôi thấy như có cái bóng mờ trong đời ông – nó được định mệnh cho phát triển thành một cái bóng đen ngòm – mà tôi không thể không nghĩ nó chắc hẳn đã phải được thể hiện qua các tác phong, cử chỉ bên ngoài của ông. Trong nhật ký, ông xác nhận bị hoảng sợ, rối loạn tinh thần rất nhiều và không có lôi nào thoát ra được. Ông không lấy vợ, bà em gái không thường xuyên ở cùng ông. Thực ra qua nhật ký, ông đã nói lên tất cả những gì có thể nói ra được. Xin trích sau đây một số đoạn:

Ngày 30-8-1816: Ngày càng nhận thức được, từng ngày trôi qua, các giấy tờ của Phó chủ giáo đã sắp xếp đâu vào đấy, phải tìm cái gì khác để qua nổi những chiều tối thu và đông. Sức khoẻ của Lettia là một đòn giáng mạnh vào tôi, cô ấy không thể cùng ở với tôi nhiều tháng ròng. Có lẽ tôi tiếp tục bài viết Bảo vệ chế độ Giám mụ quản lý nhà thờ chăng? Có ích đấy.

Ngày 15 tháng chín: Lettia đi Brigton.

Ngày 11 tháng mười: lần đầu tiên thắp nến trong khu vực hát kinh cho những người cầu nguyện buổi tối. Tôi sốc quá, mới mùa lạnh đã co quắp cả người.

Ngày 17 tháng mười một: trên bàn cầu kinh của tôi có mấy bức tượng làm tôi giật mình. Trước đây tôi không để ý lắm có thể nói nhờ một sự cố mà tôi nhận ra chúng. Đó là trong giờ tụng bài Đức mẹ đồng trinh, tôi đang thiu thiu ngủ (rất tiếc phải thừa nhận). Bàn tay tôi tỳ vào lưng con mèo chạm trổ. Con mèo là gần gũi tôi nhất trong số ba hình chạm khắc. Tôi không hề biết, vì tôi không nhìn về phía đó, rồi bỗng nhiên tôi giật mình vì cảm giác chạm với lớp lông mềm nhưng thô ráp và một cử động vặn mình như thể con mèo muốn xoay lại cắn tôi. Tôi lập tức tỉnh ngủ và tin chắc mình đã bật ra một tiếng kêu to, vì tôi trông thấy ông thủ quỹ quay đầu về phía tôi. Cảm giác ấy mạnh đến nỗi tôi phải chùi bàn tay vào áo lễ. Cầu kinh xong tôi chú ý nhìn vào ba hình chạm khắc, lần đầu tiên thấy chúng được làm sao mà khéo léo.

Ngày 6 tháng mười hai: tôi thấy thiếu vắng Lettia quá! Thời gian của buổi tối, sau khi làm việc rất khuya với bài viết Bảo vệ xong, trôi qua thật nhọc nhằn. Toà nhà quá rộng cho một người ở, khách khứa cũng hiếm. Cứ mỗi lần đi về phòng ngủ tôi lại có cảm tưởng có ai đó đi cùng. Thực tế tôi nghe thấy cả tiếng nói. Tôi biết rất rõ đó là triệu chứng thông thường của chứng suy não, nhưng kể ra tôi không nên lo lắng quá vì chẳng có lý do gì để nghĩ tôi bị như vậy. Gia đình tôi không ai mắc chứng này. Chỉ còn cách làm việc, chăm chỉ làm việc, chú ý đến mọi bổn phận của mình mới là cách chữa trị tốt nhất, nhất định là vậy.

Ngày 1 tháng Giêng: phải thú thật là những rối loạn như vậy ngày càng tăng. Đêm qua sau khi trở về từ chỗ linh mục địa phận sau nửa đêm, tôi thắp nến đi lên gác. Gần đến đầu cầu thang, có ai thì thầm vào tai tôi Xin chúc ông năm mới tốt lành Nhầm sao được, nói rõ từng tiếng, cả những chỗ nhấn mạnh. Giả sử đánh rơi cây nến thì không hiểu tôi còn hoảng sợ đến đâu. Tôi cố lên nốt cầu thang, mau mau vào phòng khoá trái cửa lại. Không thấy gì thêm.

Ngày 15 tháng giêng: Đêm qua tôi xuống phòng làm việc lấy chiếc đồng hồ đeo tay bỏ quên. Lúc lên ngủ, tới đầu cầu thang lại có tiếng thì thào sát tai Cân thẩn đấy! Tôi nắm chặt tay vịn nhìn quanh. Tất nhiên chẳng thấy gì hết. Sau một lát tôi đi tiếp, không dám quay đầu nhìn lại, thì suýt ngã: một con mèo – tôi có cảm giác mèo rất to – trượt giữa hai bàn chân tôi, nhưng dĩ nhiên, một lần nữa tôi chẳng trông thấy gì hết. Hay là con mèo dưới bếp, nhưng tôi nghĩ không phải.

Ngày 27 tháng hai: Đêm qua có một sự kiện kỳ lạ tôi chỉ muốn quên đi – nhưng có lẽ cứ viết ra đây để đánh giá cho đúng mức độ. Tôi làm việc trong thư viện từ chín giờ đến mười giờ. Trong sảnh cũng như trên cầu thang, thật lạ lùng, tôi thấy cứ như đầy những người đi lên đi xuống không một tiếng động: tôi muốn nói mỗi khi tôi ngừng viết, nghe ngóng hoặc nhìn ra sảnh thì ngoài đó vẫn tuyệt đối yên tĩnh. Tôi vào giường sớm hơn bình thường – khoảng mười giờ rưỡi – và rõ ràng không thấy có một tiếng động nào. Vì đã được dặn tới phòng tôi lấy thư mai gửi đi sớm cho Giám mục, nên hẳn John thức chờ tôi, thấy tôi về phòng ngủ thì anh ta tới. Do đó, khi nghe có tiếng gõ cửa và tiếng nói khẽ Tôi vào được không ạ? Tôi cầm lá thư từ bàn gương, bảo Được, vào đi! chẳng thấy ai vào cả. Tôi đã làm một việc mà nay nhìn lại, quả là sai lầm, tôi mở cánh cửa đưa lá thư ra. Ngoài hành lang không có ai đứng, trong khi đó một cánh cửa cuối phòng lại mở ra, John cầm nến đi vào. Tôi hỏi có phải anh ta vừa tới trước cửa phòng tôi không. Anh ta nói không. Tôi không thích tình trạng này một chút nào. Mặc dù sau đó tôi đã cảnh giác và nằm mãi mới ngủ được, tôi không gặp thêm thái độ khiếm nhã nào khác. .

Mùa xuân tới, bà em gái tới ở với ông vài tháng. Tiến sĩ Haynes trở nên vui vẻ hơn, không còn những triệu chứng suy nhược thần kinh thấy đã thấy ở trên. Cho tới đầu tháng chín, ông lại ở một mình. Lúc này thì rõ ràng ông lại bất ổn và căng thẳng hơn lần trước. Tôi sẽ trở lại vấn đề này lát nữa đây, bây giờ đành lạc đề đưa ra một tài liệu mà đúng sai gì chưa biết, nhưng tôi tin có liên quan đến mạch câu chuyện.

Các sổ kế toán của tiến sĩ Haynes, cũng được giữ gìn như những giấy tờ khác, có ghi, kể từ sau ngày ông được làm Phó chủ giáo ít lâu, mỗi quý chi cho J.L. 25 bảng. Không hiểu vì việc gì, chỉ có thế. Nhưng tôi lại gắn nó với một lá thư khác, viết rất bẩn và nguệch ngoạc, cũng cất trong túi bià một quyển nhật ký. Không rõ ngày đóng dấu bưu điện, rất khó đọc. Nó như sau:

Thưa ông,

Tôi chờ tin tức ông mấy tuần nay, không thấy gì tôi đoán ông không nhận được thư tôi trong đó kể tình hình về chồng tôi bị mất mùa, chỉ còn trông vào tiền lợi tức, chúng tôi sẽ gay go nếu không nhận được bốn mươi bảng, không nhận được thì dù không muốn tôi sẽ phải tiến hành các bước tiếp theo. Tôi vì ông mà mất việc làm ở chỗ tiến sĩ Pulteney, vì vậy đòi hỏi của tôi là chính đáng, ông thừa biết tôi sẽ nói ra cái gì nhưng tôi không muốn những việc không vui cho người xưa nay chỉ mang cho tôi những điều tốt đẹp.

Kính thư

Jane Lee

Cùng thời gian mà tôi cho là lá thư này được viết ra, thực tế có biên lai gửi số tiền 40 bảng cho J.L…

Trở lại nhật ký:

Ngày 22 tháng 10: vào buổi cầu kinh tối, trong lúc đang hát thánh ca, tôi gặp lại chuyện năm ngoái. Giống lần trước, bàn tay tôi đặt lên một trong mấy bức tượng khắc (lúc này tôi thường tránh con mèo), và tôi phải nói ra – có một sự thay đổi, gỗ trở thành lạnh ngắt và mềm như lanh ẩm. Tôi có thể xác định được từ lúc nào mình có cảm giác ấy. Ban đồng ca đang hát đúng đến những từ ấy (Hãy để ngươi, kẻ không tín ngưỡng ngự trị lên hắn, hãy để quỷ Sa tăng đứng trên bàn tay phải của hắn).

Đêm nay tiếng thì thầm trong nhà tôi càng liên tục hơn bao giờ hết. Buồng tôi không sao thoát khỏi những thứ tiếng này. Trước đây chưa đến nỗi như thế. Nó làm cho một con người tính tình nóng nảy (không phải tôi và hy vọng tôi sẽ không trở nên như vậy) ngán ngẩm ghê lắm nếu không muốn nói là hoảng hốt. Lại có con mèo ở đầu cầu thang. Hình như lúc nào nó cũng ngồi ở đấy, mà bếp nhà này làm gì có mèo.

Ngày 15 tháng mười một: Tôi phải ghi lại đây một sự việc mà tôi không hiểu được. Đêm tôi ngủ không ngon. Không có ai cụ thể xuất hiện, nhưng tôi thấy mình bị theo đuổi bởi một đôi môi ẩm ướt luôn thì thào bên tai, nói vừa nhanh vừa luôn nhấn mạnh. Sau đó, có lẽ, tôi đã ngủ thiếp đi và bừng tỉnh bởi cái cảm giác có một bàn tay đặt lên vai mình. Vô cùng hoảng sợ, tự nhiên tôi thấy mình đứng trên bậc cầu thang cuối cùng. Ánh trăng rất sáng chiếu qua cửa sổ khiến tôi nhìn rõ một con mèo rất to ngồi trên bậc cầu thang thứ hai nước thứ ba. Không nói gì được, tôi đành bò vào giường mà không hiểu bằng cách nào. Ôi, tôi phải gánh một gánh nặng kinh khủng! (Sau đó đến một đôi dòng bị gạch xoá. Tôi đọc thấy như hành động sao cho được tốt nhất ).

Không lâu sau đó thì rõ ràng lòng quyết tâm của vị phó chủ giáo đã nhường bước cho những áp lực của hiện tượng nói trên đè nặng lên mình. Tôi không muốn nói đến những lời cầu nguyện đột nhiên xuất hiện rồi ngày càng thường xuyên trong tháng mười hai và tháng giêng. Suốt thời gian này ông vẫn nhất quyết bám lấy vị trí không chịu đi nghỉ ở Bath hoặc Brighton, lấy lý do bị ốm chẳng hạn, có lẽ ông cho như vậy là không tốt vì đã thừa nhận mình bị đánh quỵ và gục ngay từ lúc ban đầu. Ông cải thiện tình hình bằng cách mời khách khứa đến ở với mình. Kết quả như sau:

Ngày 7 tháng giêng: tôi thuyết phục em họ tôi là Allen đến ở với tôi vài ngày,ở phòng ngay cạnh phòng tôi.

Ngày 8 tháng giêng: một đêm yên tĩnh. Allen ngủ được nhưng phàn nàn có gió. Tôi vẫn gặp những tiếng thì thầm như trước, hắn ta muốn nói gì nhỉ?

Ngày 9 tháng giêng: Allen nghĩ ngôi nhà này có nhiều tiếng động lớn và con mèo của tôi giống đẹp nhưng quá to và rất dữ.

Ngày 10 tháng giêng: Allen và tôi ở thư viện đến mười một giờ. Anh ta đi ra ngoài hai lần xem bọn hầu gái làm gì trong bếp. Lần thứ hai trở vào nói là trông thấy một cô trong số đó vừa đi qua cánh cửa cuối hành lang, nếu như vợ anh ta có đấy thì phải đưa bọn họ vào trật tự. Tôi hỏi cô ta mặc áo màu gì, anh ta bảo trắng và xám. Tôi cho rằng vậy.

Ngày 11 tháng giêng: Allen về. Tôi phải cứng rắn lên mới được.

Những từ phải cứng rắn lên luôn luôn được nhắc lại trong những ngày tiếp theo, đôi khi chỉ có một câu ấy trong cả đoạn nhật ký, chữ rất to, ngòi bút gài sâu vào giấy tưởng phải gãy bút.

Bề ngoài, bạn bè ông chẳng nhận thấy có gì thay đổi, chứng tỏ ông là người can đảm và vững chí. Nhật ký cho thấy những ngày cuối cùng của đời ông, cuộc đời được kết thúc bằng những dòng trơn tru của bài cáo phó:

Buổi sáng ngày 26 tháng hai lạnh lẽo và bão táp. Sáng sớm đầy tớ có dịp ra sảnh trước của toà nhà mà nhân vật bất hạnh này cư ngụ. Họ kinh hoàng biết mấy khi nhìn thấy ông chủ kính mến nằm nơi bậc nghỉ cầu thang chính, trong tư thế dễ sợ nhất. Mọi người chạy đến nâng ông dậy, phát hiện ra ông bị tấn công tàn bạo đến chết. Cột sống gãy nhiều nơi, có lẽ kết quả của ngã cầu thang, thảm cầu thang có chỗ bị lỏng ra. Ngoài ra còn có nhiều thương tích trên mắt, mũi, miệng tựa như bị một con vật hoang dại gây ra, kinh khủng đến nỗi biến dạng tất cả mặt mày. Theo quan chức y tế, cái chết xảy ra nhiều giờ rồi. Thủ phạm hay những thủ phạm của bi kịch bí ẩn này hoàn toàn nằm trong bức màn bí mật, cho tới nay chưa có phỏng đoán nào giải thích được sự cố đáng sợ của câu chuyện đau buồn này .

Tác giả viết tiếp rằng có khả năng các tác phẩm của các ông Shelley, Lord Byron và M. Voltaire đã là công cụ dẫn đến thảm hoạ và kết luận bằng hy vọng mơ hồ rằng sự kiện có thể được coi như một tấm gương cho thế hệ sau , phần này tôi không trích đăng toàn bộ ra đây.

Tôi đã gần như tin rằng tiến sĩ Haynes là người gây ra cái chết của tiến sĩ Pulteney. Nhưng sự kiện gắn với bức tượng khắc gỗ mang tử khí ở ghế ngồi nơi hát kinh của Phó chủ giáo thật khó hiểu. Phỏng đoán nó được làm bằng gỗ Cây sồi Treo cổ thì không khó khăn gì nhưng không chứng minh được. Tuy thế tôi cũng về thăm Barchester, một phần để tìm mối liên hệ với cây gỗ. Một tu sĩ giới thiệu tôi với người phụ trách nhà bảo tàng địa phương, nói là chỉ có ông này mới có thể cung cấp thông tin cho tôi, không còn ai khác. Tôi kể với ông ta về mấy bức tượng gỗ chạm trổ và những tay ghế ở chô ngồi hát kinh của nhà thờ xưa kia, và hỏi ông liệu chúng còn tồn tại không.Ông ấy cho tôi xem những tay ghế của linh mục miền Tây cùng vài mảnh gỗ khác, do một người xưa ngụ tại đây đem cho – người này còn có cả một bức chạm bằng gỗ, có lẽ là cái tôi muốn tìm chăng? Ông ấy nói bức chạm đó rất lạ. Cụ già sở hữu nó kể với tôi rằng cụ nhặt được nó trong một kho gỗ, cùng những mảnh gỗ hiện còn đây, bèn đem về cho trẻ con chơi. Trên đường về cụ lật đi lật lại nó, một mảnh giấy rơi ra. Cụ nhặt lên thấy có chữ viết bèn cất vào túi, rồi đem bỏ vào một bình hoa trên mặt lò sưởi. Cách đây không lâu tôi đến nhà cụ ấy, vô tình cầm bình hoa lên xem có dấu gì không, tờ giấy rơi vào tay tôi. Thấy tôi cầm mảnh giấy, cụ già kể cho tôi nghe câu chuyện mà tôi vừa mới kể với ông. Cụ bảo tôi cứ giữ mảnh giấy ấy. Nó nhàu nát lắm, có chỗ đã rách, tôi đem về dán lên một tờ bìa. Nó vẫn còn đây và nếu ông cho biết nó nói về cái gì thì tôi vui sướng vô cùng và đối với tôi sẽ là điêu rất ngạc nhiên

Ông đưa tôi tờ bìa. Mảnh giấy trên có chữ có thể đọc được , do một bàn tay cổ xưa viết, và như sau:

Khi ta mọc trong Rừng

Ta được tưới bằng Máu

Bây giờ đứng trong Nhà thờ

Bàn tay kẻ nào chạm vào ta

Mà vấy máu

Ta khuyên hắn hãy đề phòng

E rằng hắn sẽ bị tìm đến

Dù ngày hoặc đêm

Nhất là ngày gió to

Vào tháng Hai

John Austin viết vào ngày 26 tháng hai năm 1699

Ông phụ trách bảo tàng hỏi Ông có cho rằng đây là một bùa ngải gì đó không?

Tôi trả lời Vâng, tôi cho là như vậy. Thế còn hình gỗ chạm trổ mà tờ giấy này được giấu ở trong đâu?

Ô tôi quên ông ta nói Cụ già bảo là trông nó xấu xí và trẻ con sợ quá nên cụ đã đốt đi rồi

Chú thích :

[1] Thần thoại Hy lạp, là vị thần anh hùng đi theo Fason chinh phục Bộ lông cừu vàng của một con cừu có cánh được con rồng ở Colchide canh giữ.

/31

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status