Type: Mộc Du
Dưới trời chiều, mặt hồ Zurich chuyển màu xanh lam, ánh hoàng hôn nhuộm đỏ chân trời.
Trong phòng bật đèn bàn mờ mờ. Bốn bề yên tĩnh, xa xa tiếng sóng xào xạc vọng về.
Giữa nơi xa lạ, nhưng bên cạnh mình là một con người không thể quen thuộc hơn được nữa. Tôi không ngủ được, nhìn Lịch Xuyên mà lòng ngổn ngang trăm mối, hết nghĩ về căn bệnh của anh, lại nghĩ về tương lai không có kết quả của chúng tôi. Ngày mai lại là ngày ly biệt.
Lịch Xuyên đang say giấc nồng nhưng vẫn ôm chặt lấy tôi, từ đầu đến cuối cứ nắm tay tôi không rời. Tôi biết anh khát khao được ở bên tôi đến thế. Mơ mơ màng màng, vài tiếng đồng hồ trôi qua, chợt có tiếng chuông cửa vang lên dưới lầu.
Tôi cởi quần áo ngủ ra, mặc áo thun in hình diễn viên kinh kịch vào, thắt vội bím tóc, xuống lầu mở cửa.
Một cụ ông cao gầy đứng trước cửa, tay cầm một cây nạng lịch lãm. Tóc trắng như cước, tinh thần quắc thước, ăn mặc sang trọng, khí độ bất phàm. Tôi liền nghĩ, chắc lúc ông còn trẻ rất đẹp trai, vì đã già rồi mà vẫn còn rất phong độ. Đứng cạnh cụ ông, là một cô gái người nước ngoài, mái tóc nâu hạt dẻ được búi cao, tay đang bưng một cái hộp.
Chắc hẳn là người nhà của Lịch Xuyên. Tôi hơi lo, giọng bất giác run run: “Xin hỏi… hai người tìm Lịch Xuyên phải không?” Tôi nói tiếng Anh.
“Đúng vậy.” Thái độ của cụ ông khá thân thiện, “Nó có nhà không?”
“Anh ấy đang ngủ. Xin mời vào, để con đi gọi anh ấy.”
Hai người bước vào nhà, trong phòng rất tối. Tôi vội đi tìm công tắc bật đèn.
“Bên đây nè.” cụ ông bật đèn giúp tôi. Trong phòng đột nhiên sáng choang.
Tôi định lên lầu gọi Lịch Xuyên, cụ ông lại ngăn tôi lại: “Nếu nó ngủ rồi, thì đừng gọi nó dậy làm gì.”
Tôi cảm thấy không thoải mái, lại hơi oan ức, chính mình là khách, còn phải tiếp khách giúp anh nữa.
“Vậy… mời hai người ngồi ạ.”
Cụ ông tùy ý ngồi xuống sô pha, bắt chéo chân, rồi dùng ánh mắt ra hiệu bảo cô gái nước ngoài ngồi xuống. Tôi liếc nhìn lên lầu, không có chút động tĩnh, không biết chừng nào Lịch Xuyên mới tỉnh.
“Thưa ông,” Tôi ngồi ngay ngắn, “Xin hỏi con gọi ông thế nào ạ?”
“Ông họ Vương,” Ông nói, “Ông là ông nội của Lịch Xuyên. Đây là Helena. Con là...”
Ông nội của Lịch Xuyên! Tim tôi nhất thời ngừng đập 5 giây.
“Cháu là Annie, là đồng nghiệp của Lịch Xuyên ở Trung Quốc.”
“À!” Ông rất vui vẻ, chuyển sang nói tiếng Trung: “Con từ Trung Quốc sang?”
“Dạ, đây là lần đầu tiên con đến Thụy Sĩ.” Tôi cung kính trả lời.
“Sang lúc nào?”
“Vừa mới đến không lâu ạ.”
“Ừ,” Ông nói: “Lịch Xuyên chẳng hiểu phép tắc gì cả, có khách tới nhà mà nó lại đi ngủ là sao? Như vậy đi, để ông thấy nó tiếp đãi con. Annie, con muốn uống gì? Nhà Lịch Xuyên hẳn là có trà và cà phê thượng hạng.”
Có lẽ là vì Helena đang ngồi cạnh không hiểu tiếng Trung, cụ ông đổi sang nói tiếng Anh.
“Dạ không cần đâu, con uống rồi ạ.”
“Helena, hay là, thừa dịp nó đang ngủ, bây giờ cô lên truyền dịch cho nó đi?” Ông nói với cô gái kia “Nó có khách, có thể truyền nhanh chút không? Để cho nó có thời gian tiếp khách?”
Thì ra là y tá của Lịch Xuyên. Quả nhiên, Helena cởi áo khoác ra, bên trong đang mặc đồng phục y tá đúng tiêu chuẩn.
“Không được đâu, ông Vương.” Cô y tá trả lời bằng tiếng Anh không trôi chảy lắm “Tim và phổi của Alex không được khỏe, chẳng những không thể tăng tốc độ truyền, còn phải giảm bớt nữa. Tối nay anh ấy phải nằm trên giường.”
Cụ ông nhíu mày: “Đại khái cần bao lâu?”
“Tổng cộng hai bình, cần khoảng 10 tiếng.”
“Được rồi. Phiền cô nhẹ tay chút, đừng làm nó tỉnh giấc. Nó mà tỉnh thì sẽ tìm tôi tính sổ.” Cụ ông quay sang nhìn tôi nháy mắt, cười cười xin lỗi.
Cô y tá mang theo hộp thuốc rón ra rón rén đi lên lầu.
Cụ ông quay đầu lại nói tiếng Trung với tôi: “Cô bé, con làm công ty nào ở Trung Quốc?”
“Con ở Tổng công ty ở Bắc Kinh ạ.”
“Vậy con làm bộ phận nào? Nội thất? Vườn cảnh? Ngoại thất?”
“Dạ, con là phiên dịch Của Lịch Xuyên.”
“À, phiên dịch của Lịch Xuyên, vậy con họ Chu, đúng không?”
“Ý ông nói chị Chu Bích Tuyên đúng không? Chị ấy qua Mỹ lấy chồng rồi. Con là phiên dịch mới của Lịch Xuyên.”
“Haiz,” Ông thở dài một hơi “Thằng nhóc này thật là, rõ ràng đã nói với nó lúc bị bệnh không thể làm việc, sao lại gọi phiên dịch sang đây?”
“Ông đừng hiểu lầm, con chỉ sang đây du lịch thôi, mai con sẽ đi.” Tôi vội vàng giải thích. Tôi hơi hối hận vì mình ăn mặc quá tùy tiện, áo thun, quần đùi jean, chân trần, tự do ngang dọc trong nhà của “thủ trưởng”, vô cùng khả nghi.
“Lịch Xuyên ra sân bay đón con à?” Cụ ông hỏi.
Đúng là nghi ngờ rồi. Lời này ý khác, chứa đầy ẩn ý.
Đang suy nghĩ nên trả lời như thế nào, thì thấy Helena chán nản xuống lầu.
Cụ ông vội vàng hỏi: “Sao rồi? Xảy ra chuyện gì?”
“Tôi vừa treo bình, sát trùng xong, đang tính ghim kim, thì Alex tỉnh dậy.” Cô y tá run run nói “Anh ấy giận lắm, không cho tôi ghim kim, nói anh ấy đã ký đơn rồi. Còn nói nếu tôi lại tự tiện làm như vậy, anh ấy sẽ tìm luật sư kiện bệnh viện.”
Cụ ông đứng bật dậy, cầm nạng gõ gõ xuống sàn, quát lên trên lầu.
“Vương Lịch Xuyên, mày xuống đây cho ông!”
Không thể tưởng tượng được người tao nhã như ông khi nổi giận cũng cao giọng dữ vậy.
Một phút sau, Lịch Xuyên xuất hiện ở đầu cầu thang.
“Ông nội.” Anh chống gậy, chậm rãi xuống lầu, đi tới trước mặt cụ ông: “Hôm nay con có khách, chỉ một ngày thôi mà ông cũng không cho à?”
“Hôm nay mày phải truyền dịch,” Cụ ông không hề nhượng bộ “Khách muốn đi đâu chơi để anh sắp xếp, sẽ làm người ta vừa lòng.”
“Tối nay tụi con sẽ đi ra ngoài, cô ấy còn chưa ăn tối.”
“Em, em không đói.” Tôi vội vàng nói.
Lịch Xuyên hung hăng liếc tôi.
“Muốn ăn gì? Cơm Tây? Cơm Trung? Để ông gọi đầu bếp tới nhà mày làm.”
“Ông nội, con nói với bố là tối mai con sẽ về bệnh viện rồi, việc gì phải ép con?”
“Không phải ông làm khó gì mày, Dr.Herman gọi điện thoại cho ông, hôm nay mày phải truyền dịch.”
“No.” Lịch Xuyên kéo tay tôi, lập tức đi tới cửa lấy chìa khóa xe.
“Lịch Xuyên! Mày đứng lại đó cho ông!”
“Ông nội,” Lịch Xuyên xoay người lại từ tốn nói: “Hôm nay con không đi không được, Ông đừng ngăn con.”
Không khí ngưng trệ tới mức có thể nghe được tiếng kim rơi.
Cụ ông vẫn đứng nhìn Lịch Xuyên, không hề nhúc nhích, vẻ mặt giận dữ: “Hôm nay mày không được đi đâu hết, ngoan ngoãn ở nhà cho ông!”
Lịch Xuyên mấp mấy môi, cả buổi cũng không nói chữ nào. Trầm mặc một lát, bỗng nhiên nói nhỏ với tôi: “Tiểu Thu, đi lên lầu chờ anh. Anh muốn nói với ông nội mấy câu.”
Tôi lo lắng nhìn anh, bước nhẹ lên lầu, vào phòng ngủ của Lịch Xuyên ngồi xuống.
Qua mười phút Lịch Xuyên lên lầu gọi tôi: “Tiểu Thu, thay váy hoa đi, bọn mình đi ăn tiệc.”
“Ông nội anh đâu?” Tôi kinh hoảng hỏi: “Ông có tức giận không?”
“Ông đi rồi.”
“Y… y tá đâu?”
“Cũng đi rồi .”
“Anh nói gì với ông? Ông đồng ý cho anh đi à?”
“Em đừng để ý.” Lịch Xuyên nói: “Anh có cách đối phó với ông.”
“Anh muốn đi thì đi một mình đi, em không đi đâu hết.” Tôi yên lặng ngồi trên giường.
“Đi mà tiểu Thu.”
Lịch Xuyên kéo tôi vào phòng thay quần áo, thấy tôi không chịu động đậy, liền thay đồ cho tôi. Lấy kéo cắt mạc, mặc bộ váy hoa vừa mua hồi chiều vào cho tôi. Còn chọn giúp tôi một áo ngực không dây. Thấy tôi không thèm động tay nhấc chân, anh đành ngồi xuống, thay giày cao gót cho tôi. Cuối cùng, cầm cây lược to chải đầu lại cho tôi, xịt keo, cột tóc đuôi ngựa cao cao. Tôi bị bộ dạng trịnh trọng của anh làm bật cười.
“Đẹp không?” Tôi tạo dáng hỏi anh.
“Người đẹp, mặc gì cũng đẹp.” Anh mỉm cười.
Tôi nhìn anh, thấy anh vẫn mặc áo thun hồi chiều, liền nói: “Vậy còn anh?”
“Đi ra ngoài chờ, anh thay đồ xong là ra liền.”
Chỉ chốc lát sau, Lịch Xuyên đã thay đổi tương tác đứng trước mặt tôi, áo sơ mi cotton màu trắng, quần dài màu ghi, ống quần ủi thẳng cứng, toàn thân tỏa ra mùi thơm ngan ngát. Vừa nhàn nhã, vừa sang trọng.
Tôi thở dài trong lòng, Lịch Xuyên nằm trên giường mấy tháng trời, chắc buồn lắm.Vì vậy nhẹ nhàng vuốt lưng anh, hỏi: “Đi như vậy có mệt lắm không? Nếu như rất muốn đi, thì đi sớm về sớm một chút vậy.”
“Không mệt. Hồi chiều ngủ một giấc thật ngon, còn được ai đó phục vụ mát xa nữa.” Anh vỗ vỗ mặt tôi “Cho nên anh đã nghỉ lại sức rồi.”
“Anh có biết là điện thoại đầu giường có 43 tin nhắn không?”
“Anh tắt chuông rồi, ồn ào lắm.”
“Biết đâu có chuyện quan trọng đó, hay anh nghe trước rồi hãy đi?”
“Không nghe. Hiếm lắm mới được nhàn nhã đôi chút. Hơn nữa, anh giao hết các bản vẽ được phân công rồi.”
“Được rồi, em theo anh đi chơi, nhưng mà anh phải về sớm truyền dịch đó.”
“Đừng làm hỏng bầu không khí, tối nay không truyền dịch.”
Anh kéo tôi đứng dậy từ sô pha, chỉ ra ngoài cửa sổ: “Thấy không? Đêm nay là đêm trăng tròn trăng. Trăng sáng hoa thơm, trăm việc may mắn. Em còn nhớ chuyện về vị hòa thượng màa em kể cho anh không?”
“Hòa thượng nào?”
“Văn Yển thiền sư.” [*] Anh nhéo mũi tôi “Có một hôm, Văn Yển thiền sư hỏi chúng tăng, rằng: ‘Ngày 15 về trước chẳng hỏi ông, ngày 15 về sau nói cho một câu xem?’[**] Chúng tăng đều trả lời là không biết. Văn Yển thiền sư liền đáp thay: ‘Mỗi ngày đều là ngày tốt.’
[*] Văn Yển thiền sư (864- 949) là một vị thiền sư Trung Quốc lỗi lạc, khai sáng Vân Môn Tông.
[**] Trích công án 6, Bích Nham Lục, bản dịch của thầy Thích Thanh Từ.
“Mỗi ngày đều là ngày tốt…” Tôi thì thào - câu chuyện tôi kể cho Lịch Xuyên từ sáu năm trước, bản thân tôi đã quên từ lâu.
“Cho nên, chúng ta phải chơi thật vui vẻ, không thể lãng phí thời gian tươi đẹp được.”
“Mỗi ngày đều là ngày tốt.” Tôi nhẩm đi nhẩm lại những lời này trong lòng. Nhìn Lịch Xuyên im lặng không nói gì.
Hoa xuân trăng thu, gió hè tuyết đông. Tôi đã bỏ lỡ biết bao nhiêu tháng ngày tươi đẹp trong nỗi buồn vô biên.
Bỗng nhiên, tôi ngộ ra. Lấy son môi và phấn mắt từ túi xách ra, mỉm cười với anh: “Vậy đượ, em trang điểm một chút đã.”
Lịch Xuyên gật đầu, ngồi trước cửa sổ đợi tôi.
Ánh đèn lấp lánh bên mặt hồ, giao thoa với ánh sáng của tinh tú trên bầu trời. Ánh đèn và ánh sao, dường như đang tụ lại nơi mắt anh.
Tôi nghĩ, nếu tối nay Lịch Xuyên bất hạnh qua đời bên cạnh tôi, anh sẽ rất vui, tôi sẽ thỏa mãn, có lẽ đó là một kết thúc đẹp.
Lịch xuyên lái xe đưa tôi tới nhà hàng Kunststuben, tuyên bố đây là nơi có món ngon nhất Zurich. Thực ra với tôi mà nói, món ngon nhất trên đời chính là món cá kho cay tôi nấu, ngay cả người chưa bao giờ ăn cay như Lịch Xuyên cũng tấm tắc khen ngon. Có hai lần anh còn nhờ tôi nấu cho anh mang theo ăn trưa. Chúng tôi bắt đầu ăn món khai vị ở Kunststuben, sau đó tới món súp, món chính, tráng miệng, trái cây, ăn từng bón từng món, cho đến khi uống hết cà phê. Đáng tiếc, từ đầu tới cuối, chỉ có mình tôi động dao động nĩa. Lịch Xuyên chỉ ăn một ít salad và trái cây, coi như là chưa ăn gì, giữa bữa còn vào toilet một lần. Sau khi về chỗ thì anh không động nĩa nữa, chỉ ngồi đối diện nói chuyện với tôi.
Sau khi ăn xong chúng tôi đi bar. Tôi uống rượu, say khướt, Lịch Xuyên uống nước táo có gas. Ngồi trong bar nghe ca sĩ địa phương hát một lúc, Lịch Xuyên khăng khăng đòi đưa tôi tới vũ trường bên cạnh để nhảy. Anh nói anh chưa bao giờ thấy tôi nhảy, luôn muốn xem thử. Tôi nhảy một bản disco, dùng kinh nghiệm lăn lộn trên sàn nhảy nhiều năm của tôi, tôi nhảy rất high, rất sung. Lịch Xuyên ngồi bên cạnh cổ vũ tôi. Qua nửa giờ, âm nhạc bỗng nhiên chậm lại, tôi kéo Lịch Xuyên vào sàn, nhảy điệu slow. Chân Lịch Xuyên không linh hoạt lắm, lúc nhảy lại không thể dùng gậy chống. Chúng tôi không đi theo tiết tấu, chỉ ôm nhau, bước từng bước ngắn, chậm chậm di chuyển theo điệu nhạc.
Dưới ánh đèn vũ trường lấp lánh, mặt Lịch Xuyên lộ ra chút hồng hào hiếm thấy. Anh bước chậm, bước không kịp, luôn bị tôi giẫm lên. Tôi sợ anh mệt, cứ đòi về nhà. Lịch Xuyên kéo tôi, nhảy thêm vài bản nữa, mãi tới khi nhạc disco lại được bật lên mới chịu về. Lúc về vẫn còn có vẻ lưu luyến.
Về đến nhà thì đã là 3 giờ sáng. Chúng tôi tắm rửa sạch sẽ, thay áo ngủ. Lịch Xuyên chơi chưa đã, còn đòi nhảy tiếp.
“Đừng nhảy nữa, hay là em hát cho anh nghe nha!” Tôi kéo anh ngồi lên sô pha.
“Hát bài gì? Anh có đàn ghi ta, để anh đệm cho em.” Anh qua phòng bên cạnh lấy ra một cây ghi ta kiểu Tây Ban Nha.
“Hát bài hồi lâu em hay hát đó, nhạc gào thét ấy.”
“Oh… No.” Anh rên rỉ “Đổi bài khác đi. anh xin em.”
“Không được, bài này là bài tủ của em. không hát không được”
“Đợi chút, để anh nhớ xem âm điệu nó như thế nào.”
“Em hát nha. Anh muốn đệm thì đệm, không muốn thì em hát chay cũng được.”
Tôi hắng hắng giọng, vào toilet lấy ra một ống kem đánh răng giả làm micro, cất cao giọng hát:
“Lòng nhiệt tình của em như một ngọn lửa
Thiêu đốt toàn bộ sa mạc
Mặt trời thấy em cũng bỏ trốn
Vì sao ngọn lửa tình của em
sa mạc có em mãi mãi không cô đơn
Nở đầy những đóa hoa mùa xuân
Em đang cất cao giọng hát anh đang nhẹ nhàng đáp lại
Say mê trong bể tình nho nhỏ nơi Sa Mạc!” [*]
[*] Trích bài hát “Sa mạc nhiệt tình” của ca sĩ Âu Dương Phi Phi, khá nổi tiếng những năm 1970.
...
Từ đầu tới cuối Lịch Xuyên luôn chau mày, nhẫn nại chờ tôi hát xong. Sau đó, anh sống chết không chịu cho tôi hát tiếp đoạn 2, nói nếu còn hát tiếp thì anh trở thành người khiếm thính luôn. Anh đàn cho tôi một đoạn trong bài “Hotel California” mà anh thích, tự khen đây là đoạn sở trường của anh, đàn gần giống Eagles. Giọng hát của Lịch Xuyên rất hay, trong mềm có cứng, tông cao cũng chiều. tông thấp cũng chơi. Tôi vô cùng ghen tị, liền muốn quấy rối, hễ anh hát đoạn nào, tôi sẽ xen vào rống ngay lúc cao trào: “This could be heaven or this could be hell!”. Hát xong, tôi bắt anh đàn lại bài đó, tới đoạn thứ hai, để cho tôi hát đoạn của Don Henley:
“Her mind is tiffany-twisted, she got the Mercedesbenzs
She got a lot of pretty, pretty boys, that she calls friends
How they dance in the courtyard, sweet summer sweat.
Some dance to remember, some dance to forget.”
Vì câu cuối cùng có chữ “dance”, nên vừa hát xong, Lịch Xuyên liền kéo tôi đứng dậy, muốn nhảy tiếp. Trong ấn tượng của tôi, Lịch Xuyên rất ít khi vui vẻ như vậy. Không lay chuyển được anh, tôi đành xuống dưới lầu tìm đĩa CD, bật loa lên, mở nhạc nhảy.
Tôi ôm eo Lịch Xuyên, để anh dùng hai tay ôm tôi, chậm rãi di chuyển theo điệu nhạc. Cái chân lành lặn duy nhất của anh di chuyển nhẹ nhàng theo bước chân tôi.
“Như vậy nè, một sau, một trước. Một, hai, ba, dựa vào. Lặp lại...”
“Đơn giản quá vậy?” Anh nói “Em dạy cái nào khó hơn đi. Còn động tác xoay người nữa mà?”
Tôi nói điên: “Lỡ té làm sao bây giờ?”
“Đứng dậy nhảy tiếp.”
“Không được, từ từ rồi sẽ tới, nắm vững cơ bản trước rồi hãy nói.”
Tôi nghĩ khi Lịch Xuyên dựa vào người tôi sẽ rất nặng, nhưng thật ra, anh lại nhẹ tênh, nhẹ như tấm bông.
“Lịch Xuyên anh nhẹ quá, ăn nhiều hơn chút đi.” Tôi chua xót nói.
“Anh xin lỗi, biến em thành cây nạng, có mệt không?”
“Không mệt, ít khi thấy anh vui vẻ như vậy.” Tôi dịu dàng nói.
Anh cúi đầu nhìn xuống, chân chúng tôi đang lẫn vào nhau. Lần này tới lượt anh cứ giẫm lên chân tôi. Cả hai đều đi chân trần.
“Á! Lịch Xuyên, sao anh giẫm chân em hoài vậy! Anh cố ý đúng không?”
“Mịn màng mềm mại không xương, giẫm lên rất thoải mái…” Còn cười vui vẻ nữa
“Em giẫm lại nè! Coi nè!”
“Á, á, hai chân giẫm một chân, tính thế nào cũng là em lời, ăn hiếp người ta quá đáng nha.”
“Em đá lại anh nè.”
“Anh ngã rồi, đỡ anh đi.” Anh ngã về phía tôi.
Chúng tôi đồng thời ngã xuống sàn. Tôi đang tính ngồi dậy, lại bị anh đè lại.
“Tiểu Thu, thử lại một lần cao trào nữa đi… hồi chiều em nói tối muốn, đúng không?”
10 giờ sáng, tôi thức giấc, Lịch Xuyên vẫn đang ngủ say bên cạnh tôi. 1 giờ rưỡi lên máy bay, phải tới sân bay trước ít nhất là 3 tiếng, để làm thủ tục check in và qua hải quan. Tôi tắm rửa, thay đồ, vào bếp tìm được hộp đồ tráng miệng tối qua mang về để ăn sáng. Trên sàn phòng ngủ vô cùng lộn xộn, nho, mật ong, nến, rượu và gói vứt lung tung… là dấu vết chơi đùa tối qua của chúng tôi. Tôi nhẹ nhàng quét dọn sạch sẽ, sau đó xuống lầu sắp xếp vali.
Dưới lầu vang lên tiếng chuông cửa.
Mở cửa ra, là ông nội Lịch Xuyên và một y tá trung niên khác.
“Chào buổi sáng!” Cụ ông ôn tồn nói.
“Chào buổi sáng!”
“Lịch Xuyên có nhà không?”
“Dạ anh ấy chưa dậy.” Tôi nhẹ nhàng nói “Hơn nữa lại ngủ rất say, bây giờ truyền dịch chắc không sao đâu ạ.”
Thấy tôi nói như vậy, ông cụ ngược lại chần chờ: “Hôm nay hai đứa không đi chơi à?”
“1 giờ con bay rồi, bây giờ phải ra sân bay.”
“Ừ…” Ông cụ nhìn tôi, ra chiều suy nghĩ, đột nhiên hỏi “Cô bé, con tới đây bao giờ chưa?”
“Dạ chưa ạ.”
‘Sao ông cảm thấy như gặp con ở đâu rồi nhỉ?”
Tôi cười cười: “Không có đâu ạ.”
“Đáng tiếc Lịch Xuyên vẫn đang bị bệnh, nếu không nó sẽ tiếp đón con chu đáo.” Cụ ông hiển nhiên nhìn ra mối quan hệ giữa tôi và Lịch Xuyên không bình thường “Thừa dịp nó ngủ, y tá sẽ tiêm cho nó một mũi an thần trước, cho nên sợ là hai đứa không có cơ hội nói tạm biệt…”
“Không sao đâu ạ, chữa bệnh quan trọng hơn. Con cũng hi vọng anh ấy nhanh chóng khỏe lại.”
“Như vậy, Lịch Xuyên có chuẩn bị xe cho con không?”
“Không cần lo, con đi taxi là được rồi.”
“Sao vậy được,” Ông cụ nói: “Để ông kêu tài xế đưa con đi.”
Vì ông nội Lịch Xuyên nài ép, lái xe Fehn của ông đưa tôi ra sân bay.
Làm xong hết thủ tục, chỉ còn có 1 tiếng. Tôi ngồi trong phòng chờ, đeo tai nghe, nhìn máy bay to đùng phía bên ngoài cửa kính.
Không buồn cũng chẳng vui, chỉ thấy đầu tôi trống rỗng. Chỉ nhớ rõ câu mà Lịch Xuyên dặn dò tôi: “Mỗi ngày đều là ngày tốt”.
Dưới trời chiều, mặt hồ Zurich chuyển màu xanh lam, ánh hoàng hôn nhuộm đỏ chân trời.
Trong phòng bật đèn bàn mờ mờ. Bốn bề yên tĩnh, xa xa tiếng sóng xào xạc vọng về.
Giữa nơi xa lạ, nhưng bên cạnh mình là một con người không thể quen thuộc hơn được nữa. Tôi không ngủ được, nhìn Lịch Xuyên mà lòng ngổn ngang trăm mối, hết nghĩ về căn bệnh của anh, lại nghĩ về tương lai không có kết quả của chúng tôi. Ngày mai lại là ngày ly biệt.
Lịch Xuyên đang say giấc nồng nhưng vẫn ôm chặt lấy tôi, từ đầu đến cuối cứ nắm tay tôi không rời. Tôi biết anh khát khao được ở bên tôi đến thế. Mơ mơ màng màng, vài tiếng đồng hồ trôi qua, chợt có tiếng chuông cửa vang lên dưới lầu.
Tôi cởi quần áo ngủ ra, mặc áo thun in hình diễn viên kinh kịch vào, thắt vội bím tóc, xuống lầu mở cửa.
Một cụ ông cao gầy đứng trước cửa, tay cầm một cây nạng lịch lãm. Tóc trắng như cước, tinh thần quắc thước, ăn mặc sang trọng, khí độ bất phàm. Tôi liền nghĩ, chắc lúc ông còn trẻ rất đẹp trai, vì đã già rồi mà vẫn còn rất phong độ. Đứng cạnh cụ ông, là một cô gái người nước ngoài, mái tóc nâu hạt dẻ được búi cao, tay đang bưng một cái hộp.
Chắc hẳn là người nhà của Lịch Xuyên. Tôi hơi lo, giọng bất giác run run: “Xin hỏi… hai người tìm Lịch Xuyên phải không?” Tôi nói tiếng Anh.
“Đúng vậy.” Thái độ của cụ ông khá thân thiện, “Nó có nhà không?”
“Anh ấy đang ngủ. Xin mời vào, để con đi gọi anh ấy.”
Hai người bước vào nhà, trong phòng rất tối. Tôi vội đi tìm công tắc bật đèn.
“Bên đây nè.” cụ ông bật đèn giúp tôi. Trong phòng đột nhiên sáng choang.
Tôi định lên lầu gọi Lịch Xuyên, cụ ông lại ngăn tôi lại: “Nếu nó ngủ rồi, thì đừng gọi nó dậy làm gì.”
Tôi cảm thấy không thoải mái, lại hơi oan ức, chính mình là khách, còn phải tiếp khách giúp anh nữa.
“Vậy… mời hai người ngồi ạ.”
Cụ ông tùy ý ngồi xuống sô pha, bắt chéo chân, rồi dùng ánh mắt ra hiệu bảo cô gái nước ngoài ngồi xuống. Tôi liếc nhìn lên lầu, không có chút động tĩnh, không biết chừng nào Lịch Xuyên mới tỉnh.
“Thưa ông,” Tôi ngồi ngay ngắn, “Xin hỏi con gọi ông thế nào ạ?”
“Ông họ Vương,” Ông nói, “Ông là ông nội của Lịch Xuyên. Đây là Helena. Con là...”
Ông nội của Lịch Xuyên! Tim tôi nhất thời ngừng đập 5 giây.
“Cháu là Annie, là đồng nghiệp của Lịch Xuyên ở Trung Quốc.”
“À!” Ông rất vui vẻ, chuyển sang nói tiếng Trung: “Con từ Trung Quốc sang?”
“Dạ, đây là lần đầu tiên con đến Thụy Sĩ.” Tôi cung kính trả lời.
“Sang lúc nào?”
“Vừa mới đến không lâu ạ.”
“Ừ,” Ông nói: “Lịch Xuyên chẳng hiểu phép tắc gì cả, có khách tới nhà mà nó lại đi ngủ là sao? Như vậy đi, để ông thấy nó tiếp đãi con. Annie, con muốn uống gì? Nhà Lịch Xuyên hẳn là có trà và cà phê thượng hạng.”
Có lẽ là vì Helena đang ngồi cạnh không hiểu tiếng Trung, cụ ông đổi sang nói tiếng Anh.
“Dạ không cần đâu, con uống rồi ạ.”
“Helena, hay là, thừa dịp nó đang ngủ, bây giờ cô lên truyền dịch cho nó đi?” Ông nói với cô gái kia “Nó có khách, có thể truyền nhanh chút không? Để cho nó có thời gian tiếp khách?”
Thì ra là y tá của Lịch Xuyên. Quả nhiên, Helena cởi áo khoác ra, bên trong đang mặc đồng phục y tá đúng tiêu chuẩn.
“Không được đâu, ông Vương.” Cô y tá trả lời bằng tiếng Anh không trôi chảy lắm “Tim và phổi của Alex không được khỏe, chẳng những không thể tăng tốc độ truyền, còn phải giảm bớt nữa. Tối nay anh ấy phải nằm trên giường.”
Cụ ông nhíu mày: “Đại khái cần bao lâu?”
“Tổng cộng hai bình, cần khoảng 10 tiếng.”
“Được rồi. Phiền cô nhẹ tay chút, đừng làm nó tỉnh giấc. Nó mà tỉnh thì sẽ tìm tôi tính sổ.” Cụ ông quay sang nhìn tôi nháy mắt, cười cười xin lỗi.
Cô y tá mang theo hộp thuốc rón ra rón rén đi lên lầu.
Cụ ông quay đầu lại nói tiếng Trung với tôi: “Cô bé, con làm công ty nào ở Trung Quốc?”
“Con ở Tổng công ty ở Bắc Kinh ạ.”
“Vậy con làm bộ phận nào? Nội thất? Vườn cảnh? Ngoại thất?”
“Dạ, con là phiên dịch Của Lịch Xuyên.”
“À, phiên dịch của Lịch Xuyên, vậy con họ Chu, đúng không?”
“Ý ông nói chị Chu Bích Tuyên đúng không? Chị ấy qua Mỹ lấy chồng rồi. Con là phiên dịch mới của Lịch Xuyên.”
“Haiz,” Ông thở dài một hơi “Thằng nhóc này thật là, rõ ràng đã nói với nó lúc bị bệnh không thể làm việc, sao lại gọi phiên dịch sang đây?”
“Ông đừng hiểu lầm, con chỉ sang đây du lịch thôi, mai con sẽ đi.” Tôi vội vàng giải thích. Tôi hơi hối hận vì mình ăn mặc quá tùy tiện, áo thun, quần đùi jean, chân trần, tự do ngang dọc trong nhà của “thủ trưởng”, vô cùng khả nghi.
“Lịch Xuyên ra sân bay đón con à?” Cụ ông hỏi.
Đúng là nghi ngờ rồi. Lời này ý khác, chứa đầy ẩn ý.
Đang suy nghĩ nên trả lời như thế nào, thì thấy Helena chán nản xuống lầu.
Cụ ông vội vàng hỏi: “Sao rồi? Xảy ra chuyện gì?”
“Tôi vừa treo bình, sát trùng xong, đang tính ghim kim, thì Alex tỉnh dậy.” Cô y tá run run nói “Anh ấy giận lắm, không cho tôi ghim kim, nói anh ấy đã ký đơn rồi. Còn nói nếu tôi lại tự tiện làm như vậy, anh ấy sẽ tìm luật sư kiện bệnh viện.”
Cụ ông đứng bật dậy, cầm nạng gõ gõ xuống sàn, quát lên trên lầu.
“Vương Lịch Xuyên, mày xuống đây cho ông!”
Không thể tưởng tượng được người tao nhã như ông khi nổi giận cũng cao giọng dữ vậy.
Một phút sau, Lịch Xuyên xuất hiện ở đầu cầu thang.
“Ông nội.” Anh chống gậy, chậm rãi xuống lầu, đi tới trước mặt cụ ông: “Hôm nay con có khách, chỉ một ngày thôi mà ông cũng không cho à?”
“Hôm nay mày phải truyền dịch,” Cụ ông không hề nhượng bộ “Khách muốn đi đâu chơi để anh sắp xếp, sẽ làm người ta vừa lòng.”
“Tối nay tụi con sẽ đi ra ngoài, cô ấy còn chưa ăn tối.”
“Em, em không đói.” Tôi vội vàng nói.
Lịch Xuyên hung hăng liếc tôi.
“Muốn ăn gì? Cơm Tây? Cơm Trung? Để ông gọi đầu bếp tới nhà mày làm.”
“Ông nội, con nói với bố là tối mai con sẽ về bệnh viện rồi, việc gì phải ép con?”
“Không phải ông làm khó gì mày, Dr.Herman gọi điện thoại cho ông, hôm nay mày phải truyền dịch.”
“No.” Lịch Xuyên kéo tay tôi, lập tức đi tới cửa lấy chìa khóa xe.
“Lịch Xuyên! Mày đứng lại đó cho ông!”
“Ông nội,” Lịch Xuyên xoay người lại từ tốn nói: “Hôm nay con không đi không được, Ông đừng ngăn con.”
Không khí ngưng trệ tới mức có thể nghe được tiếng kim rơi.
Cụ ông vẫn đứng nhìn Lịch Xuyên, không hề nhúc nhích, vẻ mặt giận dữ: “Hôm nay mày không được đi đâu hết, ngoan ngoãn ở nhà cho ông!”
Lịch Xuyên mấp mấy môi, cả buổi cũng không nói chữ nào. Trầm mặc một lát, bỗng nhiên nói nhỏ với tôi: “Tiểu Thu, đi lên lầu chờ anh. Anh muốn nói với ông nội mấy câu.”
Tôi lo lắng nhìn anh, bước nhẹ lên lầu, vào phòng ngủ của Lịch Xuyên ngồi xuống.
Qua mười phút Lịch Xuyên lên lầu gọi tôi: “Tiểu Thu, thay váy hoa đi, bọn mình đi ăn tiệc.”
“Ông nội anh đâu?” Tôi kinh hoảng hỏi: “Ông có tức giận không?”
“Ông đi rồi.”
“Y… y tá đâu?”
“Cũng đi rồi .”
“Anh nói gì với ông? Ông đồng ý cho anh đi à?”
“Em đừng để ý.” Lịch Xuyên nói: “Anh có cách đối phó với ông.”
“Anh muốn đi thì đi một mình đi, em không đi đâu hết.” Tôi yên lặng ngồi trên giường.
“Đi mà tiểu Thu.”
Lịch Xuyên kéo tôi vào phòng thay quần áo, thấy tôi không chịu động đậy, liền thay đồ cho tôi. Lấy kéo cắt mạc, mặc bộ váy hoa vừa mua hồi chiều vào cho tôi. Còn chọn giúp tôi một áo ngực không dây. Thấy tôi không thèm động tay nhấc chân, anh đành ngồi xuống, thay giày cao gót cho tôi. Cuối cùng, cầm cây lược to chải đầu lại cho tôi, xịt keo, cột tóc đuôi ngựa cao cao. Tôi bị bộ dạng trịnh trọng của anh làm bật cười.
“Đẹp không?” Tôi tạo dáng hỏi anh.
“Người đẹp, mặc gì cũng đẹp.” Anh mỉm cười.
Tôi nhìn anh, thấy anh vẫn mặc áo thun hồi chiều, liền nói: “Vậy còn anh?”
“Đi ra ngoài chờ, anh thay đồ xong là ra liền.”
Chỉ chốc lát sau, Lịch Xuyên đã thay đổi tương tác đứng trước mặt tôi, áo sơ mi cotton màu trắng, quần dài màu ghi, ống quần ủi thẳng cứng, toàn thân tỏa ra mùi thơm ngan ngát. Vừa nhàn nhã, vừa sang trọng.
Tôi thở dài trong lòng, Lịch Xuyên nằm trên giường mấy tháng trời, chắc buồn lắm.Vì vậy nhẹ nhàng vuốt lưng anh, hỏi: “Đi như vậy có mệt lắm không? Nếu như rất muốn đi, thì đi sớm về sớm một chút vậy.”
“Không mệt. Hồi chiều ngủ một giấc thật ngon, còn được ai đó phục vụ mát xa nữa.” Anh vỗ vỗ mặt tôi “Cho nên anh đã nghỉ lại sức rồi.”
“Anh có biết là điện thoại đầu giường có 43 tin nhắn không?”
“Anh tắt chuông rồi, ồn ào lắm.”
“Biết đâu có chuyện quan trọng đó, hay anh nghe trước rồi hãy đi?”
“Không nghe. Hiếm lắm mới được nhàn nhã đôi chút. Hơn nữa, anh giao hết các bản vẽ được phân công rồi.”
“Được rồi, em theo anh đi chơi, nhưng mà anh phải về sớm truyền dịch đó.”
“Đừng làm hỏng bầu không khí, tối nay không truyền dịch.”
Anh kéo tôi đứng dậy từ sô pha, chỉ ra ngoài cửa sổ: “Thấy không? Đêm nay là đêm trăng tròn trăng. Trăng sáng hoa thơm, trăm việc may mắn. Em còn nhớ chuyện về vị hòa thượng màa em kể cho anh không?”
“Hòa thượng nào?”
“Văn Yển thiền sư.” [*] Anh nhéo mũi tôi “Có một hôm, Văn Yển thiền sư hỏi chúng tăng, rằng: ‘Ngày 15 về trước chẳng hỏi ông, ngày 15 về sau nói cho một câu xem?’[**] Chúng tăng đều trả lời là không biết. Văn Yển thiền sư liền đáp thay: ‘Mỗi ngày đều là ngày tốt.’
[*] Văn Yển thiền sư (864- 949) là một vị thiền sư Trung Quốc lỗi lạc, khai sáng Vân Môn Tông.
[**] Trích công án 6, Bích Nham Lục, bản dịch của thầy Thích Thanh Từ.
“Mỗi ngày đều là ngày tốt…” Tôi thì thào - câu chuyện tôi kể cho Lịch Xuyên từ sáu năm trước, bản thân tôi đã quên từ lâu.
“Cho nên, chúng ta phải chơi thật vui vẻ, không thể lãng phí thời gian tươi đẹp được.”
“Mỗi ngày đều là ngày tốt.” Tôi nhẩm đi nhẩm lại những lời này trong lòng. Nhìn Lịch Xuyên im lặng không nói gì.
Hoa xuân trăng thu, gió hè tuyết đông. Tôi đã bỏ lỡ biết bao nhiêu tháng ngày tươi đẹp trong nỗi buồn vô biên.
Bỗng nhiên, tôi ngộ ra. Lấy son môi và phấn mắt từ túi xách ra, mỉm cười với anh: “Vậy đượ, em trang điểm một chút đã.”
Lịch Xuyên gật đầu, ngồi trước cửa sổ đợi tôi.
Ánh đèn lấp lánh bên mặt hồ, giao thoa với ánh sáng của tinh tú trên bầu trời. Ánh đèn và ánh sao, dường như đang tụ lại nơi mắt anh.
Tôi nghĩ, nếu tối nay Lịch Xuyên bất hạnh qua đời bên cạnh tôi, anh sẽ rất vui, tôi sẽ thỏa mãn, có lẽ đó là một kết thúc đẹp.
Lịch xuyên lái xe đưa tôi tới nhà hàng Kunststuben, tuyên bố đây là nơi có món ngon nhất Zurich. Thực ra với tôi mà nói, món ngon nhất trên đời chính là món cá kho cay tôi nấu, ngay cả người chưa bao giờ ăn cay như Lịch Xuyên cũng tấm tắc khen ngon. Có hai lần anh còn nhờ tôi nấu cho anh mang theo ăn trưa. Chúng tôi bắt đầu ăn món khai vị ở Kunststuben, sau đó tới món súp, món chính, tráng miệng, trái cây, ăn từng bón từng món, cho đến khi uống hết cà phê. Đáng tiếc, từ đầu tới cuối, chỉ có mình tôi động dao động nĩa. Lịch Xuyên chỉ ăn một ít salad và trái cây, coi như là chưa ăn gì, giữa bữa còn vào toilet một lần. Sau khi về chỗ thì anh không động nĩa nữa, chỉ ngồi đối diện nói chuyện với tôi.
Sau khi ăn xong chúng tôi đi bar. Tôi uống rượu, say khướt, Lịch Xuyên uống nước táo có gas. Ngồi trong bar nghe ca sĩ địa phương hát một lúc, Lịch Xuyên khăng khăng đòi đưa tôi tới vũ trường bên cạnh để nhảy. Anh nói anh chưa bao giờ thấy tôi nhảy, luôn muốn xem thử. Tôi nhảy một bản disco, dùng kinh nghiệm lăn lộn trên sàn nhảy nhiều năm của tôi, tôi nhảy rất high, rất sung. Lịch Xuyên ngồi bên cạnh cổ vũ tôi. Qua nửa giờ, âm nhạc bỗng nhiên chậm lại, tôi kéo Lịch Xuyên vào sàn, nhảy điệu slow. Chân Lịch Xuyên không linh hoạt lắm, lúc nhảy lại không thể dùng gậy chống. Chúng tôi không đi theo tiết tấu, chỉ ôm nhau, bước từng bước ngắn, chậm chậm di chuyển theo điệu nhạc.
Dưới ánh đèn vũ trường lấp lánh, mặt Lịch Xuyên lộ ra chút hồng hào hiếm thấy. Anh bước chậm, bước không kịp, luôn bị tôi giẫm lên. Tôi sợ anh mệt, cứ đòi về nhà. Lịch Xuyên kéo tôi, nhảy thêm vài bản nữa, mãi tới khi nhạc disco lại được bật lên mới chịu về. Lúc về vẫn còn có vẻ lưu luyến.
Về đến nhà thì đã là 3 giờ sáng. Chúng tôi tắm rửa sạch sẽ, thay áo ngủ. Lịch Xuyên chơi chưa đã, còn đòi nhảy tiếp.
“Đừng nhảy nữa, hay là em hát cho anh nghe nha!” Tôi kéo anh ngồi lên sô pha.
“Hát bài gì? Anh có đàn ghi ta, để anh đệm cho em.” Anh qua phòng bên cạnh lấy ra một cây ghi ta kiểu Tây Ban Nha.
“Hát bài hồi lâu em hay hát đó, nhạc gào thét ấy.”
“Oh… No.” Anh rên rỉ “Đổi bài khác đi. anh xin em.”
“Không được, bài này là bài tủ của em. không hát không được”
“Đợi chút, để anh nhớ xem âm điệu nó như thế nào.”
“Em hát nha. Anh muốn đệm thì đệm, không muốn thì em hát chay cũng được.”
Tôi hắng hắng giọng, vào toilet lấy ra một ống kem đánh răng giả làm micro, cất cao giọng hát:
“Lòng nhiệt tình của em như một ngọn lửa
Thiêu đốt toàn bộ sa mạc
Mặt trời thấy em cũng bỏ trốn
Vì sao ngọn lửa tình của em
sa mạc có em mãi mãi không cô đơn
Nở đầy những đóa hoa mùa xuân
Em đang cất cao giọng hát anh đang nhẹ nhàng đáp lại
Say mê trong bể tình nho nhỏ nơi Sa Mạc!” [*]
[*] Trích bài hát “Sa mạc nhiệt tình” của ca sĩ Âu Dương Phi Phi, khá nổi tiếng những năm 1970.
...
Từ đầu tới cuối Lịch Xuyên luôn chau mày, nhẫn nại chờ tôi hát xong. Sau đó, anh sống chết không chịu cho tôi hát tiếp đoạn 2, nói nếu còn hát tiếp thì anh trở thành người khiếm thính luôn. Anh đàn cho tôi một đoạn trong bài “Hotel California” mà anh thích, tự khen đây là đoạn sở trường của anh, đàn gần giống Eagles. Giọng hát của Lịch Xuyên rất hay, trong mềm có cứng, tông cao cũng chiều. tông thấp cũng chơi. Tôi vô cùng ghen tị, liền muốn quấy rối, hễ anh hát đoạn nào, tôi sẽ xen vào rống ngay lúc cao trào: “This could be heaven or this could be hell!”. Hát xong, tôi bắt anh đàn lại bài đó, tới đoạn thứ hai, để cho tôi hát đoạn của Don Henley:
“Her mind is tiffany-twisted, she got the Mercedesbenzs
She got a lot of pretty, pretty boys, that she calls friends
How they dance in the courtyard, sweet summer sweat.
Some dance to remember, some dance to forget.”
Vì câu cuối cùng có chữ “dance”, nên vừa hát xong, Lịch Xuyên liền kéo tôi đứng dậy, muốn nhảy tiếp. Trong ấn tượng của tôi, Lịch Xuyên rất ít khi vui vẻ như vậy. Không lay chuyển được anh, tôi đành xuống dưới lầu tìm đĩa CD, bật loa lên, mở nhạc nhảy.
Tôi ôm eo Lịch Xuyên, để anh dùng hai tay ôm tôi, chậm rãi di chuyển theo điệu nhạc. Cái chân lành lặn duy nhất của anh di chuyển nhẹ nhàng theo bước chân tôi.
“Như vậy nè, một sau, một trước. Một, hai, ba, dựa vào. Lặp lại...”
“Đơn giản quá vậy?” Anh nói “Em dạy cái nào khó hơn đi. Còn động tác xoay người nữa mà?”
Tôi nói điên: “Lỡ té làm sao bây giờ?”
“Đứng dậy nhảy tiếp.”
“Không được, từ từ rồi sẽ tới, nắm vững cơ bản trước rồi hãy nói.”
Tôi nghĩ khi Lịch Xuyên dựa vào người tôi sẽ rất nặng, nhưng thật ra, anh lại nhẹ tênh, nhẹ như tấm bông.
“Lịch Xuyên anh nhẹ quá, ăn nhiều hơn chút đi.” Tôi chua xót nói.
“Anh xin lỗi, biến em thành cây nạng, có mệt không?”
“Không mệt, ít khi thấy anh vui vẻ như vậy.” Tôi dịu dàng nói.
Anh cúi đầu nhìn xuống, chân chúng tôi đang lẫn vào nhau. Lần này tới lượt anh cứ giẫm lên chân tôi. Cả hai đều đi chân trần.
“Á! Lịch Xuyên, sao anh giẫm chân em hoài vậy! Anh cố ý đúng không?”
“Mịn màng mềm mại không xương, giẫm lên rất thoải mái…” Còn cười vui vẻ nữa
“Em giẫm lại nè! Coi nè!”
“Á, á, hai chân giẫm một chân, tính thế nào cũng là em lời, ăn hiếp người ta quá đáng nha.”
“Em đá lại anh nè.”
“Anh ngã rồi, đỡ anh đi.” Anh ngã về phía tôi.
Chúng tôi đồng thời ngã xuống sàn. Tôi đang tính ngồi dậy, lại bị anh đè lại.
“Tiểu Thu, thử lại một lần cao trào nữa đi… hồi chiều em nói tối muốn, đúng không?”
10 giờ sáng, tôi thức giấc, Lịch Xuyên vẫn đang ngủ say bên cạnh tôi. 1 giờ rưỡi lên máy bay, phải tới sân bay trước ít nhất là 3 tiếng, để làm thủ tục check in và qua hải quan. Tôi tắm rửa, thay đồ, vào bếp tìm được hộp đồ tráng miệng tối qua mang về để ăn sáng. Trên sàn phòng ngủ vô cùng lộn xộn, nho, mật ong, nến, rượu và gói vứt lung tung… là dấu vết chơi đùa tối qua của chúng tôi. Tôi nhẹ nhàng quét dọn sạch sẽ, sau đó xuống lầu sắp xếp vali.
Dưới lầu vang lên tiếng chuông cửa.
Mở cửa ra, là ông nội Lịch Xuyên và một y tá trung niên khác.
“Chào buổi sáng!” Cụ ông ôn tồn nói.
“Chào buổi sáng!”
“Lịch Xuyên có nhà không?”
“Dạ anh ấy chưa dậy.” Tôi nhẹ nhàng nói “Hơn nữa lại ngủ rất say, bây giờ truyền dịch chắc không sao đâu ạ.”
Thấy tôi nói như vậy, ông cụ ngược lại chần chờ: “Hôm nay hai đứa không đi chơi à?”
“1 giờ con bay rồi, bây giờ phải ra sân bay.”
“Ừ…” Ông cụ nhìn tôi, ra chiều suy nghĩ, đột nhiên hỏi “Cô bé, con tới đây bao giờ chưa?”
“Dạ chưa ạ.”
‘Sao ông cảm thấy như gặp con ở đâu rồi nhỉ?”
Tôi cười cười: “Không có đâu ạ.”
“Đáng tiếc Lịch Xuyên vẫn đang bị bệnh, nếu không nó sẽ tiếp đón con chu đáo.” Cụ ông hiển nhiên nhìn ra mối quan hệ giữa tôi và Lịch Xuyên không bình thường “Thừa dịp nó ngủ, y tá sẽ tiêm cho nó một mũi an thần trước, cho nên sợ là hai đứa không có cơ hội nói tạm biệt…”
“Không sao đâu ạ, chữa bệnh quan trọng hơn. Con cũng hi vọng anh ấy nhanh chóng khỏe lại.”
“Như vậy, Lịch Xuyên có chuẩn bị xe cho con không?”
“Không cần lo, con đi taxi là được rồi.”
“Sao vậy được,” Ông cụ nói: “Để ông kêu tài xế đưa con đi.”
Vì ông nội Lịch Xuyên nài ép, lái xe Fehn của ông đưa tôi ra sân bay.
Làm xong hết thủ tục, chỉ còn có 1 tiếng. Tôi ngồi trong phòng chờ, đeo tai nghe, nhìn máy bay to đùng phía bên ngoài cửa kính.
Không buồn cũng chẳng vui, chỉ thấy đầu tôi trống rỗng. Chỉ nhớ rõ câu mà Lịch Xuyên dặn dò tôi: “Mỗi ngày đều là ngày tốt”.
/49
|