Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.515 (Quý Tỵ, 1413), mùa thu tháng 8.
Quân Rasulid lại tập kết ở Ta’izz, định tiến xuống tái chiếm các vùng duyên hải. Đô đốc Tôn Lương được các bộ lạc báo tin, liền suất lĩnh quân đội, phối hợp cùng chiến sĩ của các bộ lạc tập kích quân Rasulid trên đường hành quân. Quân Rasulid đại bại. Toàn bộ lương thực, khí giới thu được cùng với gần 1 vạn tù binh được giao hết cho các bộ lạc. Lực lượng của các bộ lạc trở nên lớn mạnh, hăng hái luyện tập chờ quân Rasulid tiến xuống lần nữa. Nhiều bộ lạc du mục khác thấy thế, đua nhau quy thuận. Tất cả vùng duyên hải của vương triều Rasulid bị phân chia hết. Mỗi khi quân Rasulid họp quân tiến xuống tái chiếm thì đều bị quân Đế quốc liên hợp với lực lượng của các bộ lạc đánh bại, tù binh đều trở thành chiến sĩ của các bộ lạc, làm cho thực lực của các bộ lạc ngày càng mạnh hơn. Sau vài trận, quân Rasulid không dám tiến xuống nữa.
Tháng 9, sau khi các bộ lạc quy thuận đã ổn định được vùng quản hạt của mình, chiếu chỉ của Giang Phong truyền đến, phong cho tộc trưởng các bộ lạc này thành tiểu vương Hồi giáo, mang phẩm hàm hầu tước, bá tước của Đế quốc, cho thành lập các tiểu quốc Hồi giáo. Hơn 40 tiểu quốc được thành lập dọc theo vùng duyên hải Rasulid, bao vây phong tỏa phần còn lại của Rasulid trong nội địa.
Cuối tháng 9, một bộ lạc lớn trong sa mạc đột nhiên tiến đến chiếm lấy Ta’izz từ tay quân Rasulid, rồi sai sứ giả đến liên hệ với Đô đốc Tôn Lương cầu phong, được Tôn Lương tiến cử, và triều đình Đế quốc đã chấp thuận.
Sang tháng 10, nhiều tiểu quốc chư hầu trong nội địa cũng chuyển sang quy phục và nộp thuế cho Đế quốc. Bọn họ lo sợ quân Đế quốc tiến vào và bị các bộ lạc trong sa mạc kéo ra chiếm mất đất đai, giống như các tiểu quốc chư hầu của Rasulid ở vùng duyên hải trước đây, nay đã bị các bộ lạc chiếm lấy và thành lập các tiểu quốc mới, hoặc giống như Ta’izz. Vương triều Rasulid chỉ còn kiểm soát được khu vực xung quanh kinh đô chính Zabid, thế lực chỉ tương đương một tiểu quốc lớn. Quốc vương của vương triều Rasulid vẫn giữ vương hiệu, nhưng không còn được ai công nhận nữa. Mọi người chỉ xem ông ta như là một tiểu vương của tiểu quốc Zabid.
Tiếp đó, chiến hạm chuyển xuống vùng phía đông nam Adal, khu vực các bộ lạc Ethiopic và Somali, rồi các tiểu quốc vùng nam vịnh Aden được thành lập. Các bộ lạc xứ này lần lượt chuyển đổi sang chế độ phong kiến, kiến lập tiểu quốc, uy hiếp vương triều Solomonic từ phía nam. Từ bộ lạc chuyển sang phong kiến, giới quý tộc cần có những sự hưởng thụ mới tương ứng. Các thương đội do Cát Ti quản lý có thêm thị trường. Quan hệ kinh tế thay đổi, xứ này cũng dần dần phồn vinh.
Tháng chạp, có thêm viện binh từ Tích Lan, Hồng Long phân hạm đội chính thức tiến đến vịnh Suez ở phía tây bán đảo Sinai, gần cửa kênh đào Suez thông ra Hồng Hải.
Con kênh đào này đã có lịch sử rất lâu đời. Từ thời các Pharaon, người Ai Cập đã đào kênh nối thông Địa Trung Hải với Hồng Hải. Có lẽ vào khoảng những năm 1878 đến 1839 trước Tây lịch, vào triều đại Pharaon Senusret III đã có một kênh đào đông tây nối sông Nile với Hồng Hải phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa Hồng Hải với Địa Trung Hải. Có nhiều dấu vết cho thấy con kênh này đã tồn tại vào thế kỷ 13 trước Tây lịch vào thời kỳ Pharaon Ramesses II. Có điều, con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên.
Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước Tây lịch, Hoàng đế Necho II của Hy Lạp đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi Hoàng đế Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép hai tàu chiến trieme tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày. Sau khi sửa sang con kênh xong, Darius I đã xây dựng bia kỷ niệm công lao của mình ở đấy.
Hồng Long phân hạm đội tiến vào vịnh Suez, khiến cho trú quân và dân chúng ở trên bờ xuất hiện khủng hoảng. Từ mấy tháng trước, bọn họ đã nghe đồn đại về sự xuất hiện của những chiến hạm ‘rất lớn’ đến từ Đông phương Đế quốc. Nhưng đa số chỉ nghe qua rồi cười đối phương nói quá, phóng đại, thổi phồng sự thật. Nào ngờ, đến khi tận mắt chứng kiến, bọn họ còn cảm thấy các chiến hạm này còn lớn hơn cả sự tưởng tượng ban đầu.
Nếu chỉ như vậy thôi thì còn chưa có gì phải lo sợ. Có điều, gần đây lan truyền trong khắp Ai Cập tin tức về sự hiềm khích giữa vương triều Burji ở Cairo với Đông phương Đế quốc. Mọi người đều đã biết chuyện vương triều Burji kỳ thị thương nhân của Đông phương Đế quốc, cự tuyệt sứ giả của họ, và quan hệ song phương trở nên ác liệt. Mấy tháng gần đây đã không còn thấy thương nhân của Đông phương Đế quốc xuất hiện trên đất Ai Cập. Do đó, khi thấy Hồng Long phân hạm đội xuất hiện, ai nấy đều biết chiến tranh giữa hai nước sắp bùng nổ. Thường dân vội vã thu dọn đồ đạc, tạm thời di tản ra xa vùng chiến sự. Còn binh lính được lệnh tăng cường phòng bị. Rất nhiều cứ điểm phòng ngự nhanh chóng được lập nên dọc theo bờ biển.
Trong quân đội Ai Cập thời kỳ này có một lực lượng đặc biệt, nô lệ binh, tiếng Ai Cập gọi là Mamluk, là lực lượng quân đội được tổ chức từ những người nô lệ theo Hồi giáo. Triều đại do những tướng lĩnh Mamluk có gốc nô lệ thành lập được gọi là triều đại Mamluk, bắt đầu từ năm 1250, gồm có 2 dòng Bahri và Burji. Thường thì ngôi vị quốc vương do các tướng lĩnh Mamluk thay nhau nắm giữ, và rất thường xảy ra việc đánh giết nhau để tranh ngôi, do đó mà các vị quốc vương cũng thường không ở ngôi được lâu dài. Có năm, có đến 4 vị quốc vương thay nhau cai trị.
Vào năm 1249, thời quốc vương Salih Ayyub của vương triều Ayyubid, quốc vương Louis IX của nước Pháp hô hào thánh chiến, nhưng không tiến đánh Jerusalem mà lại tấn công Cairo. Quân đội viễn chinh do Louis IX đích thân chỉ huy trước tiên chiếm giữ Damietta ở gần cửa sông Nile phía bắc Cairo, sau đó tiến dần về phía nam. Trong lúc chiến tranh xảy ra thì quốc vương Salih Ayyub qua đời, con trai là Al Mu’ Azzam Turanshah kế vị. Nhưng trước khi Turanshah kịp xuất quân thì các tướng lĩnh Mamluk đã đánh bại quân viễn chinh trong trận Al Mansurah và bắt giữ Louis IX, do đó mà thanh thế vang dội. Turanshah điều đội thân binh của mình chiếm giữ các vị trí hiểm yếu để đề phòng quân Mamluk. Nhưng các tướng lĩnh Mamluk đã ra tay trước, ám sát Turanshah, sau đó đánh lẫn nhau để tranh ngôi trong suốt 10 năm. Kết quả, hai thế lực mạnh nhất là Qutuz kiểm soát Cairo và Baybars Bahri kiểm soát Syria (lúc này thuộc Ai Cập). Đến khi quân Mông Cổ tiến vào khu vực, hai thế lực này liên hợp với nhau, đánh bại quân Mông Cổ. Tiếp đó nội chiến lại xảy ra, và cuối cùng Baybars Barih chiến thắng, thành lập vương triều Mamluk Barih.
Năm 1377, một cuộc nổi dậy đã nổ ra ở Syria và lan nhanh sang các xứ Ai Cập khác. Năm 1382, Barquq lên cầm quyền, kết thúc vương triều Barih. Năm 1389, Barquq bị đánh bại phải chạy khỏi Cairo, nhưng đến năm 1390 đã chiếm lại được, chính thức thành lập vương triều Mamluk Burji. Barquq là một kẻ hiếu chiến, đã giết sứ giả của Timur, Đại Hãn Mông Cổ cai quản một hãn quốc rộng lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria ở phía tây đến khu vực bắc Ấn Độ ở phía đông, do đó đã kết thù với Timur, rồi dẫn đến chiến tranh năm 1400.
Cũng giống như vương triều Mamluk Barih, vương triều Mamluk Burji thường xuyên xảy ra chiến tranh giữa các tướng lĩnh Mamluk để tranh ngôi và các vị quốc vương thường không ở ngôi được lâu dài. Chỉ từ khi chính thức thành lập (1390) đến lúc này (1413) đã có 4 cuộc nổi loạn tranh ngôi và có 5 vị quốc vương. Có người ở ngôi chỉ vài tháng.
1. Az Zahir Sayf Al Din Barquq (1390 – 1399), qua đời.
2. Faraj bin Barquq (1399 – 1405), bị đánh đuổi, chạy thoát.
3. Abdul Aziz bin Barquq (1405), cướp ngôi thành công, nhưng vài tháng sau bị đánh bại, bị bắt, chết trong tù.
4. Faraj bin Barquq (1405 - 1412), giành lại được ngôi, làm quốc vương lần thứ hai, nhưng rồi lại gặp phản loạn, bị giết.
5. Al Adil Al Musta’ in Billah (1412), cướp ngôi thành công, nhưng vài tháng sau lại bị lật đổ, chạy thoát.
6. Tatar I (1412 – đến lúc này), cướp ngôi thành công.
Tóm lại, thời đại của các Mamluk cũng là thời đại nội chiến của Ai Cập, các tướng lĩnh Mamluk đánh nhau không ngừng. Nội chiến liên miên, đất nước bị chia cắt, các thế lực quân phiệt chia nhau kiểm soát các khu vực và chờ cơ hội cướp ngôi. Tình cảnh dân Ai Cập lúc này không nói cũng đủ biết. Hồng Long phân hạm đội đến Suez trong hoàn cảnh như thế.
Quân Rasulid lại tập kết ở Ta’izz, định tiến xuống tái chiếm các vùng duyên hải. Đô đốc Tôn Lương được các bộ lạc báo tin, liền suất lĩnh quân đội, phối hợp cùng chiến sĩ của các bộ lạc tập kích quân Rasulid trên đường hành quân. Quân Rasulid đại bại. Toàn bộ lương thực, khí giới thu được cùng với gần 1 vạn tù binh được giao hết cho các bộ lạc. Lực lượng của các bộ lạc trở nên lớn mạnh, hăng hái luyện tập chờ quân Rasulid tiến xuống lần nữa. Nhiều bộ lạc du mục khác thấy thế, đua nhau quy thuận. Tất cả vùng duyên hải của vương triều Rasulid bị phân chia hết. Mỗi khi quân Rasulid họp quân tiến xuống tái chiếm thì đều bị quân Đế quốc liên hợp với lực lượng của các bộ lạc đánh bại, tù binh đều trở thành chiến sĩ của các bộ lạc, làm cho thực lực của các bộ lạc ngày càng mạnh hơn. Sau vài trận, quân Rasulid không dám tiến xuống nữa.
Tháng 9, sau khi các bộ lạc quy thuận đã ổn định được vùng quản hạt của mình, chiếu chỉ của Giang Phong truyền đến, phong cho tộc trưởng các bộ lạc này thành tiểu vương Hồi giáo, mang phẩm hàm hầu tước, bá tước của Đế quốc, cho thành lập các tiểu quốc Hồi giáo. Hơn 40 tiểu quốc được thành lập dọc theo vùng duyên hải Rasulid, bao vây phong tỏa phần còn lại của Rasulid trong nội địa.
Cuối tháng 9, một bộ lạc lớn trong sa mạc đột nhiên tiến đến chiếm lấy Ta’izz từ tay quân Rasulid, rồi sai sứ giả đến liên hệ với Đô đốc Tôn Lương cầu phong, được Tôn Lương tiến cử, và triều đình Đế quốc đã chấp thuận.
Sang tháng 10, nhiều tiểu quốc chư hầu trong nội địa cũng chuyển sang quy phục và nộp thuế cho Đế quốc. Bọn họ lo sợ quân Đế quốc tiến vào và bị các bộ lạc trong sa mạc kéo ra chiếm mất đất đai, giống như các tiểu quốc chư hầu của Rasulid ở vùng duyên hải trước đây, nay đã bị các bộ lạc chiếm lấy và thành lập các tiểu quốc mới, hoặc giống như Ta’izz. Vương triều Rasulid chỉ còn kiểm soát được khu vực xung quanh kinh đô chính Zabid, thế lực chỉ tương đương một tiểu quốc lớn. Quốc vương của vương triều Rasulid vẫn giữ vương hiệu, nhưng không còn được ai công nhận nữa. Mọi người chỉ xem ông ta như là một tiểu vương của tiểu quốc Zabid.
Tiếp đó, chiến hạm chuyển xuống vùng phía đông nam Adal, khu vực các bộ lạc Ethiopic và Somali, rồi các tiểu quốc vùng nam vịnh Aden được thành lập. Các bộ lạc xứ này lần lượt chuyển đổi sang chế độ phong kiến, kiến lập tiểu quốc, uy hiếp vương triều Solomonic từ phía nam. Từ bộ lạc chuyển sang phong kiến, giới quý tộc cần có những sự hưởng thụ mới tương ứng. Các thương đội do Cát Ti quản lý có thêm thị trường. Quan hệ kinh tế thay đổi, xứ này cũng dần dần phồn vinh.
Tháng chạp, có thêm viện binh từ Tích Lan, Hồng Long phân hạm đội chính thức tiến đến vịnh Suez ở phía tây bán đảo Sinai, gần cửa kênh đào Suez thông ra Hồng Hải.
Con kênh đào này đã có lịch sử rất lâu đời. Từ thời các Pharaon, người Ai Cập đã đào kênh nối thông Địa Trung Hải với Hồng Hải. Có lẽ vào khoảng những năm 1878 đến 1839 trước Tây lịch, vào triều đại Pharaon Senusret III đã có một kênh đào đông tây nối sông Nile với Hồng Hải phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa Hồng Hải với Địa Trung Hải. Có nhiều dấu vết cho thấy con kênh này đã tồn tại vào thế kỷ 13 trước Tây lịch vào thời kỳ Pharaon Ramesses II. Có điều, con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên.
Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước Tây lịch, Hoàng đế Necho II của Hy Lạp đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi Hoàng đế Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép hai tàu chiến trieme tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày. Sau khi sửa sang con kênh xong, Darius I đã xây dựng bia kỷ niệm công lao của mình ở đấy.
Hồng Long phân hạm đội tiến vào vịnh Suez, khiến cho trú quân và dân chúng ở trên bờ xuất hiện khủng hoảng. Từ mấy tháng trước, bọn họ đã nghe đồn đại về sự xuất hiện của những chiến hạm ‘rất lớn’ đến từ Đông phương Đế quốc. Nhưng đa số chỉ nghe qua rồi cười đối phương nói quá, phóng đại, thổi phồng sự thật. Nào ngờ, đến khi tận mắt chứng kiến, bọn họ còn cảm thấy các chiến hạm này còn lớn hơn cả sự tưởng tượng ban đầu.
Nếu chỉ như vậy thôi thì còn chưa có gì phải lo sợ. Có điều, gần đây lan truyền trong khắp Ai Cập tin tức về sự hiềm khích giữa vương triều Burji ở Cairo với Đông phương Đế quốc. Mọi người đều đã biết chuyện vương triều Burji kỳ thị thương nhân của Đông phương Đế quốc, cự tuyệt sứ giả của họ, và quan hệ song phương trở nên ác liệt. Mấy tháng gần đây đã không còn thấy thương nhân của Đông phương Đế quốc xuất hiện trên đất Ai Cập. Do đó, khi thấy Hồng Long phân hạm đội xuất hiện, ai nấy đều biết chiến tranh giữa hai nước sắp bùng nổ. Thường dân vội vã thu dọn đồ đạc, tạm thời di tản ra xa vùng chiến sự. Còn binh lính được lệnh tăng cường phòng bị. Rất nhiều cứ điểm phòng ngự nhanh chóng được lập nên dọc theo bờ biển.
Trong quân đội Ai Cập thời kỳ này có một lực lượng đặc biệt, nô lệ binh, tiếng Ai Cập gọi là Mamluk, là lực lượng quân đội được tổ chức từ những người nô lệ theo Hồi giáo. Triều đại do những tướng lĩnh Mamluk có gốc nô lệ thành lập được gọi là triều đại Mamluk, bắt đầu từ năm 1250, gồm có 2 dòng Bahri và Burji. Thường thì ngôi vị quốc vương do các tướng lĩnh Mamluk thay nhau nắm giữ, và rất thường xảy ra việc đánh giết nhau để tranh ngôi, do đó mà các vị quốc vương cũng thường không ở ngôi được lâu dài. Có năm, có đến 4 vị quốc vương thay nhau cai trị.
Vào năm 1249, thời quốc vương Salih Ayyub của vương triều Ayyubid, quốc vương Louis IX của nước Pháp hô hào thánh chiến, nhưng không tiến đánh Jerusalem mà lại tấn công Cairo. Quân đội viễn chinh do Louis IX đích thân chỉ huy trước tiên chiếm giữ Damietta ở gần cửa sông Nile phía bắc Cairo, sau đó tiến dần về phía nam. Trong lúc chiến tranh xảy ra thì quốc vương Salih Ayyub qua đời, con trai là Al Mu’ Azzam Turanshah kế vị. Nhưng trước khi Turanshah kịp xuất quân thì các tướng lĩnh Mamluk đã đánh bại quân viễn chinh trong trận Al Mansurah và bắt giữ Louis IX, do đó mà thanh thế vang dội. Turanshah điều đội thân binh của mình chiếm giữ các vị trí hiểm yếu để đề phòng quân Mamluk. Nhưng các tướng lĩnh Mamluk đã ra tay trước, ám sát Turanshah, sau đó đánh lẫn nhau để tranh ngôi trong suốt 10 năm. Kết quả, hai thế lực mạnh nhất là Qutuz kiểm soát Cairo và Baybars Bahri kiểm soát Syria (lúc này thuộc Ai Cập). Đến khi quân Mông Cổ tiến vào khu vực, hai thế lực này liên hợp với nhau, đánh bại quân Mông Cổ. Tiếp đó nội chiến lại xảy ra, và cuối cùng Baybars Barih chiến thắng, thành lập vương triều Mamluk Barih.
Năm 1377, một cuộc nổi dậy đã nổ ra ở Syria và lan nhanh sang các xứ Ai Cập khác. Năm 1382, Barquq lên cầm quyền, kết thúc vương triều Barih. Năm 1389, Barquq bị đánh bại phải chạy khỏi Cairo, nhưng đến năm 1390 đã chiếm lại được, chính thức thành lập vương triều Mamluk Burji. Barquq là một kẻ hiếu chiến, đã giết sứ giả của Timur, Đại Hãn Mông Cổ cai quản một hãn quốc rộng lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria ở phía tây đến khu vực bắc Ấn Độ ở phía đông, do đó đã kết thù với Timur, rồi dẫn đến chiến tranh năm 1400.
Cũng giống như vương triều Mamluk Barih, vương triều Mamluk Burji thường xuyên xảy ra chiến tranh giữa các tướng lĩnh Mamluk để tranh ngôi và các vị quốc vương thường không ở ngôi được lâu dài. Chỉ từ khi chính thức thành lập (1390) đến lúc này (1413) đã có 4 cuộc nổi loạn tranh ngôi và có 5 vị quốc vương. Có người ở ngôi chỉ vài tháng.
1. Az Zahir Sayf Al Din Barquq (1390 – 1399), qua đời.
2. Faraj bin Barquq (1399 – 1405), bị đánh đuổi, chạy thoát.
3. Abdul Aziz bin Barquq (1405), cướp ngôi thành công, nhưng vài tháng sau bị đánh bại, bị bắt, chết trong tù.
4. Faraj bin Barquq (1405 - 1412), giành lại được ngôi, làm quốc vương lần thứ hai, nhưng rồi lại gặp phản loạn, bị giết.
5. Al Adil Al Musta’ in Billah (1412), cướp ngôi thành công, nhưng vài tháng sau lại bị lật đổ, chạy thoát.
6. Tatar I (1412 – đến lúc này), cướp ngôi thành công.
Tóm lại, thời đại của các Mamluk cũng là thời đại nội chiến của Ai Cập, các tướng lĩnh Mamluk đánh nhau không ngừng. Nội chiến liên miên, đất nước bị chia cắt, các thế lực quân phiệt chia nhau kiểm soát các khu vực và chờ cơ hội cướp ngôi. Tình cảnh dân Ai Cập lúc này không nói cũng đủ biết. Hồng Long phân hạm đội đến Suez trong hoàn cảnh như thế.
/130
|