Năm Đinh Hợi (1407), mùa hạ.
Lúc này quân nhà Hồ đã đại bại, cha con Hồ Quý Ly phải dẫn tàn quân chạy về Tây Đô. Cùng lúc đó, vua Chiêm là Ba Đích Lại cũng đem quân bắc tiến, chiếm lại các châu Tư, Nghĩa, bao vây phủ Thăng Hoa. Nhờ có Bảo Tiệp quân với sự hỗ trợ của phân hạm đội thuộc Bắc Dương Hạm đội nên Thăng Hoa mới giữ vững được và tạm thời đánh lui quân Chiêm về Tư, Nghĩa.
Tin chiến sự được báo về Gia Định. Giang Phong liền phái Đinh An Bình suất lĩnh Uy Tiệp quân, Long Tiệp quân, cùng phần còn lại của Bắc Dương Hạm đội tiến đánh Đồ Bàn, kinh đô của Chiêm Thành lúc bấy giờ. Cấm Vệ quân cũng được lệnh tiến theo đường bộ, đánh lấn ra bắc.
Thành Đồ Bàn nằm cách bờ biển khoảng 50 dặm (tức 20 kilômét), tuy có sông Côn chảy ngang qua rồi đổ ra biển, nhưng thuyền hạm của Bắc Dương Hạm đội quá lớn, không thể vào được. Cũng may đã có dự kiến việc này nên trong Hạm đội có khá nhiều ‘tiểu hình’ chiến thuyền (‘tiểu hình’ theo quy cách của Thần Thánh Đế quốc). Uy Tiệp quân và Long Tiệp quân đổ bộ lên bờ, tiến đến bao vây thành Đồ Bàn. Các ‘tiểu hình’ chiến thuyền cũng theo sông Côn đến phía nam thành. Tuy chỉ có 6 vạn quân nhưng được phối thuộc 1.200 khẩu thần công đại pháo, chiến lực rất hùng hậu, lại có Hạm đội hỗ trợ, kiểm soát hoàn toàn mặt biển, không sợ giống như nhà Hồ trước đây, vì thiếu lương mà phải rút lui.
Theo thông lệ, đại quân vây thành, rồi toàn bộ thần công đại pháo tập trung thành trận địa ở phía nam thành, liên tục pháo kích vào bên trong. Các chiến thuyền liên tục vận chuyển đạn pháo từ Hạm đội vào tiếp tế cho đại quân. Hơn nghìn khẩu pháo oanh kích vào trong thành, nửa bầu trời rực hồng lửa đạn, quang cảnh rất là khủng bố. Chỉ cần mỗi viên đạn pháo giết được 1 người thì cũng đủ khiến quân dân trong thành thiệt hại thảm trọng.
Do lượng đạn pháo, hỏa dược dồi dào, Đinh An Bình không cho quân công thành mà cứ liên tục pháo kích như thế. Sau hai ngày, mặt thành phía nam bị bắn sụp nhiều đoạn, mất đi khả năng phòng ngự, và cũng đã có rất nhiều dân Chiêm theo cửa bắc chạy ra ngoài thành ẩn náu. Ở trong thành cứ bị pháo kích liên tục, thật không an toàn chút nào.
Sang ngày thứ ba, vua Chiêm cảm thấy không thể giữ nổi thành, đành dẫn quân chạy về phía tây bắc, lên vùng rừng núi ẩn náu, mưu việc khôi phục. Đinh An Bình dẫn quân vào chiếm lĩnh thành Đồ Bàn, sau đó để lại 5.000 quân trấn giữ, rồi tiếp tục bình định các vùng lân cận.
Mùa thu tháng 8, Cấm Vệ quân cũng tiến đến Đồ Bàn. Vùng lãnh thổ phía nam của Chiêm Thành đã được bình định. Đinh An Bình giao khu vực này lại cho Cấm Vệ quân quản lý, rồi dẫn quân đi vây đánh nơi ẩn náu của vua Chiêm.
Sau hai tháng vây đánh, bọn Đinh An Bình cũng bao vây được vua Chiêm trong một vùng rừng núi ở xứ Tây Sơn. Vùng núi này quá rộng lớn, sử dụng đại pháo không có hiệu quả, Đinh An Bình nghĩ ra một kế, chỉ cho quân vây chặt xung quanh, rồi sai người loan truyền rằng sắp cho phóng hỏa đốt rừng.
Tin này làm cho quân Chiêm trong núi đều kinh hồn thất sắc. Nếu cả ngọn núi bị hỏa thiêu thì bọn họ cũng không thể thoát được. Thế là quân Chiêm đào ngũ dần dần. Một số bỏ trốn, nhưng cũng có một số ít ra hàng bọn Đinh An Bình. Có được hướng đạo, Đinh An Bình cho quân khép chặt vòng vây. Rơi vào đường cùng, mà ‘bậc vương giả không thể chết về tay kẻ khác’, Chiêm vương Ba Đích Lại đã tự thiêu. Triều thần và gia nô cũng có gần trăm người tự thiêu theo vua. Chiêm Thành diệt vong.
Tháng 11, Đinh An Bình lại suất quân tiến ra vùng Tư, Nghĩa. Bảo Tiệp quân cũng từ Thăng Hoa tiến vào. Bị lưỡng diện hiệp công, lại nghe tin Đồ Bàn thất thủ, Chiêm vương đã tự thiêu, đạo quân bắc tiến của Chiêm Thành đành đầu hàng. Lãnh thổ của Đế quốc cũng được nối liền ra đến đèo Ngang.
Toàn cảnh Chiêm Thành, kể luôn vùng Thăng Hoa, cho đến Hải Vân Quan ở phía bắc cũng chưa đến 5 vạn kilômét vuông, được đặt làm 1 tỉnh. Để đặt tên cho tỉnh này, Giang Phong đã suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng chọn tên là Phú Yên. Từ nay xứ này sẽ gọi là Phú Yên tỉnh, có các quận : Hội An, Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Tiếp đó, 100 vạn dân ở Java được đưa đến định cư tại đấy, ở lẫn với dân Chiêm. Cả dân Đại Việt ở ngoài bắc chạy vào nam lánh nạn cũng được đưa đến định cư ở vùng Hội An, Thăng Hoa.
Tuy chiếm được Chiêm Thành, nhưng muốn hoàn toàn ổn định xứ này cũng phải mất khá nhiều thời gian. Tạm thời Uy Tiệp quân và Long Tiệp quân ở lại trấn thủ. Cấm Vệ quân rút về Gia Định. Bảo Tiệp quân rút về Thuận Hóa. Quân bản bộ của Phạm Thế Căng được cải tên thành Linh Tiệp quân. Phạm Thế Căng được phong Trấn Bắc Tướng quân, tạm quản 2 đạo Linh Tiệp, Bảo Tiệp mà trấn thủ các xứ Tân Bình, Thuận Hóa, phòng ngự Hoành Sơn, ngăn không cho quân Minh tiến về phía nam.
Trong lúc ở các xứ Thanh Nghệ của Đại Việt, quân khởi nghĩa của Giản Định Đế đang đánh nhau với quân Minh, thì Giang Phong lại bận lo ổn định các vùng mới chiếm được, tức các xứ Java, Sumatra và Chiêm Thành. Công cuộc di dân khổng lồ cũng được khẩn trương tiến hành.
Do dân số đã tăng lên gấp đôi, Giang Phong đã cho tăng thêm 24 vạn lục quân, 2 vạn Hải quân nữa. Với dân số hơn 3.000 vạn, chỉ có 57 vạn lục quân, 10 vạn Hải quân là không nhiều. Trong số 24 vạn lục quân tăng thêm, ngoài 18 vạn phân thành 6 quân Trấn Ninh, Trấn Hải, Trấn Phong, Uy Vũ, Uy Đức, Uy Nghĩa. Còn lại 6 vạn chia cho Ngự Lâm quân, Cấm Vệ quân và Túc Vệ quân. Từ nay, cả Ngự Lâm quân, Cấm Vệ quân và Túc Vệ quân đều có đủ 3 sư, 3 vạn người.
Có thêm tân binh tất phải luyện quân. Quan điểm của Giang Phong là quân đội chưa từng ra chiến trường thì chưa thể gọi là quân tinh nhuệ. Mục tiêu luyện quân đương nhiên là hai xứ còn lại trong vùng, vương quốc Ayutthaya ở phía bắc bán đảo Mã Lai và Đế quốc Khmer ở Angkor. Cả 6 đạo quân mới thành lập và Ngự Lâm quân, Cấm Vệ quân, Túc Vệ quân luân phiên tiến đánh 2 xứ đó, chiếm dần đất đai.
Mùa xuân năm Mậu Tý (1408), Đinh An Bình thống suất 4 quân Cấm Vệ, Trấn Ninh, Trấn Hải, Trấn Phong đánh chiếm vùng duyên hải tây nam của Đế quốc Khmer và phía nam xứ Thái, từ Hà Tiên cho đến Tân Ý (Pattani), thành lập 8 quận.
Mùa hạ, Triệu Phong lại suất 4 quân Túc Vệ, Uy Vũ, Uy Đức, Uy Nghĩa đánh chiếm thành Nam Vang ngay ngã ba sông Mekong với Tonle Sap. Thành lập tỉnh Nam Vang.
Mùa thu, Triệu Phong suất quân đánh chiếm đến khu vực phía đông Angkor. Thành lập tỉnh Cao Miên. Mùa thu tháng 9, các vua Thủy Xá, Hỏa Xá ở cao nguyên phía tây tỉnh Phú Yên xin thần phục, đều được phong hầu. Xứ này cách trở, đi lại khó khăn nên Giang Phong chỉ lập quận huyện, nhưng để người bản địa tự cai trị như trước. Tỉnh Tây Nguyên thành lập.
Mùa xuân năm Kỷ Sửu (1409), Triệu Phong lại suất quân đánh chiếm Angkor. Đế quốc Khmer diệt vong. Trên cơ sở Angkor và các vùng phụ cận thành lập tỉnh Angkor. Mùa hạ, Đinh An Bình suất quân đánh chiếm Ayutthaya, vương quốc Ayutthaya diệt vong. Tỉnh Thái Nam thành lập. Vương quốc Sukhothai ở tây bắc xứ Thái từng bị Ayutthaya thay thế, nay lại khôi phục vương triều, trở thành vua của người Thái.
Mùa xuân năm Canh Dần (1410), liên quân Sukhothai – Vạn Tượng hội quân ở cao nguyên Khorat, được 8 vạn người, sau đó tiến xuống phía tây nam định giành lại Ayutthaya. Song phương đánh nhau một trận lớn ở Sing Buri phía bắc Ayutthaya. Thần Thánh Đế quốc chỉ có 2 đạo quân ở đây, nên không thể đánh lui được liên quân Sukhothai – Vạn Tượng, nhưng liên quân cũng bị chặn đứng, không thể tiến xuống phía nam. Song phương cầm cự ở đấy.
Mùa thu năm đó, Triệu Phong thống suất 5 đạo quân Trấn Ninh, Trấn Phong, Uy Vũ, Uy Đức, Uy Nghĩa tiến về miền nam xứ Vạn Tượng, chiếm giữ vùng Savannakhet. Mùa đông, chiếm giữ Viên Chăn. Cầm Công ở Sầm Châu và tiểu vương Ai Lao cũng dâng đất. Quốc vương Vạn Tượng cố thủ ở Luang Phabang. Ba tỉnh mới được thành lập : Sa Thành, Viên Thành, Sầm Châu. Do vương quốc Vạn Tượng chủ động tấn công trước, Giang Phong cho trừng phạt bằng cách dời dân sang các tỉnh thuộc Khmer trước đây, sống lẫn với dân Khmer, đồng thời cho dời 30 vạn dân Chiêm, Java, Thái và Khmer lên sống ở Sa Thành và Viên Thành. Công cuộc di dân này kéo dài đến mùa thu năm sau mới xong.
Cũng mùa đông năm đó, liên quân Sukhothai – Vạn Tượng hết lương, lại nghe tin Vạn Tượng nguy cấp, nên phải rút về phương bắc. Một phần do chiến đấu tử trận, một phần do hết lương binh lính bỏ đi, lúc này liên quân chỉ còn lại khoảng 4 vạn. Trận này liên quân hao binh tổn tướng mà không lập nên công trạng gì. Thế nước của Sukhothai càng thêm suy yếu.
Lúc này quân nhà Hồ đã đại bại, cha con Hồ Quý Ly phải dẫn tàn quân chạy về Tây Đô. Cùng lúc đó, vua Chiêm là Ba Đích Lại cũng đem quân bắc tiến, chiếm lại các châu Tư, Nghĩa, bao vây phủ Thăng Hoa. Nhờ có Bảo Tiệp quân với sự hỗ trợ của phân hạm đội thuộc Bắc Dương Hạm đội nên Thăng Hoa mới giữ vững được và tạm thời đánh lui quân Chiêm về Tư, Nghĩa.
Tin chiến sự được báo về Gia Định. Giang Phong liền phái Đinh An Bình suất lĩnh Uy Tiệp quân, Long Tiệp quân, cùng phần còn lại của Bắc Dương Hạm đội tiến đánh Đồ Bàn, kinh đô của Chiêm Thành lúc bấy giờ. Cấm Vệ quân cũng được lệnh tiến theo đường bộ, đánh lấn ra bắc.
Thành Đồ Bàn nằm cách bờ biển khoảng 50 dặm (tức 20 kilômét), tuy có sông Côn chảy ngang qua rồi đổ ra biển, nhưng thuyền hạm của Bắc Dương Hạm đội quá lớn, không thể vào được. Cũng may đã có dự kiến việc này nên trong Hạm đội có khá nhiều ‘tiểu hình’ chiến thuyền (‘tiểu hình’ theo quy cách của Thần Thánh Đế quốc). Uy Tiệp quân và Long Tiệp quân đổ bộ lên bờ, tiến đến bao vây thành Đồ Bàn. Các ‘tiểu hình’ chiến thuyền cũng theo sông Côn đến phía nam thành. Tuy chỉ có 6 vạn quân nhưng được phối thuộc 1.200 khẩu thần công đại pháo, chiến lực rất hùng hậu, lại có Hạm đội hỗ trợ, kiểm soát hoàn toàn mặt biển, không sợ giống như nhà Hồ trước đây, vì thiếu lương mà phải rút lui.
Theo thông lệ, đại quân vây thành, rồi toàn bộ thần công đại pháo tập trung thành trận địa ở phía nam thành, liên tục pháo kích vào bên trong. Các chiến thuyền liên tục vận chuyển đạn pháo từ Hạm đội vào tiếp tế cho đại quân. Hơn nghìn khẩu pháo oanh kích vào trong thành, nửa bầu trời rực hồng lửa đạn, quang cảnh rất là khủng bố. Chỉ cần mỗi viên đạn pháo giết được 1 người thì cũng đủ khiến quân dân trong thành thiệt hại thảm trọng.
Do lượng đạn pháo, hỏa dược dồi dào, Đinh An Bình không cho quân công thành mà cứ liên tục pháo kích như thế. Sau hai ngày, mặt thành phía nam bị bắn sụp nhiều đoạn, mất đi khả năng phòng ngự, và cũng đã có rất nhiều dân Chiêm theo cửa bắc chạy ra ngoài thành ẩn náu. Ở trong thành cứ bị pháo kích liên tục, thật không an toàn chút nào.
Sang ngày thứ ba, vua Chiêm cảm thấy không thể giữ nổi thành, đành dẫn quân chạy về phía tây bắc, lên vùng rừng núi ẩn náu, mưu việc khôi phục. Đinh An Bình dẫn quân vào chiếm lĩnh thành Đồ Bàn, sau đó để lại 5.000 quân trấn giữ, rồi tiếp tục bình định các vùng lân cận.
Mùa thu tháng 8, Cấm Vệ quân cũng tiến đến Đồ Bàn. Vùng lãnh thổ phía nam của Chiêm Thành đã được bình định. Đinh An Bình giao khu vực này lại cho Cấm Vệ quân quản lý, rồi dẫn quân đi vây đánh nơi ẩn náu của vua Chiêm.
Sau hai tháng vây đánh, bọn Đinh An Bình cũng bao vây được vua Chiêm trong một vùng rừng núi ở xứ Tây Sơn. Vùng núi này quá rộng lớn, sử dụng đại pháo không có hiệu quả, Đinh An Bình nghĩ ra một kế, chỉ cho quân vây chặt xung quanh, rồi sai người loan truyền rằng sắp cho phóng hỏa đốt rừng.
Tin này làm cho quân Chiêm trong núi đều kinh hồn thất sắc. Nếu cả ngọn núi bị hỏa thiêu thì bọn họ cũng không thể thoát được. Thế là quân Chiêm đào ngũ dần dần. Một số bỏ trốn, nhưng cũng có một số ít ra hàng bọn Đinh An Bình. Có được hướng đạo, Đinh An Bình cho quân khép chặt vòng vây. Rơi vào đường cùng, mà ‘bậc vương giả không thể chết về tay kẻ khác’, Chiêm vương Ba Đích Lại đã tự thiêu. Triều thần và gia nô cũng có gần trăm người tự thiêu theo vua. Chiêm Thành diệt vong.
Tháng 11, Đinh An Bình lại suất quân tiến ra vùng Tư, Nghĩa. Bảo Tiệp quân cũng từ Thăng Hoa tiến vào. Bị lưỡng diện hiệp công, lại nghe tin Đồ Bàn thất thủ, Chiêm vương đã tự thiêu, đạo quân bắc tiến của Chiêm Thành đành đầu hàng. Lãnh thổ của Đế quốc cũng được nối liền ra đến đèo Ngang.
Toàn cảnh Chiêm Thành, kể luôn vùng Thăng Hoa, cho đến Hải Vân Quan ở phía bắc cũng chưa đến 5 vạn kilômét vuông, được đặt làm 1 tỉnh. Để đặt tên cho tỉnh này, Giang Phong đã suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng chọn tên là Phú Yên. Từ nay xứ này sẽ gọi là Phú Yên tỉnh, có các quận : Hội An, Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Tiếp đó, 100 vạn dân ở Java được đưa đến định cư tại đấy, ở lẫn với dân Chiêm. Cả dân Đại Việt ở ngoài bắc chạy vào nam lánh nạn cũng được đưa đến định cư ở vùng Hội An, Thăng Hoa.
Tuy chiếm được Chiêm Thành, nhưng muốn hoàn toàn ổn định xứ này cũng phải mất khá nhiều thời gian. Tạm thời Uy Tiệp quân và Long Tiệp quân ở lại trấn thủ. Cấm Vệ quân rút về Gia Định. Bảo Tiệp quân rút về Thuận Hóa. Quân bản bộ của Phạm Thế Căng được cải tên thành Linh Tiệp quân. Phạm Thế Căng được phong Trấn Bắc Tướng quân, tạm quản 2 đạo Linh Tiệp, Bảo Tiệp mà trấn thủ các xứ Tân Bình, Thuận Hóa, phòng ngự Hoành Sơn, ngăn không cho quân Minh tiến về phía nam.
Trong lúc ở các xứ Thanh Nghệ của Đại Việt, quân khởi nghĩa của Giản Định Đế đang đánh nhau với quân Minh, thì Giang Phong lại bận lo ổn định các vùng mới chiếm được, tức các xứ Java, Sumatra và Chiêm Thành. Công cuộc di dân khổng lồ cũng được khẩn trương tiến hành.
Do dân số đã tăng lên gấp đôi, Giang Phong đã cho tăng thêm 24 vạn lục quân, 2 vạn Hải quân nữa. Với dân số hơn 3.000 vạn, chỉ có 57 vạn lục quân, 10 vạn Hải quân là không nhiều. Trong số 24 vạn lục quân tăng thêm, ngoài 18 vạn phân thành 6 quân Trấn Ninh, Trấn Hải, Trấn Phong, Uy Vũ, Uy Đức, Uy Nghĩa. Còn lại 6 vạn chia cho Ngự Lâm quân, Cấm Vệ quân và Túc Vệ quân. Từ nay, cả Ngự Lâm quân, Cấm Vệ quân và Túc Vệ quân đều có đủ 3 sư, 3 vạn người.
Có thêm tân binh tất phải luyện quân. Quan điểm của Giang Phong là quân đội chưa từng ra chiến trường thì chưa thể gọi là quân tinh nhuệ. Mục tiêu luyện quân đương nhiên là hai xứ còn lại trong vùng, vương quốc Ayutthaya ở phía bắc bán đảo Mã Lai và Đế quốc Khmer ở Angkor. Cả 6 đạo quân mới thành lập và Ngự Lâm quân, Cấm Vệ quân, Túc Vệ quân luân phiên tiến đánh 2 xứ đó, chiếm dần đất đai.
Mùa xuân năm Mậu Tý (1408), Đinh An Bình thống suất 4 quân Cấm Vệ, Trấn Ninh, Trấn Hải, Trấn Phong đánh chiếm vùng duyên hải tây nam của Đế quốc Khmer và phía nam xứ Thái, từ Hà Tiên cho đến Tân Ý (Pattani), thành lập 8 quận.
Mùa hạ, Triệu Phong lại suất 4 quân Túc Vệ, Uy Vũ, Uy Đức, Uy Nghĩa đánh chiếm thành Nam Vang ngay ngã ba sông Mekong với Tonle Sap. Thành lập tỉnh Nam Vang.
Mùa thu, Triệu Phong suất quân đánh chiếm đến khu vực phía đông Angkor. Thành lập tỉnh Cao Miên. Mùa thu tháng 9, các vua Thủy Xá, Hỏa Xá ở cao nguyên phía tây tỉnh Phú Yên xin thần phục, đều được phong hầu. Xứ này cách trở, đi lại khó khăn nên Giang Phong chỉ lập quận huyện, nhưng để người bản địa tự cai trị như trước. Tỉnh Tây Nguyên thành lập.
Mùa xuân năm Kỷ Sửu (1409), Triệu Phong lại suất quân đánh chiếm Angkor. Đế quốc Khmer diệt vong. Trên cơ sở Angkor và các vùng phụ cận thành lập tỉnh Angkor. Mùa hạ, Đinh An Bình suất quân đánh chiếm Ayutthaya, vương quốc Ayutthaya diệt vong. Tỉnh Thái Nam thành lập. Vương quốc Sukhothai ở tây bắc xứ Thái từng bị Ayutthaya thay thế, nay lại khôi phục vương triều, trở thành vua của người Thái.
Mùa xuân năm Canh Dần (1410), liên quân Sukhothai – Vạn Tượng hội quân ở cao nguyên Khorat, được 8 vạn người, sau đó tiến xuống phía tây nam định giành lại Ayutthaya. Song phương đánh nhau một trận lớn ở Sing Buri phía bắc Ayutthaya. Thần Thánh Đế quốc chỉ có 2 đạo quân ở đây, nên không thể đánh lui được liên quân Sukhothai – Vạn Tượng, nhưng liên quân cũng bị chặn đứng, không thể tiến xuống phía nam. Song phương cầm cự ở đấy.
Mùa thu năm đó, Triệu Phong thống suất 5 đạo quân Trấn Ninh, Trấn Phong, Uy Vũ, Uy Đức, Uy Nghĩa tiến về miền nam xứ Vạn Tượng, chiếm giữ vùng Savannakhet. Mùa đông, chiếm giữ Viên Chăn. Cầm Công ở Sầm Châu và tiểu vương Ai Lao cũng dâng đất. Quốc vương Vạn Tượng cố thủ ở Luang Phabang. Ba tỉnh mới được thành lập : Sa Thành, Viên Thành, Sầm Châu. Do vương quốc Vạn Tượng chủ động tấn công trước, Giang Phong cho trừng phạt bằng cách dời dân sang các tỉnh thuộc Khmer trước đây, sống lẫn với dân Khmer, đồng thời cho dời 30 vạn dân Chiêm, Java, Thái và Khmer lên sống ở Sa Thành và Viên Thành. Công cuộc di dân này kéo dài đến mùa thu năm sau mới xong.
Cũng mùa đông năm đó, liên quân Sukhothai – Vạn Tượng hết lương, lại nghe tin Vạn Tượng nguy cấp, nên phải rút về phương bắc. Một phần do chiến đấu tử trận, một phần do hết lương binh lính bỏ đi, lúc này liên quân chỉ còn lại khoảng 4 vạn. Trận này liên quân hao binh tổn tướng mà không lập nên công trạng gì. Thế nước của Sukhothai càng thêm suy yếu.
/130
|