Vào năm Vĩnh Lạc đời Minh, ở huyện Hương Hà, phủ Thuận Thiên có ông quan thái thú họ Nghê, tên Thủ Liêm, tự Ích Chi, nhà rất giàu có, tiền của có ức vạn, ruộng tốt ngàn khoảnh. Bà vợ họ Trần chỉ sinh được một đứa con trai tên là Thiện Kế. Sau khi Thiện Kế trưởng thành lấy vợ, bà Trần qua đời. Mấy năm sau Nghê thái thú từ quan về nghỉ. Tuy tuổi đã già nhưng ông ta vẫn còn khỏe mạnh, tự mình lo mọi việc thu tô, tính nợ.
Tháng mười năm đó, Nghê thái thú cưới một cô gái trong thôn mới mười bảy tuổi tên là Mai Thị. Cậu con trai Thiện Kế rất không bằng lòng. Hai vợ chồng cậu ta cứ xầm xì nói nhỏ sau lưng, ông bố biết, trong lòng khó chịu song chỉ nén nhịn.
Một năm sau, Mai Thị sinh hạ một đứa con trai. Hôm đó đúng ngày mồng chín tháng chín nên đặt tên cho đứa bé là Trùng Dương. Qua ba ngày sau, lại là ngày mừng thọ 80 tuổi của Nghê thái thú, khách khứa đến mừng rất đông, đều nói: “Lão tiên sinh tuổi cao, lại thêm được cậu con trai, chứng tỏ khí huyết còn mạnh, đó là dấu hiệu sẽ trường thọ!”
Nghe nói vậy, Nghê thái thú rất vui, nhưng Nghê Thiện Kế lại nói vụng sau lưng rằng: “Đàn ông 60 là tuyệt tinh, huống hồ đã 80 tuổi rồi. Có bao giờ thấy cây khô nẩy hoa đâu, thằng bé này không biết là tạp chủng ở đâu ra, nhất định không phải là giọt máu của cha rồi. Ta quyết không nhận nó là em”. Nghê thái thú biết điều đó lại im lặng không nói gì, chỉ cố nín nhịn trong lòng.
Bé Trùng Dương được năm tuổi, rất thông minh lanh lợi, Nghê thái thú bèn cho đến học ở học quán, lại đặt cho cái tên mới là Thiện Thuật. Thầy giáo ở học quán vốn là người được mời về dạy học ở nhà cho đứa cháu nội Nghê thái thú, nay để hai chú cháu nó cùng học với nhau cũng tiện. Nhưng Thiện Kế lại không muốn con mình gọi Thiện Thuật là chú nên mời một ông thầy khác để dạy riêng. Nghe tin ấy Nghê thái thú vô cùng giận dữ, rồi bước vấp vào bậc cửa một cái, ngã ngục xuống đất ngất đi một lúc rồi bị bệnh luôn. Cô vợ Mai Thị cuống cuồng mời thầy lang chạy chữa song chẳng ăn thua gì.
Biết mình bệnh nặng, Nghê thái thú bèn cho gọi Thiện Kế lại, giao phó hết cho anh ta toàn bộ gia sản và các khoản tiền cho vay nợ. Khi Thiện Kế cầm sổ sách đi rồi, Mai Thị nước mắt lưng tròng hỏi: “Ông đem hết gia sản trao cho con trai cả, vậy mẹ con tôi rồi sẽ sống ra sao?” Nghê thái thú nói: “Nàng không biết đấy thôi, vì ta thấy Thiện Kế không phải là đứa tốt, nếu đem gia sản chia đều ra, e rằng rồi Thiện Thuật sẽ không toàn được tính mạng. Chi bằng cho nó tất cả cho nó thỏa mãn, nó sẽ không làm gì đến mẹ con nàng đâu”. Nói rồi, thò tay vào dưới gối lấy ra một cuộn giấy đưa cho Mai Thị nói: “Đây là cuộn tranh trong có giấu điều bí mật. Nàng hãy cất giấu cho kỹ, đừng cho ai biết. Sau này con nó lớn lên, Thiện Kế nó có hắt hủi cũng cố nhịn. Đợi khi nào có vị quan sáng suốt đến trị nhậm, nàng sẽ mang cuộn giấy này tới kêu, xin vị quan đó xét kỹ cho, lúc đó, nhất định quan sẽ xử lý, bảo đảm mẹ con nàng sẽ có cái để sống”. Mai Thị cầm lấy cuộn giấy.
Sau khi Nghê thái thú qua đời, quả nhiên Thiện Kế đối xử với mẹ con Mai Thị rất tàn tệ. Mai Thị cố nhẫn nhịn, không tranh cãi. Thiện Kế tuy hung dữ song rồi cũng thôi không để ý đến hai mẹ con nữa.
Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc Thiện Thuật đã được 14 tuổi, những chuyện trong nhà dần dần cậu bé cũng biết hết. Một hôm, cậu ta xin mẹ một chiếc áo, Mai Thị trả lời là không có tiền mua. Thiện Thuật hỏi ngay: “Cha con làm thái thú, chỉ có hai anh em con, anh con giàu có thế mà con chỉ xin một cái áo cũng không mua nổi, tại sao lại vậy? Mẹ không có tiền thì để con đến xin anh vậy”. Mai Thị cản lại mà không được, Thiện Thuật đi thẳng đến ngôi nhà lớn, tìm được Thiện Kế, vái chào anh, rồi hỏi xin anh một tấm lụa về may áo mặc.
Vừa nghe xong, Thiện Kế mắng luôn một trận: “Cái giống hoang này, muốn ra vẻ hả? Mày nghe đứa nào xúi bẩy mà đến đây lôi thôi? Đừng có trêu tức tao, tao sẽ cho mẹ con mày hết chỗ sinh sống!”. Thiện Thuật đáp lại “Trêu tức anh thì anh sẽ làm gì? Anh muốn mưu hại mẹ con tôi để độc chiếm cả gia sản phải không?”
Thiện Kế giận dữ, nắm lấy tay áo Thiện Thuật rồi vung tay tống liên tiếp bảy, tám cái khiến Thiện Thuật sưng tím cả mặt mày.
Cố thoát ra được, Thiện Thuật vừa đi vừa khóc, về kể hết đầu đuôi cho mẹ nghe. Mai Thị trách: “Mẹ đã bảo con đừng tới gây chuyện, con không nghe lời thì bị đánh là đáng!” Rồi vừa xoa bóp chỗ đầu đau cho con vừa rơi nước mắt.
Thiện Thuật hỏi mẹ: “Hai anh em con đều là con ruột của cha, sao lại chia gia tài bất công như vậy? Sao mẹ không đi trình quan?”
Mai Thị chợt nhớ ra, bèn kể với con lời dặn dò của Nghê thái thú lúc lâm chung.
Nghe xong, Thiện Thuật lập tức bảo mẹ mở rương, lấy cuộn tranh ra. Đó là một bức tranh vẽ hình Nghê thái thú đang ngồi, đầu tóc bạc đội mũ cánh chuồn, trông giống hệt như thật, thái thú bồng một đứa bé, một ngón tay trỏ xuống đất.
Hai mẹ con nghĩ mãi không hiểu ra sao, chỉ đành cuộn lại cất.
Mấy hôm sau, trên đường đi, Thiện Thuật nghe nói có quan tri huyện mới về trấn nhậm là Đằng đại nhân, xử án giỏi như thần, bèn về kể lại với mẹ. Hai mẹ con bàn bạc một lúc, rồi đem cuộn tranh đến phủ quan kêu oan.
Quan thấy không có đơn kiện, chỉ có một cuộn giấy nhỏ, lấy làm lạ. Mai Thị bèn kể đầu đuôi mọi chuyện. Quan nhận lấy cuộn tranh, bảo họ hãy cứ về nhà đợi. Sau đó, mỗi ngày quan lại lấy bức họa ra xem xét rất kỹ, song vẫn không hiểu ra sao.
Một hôm, ăn cơm trưa xong, quan huyện họ Đằng lại lấy cuộn tranh ra xem. Đứa hầu gái bưng trà tới, ông giơ một tay ra đỡ chén trà, không cẩn thận làm nước trà rớt xuống bức tranh. Ông vội vàng đem đến chỗ có nắng phơi, bỗng thấy nổi lên mấy chữ, xem kỹ tất cả thì thấy cả một trang chữ viết, đúng là di bút của Nghê thái thú, nội dung thế này:
“Lão phu từng làm quan thái thú, tuổi đã quá bát tuần, chẳng biết còn sống được bao lâu, song không hề có điều gì hối tiếc. Chỉ có một điều là đứa con nhỏ Thiện Thuật mới vừa đầy một tuổi, chưa thể thành nhân ngay được. Đứa con cả Thiện Kế là đứa xấu bụng, vì muốn đề phòng nó làm hại Thiện Thuật nên bao nhiêu điền sản và hai ngôi nhà lớn mới xây đều cho cả Thiện Kế. Chỉ cho Thiện Thuật căn nhà cũ nhỏ ở mé bên tay trái. Căn nhà này tuy nhỏ song dưới bức tường bên trái có giấu năm ngàn lượng bạc, chia thành năm hũ, tất cả tương đương với số điền sản kia.
Sau này, nếu có được vị quan hiền minh phán xử cho việc này, Thiện Thuật sẽ phải biếu quan ba trăm lượng bạc trắng để báo ân. Nghê Thủ Liêm 81 tuổi tự viết”.
Vốn là khi Nghê thái thú làm đầy năm cho đứa con nhỏ, ông vừa 81 tuổi, và đã làm sẵn việc này.
Nhưng ông quan họ Đằng thấy nhiều vàng bạc như thế chợt nảy lòng tham. Ông ta nhăn trán chau mày, tính đi tính lại, rồi kêu Thiện Kế tới bảo: “Dì hai của ngươi là Mai Thị có thưa kiện, rằng ngươi đã đuổi hai mẹ con bà ta để độc chiếm gia sản. Việc đó có thật không?”
Thiện Kế biện bạch nói: “Gia sản đều do phụ thân phân cho trước lúc lâm chung, tiểu nhân không dám làm sai”. Quan họ Đằng nói: “Đơn kiện nói gia tài có những một vạn quan. Ngày mai ta sẽ thân chính tới nhà ngươi tra xét xem thế nào. Nếu quả có sự phân chia không công bằng, ắt sẽ có phép tắc”. Nói rồi cho Thiện Kế về.
Thấy khẩu khí của quan nghiêm khắc, Thiện Kế vô cùng lo sợ, ngay đêm đó, lấy rất nhiều lượng bạc đem cho kẻ thân hữu để ngày mai họ đến bênh vực giúp cho trước mặt quan.
Sáng sớm ngày hôm sau, quả nhiên quan họ Đằng ngồi kiệu đem theo một số công sai tới nhà họ Nghê. Thiện Kế và mẹ con Mai Thị đều quỳ xuống nghênh tiếp. Quan khoan thai xuống kiệu, sắp bước vào cửa, bỗng ông ta chấp tay cung kính miệng nói câu gì như trả lời với chủ nhân. Mọi người ngạc nhiên không hiểu ra sao. Chỉ thấy quan cứ vừa đi vừa như nhún nhường, miệng nói như trò chuyện với một người nào đó. Vào đến trong nhà, quan họ Đằng cung kính vái trước cái ghế tựa phủ da hổ đặt quay về hướng nam, sau đó kéo cái ghế tựa đặt quay về hướng bắc và ngồi xuống, bắt đầu nói: “Lệnh phu nhân có đem chuyện gia tài thưa với vãn sinh. Vậy rốt cuộc thì đầu đuôi ra sao?” Nói xong bộ dạng như lắng nghe. Một lát ông ta lắc đầu nói: “Trưởng công tử quả là bất lương!” Một lát lại tự nói một mình: “Vậy thì nhị công tử làm sao mà sống?” Ngừng một lát lại nói: “Gian nhà nhỏ bên trái có cái gì lạ cơ?” lại nói liền liền: “Xin lĩnh giáo! Xin lĩnh giáo!”. Tiếp đó lại nói: “Món này cũng phần nhị công tử, vâng, vãn sinh xin vâng lời”. Một lát lại vòng tay nói: “Vãn sinh đâu dám nhận hậu ân như vậy.”. Rồi lại nói: “Vâng vậy thì vãn sinh xin nghe theo”. Sau đó đứng lên vái liền mấy cái, miệng nói: “Vãn sinh xin đi ngay”.
Mọi người thấy bộ dạng quan như đang gặp thần gặp quỷ, đều ngẩn ra nhìn. Chỉ thấy quan họ Đặng đứng thẳng lên hỏi mọi người: “Nghê lão gia đi đâu rồi?”. Thủ hạ nói: “Có thấy Nghê lão gia nào đâu ạ?” Quan nói: “Lại có chuyện lạ thế này sao?”
Bèn gọi Thiện Kế đến hỏi: “Vừa rồi, lão tiên sinh thân chinh ra tận cửa đón tiếp, rồi nói chuyện với ta bao nhiêu lâu, chắc các ngươi đều nghe thấy cả?”. Thiện Kế đáp: “Tiểu nhân không nghe thấy gì ạ”. Quan nói: “Vừa rồi có một người cao cao, mặt xương xương, mắt nhỏ lưỡng quyền cao, lông mày dài, tai lớn, râu bạc trắng, đội mũ cánh chuồn đi hia đen, mặc áo hồng bào đai kim tuyến, có phải đúng là Nghê lão tiên sinh không?” Mọi người đều sợ toát mồ hôi, nhất loạt quỳ xuống nói: “Đúng là hình dạng cụ khi còn sống”. Quan họ Đặng hỏi: “Thế tại sao lại biến mất? Ông cụ nói trong nhà có hai căn nhà lớn, phía đông còn có một căn nhà nhỏ, có không?” Thiện Kế không dám giấu đành nói: “Dạ có”. Quan nói: “Hãy đến căn nhà nhỏ phía đông, rồi sẽ nói sau”.
Mọi người đều thấy quan nói chuyện ẩn hiện như vậy cho rằng đúng là Nghê thái thú hiện về, thảy đều lè lưỡi sợ hãi.
Lúc đến căn nhà nhỏ phía đông, quan họ Đặng nói với Thiện Kế: “Cha anh thiêng thật. Sự thể nhà anh thế nào ông đều kể rõ hết với tôi, muốn tôi giải quyết. Hai căn nhà lớn mới làm và tất cả mọi điền sản đều cho anh cả. Thiện Thuật không được tranh giành. Chỉ căn nhà cũ này là cho Thiện Thuật, mọi thứ trong nhà này anh cũng không được tranh giành. Ta nói như vậy anh thấy sao?”.
Thiện Kế thầm nghĩ, mấy cái đồ nát trong nhà này cũng chẳng đáng gì, bèn trả lời ngay: “Đại nhân xử rất sáng suốt”.
Quan họ Đằng nói: “Hai ngươi nói rồi là quyết đấy, có gì đừng hối hận. Bây giờ mọi người ở đây đều là thân thích, hãy đến làm chứng. Vừa rồi Nghê lão tiên sinh bảo ta rằng dưới chân tường phía trái căn nhà có chôn năm ngàn lượng bạc, chia làm năm hũ. Đây là phần cho cậu con nhỏ”. Thiện Kế không tin nói: “Nếu quả có thật thì dù có vạn lượng cũng là của chú em, tiểu nhân tuyệt không tranh chấp”.
Quan nói: “Anh có muốn tranh ta cũng không cho!” Bèn sai người đào dưới bức tường phía đông, quả nhiên thấy có năm cái hũ lớn, hũ nào cũng đầy bạc trắng lóa. Mọi người nhìn thấy đều hết sức kinh ngạc.
Quan họ Đằng lại nói với Mai Thị: “Dưới bức tường bên phải còn có năm hũ bạc nữa, cũng năm ngàn lượng, lại còn một hũ vàng lớn, vừa rồi tiên sinh có bảo là để thù lao cho ta, ta không dám nhận, song cụ cứ ép mãi, ta đành phải vâng theo”.
Mai Thị và Thiện Thuật rập đầu nói: “Năm ngàn lượng đào được ở tường bên trái cũng đủ lắm rồi ạ. Nếu như tường bên phải cũng hãy còn thì đâu dám trái lệnh lão gia chúng tôi”.
Quan họ Đằng lại sai đào bên tường phía phải quả nhiên thấy sáu cái hũ lớn, năm hũ đựng bạc, một hũ đựng vàng.
Thiện Kế nhìn thấy nhiều vàng bạc như vậy, mắt đầy tức tối, uất hận vì không thể xông tới mà cướp lấy được. Quan họ Đằng viết một tờ chứng, giao cho Thiện Thuật. Hai mẹ con Mai Thị rập đầu bái tạ. Thiện Kế căm lắm, song cũng chỉ đành rập đầu mấy cái, miệng miễn cưỡng nói: “Đa tạ đại nhân”.
Quan họ Đằng bèn lấy hũ vàng đặt vào kiệu sai khiêng về phủ để mình hưởng.
Mẹ con Mai Thị sau khi có được mười hũ bạc đó, mua ruộng vườn làm lụng, chẳng mấy chốc trở nên giàu có. Sau Thiện Thuật lấy vợ, đẻ liền ba cậu con trai, khi lớn đều học tập thành danh.
Bán nhà chuộc bạn (Tam ngôn)
Thời Khai nguyên đời Đường, quan Tể tướng Quách Chấn có người cháu tên gọi Trọng Tường, là một chàng trai võ nghệ cao cường, vừa dũng cảm vừa mưu lược.
Năm ấy, phương Nam có loạn, Quách Chấn liền sai cháu đi theo đô đốc Lý Mông để phá địch lập công.
Bấy giờ, người đồng hương của Trọng Tường là Ngô Bảo An nghe tin bèn viết thư cho Trọng Tường muốn được đi cùng để phục vụ.
Được thư, Trọng Tường rất cảm động, vỗ án nói: “Ta mà không lo được tốt cho anh Ngô thì chẳng đáng là kẻ trượng phu!” Thế là tìm cách lo ngay cho Bảo An làm chức Quản ký trong quân ngũ.
Ngô Bảo An nhận được giấy báo, biết rằng đây là do Trọng Tường tiến cử nên rất vui mừng. Sắp xếp cho vợ và đứa con trai mới chưa đầy hai tuổi xong xuôi, lập tức đi suốt ngày đêm để tới Diên Châu. Nào hay, trời nổi mây gió bất ngờ, Bảo An đến được Diên Châu thì nghe tin quân của Lý đô đốc đã bị bại trận, Quách Trọng Tường sống chết thế nào thì chưa rõ. Thế là Bảo An ở lại, đi khắp nơi hỏi thăm tin tức của Trọng Tường.
Thì ra, Lý đô đốc dẫn quân đánh địch, không may bị rơi vào vòng vây, đô đốc tử trận, Trọng Tường cùng một số người bị bắt làm tù binh. Quân địch ham của, nói sẽ cho chuộc bọn tù binh này bằng tiền, có điều đặt giá rất cao. Khi đó, Quách Trọng Tường ở trong tay bộ tộc Ô-lô. Vì là cháu của Tể tướng nên có thể được chuộc bằng một ngàn tấm lụa. Chàng bèn tìm cách chuyển thư tới ông bác. Nghĩ tới nghĩ lui, thấy chỉ có Ngô Bảo An có thể hiểu mình, bèn viết một lá thư, khẩn thiết nói: “Biết bạn là người rất trọng nghĩa, nên xin nhờ bạn nhắn tin cho bá phụ tôi, xin người giải cứu cho tôi”.
Bảo An đang lo lắng tìm kiếm Trọng Tường, nhận được thư, mừng khôn xiết kể, lập tức đi ngay. Đường đi qua nhà, tuy rất muốn ghé thăm vợ con một chút, song vì sợ cấp bách không dám dừng chân. Từ Diên Châu tới Trường An ba nghìn dặm đường, Bảo An ruổi ngựa không ngừng, dầm sương dãi gió, trải bao khổ cực mới đến được kinh đô. Ngờ đâu khi đó Tể tướng Quách Tấn đã qua đời, cả nhà lớn bé già trẻ đều dọn về quê tất cả.
Bảo An chưng hửng, không biết làm sao. Lúc này chàng ta đã tiêu hết cả tiền, chẳng còn lấy một xu, chỉ đành bán con ngựa để quay về nhà đã, rồi sẽ tính sau.
Về đến nhà, vừa nhìn thấy vợ, chàng không ghìm được òa lên khóc rồi kể rõ sự tình cho Trương Thị nghe. Kể xong lại nói: “Mình muốn đi chuộc ông ấy, nhưng nhà mình quá nghèo, sao có gì mà chuộc, giờ làm sao đây?”
Trương Thị an ủi nói: “Tục ngữ có câu: Không gạo thì khéo mấy cũng chẳng nấu được cơm, chàng đã tận sức tận lực rồi, thôi thì đành nhờ trời mà thôi”.
Nghe nói vậy, Bảo An chỉ lắc đầu: “Hồi đó mình chỉ là đánh liều viết lá thư cho ông ấy, thế mà ông ấy đã hết sức đề bạt cho mình, nay ông ấy đem tính mạng phó thác cho mình, sao mình nhẫn tâm bỏ ông ấy được!”
Rồi thề rằng nếu không cứu được Trọng Tường về sẽ không sống tiếp nữa.
Sau đó, để có tiền chuộc người bạn chưa hề gặp mặt, Bảo An bắt đầu bán gia sản, bán cho hết sạch chỉ còn bốn vách nhà trống mà mới chỉ được 200 tấm lụa. Nhìn đống lụa chàng rơi nước mắt bảo vợ: “Chẳng phải tôi không thương mình và con, nhưng làm người phải lấy nghĩa khí làm trọng, có lẽ tôi đành phải xa vợ con ra ngoài buôn bán thôi”. Nói rồi xếp chỗ lụa đem đi, để người vợ cô đơn và đứa trẻ nhỏ dại ở lại.
Từ đấy, cứ sáng sớm ra đi tới tối mịt mới về, bôn ba khắp nơi, chẳng nề vất vả. Trên đường buôn bán, chàng ta học được cách tranh cạnh với người từng hào từng xu. Ngày ngày, chàng ta chỉ ăn cơm gạo xấu mặc áo cũ rách, được đồng nào đều tích góp để mua lụa. Mua được một tấm lại nghĩ đến mười tấm. Được mười tấm lại mong được một trăm tấm. Gom được 100 tấm bèn vội vội vàng vàng đem gửi vào kho công ở Diên Châu. Cứ thế Bảo An như bị ma ám, quên cả vợ con, ngày tính toán, đêm mộng mị, chỉ toàn là nghĩ đến chuyện Quách Trọng Tường. Gắng công gắng sức như vậy nhưng thời buổi bất yên, nên vất vả mười năm trời mà chỉ gom được 700 tấm lụa.
Mười năm trôi qua, đứa con trai đã mười một tuổi. Trương Thị thương nhớ chồng, trong lòng buồn khổ. Lại do thiếu ăn thiếu mặc tuổi nên tuy chưa nhiều mà người đã rất tiều tụy.
Một hôm, Trương Thị nghĩ bụng con trai mình đã lớn, nhà không có tiền mời thầy cho nó học, bèn quyết định đem bán mấy thứ đồ nát còn lại làm tiền lộ phí, mấy ngày sau đem con đến Diên Châu tìm chồng.
Hai mẹ con giãi gió dầm sương suốt dọc đường, nếm đủ mọi gian khổ. Đã vậy, số tiền lộ phí lại tiêu hết. Lo lắng quá, Trương Thị đành xin ăn để đi tiếp. Có mấy lần nàng toan tự tử cho chết đi, song lại không nỡ bỏ lại đứa con bé bỏng. Rồi một hôm, thật sự không chịu nổi, nàng ngồi xuống bên đường mà thảm thiết khóc lóc.
Tiếng khóc đã làm động lòng một vị quan đi qua nơi đây. Vị quan này là Dương An Cư, mới tới nhậm chức đô đốc ở Diên Châu. Nghe Trương Thị kể chuyện Ngô Bảo An bán nhà chuộc bạn, Dương đô đốc vô cùng cảm động.Thế là sai người đưa dẫn mẹ con Trương Thị, còn mình lập tức đến Diên Châu để giúp tìm tin tức Bảo An.
Mấy ngày sau, đô đốc tìm được Bảo An. Ông nói: “Thường nghe người ta nói: Cổ nhân có tình bạn sống chết với nhau, giờ gặp chuyện của ông mới tin là điều có thật! Nay vợ con ông cũng đã tới đây, hãy mau về gặp họ đi. Số lụa còn thiếu, ta sẽ giúp ông lo liệu”.
Bảo An nghe rồi lập tức quỳ xuống rập đầu nói: “Đô đốc nghĩa cao như vậy, tôi không dám chối từ. Song xin đô đốc hãy giao số lụa cho tôi để tôi đi chuộc Trọng Tường đã kẻo muộn mất, rồi sẽ gặp vợ con sau”.
Thấy chàng ta cương quyết như vậy, Dương đô đốc chỉ đành sai tập trung số lụa lại để chàng ta lên đường.
Bảo An vội vã đến Ô-lô, chuộc được Trọng Tường về. Hai người bạn được gặp mặt, ngắm nghía nhau một lát rồi ôm chầm lấy nhau òa khóc.
Đợi công việc của Trọng Tường xong xuôi, Bảo An mới về gặp vợ con. Nhìn thấy con trai mình đã thành một thanh niên, cảm thấy thật ngỡ ngàng. Còn vợ mình vì mình thì cũng đã già đi. Thế mới biết mười năm đằng đẵng không khỏi tủi buồn. Song lại nghĩ Trọng Tường đã được trở về, nhà mình cũng đoàn viên, lòng lại thấy vui mừng khôn xiết.
Dương Đô đốc thấy Trọng Tường và Bảo An tình nghĩa như vậy thì rất cảm động, bèn tiến cử hai người đều được làm quan. Tuy hai người bạn mới gặp nhau chưa lâu, song cũng không thể không chia tay từ biệt.
Sau, vợ chồng Bảo An đều mất sớm, Trọng Tường thân chinh mang tro cốt của hai người đi hàng ngàn dặm đường mà không biết mệt, lại cùng con trai Bảo An coi mộ suốt ba năm. Rồi Trọng Tường lại tâu xin nhà vua để nhường chức quan của mình cho con Bảo An tên là Thiên Hựu. Nhà vua cảm động trước tình cảm của họ bèn phong cho họ đều làm huyện úy ở hai huyện liền kề nhau.
Tháng mười năm đó, Nghê thái thú cưới một cô gái trong thôn mới mười bảy tuổi tên là Mai Thị. Cậu con trai Thiện Kế rất không bằng lòng. Hai vợ chồng cậu ta cứ xầm xì nói nhỏ sau lưng, ông bố biết, trong lòng khó chịu song chỉ nén nhịn.
Một năm sau, Mai Thị sinh hạ một đứa con trai. Hôm đó đúng ngày mồng chín tháng chín nên đặt tên cho đứa bé là Trùng Dương. Qua ba ngày sau, lại là ngày mừng thọ 80 tuổi của Nghê thái thú, khách khứa đến mừng rất đông, đều nói: “Lão tiên sinh tuổi cao, lại thêm được cậu con trai, chứng tỏ khí huyết còn mạnh, đó là dấu hiệu sẽ trường thọ!”
Nghe nói vậy, Nghê thái thú rất vui, nhưng Nghê Thiện Kế lại nói vụng sau lưng rằng: “Đàn ông 60 là tuyệt tinh, huống hồ đã 80 tuổi rồi. Có bao giờ thấy cây khô nẩy hoa đâu, thằng bé này không biết là tạp chủng ở đâu ra, nhất định không phải là giọt máu của cha rồi. Ta quyết không nhận nó là em”. Nghê thái thú biết điều đó lại im lặng không nói gì, chỉ cố nín nhịn trong lòng.
Bé Trùng Dương được năm tuổi, rất thông minh lanh lợi, Nghê thái thú bèn cho đến học ở học quán, lại đặt cho cái tên mới là Thiện Thuật. Thầy giáo ở học quán vốn là người được mời về dạy học ở nhà cho đứa cháu nội Nghê thái thú, nay để hai chú cháu nó cùng học với nhau cũng tiện. Nhưng Thiện Kế lại không muốn con mình gọi Thiện Thuật là chú nên mời một ông thầy khác để dạy riêng. Nghe tin ấy Nghê thái thú vô cùng giận dữ, rồi bước vấp vào bậc cửa một cái, ngã ngục xuống đất ngất đi một lúc rồi bị bệnh luôn. Cô vợ Mai Thị cuống cuồng mời thầy lang chạy chữa song chẳng ăn thua gì.
Biết mình bệnh nặng, Nghê thái thú bèn cho gọi Thiện Kế lại, giao phó hết cho anh ta toàn bộ gia sản và các khoản tiền cho vay nợ. Khi Thiện Kế cầm sổ sách đi rồi, Mai Thị nước mắt lưng tròng hỏi: “Ông đem hết gia sản trao cho con trai cả, vậy mẹ con tôi rồi sẽ sống ra sao?” Nghê thái thú nói: “Nàng không biết đấy thôi, vì ta thấy Thiện Kế không phải là đứa tốt, nếu đem gia sản chia đều ra, e rằng rồi Thiện Thuật sẽ không toàn được tính mạng. Chi bằng cho nó tất cả cho nó thỏa mãn, nó sẽ không làm gì đến mẹ con nàng đâu”. Nói rồi, thò tay vào dưới gối lấy ra một cuộn giấy đưa cho Mai Thị nói: “Đây là cuộn tranh trong có giấu điều bí mật. Nàng hãy cất giấu cho kỹ, đừng cho ai biết. Sau này con nó lớn lên, Thiện Kế nó có hắt hủi cũng cố nhịn. Đợi khi nào có vị quan sáng suốt đến trị nhậm, nàng sẽ mang cuộn giấy này tới kêu, xin vị quan đó xét kỹ cho, lúc đó, nhất định quan sẽ xử lý, bảo đảm mẹ con nàng sẽ có cái để sống”. Mai Thị cầm lấy cuộn giấy.
Sau khi Nghê thái thú qua đời, quả nhiên Thiện Kế đối xử với mẹ con Mai Thị rất tàn tệ. Mai Thị cố nhẫn nhịn, không tranh cãi. Thiện Kế tuy hung dữ song rồi cũng thôi không để ý đến hai mẹ con nữa.
Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc Thiện Thuật đã được 14 tuổi, những chuyện trong nhà dần dần cậu bé cũng biết hết. Một hôm, cậu ta xin mẹ một chiếc áo, Mai Thị trả lời là không có tiền mua. Thiện Thuật hỏi ngay: “Cha con làm thái thú, chỉ có hai anh em con, anh con giàu có thế mà con chỉ xin một cái áo cũng không mua nổi, tại sao lại vậy? Mẹ không có tiền thì để con đến xin anh vậy”. Mai Thị cản lại mà không được, Thiện Thuật đi thẳng đến ngôi nhà lớn, tìm được Thiện Kế, vái chào anh, rồi hỏi xin anh một tấm lụa về may áo mặc.
Vừa nghe xong, Thiện Kế mắng luôn một trận: “Cái giống hoang này, muốn ra vẻ hả? Mày nghe đứa nào xúi bẩy mà đến đây lôi thôi? Đừng có trêu tức tao, tao sẽ cho mẹ con mày hết chỗ sinh sống!”. Thiện Thuật đáp lại “Trêu tức anh thì anh sẽ làm gì? Anh muốn mưu hại mẹ con tôi để độc chiếm cả gia sản phải không?”
Thiện Kế giận dữ, nắm lấy tay áo Thiện Thuật rồi vung tay tống liên tiếp bảy, tám cái khiến Thiện Thuật sưng tím cả mặt mày.
Cố thoát ra được, Thiện Thuật vừa đi vừa khóc, về kể hết đầu đuôi cho mẹ nghe. Mai Thị trách: “Mẹ đã bảo con đừng tới gây chuyện, con không nghe lời thì bị đánh là đáng!” Rồi vừa xoa bóp chỗ đầu đau cho con vừa rơi nước mắt.
Thiện Thuật hỏi mẹ: “Hai anh em con đều là con ruột của cha, sao lại chia gia tài bất công như vậy? Sao mẹ không đi trình quan?”
Mai Thị chợt nhớ ra, bèn kể với con lời dặn dò của Nghê thái thú lúc lâm chung.
Nghe xong, Thiện Thuật lập tức bảo mẹ mở rương, lấy cuộn tranh ra. Đó là một bức tranh vẽ hình Nghê thái thú đang ngồi, đầu tóc bạc đội mũ cánh chuồn, trông giống hệt như thật, thái thú bồng một đứa bé, một ngón tay trỏ xuống đất.
Hai mẹ con nghĩ mãi không hiểu ra sao, chỉ đành cuộn lại cất.
Mấy hôm sau, trên đường đi, Thiện Thuật nghe nói có quan tri huyện mới về trấn nhậm là Đằng đại nhân, xử án giỏi như thần, bèn về kể lại với mẹ. Hai mẹ con bàn bạc một lúc, rồi đem cuộn tranh đến phủ quan kêu oan.
Quan thấy không có đơn kiện, chỉ có một cuộn giấy nhỏ, lấy làm lạ. Mai Thị bèn kể đầu đuôi mọi chuyện. Quan nhận lấy cuộn tranh, bảo họ hãy cứ về nhà đợi. Sau đó, mỗi ngày quan lại lấy bức họa ra xem xét rất kỹ, song vẫn không hiểu ra sao.
Một hôm, ăn cơm trưa xong, quan huyện họ Đằng lại lấy cuộn tranh ra xem. Đứa hầu gái bưng trà tới, ông giơ một tay ra đỡ chén trà, không cẩn thận làm nước trà rớt xuống bức tranh. Ông vội vàng đem đến chỗ có nắng phơi, bỗng thấy nổi lên mấy chữ, xem kỹ tất cả thì thấy cả một trang chữ viết, đúng là di bút của Nghê thái thú, nội dung thế này:
“Lão phu từng làm quan thái thú, tuổi đã quá bát tuần, chẳng biết còn sống được bao lâu, song không hề có điều gì hối tiếc. Chỉ có một điều là đứa con nhỏ Thiện Thuật mới vừa đầy một tuổi, chưa thể thành nhân ngay được. Đứa con cả Thiện Kế là đứa xấu bụng, vì muốn đề phòng nó làm hại Thiện Thuật nên bao nhiêu điền sản và hai ngôi nhà lớn mới xây đều cho cả Thiện Kế. Chỉ cho Thiện Thuật căn nhà cũ nhỏ ở mé bên tay trái. Căn nhà này tuy nhỏ song dưới bức tường bên trái có giấu năm ngàn lượng bạc, chia thành năm hũ, tất cả tương đương với số điền sản kia.
Sau này, nếu có được vị quan hiền minh phán xử cho việc này, Thiện Thuật sẽ phải biếu quan ba trăm lượng bạc trắng để báo ân. Nghê Thủ Liêm 81 tuổi tự viết”.
Vốn là khi Nghê thái thú làm đầy năm cho đứa con nhỏ, ông vừa 81 tuổi, và đã làm sẵn việc này.
Nhưng ông quan họ Đằng thấy nhiều vàng bạc như thế chợt nảy lòng tham. Ông ta nhăn trán chau mày, tính đi tính lại, rồi kêu Thiện Kế tới bảo: “Dì hai của ngươi là Mai Thị có thưa kiện, rằng ngươi đã đuổi hai mẹ con bà ta để độc chiếm gia sản. Việc đó có thật không?”
Thiện Kế biện bạch nói: “Gia sản đều do phụ thân phân cho trước lúc lâm chung, tiểu nhân không dám làm sai”. Quan họ Đằng nói: “Đơn kiện nói gia tài có những một vạn quan. Ngày mai ta sẽ thân chính tới nhà ngươi tra xét xem thế nào. Nếu quả có sự phân chia không công bằng, ắt sẽ có phép tắc”. Nói rồi cho Thiện Kế về.
Thấy khẩu khí của quan nghiêm khắc, Thiện Kế vô cùng lo sợ, ngay đêm đó, lấy rất nhiều lượng bạc đem cho kẻ thân hữu để ngày mai họ đến bênh vực giúp cho trước mặt quan.
Sáng sớm ngày hôm sau, quả nhiên quan họ Đằng ngồi kiệu đem theo một số công sai tới nhà họ Nghê. Thiện Kế và mẹ con Mai Thị đều quỳ xuống nghênh tiếp. Quan khoan thai xuống kiệu, sắp bước vào cửa, bỗng ông ta chấp tay cung kính miệng nói câu gì như trả lời với chủ nhân. Mọi người ngạc nhiên không hiểu ra sao. Chỉ thấy quan cứ vừa đi vừa như nhún nhường, miệng nói như trò chuyện với một người nào đó. Vào đến trong nhà, quan họ Đằng cung kính vái trước cái ghế tựa phủ da hổ đặt quay về hướng nam, sau đó kéo cái ghế tựa đặt quay về hướng bắc và ngồi xuống, bắt đầu nói: “Lệnh phu nhân có đem chuyện gia tài thưa với vãn sinh. Vậy rốt cuộc thì đầu đuôi ra sao?” Nói xong bộ dạng như lắng nghe. Một lát ông ta lắc đầu nói: “Trưởng công tử quả là bất lương!” Một lát lại tự nói một mình: “Vậy thì nhị công tử làm sao mà sống?” Ngừng một lát lại nói: “Gian nhà nhỏ bên trái có cái gì lạ cơ?” lại nói liền liền: “Xin lĩnh giáo! Xin lĩnh giáo!”. Tiếp đó lại nói: “Món này cũng phần nhị công tử, vâng, vãn sinh xin vâng lời”. Một lát lại vòng tay nói: “Vãn sinh đâu dám nhận hậu ân như vậy.”. Rồi lại nói: “Vâng vậy thì vãn sinh xin nghe theo”. Sau đó đứng lên vái liền mấy cái, miệng nói: “Vãn sinh xin đi ngay”.
Mọi người thấy bộ dạng quan như đang gặp thần gặp quỷ, đều ngẩn ra nhìn. Chỉ thấy quan họ Đặng đứng thẳng lên hỏi mọi người: “Nghê lão gia đi đâu rồi?”. Thủ hạ nói: “Có thấy Nghê lão gia nào đâu ạ?” Quan nói: “Lại có chuyện lạ thế này sao?”
Bèn gọi Thiện Kế đến hỏi: “Vừa rồi, lão tiên sinh thân chinh ra tận cửa đón tiếp, rồi nói chuyện với ta bao nhiêu lâu, chắc các ngươi đều nghe thấy cả?”. Thiện Kế đáp: “Tiểu nhân không nghe thấy gì ạ”. Quan nói: “Vừa rồi có một người cao cao, mặt xương xương, mắt nhỏ lưỡng quyền cao, lông mày dài, tai lớn, râu bạc trắng, đội mũ cánh chuồn đi hia đen, mặc áo hồng bào đai kim tuyến, có phải đúng là Nghê lão tiên sinh không?” Mọi người đều sợ toát mồ hôi, nhất loạt quỳ xuống nói: “Đúng là hình dạng cụ khi còn sống”. Quan họ Đặng hỏi: “Thế tại sao lại biến mất? Ông cụ nói trong nhà có hai căn nhà lớn, phía đông còn có một căn nhà nhỏ, có không?” Thiện Kế không dám giấu đành nói: “Dạ có”. Quan nói: “Hãy đến căn nhà nhỏ phía đông, rồi sẽ nói sau”.
Mọi người đều thấy quan nói chuyện ẩn hiện như vậy cho rằng đúng là Nghê thái thú hiện về, thảy đều lè lưỡi sợ hãi.
Lúc đến căn nhà nhỏ phía đông, quan họ Đặng nói với Thiện Kế: “Cha anh thiêng thật. Sự thể nhà anh thế nào ông đều kể rõ hết với tôi, muốn tôi giải quyết. Hai căn nhà lớn mới làm và tất cả mọi điền sản đều cho anh cả. Thiện Thuật không được tranh giành. Chỉ căn nhà cũ này là cho Thiện Thuật, mọi thứ trong nhà này anh cũng không được tranh giành. Ta nói như vậy anh thấy sao?”.
Thiện Kế thầm nghĩ, mấy cái đồ nát trong nhà này cũng chẳng đáng gì, bèn trả lời ngay: “Đại nhân xử rất sáng suốt”.
Quan họ Đằng nói: “Hai ngươi nói rồi là quyết đấy, có gì đừng hối hận. Bây giờ mọi người ở đây đều là thân thích, hãy đến làm chứng. Vừa rồi Nghê lão tiên sinh bảo ta rằng dưới chân tường phía trái căn nhà có chôn năm ngàn lượng bạc, chia làm năm hũ. Đây là phần cho cậu con nhỏ”. Thiện Kế không tin nói: “Nếu quả có thật thì dù có vạn lượng cũng là của chú em, tiểu nhân tuyệt không tranh chấp”.
Quan nói: “Anh có muốn tranh ta cũng không cho!” Bèn sai người đào dưới bức tường phía đông, quả nhiên thấy có năm cái hũ lớn, hũ nào cũng đầy bạc trắng lóa. Mọi người nhìn thấy đều hết sức kinh ngạc.
Quan họ Đằng lại nói với Mai Thị: “Dưới bức tường bên phải còn có năm hũ bạc nữa, cũng năm ngàn lượng, lại còn một hũ vàng lớn, vừa rồi tiên sinh có bảo là để thù lao cho ta, ta không dám nhận, song cụ cứ ép mãi, ta đành phải vâng theo”.
Mai Thị và Thiện Thuật rập đầu nói: “Năm ngàn lượng đào được ở tường bên trái cũng đủ lắm rồi ạ. Nếu như tường bên phải cũng hãy còn thì đâu dám trái lệnh lão gia chúng tôi”.
Quan họ Đằng lại sai đào bên tường phía phải quả nhiên thấy sáu cái hũ lớn, năm hũ đựng bạc, một hũ đựng vàng.
Thiện Kế nhìn thấy nhiều vàng bạc như vậy, mắt đầy tức tối, uất hận vì không thể xông tới mà cướp lấy được. Quan họ Đằng viết một tờ chứng, giao cho Thiện Thuật. Hai mẹ con Mai Thị rập đầu bái tạ. Thiện Kế căm lắm, song cũng chỉ đành rập đầu mấy cái, miệng miễn cưỡng nói: “Đa tạ đại nhân”.
Quan họ Đằng bèn lấy hũ vàng đặt vào kiệu sai khiêng về phủ để mình hưởng.
Mẹ con Mai Thị sau khi có được mười hũ bạc đó, mua ruộng vườn làm lụng, chẳng mấy chốc trở nên giàu có. Sau Thiện Thuật lấy vợ, đẻ liền ba cậu con trai, khi lớn đều học tập thành danh.
Bán nhà chuộc bạn (Tam ngôn)
Thời Khai nguyên đời Đường, quan Tể tướng Quách Chấn có người cháu tên gọi Trọng Tường, là một chàng trai võ nghệ cao cường, vừa dũng cảm vừa mưu lược.
Năm ấy, phương Nam có loạn, Quách Chấn liền sai cháu đi theo đô đốc Lý Mông để phá địch lập công.
Bấy giờ, người đồng hương của Trọng Tường là Ngô Bảo An nghe tin bèn viết thư cho Trọng Tường muốn được đi cùng để phục vụ.
Được thư, Trọng Tường rất cảm động, vỗ án nói: “Ta mà không lo được tốt cho anh Ngô thì chẳng đáng là kẻ trượng phu!” Thế là tìm cách lo ngay cho Bảo An làm chức Quản ký trong quân ngũ.
Ngô Bảo An nhận được giấy báo, biết rằng đây là do Trọng Tường tiến cử nên rất vui mừng. Sắp xếp cho vợ và đứa con trai mới chưa đầy hai tuổi xong xuôi, lập tức đi suốt ngày đêm để tới Diên Châu. Nào hay, trời nổi mây gió bất ngờ, Bảo An đến được Diên Châu thì nghe tin quân của Lý đô đốc đã bị bại trận, Quách Trọng Tường sống chết thế nào thì chưa rõ. Thế là Bảo An ở lại, đi khắp nơi hỏi thăm tin tức của Trọng Tường.
Thì ra, Lý đô đốc dẫn quân đánh địch, không may bị rơi vào vòng vây, đô đốc tử trận, Trọng Tường cùng một số người bị bắt làm tù binh. Quân địch ham của, nói sẽ cho chuộc bọn tù binh này bằng tiền, có điều đặt giá rất cao. Khi đó, Quách Trọng Tường ở trong tay bộ tộc Ô-lô. Vì là cháu của Tể tướng nên có thể được chuộc bằng một ngàn tấm lụa. Chàng bèn tìm cách chuyển thư tới ông bác. Nghĩ tới nghĩ lui, thấy chỉ có Ngô Bảo An có thể hiểu mình, bèn viết một lá thư, khẩn thiết nói: “Biết bạn là người rất trọng nghĩa, nên xin nhờ bạn nhắn tin cho bá phụ tôi, xin người giải cứu cho tôi”.
Bảo An đang lo lắng tìm kiếm Trọng Tường, nhận được thư, mừng khôn xiết kể, lập tức đi ngay. Đường đi qua nhà, tuy rất muốn ghé thăm vợ con một chút, song vì sợ cấp bách không dám dừng chân. Từ Diên Châu tới Trường An ba nghìn dặm đường, Bảo An ruổi ngựa không ngừng, dầm sương dãi gió, trải bao khổ cực mới đến được kinh đô. Ngờ đâu khi đó Tể tướng Quách Tấn đã qua đời, cả nhà lớn bé già trẻ đều dọn về quê tất cả.
Bảo An chưng hửng, không biết làm sao. Lúc này chàng ta đã tiêu hết cả tiền, chẳng còn lấy một xu, chỉ đành bán con ngựa để quay về nhà đã, rồi sẽ tính sau.
Về đến nhà, vừa nhìn thấy vợ, chàng không ghìm được òa lên khóc rồi kể rõ sự tình cho Trương Thị nghe. Kể xong lại nói: “Mình muốn đi chuộc ông ấy, nhưng nhà mình quá nghèo, sao có gì mà chuộc, giờ làm sao đây?”
Trương Thị an ủi nói: “Tục ngữ có câu: Không gạo thì khéo mấy cũng chẳng nấu được cơm, chàng đã tận sức tận lực rồi, thôi thì đành nhờ trời mà thôi”.
Nghe nói vậy, Bảo An chỉ lắc đầu: “Hồi đó mình chỉ là đánh liều viết lá thư cho ông ấy, thế mà ông ấy đã hết sức đề bạt cho mình, nay ông ấy đem tính mạng phó thác cho mình, sao mình nhẫn tâm bỏ ông ấy được!”
Rồi thề rằng nếu không cứu được Trọng Tường về sẽ không sống tiếp nữa.
Sau đó, để có tiền chuộc người bạn chưa hề gặp mặt, Bảo An bắt đầu bán gia sản, bán cho hết sạch chỉ còn bốn vách nhà trống mà mới chỉ được 200 tấm lụa. Nhìn đống lụa chàng rơi nước mắt bảo vợ: “Chẳng phải tôi không thương mình và con, nhưng làm người phải lấy nghĩa khí làm trọng, có lẽ tôi đành phải xa vợ con ra ngoài buôn bán thôi”. Nói rồi xếp chỗ lụa đem đi, để người vợ cô đơn và đứa trẻ nhỏ dại ở lại.
Từ đấy, cứ sáng sớm ra đi tới tối mịt mới về, bôn ba khắp nơi, chẳng nề vất vả. Trên đường buôn bán, chàng ta học được cách tranh cạnh với người từng hào từng xu. Ngày ngày, chàng ta chỉ ăn cơm gạo xấu mặc áo cũ rách, được đồng nào đều tích góp để mua lụa. Mua được một tấm lại nghĩ đến mười tấm. Được mười tấm lại mong được một trăm tấm. Gom được 100 tấm bèn vội vội vàng vàng đem gửi vào kho công ở Diên Châu. Cứ thế Bảo An như bị ma ám, quên cả vợ con, ngày tính toán, đêm mộng mị, chỉ toàn là nghĩ đến chuyện Quách Trọng Tường. Gắng công gắng sức như vậy nhưng thời buổi bất yên, nên vất vả mười năm trời mà chỉ gom được 700 tấm lụa.
Mười năm trôi qua, đứa con trai đã mười một tuổi. Trương Thị thương nhớ chồng, trong lòng buồn khổ. Lại do thiếu ăn thiếu mặc tuổi nên tuy chưa nhiều mà người đã rất tiều tụy.
Một hôm, Trương Thị nghĩ bụng con trai mình đã lớn, nhà không có tiền mời thầy cho nó học, bèn quyết định đem bán mấy thứ đồ nát còn lại làm tiền lộ phí, mấy ngày sau đem con đến Diên Châu tìm chồng.
Hai mẹ con giãi gió dầm sương suốt dọc đường, nếm đủ mọi gian khổ. Đã vậy, số tiền lộ phí lại tiêu hết. Lo lắng quá, Trương Thị đành xin ăn để đi tiếp. Có mấy lần nàng toan tự tử cho chết đi, song lại không nỡ bỏ lại đứa con bé bỏng. Rồi một hôm, thật sự không chịu nổi, nàng ngồi xuống bên đường mà thảm thiết khóc lóc.
Tiếng khóc đã làm động lòng một vị quan đi qua nơi đây. Vị quan này là Dương An Cư, mới tới nhậm chức đô đốc ở Diên Châu. Nghe Trương Thị kể chuyện Ngô Bảo An bán nhà chuộc bạn, Dương đô đốc vô cùng cảm động.Thế là sai người đưa dẫn mẹ con Trương Thị, còn mình lập tức đến Diên Châu để giúp tìm tin tức Bảo An.
Mấy ngày sau, đô đốc tìm được Bảo An. Ông nói: “Thường nghe người ta nói: Cổ nhân có tình bạn sống chết với nhau, giờ gặp chuyện của ông mới tin là điều có thật! Nay vợ con ông cũng đã tới đây, hãy mau về gặp họ đi. Số lụa còn thiếu, ta sẽ giúp ông lo liệu”.
Bảo An nghe rồi lập tức quỳ xuống rập đầu nói: “Đô đốc nghĩa cao như vậy, tôi không dám chối từ. Song xin đô đốc hãy giao số lụa cho tôi để tôi đi chuộc Trọng Tường đã kẻo muộn mất, rồi sẽ gặp vợ con sau”.
Thấy chàng ta cương quyết như vậy, Dương đô đốc chỉ đành sai tập trung số lụa lại để chàng ta lên đường.
Bảo An vội vã đến Ô-lô, chuộc được Trọng Tường về. Hai người bạn được gặp mặt, ngắm nghía nhau một lát rồi ôm chầm lấy nhau òa khóc.
Đợi công việc của Trọng Tường xong xuôi, Bảo An mới về gặp vợ con. Nhìn thấy con trai mình đã thành một thanh niên, cảm thấy thật ngỡ ngàng. Còn vợ mình vì mình thì cũng đã già đi. Thế mới biết mười năm đằng đẵng không khỏi tủi buồn. Song lại nghĩ Trọng Tường đã được trở về, nhà mình cũng đoàn viên, lòng lại thấy vui mừng khôn xiết.
Dương Đô đốc thấy Trọng Tường và Bảo An tình nghĩa như vậy thì rất cảm động, bèn tiến cử hai người đều được làm quan. Tuy hai người bạn mới gặp nhau chưa lâu, song cũng không thể không chia tay từ biệt.
Sau, vợ chồng Bảo An đều mất sớm, Trọng Tường thân chinh mang tro cốt của hai người đi hàng ngàn dặm đường mà không biết mệt, lại cùng con trai Bảo An coi mộ suốt ba năm. Rồi Trọng Tường lại tâu xin nhà vua để nhường chức quan của mình cho con Bảo An tên là Thiên Hựu. Nhà vua cảm động trước tình cảm của họ bèn phong cho họ đều làm huyện úy ở hai huyện liền kề nhau.
/21
|