No. 252
Tháng năm trôi qua rất bình lặng.
Lại sắp đến tháng sáu rồi.
Ngày 22 tháng 6 năm ngoái là ngày thành phố chúng tôi tổ chức thi lên cấp ba.
Giáo viên Địa lí từng dạy chúng tôi ngày 22 tháng 6, điểm gần mặt trời nhất, là ngày ban ngày dài nhất ở nửa bắc bán cầu. (Hạ chí)
Ánh mặt trời giống như một đường parabol hướng xuống dưới, từng bước từng bước, từng điểm, di chuyển về phía điểm ngày cao nhất.
Mùa hè, xin chào!
Nhớ tầm này năm ngoái tôi vẫn là học sinh sắp tốt nghiệp của trường trung học 13. Thời tiết oi bức, kì thi cấp ba gần đến, tất cả mị người đều lo lắng không yên, nhưng vẫn phải cắm đầu vào làm đề thi thử.
Mồ hôi rơi đều xuống tờ đề thi, lại dùng bắp tay lau đi, quệt ra một vết nước mờ mờ, mấy giây sau lại khô ngay, trên tờ đề còn lưu lại chút nếp nhăn.
Một năm trôi qua thật nhanh.
“Cậu ấy – người bạn cùng bàn” hát như thế nào nhỉ?
“Bầu tời luôn rất xanh, mỗi ngày đều trôi qua thật chậm.”
Thật ra không phải như thế.
Những ngày tươi đẹp thường trôi qua rất nhanh. Trước hôm thi mấy ngày đều nghĩ, vươn đầu cũng là một đao, rụt đầu cũng là một đao, có thể cho tôi một nhát nhanh chóng không? Nhưng thời gian vẫn cứ trôi chầm chậm. từng phút từng giây một, không đồng tình với gian khổ của chúng ta một chút nào.
Thế nhưng, kì nghỉ hè sau khi thi lại trôi qua nhanh nhất.
Tôi bò ra bàn, để cả khuôn mặt dính vào nắp Coca Dư Hoài vừa mua cho tôi, cố tranh thủ trân trọng chút mát mẻ từ nắp nhôm.
Cằm tôi đè lên tờ đề Toán tháng vừa phát, đỉnh mũi đặt vào đúng chỗ dấu X đỏ.
“Mối quan hệ giữa bỏ ra và kết quả thu về, nếu thật sự dùng công thức toán học tính ra được thì tốt quá!” Tôi than thở.
Nếu được như thế, nhân gian sẽ bớt đi được bao nhiêu nỗi thương tâm đây.
“Chỉ có thể nói, đa số tình huống đều có tương quan trực tiếp nhưng tính ra là điều không thể, biến thiên quá nhiều, đầu tiên là phải – chứng minh tính tương quan cái đã.” Dư Hoài nói xong một chuỗi câu tôi không hiểu này rồi liền ngửa cổ lên uống ừng ực Coca, mãn nguyện ngáp ngủ một cái, ngổ ngáo ngồi xuống.
Hai con mắt của tôi cố gắng nhìn vào chỗ đỉnh mũi, cuối cùng nhìn thành lác mắt.
Dãy đô dài thườn thượt 1/(2+1)+1/(3+1)+1/(4+1)+…+1/(n+1) nhìn sao mà giống con rết thế, cả chân cả tay đang bò lên mũi tôi, bò đầy tờ đề. Lúc thi cuối tháng, tôi suýt chút nữa thì gặm nát đầu bút chì, song vẫn không làm được một câu nào.
Dãy số ơi là dãy số.
Tôi vừa bò từ hầm lượng giác hàm số lên, bây giờ lại ngã vào hố dãy số.
Mỗi khi học sang chương mới, tôi đều phải trải qua một lần “Mẹ nó, đây là cái quái gì vậy?”: mơ hồ - gian nan tìm cách - khó khăn lắm mới học hiểu được thì phát hiện bản thân đãkg theo kịp tiến độ học trên lớp.
Tôi ngồi ngay ngắn lại, phiền não cất tờ đề đi.
Biết không? Hồi nhỏ tôi rất ngưỡng mộ Nobita, bởi vì cậu ấy có cậu bạn Doraemon. Nobita ngốc từ nhỏ đến lớn, chẳng làm được việc gì nên hồn, ăn gì cũng không để sót lại chút gì đó. Chuyện này không có gì phải lo lắng, bởi vì cậu ấy có Doraemon trèo từ ngăn kéo ra, Doraemon sẽ giúp cậu ấy, nếu không giúp được thì cũng không chê bai cậu ấy.
Hồi nhỏ, mỗi lần tan học về nhà, tôi đều kéo ngăn kéo ra kiểm tra một lợt, không biết Doraemon của tôi lúc nào mới tới.
Đó luôn là mơ ước của tôi.
Hiện tại mơ ước này của tôi đã thành hiện thực được một nửa, ý tôi là, tôi biến thành Nobita.
No. 253
Từ sau kì thi cuối kì trước, thành tích của tôi ổn định trong khoảng thứ 35-40 ở lớp, cố gắng thế nào để tiến về phía trước cũng vô dụng, bởi vì những người ở phía trước cũng đang nỗ lực hết mình.
Có lúc đang lên lớp, tôi đột nhiên mất hồn. Mùa hè chúng tôi đổi rèm cửa sổ thành rèm màu trắng, ánh mặt trời xuyên qua rèm trắng chiếu vào lớp học, ai ai cũng được phủ lên một màu sắc mềm mại, dịu dàng như trong phim điện ảnh. Lại đén lượt tổ tôi ngồi bên cửa sổ, tuy sẽ vài lúc bị nắng chiếu vòa nhưng đáng quý đó là luôn có gió thổi qua. Rèm cửa sổ hay bay lên theo gió, bay sượt qua mặt tôi, lúc rũ xuống sẽ trùm lên người ngồi cạnh cửa sổ, chắn hết tầm nhìn.
Hệt như một pháo đài nhỏ đoản mệnh cách biệt với thế giới bên ngoài.
Có lúc người bị trùm vào trong là tôi và Dư Hoài. Chúng tôi sẽ nhìn nhau và cười, sau đó cậu ấy sẽ gạt rèm phủ trên người mình ra, tiếp tục cúi đầu viết chữ.
Ánh mặt trời xuyên qua khe hở của rèm cửa sổ chiếu lên người cậu ấy, tôi âm thầm nhớ lại lần gặp đầu tiên, cậu ấy cũng ngồi ở đây như thế này, dưới ống kính của tôi viết “Quãng thời gian tươi đẹp nhất.”
Nhiều lúc bị rèm phủ lấy chỉ có mình tôi, ngya cả Dư Hoài cũng bị tách biệt ở thế giới bên ngoài. Bục giảng, tiếng của giáo viên, tám chữ răn dạy phía góc trên bảng, tiếng đọc sách lanh lảnh đều ở bên ngoài chiếc rèm, bọn họ đều không phát hiện ra tôi đã biến mất rồi.
Tôi không giống như Dư Hoài, sẽ vội vàng gạt rèm ra, mà sẽ hạn cằm xuống bàn, hưởng thụ một phút mất tích này.
Dường như tôi không cần phải đối diện với tất cả những chuyện làm tôi phiền não. Thời gian thì cứ dịch dần về phía trước, nhưng có thể trong phút chốc bỏ tôi vào quên lãng hay không?
No. 254
Thứ năm tuần trước Trương Bình phát một bẳng: “Bảng tự nguyện phân ban tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 11 khóa 2003 trường trung học phổ thông Chấn Hoa.”
Khi cầm được tờ này, Dư Hoài quét mắt một lượt, tiện tay vứt lên mặt bàn. Giọng của Trương Bình vang lên từ bục giảng: “Về bảng này, muốn ở lại lớp 5 nếu chúng ta học ban tự nhiên thì không cần điền nữa, học sinh nào muốn học ban xã hội thì sau khi điền đầy đủ, xin chữ kí phụ huynh, trước khi thi cuối kì tập hợp lại rồi cùng nộp cho tôi.”
Tôi vân vê tờ giấy mãi.
Cuối cùng đã đến khoảnh khắc này rồi.
“Về nhà bàn bạc với bố mẹ nhé, lời khuyên của tôi là vậy!” Trương Bình khoanh tay trên bục giảng, nói với những bạn mỗi người đang ôm một nỗi niềm riêng: “Có một số bạn có chí hướng kiên định đã quyết định xong từ lâu, như thế là rất tốt. Còn với những bạn còn do dự chưa quyết được, tôi khuyên là, khi suy nghĩ thì phải tính đến sở thích và năng lực của mình.
“Em không nghe hiểu!” β giơ tay.
Lúc này, cả lớp đều rì rầm nói chuyện riêng, những cảm xúc xao động tràn ngập, chỉ có β vẫn chăm chú nghe Trương Bình lải nhải những lời vô ích đó.
“Năng lực chính là thành tích học tập, tất nhiên phải chọn hướng phát triển mà bản thân có ưu thế rồi! Chuyện này thì tôi không cần nhiều lời nữa, các em về nhà nghiên cứu kĩ kết quả các kì thi lớn nhỏ của các môn, không những phải nghiên cứu hiện trạng mà còn phải nghiên cứu cả năng lực.”
Đối với β, Trương Bình vui vẻ lấy ví dụ, nói liên hồi: “Sở thích có thể phân làm hai tầng. Tầng thứ nhất, là sở thích với hướng học của các môn Lí Hóa Sinh hoặc Sử Địa Chính trị, chính là hướng văn lí mà các môn cấp ba chúng ta phải học; tầng thứ hai là chỉ em muốn học chuyên ngành gì ở đại học. Muốn làm nhà toán học thì đi học ban tự nhiên; muốn học khoa Trung thì tất nhiên nên đi học ban xã hội. Cân nhắc sớm một chút, sớm xác lập mục tiêu cuộc đời, đây mới là chuyện tốt.”
Tôi cầm tờ giấy, cảm thấy hơi hoang mang nhưng vẫn nghe vào mấy lời của Trương Bình.
Đúng rồi, Cảnh Cảnh, cậu muốn làm gì vậy?
Tôi ngoảnh sang nhìn Dư Hoài đang chăm chú làm bài tập Hóa, buột miệng hỏi: “Dư Hoài, sau này cậu muốn làm gì?”
Dư Hoài ngây người.
Cậu ấy quay sang nhìn tôi, vốn dĩ định cười tôi nhưng nhìn thấy bộ dáng nghiêm túc của tôi liền thôi ý định trêu chọc tôi.
“Không biết nữa, nhưng,” Cậu ấy trầm giọng: “Tôi muốn học chuyên ngành kỹ thuật ở đại học Thanh Hoa, tốt nghiệp đại học xong thì xin đi học thạc sĩ ở nước ngoài. Còn chuyện sau đó thì tôi chưa nghĩ đến.”
Qua một năm, cậu ấy cũng dần mở lòng với tôi – kẻ từng sống chết cũng không thừa nhận muốn thi Thanh Hoa hồi tổng vệ sinh kỉ niệm thành lập trường, bây giờ đã thành thật nói chuyện với tôi.
Dư Hoài nhìn trân trân vào cây ăn quả bên ngoài cửa sổ không xa, hồi lâu mới thu ánh mắt về, nhoẻn cười nói: “Không cần thiết nghĩ xa thế, dù sao cứ hoạch định như thế đã. Tại sao tự dưng lại hỏi như vậy?”
Tôi lắc đầu, cười ngượng ngập rồi nắm chặt tờ phân ban trong tay.
Cậu ấy nhìn tôi, môi mấp máy nhưng lại không nói lời nào. Cậu ấy từng bảo tôi đừng học ban xã hội nhưng tôi quên mất hỏi cậu ấy tại sao đã vội đồng ý rồi.
Bây giờ muốn hỏi nhưng lại không thể mở miệng được.
Tên thiếu niên từng nói với tôi “Nói thật, đèng học ban xã hội” thực sự đứng ở ngã tư số mệnh tương lai của tôi mà quan tâm tôi, nhưng lại không thể tùy tiện nói những lời khích lệ và níu kéo không có trách nhiệm.
No. 255
Tôi còn nhớ năm thi cấp ba, cô bạn luôn đứng đầu lớp tôi mất hai tháng để do dự “trình độ ngấp nghé của mình liệu không đỗ Chấn Hoa thì phải làm sao”, cuối cùng trong tháng cuối trước khi thi, cô bạn ấy quyết định kí vào tờ giấy cộng điểm nhập học của trường trực thuộc Đại học Sư phạm.
Nguyện vọng một là trường Sư phạm, thi trượt cũng sẽ có 20 điểm điểm cộng làm lá chắn.
Sau đó, cậu ấy có thể thư giãn, bỏ đi áp lực thi Chấn Hoa, cuộc sống không còn tính không chắc chắn, cả người cậu ấy phấn chấn lên hẳn.
Lúc thi lên cấp ba, vì tinh thần thoải mái, tự tin, cậu ấy đạt được điểm số mà trước nay thi thử chưa bao giờ đạt được, vượt hơn điểm sàn vào Chấn Hoa tận năm điểm.
Phải biết rằng mục tiêu cố gắng của cậu ấy ngày trước vẫn chỉ là ban dân lập của Chấn Hoa.
Trường cậu ấy đăng kí cũng là một ngôi trường tốt nhưng vẫn không thể so sánh được với Chấn Hoa về chất lượng giảng dạy. Trường Sư phạm thì vui rồi, đã tuyển được Vạn Niên Nhất và dùng cách này để từ biệt lòng tương tư ba năm với Chấn Hoa.
Cậu ấy khóc ở nhà hẳn một tuần, đến cả họp lớp cũng không tham gia.
Vạn Niên Nhất kí hợp đồng với trường Sư phạm là để bảo đảm, là sự lựa chọn an toàn sau khi nghiên cứu đăng kí tự nguyện và chính sách tuyển sinh, phòng bản thân không đỗ Chấn Hoa, đến cả những trường trọng điểm khác cũng bị vuột mất cơ hội. Hiện tại cậu ấy nhận được kết quả của giải pháp an toàn đó.
Mặc dù đạt được ý nguyện nhưng cuối cùng vẫn khó chấp nhận.
Con người có 99% khẳ năng, sẽ không do dự, như Dư Hoài, như Thẩm Sằn.
Con người có 1% khẳ năng, cũng không hối tiếc, ví như phần lớn các bạn cấp hai của tôi.
Buồn nhất chính là những người nằm trong khoảng giữa đó, như Vạn Niên Nhất và… như tôi.
Vốn dĩ nên đặt trong tay mình nhưng lại nhường vào tay của vận mệnh, còn có những khuôn mặt thân quen bên ngoài rèm cửa sổ, những khuôn mặt đó vây quanh tôi, khi tôi bị bóng đập chảy máu mũi.
No. 256
Bố mẹ tôi vì chuyện phân ban của tôi mà nói chuyện điện thoại hơn một tiếng đồng hồ.
Quyết định cuối cùng tất nhiên là học ban xã hội, còn phải nghĩ ư?
Tôi thấy rất kì lạ, rố cuộc một tiếng đó hai người đã nói gì.
Tôi không nói gì cả, chỉ như con chim đà điểu, vùi đầu vào đống tài liệu ôn thi cuối kì.
Giản Đơn và β đã quyết định sẽ cùng nhau học ban xã hội.
Người muốn học ban xã hội là β, còn Giản Đơn bị ép đi cùng. β học ban tự nhiên thì chỉ có con đường chết mà thôi. β là người thuộc vào nhóm người chỉ có 1 % khả năng, kết quả thi lúc nào cũng luẩn quẩn trong top 10 cuối sổ, bởi vậy ban xã hội chính là con đường giải thoát của cậu ấy. Bố mẹ cậu ấy bây giờ vẫn chưa có ý định đưa cậu ấy đi Bắc Kinh học, cho nên tính qua thì β chắc chắn còn ít nhất một năm quậy ở Chấn Hoa.
“Cuộc đời tất nhiên phải sống sao cho càng ngày càng thoải mái, tớ khó khăn lắm mới đầu thai một lần, không phải là để làm khó bản thân mình.”
Cậu ấy nói, lôi kéo tay trái tay phải, ra sức để cản tôi và Giản Đơn.
“Chị em à, hãy cùng tôi bước vào thế giới mới tràn đầy nhân văn quan hoài đi! Hãy để những tên giặc Pooler và Mendeleev cuốn xéo khỏi cuộc đời của chúng ta!”
Tôi và Giản Đơn toát mồ hôi lạnh.
β càng nói càng hăng: “Hơn nữa, ai bảo bọn mình vì không học nổi ban tự nhiên mới đi học ban xã hội? Chúng ta là thực lòng yêu thích ban xã hội mà.”
“Nhưng các môn tự nhiên của cậu thật sự là rất ẹ mà.” Tôi nói nhẹ.
“Thế thì sao?!” β hất cằm lên: “Bản lĩnh lớn nhất của chị đây chính là biến chuyện ta không làm được thành chuyện ta không muốn làm, sao nào?”
Nhưng mới qua nửa buổi chiều, β đã kêu oang oang, bộ dạng hết sức dữ tợn, xé vụn tờ giấy phân ban.
Nguyên nhân là do chiều nay, β lén lút chạy đến văn phòng bộ môn Địa, Sử và Chính trị lần lượt nói chuyện với ba thầy cô dạy lớ 5 về viễn cảnh học ban xã hội của cậu ấy.
Trong thời gian tự nguyện đăng kí phân ban, khoảng không trước văn phòng bộ môn xã hội rất náo nhiệt, ba môn học bị khối 10 bỏ rơi, hắt hủi bây giờ suýt nữa thì bây giờ biến thành khu hội chẩn tâm lí, bởi vì đa số những bạn nữ và một phần nhỏ con trai vì vô số nguyên nhân mà do dự, đều chạy đến để tìm kiếm sự an ủi và lòng tự tin.
Các thầy cô giáo ban xã hội đều hết sức kiên nhẫn, thường kể về truyền kì huy hoàng khi học và tốt nghiệp từ lớp ban xã hội, những học sinh hiện tai đang công tác và làm việc ở vô số các ngành ngề chức vụ trong xã hội, khiến các học sinh vốn dĩ nghĩ não mình có vấn đề nên mới không học nổi ban tự nhiên phút chốc hồi sinh.
Nhưng β lại cãi nhau với giáo viên Địa lí.
Giáo viên dạy Địa lớp 5 chúng tôi còn rất trẻ, từng bị Dư Hoài thể hiện tài hoa trên phương diện Địa lí của mình mà giảng dạy môn Địa không khác giảng sách trời, lòng tự tôn rất cao. Khi β để lộ ra ý vì thành tích học môn tự nhiên quá tệ nên chỉ còn cách học môn xã hội, không hiểu sao cô Địa lí như bị giẫm phải đuôi.
“Em như thế này thì đừng học ban xã hội nữa. Môn xã hội không bảo đảm thành tích của em có thể đi lên đâu, môn xã hội không đơn giản chút nào, muốn đi đường tắt thì em cứ tìm đường nào mát mẻ thoải mái mà đi. Dù sao sau này vẫn là cô dạy em, cô sẽ không để em dễ dàng đâu.”
β đạp cửa đi ra khỏi phòng bộ môn, lập tức quyết định, chị đây thèm mà học ban xã hội.
Thái độ sơ suất với những quyết định tọng đại trong cuộc đời mình của β khiến tôi và Giản Đơn chấn động. β khua tay múa chân: “Cậu nghĩ cuộc đời thật sự do cậu chọn lựa à? Tất cả những quyết định đều là phút nông nổi nhất thời, cậu không nhìn thấy hướng đi của vận mệnh đâu, chọn cái gì cũng có lí, chỉ cần cậu biết nói, người biết nói sống thế nào cũng có lí.”
Dẫu sao cậu ấy không biết ăn nói lắm.
β đứng ở dưới lớp kêu gào, học thuộc tất cả những lời cô Địa lí sỉ nhục cậu ấy, sau đó xé vụn tờ giấy đăng kí tự nguyện phân ban, ưỡn ngực ra, ngẩng đầu lên, giơ tờ giấy lên trời rồi xé toạc đi.
Wow, còn đẹp hơn tuyết rơi nữa! Đứng giữa màn tuyết giấy là β đang phẫn nộ ngùn ngụt, tư thế đó, ôi, dữ tợn kinh người.
“Chị đây mà còn ý định học ban xã hội, tên của chị đây sẽ viết ngược!” β hùng hồn giơ tay lên trời thề.
Sau đó cả lớp vỗ tay, hú hét ầm trời.
Lớp phó văn thể dứng dậy, chỉ vào β và nói: “Không hổ là người của lớp 5 ta! Có chí khí!... Nhưng, β, cậu vẫn nên đi quét lớp đi!”
No. 257
Trước khi vào học tiết tự học, tôi lén lút chuồn đi, chạy đến khu khối 11.
“Chị ơi…” Tôi chặn một chị đang định ra ngoài: “Có thể gọi chị Lạc Chỉ giúp em không ạ?”
Chị này rất xinh, tuy chỉ cách một tuổi nhưng nhìn trưởng thành hơn Lăng Tường Tây rất nhiều. Chị ấy không mặc đồng phục, chiếc áo đan len là hậu trường tuyệt đẹp, tôn lên mái tóc xoăn dài, rủ xuống tận eo. Lúc bị tôi gọi giật lại, chị ấy đang định đi ra ngoài, vừa ngoảnh lại, mái tóc như thác nước đen nhánh tung bay, tôi lùi về phía sau, nhanh chóng né đi.
“Ừm, chào em.” Chị ấy cười, chớp chớp mắt nhìn tôi.
Tôi như bị điện giật đến ngớ người, chợt hiểu được ý của bốn từ “Minh mâu thiện mễ.”
Chị ấy ngó vào trong lớp, gọi tên Lạc Chỉ rồi chạy đi. Ngoài hành lang còn có mấy chị khối 11 của lớp khác, tụ tập hai ba người một nhóm, có rất nhiều người quen biết với chị ấy, nhìn chị ấy chạy ra khỏi lớp, tất cả đều đồng thanh rộ lên: “Diệp Triển Nhan lại đi tìm người con trai của mình rồi.”
Chị tên Diệp Triển Nhan xinh đẹp ngoảnh lại mắng yêu mấy câu, không hề dừng bước lại, hướng về phía cửa sổ sáng choang phía cuối hành lang mà chạy, mái tóc dài vô tận tung bay theo từng nhịp chân của chị ấy, khiến tôi nhìn mà cũng nghiêng ngả ngả nghiêng theo.
Khoan đã, Diệp Triển Nhan?
Chẳng phải là tên bạn gái trong truyền thuyết của hotboy Thinh Hoài Nam à? Thật kì lạ!
Đi theo dòng suy nghĩ này, tim của tôi cũng đập bình bịch theo.
Quả nhiên, những người xinh đẹp sẽ ở bên nhau.
Tôi nhìn lên đèn ống trên trần nhà trắng cảm thán. Nhưng không sao, Dư Hoài cũng không đến mức quá đẹp trai.
“Nhóc tìm chị có việc gì hả?” Lúc này, chị Lạc Chỉ đã xuất hiện ở cửa lớp.
“Dạ? À, em chào chị.”
Tôi cúi người chào, lúc đứng thẳng người dậy cảm nhận được ánh mắt kì lạ của mấy chị lớp 11, tự dưng cảm thấy rất ngượng.
“Thích hành đại lễ với chị à?” Chị ấy bật cười.
Tất nhiên rồi, tôi nghĩ thầm, xin tư vấn tâm lí sao có thể không trả tiền chứ!
No. 258
“Em là người thứ hai chạy đến hỏi chị nên học ban xã hội hay không đấy!” Chị Lạc Chỉ nói.
Tôi và chị ấy ngồi sánh vai trên bệ cửa sổ tầng ba khu hành chính, tựa lưng vào kính. Ánh dương chiếu vào thật ấm áp nhưng không hề thân quen chút nào.
Cả người chị ấy lọt vào vầng dương rạng ngời, cười hết sức thân thiện.
“Người kia là ai ạ?” Tôi tò mò.
“Là Lăng Tường Tây. Là một cô bé rất xinh.”
“Bạn ấy là hoa khôi của khối em đó.” Tôi giới thiệu.
Từ lâu đã nghe Dư Hoài nói về dự định học ban xã hội của Lăng Tường Tây, tuy tin này không chấn động bằng chuyện anh Thịnh Hoài Nam bắt đầu yêu đương nhưng cũng lan truyền rất rộng.
Rất nhiều cô gái đều nói khi học thuộc Địa lí dưới ánh hào quang thực sự rất khó sống, xem ra người đẹp của chúng ta cũng không sống nổi ở môi trường cạnh tranh kịch liệt như lớp 1 rồi.
Ai không mừng khi người đẹp gặp khó khăn chứ?
Cuộc đời của Lăng Tường Tây e là tôi không dám tưởng tượng. Mọi người đều sinh tồn trong đại dương Chấn Hoa, chỉ có cậu ấy vì xinh đẹp mà trở thành cá cảnh, nhất cử nhất động đều bị đánh giá, bất hạnh nhưng lại rất khó nhận được sự đồng cảm.
“Thật á?” Lạc Chỉ nghe xong lới giới thiệu của tôi, có chút trần tư: “Thảo nào áp lực lớn như vây.”
Chị Lạc Chỉ là học sinh giỏi của khối 11 ban xã hội, luôn ngồi vững ở vị trí đầu tiên nên rất nhiều thầy cô đều nói với tôi có thể đi hỏi ý kiến chị ấy. Song cuối cùng có gan đi tìm một người không quen biết nói chuyện thoải mái, chỉ có người bị nhiều người ghét là Lăng Tường Tây mà thôi.
Sự tự tin và vẻ ngoài xinh đẹp sinh ra đã đi liền với nhau. Không phục không được.
Tôi vẫn không kiềm chế được, tiếp tục hỏi linh tinh: “Chị này, bạn đóm có thể nói cho em biết Lăng Tường Tây làm sao không?”
“Cũng do dự như em không biết nên học ban xã hội hay không thôi.” Chị ấy tránh to làm nhỏ: “Cũng không phải bị chọc tức bởi những câu kinh điển như chỉ có những đứa con gái không có não mới đi học môn xã hội, xã hội dễ hơn tự nhiêm, hay học sinh xuất sắc ở lớp 1 mà cũng phải chạy đi học ban xã hội hay sao? Năm đó chị cũng là học sinh giỏi ở lớp ban tự nhiên chuyển sang học ban xã hội, cho nên em ấy đến hỏi chị kinh nghiệm, muốn chị cho bạn ấy chút tự tin để đi đối diện với đả kích của những lời đồn.”
“Thế tại sao năm đó chị lại học ban xã hội?”
Lạc Chỉ không ngờ tôi nhảy từ chuyện Lăng Tường Tây sang chuyện của chị ấy, mắt hơi sáng lên.
“Vì xã hội dễ hơn mà! Ai lại không muốn mình có thể sống thoải mái một chút chứ!” Chị ấy nhoẻn cười.
Nói dối.
Trực giác của tôi nói vậy, nhưng lại không rõ tại là tại sao.
Tôi cũng chỉ có thể hỏi trực tiếp: “Ban nãy chị nói những lời kinh điển của những người xem thường người khác, những lời đó ban đầu không ảnh hưởng chút nào đến chị ạ?”
Bao nhiêu người chịu công kích của lời nói rảnh nợ của người khác rồi hờn dỗi cả thế giới đều nói những lời này, không có ai lại khiến người khác tin và phục như chị ấy.
“Nhưng,” Chị ấy lấy lại quyền chủ động về tay mình: “em cũng gặp phải phiền não như hoa khôi? Không phải sao?”
Lạc Chỉ cười nham hiểm.
Đúng thế còn gì, luận về thành tích, luận về tướng mạo, tôi đều không xứng bị công kích, đành lắc đầu phủ nhận.
“Thế thì em đang khó xử cái gì chứ? Nếu em thấy môn tự nhiên khó quá thì hãy học môn xã hội đi, làm hậu bối của chị.” Chị ấy vươn tay vỗ vỗ lưng tôi.
Không hiểu vì sao, rõ ràng tôi đã nén chặt cảm xúc rồi nhưng trong khoảnh khắc chị ấy vỗ vai tôi rồi cười hì hì như một người chị, phanh lại cứ thế mà thả trôi.
“Tương lai rất quan trọng.”
Tôi đột nhiên nghẹn ứ.
“Nhưng em không nỡ rời xa một người.”
Tháng năm trôi qua rất bình lặng.
Lại sắp đến tháng sáu rồi.
Ngày 22 tháng 6 năm ngoái là ngày thành phố chúng tôi tổ chức thi lên cấp ba.
Giáo viên Địa lí từng dạy chúng tôi ngày 22 tháng 6, điểm gần mặt trời nhất, là ngày ban ngày dài nhất ở nửa bắc bán cầu. (Hạ chí)
Ánh mặt trời giống như một đường parabol hướng xuống dưới, từng bước từng bước, từng điểm, di chuyển về phía điểm ngày cao nhất.
Mùa hè, xin chào!
Nhớ tầm này năm ngoái tôi vẫn là học sinh sắp tốt nghiệp của trường trung học 13. Thời tiết oi bức, kì thi cấp ba gần đến, tất cả mị người đều lo lắng không yên, nhưng vẫn phải cắm đầu vào làm đề thi thử.
Mồ hôi rơi đều xuống tờ đề thi, lại dùng bắp tay lau đi, quệt ra một vết nước mờ mờ, mấy giây sau lại khô ngay, trên tờ đề còn lưu lại chút nếp nhăn.
Một năm trôi qua thật nhanh.
“Cậu ấy – người bạn cùng bàn” hát như thế nào nhỉ?
“Bầu tời luôn rất xanh, mỗi ngày đều trôi qua thật chậm.”
Thật ra không phải như thế.
Những ngày tươi đẹp thường trôi qua rất nhanh. Trước hôm thi mấy ngày đều nghĩ, vươn đầu cũng là một đao, rụt đầu cũng là một đao, có thể cho tôi một nhát nhanh chóng không? Nhưng thời gian vẫn cứ trôi chầm chậm. từng phút từng giây một, không đồng tình với gian khổ của chúng ta một chút nào.
Thế nhưng, kì nghỉ hè sau khi thi lại trôi qua nhanh nhất.
Tôi bò ra bàn, để cả khuôn mặt dính vào nắp Coca Dư Hoài vừa mua cho tôi, cố tranh thủ trân trọng chút mát mẻ từ nắp nhôm.
Cằm tôi đè lên tờ đề Toán tháng vừa phát, đỉnh mũi đặt vào đúng chỗ dấu X đỏ.
“Mối quan hệ giữa bỏ ra và kết quả thu về, nếu thật sự dùng công thức toán học tính ra được thì tốt quá!” Tôi than thở.
Nếu được như thế, nhân gian sẽ bớt đi được bao nhiêu nỗi thương tâm đây.
“Chỉ có thể nói, đa số tình huống đều có tương quan trực tiếp nhưng tính ra là điều không thể, biến thiên quá nhiều, đầu tiên là phải – chứng minh tính tương quan cái đã.” Dư Hoài nói xong một chuỗi câu tôi không hiểu này rồi liền ngửa cổ lên uống ừng ực Coca, mãn nguyện ngáp ngủ một cái, ngổ ngáo ngồi xuống.
Hai con mắt của tôi cố gắng nhìn vào chỗ đỉnh mũi, cuối cùng nhìn thành lác mắt.
Dãy đô dài thườn thượt 1/(2+1)+1/(3+1)+1/(4+1)+…+1/(n+1) nhìn sao mà giống con rết thế, cả chân cả tay đang bò lên mũi tôi, bò đầy tờ đề. Lúc thi cuối tháng, tôi suýt chút nữa thì gặm nát đầu bút chì, song vẫn không làm được một câu nào.
Dãy số ơi là dãy số.
Tôi vừa bò từ hầm lượng giác hàm số lên, bây giờ lại ngã vào hố dãy số.
Mỗi khi học sang chương mới, tôi đều phải trải qua một lần “Mẹ nó, đây là cái quái gì vậy?”: mơ hồ - gian nan tìm cách - khó khăn lắm mới học hiểu được thì phát hiện bản thân đãkg theo kịp tiến độ học trên lớp.
Tôi ngồi ngay ngắn lại, phiền não cất tờ đề đi.
Biết không? Hồi nhỏ tôi rất ngưỡng mộ Nobita, bởi vì cậu ấy có cậu bạn Doraemon. Nobita ngốc từ nhỏ đến lớn, chẳng làm được việc gì nên hồn, ăn gì cũng không để sót lại chút gì đó. Chuyện này không có gì phải lo lắng, bởi vì cậu ấy có Doraemon trèo từ ngăn kéo ra, Doraemon sẽ giúp cậu ấy, nếu không giúp được thì cũng không chê bai cậu ấy.
Hồi nhỏ, mỗi lần tan học về nhà, tôi đều kéo ngăn kéo ra kiểm tra một lợt, không biết Doraemon của tôi lúc nào mới tới.
Đó luôn là mơ ước của tôi.
Hiện tại mơ ước này của tôi đã thành hiện thực được một nửa, ý tôi là, tôi biến thành Nobita.
No. 253
Từ sau kì thi cuối kì trước, thành tích của tôi ổn định trong khoảng thứ 35-40 ở lớp, cố gắng thế nào để tiến về phía trước cũng vô dụng, bởi vì những người ở phía trước cũng đang nỗ lực hết mình.
Có lúc đang lên lớp, tôi đột nhiên mất hồn. Mùa hè chúng tôi đổi rèm cửa sổ thành rèm màu trắng, ánh mặt trời xuyên qua rèm trắng chiếu vào lớp học, ai ai cũng được phủ lên một màu sắc mềm mại, dịu dàng như trong phim điện ảnh. Lại đén lượt tổ tôi ngồi bên cửa sổ, tuy sẽ vài lúc bị nắng chiếu vòa nhưng đáng quý đó là luôn có gió thổi qua. Rèm cửa sổ hay bay lên theo gió, bay sượt qua mặt tôi, lúc rũ xuống sẽ trùm lên người ngồi cạnh cửa sổ, chắn hết tầm nhìn.
Hệt như một pháo đài nhỏ đoản mệnh cách biệt với thế giới bên ngoài.
Có lúc người bị trùm vào trong là tôi và Dư Hoài. Chúng tôi sẽ nhìn nhau và cười, sau đó cậu ấy sẽ gạt rèm phủ trên người mình ra, tiếp tục cúi đầu viết chữ.
Ánh mặt trời xuyên qua khe hở của rèm cửa sổ chiếu lên người cậu ấy, tôi âm thầm nhớ lại lần gặp đầu tiên, cậu ấy cũng ngồi ở đây như thế này, dưới ống kính của tôi viết “Quãng thời gian tươi đẹp nhất.”
Nhiều lúc bị rèm phủ lấy chỉ có mình tôi, ngya cả Dư Hoài cũng bị tách biệt ở thế giới bên ngoài. Bục giảng, tiếng của giáo viên, tám chữ răn dạy phía góc trên bảng, tiếng đọc sách lanh lảnh đều ở bên ngoài chiếc rèm, bọn họ đều không phát hiện ra tôi đã biến mất rồi.
Tôi không giống như Dư Hoài, sẽ vội vàng gạt rèm ra, mà sẽ hạn cằm xuống bàn, hưởng thụ một phút mất tích này.
Dường như tôi không cần phải đối diện với tất cả những chuyện làm tôi phiền não. Thời gian thì cứ dịch dần về phía trước, nhưng có thể trong phút chốc bỏ tôi vào quên lãng hay không?
No. 254
Thứ năm tuần trước Trương Bình phát một bẳng: “Bảng tự nguyện phân ban tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 11 khóa 2003 trường trung học phổ thông Chấn Hoa.”
Khi cầm được tờ này, Dư Hoài quét mắt một lượt, tiện tay vứt lên mặt bàn. Giọng của Trương Bình vang lên từ bục giảng: “Về bảng này, muốn ở lại lớp 5 nếu chúng ta học ban tự nhiên thì không cần điền nữa, học sinh nào muốn học ban xã hội thì sau khi điền đầy đủ, xin chữ kí phụ huynh, trước khi thi cuối kì tập hợp lại rồi cùng nộp cho tôi.”
Tôi vân vê tờ giấy mãi.
Cuối cùng đã đến khoảnh khắc này rồi.
“Về nhà bàn bạc với bố mẹ nhé, lời khuyên của tôi là vậy!” Trương Bình khoanh tay trên bục giảng, nói với những bạn mỗi người đang ôm một nỗi niềm riêng: “Có một số bạn có chí hướng kiên định đã quyết định xong từ lâu, như thế là rất tốt. Còn với những bạn còn do dự chưa quyết được, tôi khuyên là, khi suy nghĩ thì phải tính đến sở thích và năng lực của mình.
“Em không nghe hiểu!” β giơ tay.
Lúc này, cả lớp đều rì rầm nói chuyện riêng, những cảm xúc xao động tràn ngập, chỉ có β vẫn chăm chú nghe Trương Bình lải nhải những lời vô ích đó.
“Năng lực chính là thành tích học tập, tất nhiên phải chọn hướng phát triển mà bản thân có ưu thế rồi! Chuyện này thì tôi không cần nhiều lời nữa, các em về nhà nghiên cứu kĩ kết quả các kì thi lớn nhỏ của các môn, không những phải nghiên cứu hiện trạng mà còn phải nghiên cứu cả năng lực.”
Đối với β, Trương Bình vui vẻ lấy ví dụ, nói liên hồi: “Sở thích có thể phân làm hai tầng. Tầng thứ nhất, là sở thích với hướng học của các môn Lí Hóa Sinh hoặc Sử Địa Chính trị, chính là hướng văn lí mà các môn cấp ba chúng ta phải học; tầng thứ hai là chỉ em muốn học chuyên ngành gì ở đại học. Muốn làm nhà toán học thì đi học ban tự nhiên; muốn học khoa Trung thì tất nhiên nên đi học ban xã hội. Cân nhắc sớm một chút, sớm xác lập mục tiêu cuộc đời, đây mới là chuyện tốt.”
Tôi cầm tờ giấy, cảm thấy hơi hoang mang nhưng vẫn nghe vào mấy lời của Trương Bình.
Đúng rồi, Cảnh Cảnh, cậu muốn làm gì vậy?
Tôi ngoảnh sang nhìn Dư Hoài đang chăm chú làm bài tập Hóa, buột miệng hỏi: “Dư Hoài, sau này cậu muốn làm gì?”
Dư Hoài ngây người.
Cậu ấy quay sang nhìn tôi, vốn dĩ định cười tôi nhưng nhìn thấy bộ dáng nghiêm túc của tôi liền thôi ý định trêu chọc tôi.
“Không biết nữa, nhưng,” Cậu ấy trầm giọng: “Tôi muốn học chuyên ngành kỹ thuật ở đại học Thanh Hoa, tốt nghiệp đại học xong thì xin đi học thạc sĩ ở nước ngoài. Còn chuyện sau đó thì tôi chưa nghĩ đến.”
Qua một năm, cậu ấy cũng dần mở lòng với tôi – kẻ từng sống chết cũng không thừa nhận muốn thi Thanh Hoa hồi tổng vệ sinh kỉ niệm thành lập trường, bây giờ đã thành thật nói chuyện với tôi.
Dư Hoài nhìn trân trân vào cây ăn quả bên ngoài cửa sổ không xa, hồi lâu mới thu ánh mắt về, nhoẻn cười nói: “Không cần thiết nghĩ xa thế, dù sao cứ hoạch định như thế đã. Tại sao tự dưng lại hỏi như vậy?”
Tôi lắc đầu, cười ngượng ngập rồi nắm chặt tờ phân ban trong tay.
Cậu ấy nhìn tôi, môi mấp máy nhưng lại không nói lời nào. Cậu ấy từng bảo tôi đừng học ban xã hội nhưng tôi quên mất hỏi cậu ấy tại sao đã vội đồng ý rồi.
Bây giờ muốn hỏi nhưng lại không thể mở miệng được.
Tên thiếu niên từng nói với tôi “Nói thật, đèng học ban xã hội” thực sự đứng ở ngã tư số mệnh tương lai của tôi mà quan tâm tôi, nhưng lại không thể tùy tiện nói những lời khích lệ và níu kéo không có trách nhiệm.
No. 255
Tôi còn nhớ năm thi cấp ba, cô bạn luôn đứng đầu lớp tôi mất hai tháng để do dự “trình độ ngấp nghé của mình liệu không đỗ Chấn Hoa thì phải làm sao”, cuối cùng trong tháng cuối trước khi thi, cô bạn ấy quyết định kí vào tờ giấy cộng điểm nhập học của trường trực thuộc Đại học Sư phạm.
Nguyện vọng một là trường Sư phạm, thi trượt cũng sẽ có 20 điểm điểm cộng làm lá chắn.
Sau đó, cậu ấy có thể thư giãn, bỏ đi áp lực thi Chấn Hoa, cuộc sống không còn tính không chắc chắn, cả người cậu ấy phấn chấn lên hẳn.
Lúc thi lên cấp ba, vì tinh thần thoải mái, tự tin, cậu ấy đạt được điểm số mà trước nay thi thử chưa bao giờ đạt được, vượt hơn điểm sàn vào Chấn Hoa tận năm điểm.
Phải biết rằng mục tiêu cố gắng của cậu ấy ngày trước vẫn chỉ là ban dân lập của Chấn Hoa.
Trường cậu ấy đăng kí cũng là một ngôi trường tốt nhưng vẫn không thể so sánh được với Chấn Hoa về chất lượng giảng dạy. Trường Sư phạm thì vui rồi, đã tuyển được Vạn Niên Nhất và dùng cách này để từ biệt lòng tương tư ba năm với Chấn Hoa.
Cậu ấy khóc ở nhà hẳn một tuần, đến cả họp lớp cũng không tham gia.
Vạn Niên Nhất kí hợp đồng với trường Sư phạm là để bảo đảm, là sự lựa chọn an toàn sau khi nghiên cứu đăng kí tự nguyện và chính sách tuyển sinh, phòng bản thân không đỗ Chấn Hoa, đến cả những trường trọng điểm khác cũng bị vuột mất cơ hội. Hiện tại cậu ấy nhận được kết quả của giải pháp an toàn đó.
Mặc dù đạt được ý nguyện nhưng cuối cùng vẫn khó chấp nhận.
Con người có 99% khẳ năng, sẽ không do dự, như Dư Hoài, như Thẩm Sằn.
Con người có 1% khẳ năng, cũng không hối tiếc, ví như phần lớn các bạn cấp hai của tôi.
Buồn nhất chính là những người nằm trong khoảng giữa đó, như Vạn Niên Nhất và… như tôi.
Vốn dĩ nên đặt trong tay mình nhưng lại nhường vào tay của vận mệnh, còn có những khuôn mặt thân quen bên ngoài rèm cửa sổ, những khuôn mặt đó vây quanh tôi, khi tôi bị bóng đập chảy máu mũi.
No. 256
Bố mẹ tôi vì chuyện phân ban của tôi mà nói chuyện điện thoại hơn một tiếng đồng hồ.
Quyết định cuối cùng tất nhiên là học ban xã hội, còn phải nghĩ ư?
Tôi thấy rất kì lạ, rố cuộc một tiếng đó hai người đã nói gì.
Tôi không nói gì cả, chỉ như con chim đà điểu, vùi đầu vào đống tài liệu ôn thi cuối kì.
Giản Đơn và β đã quyết định sẽ cùng nhau học ban xã hội.
Người muốn học ban xã hội là β, còn Giản Đơn bị ép đi cùng. β học ban tự nhiên thì chỉ có con đường chết mà thôi. β là người thuộc vào nhóm người chỉ có 1 % khả năng, kết quả thi lúc nào cũng luẩn quẩn trong top 10 cuối sổ, bởi vậy ban xã hội chính là con đường giải thoát của cậu ấy. Bố mẹ cậu ấy bây giờ vẫn chưa có ý định đưa cậu ấy đi Bắc Kinh học, cho nên tính qua thì β chắc chắn còn ít nhất một năm quậy ở Chấn Hoa.
“Cuộc đời tất nhiên phải sống sao cho càng ngày càng thoải mái, tớ khó khăn lắm mới đầu thai một lần, không phải là để làm khó bản thân mình.”
Cậu ấy nói, lôi kéo tay trái tay phải, ra sức để cản tôi và Giản Đơn.
“Chị em à, hãy cùng tôi bước vào thế giới mới tràn đầy nhân văn quan hoài đi! Hãy để những tên giặc Pooler và Mendeleev cuốn xéo khỏi cuộc đời của chúng ta!”
Tôi và Giản Đơn toát mồ hôi lạnh.
β càng nói càng hăng: “Hơn nữa, ai bảo bọn mình vì không học nổi ban tự nhiên mới đi học ban xã hội? Chúng ta là thực lòng yêu thích ban xã hội mà.”
“Nhưng các môn tự nhiên của cậu thật sự là rất ẹ mà.” Tôi nói nhẹ.
“Thế thì sao?!” β hất cằm lên: “Bản lĩnh lớn nhất của chị đây chính là biến chuyện ta không làm được thành chuyện ta không muốn làm, sao nào?”
Nhưng mới qua nửa buổi chiều, β đã kêu oang oang, bộ dạng hết sức dữ tợn, xé vụn tờ giấy phân ban.
Nguyên nhân là do chiều nay, β lén lút chạy đến văn phòng bộ môn Địa, Sử và Chính trị lần lượt nói chuyện với ba thầy cô dạy lớ 5 về viễn cảnh học ban xã hội của cậu ấy.
Trong thời gian tự nguyện đăng kí phân ban, khoảng không trước văn phòng bộ môn xã hội rất náo nhiệt, ba môn học bị khối 10 bỏ rơi, hắt hủi bây giờ suýt nữa thì bây giờ biến thành khu hội chẩn tâm lí, bởi vì đa số những bạn nữ và một phần nhỏ con trai vì vô số nguyên nhân mà do dự, đều chạy đến để tìm kiếm sự an ủi và lòng tự tin.
Các thầy cô giáo ban xã hội đều hết sức kiên nhẫn, thường kể về truyền kì huy hoàng khi học và tốt nghiệp từ lớp ban xã hội, những học sinh hiện tai đang công tác và làm việc ở vô số các ngành ngề chức vụ trong xã hội, khiến các học sinh vốn dĩ nghĩ não mình có vấn đề nên mới không học nổi ban tự nhiên phút chốc hồi sinh.
Nhưng β lại cãi nhau với giáo viên Địa lí.
Giáo viên dạy Địa lớp 5 chúng tôi còn rất trẻ, từng bị Dư Hoài thể hiện tài hoa trên phương diện Địa lí của mình mà giảng dạy môn Địa không khác giảng sách trời, lòng tự tôn rất cao. Khi β để lộ ra ý vì thành tích học môn tự nhiên quá tệ nên chỉ còn cách học môn xã hội, không hiểu sao cô Địa lí như bị giẫm phải đuôi.
“Em như thế này thì đừng học ban xã hội nữa. Môn xã hội không bảo đảm thành tích của em có thể đi lên đâu, môn xã hội không đơn giản chút nào, muốn đi đường tắt thì em cứ tìm đường nào mát mẻ thoải mái mà đi. Dù sao sau này vẫn là cô dạy em, cô sẽ không để em dễ dàng đâu.”
β đạp cửa đi ra khỏi phòng bộ môn, lập tức quyết định, chị đây thèm mà học ban xã hội.
Thái độ sơ suất với những quyết định tọng đại trong cuộc đời mình của β khiến tôi và Giản Đơn chấn động. β khua tay múa chân: “Cậu nghĩ cuộc đời thật sự do cậu chọn lựa à? Tất cả những quyết định đều là phút nông nổi nhất thời, cậu không nhìn thấy hướng đi của vận mệnh đâu, chọn cái gì cũng có lí, chỉ cần cậu biết nói, người biết nói sống thế nào cũng có lí.”
Dẫu sao cậu ấy không biết ăn nói lắm.
β đứng ở dưới lớp kêu gào, học thuộc tất cả những lời cô Địa lí sỉ nhục cậu ấy, sau đó xé vụn tờ giấy đăng kí tự nguyện phân ban, ưỡn ngực ra, ngẩng đầu lên, giơ tờ giấy lên trời rồi xé toạc đi.
Wow, còn đẹp hơn tuyết rơi nữa! Đứng giữa màn tuyết giấy là β đang phẫn nộ ngùn ngụt, tư thế đó, ôi, dữ tợn kinh người.
“Chị đây mà còn ý định học ban xã hội, tên của chị đây sẽ viết ngược!” β hùng hồn giơ tay lên trời thề.
Sau đó cả lớp vỗ tay, hú hét ầm trời.
Lớp phó văn thể dứng dậy, chỉ vào β và nói: “Không hổ là người của lớp 5 ta! Có chí khí!... Nhưng, β, cậu vẫn nên đi quét lớp đi!”
No. 257
Trước khi vào học tiết tự học, tôi lén lút chuồn đi, chạy đến khu khối 11.
“Chị ơi…” Tôi chặn một chị đang định ra ngoài: “Có thể gọi chị Lạc Chỉ giúp em không ạ?”
Chị này rất xinh, tuy chỉ cách một tuổi nhưng nhìn trưởng thành hơn Lăng Tường Tây rất nhiều. Chị ấy không mặc đồng phục, chiếc áo đan len là hậu trường tuyệt đẹp, tôn lên mái tóc xoăn dài, rủ xuống tận eo. Lúc bị tôi gọi giật lại, chị ấy đang định đi ra ngoài, vừa ngoảnh lại, mái tóc như thác nước đen nhánh tung bay, tôi lùi về phía sau, nhanh chóng né đi.
“Ừm, chào em.” Chị ấy cười, chớp chớp mắt nhìn tôi.
Tôi như bị điện giật đến ngớ người, chợt hiểu được ý của bốn từ “Minh mâu thiện mễ.”
Chị ấy ngó vào trong lớp, gọi tên Lạc Chỉ rồi chạy đi. Ngoài hành lang còn có mấy chị khối 11 của lớp khác, tụ tập hai ba người một nhóm, có rất nhiều người quen biết với chị ấy, nhìn chị ấy chạy ra khỏi lớp, tất cả đều đồng thanh rộ lên: “Diệp Triển Nhan lại đi tìm người con trai của mình rồi.”
Chị tên Diệp Triển Nhan xinh đẹp ngoảnh lại mắng yêu mấy câu, không hề dừng bước lại, hướng về phía cửa sổ sáng choang phía cuối hành lang mà chạy, mái tóc dài vô tận tung bay theo từng nhịp chân của chị ấy, khiến tôi nhìn mà cũng nghiêng ngả ngả nghiêng theo.
Khoan đã, Diệp Triển Nhan?
Chẳng phải là tên bạn gái trong truyền thuyết của hotboy Thinh Hoài Nam à? Thật kì lạ!
Đi theo dòng suy nghĩ này, tim của tôi cũng đập bình bịch theo.
Quả nhiên, những người xinh đẹp sẽ ở bên nhau.
Tôi nhìn lên đèn ống trên trần nhà trắng cảm thán. Nhưng không sao, Dư Hoài cũng không đến mức quá đẹp trai.
“Nhóc tìm chị có việc gì hả?” Lúc này, chị Lạc Chỉ đã xuất hiện ở cửa lớp.
“Dạ? À, em chào chị.”
Tôi cúi người chào, lúc đứng thẳng người dậy cảm nhận được ánh mắt kì lạ của mấy chị lớp 11, tự dưng cảm thấy rất ngượng.
“Thích hành đại lễ với chị à?” Chị ấy bật cười.
Tất nhiên rồi, tôi nghĩ thầm, xin tư vấn tâm lí sao có thể không trả tiền chứ!
No. 258
“Em là người thứ hai chạy đến hỏi chị nên học ban xã hội hay không đấy!” Chị Lạc Chỉ nói.
Tôi và chị ấy ngồi sánh vai trên bệ cửa sổ tầng ba khu hành chính, tựa lưng vào kính. Ánh dương chiếu vào thật ấm áp nhưng không hề thân quen chút nào.
Cả người chị ấy lọt vào vầng dương rạng ngời, cười hết sức thân thiện.
“Người kia là ai ạ?” Tôi tò mò.
“Là Lăng Tường Tây. Là một cô bé rất xinh.”
“Bạn ấy là hoa khôi của khối em đó.” Tôi giới thiệu.
Từ lâu đã nghe Dư Hoài nói về dự định học ban xã hội của Lăng Tường Tây, tuy tin này không chấn động bằng chuyện anh Thịnh Hoài Nam bắt đầu yêu đương nhưng cũng lan truyền rất rộng.
Rất nhiều cô gái đều nói khi học thuộc Địa lí dưới ánh hào quang thực sự rất khó sống, xem ra người đẹp của chúng ta cũng không sống nổi ở môi trường cạnh tranh kịch liệt như lớp 1 rồi.
Ai không mừng khi người đẹp gặp khó khăn chứ?
Cuộc đời của Lăng Tường Tây e là tôi không dám tưởng tượng. Mọi người đều sinh tồn trong đại dương Chấn Hoa, chỉ có cậu ấy vì xinh đẹp mà trở thành cá cảnh, nhất cử nhất động đều bị đánh giá, bất hạnh nhưng lại rất khó nhận được sự đồng cảm.
“Thật á?” Lạc Chỉ nghe xong lới giới thiệu của tôi, có chút trần tư: “Thảo nào áp lực lớn như vây.”
Chị Lạc Chỉ là học sinh giỏi của khối 11 ban xã hội, luôn ngồi vững ở vị trí đầu tiên nên rất nhiều thầy cô đều nói với tôi có thể đi hỏi ý kiến chị ấy. Song cuối cùng có gan đi tìm một người không quen biết nói chuyện thoải mái, chỉ có người bị nhiều người ghét là Lăng Tường Tây mà thôi.
Sự tự tin và vẻ ngoài xinh đẹp sinh ra đã đi liền với nhau. Không phục không được.
Tôi vẫn không kiềm chế được, tiếp tục hỏi linh tinh: “Chị này, bạn đóm có thể nói cho em biết Lăng Tường Tây làm sao không?”
“Cũng do dự như em không biết nên học ban xã hội hay không thôi.” Chị ấy tránh to làm nhỏ: “Cũng không phải bị chọc tức bởi những câu kinh điển như chỉ có những đứa con gái không có não mới đi học môn xã hội, xã hội dễ hơn tự nhiêm, hay học sinh xuất sắc ở lớp 1 mà cũng phải chạy đi học ban xã hội hay sao? Năm đó chị cũng là học sinh giỏi ở lớp ban tự nhiên chuyển sang học ban xã hội, cho nên em ấy đến hỏi chị kinh nghiệm, muốn chị cho bạn ấy chút tự tin để đi đối diện với đả kích của những lời đồn.”
“Thế tại sao năm đó chị lại học ban xã hội?”
Lạc Chỉ không ngờ tôi nhảy từ chuyện Lăng Tường Tây sang chuyện của chị ấy, mắt hơi sáng lên.
“Vì xã hội dễ hơn mà! Ai lại không muốn mình có thể sống thoải mái một chút chứ!” Chị ấy nhoẻn cười.
Nói dối.
Trực giác của tôi nói vậy, nhưng lại không rõ tại là tại sao.
Tôi cũng chỉ có thể hỏi trực tiếp: “Ban nãy chị nói những lời kinh điển của những người xem thường người khác, những lời đó ban đầu không ảnh hưởng chút nào đến chị ạ?”
Bao nhiêu người chịu công kích của lời nói rảnh nợ của người khác rồi hờn dỗi cả thế giới đều nói những lời này, không có ai lại khiến người khác tin và phục như chị ấy.
“Nhưng,” Chị ấy lấy lại quyền chủ động về tay mình: “em cũng gặp phải phiền não như hoa khôi? Không phải sao?”
Lạc Chỉ cười nham hiểm.
Đúng thế còn gì, luận về thành tích, luận về tướng mạo, tôi đều không xứng bị công kích, đành lắc đầu phủ nhận.
“Thế thì em đang khó xử cái gì chứ? Nếu em thấy môn tự nhiên khó quá thì hãy học môn xã hội đi, làm hậu bối của chị.” Chị ấy vươn tay vỗ vỗ lưng tôi.
Không hiểu vì sao, rõ ràng tôi đã nén chặt cảm xúc rồi nhưng trong khoảnh khắc chị ấy vỗ vai tôi rồi cười hì hì như một người chị, phanh lại cứ thế mà thả trôi.
“Tương lai rất quan trọng.”
Tôi đột nhiên nghẹn ứ.
“Nhưng em không nỡ rời xa một người.”
/66
|