Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 35: Sửa Lại Lịch Sử

/540


Một câu nói này khiến tiểu quan kia xấu hổ vô cùng, người quan sát bên ngoài cũng cười ngặt nghẽo.

Thạch Kiên nghiêm mặt nói:

- Vị đại nhân này, hiện trong nhà tiểu tử nhờ một phân rượu của tửu lâu dư một chút, nhưng cũng không dám tiêu xài hoang phí. Trước vì phụ thân tiểu tử mất đi không để lại chút gì, càng khiến tiểu tử không chìm trong phú quý mà quên bản thân, sống ngày càng thắt lưng buộc bụng, nhưng đó cũng là bổn phận của quân tử.

- Tiểu tử hiện tại khi lạnh có quần áo mặc, đói bụng có đồ ăn đỡ đói, nếu muốn đọc sách, viết chữ thì có tiền mua giấy tập luyện, so với phần lớn học sinh trong thiên hạ, cuộc sống không khác gì thiên đường.

- Vị đại nhân này, muốn con đường làm quan rộng mở phải biết tạo phục cho muôn dân, ngàn vạn lần không nên dựa vào mưu kế để thăng quan tiến chức. Ví như Phạm lang trung tâm cẩn cẩn, lòng lo muôn dân, sau này cho dù không gặp được tiểu tử thì cũng sẽ có ngày được Thánh thượng ân sủng, hơn nữa Phạm lang ngày đầu gặp hoàng đế đã dám nói ra mười yêu sách, những thứ đó một đại thần vị tất đã dám nói. Hắn trước đây trách cứ tiểu tử không xuất lực vì hoàng thượng, tiểu tử vẫn dùng lễ đối đãi bởi vì kính trọng tài học của hắn. Còn đại nhân thì sao ? Thử hỏi ngươi có tài gì ? Hãy cho tiểu tử xem, nếu tiểu tử cảm thấy có lý sẽ vì ngươi mà châm trà tạ tội như Phạm lang.

Thạch Kiên còn kể một câu chuyện về một danh sĩ, tên là Trương Tề Hiền, một nhà chính trị gia, quân sự gia nổi tiếng thời Bắc Tống. Mặc dù chỉ là một quan nhỏ, nghèo mạt, nhưng 21 năm tận trung vì nước, cống hiến rất nhiều cho quân sự của Tống triều, không vì bần cùng mà xao lãng học tập. Thời Bắc Tống, thái tổ tới Lạc Dương du ngoạn, hắn, một quan nhỏ mặc quần áo cũ nát chặn ngựa của thái tổ mà hiến kế, sau khi được triệu vào cung thì liên tục trình tấu, đưa ra sách lược làm dân giàu, nước mạnh, nâng đỡ hiền tài, tịch thu ruộng đất của quan lại tham ô, tuyển cử đầy nghiêm minh, trừng phạt gian thần. Cuối cùng bằng vào tài năng của mình mà lên tới chức lễ bộ thượng thư.

Kể xong đoạn giai thoại lịch sử này, tên tiểu quan kia mặt mày xám ngắt, chạy đi mất.

Chuyện này ngày sau trở thành một chuyện cười, răn dạy người đời ở Hòa Châu.

Tuy nhiên, việc này cũng khiến Thạch Kiên chú ý. Thời đại này thanh niên thật vô cùng chất phác, chất phác đến khó có thể tưởng tượng, ví như việc hắn làm ruộng, chỉ một lần mà cả ngàn vạn hộ làm theo.

Ở Thạch gia lúc này có bốn người, hai thiếu nữ, một bà nội bị liệt nằm giường và Thạch Kiên. Vừa rồi nhà hắn lại bị trộm, tuy mất chút tiền nhưng hắn cảm thấy không quan trọng bằng việc khi hắn ra khỏi nhà, tất cả các thiếu nữ nhìn hắn bằng một con mắt vô cùng cuồng nhiệt, tựa như muốn ăn tươi nuốt sống hắn khiến hắn có cảm giác nuốt không trôi.

Nhưng hắn không biết rằng, ở phủ Khai Phong cũng vậy, thậm chí rất nhiều thiếu niên đang nghĩ, một tên tiểu tử mới chín tuổi đã khiến nữ nhân điên cuồng như vậy, đến mức không ai ngó tới bọn chúng, thực là không có thiên lý.

Vì việc này, Thạch Kiên liền xây thêm bốn gian phòng, sau đó nhờ Đinh nha sai kiếm hộ hai gia đinh. Thật không ngờ, Đinh nha sai nghe vậy lập tức quỳ xuống nói:

- Thạch tướng công, nếu muốn kiếm gia đinh, vậy hãy thu ta đi.

Thạch Kiên vội vàng nâng hắn dậy rồi nói:

- Đinh bá bá, ngươi là người giúp đỡ ta rất nhiều, sao ta dám nhận đại lễ này, ngươi muốn tiểu tử chết sớm sao ?

Đinh nha sai lại nói:

- Thạch tướng công, hôm nay người không thu ta, ta nhất quyết không đứng dậy.

Thạch Kiên hiện tại mới chín tuổi, sao có thể kéo nổi một nha sai. Hắn nghĩ đi nghĩ lại, nếu Đinh nha sai lại trở thành gia đinh nhà mình, từ một nha sai thành một gia đinh, mang thân phận nô tài thực là làm khó hắn, có điều ai cũng biết hắn tiền đồ vô lượng, trong mắt mọi người hắn chính là Tể tướng tương lai vì thế ai cũng muốn gia nhập Thạch gia, dù là một gia nô cũng tốt.

Thạch Kiên nói:

- Đinh bá bá, ngươi biết tính tiểu tử rồi, ta tất khó có thể từ chối ngươi. Nhưng ta và Khấu Chuẩn có nhiều bất đồng vì thế mà dù đã có tới hai đạo thánh chỉ triệu vào cung ta cũng nhất quyết không vào. Sau này nếu như vào cung, sợ rằng khó mà thuận buồm xuôi gió, sẽ liên lụy cả nhà.

Đinh nha sai đáp:

- Thạch tướng công là Văn Khúc Tinh hạ phàm, tiểu nhân đi theo người dù sau này phải ăn cháo cũng sẽ vui vẻ.

- Sau này là người nhà, cái câu Văn Khúc Tinh này ngàn vạn lần không nên nói.

Đinh nha sai dập đầu rồi đứng dậy:

- Tạ ơn tướng công thu dụng tiểu nhân.

Thạch Kiên nói:

- Ta không đáp ứng ngươi, ngươi chỉ giúp cho tiểu tử mà thôi.

Đinh nha sai gãi đầu, cười ha hả không ngừng.

Quả nhiên, ngày hôm sau, Đinh nah sai mang theo người nhà tới Thạch gia, việc này khiến rất nhiều người hâm mộ không thôi, thậm chí cả Vương Khôn cũng nhìn hắn với con mắt rất khác thường..

Đinh nha sai lui lại:

- Vương lão đệ, để hôm khác ta mời ngươi ăn cơm không được sao, sao lại dùng ánh mắt như vậy nhìn ta.

Thạch Kiên lúc này mới biết, Đinh gia tên thật là Đinh Phố, hắn có một thê tử và hai đưa con nhỏ, một trai, một gái. Thạch Kiên lúcn ày cũng đã xây dựng thêm phòng ốc cho bọn họ ở.

Thêm người, Thạch gia càng thêm vui vẻ, thê tử Đinh gia vô cùng chịu khó, hai người lấy nhau từ năm mười lăm tuổi, chỉ là không biết chút chữ nghĩa gì. Khi về Thạch gia cũng giúp đỡ gia đình rất nhiều việc. Cứ như vậy, Hồng Diên và Lục Ngạc càng lúc càng rảnh rỗi, mỗi khi nàng làm việc đều bị mẹ con Đinh gia giành làm thay, phu nhân còn nói:

- Hai vị tiểu thư, các người là phu nhân tương lai của thiếu gia, sao có thể để các người làm việc ?

Câu nói này khiến cả hai nha đầu xấu hổ, đỏ mặt chui vào phòng.

Đúng lúc này, Thạch Kiên tiến vào:

- Các ngươi đang làm gì vậy ?

Hai nha đầu mặt đỏ bừng, Hồng Diên hấp tấp nói:

- Không nói cho ngươi.

Hai đứa con của Đinh Phố, con trai mười ba tuổi, con gái chín tuổi, cả hai rất thích đọc sách, nhưng vừa mới vào Thạch gia, mỗi lần thấy Thạch Kiên bọn chúng lại sợ hãi.

Thạch Kiên nói:

- Sách ở trong thư phòng của ta, các ngươi cứ lấy xem, nếu không hiểu thì hỏi ta, chỉ có điều khi ta đọc sách, tập viết thì không được làm phiền.

Đinh Phố nghe vậy vô cùng mừng rỡ.

Được Thạch Kiên chỉ điểm học hành, là vinh quang cỡ nào chứ ?

Con của Đinh Phố mặc dù bình thường khá nghịch ngợm, nhưng cũng có chút e ngại Thạch Kiên, không dám gây sự ở Thạch gia, chỉ dám chạy loanh quanh hoặc ra ngoài chơi.

Đối với Thạch Kiên, thời gian lúc này vô cùng quý giá, quả thực ban đầu hắn có chút e ngại, sợ lũ trẻ ở nhà nghịch ngợm, quấy phá việc hắn học, sau thấy vậy cũng có chút yên lòng.

Nhưng cứ như vậy, Thạch Kiên càng lúc càng ít xuất môn, cả ngày ngồi ở bạn đọc sách, tập thư pháp khiến cho đám thư sinh ở bên ngoài không khỏi mắng thầm Đinh gia.

Thấm thoát đã tới tháng năm, trong nháy mắt Đinh gia đã ở Thạch gia được hơn một năm, mùa xuân cũng bắt đầu tới.

Thạch Kiên trong thời gian này cũng không viết thêm bài thơ nào nhưng thanh danh của hắn ở Đại Tống càng lúc càng vang dội. Tất cả là nhờ hai tác phẩm, Tam Quốc Diễn Nghĩa và Tây Du Ký.

Trong triều lúc này có một đại thần, giữ chức thượng thư chỉ ra một trăm năm mươi hai chỗ sai lầm trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, cố tình trình tấu, bắt tội Thạch Kiên ngụy tạo lịch sử.

Trong truyện Tam Quốc, ngụy mới là dân hán chính thống, nhưng Thạch Kiên viết Tam Quốc lại nói Thục mới là chính thống, điều này khiến người đọc hiểu lầm. Hiện tại, truyện Tam Quốc lưu truyền khắp thiên hạ nhưng chân tướng lịch sử thì phải rất lâu sau này mới rõ ràng.

Bản tấu chương cũng không trực tiếp buộc tội Thạch Kiên, nhưng rõ ràng là nhắm vào Thạch Kiên, so với buộc tội trực tiếp càng lợi hại hơn.

Tống Chân Tông cũng hết cách, kỳ thật hắn cũng là một độc giả trung thành của Tam Quốc Diễn Nghĩa, mỗi ngày đều hy vọng được đọc chương mới. Nhưng sau khi đọc tới chương 130, Gia Cát Lượng qua đời, mặc dù biết chắc như vậy, nhưng hắn thực mong chờ, mong Thạch Kiên dùng ngòi bút của mình để làm cho Gia Cát Lượng sống lại, vừa trông chờ, vừa sợ hãi, sợ rằng Gia Cát Lượng thực sự chết đi.

Lúc này, tâm tình của bà nội Thạch Kiên vẫn rất tốt. Thạch Kiên vừa học, vừa đọc truyện cho bà, nhưng càng lúc hắn càng đọc chậm hơn.

Kỳ thật không phải vì hắn không thể đọc nhanh, mà vì sau Tam Quốc, hắn chỉ còn một quyển Hồng Lâu Mộng, sau Hồng Lâu Mộng thì còn gì nữa ? Chẳng lẽ đọc cho bà nội nghe Kim Bình Mai ?

Tống Chân Tông càng chờ đợi, thấy chương mới càng lâu tới, hắn cũng sốt ruột, liền mượn kế tryền khẩu dụ.

Trong cung, Tống Chân Tông cũng vô cùng khó nghĩ.

Ở thời cổ đại, ảnh hưởng của lịch sử là rất lớn, cố tình viết sai lịch sử, tội rất nặng..

Tống Chân Tông truyền xuống một đạo thánh dụ, hỏi Thạch Kiên, trong đó có viết:

- Tam Quốc Diễn Nghĩa viết rất hay, nhưng tại sao lại sửa lại lịch sử


/540

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status