Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 248: Cạm Bẫy.

/540


Người Tây Hạ rốt cuộc cũng để lộ nanh vuốt, hơn nữa chúng lại rất sắc bén.

Quả là bọn người Tây Hạ không cần tốn tí công sức nào, xông lên sườn dốc, mở tung cửa thành ra. Tuy có một vài sự chống cự, hơn năm ngàn con người kia đã bị doạ hết vía rồi i, giờ lại còn phải đối mặt với lượng quân địch nhiều hơn quân mình, trận chiến kết thúc rất nhanh. Trận này, chẳng những triều Tống bị mất đi cửa Thiên Đô, mà còn một vạn quân lính nhà Tống kia cũng bị người Tây Hạ giết chết

Không chỉ có thế, theo sau Triều Thuận quân ti lại xuất thêm ba vạn đại quân, hội quân với một vạn đại quânban đầu, xuất binh theo hướng núi Thiên Đô. Chỉ một ngày, đã đến Tam Xuyên. Lúc bấy giờ vì ngày trước đại đa số quân Tống đã được chuyển đi Thiên Đô để chi viện, đã bị người Tây Hạ tiêu diệt hết, giờ đây Tam Xuyên đã trở nên trống rỗng, những người lính Tống đang canh giữ bên trong thành thấy kẻ địch đông quá, không thể nào không rút chạy về Hoài Viễn thành.

Quả nhiên như Chủng Thế Hành đã nói núi Thiên Đô cách đất Triều Tống rất xa, không dễ phòng thủ, mà còn liên lụy đến quân hậu phương nhà Tống nữa. Chỉ tốn hai, ba ngày không những Thiên Đô bị mất, mà cả cứ điểm lớn Tam Xuyên ở núi Thiên Đô do Chủng Thế Hành chỉ huy cũng bị mất ( vị trí địa lí cụ thể, đoạn trước đã từng đề cập). Quân Tây Hạ tiến công áp sát Hoài Viễn thành.

Nghe được tin này, Hạ Tủng hoảng sợ, vội vã đến trại quận Chấn Nhung, tập hợp mấy vạn đại quân, giao cho đại tướng Nhậm Phúc lãnh đạo, đồng thời mệnh Cảnh Phu nhậm chức tham mưu. Kính Nguyên Lộ ở Bát Đô Giám Tang làm tiên phong. Hạt Chu Quan, Đô Giám Vũ Anh, Giám đô ở Kính Châu tên Vương Khuê dẫn quân các nơi, dưới sự chỉ huy của Nhậm Phúc, chống lại quân Hạ. Để bảo đảm chiến thắng trong trận chiến đối Hạ này, Hạ Tủng triệu tập tham mưu, bàn bạc đối sách. Thế là ông ta yêu cầu quân Nhậm Phúc đi theo hướng thành Hoài Viễn hướng về phía Tây đến Đức Thắng, rồi đi theo hướng Nam đến trại Dương Mục Long Thành, quay về phía sau của địch, nghỉ ngơi chờ đợi cơ hội phục kích, nhằm cắt đứt đường lui của địch.

Thật ra Hạ Tủng đã quên mất một người, đó chính là Chủng Thế Hành, nếu không triều Tống cũng không thua trong trận thứ hai này.

Trong thời điểm này, mọi người cũng tưởng rằng Nguyên Hạo còn ở trong phủ Hưng Khánh, mà không ai biết rằng ông ta đang cưỡi ngựa thẳng tiến đến đại quân này. Giống như Thạch Kiên vậy, Nguyên Hạo rất xem trọng tình báo này, ông ta biết rõ Nhậm Phúc đang tiến vào từ phía Bắc, thế là ra lệnh cho đại quân lợi dụng màn đêm, đi theo hướng trại Dương Mục Long Thành ở phía Tây Nam (Huyện Tây Cát tức chốn thập lý Hương Đài Tây Nam, về sau huyện Long Đức được đổi tên thành trại Dương Mục Long Thành và quân Đức Thuận lấy hai chữ cuối đầu của hai từ đó), ở phía nam trại Dương Mục Long Thành, thôn Ngói Đình đất Đông Sơn dàn sẵn trận thế, chờ đợi Nhậm Phúc đến.

Nhậm Phúc và Tang tiên phong, tham quân Cảnh Phu cùng thống lĩnh hàng ngàn khinh kỵ binh, vượt qua Lục Bàn sơn, khi đến đầu núi Tây Lộc, gặp quân tuần tra biên giới tây lộ Thường Côn, nội thị tuần kiểm Lưu Túc và quân Hạ giao chiến ở trận địa Nam Trương Gia Bảo, đã chém hàng trămquân địch, quân Tây Hạ bỏ ngựa, dê, lạc đà bại trận Bắc, Tang, Nhậm Phúc đuổi theo sau. Nhưng chúng không biết rằng quân Tây Hạ giả vờ thua trận mà thôi.

Đêm hôm ấy, Nhậm Phúc, Tang Quân đuổi theo đến sông Hảo Thuỷ (còn có tên gọi là sông Nước Ngọt, ở Kim Ninh Hạ ở phía Bắc huyện Long Đức. Dòng nước trong thôn chảy từ Đông sang Tây chảy vào sông Hồ Lô, cả con sông dài khoảng sáu mươi Chu Quan, đoàn quân Vũ Anh còn lại sẽ tiến lên phía Bắc núi Lung Đầu ở thôn Lung Lạc (là nhánh sông của thôn Hảo Thủy). Hai cánh quân cách nhau khoảng năm dặm, hẹn gặp nhau hội binh ở cửa thôn, diệt toàn bộ quân Tây Hạ.

Đội quân Tây Hạ đã chạy khá mệt rồi, ở cách đó không xa khoảng bốn, năm lý đã hạ doanh trại để nghỉ chân, nhưng vào đêm họ sẽ tăng thêm tuần tra. Sáng ngày hôm sau, trời vẫn chưa sáng, chúng đã dọn doanh trại muốn đào tẩu. Đây cũng nằm trong kế sách, chúng cố ý lừa quân Tống sập bẫy, nếu không cũng hạ trại ở nơi gần như vậy. Nhưng Nhậm Phúc không ngờ đấy chỉ là kế, chia quân hai ngả, quân Chu Quan ở phía Bắc, Nhậm Phúc ở phía Nam, không ngừng truy đuổi dọc theo đường sông Hảo Thủy. Một mực truy đuổi theo đến thành Lung Can ở phía Bắc, tiến vào vòng vây của quân Hạ, thì mới phát hiện ra là đã rơi vào cạm bẫy của Nguyên Hạo.

Trong thời điểm này Nhậm Phúc, Tang vẫn còn lòng tin, bởi vì quân Tống mới thắng trận, sĩ khí vẫn còn rất mạnh mẽ. Vì muốn thoát khỏi vòng vây, chúng đã dẫn quân đi dọc theo đường sông Hảo Thủy đi theo hướng tây, ra núi Lục Bàn, cách trại Dương Mục Long Thành khoảng năm dặm đường chuẩn bị bày trận chống địch, có những binh lính đi trên dọc đường nhặt được năm, sáu hộp trong bùn, đóng rất kĩ, bên trong có phát ra tiếng giẫy giụa. Nhậm Phúc lấy làm lạ, lệnh cho quân sĩ mở hộp ra, nhưng lại thấy hàng trăm con bồ câu bay theo vòng như một loa kèn, bay qua lượn lại trên đầu quân Tống. Nguyên Hạo thấy những con bồ câu thì biết ngay quân Tống đã trúng kế, đã lọt vào vòng vây thật rồi, ông ta quyết định áp dụng kế sách phân chia bao vây để tiêu diệt quân Tống. Lệnh cho tướng quân Khắt Thành Thượng dẫn đội quân Hồng Châu chừng hai vạn quân bao vây đội quân Chu Quan, Vũ Anh và những đội quân còn lại đang trú ở nam Sơn Đông. Tự mình dẫn dắt đội quân thân binh của mình và đội quân Linh Châu của Đậu Duy Cát bao vây những đội quân Nhậm Phúc,Tang Quân, Lưu Túc.

Nhậm Phúc và những người kia dẫn dắt đội quân quyết chiến một trận. Giao chiến từ giờ thìn đến giữa trưa, ngựa chiến quân Tống đều kiệt sức, vừa khát vừa đói, dần dần không còn cầm cự nổi. Nhậm Phúc hạ lệnh xung phong, quân Tống tả xung hữu đột, vẫn chưa thể nào xông khỏi vòng vây. Tang Quân, Lưu Túc kiệt sức tử trận. Nhậm Phúc bị trùng trùng bao vây bởi quân Tây Hạ, người trúng vài chục mũi tên, tiểu giáo Lưu Tiến khuyên giải Phúc tự chạy trốn đi, Phúc nói:

"Ta là đại tướng quân, bại trận, thì chỉ có thể lấy chết để báo quốc thôi chứ!"

Nói xong, ông ta cầm lấy tứ phương thiết giản, xung phong quyết chiến đến cùng, tiêu diệt hơn vài chục người, trên người ông ta cũng bị thương nặng, máu chảy không ngừng. Tiếp theo sau đó, mặt bên trái lại bị một nhát đao, Phúc không thể nào chống cự thêm nữa, lấy tay tự xiết họng mà chết. Con trai của ông ta là Hoài Lượng cũng bị tử trận.

Trong lúc quân Nhậm Phúc bị bao vây. Quân Chu Quan, Vũ Anh ở bên phía Đông cũng đang bị bao vây. Hai cánh quân tuy chỉ cách nhau một quả núi khoảng năm dặm đường. Nhưng lại mất đi tất cả liên lạc. Hai bên không hay biết gì tình hình của nhau. Quân Tây Hạ chia thành hai ngả bao vây Chu Quan, Vũ Anh. May thay Vương Khuê từ Dương Mục Long thành đến thống lĩnh ba ngàn bộ binh để chi viện thêm. Giám đô Vị Châu Triệu Tân thống lĩnh hai ngàn kỵ binh từ Đình Ngói Bảo tăng thêm chi viện. thì mới thoát khỏi vòng nguy hiểm.

Khi bốn tướng hợp binh vào một chỗ. Phát động tấn công quân Tây Hạ. Nguyên Hạo tiêu diêt xong quân Nhậm Phúc, thì đại quân bên phía tây đang tiến tới. Khi đó quân Tống phía trước phía sau đều bị tấn công khiến chúng loạn lên. Vũ Anh, Vương Khuê, Triệu Tân, Cảnh Phu đều tử trận. Quân Tống tử thương bốn vạn quân. Duy chỉ gần hơn một ngàn quân mà phó tướng Chu Quan thống lĩnh, lui về cố thủ bên trong thành. Dùng thủ nỗ bắn tứ phía. Đợi đến khi màn sương đêm buông xuống quân Tây Hạ lui đi. Vì thế còn được bảo toàn. ( và đây là sự sửa đổi trận chiến thực sự tại thôn Hảo Thủy. Lần đấy đã khiến cho bảy vạn quân Tống bị tử trận. Nhậm Phúc thật anh dũng. Chí ít ra được chết một cách oanh liệt. Nhưng thiếu mưu lược. Cả triều Tống cũng vậy. Bọn chúng không phải nguời không có tâm huyết. Mà bởi kế sách vì không có đại tướng thật sự có tài ứng chiến )

Trận chiến này đã truyền đến tai triều đình, làm chấn động cả nước. Chỉ trong chốc lát cả năm vạn quân Tống cũng không còn? Đương nhiên Hạ Tủng cũng tự hiểu rõ rằng bản thân cũng khó tránh khỏi chịu tội. Ý nghĩa mà trên đã kể là chỉ hiện ở Tây Bắc không một đại tướng nào có thể tự dẫn binh ứng chiến. Tòan bộ tinh binh mãnh tướng đều bị điều đi Hà Bắc rồi. Tuy rằng Lưu Nga là mộtngười đầy thủ đoạn chính trị. nhưng tài năng quân sự cũng lại rất kém. Nhìn vào bảng tấu trình mà không tin đó là thật.

Lưu Nga hạ chiếu truy phong cho Nhậm phúc là tiết độ sứ của Võ Thánh Quân. kiêm Thị Chung. Vương Khuê, Triệu Tân, Vũ Anh, Táng đều được thăng quan. Xem như tưởng niệm. Bà ta vốn muốn biếm chức của Hạ Tủng luôn. Nhưng khi ấy truyền đến một tin, đã khiến Bà thay đổi chủ ý này. Trận chiến lần này. Trương Nguyên cũng đi theo Nguyên Hạo tham dự bày ra mưu kế. Sau khi trận chiến kết thúc. Trương Nguyên phụng mệnh đề thơ trên tường :

Hạ Tủng luôn luồn cúi

Thạch Kiên chạy lung tung

Quân Hạ như rồng hổ

Người Tống kém cơ mưu

(lẽ ra Hàn Kỳ chưa chắc giỏi. Bởi vì Hàn Kỳ nổi tiếng kia chỉ huy trận chiến này )

Phía dưới bài thơ có ghi : "Thái sư, Thượng thư lệnh, Khiêm trung thư lệnh Trương Nguyên đã đến đây". Dù rằng thơ này là những lời thông cảm với Hạ Tủng và Thạch Kiên cũng là lời miệt thị đối với quân Tống. Nhưng hiển thị rõ rằng quân tướng Tây Hạ đã mãn nguyện, đầy sự thỏa mãn rồi.

Lưu Nga thấy Trương Nguyên xếp Hạ Tủng và Thạch Kiên vào cùng một vị trí. Chẳng lẽ Tây Hạ cũng e sợ Hạ Tủng. Mà dùng kế phản gián điều Hạ Tủng đi. Thậm chí bà còn nhớ đến lúc đang trong vòng vây Duyên Châu Hạ Tủng đã từng dứt khoát từ Kính châu đưa ba vạn kỵ binh xuất kích. còn trong trận ở núi Thiên Đô. Ông ta cũng phối hợp với Thạch Kiên tuân theo sự sắp xếp của Chủng Thế Hành. Cuối cùng khiến cho chiến dịch đó chiến thắng thật oanh liệt. Thế là ra lệnh cho ông ta lấy công chuộc tội. Đã khiến cho Hạ Tủng phạm phải lỗi lầm to lớn này mà còn bình yên vô sự.

Sau khi Trương Nguyên biết được tin này, hắn cùng Nguyên Hạo nhìn nhau mà cười lớn, hắn ta nói: - Như vậy thành công bước đầu có thể thực thi các bước như kế hoạch đã định."

Khi đó Nguyên Hạo phái gián điệp tới Kính Châu loan tin, thật ra Tây Hạ sau trận chiến lần trước đã bị hao tổn nguyên khí rất lớn.

Lần này không có bao nhiêu binh lính. Nếu như lần này không phải lính Tống quá là ít ỏi, hiện đã thua trận rồi.

Hạ Tủng vẫn tin là thật, ông ta còn đang nghĩ, nếu lần này viện binh đã yêu cầu chi viện có số lượng nhiều thìđã thắng lớn, nhiều khi còn có thể cứu hai đội lính của Nhậm Phúc ra luôn. Ông ta cũng nhớ đến thấy Thạch Kiên chiến thắng một cách nhẹ nhàng, nhưng điều động ba mươi vạn quân Tống tớiTây Bắc là ổn cả,. Sau đó ông ta đem ý tưởng này trình báo với triều đình.

Đồng thời, Nguyên Hạo đã làm một chuyện khiến Lưu Nga phải chú ý. Ông ta nói rằng khi ấy sứ giả triều đình đang hối thúc khoản tiền cống phẩm, nhưng khi ấy Nguyên Họa đang hứa xuông về số tiền đó để ứng phó với triều Tống.

Vì thế, việc theo sát truy đuổi thiếu tộc trưởng của bộ tộc Khế Khốt đã trở nên gấp rút . Cuối cùng đã xảy ra xung đột với triều đình. Ông ta đang có ý định tạ tội với triều đình, đồng thời đồng ý một lần nữa giao lại Tam Xuyên và Thiên Đô cho triều Tống. Và còn nói rằng, ông ta còn đồng ý giao trả lại toàn bộ tù binh đã bắt trong trận chiến lần này, nhưng trên người của gã thiếu tộc trửơng của tộc Kế Khoát có khoảng hơn sáu mươi vạn quan vàng bạc châu báu, còn hy vọng triều đình hòan trả tòan bộ cho Tây Hạ.

Lưu Nga xem qua trình tấu này, tức điên lên. Cuộc chiến lần này, hễ bắt được người lính Tống nào đều bị giết, tù binh còn lại khỏang chừng một trăm người là nhiều lắm rồi. Nhưng còn gã thiếu trưởng tộc của tộc Kế Khốt là thật hay giả, cho dù đó là thật đi chăng nữa, trong biển người như thế, hơn nữa là để giúp cho người Tây Hạ bị lưu lạc chạy trốn đến biên giới Tống, nhằm giảm bớt thế lực cụa Tây Hạ, khi ấy triều Tống quản lý rất lỏng lẻo. Chỉ cần trong số đó một vài người dùng tên giả, thì mãi vẫn không thể nào tìm ra được, lẽ nào bây giờ không thể lấy được mừơi vạn quan mà còn phải trả lại cho gã năm mươi vạn quan?

Bấy giờ Hạ Tủng cũng mới nhận được thông báo của Nguyên Hạo sẽ hoàn trả Thiên Đô và Tam Xuyên cho, gã vẫn không tin, nhưng Tam Xuyên liên quan đến sự an tòan của thành Hoài Viễn, Gã phái quân Tống đến thăm dò, quả nhiên là một cửa thành trống. Thế là gã lần nữa đưa quân qua chiếm lĩnh Tam Xuyên. Còn Thiên Đô, giờ đây gã mới chịu cách nói của lão Chủng, không còn dám chiếm nữa. Đến khi gã nghe Nguyên Hạo tấu trình tội trạng với triều đình, đột nhiên nhớ đến lời đồn ấy, thế là liền trình tấu với triều đình, thực ra lần này Nguyên Hạo nhận tội với triều đình đã thể hiện rõ họ ngoài mạnh trong yếu, chỉ e rằng không còn bao nhiêu binh lực. gã cầu xin triều đình cho gã mười lăm vạn đại quân, lập tức chinh phạt Tây Hạ, thu phục Linh Châu.

Bản tấu chương này đã dẫn đến bàn tán, có ngừơi nói rằng không thể xem thừơng Tây Hạ. Nếu không thì lúc trứơc Thạch Kiên đã tíến quân vào Tây Hạ rồi, huống chi trong thời gian trứơc triều đình nghe theo lời bịa đặt của gã Nguyên Hạo (khiến cho Lưu Nga ở phía sau vén màn đó cũng phải đỏ mặt), chú ý vào U, Vân, giờ đây nước Liêu đã cảnh giác, và đã tập hợp đại quân ở biên giới Tống Liêu, khiến cho đại quân Hà Bắc không thể nào phân thân đi chi viện. Nhưng cũng có người nói rằng trận chiến vừa rồi, tuy rằng đại quân nhà Tống bị thua lớn, nhưng cũng khiến cho Nguyên Hạo bị trọng thương, không thể để vuột mất thời cơ, huống chi hiện giờ triều Tống đã chế tạo ra lựu đạn và thủ nỗ, vũ khí bây giờ so với thời Thạch Kiên thì nhiều hơn nhiều, Trận vừa rồi chỉ do không có mãnh tướng nào chỉ huy mà thôi.

Bấy giờ tầm mắt của mọi người đều thiên hướng về phía nam, nhớ đến người thanh niên trẻ tuổi ấy vì sao lại nổi giận như thế, mà cũng chỉ có hắn mới nhận ra được Nguyên Hạo là kẻ không thể thuần phục được. Tuy biết rằng Lưu Nga không được vui, Vương Tằng vẫn tấu tiếp:

- Hay là đi hỏi Thạch đại nhân đi, triều đình lâm nguy, hắn không thể nào ngồi yên đó được.

Lưu Nga nghe xong câu này, liền tức giận nhưng vẫn không thể nào lên tiếng được, bà nghĩ nếu bây giờ đi hỏi Thạch Kiên, thì ai gia làm gì phải ngồi đây bàn bạc với bọn chúng bây hơn nửa ngày trời cơ chứ?

Nhưng cũng không còn cách nào khác, đây còn liên quan đến sự sống chết của hàng chục vạn binh lính nữa, thế là bà ta phải chịu ngậm bồ hòn nuốt lấy cơn giận, ra lệnh cho khâm sai đến Hòa Châu để ban chỉ. Lần này phong làm Thiểm Tây kinh lược an phủ chinh chiêu sứ, nhưng trước ấy đã có một chức ngang hàng là bình chương vụ , nhưng đấy chỉ là một hư danh mà thôi, nhưng giai phẩm hay là lương bổng vẫn thuộc cấp bậc tể tướng . Đấy cũng chỉ vì không còn cách nào khác mà thôi, lần trứơc Thạch Kiên là Tham tri chính sự. Trong lúc Lưu Nga đang ban thánh chỉ này, nghĩ rằng: “Như thế về sau, sau này cũng không còn gì để tưởng thưởng nữa, chẳng lẽ chỉ còn kêu Chinh hhi nhường ngôi lại cho hắn?”

Càng thêm tức giận, khi khâm sai cưỡi ngựa ngày đêm phi thẳng đến Hòa Châu, nhưng lại nhận được tin rằng cách đây vài tháng Thạch Kiên đã rời Hòa Châu, không biết đi đến đâu. Gã ta lo sợ phải chăng quả thật Thạch Kiên đã chu du du lịch vòng quanh thế giới hay sao chứ, thế thì chết chắc rồi, thế là gã ta tìm đến gã mưu sĩ của Thạch Kiên là Thân Nghĩa Bân, tuy rằng Thân Nghĩa Bân có biết thật, nhưng biết rồi cũng như không, thì ra thời gian vừa rồi, Thạch Kiên nhàn rỗi ở nhà, đã dắt mấy mỹ nhân của hắn đi chu du thiên hạ. Mà giờ đây hắn đang cố ý né tránh việc chính sự, e rằng cả trận thua lớn của triều đình cũng không biết đến.

Gã khâm sai ấy đành hồi Kinh bẩm báo.

Cuối cùng Vương Tằng nói:

- Thái Hậu, lẽ nào tính tình của Thạch Bất Di là như thế nào, người không hiểu hay sao chứ, ngày trước hắn xem Thái Hậu và Tiên Đế như là nửa cha mẹ của hắn, hắn tận trung với triều đình. Hắn chỉ muốn triều đình tốt hơn, có lẽ Thái Hậu vẫn còn buồn phiền về chuyện tưởng thưởng cho Thạch Bất Di. Thực ra Thái Hậu đã sơ xuất không để ý thứ quan trọng nhất đối với Thạch Bất Di là thứ gì.

- Cần thứ gì?

- Hiểu và tin tưởng.

Nói đến đây, gã cười buồn:

- Nói như vậy, khiến người khác khó tin tưởng, trên thế gian này có loại người có tài hoa như vậy, không ham hố danh lợi, không tham quan chức vinh hoa phú quý, chỉ muốn một lòng một dạ làm việc cho triều đình, vì sự hùng mạnh của tổ quốc, vì đời sống ấm no của bá tánh, nhưng lão thần có gan nói một câu, Thạch Kiên chính là con người như vậy. Mà con người như thế thì trước đây cũng có một người."

- Võ Hầu Gia Cát?

- Vâng thưa Thái Hậu, người nghĩ xem , Gia Cát Lượng thì sao có thể thần kì như đã được viết, nhưng Thạch Bất Di kia lại xem ông ta là thần tượng,. Thái Hậu, Người hãy nghĩ lại xem , và cả, người thiếu niên ấy không có phẩm chất như vậy, thì làm sao mà viết ra được cơ chứ. Chí ít ra phẩm chất của lão thần đây cũng không kém, chí ít ra thì tay viết của lão thần cũng tương đối. Nhưng kêu lão thần viết, lão thần quả thật viết không ra nổi. Mong Thái Hậu hãy suy nghĩ lại.

Nói đến đây Vương Tằng lại ngừng một tí rồi lại nói:

- Lão thần cả gan nói thêm một câu nữa, đấy là triều đình phải tuyệt đối tin tưởng và ủng hộ hắn mới được, thì dù chỉ cho hắn chức quan tam tứ phẩm thì hắn cũng cảm thấy vui lòng rồi. Không tin, Thái Hậu có thể xem lại, lần này Thạch Kiên không tiếp chỉ ngay, một khi đã tiếp chỉ, thì sao phải cự tuyệt chức vụ bình chương vụ mà triều đình cho hắn chứ.

Những lời nói này, cuối cùng cũng đã khiến cho Lưu Nga hiểu và không còn e dè gì đối với Thạch Kiên, thế là lệnh cho tri phủ các nơi, để ý xem nơi nào có tung tích của Thạch Kiên.

Và khi đó không thể kéo dài vụ việc hơn nữa, nếu như triều đình mắc phải sai lầm lớn như vậy, mà không báo thù, thì quả là không thể nào với bá tánh đang giận dữ.

Hơn nữa lúc bấy giờ đã xảy ra một chuyện có lợi cho việc triều Tống tấn công vào Tây Hạ. Mười ba bộ tộc của Tây Hạ bị Nguyên Hạo ép bức quá thể không thể nào chịu được nữa, thế là bí mật tiếp xúc với triều Tống, bàn cách liên hợp với Triều Tống, trong ứng ngoài hợp để tiêu diệt Nguyên Hạo.

Để khiến cho triều đình nhà Tống có thể tin tưởng, mười ba bộ tộc này hợp nhất lại đề cử đưa con trai tộc trưởng Chân Hãn Hoạn của bộ tộc Hợp Nhĩ Đạt làm con tin. Cuối cùng khiến cho triều Tống xóa đi sự nghi ngờ đó, vì theo gián điệp ở biên giới Tây Hạ phía bên kia nói rằng Chân Hãn Hoạn chỉ có duy nhất đứa con này.

Thấm thoát thời gian cũng đã trôi một năm, đương nhiên, trong một năm nay đừng nói chi đến không thấy được tiền cống nạp mười mấy ngàn lượng của Nguyên Hạo, ngay cả một đồng tiền cũng không thấy.

Đến tháng ba, cuối cùng trều đình đã hạ chiếu chỉ, lệnh Hạ Tủng làm Thiểm Tây kinh lược sứ Kính Nguyên lộ kinh lược phó sứ dẫn năm vạn đại quân theo đường Hà Đông vào (Cam Túc Lâm Thao), lão tướng Tào Vĩ từ Hà Bắc trở về từ Hoàn Châu dẫn theo bảy vạn đại quân, Chu Lịch dẫn theo bảy vạn đại quân từ đường Kinh Nguyên Bắc tiến , Phạm Trọng Yêm và Chiết Duy Trung dẫn tám vạn đại quân ra Tuy Châu. Đồng thời lệnh Thổ Phiên tấn công Lương Châu từ cánh trái, hỗ trợ cho quân Tống, còn có thể khống chế quân cánh phải của Tây Hạ.

Để phối hợp với thế tấn công của Tây Bắc, triều Tống còn cử sứ giả đến nứơc Liêu để mừng tuổi, đồng thời sớm thanh tóan hết khỏan tiền cống nạp, để thể hiện tình hữu nghị hai nước.


/540

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status