Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 103: Ngốc tử

/540


Thạch Kiên vội vàng giải thích:

- Các vị đại nhân, mấy lời này chỉ là từ sách vở mà ra, không hề có ý tứ khác.

Yến Thù gật gật đầu nói:

- Không sai, chúng ta cũng không có nói ngươi có ý tứ khác.

Thạch Kiên nhìn bộ dáng muốn cười của bọn họ, chỉ đơn giản liếc mắt một cái, không thèm giải thích, càng đỡ phiền toái.

Dung quận chúa mặc dù có chút xấu hổ, nhưng vẫn như cũ nhận lấy bài từ, hỏi:

- Học sĩ, không phải làm người chỉ mong bên nhau lâu dài, nghìn dặm cộng thuyền quyên hay sao (1)? Sao phần sau của bài từ này lại là thống khổ?

1. Thuỷ điệu ca đầu - Trung thu (Tô Thức)

Minh nguyệt kỷ thời hữu ?

Bả tửu vấn thanh thiên.

Bất tri thiên thượng cung khuyết,

Kim tịch thị hà niên.

Ngã dục thừa phong quy khứ,

Hựu khủng quỳnh lâu ngọc vũ,

Cao xứ bất thắng hàn.

Khởi vũ lộng thanh ảnh,

Hà tự tại nhân gian.

Chuyển chu các,

Đê ỷ hộ,

Chiếu vô miên.

Bất ưng hữu hận,

Hà sự trường hướng biệt thời viên.

Nhân hữu bi, hoan, ly, hợp,

Nguyệt hữu âm, tình, viên, khuyết,

Thử sự cổ nan toàn.

Đán nguyện nhân trường cửu,

Thiên lý cộng thiền quyên.

Thuỷ điệu ca đầu - Trung thu (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn) – thivien

Trăng sáng bao giờ có?

Nâng chén hỏi trời cao

Chẳng hay trên đây cung khuyết

Đêm đó nhằm năm nao?

Rắp định cưỡi mây lên đến

Chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc

Cao ngất lạnh lùng sao?

Đứng múa vời thanh ảnh

Trần thế khác chi đâu.

Xoay gác đỏ

Luồn song lụa

Rọi tìm nhau

Chẳng nên cừu hận

Sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau

Người có buồn, vui, ly, hợp

Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết

Tự cổ vẹn toàn đâu

Chỉ nguyện người trường cửu

Ngàn dặm dưới trăng thâu.

Thạch Kiên nói:

- Cũng không phải thống khổ, chỉ là hai người chia cách, nhớ mong mà thôi. Về sau cũng không chắc có được một kết cục hoàn mỹ, nhưng sao phải viết ra? Hạ quan chỉ viết ra một cảnh tượng, không phải viết tiểu thuyết, cần gì đến kết cục.

- Cũng đúng, nhưng còn hai vế đối kia, đáp án là như thế nào?

Nghe được Dung quận chúa hỏi như vậy, ánh mắt của tất cả mọi người lại nhìn chằm chằm Thạch Kiên. Ba cấu đối trước coi như đã qua, nhưng hai câu đối sau phải làm thế nao?

Thạch Kiên đề bút viết:

- Hảo nữ tử kỷ dậu sinh, vấn môn khẩu hà nhân khả phối.

Nghê nhân nhi hợi tử niên, giá gia nữ dựng tử nãi hài.

Sau đó nói:

- Kỳ thật những vế đối này đều là tuyệt đối, ta dù đối được nhưng cũng vẫn không phải tốt. Chẳng qua là có dụng ý thả con săn sắt, bắt con cá rô mà thôi.

Nói xong lại viết xuống câu đối cuối cùng:

- Phong sào phong thụ kết, phong xuy phong diệp yểm phong môn (Tổ ong kết ở cây phong, gió thổi lá phong giấu cửa tổ ong - ở đây có 3 chữ phong đồng âm khác nghĩa: ong, cây phong, gió).

Nghĩ động nghĩ huyệt cư, vũ đả ngư nhi ẩn ngư đường (Kiến động kiến ăn lông ở lỗ, mưa đánh cá con trốn trong ao cá – nghĩ, vũ và ngư đồng âm nhưng khác nghĩa: kiến, mưa, cá).

Vế đối này vừa viết xong, tất cả mọi người đều thở dài một tiếng. Chẳng những ba người phía trước, mà kể cả thiếu niên được xưng là tài tử đệ nhất thiên hạ này, hai câu đối lại cũng không phải hoàn mỹ. Khó trách hắn nói văn tự di sản mà tổ tông lưu lại là rộng lớn tinh thâm.

Thạch Kiên đem năm câu đối ra, kết quả câu đối đầu tiên là xuất sắc nhất, vì thế Hạ Tử Kiều lập tức nối danh thiên hạ. Chân Tông sau còn tiếp kiến riêng hắn, khiến hắn càng leo lên cao nhanh chóng, điều này khiến Thạch Kiên hối hận không thôi.

Tiễn mọi người về xong, Thạch Kiên lại tiếp tục bận rộn. Hắn đem lò cao ra bắt đầu sử dụng. Lần này hắn chỉ mở một lò, không phải vì tinh luyện sắt thép, mà vì muốn làm một lò nấu nước thép, luyện ra một ít thép thật cứng, chế tạo máy tiện nguyên thủy. Hiện tại máy tiện chia làm máy tiện bình thường, máy tiện dùng mâm tiện, máy tiện tự động, máy tiện bán tự động, máy tiện phẳng, máy tiện cong, máy tiện sạn xỉ, máy tiện chuyên môn và máy tiện liên hợp. Máy tiện càng được phân ra nhiều loại càng chính xác. Hơn nữa đại đa số máy tiện đều là điều khiển bằng kỹ thuật số, đặc biệt Nhật Bản có loại máy tiện rất chính xác. Trong đó thô ráp nhất là máy tiện thường, gia công thô sơ, có trục điều chỉnh vận tốc quay và độ lớn, có thể gia công được mặt trong và mặt ngoài linh kiện, mặt phẳng ở hai đầu hình trụ và vân trong ngoài. Loại máy tiện này chủ yếu được công nhân thao tác, hiệu suất làm việc thấp, sử dụng nhiều phụ kiện, cần nhiều phân xưởng lắp ráp.

Chính là loại máy tiện này Thạch Kiên cũng không thể có được. Điều kiện căn bản không đủ. Hắn đành chế tạo ra cái máy tiện nguyên thủy, có từ thời cuối thế kỷ XIX ở Châu Âu. Hơn nữa cả khi hắn có được nhân lực và vật lực tùy ý sử dụng, cũng phải mất một tháng mới có thể chế tạo thành. Lúc này ở nhà máy thép phụ cận tập trung vô số khoáng thạch, còn có thợ thủ công đến từ cả nước. Trong thời gian ngắn ngủi, hắn đã tiêu hết cả bạc triệu. Có khi hắn nghĩ hắn có thể nói rằng mình là khoa học gia hạnh phúc nhất thế giới này. Hạnh phúc chính là hắn có thể điều động được tài nguyên vô hạn. Cho dù là Einstein cũng không có được điều kiện thí nghiệm tốt như vậy đi. Buồn rầu chính là điều kiện lạc hậu, không có được bao nhiêu sự giúp đỡ hữu dụng. Lúc này vài đại thần mới biết được vì sao hắn không chế tạo thuyền trước mà cứ phải làm dược ngọc, không có tiền thật không được. Nếu các đại thần thấy ngay cả bóng dáng cái thuyền đều không có, còn tiêu phí nhiều tiền như vậy, còn không làm loạn ầm ĩ lên sao.

Có máy tiện, có lò quay thì có khả năng thành công. Vì lò quay này, Thạch Kiên đã vận động nhóm thợ thủ công ngày đêm nghiên cứu, đương nhiên là có điện thì càng tốt, có một trạm phát điện thì vẫn đề gì cũng giải quyết được. Hiện tại muốn phát điện chỉ có thể dùng máy hơi nước, máy hơi nước còn phải có thép tốt, vấn đề lại trở lại từ đầu. Tuy nhiên Thạch Kiên và nhóm thợ thủ công không hề bỏ cuộc. Bọn họ cuối cùng dùng biện phá nguyên thủy, dùng sức động vật kéo. Cuối cùng cũng nhìn thấy thành phẩm lò quay, khiến Thạch Kiên cảm thấy không biết thành quả của mình là cái gì nữa.

Trong một thời gian ngắn, Chân Tông và Triệu Trinh, thậm chí cả Lưu Nga cũng đến đây nhìn thử. Dù sao thời gian trôi qua lau như vậy, dù là người rất kiên nhẫn cũng bắt đầu cảm thấy sốt ruột. Ngay cả Dung quận chúa cũng lại nhìn đến vài lần, còn đề cập qua mấy ý kiến hữu dụng.

Có một lần bọn họ vô ý nói đến Uyển Dung, Dung quận chúa cau mày nói:

- Đối với Da Luật Đảo Dung ta cũng nghe nói qua, phụ thân của nàng Tấn quốc vương Da Luật Dong Khánh là con thứ hai của hoàng đế Cảnh Tông. Hắn từ lúc còn rất nhỏ đã tinh thông trận pháp, Cảnh Tông từng nói: “Cuộc sống gia đình ta cũng giống như mã câu” Sau lại bị Liêu chủ tiến phong Lương Vương, ở lại Nam Kinh trấn thủ. Khi Liêu quốc xuất binh tấn công ta, hắn đi tiên phong, đầu tiên phá tan quân ta ở Thiền Châu, sau đó phá quân ta ở Hành Châu. Người này đối nhân xử thế tương đối gian trá mạnh mẽ. Vào năm Tường Phù thứ chín thì ốm chết. Nàng còn có mấy người ca ca. Da Luật Tông Chính, là đại ca của nàng, hiện được Liêu chủ phong làm Trung Sơn Quận Vương, nghe nói cũng khá có tài. Da Luật Tông Duẫn, tam ca của nàng, Trường Sa Quận Vương, cũng là một người có bản lĩnh. Nhị ca Da Luật Tông Giáo, tư chất bình thường, nhưng cũng không phải là người kém cỏi. Tương truyền mẫu thân của Da Luật Đảo Dung là người Tống. Bởi vì Long Khánh coi trọng sắc đẹp của nàng, nên mới đem nàng đưa vào hậu cung. Thân phận của mẫu thân nàng vốn rất thấp, nhưng nữ nhân như vậy, hết lần này đến lần khác vẫn được Da Luật Long Khánh coi trọng, phong nàng làm Vương Phi. Da Luật Long Khánh thường nói với người khác: “Tiếc rằng Dung nhi không phải nam nhân, nếu không sẽ còn hơn ta gấp bội.”

Thạch Kiên chần chừ một hồi, nói:

- Ý Quận chúa muốn nói: “một nhân vật như vậy sao có thể sinh bệnh phải ở trong nhà dưỡng bệnh hai năm? Trừ phi nàng bệnh thật sự nặng, mà cho dù bệnh nặng, cũng không có khả năng bệnh đến hơn hai năm.

Dung quận chúa gật đầu nói:

- Ta đúng là có ý tứ này. Đương nhiên ngoại trừ đương sự, ai cũng không thể xác định có thật như vậy hay không. Nhưng Thạch học sĩ xuất hiện quá mức hoa lệ. Từ xưa đến nay, chưa từng có chuyện một thiếu niên mới tám tuổi mà đã khiến cho toàn thiên hạ không yên? Theo như lời dân chúng nói, học sĩ không phải thần thì là yêu. Đương kim Liêu chủ mặc dù kính trọng tài văn chương của ngươi, nhưng cũng không thể không đề phòng ngươi. Nếu ngươi thật sự không có nguy hại đối với Liêu quốc, đó là tốt nhất. Nếu có nguy hại, hai chủ tớ kia chắc chắn sẽ xuống tay với ngươi. Mà đảm nhiệm trọng trách này, chắc sẽ là Uyển Dung cô nương, nếu không thì người bên ngoài muốn tiếp cận ngươi đã sớm lộ mặt rồi.

Thạch Kiên vừa muốn biện giải, Dung quận chúa đã đưa tay lên ngăn lại, nói:

- Học sĩ không cần phải giải thích. Ta nói rồi, mặc kệ học sĩ là thần cũng tốt, là yêu cũng được, mà là người cũng chẳng sao, nhưng ta thấy học sĩ đối với Đại Tống thật sự trung thành và tận tâm, chỉ cần điểm ấy là được rồi. Không cần biết học sĩ có thậ là Văn Khuê Tinh (sao Văn Khuê) hạ phàm, trợ giúp Đại Tống ta chiến đấu với địch nhân lớn nhất – Liêu quốc hay không. Cũng không cần biết học sĩ có phải là yêu quái chuyển thế, hoặc là một người bước qua địa phủ mà quên uống Mạnh Bà thang, đem tri thức từ đời sau đến, trợ giúp Đại Tống ta hay không thì cũng vẫn là trợ thủ tốt nhất của Đại Tống.

Mắt Thạch Kiên trừng lớn, đem tri thức đời sau mang đến, sức tưởng tượng của nàng thực phong phú. Chẳng lẽ nàng cũng biết đến xuyên qua?

Dung quận chúa cười khanh khách, cười tươi như hoa nở, sau đó nói:

- Ta nói rồi, trên người học sĩ cất giấu bí mật nhiều lắm. Tuy nhiên học sĩ muốn ta không nói cho người khác thì vẫn còn một phương pháp.

- Là phương pháp gì?

Thạch Kiên thuận miệng nói. Sau khi nói xong hắn thật muốn đập nát miệng mình, nói vậy cũng chẳng khác gì thừa nhận bản thân đúng là có bí mật.

Dung quận chúa đột nhiên đỏ mặt, nói:

- Ngươi này ngốc tử, cũng không biết ngươi làm thế nào viết ra Hồng Lâu Mộng?

Thạch Kiên ngạc nhiên hỏi:

- Chuyện này và “Hồng Lâu Mộng” có quan hệ gì?

Dung quận chúa tức giận, dậm chân nói:

- Ngươi viết cho ta mấy câu “sinh tra tử” kia, hiện tại trong thành đều đã biết hết, ngươi kêu bản quận chúa làm sao gặp người nữa?

Nói xong nàng chạy vút đi như con bướm. Đại khái dù nàng có thông minh, nhưng nói ra việc này, cũng khiến nàng thẹn thùng. Tuy nhiên nàng còn quay đầu lại nói một câu:

- Còn nữa ngươi nên ngẫm lại phải làm thế nào đối với đường muội của ta? Còn nữa, hiện tại ngươi đang nhảy múa với sói, phải cẩn thận.

Sau đó nàng mới chạy xa.

Thạch Kiên còn đứng tại chỗ ngẩn người, đường muội (em họ)? Hắn suy nghĩ nửa ngày, không phải là tiểu đạo cô chứ? Không thể nào! Tiểu đạo cô mới có mấy tuổi, không phải là coi chính mình thành bạch mã vương tử chứ? Hơn nữa lại thêm một quận chúa? Hắn ngẫm nghĩ lại một chút xem lịch sử có ghi lại hay không. Đáng thương cho hắn, từ thời Xuân Thu đến tận Tống triều, vốn không có một đại thần có phúc khí như vậy, còn cưới một công chúa (còn là công chúa duy nhất) cộng thêm một con gái của vương gia tôn quý. Còn có nhảy múa với sói, bộ phim nổi tiếng về miền Tây nước Mỹ? Nàng sao lại nhớ tới tên này?

Lúc này mùa xuân vừa mới bắt đầu, trên mặt đất, mới phủ một tầng màu xanh nhợt nhạt. Thạch Kiên lại có ảo tưởng suy nghĩ về cuộc sống sau này: Lý Tuệ ghé vào chỗ nào đó trên bàn học xem hắn viết thơ, Hống Diên đứng ở bên cành nàng, Tiểu đạo cô nằm ở trên giường đòi hắn kể chuyện xưa, Lục Ngạc bưng trà rót nước cho mấy người. Quận chúa trí tuệ hơn người cùng với hắn làm câu đối, không đối được thì giống tiểu muội của Tô Đông Pha, không để cho hắn vào phòng ngủ.

Hắn không khỏi đầu đầy mồ hổi


/540

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status