Đậu Chiêu kinh ngạc nhìn Kỷ Vịnh. Không ngờ hắn lại tinh tế như vậy!
Kỷ Vịnh cười bỡn cợt:
- Muội cứ yên tâm đi, ta nhất định sẽ giữ bí mật giúp muội, quyết không nói cho cô cô ta đâu.
Đậu Chiêu cũng bật cười.
Nàng cân nhắc rồi nói:
- Bình thường cơ thể Thôi di thái thái đều rất mạnh khỏe nhưng hai năm trước, người đi cuốc đất trồng rau, đột nhiên ngã xuống ruộng, nếu không phải bên cạnh có người hầu hạ thì chỉ sợ là…
Kỷ Vịnh nghe xong thì trầm ngâm nói:
- Muội đem phương thuốc đại phu kê đơn lúc đó cho ta xem.
Đậu Chiêu nói với vẻ hối lỗi:
- Lúc ấy Thôi di thái thái ở điền trang, chờ đến khi mọi người biết, chuyển Thôi di thái thái lên huyện thì phương thuốc đã chẳng còn giữ nữa.
Kỷ Vịnh chắp tay sau lưng, đi lại trong phòng mấy vòng rồi nói:
- Ta nhớ mang máng trong sách thuốc từng viết, có một nông phụ thân thể cường kiện, không có dấu hiệu gì mà đột nhiên chết bất đắc kỳ tử, có dấu hiệu rất giống như Thôi di thái thái, cuối cùng chẩn đoán là tà khí xâm nhập.
Đậu Chiêu nghe mà run lên, nói:
- Vậy có cách gì không?
- Tâm tĩnh bình hòa, ăn uống điều độ. Phải lấy dưỡng làm gốc, thực liệu là phụ.
Sau đó còn nói:
- Bình thường Thôi di thái thái thích ăn gì? Những đồ có quá nhiều dầu mỡ không tốt cho bà, còn nữa, đừng làm bà tức giận, tối kỵ nhất là quá giận dữ, kích động.
Đậu Chiêu nhất nhất nghe theo.
Kỷ Vịnh lại cùng Đậu Chiêu đi vào phòng bếp, chọn ra những thứ tổ mẫu không thể ăn, hai người bận rộn nửa canh giờ mới quay về.
Kỷ thị nhìn đôi tay trống rỗng của bọn họ, ngạc nhiên nói:
- Thuốc các con đun đâu rồi?
Không xong, quên mất việc này rồi!
Hai người nhìn nhau, Đậu Chiêu lập tức nghĩ tới cái cớ “làm vỡ bát” linh tinh nhưng chưa chờ nàng mở miệng thì Kỷ Vịnh đã nói:
- Phương pháp hầm thuốc kia là con đọc được ở trong sách, vẫn chưa có cơ hội dùng đến, ai biết được còn chẳng bằng cách bình thường. Tất cả thuốc đều bị hầm cháy rồi.
Kỷ thị và tổ mẫu đều bật cười.
Đậu Chiêu lại lầm bầm trong lòng: Người như vậy sao kiếp trước ta không có chút ấn tượng nào? Rốt cuộc hắn xảy ra chuyện gì? Hay là mình đã xem nhẹ điều gì đó?
Trong lúc nhất thời, nàng cảm thấy tò mò với chuyện vì sao Kỷ Vịnh không tiếp tục tham gia thi hội.
Kỷ thị lặng lẽ nói cho nàng:
- Đứa cháu này của ta được tổ phụ thương yêu như trân bảo, tự mình dạy nó đọc sách viết chữ, nó cũng không phụ kì vọng của tổ phụ, tuổi còn nhỏ đã có tiếng tăm. Chính là vì như thế nên nó lại chẳng hay biết gì với chuyện đời, chuyện ăn mặc đi lại không thể rời khỏi người hầu hạ bên cạnh. Tổ phụ nói tính tình nó như vậy, đọc sách còn được nhưng nếu làm quan thì chỉ sợ chẳng bằng một tiểu lại. Huống chi nhà chúng ta cũng từng có người vào Các lão, cũng có người là thầy dạy cho vua rồi. Đã đủ để khiến người ta thán phục, Trạng Nguyên cũng không quá cần thiết. Để cho nó ra ngoài học hỏi kinh nghiệm, học xong đạo lý đối nhân xử thế rồi lại tiếp tục con đường đèn sách thì văn vẻ mới có sự hào hùng, hiệp khí, mới là văn hay thực sự.
Đậu Chiêu bán tín bán nghi hỏi:
- Con thấy Kỷ biểu ca tốt lắm mà!
Không chỉ hòa nhã với nha hoàn, gia đinh bên người mà còn giúp nàng bắt mạch cho Thôi di thái thái.
Kỷ thị lại bị câu hỏi này làm cho á khẩu.
Nàng lắp bắp một hồi, sau mới thì nào nói “Về sau con sẽ biết”. Sau đó hỏi thăm tình hình Thôi di thái thái, gạt chuyện này qua một bên.
Đậu Chiêu lại càng cảm thấy hứng thú với Kỷ Vịnh hơn.
Ngay sau đó, Cao Hưng lại phấn chấn đến bẩm báo với nàng:
- Đỗ An nói ngày mai hắn sẽ quay về kinh đô.
Đỗ An là phụng mệnh Vương Ánh Tuyết quay về giúp đỡ Vương gia xử lý tài sản ở Nam Oa.
Lúc ấy Cao Hưng còn thấy lạ:
- Vương đại nhân giờ đã là đại quan, chẳng lẽ ngay cả người giúp việc trông coi sản nghiệp cũng không có?
- Rồng cũng chẳng lại nổi lũ côn đồ.
Đậu Chiêu thản nhiên nói:
- Đỗ An sống ở Thực Định, thông thạo Thực Định, tám tuổi đã vào phủ, lúc lên kinh thành thì đã là quản gia có tiếng, giao tiếp rộng, quen biết nhiều, những người được hắn giúp đỡ cũng rất nhiều.
Cao Hưng tin phục nhất là Đậu Chiêu, qua vài ngày lại phái một gia đinh nhạy bén hỏi thăm, quả nhiên mấy mẫu ruộng tốt của Vương gia bán ra với giá rất cao. Cao Hưng líu lưỡi:
- Tứ tiểu thư thật lợi hại!
Lại đề phòng Đỗ An vì giúp Đỗ Ninh mà làm chuyện xấu nên ngày nào cũng nơm nớp lo sợ, chỉ sợ gây ra chuyện gì, may mà Đỗ An thực sự bận rộn, có đôi khi giúp Đỗ Ninh một chút nhưng hắn có Đậu Chiêu là núi để dựa, bề ngoài không ai dám chống đối với hắn, mấy chiêu này đều chỉ là vô dụng, mọi chuyện của Tây Đậu vẫn gọn gàng ổn thỏa nằm trong tay hắn.
Đậu Chiêu đoán Đỗ An cũng đến lúc phải về rồi.
Còn ở đây thêm thì chỉ sợ kinh đô sẽ chẳng còn chỗ cho hắn sống yên ổn nữa.
Cao Hưng nói:
- Đại tiểu thư, người thấy tôi có cần đưa tiễn Đỗ quản gia không?
- Đưa tiễn cái gì? Lúc hắn đến có chào hỏi chúng ta không? Nếu hắn không cần chúng ta chào đón thì đương nhiên cũng sẽ chẳng cần ngươi tiễn đưa.
Đậu Chiêu thản nhiên nói.
Cao Hưng gật đầu lia lịa.
Đậu Chiêu dặn dò hắn:
- Ngươi chuẩn bị xe ngựa cho ta, ngày mai ta qua điền trang.
Cao Hưng cười nói:
- Trần tiên sinh đã về?
Bề ngoài, thân phận của Trần Khúc Thủy là người tính toán sổ sách mới thuê cho cửa hàng của Đậu Chiêu, bình thường ở lại điền trang, hàng tháng lên kinh thành theo dõi sổ sách với Phạm Văn Thư. Bởi vậy Đậu Chiêu thường đến điền trang tìm Trần Khúc Thủy để tìm hiểu tình hình cửa hàng ở kinh thành nhưng thực ra là theo Trần Khúc Thủy học hỏi… hỏi chuyện xảy ra ở kinh thành.
- Đúng thế!
Đậu Chiêu cười, nghĩ đến cửa hàng ở kinh thành.
Tuy rằng Phạm Văn Thư không có kinh nghiệm mở cửa hàng bút mực nhưng hắn có năng lực, đến kinh đô chưa đầy một tháng mà đã dựa vào mối quan hệ của Đậu gia mà thông báo, khai trương được ba tháng cửa hàng đã phải bận rộn vì kinh doanh.
Đậu Chiêu mở cửa hàng vốn không phải để kiếm tiền, giờ việc làm ăn khá lên, nàng cũng không phải là người keo kiệt, ước định với Phạm Văn Thư, nếu cuối năm lợi nhuận khá thì sẽ chia cho hắn một phần.
Phạm Văn Thư mừng rỡ, lại càng chuyên tâm với cửa hàng hơn, mỗi lần Trần Khúc Thủy đi đối chiếu sổ sách hắn đều nhiệt tình khoản đãi, chuyện Trần Khúc Thủy cảm thấy hứng thú thì sẽ nói tường tận, giúp đỡ Trần Khúc Thủy không ít.
Không biết lần này Trần tiên sinh mang tin gì về?
Đậu Chiêu suy nghĩ, đi bẩm báo tổ mẫu một tiếng, sáng hôm sau dẫn Tố Quyên và chị em họ Biệt đến điền trang.
Trần Khúc Thủy sớm đã pha trà Bích loa xuân để chờ đợi nàng.
Đậu Chiêu suy cầm chung trà nước xanh biếc, không nhịn được khen:
- Trà ngon!
Trần Khúc Thủy nghe thì cười rồi rót thêm cho nàng một chung, nói:
- Tôi còn có một tin tốt muốn nói với tiểu thư.
Đậu Chiêu nhíu mày.
Trần Khúc Thủy nói:
- Đầu tháng nay, lệnh tôn phụng chỉ vào triệu kiến, được khen ngợi.
Mặc kệ phụ thân là người thế nào, học vấn của người là điều không thể chê bai.
Đậu Chiêu lơ đễnh.
Trần Khúc Thủy nhìn Đậu Chiêu một cái thật sâu.
Đến giờ, ông vẫn không rõ nữ tử trước mắt rốt cuộc là người thế nào.
Ngươi nói nàng không hiểu chuyện chăng? Nhưng nàng lại có thể phân công công việc rõ ràng cho Phạm Văn Thư, mời mình về làm gia sư, nam tử bình thường đều đâu làm được việc này. Ngươi nói nàng hiểu chuyện chăng? Nàng lại chẳng hề quan tâm đến chuyện phụ thân được thăng chức, gia tộc vinh quang, nâng cao thân phận cho chính nàng.
Đậu Chiêu hỏi Trần Khúc Thủy về bài vở:
- Lần trước ta đọc sách thấy có viết: “Thánh nhân chi đạo: gạt bỏ tài trí, khôn khéo, tài trí khôn khéo không đi thì khó có thể bình thường. Sở dĩ thánh nhân được xưng là thánh nhân chẳng phải là vì có nhiều tài trí, khôn khéo hơn người bình thường sao? Sao lại nói ngược lại như thế?
Nàng đi theo Tống Vi Dân học cầm kỳ thi họa, theo Trần Khúc Thủy học kinh sử.
Trần Khúc Thủy biết Đậu Chiêu không muốn bàn luận đến chuyện của phụ thân nên mới vậy, đương nhiên ông hiểu chuyện, cười nói:
- Thánh nhân chỉ cần cẩn thận sửa sang mọi chuyện, đợi theo mệnh trời là được, nếu dùng cơ trí, xảo trá mà mất đi điều này thì khó có thể tiếp tục theo thiên đạo…
Hắn cẩn thận giảng giải cho Đậu Chiêu nghe.
Đậu Chiêu ôm khuỷu tay lắng nghe, hưng phấn thảo luận với Trần Khúc Thủy:
- Cái này thật thú vị! Nó là một đạo lý trong việc quản lý của chúng ta – trong phủ đã có lệ cũ. Mọi chuyện chỉ cần làm theo lệ cũ thì sẽ không xảy ra sai sốt gì lớn nhưng có ai cố tình ỷ vào thông minh mà làm chuyện lạ, phá hỏng quy củ thì kết quả trên làm dưới theo, cả phủ sẽ rối loạn mất.
Trần Khúc Thủy nghe mà trán toát mồ hôi nói:
- Điều này sao có thể là đạo lý cai quản trong phủ được? Đây là đạo trị quốc.
- Tu thân, trị gia, tề quốc, bình thiên hạ. Không cai quản nhà cho tốt thì lấy cái gì mà trị quốc? Có thể thấy đạo lý này là tương thông. Đậu Chiêu cười đáp.
Trần Khúc Thủy ngẫm lại, đúng là cũng có chút đạo lý. Nhưng Đậu Chiêu còn hơi nhỏ, điều này không phải là không có liên quan đến việc nàng là nữ tử khuê các.
Ông không khỏi mỉm cười:
- Nếu tiểu thư trị gia như vậy thì đúng là rất tốt. Nhưng pháp luật không nói nhân tình, nếu chỉ chú ý đến quy củ mà không thông nhân tình thì chưa chắc đã là chuyện tốt.
- Có thể thấy được mấu chốt vẫn là ở cách người đó ứng dụng thế nào.
Đậu Chiêu nghĩ đến Kỷ Vịnh.
Hoặc là đây là mục địch Kỷ lão thái gia cho Kỷ Vịnh ra ngoài du lịch.
Hai người càng nói càng cao hứng thì Tố Quyên hoảng hốt chạy vào:
- Tiểu thư, không xong rồi! Thôi di thái thái té xỉu!
Đậu Chiêu biến sắc, lòng dạ hoảng loạn, lạnh lùng hỏi:
- Xảy ra chuyện gì?
- Vừa rồi Lưu Vạn trong phủ chạy tới nói Thôi di thái thái đang nói chuyện với Hồng Cô, chẳng hiểu sao đột nhiên nhắm nghiền mắt rồi té xỉu.
Tố Quyên nói xong thì nước mắt lưng tròng:
- Cao quản gia vội phái hắn tới báo tin cho tiểu thư, bảo tiểu thư mau về!
Tại sao có thể như vậy?
Không phải Kỷ Vịnh nói chỉ cần tĩnh dưỡng thì sẽ không sao rồi mà?
Đậu Chiêu bất an, dặn dò Tố Quyên sai người chuẩn bị xe, lại bảo Tố Tâm gọi Lưu Vạn vào hỏi chuyện:
- Cao quản gia đã mời đại phu chưa? Họ nói thế nào?
Lưu Vạn trán toát mồ hôi, người đầy bụi đất, vừa sờ lên mặt thì đã thấy tay đen ngòm:
- Lúc tôi đến thì Đồng Linh đang phụng mệnh Cao quản gia đi mời đại phu, Hồng Cô còn dặn Thu Quỳ đi mời lục phu nhân đến.
Đậu Chiêu thoáng an lòng, vội vàng từ biệt Trần Khúc Thủy rồi mang theo các nha hoàn, hộ vệ quay về.
Sắc mặt Biệt Tố Tâm tái mét nhưng vẫn nắm tay Đậu Chiêu, không ngừng an ủi nàng:
- Cát nhân tất có thiên tướng, Thôi di thái thái không sao đâu, lão nhân gia hiền lành như vậy, Bồ Tát sẽ phù hộ lão nhân gia…
Đậu Chiêu lòng có khúc mắc, nghe những lời này, không nhịn được lại rơi nước mắt.
Đột nhiên trước mắt như có một trận trời rung đất chuyển, nàng bị va đập thất điên bát đảo, bên dưới như có đệm nên không cảm thấy đau đớn gì, chỉ là tai ong ong rất khó chịu.
Bên ngoài truyền đến tiếng hộ vệ Đậu gia hoảng sợ quát:
- Các ngươi là ai? Đây là xe ngựa của Đậu gia ở Bắc Lâu? Các ngươi muốn làm gì? Cẩn thận bị quan nha truy bắt…
Có người kéo tay Đậu Chiêu:
- Tiểu thư, tiểu thư không sao chứ?
Đầu óc Đậu Chiêu trống rỗng, lại nghe ra đây là giọng nói của Biệt Tố Lan, lòng lại càng sáng như gương.
Xe ngựa của bọn họ bị lật, có người có ý đồ gây rối với bọn họ!
- Ngăn cản chính là xe ngựa Đậu gia đó, bị quan phủ bắt thì cũng phải xem các ngươi có mạng mà đi báo quan không đã.
Một nam tử âm trầm nói.
Bên ngoài xe ngựa vang lên tiếng đánh đá.
Kỷ Vịnh cười bỡn cợt:
- Muội cứ yên tâm đi, ta nhất định sẽ giữ bí mật giúp muội, quyết không nói cho cô cô ta đâu.
Đậu Chiêu cũng bật cười.
Nàng cân nhắc rồi nói:
- Bình thường cơ thể Thôi di thái thái đều rất mạnh khỏe nhưng hai năm trước, người đi cuốc đất trồng rau, đột nhiên ngã xuống ruộng, nếu không phải bên cạnh có người hầu hạ thì chỉ sợ là…
Kỷ Vịnh nghe xong thì trầm ngâm nói:
- Muội đem phương thuốc đại phu kê đơn lúc đó cho ta xem.
Đậu Chiêu nói với vẻ hối lỗi:
- Lúc ấy Thôi di thái thái ở điền trang, chờ đến khi mọi người biết, chuyển Thôi di thái thái lên huyện thì phương thuốc đã chẳng còn giữ nữa.
Kỷ Vịnh chắp tay sau lưng, đi lại trong phòng mấy vòng rồi nói:
- Ta nhớ mang máng trong sách thuốc từng viết, có một nông phụ thân thể cường kiện, không có dấu hiệu gì mà đột nhiên chết bất đắc kỳ tử, có dấu hiệu rất giống như Thôi di thái thái, cuối cùng chẩn đoán là tà khí xâm nhập.
Đậu Chiêu nghe mà run lên, nói:
- Vậy có cách gì không?
- Tâm tĩnh bình hòa, ăn uống điều độ. Phải lấy dưỡng làm gốc, thực liệu là phụ.
Sau đó còn nói:
- Bình thường Thôi di thái thái thích ăn gì? Những đồ có quá nhiều dầu mỡ không tốt cho bà, còn nữa, đừng làm bà tức giận, tối kỵ nhất là quá giận dữ, kích động.
Đậu Chiêu nhất nhất nghe theo.
Kỷ Vịnh lại cùng Đậu Chiêu đi vào phòng bếp, chọn ra những thứ tổ mẫu không thể ăn, hai người bận rộn nửa canh giờ mới quay về.
Kỷ thị nhìn đôi tay trống rỗng của bọn họ, ngạc nhiên nói:
- Thuốc các con đun đâu rồi?
Không xong, quên mất việc này rồi!
Hai người nhìn nhau, Đậu Chiêu lập tức nghĩ tới cái cớ “làm vỡ bát” linh tinh nhưng chưa chờ nàng mở miệng thì Kỷ Vịnh đã nói:
- Phương pháp hầm thuốc kia là con đọc được ở trong sách, vẫn chưa có cơ hội dùng đến, ai biết được còn chẳng bằng cách bình thường. Tất cả thuốc đều bị hầm cháy rồi.
Kỷ thị và tổ mẫu đều bật cười.
Đậu Chiêu lại lầm bầm trong lòng: Người như vậy sao kiếp trước ta không có chút ấn tượng nào? Rốt cuộc hắn xảy ra chuyện gì? Hay là mình đã xem nhẹ điều gì đó?
Trong lúc nhất thời, nàng cảm thấy tò mò với chuyện vì sao Kỷ Vịnh không tiếp tục tham gia thi hội.
Kỷ thị lặng lẽ nói cho nàng:
- Đứa cháu này của ta được tổ phụ thương yêu như trân bảo, tự mình dạy nó đọc sách viết chữ, nó cũng không phụ kì vọng của tổ phụ, tuổi còn nhỏ đã có tiếng tăm. Chính là vì như thế nên nó lại chẳng hay biết gì với chuyện đời, chuyện ăn mặc đi lại không thể rời khỏi người hầu hạ bên cạnh. Tổ phụ nói tính tình nó như vậy, đọc sách còn được nhưng nếu làm quan thì chỉ sợ chẳng bằng một tiểu lại. Huống chi nhà chúng ta cũng từng có người vào Các lão, cũng có người là thầy dạy cho vua rồi. Đã đủ để khiến người ta thán phục, Trạng Nguyên cũng không quá cần thiết. Để cho nó ra ngoài học hỏi kinh nghiệm, học xong đạo lý đối nhân xử thế rồi lại tiếp tục con đường đèn sách thì văn vẻ mới có sự hào hùng, hiệp khí, mới là văn hay thực sự.
Đậu Chiêu bán tín bán nghi hỏi:
- Con thấy Kỷ biểu ca tốt lắm mà!
Không chỉ hòa nhã với nha hoàn, gia đinh bên người mà còn giúp nàng bắt mạch cho Thôi di thái thái.
Kỷ thị lại bị câu hỏi này làm cho á khẩu.
Nàng lắp bắp một hồi, sau mới thì nào nói “Về sau con sẽ biết”. Sau đó hỏi thăm tình hình Thôi di thái thái, gạt chuyện này qua một bên.
Đậu Chiêu lại càng cảm thấy hứng thú với Kỷ Vịnh hơn.
Ngay sau đó, Cao Hưng lại phấn chấn đến bẩm báo với nàng:
- Đỗ An nói ngày mai hắn sẽ quay về kinh đô.
Đỗ An là phụng mệnh Vương Ánh Tuyết quay về giúp đỡ Vương gia xử lý tài sản ở Nam Oa.
Lúc ấy Cao Hưng còn thấy lạ:
- Vương đại nhân giờ đã là đại quan, chẳng lẽ ngay cả người giúp việc trông coi sản nghiệp cũng không có?
- Rồng cũng chẳng lại nổi lũ côn đồ.
Đậu Chiêu thản nhiên nói:
- Đỗ An sống ở Thực Định, thông thạo Thực Định, tám tuổi đã vào phủ, lúc lên kinh thành thì đã là quản gia có tiếng, giao tiếp rộng, quen biết nhiều, những người được hắn giúp đỡ cũng rất nhiều.
Cao Hưng tin phục nhất là Đậu Chiêu, qua vài ngày lại phái một gia đinh nhạy bén hỏi thăm, quả nhiên mấy mẫu ruộng tốt của Vương gia bán ra với giá rất cao. Cao Hưng líu lưỡi:
- Tứ tiểu thư thật lợi hại!
Lại đề phòng Đỗ An vì giúp Đỗ Ninh mà làm chuyện xấu nên ngày nào cũng nơm nớp lo sợ, chỉ sợ gây ra chuyện gì, may mà Đỗ An thực sự bận rộn, có đôi khi giúp Đỗ Ninh một chút nhưng hắn có Đậu Chiêu là núi để dựa, bề ngoài không ai dám chống đối với hắn, mấy chiêu này đều chỉ là vô dụng, mọi chuyện của Tây Đậu vẫn gọn gàng ổn thỏa nằm trong tay hắn.
Đậu Chiêu đoán Đỗ An cũng đến lúc phải về rồi.
Còn ở đây thêm thì chỉ sợ kinh đô sẽ chẳng còn chỗ cho hắn sống yên ổn nữa.
Cao Hưng nói:
- Đại tiểu thư, người thấy tôi có cần đưa tiễn Đỗ quản gia không?
- Đưa tiễn cái gì? Lúc hắn đến có chào hỏi chúng ta không? Nếu hắn không cần chúng ta chào đón thì đương nhiên cũng sẽ chẳng cần ngươi tiễn đưa.
Đậu Chiêu thản nhiên nói.
Cao Hưng gật đầu lia lịa.
Đậu Chiêu dặn dò hắn:
- Ngươi chuẩn bị xe ngựa cho ta, ngày mai ta qua điền trang.
Cao Hưng cười nói:
- Trần tiên sinh đã về?
Bề ngoài, thân phận của Trần Khúc Thủy là người tính toán sổ sách mới thuê cho cửa hàng của Đậu Chiêu, bình thường ở lại điền trang, hàng tháng lên kinh thành theo dõi sổ sách với Phạm Văn Thư. Bởi vậy Đậu Chiêu thường đến điền trang tìm Trần Khúc Thủy để tìm hiểu tình hình cửa hàng ở kinh thành nhưng thực ra là theo Trần Khúc Thủy học hỏi… hỏi chuyện xảy ra ở kinh thành.
- Đúng thế!
Đậu Chiêu cười, nghĩ đến cửa hàng ở kinh thành.
Tuy rằng Phạm Văn Thư không có kinh nghiệm mở cửa hàng bút mực nhưng hắn có năng lực, đến kinh đô chưa đầy một tháng mà đã dựa vào mối quan hệ của Đậu gia mà thông báo, khai trương được ba tháng cửa hàng đã phải bận rộn vì kinh doanh.
Đậu Chiêu mở cửa hàng vốn không phải để kiếm tiền, giờ việc làm ăn khá lên, nàng cũng không phải là người keo kiệt, ước định với Phạm Văn Thư, nếu cuối năm lợi nhuận khá thì sẽ chia cho hắn một phần.
Phạm Văn Thư mừng rỡ, lại càng chuyên tâm với cửa hàng hơn, mỗi lần Trần Khúc Thủy đi đối chiếu sổ sách hắn đều nhiệt tình khoản đãi, chuyện Trần Khúc Thủy cảm thấy hứng thú thì sẽ nói tường tận, giúp đỡ Trần Khúc Thủy không ít.
Không biết lần này Trần tiên sinh mang tin gì về?
Đậu Chiêu suy nghĩ, đi bẩm báo tổ mẫu một tiếng, sáng hôm sau dẫn Tố Quyên và chị em họ Biệt đến điền trang.
Trần Khúc Thủy sớm đã pha trà Bích loa xuân để chờ đợi nàng.
Đậu Chiêu suy cầm chung trà nước xanh biếc, không nhịn được khen:
- Trà ngon!
Trần Khúc Thủy nghe thì cười rồi rót thêm cho nàng một chung, nói:
- Tôi còn có một tin tốt muốn nói với tiểu thư.
Đậu Chiêu nhíu mày.
Trần Khúc Thủy nói:
- Đầu tháng nay, lệnh tôn phụng chỉ vào triệu kiến, được khen ngợi.
Mặc kệ phụ thân là người thế nào, học vấn của người là điều không thể chê bai.
Đậu Chiêu lơ đễnh.
Trần Khúc Thủy nhìn Đậu Chiêu một cái thật sâu.
Đến giờ, ông vẫn không rõ nữ tử trước mắt rốt cuộc là người thế nào.
Ngươi nói nàng không hiểu chuyện chăng? Nhưng nàng lại có thể phân công công việc rõ ràng cho Phạm Văn Thư, mời mình về làm gia sư, nam tử bình thường đều đâu làm được việc này. Ngươi nói nàng hiểu chuyện chăng? Nàng lại chẳng hề quan tâm đến chuyện phụ thân được thăng chức, gia tộc vinh quang, nâng cao thân phận cho chính nàng.
Đậu Chiêu hỏi Trần Khúc Thủy về bài vở:
- Lần trước ta đọc sách thấy có viết: “Thánh nhân chi đạo: gạt bỏ tài trí, khôn khéo, tài trí khôn khéo không đi thì khó có thể bình thường. Sở dĩ thánh nhân được xưng là thánh nhân chẳng phải là vì có nhiều tài trí, khôn khéo hơn người bình thường sao? Sao lại nói ngược lại như thế?
Nàng đi theo Tống Vi Dân học cầm kỳ thi họa, theo Trần Khúc Thủy học kinh sử.
Trần Khúc Thủy biết Đậu Chiêu không muốn bàn luận đến chuyện của phụ thân nên mới vậy, đương nhiên ông hiểu chuyện, cười nói:
- Thánh nhân chỉ cần cẩn thận sửa sang mọi chuyện, đợi theo mệnh trời là được, nếu dùng cơ trí, xảo trá mà mất đi điều này thì khó có thể tiếp tục theo thiên đạo…
Hắn cẩn thận giảng giải cho Đậu Chiêu nghe.
Đậu Chiêu ôm khuỷu tay lắng nghe, hưng phấn thảo luận với Trần Khúc Thủy:
- Cái này thật thú vị! Nó là một đạo lý trong việc quản lý của chúng ta – trong phủ đã có lệ cũ. Mọi chuyện chỉ cần làm theo lệ cũ thì sẽ không xảy ra sai sốt gì lớn nhưng có ai cố tình ỷ vào thông minh mà làm chuyện lạ, phá hỏng quy củ thì kết quả trên làm dưới theo, cả phủ sẽ rối loạn mất.
Trần Khúc Thủy nghe mà trán toát mồ hôi nói:
- Điều này sao có thể là đạo lý cai quản trong phủ được? Đây là đạo trị quốc.
- Tu thân, trị gia, tề quốc, bình thiên hạ. Không cai quản nhà cho tốt thì lấy cái gì mà trị quốc? Có thể thấy đạo lý này là tương thông. Đậu Chiêu cười đáp.
Trần Khúc Thủy ngẫm lại, đúng là cũng có chút đạo lý. Nhưng Đậu Chiêu còn hơi nhỏ, điều này không phải là không có liên quan đến việc nàng là nữ tử khuê các.
Ông không khỏi mỉm cười:
- Nếu tiểu thư trị gia như vậy thì đúng là rất tốt. Nhưng pháp luật không nói nhân tình, nếu chỉ chú ý đến quy củ mà không thông nhân tình thì chưa chắc đã là chuyện tốt.
- Có thể thấy được mấu chốt vẫn là ở cách người đó ứng dụng thế nào.
Đậu Chiêu nghĩ đến Kỷ Vịnh.
Hoặc là đây là mục địch Kỷ lão thái gia cho Kỷ Vịnh ra ngoài du lịch.
Hai người càng nói càng cao hứng thì Tố Quyên hoảng hốt chạy vào:
- Tiểu thư, không xong rồi! Thôi di thái thái té xỉu!
Đậu Chiêu biến sắc, lòng dạ hoảng loạn, lạnh lùng hỏi:
- Xảy ra chuyện gì?
- Vừa rồi Lưu Vạn trong phủ chạy tới nói Thôi di thái thái đang nói chuyện với Hồng Cô, chẳng hiểu sao đột nhiên nhắm nghiền mắt rồi té xỉu.
Tố Quyên nói xong thì nước mắt lưng tròng:
- Cao quản gia vội phái hắn tới báo tin cho tiểu thư, bảo tiểu thư mau về!
Tại sao có thể như vậy?
Không phải Kỷ Vịnh nói chỉ cần tĩnh dưỡng thì sẽ không sao rồi mà?
Đậu Chiêu bất an, dặn dò Tố Quyên sai người chuẩn bị xe, lại bảo Tố Tâm gọi Lưu Vạn vào hỏi chuyện:
- Cao quản gia đã mời đại phu chưa? Họ nói thế nào?
Lưu Vạn trán toát mồ hôi, người đầy bụi đất, vừa sờ lên mặt thì đã thấy tay đen ngòm:
- Lúc tôi đến thì Đồng Linh đang phụng mệnh Cao quản gia đi mời đại phu, Hồng Cô còn dặn Thu Quỳ đi mời lục phu nhân đến.
Đậu Chiêu thoáng an lòng, vội vàng từ biệt Trần Khúc Thủy rồi mang theo các nha hoàn, hộ vệ quay về.
Sắc mặt Biệt Tố Tâm tái mét nhưng vẫn nắm tay Đậu Chiêu, không ngừng an ủi nàng:
- Cát nhân tất có thiên tướng, Thôi di thái thái không sao đâu, lão nhân gia hiền lành như vậy, Bồ Tát sẽ phù hộ lão nhân gia…
Đậu Chiêu lòng có khúc mắc, nghe những lời này, không nhịn được lại rơi nước mắt.
Đột nhiên trước mắt như có một trận trời rung đất chuyển, nàng bị va đập thất điên bát đảo, bên dưới như có đệm nên không cảm thấy đau đớn gì, chỉ là tai ong ong rất khó chịu.
Bên ngoài truyền đến tiếng hộ vệ Đậu gia hoảng sợ quát:
- Các ngươi là ai? Đây là xe ngựa của Đậu gia ở Bắc Lâu? Các ngươi muốn làm gì? Cẩn thận bị quan nha truy bắt…
Có người kéo tay Đậu Chiêu:
- Tiểu thư, tiểu thư không sao chứ?
Đầu óc Đậu Chiêu trống rỗng, lại nghe ra đây là giọng nói của Biệt Tố Lan, lòng lại càng sáng như gương.
Xe ngựa của bọn họ bị lật, có người có ý đồ gây rối với bọn họ!
- Ngăn cản chính là xe ngựa Đậu gia đó, bị quan phủ bắt thì cũng phải xem các ngươi có mạng mà đi báo quan không đã.
Một nam tử âm trầm nói.
Bên ngoài xe ngựa vang lên tiếng đánh đá.
/278
|