Mãi tới lúc thắp đèn Kỷ Vịnh mới về ngõ Ngọc Kiều. Hàn ma ma không dám nói là Hàn thị tìm hắn mà đánh mắt với Tử Tức đứng sau. Thấy Tử Tức gầt đầu ra hiệu đã hiểu, Hàn ma ma mới quay về bẩm báo với Hàn thị: “Thiếu gia về nhà rồi ạ, nô tì đã nói Tử Tức, hắn sẽ canh thời gian và sớm tới đây ạ.”
Hàn thị hơi yên lòng, cười nói vui vẻ dùng cơm tối với phu quân. Cơm nước xong, nàng đuổi khéo Kỷ Kỳ về thư phòng rồi ngồi uống trà ở phòng khách đợi Tử Tức.
Khoảng nửa canh giờ sau, Tử Tức y hẹn tới thỉnh an Hàn thị.
Hàn thị sai Hàn ma ma đứng canh ngoài cửa rồi kéo Tử Tức vào phòng ấm nói chuyện.
“Thiếu gia ở bên ngoài có qua lại thân thiết với cô gái nào không?” Hàn thị nén giọng hỏi.
Tử Tức hơi ngẩn ra, mấy phút sau mới hiểu ý Hàn thị đang hỏi điều gì. “Không có, không có đâu ạ!” Hắn liên miệng đáp, “Thiếu gia trước nay không hề đặt chân đến chốn Tần lâu Sở quán(*).”
(*) Tần lâu Sở quán: ý chỉ lầu xanh.
Hàn thị thở phào.
Theo lý mà nói, con trai không còn nhỏ nữa, đáng ra nên tính chuyện mai mối từ lâu. Nhưng năm đó khi con vừa đỗ Giải Nguyên, những nhà giàu có ở Giang Nam nghe tin liền đổ xô tới, cửa nhà Kỷ gia cũng bị đám bà mối đạp hỏng, còn Kỷ Vịnh lại lạnh nhạt, không buồn bàn bạc với ai đã viết một vế đối dán lên cửa trước, rêu rao rằng: “Tiểu thư nhà ai có thể đối lại câu này theo đúng ý tôi, người ấy chính là lương phối của Kỷ Kiến Minh này.”
Con gái Giang Nam ăn học nhiều, không biết đã có biết bao cô gái mong viết thành đoạn giai thoại ấy.
Những vế đối họ đưa ra đều thuộc hàng xuất chúng, trong đó có mấy câu đến cả lão thái gia cũng phải vuốt râu khen ngợi, nhưng chẳng có câu nào lọt vào mắt của Kỷ Vịnh.
Dần dà, ai nấy đều nghiệm ra một điều: đây có phải đang chọn vợ đâu, có mà Kỷ Vịnh đang lấy cớ chối từ ấy chứ! Những cô gái tham gia ứng đối tất nhiên cảm thấy bị sỉ nhục, hoa dung thất sắc, còn người nhà họ Kỷ cũng hiểu được ý tứ của Kỷ Vịnh, tự tay bóc vế đối nọ xuống. Nếu chuyện này tiếp tục lan truyền, e là Kỷ gia sẽ đắc tội với toàn bộ những thế gia nổi tiếng ở Giang Nam mất.
Những phu nhân thế gia có con gái chưa chồng thì vừa thương vừa ghét Kỷ Vịnh, hôn sợ của hắn cứ thế không còn ai chủ động nhắc tới.
Hàn thị sợ con trai bị đám con gái phong trần dụ dỗ. Với tính cách của Kỷ Vịnh, nó sẽ không bao nuôi bên ngoài mà đưa hẳn về nhà.
Tới lúc đó họ biết tính sao? Không nhận thì Kỷ Vịnh có nghe lời không?
Chắc chắn rằng dù họ có nhắm mắt bịt tai không để ý tới thân phận của cô gái đó, những nhà bị Kỷ Vịnh từ chối cũng không bỏ qua dễ dàng, mặt mũi Kỷ gia còn biết để vào đâu?
Nàng càng nghĩ càng thấy bất an, đứng ngồi không yên. Nay nghe nói con trai vẫn hành xử theo khuôn phép, mặt mày Hàn thị liền rạng rỡ hẳn lên. Nhưng vui mừng chưa được mấy chốc, nàng lại cảm thấy có gì không hợp lý.
Cây trâm gỗ đó rõ ràng là đồ của con gái!
Tuy Kỷ gia không phải giàu có nứt đố đổ vách gì nhưng cũng không hiếm mấy thứ như ngọc bích, đá mắt mèo, kể cả kim cương. Kỷ Vịnh không dùng những thứ ấy mà lại cất giấu cây trâm gỗ này, hơn nữa tám chín phần là do nó đích thân điêu khắc… Nếu nói người nhận trâm không thân thiết với Kỷ Vịnh thì chi bằng nói cây vạn tuế nở hoa nghe còn đáng tin hơn.
Hàn thị thôi cười, hỏi Tử Tức kĩ càng: “Từ lúc rời Nghi Hưng, thiếu gia đã đi những đâu? Gặp những ai?”
Từ ngày Kỷ Vịnh bắt tay vào làm cây trâm gỗ, Tử Tức đã như ngồi trên đống lửa.
Công tử đối xử với Đậu tứ tiểu thư hơi tốt quá mức… Nếu hắn nói với Hàn thị, sợ Hàn thị không cho là đúng, mà nếu cứ để thiếu gia tiếp tục như này, nhỡ có ngày thiếu gia gây chuyện, vấn đề không chỉ còn là đám người theo hầu như hắn bất kính với trưởng bối Kỷ gia, mà là phẩm hạnh tồi tệ, xúi giục chủ tử làm bậy, kể cả thiếu gia có che chở thì họ cũng khó có thể ở lại Kỷ gia được nữa.
Giờ đây Hàn thị hỏi han, thực sự hắn vừa sợ vừa mừng, “rầm” một tiếng quỳ xuống trước mặt Hàn thị, kể lần lượt hết thảy vì sao Kỷ Vịnh tới Chân Định chào hỏi Kỷ thị, làm sao quen biết Đậu Chiêu, Đậu Chiêu đã đối phó với Bàng Côn Bạch ra sao, rồi Kỷ Vịnh nhìn Đậu Chiêu với con mắt khác như thế nào…
Hàn thị nghe mà hoảng hốt, mãi lâu sau mới bình tĩnh lại: “Ngươi đang nói, Kiến Minh điêu khắc cây trâm gỗ đó để tặng cho Đậu tứ tiểu thư ư?”
Tử Tức gật đầu: “Thiếu gia đích thân vẽ kiểu rồi tự tay điêu khắc, gần một tháng mới xong ạ.”
Hàn thị ngạc nhiên: “Vậy sao nó chưa tặng cho Đậu tứ tiểu thư? Nếu ta nhớ không lầm thì lễ cập kê của Đậu tứ tiểu thư là mùng mười tháng Giêng.”
Kỷ Linh Tắc có tới tham dự lễ cập kê của Đậu Chiêu.
Tử Tức e dè đáp: “Thiếu gia bảo là nếu lần này không đề tên bảng vàng thì không có tư cách tặng lễ cho Đậu tứ tiểu thư…”
Hàn thị tái mặt. Hóa ra trong tâm tư của con trai, Đậu tứ tiểu thư lại có chỗ đứng đến vậy! Nếu là như thế, sao nó không nói với mình một tiếng, danh chính ngôn thuận đi cầu hôn? Chả lẽ là sợ Đậu tứ tiểu thư ghét bỏ?
Vừa nghĩ đến đấy, Hàn thị cảm thấy rối như tơ vò. Con nhà mình tài trí hơn người, học rộng hiểu nhiều, khác nào ông trời con, không biết có bao nhiêu người hâm mộ, bao nhiêu người nịnh nọt lấy lòng nhằm kết thân, ấy vậy mà nó cũng có ngày phải cúi mình lấy lòng một cô gái.
Đậu tứ tiểu thư ấy có điểm gì tốt chứ?
Không những mất mẹ, là trưởng nữ, lại còn cao ngạo lạnh lùng, nói phải đánh chết người liền đánh chết người. Cưới cô gái này về, con trai mình lúc nào cũng phải cẩn thận lấy lòng, còn mình thì làm mẹ chồng kiểu gì? Khác nào cưới về một tổ tông sống đâu?
Nhưng nếu họ không đồng ý… Trừ lão thái gia, trong nhà thực sự không có ai có thể quản lý được Kỷ Vịnh. Lão thái gia tuổi cũng cao rồi, đâu thể quản nó cả đời được.
Theo Tử Tức nói, Đậu tứ tiểu thư đó tuy thủ đoạn tàn nhẫn nhưng ít ra là người có chính kiến. Lần này con trai ngoan ngoãn tham gia thi cử cũng là do bị Đậu tứ tiểu thư khích bác. Cưới vợ lấy “đức” làm đầu. Có thể quản trượng phu, khích lệ chí tiến thủ của hắn, làm quang tông diệu tổ, ấy chính là cái hiền đức lớn nhất của người phụ nữ.
Nghĩ vậy, tâm lý Hàn thị cũng thay đổi. Cứ cho là con trai sẽ không lấy Đậu tứ tiểu thư, lẽ nào nó sẽ thân thiết với mình hơn ư? Nhưng nếu con lấy nàng ta về… cô gái này quanh quẩn trong nhà, nếu có thể giữ con dâu ở nhà tức sẽ giữ được cả con trai…
Hàn thị tự thấy ý tưởng của mình rất được. Xem ra cần hỏi thăm cô của Kỷ Vịnh chút chuyện của Đậu tứ tiểu thư.
Nàng quyết định xong liền dặn dò Tử Tức: “Việc hôm nay đi từ miệng ngươi vào tai ta, không được để người thứ ba biết, hiểu chưa?”
“Phu nhân yên tâm.” Tử Tức biết tầm quan trọng của sự việc, thề thốt: “Nếu bước ra khỏi đây mà nô tài nhắc tới chuyện này thì sẽ bị sét đánh, chết không tử tế.”
Hàn thị gật đầu, bảo Tử Tức đứng dậy, nói: “Ngươi cũng không cần lo lắng nữa, ta sẽ làm chủ.” Trong ánh mắt có phần vui mừng.
Tử Tức đã hiểu. Hắn thầm kêu than, mạnh dạn nói: “Phu nhân, Đậu tứ tiểu thư đã đính hôn rồi…”
“Ngươi nói cái gì?” Hàn thị hốt hoảng, biến sắc, “Rốt cuộc là có chuyện gì? Còn gì nữa mà ngươi chưa nói với ta?”
“Tiểu nhân không dám giấu phu nhân nửa câu nào ạ.” Tử Tức biết Hàn thị đã hiểu lầm quan hệ của Kỷ Vịnh và Đậu Chiêu, liền giải thích tỉ mỉ lần nữa câu chuyện giữa họ.
Hàn thị không biểu cảm gì, hơi nhếch miệng, mãi sau mới thì thầm: “Nói vậy là Kiến Minh đơn phương phải không?”
Tử Tức cúi đầu không dám tiếp lời.
“Biết làm thế nào bây giờ?” Hàn thị nghĩ tới con trai, sốt ruột muốn khóc.
“Xảy ra chuyện gì đấy?” Không biết Kỷ Kỳ đã đến từ lúc nào, “Kiến Minh lại gây họa gì à?” Ông thấy tình hình cũng rất lo lắng.
“Không phải đâu.” Hàn thị cho Tử Tức lui xuống, lên tinh thần hầu hạ Kỷ Kỳ thay đồ, “Là thiếp gọi Tử Tức tới hỏi xem mấy hôm nay Kiến Minh đã làm những gì ấy mà.”
Kỷ Kỷ nuông chiều Kỷ Vịnh, đôi khi cũng mắt nhắm mắt mở với con trai, nhưng không có nghĩa ông là người vô tâm.
Ông khoác vai thê tử, nói nghiêm túc: “Nàng có biết vì sao tổ phụ không để chúng ta nuôi nấng Kiến Minh không? Người không có đức không thành người, nước không có đức không hưng thịnh. Từ nhỏ Kiến Minh đã thông minh nhất vùng, tổ phụ sợ chúng ta quá yêu thương con, chỉ biết dạy con đọc sách mà không giáo dưỡng phẩm hạnh. Nếu Kiến Minh đã gây chuyện, nàng ngàn vạn lần đừng giấu diếm giúp con. Giờ còn ít tuổi mà đã chẳng mấy ai quản được nó, nếu nàng cứ dung túng cho con thì dù con có là Trạng Nguyên cũng chưa chắc trở thành một minh thần lưu danh sử sách.”
Kỷ Kỳ còn chưa dứt lời, Hàn thị nghe chồng nói đã không nhịn được, nước mắt như mưa: “Kiến Minh nó thích con dâu nhà người ta…” Nàng vừa khóc vừa kể đầu đuôi câu chuyện Kỷ Vịnh tự tay điêu khắc cây trâm gỗ dành tặng Đậu Chiêu cho Kỷ Kỳ nghe.
Kỷ Kỳ nghe xong, sắc mặt nặng nề hẳn: “Chuyện nàng nói có thật không?”
“Đây nào phải chuyện tốt lành gì, chẳng lẽ thiếp lại lừa chàng hay sao?” Hàn thị lau nước mắt đáp, “Cây trâm đó vẫn để dưới gối trong phòng ngủ của Kiến Minh ấy.”
Kỷ Kỳ không biết phải nói gì mới phải. Đứa con trai này từ nhỏ đã không có một ngày yên tĩnh. Chuyện lần này nếu sơ sót, không chỉ khiến Đậu tứ tiểu thư tổn hại danh dự mà còn ảnh hưởng đến quan lộ tương lai của Kỷ Vịnh.
Ông nghĩ một lát rồi dứt khoát nói: “Việc này cần báo với tổ phụ, mời người đưa ra quyết định.” Lại nói, “Hiện giờ Kiến Minh mới chỉ thầm thương nhớ Đậu tứ tiểu thư, nàng đừng đánh rắn động cỏ vội, đừng để nó nửa đêm chạy tới Chân Định là không xong đâu. Mọi việc cứ đợi tổ phụ cho ý kiến rồi tính.”
Hàn thị đồng ý, hầu trượng phu viết thư, sáng sớm hôm sau lập tức phái ma ma thân cận chuyển về Nghi Hưng.
Kỷ Vịnh biết Tử Tức bị mẫu thân gọi tới hỏi chuyện. Người bên cạnh hắn cứ hai ba hôm lại bị gọi đi một lần.
Kỷ Vịnh tự nhận hắn không có điều gì sợ người ta biết, nên cũng không để ý lắm. Sau khi tặng hết sách vở ở nhà trong phủ Thuận Thiên cho Đậu Chính Xương và Đậu Đức Xương, hắn định tới Đại Hưng một chuyến nhưng lại nhớ ra mấy hôm nữa sẽ thi Đình. Nếu kết quả tốt thì có thể sai bảo quản sự Kỷ gia giúp hắn làm việc, bản thân không cần chạy khắp nơi như ruồi nữa, vừa vất vả lại không hỏi thăm được mấy. Thôi cứ đợi tới khi có kết quả thi Đình.
Việc xong xuôi rồi, Kỷ Vịnh quay về ngõ Ngọc Kiều, lấy ra hết những thông tin trong mười năm trở lại đây, rồi thỉnh giáo cả bá phụ và phụ thân, nghiền ngẫm tìm tòi, xem xét mọi tình huống có thể ra đề trong kỳ thi. Cuối tháng hai có kết quả thi Hội, Kỷ Vịnh xếp hạng tư.
Người nhà họ Kỷ không giấu được niềm vui, cũng không thèm che giấu. Với tài của Kỷ Vịnh, kể cả hôm thi Đình không ổn định, phát huy thất thường đi nữa cũng có thể đạt Thám Hoa.
Kỷ Vịnh thì vẫn như mọi ngày, nên làm gì thì làm ấy, trong lòng lại thầm nhủ: “Chẳng lẽ thực sự bị Đậu Chiêu đoán trúng hay sao? Chỉ có thể đề tên bảng vàng…”
Hàn thị trông vậy thì nóng lòng, tâm sự với trượng phu: “Không lẽ như thế này cũng không thể kết giao với Đậu tứ tiểu thư sao?” Kỷ Kỳ trợn mắt, không khỏi trách thê tử: “Nàng nói hàm hồ gì vậy?”
Hàn thị hơi yên lòng, cười nói vui vẻ dùng cơm tối với phu quân. Cơm nước xong, nàng đuổi khéo Kỷ Kỳ về thư phòng rồi ngồi uống trà ở phòng khách đợi Tử Tức.
Khoảng nửa canh giờ sau, Tử Tức y hẹn tới thỉnh an Hàn thị.
Hàn thị sai Hàn ma ma đứng canh ngoài cửa rồi kéo Tử Tức vào phòng ấm nói chuyện.
“Thiếu gia ở bên ngoài có qua lại thân thiết với cô gái nào không?” Hàn thị nén giọng hỏi.
Tử Tức hơi ngẩn ra, mấy phút sau mới hiểu ý Hàn thị đang hỏi điều gì. “Không có, không có đâu ạ!” Hắn liên miệng đáp, “Thiếu gia trước nay không hề đặt chân đến chốn Tần lâu Sở quán(*).”
(*) Tần lâu Sở quán: ý chỉ lầu xanh.
Hàn thị thở phào.
Theo lý mà nói, con trai không còn nhỏ nữa, đáng ra nên tính chuyện mai mối từ lâu. Nhưng năm đó khi con vừa đỗ Giải Nguyên, những nhà giàu có ở Giang Nam nghe tin liền đổ xô tới, cửa nhà Kỷ gia cũng bị đám bà mối đạp hỏng, còn Kỷ Vịnh lại lạnh nhạt, không buồn bàn bạc với ai đã viết một vế đối dán lên cửa trước, rêu rao rằng: “Tiểu thư nhà ai có thể đối lại câu này theo đúng ý tôi, người ấy chính là lương phối của Kỷ Kiến Minh này.”
Con gái Giang Nam ăn học nhiều, không biết đã có biết bao cô gái mong viết thành đoạn giai thoại ấy.
Những vế đối họ đưa ra đều thuộc hàng xuất chúng, trong đó có mấy câu đến cả lão thái gia cũng phải vuốt râu khen ngợi, nhưng chẳng có câu nào lọt vào mắt của Kỷ Vịnh.
Dần dà, ai nấy đều nghiệm ra một điều: đây có phải đang chọn vợ đâu, có mà Kỷ Vịnh đang lấy cớ chối từ ấy chứ! Những cô gái tham gia ứng đối tất nhiên cảm thấy bị sỉ nhục, hoa dung thất sắc, còn người nhà họ Kỷ cũng hiểu được ý tứ của Kỷ Vịnh, tự tay bóc vế đối nọ xuống. Nếu chuyện này tiếp tục lan truyền, e là Kỷ gia sẽ đắc tội với toàn bộ những thế gia nổi tiếng ở Giang Nam mất.
Những phu nhân thế gia có con gái chưa chồng thì vừa thương vừa ghét Kỷ Vịnh, hôn sợ của hắn cứ thế không còn ai chủ động nhắc tới.
Hàn thị sợ con trai bị đám con gái phong trần dụ dỗ. Với tính cách của Kỷ Vịnh, nó sẽ không bao nuôi bên ngoài mà đưa hẳn về nhà.
Tới lúc đó họ biết tính sao? Không nhận thì Kỷ Vịnh có nghe lời không?
Chắc chắn rằng dù họ có nhắm mắt bịt tai không để ý tới thân phận của cô gái đó, những nhà bị Kỷ Vịnh từ chối cũng không bỏ qua dễ dàng, mặt mũi Kỷ gia còn biết để vào đâu?
Nàng càng nghĩ càng thấy bất an, đứng ngồi không yên. Nay nghe nói con trai vẫn hành xử theo khuôn phép, mặt mày Hàn thị liền rạng rỡ hẳn lên. Nhưng vui mừng chưa được mấy chốc, nàng lại cảm thấy có gì không hợp lý.
Cây trâm gỗ đó rõ ràng là đồ của con gái!
Tuy Kỷ gia không phải giàu có nứt đố đổ vách gì nhưng cũng không hiếm mấy thứ như ngọc bích, đá mắt mèo, kể cả kim cương. Kỷ Vịnh không dùng những thứ ấy mà lại cất giấu cây trâm gỗ này, hơn nữa tám chín phần là do nó đích thân điêu khắc… Nếu nói người nhận trâm không thân thiết với Kỷ Vịnh thì chi bằng nói cây vạn tuế nở hoa nghe còn đáng tin hơn.
Hàn thị thôi cười, hỏi Tử Tức kĩ càng: “Từ lúc rời Nghi Hưng, thiếu gia đã đi những đâu? Gặp những ai?”
Từ ngày Kỷ Vịnh bắt tay vào làm cây trâm gỗ, Tử Tức đã như ngồi trên đống lửa.
Công tử đối xử với Đậu tứ tiểu thư hơi tốt quá mức… Nếu hắn nói với Hàn thị, sợ Hàn thị không cho là đúng, mà nếu cứ để thiếu gia tiếp tục như này, nhỡ có ngày thiếu gia gây chuyện, vấn đề không chỉ còn là đám người theo hầu như hắn bất kính với trưởng bối Kỷ gia, mà là phẩm hạnh tồi tệ, xúi giục chủ tử làm bậy, kể cả thiếu gia có che chở thì họ cũng khó có thể ở lại Kỷ gia được nữa.
Giờ đây Hàn thị hỏi han, thực sự hắn vừa sợ vừa mừng, “rầm” một tiếng quỳ xuống trước mặt Hàn thị, kể lần lượt hết thảy vì sao Kỷ Vịnh tới Chân Định chào hỏi Kỷ thị, làm sao quen biết Đậu Chiêu, Đậu Chiêu đã đối phó với Bàng Côn Bạch ra sao, rồi Kỷ Vịnh nhìn Đậu Chiêu với con mắt khác như thế nào…
Hàn thị nghe mà hoảng hốt, mãi lâu sau mới bình tĩnh lại: “Ngươi đang nói, Kiến Minh điêu khắc cây trâm gỗ đó để tặng cho Đậu tứ tiểu thư ư?”
Tử Tức gật đầu: “Thiếu gia đích thân vẽ kiểu rồi tự tay điêu khắc, gần một tháng mới xong ạ.”
Hàn thị ngạc nhiên: “Vậy sao nó chưa tặng cho Đậu tứ tiểu thư? Nếu ta nhớ không lầm thì lễ cập kê của Đậu tứ tiểu thư là mùng mười tháng Giêng.”
Kỷ Linh Tắc có tới tham dự lễ cập kê của Đậu Chiêu.
Tử Tức e dè đáp: “Thiếu gia bảo là nếu lần này không đề tên bảng vàng thì không có tư cách tặng lễ cho Đậu tứ tiểu thư…”
Hàn thị tái mặt. Hóa ra trong tâm tư của con trai, Đậu tứ tiểu thư lại có chỗ đứng đến vậy! Nếu là như thế, sao nó không nói với mình một tiếng, danh chính ngôn thuận đi cầu hôn? Chả lẽ là sợ Đậu tứ tiểu thư ghét bỏ?
Vừa nghĩ đến đấy, Hàn thị cảm thấy rối như tơ vò. Con nhà mình tài trí hơn người, học rộng hiểu nhiều, khác nào ông trời con, không biết có bao nhiêu người hâm mộ, bao nhiêu người nịnh nọt lấy lòng nhằm kết thân, ấy vậy mà nó cũng có ngày phải cúi mình lấy lòng một cô gái.
Đậu tứ tiểu thư ấy có điểm gì tốt chứ?
Không những mất mẹ, là trưởng nữ, lại còn cao ngạo lạnh lùng, nói phải đánh chết người liền đánh chết người. Cưới cô gái này về, con trai mình lúc nào cũng phải cẩn thận lấy lòng, còn mình thì làm mẹ chồng kiểu gì? Khác nào cưới về một tổ tông sống đâu?
Nhưng nếu họ không đồng ý… Trừ lão thái gia, trong nhà thực sự không có ai có thể quản lý được Kỷ Vịnh. Lão thái gia tuổi cũng cao rồi, đâu thể quản nó cả đời được.
Theo Tử Tức nói, Đậu tứ tiểu thư đó tuy thủ đoạn tàn nhẫn nhưng ít ra là người có chính kiến. Lần này con trai ngoan ngoãn tham gia thi cử cũng là do bị Đậu tứ tiểu thư khích bác. Cưới vợ lấy “đức” làm đầu. Có thể quản trượng phu, khích lệ chí tiến thủ của hắn, làm quang tông diệu tổ, ấy chính là cái hiền đức lớn nhất của người phụ nữ.
Nghĩ vậy, tâm lý Hàn thị cũng thay đổi. Cứ cho là con trai sẽ không lấy Đậu tứ tiểu thư, lẽ nào nó sẽ thân thiết với mình hơn ư? Nhưng nếu con lấy nàng ta về… cô gái này quanh quẩn trong nhà, nếu có thể giữ con dâu ở nhà tức sẽ giữ được cả con trai…
Hàn thị tự thấy ý tưởng của mình rất được. Xem ra cần hỏi thăm cô của Kỷ Vịnh chút chuyện của Đậu tứ tiểu thư.
Nàng quyết định xong liền dặn dò Tử Tức: “Việc hôm nay đi từ miệng ngươi vào tai ta, không được để người thứ ba biết, hiểu chưa?”
“Phu nhân yên tâm.” Tử Tức biết tầm quan trọng của sự việc, thề thốt: “Nếu bước ra khỏi đây mà nô tài nhắc tới chuyện này thì sẽ bị sét đánh, chết không tử tế.”
Hàn thị gật đầu, bảo Tử Tức đứng dậy, nói: “Ngươi cũng không cần lo lắng nữa, ta sẽ làm chủ.” Trong ánh mắt có phần vui mừng.
Tử Tức đã hiểu. Hắn thầm kêu than, mạnh dạn nói: “Phu nhân, Đậu tứ tiểu thư đã đính hôn rồi…”
“Ngươi nói cái gì?” Hàn thị hốt hoảng, biến sắc, “Rốt cuộc là có chuyện gì? Còn gì nữa mà ngươi chưa nói với ta?”
“Tiểu nhân không dám giấu phu nhân nửa câu nào ạ.” Tử Tức biết Hàn thị đã hiểu lầm quan hệ của Kỷ Vịnh và Đậu Chiêu, liền giải thích tỉ mỉ lần nữa câu chuyện giữa họ.
Hàn thị không biểu cảm gì, hơi nhếch miệng, mãi sau mới thì thầm: “Nói vậy là Kiến Minh đơn phương phải không?”
Tử Tức cúi đầu không dám tiếp lời.
“Biết làm thế nào bây giờ?” Hàn thị nghĩ tới con trai, sốt ruột muốn khóc.
“Xảy ra chuyện gì đấy?” Không biết Kỷ Kỳ đã đến từ lúc nào, “Kiến Minh lại gây họa gì à?” Ông thấy tình hình cũng rất lo lắng.
“Không phải đâu.” Hàn thị cho Tử Tức lui xuống, lên tinh thần hầu hạ Kỷ Kỳ thay đồ, “Là thiếp gọi Tử Tức tới hỏi xem mấy hôm nay Kiến Minh đã làm những gì ấy mà.”
Kỷ Kỷ nuông chiều Kỷ Vịnh, đôi khi cũng mắt nhắm mắt mở với con trai, nhưng không có nghĩa ông là người vô tâm.
Ông khoác vai thê tử, nói nghiêm túc: “Nàng có biết vì sao tổ phụ không để chúng ta nuôi nấng Kiến Minh không? Người không có đức không thành người, nước không có đức không hưng thịnh. Từ nhỏ Kiến Minh đã thông minh nhất vùng, tổ phụ sợ chúng ta quá yêu thương con, chỉ biết dạy con đọc sách mà không giáo dưỡng phẩm hạnh. Nếu Kiến Minh đã gây chuyện, nàng ngàn vạn lần đừng giấu diếm giúp con. Giờ còn ít tuổi mà đã chẳng mấy ai quản được nó, nếu nàng cứ dung túng cho con thì dù con có là Trạng Nguyên cũng chưa chắc trở thành một minh thần lưu danh sử sách.”
Kỷ Kỳ còn chưa dứt lời, Hàn thị nghe chồng nói đã không nhịn được, nước mắt như mưa: “Kiến Minh nó thích con dâu nhà người ta…” Nàng vừa khóc vừa kể đầu đuôi câu chuyện Kỷ Vịnh tự tay điêu khắc cây trâm gỗ dành tặng Đậu Chiêu cho Kỷ Kỳ nghe.
Kỷ Kỳ nghe xong, sắc mặt nặng nề hẳn: “Chuyện nàng nói có thật không?”
“Đây nào phải chuyện tốt lành gì, chẳng lẽ thiếp lại lừa chàng hay sao?” Hàn thị lau nước mắt đáp, “Cây trâm đó vẫn để dưới gối trong phòng ngủ của Kiến Minh ấy.”
Kỷ Kỳ không biết phải nói gì mới phải. Đứa con trai này từ nhỏ đã không có một ngày yên tĩnh. Chuyện lần này nếu sơ sót, không chỉ khiến Đậu tứ tiểu thư tổn hại danh dự mà còn ảnh hưởng đến quan lộ tương lai của Kỷ Vịnh.
Ông nghĩ một lát rồi dứt khoát nói: “Việc này cần báo với tổ phụ, mời người đưa ra quyết định.” Lại nói, “Hiện giờ Kiến Minh mới chỉ thầm thương nhớ Đậu tứ tiểu thư, nàng đừng đánh rắn động cỏ vội, đừng để nó nửa đêm chạy tới Chân Định là không xong đâu. Mọi việc cứ đợi tổ phụ cho ý kiến rồi tính.”
Hàn thị đồng ý, hầu trượng phu viết thư, sáng sớm hôm sau lập tức phái ma ma thân cận chuyển về Nghi Hưng.
Kỷ Vịnh biết Tử Tức bị mẫu thân gọi tới hỏi chuyện. Người bên cạnh hắn cứ hai ba hôm lại bị gọi đi một lần.
Kỷ Vịnh tự nhận hắn không có điều gì sợ người ta biết, nên cũng không để ý lắm. Sau khi tặng hết sách vở ở nhà trong phủ Thuận Thiên cho Đậu Chính Xương và Đậu Đức Xương, hắn định tới Đại Hưng một chuyến nhưng lại nhớ ra mấy hôm nữa sẽ thi Đình. Nếu kết quả tốt thì có thể sai bảo quản sự Kỷ gia giúp hắn làm việc, bản thân không cần chạy khắp nơi như ruồi nữa, vừa vất vả lại không hỏi thăm được mấy. Thôi cứ đợi tới khi có kết quả thi Đình.
Việc xong xuôi rồi, Kỷ Vịnh quay về ngõ Ngọc Kiều, lấy ra hết những thông tin trong mười năm trở lại đây, rồi thỉnh giáo cả bá phụ và phụ thân, nghiền ngẫm tìm tòi, xem xét mọi tình huống có thể ra đề trong kỳ thi. Cuối tháng hai có kết quả thi Hội, Kỷ Vịnh xếp hạng tư.
Người nhà họ Kỷ không giấu được niềm vui, cũng không thèm che giấu. Với tài của Kỷ Vịnh, kể cả hôm thi Đình không ổn định, phát huy thất thường đi nữa cũng có thể đạt Thám Hoa.
Kỷ Vịnh thì vẫn như mọi ngày, nên làm gì thì làm ấy, trong lòng lại thầm nhủ: “Chẳng lẽ thực sự bị Đậu Chiêu đoán trúng hay sao? Chỉ có thể đề tên bảng vàng…”
Hàn thị trông vậy thì nóng lòng, tâm sự với trượng phu: “Không lẽ như thế này cũng không thể kết giao với Đậu tứ tiểu thư sao?” Kỷ Kỳ trợn mắt, không khỏi trách thê tử: “Nàng nói hàm hồ gì vậy?”
/278
|